BO GIAO DUC VA DAO TAO
VIEN CHIEN LUOC VA CHUONG TRINH GIAO DUC
BAO CAO TONG KET DE TAI
Trang 2CAN BO THAM GIA NGHIEN CUU DE TAI
NCPTGD
TT Ho va tén Don vi công tác Nhiệm vụ được giao
_ 1 | TS Nguyễn Bá Ban NC Lịch sử phát Chủ nhiệm để tài
Thái ¡_ triên Giáo dục, Viện
2 | CN Tran Van Thu Ban NC Lich st phat
triển Giáo dục, Viện Thành viên đề tài NCPTGD 3 | TS Trần Văn Ban GD ĐH & THCN Thư ký để tài Hùng
Nguyễn Đăng Tiến Viên KHGD Thành viên
Trang 41996
2.5 | Những đổi mới của giáo dục Việt Nam từ năm 1996- nay 80
3 Các bài học kinh nghiệm từ các cuộc CCGD Việt Nam
3.1 | Một số bài học kinh nghiệm từ các cuộc cải cách giáo dục 95 Việt Nam
3.2 | Đề xuất định hướng CCŒD Việt nam trong thời kỳ CNH, 99
HDH và hội nhập quốc tê
PHAN 3 KET LUAN VA KIEN NGHI
1 |Kếtluận 110
2 | Kiến nghị 111
Đanh mục các tài liệu tham khão chính 116
Báo cáo triển khai thực hiện dé tài KH và CN cấp Bộ năm 120
2003- 2005 l
Phần phụ lục 121
Trang 5NHUNG CHU VIET TAT CNXH Chủ nghĩa xã hội GD& DT Giáo dục va Dao tao
CCGD Cai cach giao duc
CNH - HDH Cơng nghiệp hố - hiện đại hoá ĐHDL Đại học dân lập GDPT Giáo dục phố thông GDPĐH Giáo dục đại học GDVN Giáo dục Việt Nam THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phô thông KT Kinh tế cc Cải cách GD Giáo dục
PPGD Phương pháp giảng dạy
HTGD Hệ thông giáo duc SV Sinh vién GDCM Giáo dục cach mang Cac So dé va bang biéu L hướng quản lý chất lượng GD Tén bang trang Bang 1 Téng quan uu diém , nhuoc diém va gia tri của 1 Phuluc các loại hình tô chức GD Š Bảng 2 Tổng quan các cấp độ CCGD 23 Bảng 3 Tông quan đặc trưng XH và đặc trưng GD của xã hội 5 Phụ lục
truyền thông và XH CNH, HĐH, hội nhập quốc tế
Bảng 4 So sánh phát triển GD 79
Tên sơ đồ
Sơ đồ 1:- Quan hệ tuyến tính giữa các yêu tố cơ bản của GD 6 Phụ lục
Sơ đô 2- Mô hình nhân cách 7_ Phụ lục
Sơ đổ 3- Mô hình nhu cầu cơ bản của con người li Sơ đỗ 4- XD mục tiêu và chức năng GD trong thời ky CNH, 4 Phụ lục
HPH và hội nhập quốc tê theo hướng đa dạng hoá
Sơ đỗ 5- Quan hệ giữa mục tiêu GD và hoạt động GD 7 Phụ lục
Sơ đô 6- Hệ thống GD trước 1950 8 Phu luc
Sơ đồ 7- Hệ thông GD trong 1950 9_ Phụ lục
Sơ đỗ 8- Hệ thông GD trong 1956 10 Phụ lục - Sơ đồ 9- Hệ thống GD trong 1979 11 Phụ lục Sơ đồ 10- Hệ thống GD hiện nay 12_Phụ lục Sơ đồ 11- Đệ xuất mô hình hệ thống GD trong thời kỳ CNH và 108
XD XH học tập
Trang 6TOM TAT KET QUA NGHIEN CUU
DE TAI KHOA HOC VA CONG NGHE CAP BO
Tén dé tai:
Các cuộc cải cách giáo dục Việt Nam: Lịch sử và các bài học kinh nghiệm
Mã số: B 2003- 52-38
Chủ nhiệm đề tài : TS Nguyễn Bá Thái
Tel: 04 9423430 Email: nguyenbathai 999 @ yahoo com
Cơ quan chủ trì đề tài : Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện:
Cán bộ tham gia nghiên cứu đẻ tài
TT Họ và tên Đơn vị công tác Nhiệm vụ được giao
1 | TS Nguyễn Bá Ban NC Lịch sử phát Chủ nhiệm đề tài
Thái triển Giáo dục, Viện
| NCPTGD
2 | CN Tran Van Thu | Ban NC Lich sir phat Thanh vién dé tai
trién Gido duc, Vién NCPTGD 3 | TS Tran Van Ban GD DH & THCN Thư ký để tài Hùng _
Nguyễn Đăng Tiền -— Viện KHGD Thành viên
GS Vũ Văn Tảo Bộ GD-ĐT Thành viên
Trang 7e Tông quan các cuộc cải cách giáo dục Việt Nam giai đoạn 1945 đến
1985
e_ Rút ra các bài học kinh nghiệm từ các cuộc cải cách giáo dục Việt Nam
giai đoạn 1945 đến các cuộc cải cách gần đây nhất làm cơ sở khoa học
phục vụ cho công tác quản lý giáo dục, nghiên cứu và đào tạo về giáo
dục vả phục vụ cho việc xây dựng Bảo tàng Giáo dục Việt Nam
2 Nội dung chính:
se Xây dựng cơ sở phương pháp luận về cải cách giáo dục làm cơ sở cho việc tông quan cải cách giáo dục Việt Nam
© Tổng quan kinh nghiệm cải cách giáo dục Nhật Bản và Trung Quốc
© Tổng quan các cuộc cải cách giáo dục Việt Nam giai đoạn 1945 đến 1986 và những đôi mới từ 1986 đên nay
e Phan tich rút ra những bài học kinh nghiệm của những cải cách giáo dục Việt Nam trong giai đoạn 1945 đến hiện nay
3 Kết quả chính đạt được
31 Về lý luận:
- Để tài tìm hiểu và làm rõ một số khái niệm cơ bản của GD làm cơ sở
phương pháp luận tổng quan CCGD
-_ Đề tài xây dựng cơ sở phương pháp luận tổng quan kinh nghiệm CCGŒD 32 Về thực tiễn:
- _ Để tài đã tông quan 3 cuộc CCGD Việt Nam và thời kỳ đổi mới từ 1945
đến nay
- Dé tai đã đề xuất một số định hướng cải cách giáo dục Việt Nam trong thời kỳ CNH, HDH và hội nhập quốc tế
Trang 8SUMMARY
Project titl: education reforms in Vietnam : History and experiences code: B 2003-52-38
Team Leader: Dr Nguyen Ba Thai
Executive organization: The National Institute for Education Strategy and Curriculum Development
Executive co- ordinater:
Vietnam History Institute Hanoi National University Vietnam Language Institute Duration: 4/ 2003- 4/ 2005 1 3.1 327 Ojectives:
Generaléation of Education reforms in Vietnam from 1945 - 2005, Research of experiences in Vietnam education reforms in order to building up the fundamental of science basis for education managerment, for educational research and training and for the museum of Vietnam education
Content:
Do Researching on methodology of Education reforms in Vietnam
The generalisation for Education reforms in China and Japan The generalisation for Education reforms from 1945 to 1986 and the renovation period in Vietnam from 1986 - 2005
Analysing experiences in Vietnam education reforms from 1945 - 2005
Main Outcomes: Theoretical:
This Project bring methodology to Education reforms - Content to
cancepts : Education, Object of Education, education reform,
education development
This Project bring methodology in Analysing experiences of Education reforms
Practical:
The generalisation for Education reforms from 1945 to 1986 and the renovation period in Vietnam from 1986 - 2005
Proposal to form for education reform in Vietnam in industriclization period , moderlizatuon period and integration
period »
Trang 9PHAN 1 MO DAU
1 Ly do chgn dé tai:
Cai cách giáo dục là một trào lưu tất yếu đang diễn ra ở nhiều nước
khác nhau và trên nhiêu lĩnh vực khác nhau của giáo dục Nhiễu cuộc cải cách thành công , nhưng cũng không ít các cuộc cải cách thât bại với những bài học lớn để lại cho lịch sử giáo dục
Giáo dục Việt Nam đã có một lịch sử lâu dài với nhiều cuộc cải
cách lớn nhỏ, nhiêu thành tựu và nhiêu bài học kinh nghiệm quy bau
Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay xác định giáo dục lả quốc sách hàng đầu , được ưu tiên phát triển
và là tâm điểm của những cải cách của xã hội Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập và cạnh tranh toàn cầu
Giáo dục cách mạng Việt Nam từ 1945 đến nay đã có 3 cuộc
CCGD lớn Cuộc CCGD lần 3 tiến hành từ 1979 đến nay chưa có hoạt
động đánh giá tổng kết _nhưng do những đòi hỏi cấp bách từ xã hội nên
các hoạt động CCGŒD vẫn đang tiếp tục với nhiều thay đổi lớn mà chưa được nghiên cứu và quy hoạch tổng thể, chưa được tiền hành đồng bộ như 2 cuộc CCGD trước do vậy đang tạo ra nhiều hạn chế không đáng có cho sự phát triển giáo dục Việt Nam
Hội nhập và cạnh tranh trên quy mơ tồn cầu đang tạo sức ép vô
cùng lớn cho giáo dục Việt Nam Những thách thức từ việc gia nhập
WTO đã thực sự tạo một sức ép cần thiết phải thay đổi toàn bộ hệ thống giáo dục Việt Nam- đặc biệt là GD đại học và GD nghề nghiệp để các sản phẩm của giáo dục Việt Nam- phẩm chất của con người Việt Nam đáp
ứng những đòi hỏi của quá trình hội nhập và cạnh tranh trên quy mơ tồn cầu Để giáo đục Việt Nam đáp ứng được những nhiệm vụ lịch sử khó khăn này, toàn bộ hệ thống giáo dục đang đứng trước một cuộc cải cách triệt để và sâu rộng với những đổi mới từ trong tư duy, trong việc nhận thức lại những vấn đề cơ bản của giáo đục đến cải cách hé thong va quan lý giáo dục
Nghiên cứu những cuộc cải cách của giáo dục Việt Nam, rút ra
những bài học kinh nghiệm làm cơ sở khoa học cho các cải cách giáo dục
Việt Nam tiếp theo là một nhu cầu khoa học tất yếu và cấp thiết nhằm
Trang 102 Mục tiêu nghiên cứu:
- Tổng quan các cuộc cải cách giáo dục Việt Nam giai đoạn 1245 đến những đôi mới gân đây
- Rút ra các bài học kinh nghiệm từ các cuộc cải cách giáo dục Việt Nam
giai đoạn 1945 đến các cuộc cải cách gần đây nhất làm cơ sở khoa học phục vụ cho công tác quản lý giáo dục, nghiên cứu và đảo tạo về giáo dục và phục vụ cho việc xây dựng Bảo tàng Giáo dục Việt Nam
3 Phạm vỉ nghiên cứu:
Dé tai chỉ giới hạn nghiên cứu các cải cách giáo dục Việt Nam giai đoạn 1945 đên nay
Phần giáo dục cách mạng miền Nam và giáo dục của chính quyền
Việt nam Cộng hòa ở miện Nam cũ đã có những đê tài khác nghiên cứu do vậy dé tai nay khong dé cap dén
4 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Xây dựng cơ sở phương pháp luận về cải cách giáo dục làm cơ sở cho việc tông quan và thực hiện các cuộc cải cách giáo dục Việt Nam
Tổng quan kinh nghiệm cải cách giáo dục một số quốc gia có đời sống văn hóa xã hội gần giống với Việt Nam( phần này dé tài làm
vượt hơn so với đề cương được thông qua )
Tổng quan các cuộc cai cách giáo dục Việt Nam giai đoạn 1945 đến 1986 và những đôi mới từ 1986 đến nay
Phân tích rút ra những bài học kinh nghiệm của những cải cách giáo dục Việt Nam trong giai đoạn 1945 đên hiện nay
5 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu thực địa: Thu thập tư liệu, tài liệu lịch sử tại các trung tâm lưu trữ, hồi cứu các tài liệu về LS GD, phỏng van các nhân chứng lịch sử CCGD làm luận chứng và luận cứ khoa học Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến cung cấp tài liệu và đánh giá cải cách giáo dục Việt Nam, hội thảo khoa học :
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Phân tích, rút kinh nghiệm cải
cách GDVN và một số nước trên thế giới 6 Kế hoạch nghiên cứu:
- Thu thập tư liệu tại Trung tâm lưu trữ quốc gia, Bộ Giáo dục và Đảo
Trang 11Xây dựng đề cương chỉ tiết Xây dựng cơ sở lý luận
Tổng quan các cuộc CCGD Việt Nam Tả chức các hội thảo khoa học
- Xin y kién các chuyên gia
Tổ chức viết các báo cáo khoa học 7 Thời gian thực hiện:
Từ tháng 4 năm 2003 đến tháng 4 năm 2005
8 Kinh phí thực hiện để tài:
40 triệu đồng
9 Sản phẩm khoa học của đề tài:
Báo cáo tổng kết đề tài Báo cáo tóm tắt đề tài
Các phụ lục
Trang 12PHAN 2
KET QUA NGHIEN CUU CUA DE TAL
1 NHUNG CO SO KHOA HOC CUA CAI CACH GIAO DUC VIET NAM:
CCGD muốn thành công cần có một cơ sở lý luận đúng đắn với tam
nhìn xa, với những quyết sách đúng quy luật và những giải pháp triển khai phù hợp với nhu cầu xã hội Những cơ sở khoa học này có được khi
chúng ta có một cách tiếp cận mới về bản chất và mục tiêu ỚD trong bối cảnh mới, đồng thời có được kinh nghiệm từ sự tổng kết kinh nghiệm của những cuộc CCGD trước đó
Cơ sở khoa học của CCGD là những cơ sở phương pháp luận nhận
thức những quy luật chi phối sự phát triển của giáo dục Những cơ sở
phương pháp luận nảy chủ yêu nằm trong nội hàm của những khái niệm
cơ bản như: Giáo đục , bản chất của GD, mục tiêu giáo dục, phát triển giáo đục, cải cách giáo dục
Nội hàm của những khái niệm này luôn thay đổi từ người này sang
người khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác, từ thời kỳ này sang thời
kỳ khác và chúng luôn đan xen và kế thừa nhau Cuộc sống của con người luôn thay đổi và nhận thức của con người về giáo dục , về các khái niệm cơ bản của GD cũng luôn thay đổi
Một mô hình CCGD hướng hệ thông GD tới tương lai trước hết phụ thuộc vào quan niệm của chúng ta, vào nhận thức của chúng ta về giáo dục, về bản chất của giáo dục, về mục tiêu GD , về phát triển GD và về CCGD
Tim hiéu, nghiên cứu, làm rõ nội hàm của những khái niệm cơ bản trên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu giúp đề tài có được cơ sở khoa học để nghiên cứu, tổng quan lịch sử CCGD ở Việt Nam nhằm rút ra những
bài học kinh nghiệm phục vụ cho các cuộc CCGD và đổi mới GD tiếp
theo
1.1 Tim hiéu các khái niệm cơ bản: 1.1.1 Từm hiểu khái niệm - Giáo dục
Trang 13Muén danh gia nhimg thanh céng va han chế của một hệ thống
giáo dục trong quá khứ, chúng ta can xây dựng những quan điểm khoa học mang tính phát triển làm cơ sở phương pháp luận dé phân tích và rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai Bôi đen hoặc tô hồng cho lịch sử đều dẫn đến những thái độ cực đoan trong việc xây dựng bức tranh tương lai của giáo dục
Con cháu chúng ta, những thế hệ trẻ người Việt Nam chúng ta sẽ
được thừa hưởng một đi sân giáo đục như thế nào , họ sẽ có được những phẩm chất gì để tiếp tục xây dựng đất nước và đương đâu với những thách thức vô cùng khốc liệt từ sự khủng hoảng của tự nhiên và từ sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của những cộng đồng khác trên quy mơ tồn cầu, điều nảy phụ thuộc vào tầm nhìn về tương lai, vào sự đánh giá và định hướng chính xác các giá trị của hệ thống giáo dục Việt Nam trong quá khứ và hiện tại của các nhà khoa học, của các nhà quản lý giáo dục hôm nay
Khi nghiên cứu, đánh giá lịch sử giáo dục nói chung và lịch sử các
cuộc cải cách giáo đục nói riêng, thông thường chúng ta chủ yếu nghiên cứu trước hết là mục tiêu giáo dục của từng thời kỳ
Mục tiêu giáo dục của từng thời kỳ là yếu tổ quan trọng và cơ bản
xác định đặc trưng giáo dục của thời kỳ đó, bởi vì chính mục tiếu giáo duc
phản ánh trình độ nhận thức, thể chế chỉnh trị của một quốc gia, đồng thời mục tiêu GD quy định hầu hết các thành tô khác của hoạt động giáo dục
Mục tiêu giáo dục của giáo dục hiện tại và định hướng mục tiêu giáo dục trong tương lai là cơ sở phương pháp luận cơ bản đê chúng ta
nghiên cứu những đặc trưng, những thay đôi, những CCGD trong quá khứ
nhằm tìm kiếm những bài học kinh nghiệm cho hiện tại va trong lai, điều
nảy có nghĩa rằng chúng ta đánh
Chúng ta hiểu giáo dục là gì, bản chất của giáo dục là gi, muc tiéu
giáo duc là gì thì cũng chính là việc chúng ta dùng lăng kính gì để xem xét
và đánh giá các van đề của lịch sử giáo duc
Đề tài khoa học này luôn lấy mục tiêu giáo dục làm căn cứ để xác định những thay đổi trong các cuộc cải cách giáo dục Việt Nam, bởi chính mục tiêu giáo dục là tiêu chí để xác định giá trị của giáo dục đối với thực tại xã hội và sự thay đổi mục tiêu giáo dục là tiêu chí quan trọng xác định cho một cuộc CCGŒD
Giáo dục là gì
Trang 14Như vậy giáo dục có 2 chức năng cơ bản là : Truyền dạy và thúc đây con người nhận thức đức dục- đạo đức làm người
Theo Oxford American Ditionary, Education- là một hệ thống xã
hội truyền dạy kiến thức, phát triển kĩ năng nghề nghiệp, định hướng đạo đức và rèn luyện thể lực cho con người ở mọi lứa tuôi khác nhau Hệ
thống này bao gồm: Giáo dục trước tuổi đi học(Early Education,
Preschool), Gido duc co sé (Primary), Giáo dục phố thông (Secondary,
Higher School), Giáo duc đại hoc( tertiary, Higher Education) và Giáo duc
người lớn ( Adult Education) Hiện nay, nhiêu nước không xếp bậc học
mẫu giáo và nhà trẻ vào hệ thống giáo dục mà xếp ` vào hệ thống chăm sóc sức khoẻ vì ở lứa tuổi nảy mục tiêu quan trọng vẫn là phát triển thể lực chứ không phải là tiếp thu tri thức
Các thành tố của GD
Phân theo chiều ngang( lộ trình thời gian)
- Các yêu tố đầu vào: Nhân lực GD ( giáo viên, học sinh, cán bộ quản
lý), vật lực GD, tài lực GD, mục tiêu GD, chính sách GD, ngôn ngữ ding trong GD
- Hoat déng dao tao: N6i dung GD, Phuong phap GD, danh gia GD
- San pham dau ra: Nhan cách học sinh ra trường, uy tín GD, đóng góp cua GD Phân theo chiều dọc ( Cơ sở hạ tang va cdc hoat déng GD ) -_ Cơ sở hạ tầng GD: Cơ sở hạ tầng vật chất: Nhân lực GD, Đất đai, trường lớp, thiết bị GD, hệ thống thông tin GD
Cơ sở hạ tầng phi vật chất: Đường lối GD, Chiến lược GD, Chính sách GD, luật GD, Mục tiêu GD, cơ câu tô chức GD, văn hóa GD, Ngon ngữ dùng trong GD
- Cac hoat động GD
Xác định nhu cầu GD- ĐT, lập kế hoạch GD- ĐT, tổ chức hoạt động GD- ĐT, đánh giá GD- ĐT
Sản phẩm của giáo dục là nhân cách con người, đó là Năng lực ( Bao gồm kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và thái độ hợp tác trong nghề
nghiệp và cuộc sống )_, thê lực, giá trị con người, đạo đức — lỗi sống
So dé 1: Quan hé tuyén tinh giữa các thành tỗ cơ bản của GD /
Trang 15gíc nội tại của nó, các thành tố cơ bản của GD có những quan hệ gắn bó
tất yêu với nhau theo những quan hệ phụ thuộc lẫn nhau
Mục tiêu GD —> Nội dungGD —+> Quan ly GD (lip kế hoạch GD, tô chức hệ thông GD, Điều hành hoạt động GD, Đánh giá GD ) Mục tiêu GD Với chủ thể quản lý GD: Dạy cho ai 2 GD phuc vu cho quyên lợi của ai? Với người học( Chủ thê GD- đối Nôi dung GD Với chủ thể quản lý GD: Day cai gi? Với người học( Chủ thể GD- đối tượng GD) Hoc cai gi? Quản lý GD Với chủ thể quản lý GD: Dạy như thể nào ? Với người học( Chủ thể GD- đổi tượng GD ) Học ở đâu? tượng GD) Học như thể nào ? Học để là gì?
Đổi mới nội dung , chương trình GD mà không gắn với đổi mới mục
tiêu , phương pháp GD, quản lý GD thì không thể tạo ra chất lượng
và hiệu quả ngoài của GD, Chúng ta cần nhận thức rằng Nội dung GD
không pHải là bản chất của GD, nó chỉ là yếu tố đầu vào của người học,
là thức ăn thô của quá trình nhận thức của người học Người học có
được kỹ năng , kiến thức cho riêng mình không phụ thuộc vào nhu cầu
học tập xuất phát từ cuộc sống và ý chí của họ Ngày nay, với hệ thống
Intemet thi vấn để đổi mới nội dung GD không đem lại ý nghĩa gỉ
nhiều vì người học có thể khai thác mọi nội dung bổ ích hơn các sách giáo khoa trên mạng Internet toàn cầu
Nếu cứ giữ nguyên mục tiêu GD thì mọi đổi mới các yếu tố khác như đỗi mới nội dung chương trình và kê cả quản lý GD cũng chỉ làm cho hệ thông GD thêm phức tạp và gây ra sự tốn kém tiền bạc của nhà nước và nhân dân Hệ thông GD của chúng ta là thông nhất nhưng đang vận hành cho một mục tiêu không cụ thé và bất cập trong một thê giới CNH HDH đang chuyên đổi hàng ngày
Đổi mới mục tiêu GD là chốt điểm đâu tiền va quan trong nhất của toàn bộ hoạt động CCGD, day là lo gíc nội tại của hoạt động CCGD
trên cả bình diện lý luận và thực tiễn Trong khi chúng ta lo lắng về
Trang 16người Việt Nam tiếp theo sẽ ngày cảng tụt hậu về công nghệ và khoa học , sẽ luôn luôn ở thế yếu và luôn tự mê hoặc mình bằng những chiến công trong quá khứ của một dân tộc luôn luôn bị dẫn dắt bởi các
dân tộc khác giỏi hơn mặc dù họ không phải là dân tộc thông mình
hơn nhưng họ có một thể chế văn minh hơn, hiện đại hơn, thông
thoáng hơn và nhìn xa trông rộng hơn Nhận thức ra lô gíc nội tại của
CCGD sẽ cho chúng ta một công cụ lý thuyệt đơn giản mà hiệu qủa
cao Sơ đồ2: Mô hình nhân cách Nhân cách của con người trong xã hội Ỷ X y
Năng lực Giá trị Đạo đức
con người | = con Hgười con người - Kiến thức - Công lao đóng Cha sẻ trách
- Kỹ năng nghề góp cho cộng nhiệm và quyên nghiệp đồng lợi
- Thể lực Tôn trọng con
- ý chí ~ Danh dự người, tôn trọng
- Kỷ luật lao động sự khác biệt của - Khả năng tô chức - Long tin cua người khác và hợp tác lao người khác Hành vi không
động, giải quyết xâm hại đến lợi
vấn để ích công đồng
Trong xã hội, Giáo dục là quyền cơ bản của con người Con người
muốn sinh tồn và phát triển bình đăng có nhân cách trong xã hội thì cần
phải được tiếp cận các hình thức giáo dục khác nhau Các loại hình GD:
-_ Giáo dục bằng bản năng bắt chước: Giáo dục phong tục tập quán, lối
sống, đạo đức Người lớn làm gương cho trẻ em
-_ Giáo dục bằng Truyền dạy và Tiếp thu: Giáo dục trong nhà trường tập trung đang thịnh hành hiện nay là hình thức phổ bién và chủ yếu nhất
- Giáo dục bằng việc khám phá sự vật: Tự học, tự nghiên cứu, tham gia
giải quyết vấn đề
Trang 17- Giáo dục trong gia đình: Các hình thức gia giáo, gia đình là nhà trường thu nhỏ Một số nước tiên tiến như Mỹ, Nga chấp nhận giáo dục
trong gia đình như là một hình thức giáo dục hợp pháp và các cơ quan
đánh giá chất lượng GD có trách nghiệm đánh giá và được thừa nhận
giá trị tương đương như các hình thức khác- hệ quả là có những học
sinh 13 tuổi được học trong các trường đại học
-_ Giáo dục từ xa bằng công nghệ thông tin hiện đại đang trở thành một
hình thức giáo dục hợp pháp được thừa nhận giá trị tương đương như
các hình thức khác
Các phương thức giáo dục này luôn thay đổi và có vai trò và ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào các điều kiện lịch sử , hiện nay, phương thức giáo dục tập trung trong nhà trường đang thịnh hành và được đánh giá cao Tuy nhiên phương thức này đang bộc lộ nhiều khiếm khuyết như: tốn
kém, cứng nhắc, giáo điều, uy quyển Công nghệ thông tin đang làm cho phương thức giáo dục tập trung trong nhà trường trở nên lạc hậu Các
phương thức giáo dục khác đang được thừa nhận và có giá trị tương
đương như phương thức giáo dục tập trung trong nhà trường , điều này
đang làm thay đổi đời sống giáo dục., tiến tới xây đựng một xã hội học tập
Tìm hiểu những yếu tổ giới hạn của GD và CCGD giáo dục:
GD là một hệ thống con của hệ thống tự nhiên- xã hội chịu và sự
chỉ phối của những hệ thông này GD không phải là công cụ vạn năng để
GD và đào tạo con người Chính tự nhiên với những quy luật và sự thay đổi của nó đang dạy cho con người những bài học quý giá về quan hệ với thé giới tự nhiên
Loài ngừơi học trong tự nhiên và chung sống với tự nhiên chứ không cai trị tự nhiên theo thiên ý của các học thuyết quá đề cao vai trò Của cOn người
Toàn bộ hệ thong GD phai hoc trong tw nhién, học trong lịch sử xã
hội và phục vụ sự tổn tai và phát triển bình đẳng của con người trong xã
hội
Các nhà lập pháp, các nhà hành pháp và t pháp , các nhà quản lý GP, các nhà GD cân phải được GD trước tiên về bản chất của con người , về bản chất cua GD và vé CCGD để thúc đẩy GD phát triển đúng quy
luật Nhà GD cân phải được GD trước hết mới mong có CCƠD được
Trang 18-_ Giới hạn từ người dạy: Người dạy cũng là một con người không toàn
diện với những sai lầm , những khiếm khuyết và đầy rẫy những cảm
tính chủ quan Do vậy nếu chỉ dựa vào nhận xét của giáo viên đề đánh giá học sinh thì hệ thông đánh giá GD sẽdẫn đến những định kiến sai
lầm
-_ Giới hạn nguôn lực: Đầu tư cho GD trong xã hội, đầu tư GD trong gia đình không thể vượt qua khả năng tài chính của xã hội và gia đình Nếu
muốn đầu tr cho GD phải đi trước một bước so với kinh tế xã hội,
chúng ta cần thành lập các quỹ GD ở mọi cấp và ở mọi gia đình
- Gidi han từ hệ thống chính trị xã hội: GD nói chung và CCGD nói
riêng trong bối cảnh hiện nay khi mà các nhà nước độc quyền về GD thì CCGD hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà chính trị, vào các nhà quản
lý GD và vào thể chế kinh tế chính trị xã hội
GD cho dù có những quy luật riêng những vẫn không vượt qua được những hạn chế của hệ thống chính trị xã hội CCGŒD luôn gắn với các CC
về khoa học xã hội,CC về tư tưởng chính trị xã hội, CC về kinh tế xã hội - Những hạn chế của hệ thống GD tập trung chính quy hiện tai: Tuan
theo chỉ dạy của ARIXTOT cách đây gần 3000 nghìn năm về một hệ thống GD tập trung do nhà nước đảm nhiệm, chúng ta đã tạo ra một hệ thống GD khổng lồ và vận hành với nhiều khiếm khuyết nhưng vẫn chưa tìm ra hệ thống nảo thay thế Tại Việt Nam, chúng ta đã tạo ra một hệ
thống GD khổng lồ Theo thống kê GD năm 2004- 2005: Chúng ta có : 22 :
375 111 học sinh, 945 579 Giáo viên Tổng số chúng ta có 23 320 690 người ( chưa kế cán bộ quản lý GD các cập Như vậy sô người hoạt động
trong ngành GD chiếm 30 % dân số cả nước Số ngân sách chỉ cho GD là
1/ 5 ngân sách cả nước ( Chưa kế các dự án vốn vay ODA ) Nhưng chúng
ta đã đào tạo ra những sản phẩm bị xã hội đánh giá thấp GD Việt Nam
ngày càng tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế gIỚI ‹ cả về quy mô và chất lượng GD Nhu vậy, hệ thống này thực sự có vân đề cần cải cách
dé phat triển GD Việt Nam Trước hết, chúng ta cần nhận thức những hạn
chê của hệ thống, GD chính thông hiện nay và để hiểu tại sao các nước phát triển trên thế giới đang dần giảm bớt vai trò của hệ thống GD tập trung hiện nay
Dé lua chon giải pháp khắc phục những khó khăn và bất cập của hệ
thống GD khổng lỗ này, chúng ta cân tìm hiểu thêm đặc điểm các loại
hình GD khác nhau
Bản chất của GD
Trang 191.1.2 Tim hiéu khải niệm- Phát triển giáo dục:
Tìm kiếm động lực phát triển giáo đục là một bài toán lớn của khoa học giáo dục Tuy nhiên chúng tôi mạnh dạn tiếp cận phát triển giáo duc
từ 2 cấp độ nhằm làm rõ hơn những định hướng trong tương lai của giáo dục Giáo dục sẽ là một trong những hoạt động trung tâm có ý nghĩa ngày càng lớn trong đời sống của xã hội và sẽ góp phan giải quyết những mâu
thuần, những vướng mắc của xã hội hiện nay bằng những công nghệ có tính đột phá Giáo đục sẽ tham gia giải quyết dựa trên các thành tựu khoa
học — công nghệ giáo dục hiện đại, bằng ly luận nhận thức dựa trên các
thành tựu khoa học về não người, về các quá trình nhận thức dựa trên công
nghệ thông tin
Phát triển giáo dục có 2 cấp độ phản ánh bản chất của con người Phát triển giáo dục ở cấp I- mang tính thể chế xã hội:
Giáo dục là một hoạt động xã hội và do vậy giáo dục là một hoạt động đầu tư Phát triển giáo dục hiện tại chủ yếu phụ thuộc vào các chính sách xã hội, hoạt động này phụ thuộc các yếu tổ sau:
+ Quan niệm về con người và xã hội:
Phát triển giáo dục hiện nay phụ thuộc vào quan niệm của chúng ta về con người Nhưng quan niệm về con người là một trong những vân đề
phức tạp và khó khăn nhất Để tránh những hiểu lầm, chúng ta có thể
phân loại theo nhu cầu sử dụng con người của xã hội :
Quan điểm xã hội bản vị: Mục tiêu là GD cho con người tuân thủ vô điều kiện những thiệt chê xã hội, đào tạo ra những con người trung thành và chấp hành: Cần cho khu vực nhà nước và luật pháp
Quan điểm cá nhân bản vị: Mục tiêu là đảo tạo ra những con người có tình thân tự do, sáng tạo và năng động: Cân cho khu vực kinh doanh , khoa học, nghệ thuật
Quan điểm nhân bản : Đào tao ra những con người nhân đạo và bao dung: Cân cho các hoạt động xã hội
Sự phân loại này chỉ có tính tương đối vì thực chất 3 loại người trên đều là
mục tiêu đào tạo của các hệ thống giáo dục hiện nay Xu hướng chung hiện nay là sự thừa nhận sự tương đương giữa các quan điểm xã hội bản
vị và cá nhân bản vị Như vậy mọi CC xã hội, mọi CCGD đều phải tập trung vào phát triển môi trường pháp lý GD tạo sự bình đẳng cho mọi cá
nhân trong xã hội tiếp cận các loại hình GD phù hợp Chúng ta quan niệm về con người như thế nảo thì sẽ xây dựng mục tiêu giáo dục như vậy và
bản chất của hệ thống giáo đục đó là như vậy Tuy theo trình độ phát triển
Trang 20nhau, nhung cudi cùng cũng tuân theo quy luật: Muốn phát triển xã hội phải lo đên phát triển cá nhân, muôn có CNXH phải có con người XHƠN
+ Nhu cầu phát triển kinh tế xã hội là động lực lớn nhất cho sự phát triển
giáo dục hiện nay:
Các nước phương Tây đã phải phê cập giáo dục phổ thông, phé cap Gd
nghé nghiép va cai cách giáo dục đại học theo yêu câu của các ngành
công nghiệp để tạo nguồn nhân lực cho cuộc cách mạng công nghiệp truyền thống
Để thực hiện nền kinh tế tri thức trong thế kỷ 21, Hoa Kỳ , Canađa và các
nước phát triển đang thực hiện phổ cập giáo dục đại học và cải cách hệ thống giáo dục đại học theo cơ chế thị trường để tạo nguồn nhân lực đa dạng cho cuộc cách mạng công nghệ thông tin , cho sự phát triển của các công nghệ cao và cho sự cạnh tranh toàn câu
Muốn hiểu được bản chất và vai trò của GD , chúng ta phải hiểu được
nhu cầu của con người Con người có 3 nhu câu cơ bản là :
- Nhu cầu sinh tồn mang tính bản năng tự nhiên gắn với mỗi cá nhân nếu không có những nhu cầu này không phải là những con người bình thường Nhu cau này thường trực vả mạnh mế nhất quy định những nhu cầu khác Chúng ta cân giáo dục cho mọi người tôn trọng nhu câu bản năng tự nhiên
của con người
- Nhu cầu bản năng xã hội gắn với bản chất xa hội của con người, toản bộ những nhu cầu bản năng tự nhiên của con người được thông qua và thực
hiện trong xã hội dưới dạng quyền con ngừời trong đó quyên được tự do
thân thé- cư trú -ổi lại, quyên được tự do tư tưởng, quyền được học tập và có việc làm, quyền được pháp luật bảo vệ là những quyền cơ bản nhất Chúng ta cần giáo dục nhân quyền, đào tạo nghề , giáo dục pháp luật cho mọi người
- Nhu cầu bản năng nhận thức là nhu cầu cao cấp cần thiết đề thúc đây xã hội phát triển Con người luôn có nhụ cầu khám phá và sáng tao , đây là nhu câu và quyền con người của xã hội văn minh, chúng ta cần giáo dục sự sáng tạo để phát triển xã hội
Trang 21Nhu cầu bản năng nhận thức
( quyền được khám phá và sáng tạo)
Được tìm hiểu , được cung cấp thông tin
bình đăng, được phát minh sáng chê , được tự do tư tưởng
Nhu cầu bản năng xã hội mang tính cộng đẳng ( quyền con người trong xã hội- phản ánh trình độ văn
minh và chế độ chính trị xã hội )
Được giao tiếp - quan hệ, được tôn trọng- danh tự, được tin cậy- tin tưởng và giúp đỡ người khác, được chia sẻ , được
hoc tập để tôn tại và phát triển bình đẳng, được pháp luật bảo vệ, được tự do cư trú — kinh doanh- đi lại
Nhu cầu bản năng tự nhiên mang tính cá nhân
Nhu cau ăn, mặc, ở, đi lại, duy trì nòi giống , học tập kinh nghiệm sinh tổn trong
tự nhiên, bản năng tự vệ trước nguy hiểm và sự xâm hại
+ Dau tư nguôn lực cho giáo dục:
Hầu hết các nước có trình độ phát triển kinh tế cao thì đầu tư cho
giáo dục cũng tăng lên và các nước này có mức phát triển giáo dục cao
hơn Đầu tư cho giáo dục hiện nay chủ yếu là từ khu vực nhà nước nhưng
bân cạnh đó đầu tư của khu vực tư nhân đang tăng lên không ngừng Đầu
tư cho giáo dục không thể vượt quá năng lực kinh tế Tuy nhiên nhiều gia đình, nhiều quốc gia vẫn vay tiền dé phát triển giáo dục , nhưng sự vay này vẫn nằm trong khả năng an toàn của kinh té Đầu tư cho giáo dục đang được xác định là đầu tư ưu tiên cho tương lai cần đi trước nhu cầu kinh tế 5 năm Việt Nam cũng đã nắm bắt được xu thế này và để ra quyết sách
lớn: Giáo dục là quốc sách hàng đầu
+ Van hoá và y tế xã hội:
Động cơ học tập và ý chí của ngưòi học, văn hóa nghề nghiệp của
người dạy là những yêu tố văn hoá có tác động lớn đến giáo dục Người
dân ở các nước Á đông như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam
là một loại xã hội có văn hoá truyền thống để cao giá trị bằng cấp vả học
tập nên sự phát triển giáo dục để dàng hơn với các nước khác không có
truyền thống này
Chế độ chăm sóc sức khoẻ con người từ sức khoẻ sinh sản đến hết cuộc đời có ý nghĩa rất lớn đến phát triển chất lượng giáo dục Đây là những yếu tô cơ sở của giáo dục
Trang 22Phát triển giáo dục phụ thuộc vào chính sách phát triển giáo dục và rộng hơn là chính sách phát triển xã hội Những chính sách phù hợp với nhu cầu của xã hội, phù hợp với các quy luật của giáo dục thì sẽ thúc đây giáo dục phát triển
Những chính sách không phù hợp với các quy luật giáo dục sẽ đưa
hệ thống giáo dục phát triển lệch lạc , thậm chí tạo ra các tiêu cực dẫn tới
những khủng hoảng trong giáo dục
+ Chính sách tuyển dụng và sử dụng nhân lực của các quốc gia và của các
công ty:
Chính sách tuyển dụng dựa trên bằng cấp sẽ dẫn giáo dục chạy theo bằng cấp , điều này sẽ rất nguy hiêm khi nó đề cao giá trị của việc tiếp thu trị thức mà không xét đến gid tri thực của cuộc song là vận dung trí thức và sáng tạo tri thức Thực tế đã chứng minh nhiều học sinh học giỏi nhưng
hiệu quả làm việc thấp trong khi nhiêu phát minh sáng chế dược thực hiện
bởi những người có học lực bình thường
Nhiều công ty hiện nay tuyên dụng không dựa vào bằng cấp mà chủ yếu dựa vào năng lực nhận thức và ý chí sẵn sàng học tập Việc dao tạo những con người này tại nơi làm việc sẽ có hiệu quả cao hơn nhiêu việc tuyên đụng những học sinh có quán tính sách vở khi rời các trường đại học
Trong bối cảnh GD là một hệ thống con của hệ thống xã hội thì chính sách
phát trién GD phụ thuộc vào chế độ chính trị xã hội, vào chính sách Đảng
cam quyên, vào quan niệm của các nhà chính trị về quản lý xã hội, về bản chất của GD và về bản chất của con người, về bản chất sức mạnh và năng lực phát triển của quốc gia Sự chậm trễ CCGD so với CC kinh tế xã hội sẽ dẫn đến khủng hoảng GD
+ Phương thức đảo tạo:
Thiết bị đào tạo, tài liệu đào tạo, phương pháp giảng dạy, phương
thức đánh giá kết quả giáo đục có ý nghĩa rất lớn trong phát triển giáo đục
hiện nay Đặc biệt, phương pháp đánh giá kết quả đào tạo có ý nghĩa to lớn đến chất lượng đào tạo Trên quan điểm tổng thể về chất lượng đảo
tạo, nhiều nước đòi hỏi giáo viên phải chịu trách nhiệm về kết quả học tập
của học sinh Đây là đòn bây lớn về phát triển chất lượng giáo dục và nó làm cho tính chuyên nghiệp của giáo viên tăng lên
+ Phát triển giáo dục phụ thuộc vào phương pháp đánh giá kết quả giáo
dục phương pháp đánh giá kết quả giáo dục có tác động to lớn đến chất lượng giáo dục Hiện nay, thế giới đang trién khai hệ thông đánh giá chất
Trang 23GD khác nhau ngoài phương thức tập trung trong nhà trường tôn kém và
hiệu quả thấp
Phát triển giáo dục hiện nay đang phụ thuộc vào năng lực kinh tế của các quốc gia, của các gia đình và của các cá nhân Phụ thuộc vào chính sách phát triển giáo dục của quốc gia, phụ thuộc vào văn hoá giáo dục của các gia đình và các cá nhân , phụ thuộc vào phương pháp đảo tạo , phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục và đặc biệt phụ thuộc vào phương thức tuyển dụng và sử dụng nhân lực của nhà nước và của các
công ty
Phát triển giáo dục ở cấp 1 có tính tuyến tính không đột biến, thời
gian học kéo dài , lãng phí và hiệu quả thấp
Đây là mô hình phát triển giáo dục truyền thống mang tính phân phối trong đó người học được phân phối kiến thức và kỹ năng tuỳ theo kết
quả của các kỳ thi và khả năng tài chính của người đó Mô hình này phục
vụ tốt cho các mục tiêu của các nhà nước và của tầng lớp xã hội có thu nhập cao, của tầng lớp có quyền lực- nhưng bất lợi cho những người
nghèo và những người gặp khó khăn trong học tập ( do phương pháp GD
không phù hợp, do sức khỏe, do những quy định cứng nhắc về tuôi tác .) Phát triển giáo dục ở cấp 2- mạng tính nhận thức của cá nhân- Phát triển GD là phát triển nhân cách con người
Giáo dục là một hoạt động nhận thức của con người Hoạt động nảy hiện nay phụ thuộc chủ yếu vào khoa học và công nghệ, đặc biệt là mạng thơng tin tồn câu Phát triên giáo dục ở mức độ 2 phụ thuộc vào các yêu
tô cơ bản sau:
+ Khoa học về não bộ:
Hiện tại, khoa học về giáo dục chủ yếu phụ thuộc vào khoa tâm lý giáo dục và khoa chính sách và chiến lược giáo dục
Tuy nhiên trong tương lai gần, sự phat trién gido duc phu thuộc vào khoa học về não bộ với những thành công về các kết nối giữa các thế hệ chip vi mạch với các tế bào não nhờ các công nghệ na nô và công nghệ sinh học phân tử Sự thành công nảy sẽ thúc đây giáo dục phát triển đột biến về sô lượng và chất lượng Khi đó giáo dục không còn phụ thuộc vào các hệ thống quản lý nhà trường tốn kém và khổng lồ như ngày nay, không còn phụ thuộc vào đội ngũ giáo viên đang sa sút về nhiều mặt hiện
nay mà sự phát triển giáo đục sẽ phụ thuộc vào các nhà thiết kế các
chương trình giáo dục, phụ thuộc vào công nghệ sinh học thần kinh phân tử , phụ thuộc vào các công ty phần mềm giáo dục
+ Khoa học về thông tin và quản lý trí thức
Khoa học về thông tin và quản lý trí thức sẽ thay thế hệ thống nhà
Trang 24đân dần được xã hội hoá và được lưu giữ bởi các cá nhân với sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ thông tin hiện đại sẽ chuyên trung tâm của hoạt động giáo dục từ trong các nhà trường về các gia đình và các tô chức dạy
nghệ mang tính xã hội hoá Con người khi nay sẽ thực hiện hoạt động học
tập trên mạng và thực hiện các thí nghiệm cũng trên mạng bởi các phan mềm 3 D Các công ty giáo dục sẽ hoàn tất các kỹ năng cuối cùng của
học tập băng các hoạt động thực hành tự chọn Giáo dục sẽ giỗng như một
siêu thị tự chọn , con người sẽ tự lựa chọn hoạt động học tập phù hợp với
bản thân Khi đó các quy định mang tính pháp ly dựa trên cơ sở khoa học của tâm lý học giáo dục đời cũ như quy định tuổi đi học, quy định niên
học, quy định cấp học, quy định bậc học, quy định bằng cấp sẽ không còn
nữa và thay vào đó là các công nghệ đảo tạo trọn gói trong siêu thị giáo
dục
Giáo dục sẽ phát triển theo mô hình phi tuyến tính mang tính đột
biến và khi đó 3 mục tiêu dân trí, nhân lực, nhân tài sẽ được thoả mãn
trong một mô hình giáo dục tự do này
Mô hình phát triển giáo dục này là mô hình giáo dục phục vụ mọi người, mọi người được bình đẳng về nhu cầu học tập và cơ hội học tập Giáo dục sẽ giống như các siêu thị tự chọn tuỳ theo nhu cầu của khách hàng trong đó các sản phẩm đào tạo được đóng gói và được kiểm định
chất lượng, Người học không còn phụ thuộc vào hệ thống bằng cấp quản
lý nặng về danh vọng và các thủ tục hành chính, các quy định chặt chẽ về thời gian học và người học được tự.do lựa chọnmục tiêu học tập dé lam việc, được lựa chọn chương trình học tập phù hợp với năng lực và hoàn cảnh của mình và người giỏi và có thời gian thì học nhanh hơn, người chậm nhận.thức thì học lâu hơn Mô hình này sẽ kết hợp được ba mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạp nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong đó người ta học để hiểu biết, để làm việc, để sinh tồn và đề chúng sông với nhâu chứ không phải học để lên lớp , học để có bằng cấp- GD lục này chỉ là một thành tô cần thiết của quá trình sản xuất vật chất và tinh thần của nhân loại chứ không phải là giá trị duy nhất để đạt đến quyền lực và những đặc quyền khác GD lúc này là GD vì con người chứ không phải con người sông vì GD GD trở lại bản chất nhân đạo của nó — là phục vụ cho sự tổn tại của con người chứ không phải GD là công cụ để tiễn thân, la công cụ để mưu cầu danh lợi
+ Khoa học về GD:
Sự phát triển của GD còn phụ thuộc vào các khoa học về GD, bao gồm các khoa học như: GD học,Quản lý GD, Tâm lý học GD Đặc biệt phụ
Trang 25Đánh giá sự phát triển của một hệ thống giáo dục
Đánh giá sự phát triển của hệ thống giáo dục trong bối cảnh giáo dục
trở thành hoạt động trung tâm của xã hội là một công việc rat kho khan Tuy nhién day 1a van đề khoa học mà chúng ta cần giải quyết càng sớm
càng tốt nhằm bảo đảm cho CCGD một cơ sở khoa học khi đưa ra
những định hướng lâu dai cho sự phát triển của giáo duc có thé tránh được những sai lầm đáng tiếc
CCGD đã tạo ra sự phát triển giáo đục như thế nào , đó là vấn đề mà chúng ta cần xác định Hiện nay, chúng ta đánh giá bởi 4 mặt cơ bản của giáo dục là quy mô, chất lượng, hiệu quả và bản chất nhân văn ( sự bình đẳng xã hội, văn hóa GD )của hệ thống giáo dục
-_ Quy mô phái triển của hệ thong giáo duc:
Quy mô phát triển giáo dục là số hượng các thành tố của hoạt động giáo
dục đạt được bao gôm các tiêu chí cơ bản:
+ Số lượng đối tượng được hưởng lợi từ hệ thống giáo dục: Tỷ lệ biết chữ trong dân cư, tỷ lệ trẻ em đến nhà trẻ trong độ tuổi, tỷ lệ trẻ em đến mẫu giáo trong độ tuổi, tỷ lệ học sinh tiểu học, THCS, THPT so voi dan cu trong độ tuôi, so SV trên vạn dân
+ Mạng lưới trường lớp các cấp học + Đội ngũ giáo viên
+ Đầu tư cho giáo dục: tài chính, đất đai, hệ thống thông tin, hệ thống lưu trữ
- Chat lượng của hệ thẳng giáo dục:
Chất lượng của hệ thông giáo dục là chất lượng sản phẩm của hệ thống giáo dục cung, cấp cho xã hội Chất lượng giáo dục được xác định
bởi chất lượng các yêu tô cơ bản cấu thành nên hệ thống giáo dục: Các yếu 16 dau vào:
+ Chất lượng học sinh nhập học
+ Tài chính cho GD
+ Đội ngũ GV
+ Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo
Các yếu tổ trong quá trình đào tao:
+ Mục tiêu giáo dục: Có phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội
không
+ Nội dung chương trình giáo dục: Có cung cấp cho người học đủ
kiến thức, kỹ năng sống và phát triển trong môi trường xã hội
không
Trang 26+ Môi trường tự nhiên và xã hội của giáo dục: Môi trường hoạt
động của học sinh, giáo viên có bảo đảm trong lành khơng, văn hố
trong nhà trường có bảo đảm sự tôn trọng các thành viên (giáo viên, học sinh, cán bộ, người phục vụ) tham gia giáo dục không, đánh giá có công bằng và khách quan không, nhân phâm có được tôn trọng không, mọi người có hăng say học tập và làm việc không
+ Tỷ lệ đầu tư nguồn lực cho giáo dục: Tỷ lệ giáo viên/ học sinh - sinh viên; Tỷ lệ tài chính/ học sinh - sinh viên; 1ý lệ đầu tư đất và nhà xưởng/ học sinh - sinh viên
Các yếu tổ đầu ra:
+ Năng lực của học sinh, sinh viên: Kiến thức, kỹ năng, đạo đức của học sinh- sinh viên ‹
+ Uy tín của nhả trường, giá trị bằng cấp
+ Ty lệ SV có việc làm sau khi ra trường
- Hiéu quả của hệ thông giáo duc:
Hiệu quả của hệ thống giáo dục là tỷ lệ giữa các chỉ số đầu vào và
các chỉ số đầu ra của giáo dục, giữa kết quá và mục tiêu giáo dục
Hiệu quả giáo dục có 2 loại hình là hiệu quả ngoài và hiệu quả trong của
giáo dục
Hiệu quả ngoài của giáo dục là giá trị của hệ thống giáo dục với xã
hội, được xác định bởi các tiêu chí cơ bản:
+ Uy tín của hệ thống giáo dục với xã hội + Lợi ích kinh tế của giáo dục
+ Lợi ích chính trị xã hội của hệ thống giáo dục
+ Bình đẳng cơ hội học tập cho mọi người ở mọi cấp học
Hiệu quả trong của giáo dục là kết quả giáo dục được so sánh giữa kết quả giáo dục và đầu tư giáo dục được xác định với các tiêu chí cơ bản:
+ Khối lượng kiến thức mà học sinh thu được trên thời gian học
+ Khối lượng kỹ năng mà học sinh thu được trên thời gian học + Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp -
- Ban chất nhân văn và môi trường văn hoá của hệ thông giáo dục:
Tiêu chí này phân ánh hệ thống giáo dục vì ai phục vụ, sự bình đẳng của các đối tượng tham gia giáo dục, mơi trường văn hố giáo dục có tính nhân bản cao không- hệ thống giáo đục có tính áp đặt hay tôn trọng tự do lựa chọn của con ngườiw Đây là tiêu chí mà mọi hệ thống giáo dục đang cần hướng tới
Chúng ta có thể đưa ra các cấp độ cao thấp khác nhau đề xếp hạng,
Trang 271.1.3.Từm hiểu khái niệm - Mục tiêu giáo dục:
Theo Oxford American Ditionary: Objective, Goal, Target, Aim 1a mục tiêu, mục dich, đó là những đối tượng ton tại hiện thực có tính khách quan bên ngoài trí tuệ con người, độc lập với chủ thể hoặc những dự tính
xác thực của con người về một đối tượng cụ thể mà hành động con người hướng tới (Having real existence outside a person`s mind, not SubJective)
Như vậy, mục tiêu là một vấn đề khách quan mà con người hướng tới
thông qua các dự tính trong hoạt động của mình
Mục tiêu giáo dục do vậy là bản chất của một hệ thống giáo dục, là những dự tính hiện thực của con người về sự phát triển của hệ thống giáo dục cần đạt được với sản phẩm tổn tại thực là những con người (học sinh, sinh viên) với những dự tính xác thực về nhân cách của những con người hiện thực này Mục tiêu giáo dục như vậy không tách rời đối tượng hiện thực
mà nó hướng tới là con người với những phim chất xác định
Xây dựng mục tiêu giáo dục với tính cụ thể của nó là một công việc rất
khó của khoa học giáo đục, nó không chỉ là phát biểu một vài mệnh đề
chung định hướng mang tính chính trị xã hội mà cần xây dựng hệ thống
mục tiêu giáo đục cụ thê theo hệ thống cấp bậc học, ngành học mang tính
liên thông và hiện đại
Các loại hình mục tiêu giáo dục:
Phân theo nhu cầu của xã hội: Mục tiêu chung của loài người, của cộng
đồng xã hội, của các cá nhân
Mục tiêu GD chung của loài người :
Mặc dù hiện nay, các quốc gia khác nhau thì mục tiêu của GD khác nhan nhưng mục tiêu giáo dục mang tính loài vì GD là sản phẩm chung của loài người Đó là chức năng loài của giáo dục, chức năng này xuất phát từ những nhu cầu tổn tại và phát triên nền văn minh của loài người, chung sống hòa bình, bình đăng giữa các dân tộc Những hệ thống giáo dục đi ngược lại lợi ích loài người như tuyên truyền bạo lực, chia rẽ tình đoản kết giữa con người với con người sẽ bị đào thải GD đang có xu hướng hội
nhập toàn cầu như là một xu thé tất yếu khi mà hội nhập kinh tế xã hội
đang trở thành hiện thực Phát triển, Hòa bình và hữu nghị là những mục tiêu mang tính vĩnh cứu của loài người
Mục tiêu GD của cộng đồng địa phương:
Nhu cầu nhân lực quốc gia, nhu cầu nhân lực cho khu vực kinh tế tr nhân, nhu câu phát triển nhân lực các vùng, các miễn, các tỉnh khác nhau
Trang 28nhau đặc biệt là đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở những
trình độ khác nhau
Mục tiêu GD của cá nhân( mục tiêu học tập )
Con người cá nhân sống trong bối cảnh thị trường toàn cầu đang đặt ra cho giáo dục những mục tiêu mới nhu cầu phát triển cá nhân nhằm hội nhập cộng đồng xã hội và phát triển bình đẳng với các cá nhân khác đang đòi hỏi mục tiêu giáo dục cần đáp ứng những nhu cầu chính đáng này Mục tiêu GD phân theo các thành tố của phát triển giáo đục (mục tiêu bên
trong):
Mục tiêu Œ/ theo các cấp bậc học: Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học
Mục tiéu GD theo các ngành học
Mục tiêu ỞD theo số lượng quy mô cơ cấu đào tạo
Mục tiêu GD về chất lượng đào tạo
Mục tiêu GD phân theo các thành tổ của xã hội: Mục tiêu ŒD của loài người
Mục tiêu ỚD của nhà nước
Mục tiêu GD cộng động địa phương
Mục tiêu GD của các cá nhân
Những yếu tố quy định mục tiêu giáo dục
Mục tiêu giáo dục không phải do ý muốn chủ quan của con người áp đặt mà nó bị quy định bởi các quy luật khách quan Trong lịch sử nhân loại, đã có nhiều lực lượng , nhiều thế lực xã hội áp đặt các mục tiêu giáo dục trái với các quy luật phát triên tự nhiên của con người, biến con người thành một công cụ của các tư tưởng, nô dịch con ngừoI, xa rời bản chất con người, kìm hãm sự phát triển của lịch sử nhân loại Muốn xây dựng được mục tiêu giáo dục thực sự đúng dan, phù hợp với những quy luật khách quan, thúc đây sự phát triển của con người và xã hội, chúng ta cần nhận thức rõ những quy luật chi phối sự phát triển của con người , từ đó làm tiên đề xây đựng các mục tiêu giáo dục phù hợp với lịch sử phát triển khách quan của nhân loại
Mục tiêu giáo dục trực tiếp bị quy định bởi chức năng của giáo dục-
đó là những đòi hỏi của xã hội loài người đặt ra cho giáo dục Chức năng
của giáo đục đến lượt nó cũng sẽ phải thay đổi theo lịch sử phát triển của
xã hội loài người
Trang 29Xây dựng hệ thống mục tiêu giáo dục là một công việc khó khăn bởi chính nội dung khái quát của nó và bởi những sức ép từ nhiều phía
Làm thế nào để hệ thống giáo dục phục vụ đông đảo nhân dân , phục vụ cho nhu cầu phát triển của các khu vực xã hội khác nhau và phù hợp với nhu câu và năng lực khác nhau của các cá nhân- đây là một bài toán lựa chọn và do vậy cần có lộ trình theo từng giai đoạn khác nhau
Theo kinh nghiệm của các nước tiên tiến, hệ thống giáo dục xây
dựng mục tiêu theo quy trình phát triển gắn với nhu cầu từ xã hội Ngành
giáo dục nhận thức ra những thay đôi này căn cứ vào việc phân tích nhu
cầu đào tạo của xã hội vào việc nhận thức chức năng của giáo dục và vào
việc đánh giá kết quả dao tao dé điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng đào
tạo
Tổng quan lại, mục tiêu giáo dục do vậy mang tính lý tưởng chung của loài người, mang tính lịch sử xã hội và mang đặc trưng phát triển lứa
tuổi và năng lực nhận thức của các cá nhân trong xã hội Việc mở rộng mục tiêu giáo dục là một xu thế tất yếu của lịch sử phat triển xã hội nói
chung và của lịch sử phát triển giáo dục nói riêng nhằm đưa giáo dục thực sự là tài sản của nhân dân
Căn cứ vào kinh nghiệm nước ngoài và các tài liệu trong nước, chúng tôi miêu tả tóm tắt quá trình xây đựng mục tiêu giáo đục theo sơ đỗ sau:
® Muc tiéu gido duc va t6 chirc hoat động giáo dục
Xây dựng mục tiêu giáo dục không dừng lại ở việc phát biểu các mục tiêu giáo dục mà còn được phát triển tiếp tục ở việc xây dựng hệ thống chuẩn giáo dục cho tất cả các cấp bậc học và cho tất cả các thành tô - của hoạt động giáo dục
Việc phát triển mục tiêu bao gồm cả việc so sánh kết quả giáo dục đạt được với các mục tiêu đặt ra nhằm điều chỉnh hoạt động giáo dục
Trong trường hợp các dự báo và tính tốn khơng phù hợp hoặc có những rủi ro đột biễn làm hạn chế các nguồn lực giáo dục thì cần điều chỉnh mục
tiêu giáo dục
Những mục tiêu chiến lược có ý nghĩa định hướng lâu dài thường
được điêu chỉnh sau 2 năm thực hiện khi mà các hoạt động được triên khai
đã có những két qua nhat định
- Mục tiêu giáo đục quy định Chuẩn giáo duc:
Trang 30học Các chuẩn giáo duc phô thông thường được điều chỉnh trong khoảng
từ 5 đến 10 năm Các chuẩn trong giáo dục đại học thưường được điều
chỉnh khoảng 2 đến 5 năm
- Mục tiêu giáo dục quy định nội dung giáo dục
Mục tiêu giáo dục quy định các chuẩn giáo dục đo vậy quy định nội dung giáo dục bao gồm chương trình môn học và các sách giáo khoa, giáo
trỉnh đào tạo Hệ thông sách giáo khoa ở bậc phố thông Theo kinh nghiệm của các nước tiên tiến, nội dung gido duc thường được điều chỉnh theo các chuẩn giáo dục nhằm bảo đảm tính thống nhất và định hướng trong giáo
dục Đôi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa mà không đổi mới mục tiêu giáo dục thì sẽ là việc làm ngược quy luật phát triên giáo dục - Mục tiêu giáo dục và tô chức hệ thống giáo dục
Việc thiết kế tổ chức hệ thống giáo dục cần căn cứ vào mục tiêu
giáo dục Việc xây dung các mục tiêu theo các cấp bậc học đã được
quy định bởi lịch sử giáo dục trên thế giới Hiện tại, hệ thống giáo dục
được chia thành các cấp bậc học khác nhau nhằm xác định mức độ giáo dục đối vơi các cá nhân và mức độ phổ cập của hệ thống giáo dục - Mục tiêu giáo dục và các nguồn lực giáo dục:
Các nguồn lực giáo dục như cán bộ quản lý, giáo viên, cơ sở vật chất, hệ thông thông tin giáo dục, thư viện khoa học đều căn cứ vào mục tiêu giáo dục để xác định các chuẩn đáp ứng chất lượng đảo tạo Việc thay déi hoặc mở rộng mục tiêu giáo dục đều cân đầu tư nguồn lực giáo đục tăng
tương ứng đề bảo dam chất lượng
- Mục tiêu giáo dục vả quản lý giáo dục:
Việc thay đổi mục tiêu giáo dục dẫn đến việc thay đổi thể chế quản lý
giáo dục, thay đổi chính sách đầu tư cho giáo dục, thay đổi phương thức đánh giá giáo dục nhằm tạo sự đồng bộ trong việc thực hiện mục tiêu giáo duc với hiệu quả cao nhất
Những tiêu chí xác định tính phù hợp của hệ thống mục (iêu giáo dục
-_ Mục tiêu giáo dục cần bảo đâm Tính rõ rằng và tường minh của mục tiêu Đây là tiêu chí có tính lô gic ngữ nghĩa Đây là tiêu chí phản ánh năng lực tư duy lo gic của các nhà thiết kế chương trình CCGD
- Mục tiêu giáo dục cần bảo đảm Phù hợp với lợi ích phát triển của văn minh nhân loại, của quốc gia và của các cộng đồng xã hội
Trang 31- Mục tiêu giáo dục cần bảo đảm phù hợp với nhụ cầu phát trién của xã
hội Đây là tiêu chí xác định băng hoạt động phân tích nhu câu đảo tạo
- Mục tiêu giáo đục cần bảo đảm phù hợp với các điều kiện thực hiện(
tính khả thi) Mục tiêu không quá cao so với các chỉ số kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội
Những chuyển đãi của hệ thông mục tiêu giáo dục trong xã hội CNH, HDH, hội nhập quốc tế
-_ Bối cảnh kinh tế xã hội mới của phát triển giáo dục:
Hội nhập toàn cầu là xu thế phát triển tất yếu của lịch sử xã hội loài
người Quá trình hội nhập nảy là quá trình hình thành nền kinh tế thị trường toàn cầu với các thị trường chủ yếu như: thị trường hàng hoá, thị trường vốn, thị trường lao động Hội nhập toàn cầu cũng đồng nghĩa với cạnh tranh toàn cầu và hệ quả tat yếu là :
Hàng hoá có chất lượng ngày càng cao, chất lượng ngày cảng rẻ
Sự thống trị của các đồng tiền mạnh với sự bảo đảm của các nền
kinh tê mạnh
Sự hình thành các liên minh kinh tế chính trị mới đang làm thay đổi bộ mặt quyền lực toàn cầu Các quốc gia không theo kịp các trào lưu toản cầu hoá sẽ bị tụt hậu và hậu quả sẽ rất khốc liệt trên tất cả các mặt
Chất lượng nhân lực đòi hỏi ngày càng cao, hình thành các chuẩn
lao động quốc tế và do đó hình thành các chuẩn giáo dục quốc tế, điều này dẫn đến cải cách giáo dục diễn ra trên phạm vi toàn cầu
Nhiễu mặt đời sống nhân loại bị tác động của cơ chế thị trường và đang bị thị tường hoá một phần như: văn hoá, nghệ thuật, giáo dục và đây cũng là một quy luật không tránh khỏi
- _ Phát triển khoa học công nghệ và phát triển giáo dục:
Trang 32- Duy trì và chuyên đổi giá trị văn hoá:
Cùng với khoa học công nghệ, văn hoá là một lĩnh vực thay đôi nhanh nhất và mang tính toàn cầu Thị trường các sản phẩm văn hoá đang được thương mại hoá nhanh chóng Loài người đang hình thành và tiếp nhận những giá trị văn hoá mới mang tính công nghệ Hệ thống INTERNET chuyền tải nhanh chóng các sản phẩm văn hoá đến cho mọi người Củng với quá trình này, nguy cơ suy giảm các giá trị văn hoá truyền thống là một thách thức lớn trong việc bảo tồn các giá trị văn hố truyền thơng Đây cũng là bài toán lớn đặt ra cho việc xây dựng mục tiêu giáo dục trong
thời kỳ mới
- _ Chuyến đổi của giáo dục ở Việt Nam
Giáo dục Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn khí sức ép từ khu vực kinh tế xã hội đòi hỏi ngày càng cao cho hệ thống nhân lực
theo các tiêu chuẩn quốc tế Nhu cầu học tập tăng cao, các yêu cầu về
chất lượng lao động ngày càng cao và các kết cầu lao động mới đang thay đôi và đòi hỏi giáo dục phải thay đổi toàn bộ hệ thống để phát triển với tốc
độ tối đa
Sự chuyền đổi của hệ thống kinh tế từ chế độ chỉ huy bao cấp sang cơ
chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang đặt giáo dục Việt Nam
trước một cuộc cải cách lớn Sự chậm trễ trong cải cách giáo dục sẽ gây
tác động xấu làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế
Trước hết, mục tiêu giáo dục cần thay đổi để phù hợp và đáp ứng kịp thời những nhu câu xã hội đang đặt ra
Sự chuyên đổi chậm chạp hoặc xây dựng hệ thống mục tiêu giáo dục
lạc hậu, không đầy đủ, không phù hợp với nhu cầu tông thể của xã hội tất yếu dẫn đến sự chảy mẫu chất xám và ngoại tệ mạnh cùng với số lượng du học sinh ra nước ngoài tăng nhanh và cũng đồng thời với nó là các hiện
tượng tiêu cực trong giáo dục ngày càng tran lan bởi sự lạc hậu của chất lượng giáo viên và sự yếu kém trong quản lý giáo dục
-_ Mục tiêu giáo dục không phải là những tiêu chí bất biến mà là những tiêu chí định hướng phản ánh nhận thức của con người về bản chất của giáo dục, phản ảnh nhận thức của con người về những đỏi hỏi của xã hội đối với giáo dục, phản ánh bản chất của chế độ xã hội, những nhận thức này làm định hướng cho các hoạt động giáo dục
Những đòi hỏi từ xã hội đối với hệ thống giáo dục Việt Nam được phản ánh bởi những yêu cầu có tính khách quan sau:
- Mởrộng đối tượng đảo tạo, thực hiện giáo dục cho mọi người
Trang 33-_ Chuẩn hóa các mục tiêu về chất lượng đào tao nhằm tạo điều kiện xã
hội hóa giáo dục
- Nang cao tiêu chí chất lượng theo hướng hội nhập quốc tế
- Nâng cao hiệu quả đào tạo theo hướng đa dạng hóa các loại hình đào tạo
Phat triển giáo dục là góp phần tăng tăng cường sức mạnh và sự phát triển bền vững của một quốc gia trong xã hội hiện đại bởi vì GD đem lại cho quốc gia nhiều nhân lực tài năng , nhiều công nghệ cao có lợi thế cạnh
tranh cao và một nền văn minh mang tính đại chúng tạo mọi điều kiện cho
các cá nhân đóng góp tài trí và sức lực cho quốc gia- một quốc gia như
vậy sẽ trường tổn trong thế mạnh
Việt Nam là một quốc gia đang chứa đựng cả 3 đặc điểm của văn minh
nông nghiệp văn minh công nghiệp truyền thống và văn minh hậu công nghiệp- đây là một thách thức vô cùng lớn cho hệ thống kinh tế- chính trị
— tư tưởng — văn hóa và giáo dục của Việt Nam với những mâu thuẫn rất
khó giải quyết nếu không có sự đồng thuận cao trong xã hội
1.1.4 Từm hiểu khái niệm - Cải cách và cải côch GD
Khỏi niệm cải cách © Theo tiếng Việt:
“ Cải cách “ : Theo từ điển tiếng Việt (Nhà xuất bản khoa học xã hội,
tháng 4 năm 1997 Tr- 147 ) thì: Cải cách là sửa đổi cái cũ thành cái mới
« Theo từ điển Oxford American Dictionary (Avon books - New York- 1997), có các thuật ngữ liên quan đến cải cách như sau:
- Change - Thay đôi: Thay một cái này bằng cái khác
- Improve - Cải tién: Thêm vảo, làm tốt hơn, hiệu quả hơn
- Renovation - Đổi mới:, sự sửa chữa, sự khôi phục, thay thế cái cũ bằng
cái mới
- Reform - Cai cách: Sữa chữa sai lầm, cắt bỏ hoặc từ bỏ cái khiếm
khuyết, cái khơng hồn chỉnh , bỗ sung cái mới, cấu hinhlai
- Revalution - Cách mạng: Thay đổi hoàn toàn, mạnh mẽ, đảo lộn về
phương pháp, về hệ thống, về điều kiện, động lực, ban chat
Trong đê tài này, chúng tôi không di sâu phân tích sự khác nhau giữa
các thuật ngữ trên mà chủ yếu phân tích nội dung của khái niệm CCŒD
nhằm tạo ra cơ sở lý luận cho việc tìm kiếm kinh nghiệmvà xây dựng mô hình cho CCGŒD Việt Nam
© Tổng hợp lại:
Cải cách là quá trình thay cái cũ bằng cái mới nhằm đạt hiệu quả cao hơn
Cải cách bao gồm các nhiệm vụ cơ bản :
Trang 34- Bé sung cdi mdi
Tìm hiểu khái niệm- Cải cách giáo duc:
e Định nghĩa:
Có nhiều cách hiểu và quan niệm khác nhau về cải cách giáo dục - Loại ý kiến thứ nhất: Cải cách giáo dục là tiến hành những đổi mới
trong giáo dục Tuy nhiên, do nhu cầu thực tiễn cuộc sống nên giáo dục
cần đổi mới thường xuyên nội dung đào tạo, đây chưa chắc đã là cải cách
giáo đục( ở các nước tiên tiến, sách giáo khoa thay đổi theo định kỳ 5 hoặc 10 năm )
- Loại ý kiến thứ 2: Cải cách giáo dục là thực hiện những thay đổi có tính
đột biến tác động đến toàn bộ hệ thống giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội
- Loại ý kiến thứ 3: Cải cách Biáo dục là những thay đổi lớn tác động đến
toàn bộ hệ thống, giáo dục chủ yêu diễn ra trong lĩnh vực tư tưởng chỉ đạo giáo dục và cơ cau tổ chức hệ thống giáo đục
Như vậy tập hợp lại các ý kiến:
Cải cách giáo dục là hoạt động xã hội có mục đích, là tập hợp
những đổi mới lớn có tính đột biến tác động đến toàn bộ hệ thống giáo
dục theo những mục tiêu nhất định của chủ thể quản lý hệ thống giáo dục CCGD là công cụ to lớn dé thúc đây phát triển giáo dụcvà qua đó góp phan phat trién con người và phát triển xã hội CCGD như vậy không
phải là một sự kiện nhất thời mà là một quá trình thay đổi phức tạp nhằm
nâng cao quy mô, chất lượng và hiệu quả GD
Đôi mới một mặt nào đó của hoạt động GD chưa phải là CCGD CCGD là hoạt động bao gồm các tiêu chí cơ bản sau: :
Có nhiều quan niệm về các tiêu chí CCGD, tuy nhiên để bảo đảm tính thống nhất với các tiêu chí trong khái niệm cải cách, chúng tôi đưa ra các tiêu chí cơ bản về CCGD tương đối phù hợp với nhiều chuyên gia GD như sau:
Trang 35- Đổi mới mục tiêu giáo dục: Mở rông mục tiêu và đối tượng : giáo dục
cho ai, giao dục cái gì trong bối cảnh mới?
- Đồi mới hệ thông tô chức và quản lý giáo dục: Học cải gì — học như thê nao- hoc ở đâu?
- Đổi mới nội dụng, phương pháp giáo dục: Học cái gì- học bằng cách
nào- đánh giá và công nhận kết quả học tập như thế nào
- Đổi mới môi trường quan hệ văn hóa giáo đục : nhằm đáp ứng những
thay đôi trong CCGD: Chức năng, nhiệm vụ mới của giảng viên, quan hệ
giữa giảng viên và sinh viên trong bối cảnh mới Môi trường văn hóa GD
trong sạch và lành mạnh là yếu tô có ý nghĩa lớn đến sự thành bại của
CCGD ở Việt Nam hiện nay, nếu những tình trạng tiêu cực như dạy thêm
học thêm mang tính tiêu cực, bệnh thành tích, giả dối trong thi cử nếu không được khắc phục thì cho dù chúng ta làm nhiều việc, đầu tư nhiều
tiền của thì GD Việt Nam vẫn tụt hậu mà không thể phát triển được
CCGD luôn tác động trực tiếp đến những con người tham gia GD
như giáo viên , học sinh, nhà quản lý, nhà đầu tư cho GD và môi trường
hoạt động (_ cơ sở hạ tầng vật chất và tỉnh thần của GD ) của những con
người này
Như vay, CCGD) trả lời lại các câu hỏi cơ bản theo sự thay đổi của bối cảnh kinh tế xã hội và trình độ nhận thức về bản chất của giáo dục: Giáo dục là gì? Bản chất của giáo dục? Dạy cho ai, day cái gì, dạy như thế nào? Học để làm gì? Học ở đâu? Học như thế nào?
Cải cách giáo dục có nhiều cấp độ khác nhau:
- CCGD 6 Cấp vĩ mô: Đổi mới tr đuy giáo dục, Đổi mới mục tiêu, cơ cầu tổ chức hệ thống giáo dục, loại hình giáo dục, đổi mới chính sách
giáo dục, đôi mới quản lý giáo dục
- CCGD ở Cấp vi mô: Đổi mới ở cấp cơ sở giáo dục( cấp trường )Đổi mới mô hình trường, nội dung, phương pháp , đổi mới công tác giáo viên, đôi
mới công tác học sinh sinh viên, đôi mới đội ngũ cán bộ quản lý
Sự phân biệt này chỉ có ý nghĩa tương đối vì trên thực tế chúng có tác động lẫn nhau
Cải cách giáo dục như vậy phản ánh cả những nguyên nhân khách quan là những đòi hỏi tất yếu của cuộc sống và những nguyên nhân chủ
quan là những quan niệm nhận thức của chủ thể quản lý giáo dục về bản chất và những xu hướng tất yếu tác động đến đời sông giáo dục Trong cùng bối cảnh như hiện nay, nhiều nước tiễn hành cải cách giáo dục nhưng cũng rất nhiều nước giữ nguyên hệ thống giáo dục cũ mặc dù có cùng
chung bối cảnh toàn cầu như nhau nhưng văn hoá, lịch sử và nhận thức
Trang 36e Cac cap dé CCGD Bang 2: Các yếu tổ GD Tư tưởng GD Quan ly GD N6i dung GD Phương pháp GD Văn hóa GD Mô hình trường Tổng quan các cấp độ CCŒD Phương thức truyền thông Cải cách cap vĩ mô Bản chất của GD nằm
ở người dạy và nội dung GD can ap dat
cho mọi người Mô hình quản lý GD theo hệ thông chỉ huy đóng kín Nội dung thống nhất mang tính chuẩn hóa Phương pháp truyền dạy và áp đặt mang tính quyền uy cứng nhắc dùng chung cho mọi người
Văn hóa GD mang tính cai trị dựa trên quyển lực nhà nước , quan hệ thay trò mang tính đăng cấp và ban ơn Cải cách cầp vi mơ Phụ thuộc nhà nước ® Lý do cải cách giáo đục: , Có nhiêu lý do dân đên CCGD, chúng ta có thể thây : Xu hướng cải cách Bản chất của GD nằm ở người học và nhu cầu sống thực của con người M6 hinh quan ly GD theo mô hình mở và tự chủ
Nội dung đa dạng theo
nhu cầu người học Phương pháp mềm dẻo phù hợp với từng đối tượng khác nhau lấy người học làm trung tâm
Văn hóa GD mang tính
quản lý dựa trên khoa
học quản lý lấy hiệu
quả GD làm mục tiêu
quân lý Quan hệ thầy trò bình đắng theo các
giá trị xã hội
Trang 37- _ Hệ thống giáo dục gặp khủng hoảng được biểu hiện bằng các
triệu chứng bệnh như: học sinh hư hỏng, giáo viên tha hoá, chất lượng GD giảm sút
- Sy thay đôi của hệ thống kinh tế, chính trị xã hội đòi hỏi phải
cơ cầu lại hệ thông GD
Trong lịch sử giáo dục thế giới — về quyền lực quản lý GD đã có 2
cải cách lớn nhằm đáp ứng những đòi hỏi của lịch sử phát triển kinh tế xã hội :
-_ Cuộc cải cách lấn l:
Su chuyén đổi quyền lực giáo dục từ hệ thống quản lý của tôn giao sang hé thong quản lý nhà nước trong khoảng thời gian từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19 với lý do chủ yếu là : Hệ thống giáo dục nhà thờ không đáp ứng nhu
câu phát triển nhân lực của xã hội tư bản vận hành với hệ thông kinh tế xã
hội tư bản vả công nghiệp cần phát triển nhân lực thương mại, khoa học,
kỹ thuật và nhân lực phục vụ cho hệ thống xã hội dựa trên chế độ pháp quyên thay cho xã hội than quyén
- _ Cuộc cải cách lần 2:
Sự chuyên đổi quyền lực giáo dục từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân và các cộng đồng địa phương đang diễn ra trong thời gian từ cuỗi thé
ky 20 va trong thế kỷ 21 với lý do chủ yếu là: Nhà nước không đủ nguồn lực đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của công dân, nhu cầu học tập
ngày cảng đa dạng vượt ra ngồi mơ hỉnh quản lý nhả nước quan liêu và
chỉ huy cứng nhắc, CCGD lân này nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực da
._ dạng của các khu vực tư nhân, nhà nước, công ty trong bối cảnh hội nhập _ và cạnh tranh trên quy mô tồn cầu
Trong khn khỗ một quốc gia, các cải cách giáo dục cũng được xuất phát
từ những thay đổi kinh tế- chính trị- xã hội Thông thường, khi thay đổi
hệ thống chính trị xã hội thì giai cấp cảm quyền tiến hành cải cách giáo
dục để áp đặt hệ tư tưởng của mình đối với xã hội, để tổ chức lại hệ thống giáo dục nhằm phù hợp với thể chế chính trị mới như Việt Nam đã cải
cách giáo dục lần thứ nhất năm 1950 nhằm đổi mới mục tiêu giáo dục từ
xã hội phong kiến thuộc địa sang giáo dục XHCN
© Các yếu tố có tính quy luật chỉ phối cải cách giáo duc:
- Các yếu tổ khách quan:
Giáo dục là hoạt động xã hội của con người do vậy chịu sự chỉ phối của các quy luật tự nhiên tác động đến tâm sinh lý và môi trường sống Của con người, đồng thời chịu sự chỉ phối của các quy luật xã hội như các nhu cầu phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội
Trang 38+ Tam ly , sinh ly lira tudi do vậy CCGD không nên vượt quá các đặc trưng tâm lý và sinh lý lứa tuổi Tuy nhiên các đặc trưng tâm lý , sinh lý lứa tuổi cũng thay đổi do các yếu tô di truyền, điều kiện kinh tế văn hóa xã hội, do vậy không nên quá cứng nhắc trong các quy định về
tuổi đi học bởi các đặc trưng này thay đổi từ người này sang người khác Tuổi đi học là tuổi nhận thức chứ không phải tuôi sinh học
+ Các quy luật nhận thức của con người từ đơn giản đến phức tạp do vậy cân CCGD theo các giai đoạn từ thấp đến cao, từ giáo dục
bậc thấp đến giáo dục bậc cao Những thay đổi đột biến ở các cấp học cao
can tính toán đến các điều kiện thực hiện những CCGD này
+ Các quy luật của thời tiết, khí hậu tác động đến hoạt động học tập và giảng đạy Ví dụ ở đồng bằng sông Cửu Long cân nghiên cứu để có thời lịch học phủ hợp với mùa nước lũ
+ Nhu cau phat trién nhân lực của các khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân có những đòi hỏi khác nhau( Khi nhu cầu này thay đổi thì giáo
dục phải thay đổi để đáp ứng cho quá trình tăng trưởng kinh tế )
+ Nhu cầu dy truyền văn minh xã hội loài người CCGD rất cần
phải di truyền và tiệp thu những thành tựu văn minh nhân loại CCGD cân
bảo đảm phương châm : GD cơ bản và tiệp cận các thành tựu hiện đại + Nhu cầu bảo tồn văn hoá xã hội của cộng đồng quốc gia, sắc tộc
+ Nhu câu duy trì chế độ chính trị xã hội
+ Khả năng đầu tư của năng lực kinh tế nhà nước và các gia đình
có người đi học( Không thé phat trién giáo dục quá mức tăng trưởng kinh
tế )
+ Nhu cầu hội nhập và cạnh tranh trên quy mô toản cầu của các quốc gia và các tập đoàn kinh tế
- Các yếu tổ chủ quan:
Cải cách giáo dục còn chịu sự chỉ phối của các yếu tố chủ quan của con người được biểu hiện bởi các yếu tổ cơ bản sau:
+ Sự phát triển của khoa học giáo dục trong việc nam bat su thay đổi, xu hướng và các quy luật chỉ phối phát triển giáo dục
+ Cơ chế chính trị xã hội đủ nhậy cảm và có năng lực tô chức và điều tiết hệ thống giáo dục
+ Co ché quan ly giáo duc năng động và có năng lực thực hiện các cải cách giáo dục
+ Chương trình cải cách được thiết kế phù hợp với nguyện vọng của
Trang 39Thực tế, nhiều quốc gia ( như Pháp )nhận thức được nhụ cau can cai cách giáo dục nhưng do cơ chế chính trị xã hội nên rất khó tiến hành
CCGD
e Mục tiêu cải cách giáo duc:
Thông thường, các cuộc cải cách đều được thiết kế bởi các chuyên gia
quản lý và các nhà khoa học giáo dục với mục tiêu rất cụ thé Sau đó được các nhà chính trị, các nhà quản lý phê duyệt và triển khai thực
hiện
Về mặt lý luận thì mục tiêu của cai cách giáo dục cần đạt được 2 yêu cầu cơ bản là:
-_ Khắc phục những tiêu cực , yếu kém, các rào cản kìm hãm phát
triên GD
- _ Thúc đây giáo dục phát triển về quy mô, chất lượng và hiệu quả
Yêu cầu này biểu hiện "bằng các tiểu chí phát triển giáo dục được thừa
nhận ở bình diện quốc tế và quốc gia
-_ Đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của đời sông kinh tế xã hội
Yêu cầu này được biểu hiện ở các tiêu chí như: Đóng gớp của giáo dục cho tăng trưởng kinh tế, dư luận và thái độ của nhân dân với giáo đục, phẩm chất của học sinh , sinh viên khi ra trường vv
Đối tượng tác động chính của CCGŒD là con người, bao gồm: Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục:
Đổi mới tư duy GD cho các nhà chính trị, các cán bộ quản lý GD, nâng cao năng lực quản lý đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục mới, xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý của cán bộ quản lý giáo dục
-_ Đội ngũ giáo viên, giảng viên:
Nâng cao năng lực , phẩm chất đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp trong bối
cảnh mới Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả giảng đạy lấy người học
làm trung tâm Đội ngũ giảng viên luôn ở phía trước cha CCGD - Đội ngũ học sinh, sinh viên:
Xây dựng động cơ hoc tập , phương pháp học tập mới hiệu quả hơn
- Phụ huynh học sinh và các nhà đầu tư cho giáo đục:
Thúc đây sự quan tâm và đầu tư cho giáo dục, đưa đội ngũ này trực tiếp tham giá quản lý giáo dục
CCŒD luôn tìm kiếm mô hình quan hệ mới giữa những yếu tỗ cơ bản của giáo dục
Trang 40Qua quá trình nghiên cứu, chúng lôi thấy có 6 nhiệm vụ cơ bản của CCGD:
- Đổi mới tư duy giáo dục, phản ánh đúng những chức năng và nhiệm vụ mới của hệ thống giáo dục làm tiền để xây dựng hệ thông mục tiêu giáo dục mới
- Sửa chữa các lỗi sai lầm , cái chưa hoàn chỉnh của giáo dục hiện tại - Cat bd những khiểm khuyết của giáo dục hiện tại
- Bổ sung cái mới của giáo dục hiện tại: đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp GD
- Câu hình lại, tổ chức lại hệ thống giáo dục ,, đổi mới quản lý giáo dục- đưa ra các chiến lược và chính sách phù hợp nhằm tạo động lực phát triển mới cho hệ thống giáo dục
- Tạo ra môi trường văn hoá giáo dục trong sáng, lành mạnh có tính nhân
bản cao có tính mẫu mực trong xã hội
* Quy trình tố chức tiễn hành cải cách giáo dục:
Cải cách giáo dục là một hoạt động xã hội cần tuân theo quy trình
đối mới của các hoạt động kinh tế xã hội với 4 bước cơ bản sau:
Bước 1: Đánh giá nhu cầu cải cách giáo dục:
Các hoạt động chủ yếu : „
- _ Thành lập hội đồng khoa học cải cách giáo đục quốc gia
- Tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục theo
những tiêu chí mới
- Đánh giá chính xác nhu cầu cải cách giáo dục tơng thê cho tồn
bộ hệ thống giáo dục
- Xác định những lĩnh vực cần thay đổi mang tính đột biến như :
Tư duy GD, hệ thống GD, nội dung GD
- _ Xác định những lĩnh vực và địa phương cân ưu tiên
Bước 2: Xây dựng kế hoạch cải cách giáo dục:
Các hoại động chủ yếu:
- _ Thiết kế tổng thể và chỉ tiết hoạt động cai cách giáo dục , để xuất
mục tiêu và nhiệm vụ của CCGD:
- Tính toán và Tìm kiếm nguồn lực thực hiện CCGD ( nhân lực, vật lực, tài lực
-_ Xây dựng lộ trình theo giai đoạn thực hiện cải cách giáo dục Bước 3: Tổ chức thực hiện cải cách giáo dục:
Các hoạt động chủ yếu :
- Xây dựng bộ máy quản lý, điều phối và thực hiện CCGD ( cấp quốc gia và cấp địa phương )