BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LƯU THỊ KIM HOA
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : KINH TẾ CHÍNH TRỊ XHCN
Mã số : 5.02.01
LUAN AN TIEN Si KINH TE
[ TRƯỜNG BH Bh NG Người hướng dẫn khoa học:
| THU VIEN 1 PGS.TS TRAN TRUNG HAU
Ly: )00168 2 TS NGUYEN VAN LUAN
THANH PHO HO CHf MINH-2001
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực
Những kết luận của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác
TÁC GIẢ
Trang 4AFTA APEC ASEAN BCHTW CHLB CNTB CNXH CSVN DNNN FDI ODA TBCN TP.HCM WTO XHCN CHÚ THÍCH CHỮ VIẾT TẮT
Asean’s free trade area
Asia Pacific economic cooperation
The Association of South East Asian Nations
Ban chấp hành Trung ương Cộng hòa Liên bang
Chủ nghĩa tư bản Chủ nghĩa xã hội
Cộng sản Việt Nam
Doanh nghiệp nhà nước Foreign Direct Investment
Official Development Assistance Tu ban chủ nghĩa
Thành phố Hồ Chí Minh
World Trade Organitation
Trang 5MỞ ĐẦU CHUONG 1 1.1 1s la 1 1.2.1, 1.2.2 1.2.3 1.3 MUC LUC
: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Tính quy luật của quá trình hình thành kinh tế thị trường Quá trình chuyển từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa giản đơn
Quá trình phát triển của kinh tế hàng hóa giản đơn thành kinh tế thị trường
Đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường Các mô hình kinh tế thị trường
Mô hình kinh tế thị trường tự do cạnh tranh
Mô hình kinh tế thị trường hiện đại
Một số mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước Bài học kinh nghiệm rút ra từ sự phân tích trên cho các nước
có nền kinh tế chuyển đổi sang kinh tế thị trường
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SANG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 2.1 2.1.3 2.2 2.2.1 2.2.2 2.2.5: 2.2.4
THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Tổng quan về quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam
Sự cần thiết khách quan của việc chuyển đổi sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam
Những đặc trưng cơ bản của mô hình kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam
Nội dung của quá trình chuyển đổi
Thực trạng của quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam
Trang 623 Những vấn đề đặt ra hiện nay 95
2.3.1 Những thành tựu đã đạt được 95
2.3.2 Những vấn đề đặt ra hiện nay 98
2.4 Bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình chuyển đổi sang
kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam 104 2.4.1 Thường xuyên đổi mới tư duy kinh tế cho phù hợp với bối cảnh quốc
tế, bối cảnh khu vực và điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể của Việt Nam trong từng thời kỳ trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh 104
2.4.2 Đa dạng hóa cơ cấu sở hữu nhằm huy động tối đa nguồn lực cho quá trình phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt
Nam 108
2.4.3 Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa cần tuân theo xu hướng có tính quy luật của sự phát
triển kinh tế thị trường và tính định hướng XHCN ở Việt Nam 110 2.4.4 Thường xuyên cải tiến, hoàn thiện, nâng cao năng lực quản lý của
nhà nước đối với nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở
Việt Nam 115
2.4.5 Yếu tố con người có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình
xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt
Nam 118
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG
XHCN Ở VIỆT NAM 125
3.1 Phương hướng tiếp tục phát triển kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN ở Việt Nam 125
3.1.1 Quan điểm cơ bản cần quán triệt trong việc phát triển kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam 125
3.1⁄2 Phương hướng tiếp tục phát triển kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN ở Việt Nam 128
3.2 Các giải pháp cơ bản tiếp tục phát triển kinh tế thị trường theo
định hướng XHCN ở Việt Nam 130
3.2.1 Tiếp tục đẩy mạnh việc đa dạng hóa cơ cấu sở hữu, xây dựng cơ cấu thị trường có nhiều chủ thể thuộc các thành phần kinh tế khác
nhau tham gia 130
Trang 73.2.3 3.2.4 3.2.5, 3.2.6 K4 B 3:2,8, KẾT LUẬN Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa Xây dựng cơ chế quản lý kinh tế phù hợp với kinh tế thị trường theo định hướng XHCN
Thực thi các chính sách xã hội dam bdo tiến bộ, công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường
Trang 8MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đất nước ta đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quần lý của nhà nước, theo định hướng
XHCN bằng pháp luật, kế hoạch, các chính sách và các công cụ kinh tế khác Nghị
quyết Đại hội Đảng CSVN lần thứ VII (6/91), nhất là hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa
VII (1/94) đã khẳng định: “cơ chế thị trường có sự quần lý của nhà nước theo định hướng XHCN đang trở thành cơ chế vận hành của nền kinh tế” [183,8] ở Việt Nam
Và sau một chặng đường đổi mới toàn diện, đất nước ta đã vượt qua một giai đoạn thử thách gay go, ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, đạt được thành tựu trên nhiều mặt, nhất là về mặt kinh tế
Quá trình chuyển đổi đó là một quá trình lâu dài đòi hỏi trước hết phải chuyển
nền kinh tế trước đây vận hành theo cơ chế tự cấp, tự túc đi vào quỹ đạo của cơ chế
thị trường, phải tạo ra những điều kiện tiềm đề để vận hành cơ chế thị trường thuận lợi cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định trong một thời kỳ dài theo định
hướng đi lên XHCN Sau hai bước đó chúng ta mới thực sự đi vào kinh tế thị trường
cũng là giai đoạn cất cánh của nền kinh tế
Nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN là
vấn đề rất mới mà chúng ta còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm Hơn nữa, ở Việt
Nam kinh tế hàng hóa mới bắt đầu hình thành và phát triển, kinh tế thị trường mới ở đoạn sơ khai, chưa được định hình và khẳng định bản chất Có thể nói, sau mười mấy
năm thực sự thực hiện đường lối đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, bước đầu đã tạo ra những biến đổi sâu sắc cả về nhận thức lý luận lẫn
thực tiễn gắn liền với những quan điểm, chủ trương, chính sách và biện pháp mới
được thực hiện Bên cạnh những thành tựu to lớn có ý nghĩa quan trọng, quá trình
Trang 9chắc cần được tiếp tục nghiên cứu và xử lý Vì vậy, nghiên cứu lý luận về kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN đang là đòi hỏi cấp bách để chỉ đạo quá trình chuyển
đổi đó
Tình hình này đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu và giải quyết một cách căn bản về lý luận và thực tiễn quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam có căn cứ khoa học và hệ thống
Với lý do trên, người viết luận án chọn đề tài “Bài học kinh nghiệm và sự phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam”, với mong muốn góp một phần nhỏ vào lý luận và thực tiễn cho quá trình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về kinh tế thị trường là một vấn đề rất rộng, có thể được tiếp cận trên nhiều bình diện khác nhau Ở đây đề tài được đề cập dưới góc độ kinh tế chính
trị học, nhằm khái quát lý luận chung về kinh tế thị trường và tính đặc thù của quá
trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường ở Việt Nam- một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và được tiếp cận chủ yếu trên ba mặt: sở hữu, cơ chế kinh tế và cơ cấu kinh tế từ nay đến 2010 Luận án đi từ việc hệ thống hóa lý luận chung về
tính quy luật của sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường nói chung trên thế giới Trên cơ sở đó đã đi vào nghiên cứu một số mô hình phát triển của kinh tế thị
Trang 10trình bày trong luận án sẽ được tập trung vào giai đoạn chuyển đổi sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu luận án là học thuyết kinh tế chính trị Mác- Lênin, lý luận kinh tế học, kinh tế học phát triển và các quan điểm, nghị quyết, đường lối chính sách của Đảng CSVN có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Phương pháp chủ đạo trong nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hóa khoa học, đồng thời kết hợp với các
phương pháp khác như phương pháp lôgic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, đối chiếu, quy nạp và diễn dịch để làm sáng tỏ và cụ thể hóa nội dung nghiên cứu của luận án
4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trên thế giới, ở các nước TBCN và các nước theo định hướng XHCN đã có rất nhiều công trình, tác phẩm nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này
Ở Trung quốc đã xuất bản các tác phẩm như: hai tác giả Thái Văn Long và
Cốc Thư Đường đã viết cuốn sách “ Hệ thống thị trường trong nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch” ÑNXB Kinh tế ~Trung Quốc, năm 1988 đã xuất bản cuốn “ Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cải cách thể chế kinh tế Trung Quốc” Tác giả Mã Hồng (chủ biên) cuốn “ Kinh tế thị trường XHCN” Tác giả Tang Ngọc Thanh-Chu La Canh đã
viết “Mốc thúc đẩy cải cách tiến lên phía trước” Cốc Thư Đường (chủ biên) cuốn
“Lý luận mới về kinh tế học XHCN” Triệu Thạch Bảo-Dương Mẫn đã viết cuốn * Bàn về cơ chế thị trường Trung Quốc” Đó là lý luận và thực tiễn về cải cách thể chế ở Trung Quốc
Ở các nước TBCN, bên cạnh các cuốn sách giáo khoa như “ Kinh tế học” của P.Samuelson, của S.Fischer và David Begg còn có các tác phẩm: “Nền kinh tế thị
trường xã hội, một chế độ kinh tế cho các nước phát triển” (NXB Viện Hàn Lâm
Trang 11thực, triển vọng” của D.Michiaev (tap chí Những vấn đề kinh tế, tiếng Nga, số
7/1992) vv
Ở Việt Nam, có đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về vấn đề này mang mã số KX.03 Ngoài ra còn có nhiều tác phẩm của nhiều nhà khoa học như: * Kinh tế
thị trường lý luận thực tiễn và vận dụng ở Việt Nam" của Vũ Văn Hân-Trần Bình
Trọng chủ biên “ Cơ chế thị trường và vai trò nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam" do GS-TS Lương Xuân Quỳ chủ biên “ Các mô hình kinh tế thị trường trên thế giới" do Lê Văn Sang chủ biên “ Các lý thuyết kinh tế phương Tây hiện đại” của Lê Văn Sang-Mai Ngọc Cường “ Đổi mới hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta” của GS-TS Vũ Đình Bách- GS-TS Ngô Đình Giao đồng chủ biên “ Có một Việt Nam như thế đổi mới và phát triển” do GS Trần Nhâm chủ biên “ Định hướng XHCN ở Việt Nam một số vấn đề lý luận cấp bách" của GS Trần Xuân Trường vv
Công cuộc cải tổ đổi mới ở nước ta trong thời gian qua đã gây được tiếng vang
và được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm Ngân hàng thế giới đã cho ra đời cuốn sách “Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường” Viện phát triển kinh tế Harward đã có cuốn “ Những thách thức trên con đường cải cách ở Đông Dương" đã
phần nào phần ánh kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi
Tuy vậy, hiện nay đề tài này cũng đang được nhiều người quan tâm nghiên cứu, bởi vì còn rất nhiều vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong quá trình phát triển kinh
tế thị trường theo định hướng XHCN
5 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Hoàn thành luận án này sẽ có đóng góp mới về mặt khoa học như sau:
+ Khái quát tính quy luật về quá trình hình thành và phát triển của kinh tế thị trường về mặt logic và lịch sử
Trang 12+ Góp phần làm sáng tổ thêm những đặc trưng cơ bản của mô hình kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam
+ Phân tích có hệ thống thực trạng của quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam trong thời gian qua và những vấn đề bất cập đặt ra cần phải giải quyết để tiếp tục phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam
+ Đề xuất một số quan điểm, định hướng và giải pháp cơ bản để tiếp tục phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam trong thời gian tới
6 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Với 7 bảng và 11 hình vẽ, toàn bộ nội dung của luận án được trình bày qua 177 trang, ngoài phần mở đầu và kết luận, được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những cơ sở lý luận chung về sự hình thành và phát triển của kinh
tế thị trường
Chương 2: Quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường theo định hướng
XHCN ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm
Chương 3: Phương hướng và các giải pháp cơ bản tiếp tục phát triển kinh tế
thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam
Trang 13CHUONG 1
NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG , 1.1 TÍNH QUY LUẬT CỦA QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KINH TẾ THỊ TRUONG 1.1.1 Quá trình chuyển từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa giản đơn
1.1.1.1 Đặc điểm và hạn chế của kinh tế tự nhiên
Trong lịch sử loài người, kiểu tổ chức kinh tế đầu tiên là kinh tế tự nhiên, đó là hoạt động kinh tế tự cấp tự túc Trong đó sản phẩm của lao động sản xuất ra chỉ nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của người sản xuất, từng gia đình, từng bộ lạc Nó có những đặc điểm và hạn chế như sau:
Thứ nhất, sản phẩm làm ra nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của bản thân những người sẩn xuất, không gắn với thị trường, nên không có áp lực ràng buộc nào buộc người sản xuất phải quan tâm tới vấn đề năng suất, chất lượng của sản phẩm, so sánh chỉ phí và hiệu quả Do đó, kinh tế tự nhiên gắn liền với sự trì trệ, bảo thủ, lạc hậu
Thứ hai, kinh tế tự nhiên dựa trên cơ sở phân công tự nhiên về lao động, chưa có sự chuyên môn hóa sản xuất, làm cho lực lượng sản xuất kém phát triển, năng
suất lao động thấp, chất lượng kém
Trang 14truyén” do đó, nó bị thay thế bởi một kiểu tổ chức kinh tế năng động hơn là kinh tế hàng hóa
1.1.1.2 Vai trò và tu thế của kinh tế hàng hóa
Sản xuất hàng hóa là sự kế tiếp của nền kinh tế tự cấp tự túc dựa trên sự phân công lao động xã hội đã phát triển Sản xuất hàng hóa là kiểu sản xuất ra sản phẩm
để trao đổi, để bán trên thị trường Hình thức đầu tiên của kinh tế hàng hóa là sản
xuất hàng hóa giản đơn ra đời từ cuối chế độ công xã nguyên thủy đầu chế độ chiếm hữu nô lệ và tồn tại trong các phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ, phong kiến Đó là sản xuất của những người nông dân và thợ thủ công cá thể, dựa trên cơ sở tư liệu sắn xuất và sức lao động của người sản xuất Kinh tế hàng hóa giản đơn được coi là khâu trung gian chuyển từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế thị trường Với sự ra đời và phát triển của CNTB, kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển thành kinh tế hàng hóa đạt tới trình độ phát triển cao hay kinh tế thị trường
Kinh tế hàng hóa có những đặc điểm và ưu thế sau:
Thứ nhất, sản phẩm làm ra nhằm mục đích để bán, trao đổi trên thị trường, nó gắn liền với thị trường Vì thế mối quan tâm lớn của người sản xuất là phải chú ý tìm hiểu nhu cầu của xã hội để cải tiến mẫu mã, chất lượng, hạ thấp chi phi, nang cao năng suất lao động, do đó thúc đẩy sản xuất phát triển
Thứ hai, nó dựa trên cơ sở phân công xã hội về lao động, chuyên môn hóa người sản xuất vào những ngành nghề nhất định, do đó đã phá vỡ kinh tế hiện vật, hướng giá trị sử dụng vào trao đổi tức là việc tiêu dùng của người sắn xuất phụ thuộc vào việc bán những sản phẩm mà mình làm ra chứ không phải tiêu dùng những cái mình sản xuất,
Trang 15Như vậy, kinh tế hàng hóa là một nền kinh tế vận động theo quï đạo của cơ chế thị trường
1.1.1.3 Điều kiện để chuyển từ kinh tế tự nhiên sang sẵn xuất hàng hóa giản
đơn
Các tác gia kinh điển đã nêu lên hai quá trình có tính qui luật mà lịch sử sản xuất hàng hóa đã trải qua Đó cũng chính là qui luật cho việc vận dụng để phá vỡ kinh tế tự nhiên, phát triển kinh tế hàng hóa
Đầều kiện thứ nhất, sự phân công xã hội về lao động đã chuyên môn hóa người sản xuất vào những ngành nghề khác nhau Sự phân công lao động xã hội lần thứ nhất trong lịch sử đã tách chăn nuôi ra khỏi trồng trọt, phân công lần hai đã tách tiểu thủ công nghiệp ra khỏi nông nghiệp và lần thứ ba đã tách thương nghiệp ra thành một ngành chính Phân công lao động xã hội làm cho những người sản xuất phụ thuộc vào nhau, có mối liên hệ với nhau và dẫn đến trao đổi hoạt động, lao động cho nhau Phân công lao động xã hội càng sâu sắc thì mối liên hệ giữa những người
sản xuất, giữa các ngành, các vùng càng trở nên chặt chẽ, làm cho người sản xuất
càng phải tăng cường sản xuất và trao đổi với nhau Xét về mặt logic, kinh tế hàng hóa tiến bộ hơn kinh tế tự nhiên là ở chỗ có phân công lao động xã hội Nhờ đó, năng suất lao động xã hội được nâng cao, phá vỡ sự khép kín về kinh tế
Điều kiện thứ hai; sự ra đời của chế độ tư hữu, nói cách khác, là sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất làm cho họ có lợi ích kinh tế riêng biệt Trong điều kiện đó việc trao đổi sản phẩm phải mang hình thức thuận mua vừa bán để từ đó người sản xuất nào cũng có lợi, đã thúc đẩy trao đổi hàng hóa ra đời Sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất chính là sự đa dạng hóa của sở hữu mà chủ sở hữu gắn liền với lợi ích kinh tế của họ
Trang 16với nhà nước Lợi ích kinh tế chính là động lực cơ bản và trực tiếp thúc đẩy sản xuất
phát triển
1.1.2 Quá trình phát triển của kinh tế hàng hóa giản đơn thành kinh tế thị trường
Có thể nói, kinh tế thị trường bao giờ cũng gắn với kinh tế hàng hóa Kinh tế
thị trường xuất hiện như là một yêu cầu khách quan không thể thiếu được của nền
kinh tế hàng hóa Song không nên hiểu kinh tế thị trường đồng nhất với kinh tế hàng
hóa
Xét về mặt lịch sử, kinh tế hàng hóa có trước kinh tế thị trường Kinh tế hàng hóa ra đời thì thị trường cũng xuất hiện, nhưng không có nghĩa đó là nền kinh tế thị trường Chỉ đến khi thị trường được mở rộng phong phú, hoàn thiện, đồng bộ cùng với sự tăng trưởng của kinh tế hàng hóa và thị trường được coi như một đặc trưng nổi bật của nền kinh tế hàng hóa phát triển thì nền kinh tế thị trường mới ra đời
Vậy kinh tế thị trường không phải là một giai đoạn khác biệt, độc lập, đứng ngoài kinh tế hàng hóa Đó là sự hòa nhập của kinh tế hàng hóa với thị trường để đạt
tới sự quyết định và chi phối của thị trường trong sản xuất lưu thông Kinh tế thị trường là giai đoạn cao của kinh tế hàng hóa Sản xuất hàng hóa được quyết định bởi thị trường, thông qua thị trường và bằng sự tăng trưởng, mở rộng các loại hình thị trường
1.1.2.1 Tính qui luật của quá trình chuyển từ sản xuất hàng hóa giản đơn thành kinh tế thị trường
Giai đoạn này diễn ra từ thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVIII ở Anh và một số nước Châu Âu khác Tính qui luật của quá trình này được Mác chỉ rõ trong bộ tư bản
Trang 17Chính trong thời kỳ tích lũy nguyên thủy TBCN đã tạo cho giai cấp tư sản có trong
tay một lượng tiền lớn để tổ chức các xí nghiệp sản xuất kinh doanh
Hai là, giai cấp tư sản trong buổi đầu phát triển đã chọn phương thức là mở cửa nền kinh tế, phát triển thương mại quốc tế vì lúc bấy giờ, công nghiệp chưa phát
triển, nông nghiệp còn rất lạc hậu Muốn có tiền, phải đẩy mạnh buôn bán, hoạt động thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương Các nhà kinh tế học trường phái trọng thương đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự xuất hiện của nền kinh tế thị trường:nội thương là “hệ thống ống dẫn”, ngoại thương là “cái máy bơm” hút của cải từ bên ngoài vào
Ba là, sự hình thành thị trường sức lao động Để sức lao động trở thành hàng hóa, giai cấp tư sản đã dùng bạo lực để tách sức lao động ra khỏi tư liệu sản xuất Trong thời kỳ tích lãy nguyên thủy TBCN, giai cấp tư sản đã dùng bạo lực để đuổi nông dân ra khỏi ruộng đất của họ, để lấy đất trồng cỏ nuôi cừu, phát triển công nghiệp len dạ Đồng thời, nhà nước tư sản ban hành đạo luật cấm những người nông dân không được lang thang ăn xin trên đường phố, vì vậy, để khỏi chết đói, những
người nông dân-không tư liệu sản xuất ấy chỉ có một cách duy nhất là phải bán sức
lao động của mình cho các nhà tư bản, làm cho sức lao động của họ trổ thành hàng hóa
Bốn là, một vấn đề nữa có tính qui luật của quá trình này là, mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh được phát triển theo tỉnh thần tự do: tự do di chuyển tư liệu sản xuất và sức lao động tức tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác Điều kiện tiền đề để có sự tự do di chuyển tư bản là: sự ra đời của nền đại công nghiệp cơ
khí và sự phát triển của tín dụng TBCN
Như vậy, trong giai đoạn này để chuyển từ kinh tế hàng hóa giản đơn sang kinh tế thị trường cần thiết phải sử dụng các chính sách tăng cường tích lũy nguyên thủy, đặc biệt là buôn bán với nước ngoài, đảm bảo có xuất siêu và tiến hành các biện pháp nhằm tạo ra thị trường sức lao động
Trang 181.1.2.2 Hai giai đoạn phát triển của kinh tế thị trường TBCN
Trong các tác phẩm của mình, Mác và Lênin đã đề cập tới hai giai đoạn phát
triển của kinh tế thị trường TBCN:
- Kinh tế thị trường tự do
- Kinh tế thị trường hiện đại
(1) Kinh tế thị trường tự do là kinh tế thị trường trong thời kỳ tự do cạnh tranh của CNTB, là giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường dân tộc theo nguyên tắc tự do kinh tế Giai đoạn này ở các nước phương Tây kéo dài từ cuối thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX Đây là giai đoạn định hình và khẳng định bản chất của kinh tế thị
trường TBCN
Trong giai đoạn này, các nhà kinh doanh đã tích lũy được một lượng tiền tệ lớn, tập trung sức phát triển thị trường dân tộc Với sự đầu tư của các nhà tư bản đã
phát triển các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng Có thể
nói, đây là giai đoạn mà lực lượng sản xuất được phát triển mạnh mẽ, sản xuất được tích tụ và tập trung cao độ, cơ cấu kinh tế có sự biến đổi to lớn, sự phát triển thị trường được mở rộng Trước đây, lĩnh vực trao đổi còn hạn hẹp trong từng vùng thì bây giờ thị trường hình thành thống nhất trên phạm vi cả nước Trước đây thị trường chỉ có thị trường sắn phẩm thì bây giờ có thêm thị trường các yếu tố sản xuất như lao động, đất đai, tư bản Sự xuất hiện của thị trường sức lao động và đất đai đã phá vỡ
quan hệ sản xuất phong kiến trì trệ - một quan hệ sản xuất đang kìm hãm sự phát
triển của sức sản xuất lúc bấy giờ Thị trường tài chính, chứng khoán đã xuất hiện, chứng tỏ nền kinh tế thị trường đã phát triển đến trình độ cao
(2) Kinh tế thị trường hiện đại-là kinh tế thị trường trong thời kỳ độc quyền và độc quyền nhà nước của CNTB
Đặc trưng của giai đoạn này là nhà nước can thiệp vào kinh tế thị trường và
Trang 19Do sự phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế thị trường dân tộc, sản xuất vượt khỏi tiêu dùng, khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp diễn ra ngày càng thường xuyên và trầm trọng Do đó, đòi hỏi cần thiết phải có sự can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế thị trường thông qua việc xây dựng các hình thức sở hữu tư bản nhà nước, các chương trình kích thích đầu tư, kích thích tiêu dùng và đặc biệt là sử dụng các công cụ kinh tế như tài chính, tín dụng, tiền tệ để điều tiết nền kinh tế trên tầm vĩ mô
1.1.3 Đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường về bản chất là kinh tế hàng hóa, song nó là kinh tế hàng
hóa được phát triển ở trình độ cao Có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng theo chúng tôi có thể nêu lên những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, xét về nội dung cốt lõi, kinh tế thị trường là một nền kinh tế trong đó người mua, người bán tác động qua lại với nhau ở trên thị trường dưới hình thức quan hệ hàng hóa-tiền tệ để xác định hai vấn đề cơ bản: số lượng hàng hóa và giá cả hàng hóa Như vậy quan hệ cung cầu là quan hệ trung tâm và giá cả thị trường là cốt lõi của kinh tế thị trường
Thứ hai, xét về môi trường, kinh tế thị trường có một hệ thống thị trường hoàn
chỉnh gồm đầy đủ các yếu tố của sản xuất: thị trường tư liệu sản xuất, thị trường sức
lao động, thị trường tài chính vv sự hình thành của hệ thống thị trường này là kết
quả phát triển của kinh tế hàng hóa ở trình độ cao
Thứ ba, xét về cơ chế vận hành, kinh tế thị trường vận hành theo cơ chế thị trường tự do Nó là phương thức phân phối các ngưồn lực của sản xuất (vốn, lực lượng lao động xã hội ) vào các ngành khác nhau của sắn xuất xã hội chủ yếu dựa vào thị trường, các qui luật của thị trường và thông qua thị trường dưới hình thức quan hệ hàng - tiền Do đó, kinh tế thị trường còn có đặc trưng nổi bật là tính cạnh
tranh, tính tự phát
Thứ tư, xét về cơ cấu kinh tế, kinh tế thị trường có cơ cấu công nghiệp-nông
nghiệp- dịch vụ hiện đại Phát triển theo xu hướng “mở”, tham gia vào sự phân công
Trang 20lao động quốc tế và có sản phẩm cạnh tranh trên thị trường thế giới Chính điều đó giúp các nước khai thác được tốt nhất thế mạnh trong nước và ngoài nước , thúc đẩy
nền kinh tế tăng trưởng và phát triển
Tóm lại, các giai đoạn phát triển của kinh tế thị trường là các giai đoạn phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, khoa học, kỹ thuật Đồng thời là các giai đoạn mở rộng qui mô, chất lượng, phạm vi thị trường, tăng cường sức mạnh của bộ máy thị
trường Các giai đoạn phát triển của kinh tế thị trường sẽ được nghiên cứu tỉ mỉ tiếp
theo dưới tiêu đề “ mô hình kinh tế thị trường thuần túy” và “kinh tế thị trường có sự quần lý của nhà nước” ở phần sau
1.2 CÁC MƠ HÌNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Đã có nhiều công trình nghiên cứu các mô hình kinh tế thị trường Để tránh trùng lắp, luận án giới hạn sự phân tích trên các giác độ: sở hữu gắn với chủ thể sản
xuất kinh doanh hàng hóa, cơ chế điều tiết nền kinh tế thị trường và cơ cấu kinh tế
của nó
1.2.1 Mô hình kinh tế thị trường tự do cạnh tranh
1.2.1.1 Lý thuyết vé “ban tay vô hình ”
Trước đây, vào giữa thế kỷ XV, nhờ quá trình tích lũy nguyên thủy TBCN
được thực hiện, nền kinh tế thị trường đã ra đời và phát triển nhanh chóng, giai cấp
tư sắn cần có “bà đỡ” hay sự hỗ trợ của nhà nước Chính vì vậy vai trò kinh tế của nhà nước tư sản ngày càng được coi trọng Thời kỳ này, nhà nước tư sản đã thực hiện một chính sách tiền tệ hết sức nghiêm ngặt, họ tìm mọi cách tích lũy tiền tệ Nhà
nước trong giai đoạn này đã đề ra luật buộc các thương nhân nước ngoài không được
mang tiền ra khỏi nước họ Nhà nước còn qui định những nơi được phép buôn bán, để dễ dàng cho việc kiểm tra, kiểm soát Trong chính sách ngoại thương họ dùng
hàng rào thuế quan bảo hộ, đánh thuế nhập khẩu cao, và thuế xuất khẩu các mặt hàng sản xuất ở trong nước thấp, chỉ xuất thành phẩm chứ không xuất nguyên liệu,
Trang 21thương nhân trong nước các phương tiện vật chất và tài chính khi ho tham gia buôn
bán quốc tế Đồng thời nhà nước cũng quy định nghiêm ngặt tỷ giá hối đoái, cấm trả
cho người nước ngoài cao hơn mức quy định của nhà nước Nhờ các chính sách đó giai cấp tư sẩn đã tích lũy được một lượng của cải và tiền tệ đáng kể Chính những điều đó đã thúc đẩy nền kinh tế thị trường TBCN phát triển không ngừng
Từ đầu thế kỷ XVIII giai cấp tư sản đã phát triển mạnh lĩnh vực sản xuất Với việc áp dụng các kỹ thuật công nghệ mới, nền sản xuất ở các nước tư bản phát triển rất nhanh Các nhà tư sản đua nhau phát triển các ngành nghề mới và mở rộng quy mô sản xuất Tự do cạnh tranh đã trở thành đòi hỏi cấp thiết trong đời sống kinh tế của các nước này Đó là ngưồn gốc để các nhà kinh tế học cổ điển đã ủng hộ tự do
cạnh tranh
Tư tưởng tự do kinh tế được ghỉ nhận đầu tiên trong các tác phẩm kinh tế học của W Petty Ông cho rằng, trong chính sách kinh tế phải chú ý tới quá trình tự nhiên mà không được dùng bạo lực để chèn ép nó Mầm mống tư tưởng tự do kinh tế được tiếp tục phát triển trong thuyết “trật tự tự nhiên” của phái trọng nông ở Pháp mà đại biểu là F Quesney Nhưng đặc biệt nổi bật nhất là ở A Smith (1723-1790),
một nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh Năm 1776, ông xuất bản cuốn “Của cải
của các dân tộc”, là cuốn sách phôi thai của kinh tế học hiện đại, đã phát hiện ra một trật tự trong hệ thống kinh tế Ông đã đưa ra thuyết “bàn tay vô hình” và nguyên lý “nhà nước không can thiệp” vào tổ chức nền kinh tế thị trường Ông cho rằng trên thực tế, ý đồ của mỗi cá nhân nói chung không nhằm vào việc phục vụ lợi
ích chung và anh ta cũng không biết tới anh ta thật có ích cho xã hội đến mức độ
nào Trong khi chỉ đi tìm kiếm lợi ích riêng cho mình, cá nhân đó thường lại làm việc có hiệu quả cho lợi ích của xã hội nhiều hơn là khi anh ta có ý định thực sự làm điều đó
Như vậy, ông là người chủ trương nền kinh tế tự nó có trật tự và tự nó ổn định
được, mọi sự can thiệp vào nền kinh tế chỉ làm cho cơn bệnh thêm trầm trọng
Trang 22Cái gì đã điều hành mọi hoạt động của nền kinh tế khiến chúng ăn khớp với nhau đem lại lợi ích cho từng người và cả xã hội? Đó là “bàn tay vô hình” đã sắp
xếp hoàn hảo, những lợi ích cá nhân lại hoàn toàn phù hợp với lợi ích xã hội Do đó, mọi người hãy cứ tìm tư lợi tối đa đi nó phù hợp với lợi ích công cộng của xã hội và
Smith đưa ra chủ trương “tự do làm, tự do thông thương”
A Smith đã căn cứ vào nền kinh tế tự do cạnh tranh hoàn toàn thời bấy giờ và
mọi yếu tố đều được trả giá tương xứng với năng suất biên tế của nó Giá bán của sản phẩm bằng với biên tế của sản phẩm nên tài nguyên được sử dụng hiệu quả nhất
đem lại lợi ích cho từng người và cho xã hội
Mọi hoạt động kinh tế đều được tự động điều chỉnh bằng hệ thống cung cầu trơn tru nên không có thừa và cũng không có thiếu Sự quân bình kinh tế là thường xuyên, mất quân bình chỉ là tạm thời và được hệ thống tự động điều chỉnh sửa chữa
ngay
Tóm lại, xuất phát điểm trong phân tích kinh tế của A Smith là nhân tố “con
người kinh tế” Theo ơng lồi người là một liên minh trao đổi Thiên hướng trao đổi là đặc tính vốn có của con người Nó tồn tại vĩnh viễn, cũng như loài người tồn tại vĩnh viễn “Bàn tay vô hình” đó chính là các quy luật kinh tế khách quan tự phát hoạt động, chỉ phối hành động của con người Ông gọi hệ thống các quy luật kinh tế khách quan đó là “trật tự tự nhiên”, ông chỉ ra các điều kiện cần thiết để cho các quy luật kinh tế khách quan hoạt động là: phải có sự tồn tại và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa, nền kinh tế phải phát triển trên cơ sở tự do kinh tế, tự do
mậu dịch Quan hệ giữa người với người là quan hệ phụ thuộc về kinh tế Theo ông
chỉ có CNTB mới là xã hội có được những điều kiện như vậy Vì vậy, CNTB là một xã hội bình thường được xây dựng trên cơ sở quy luật tự nhiên Còn các xã hội chiếm hữu nô lệ, phong kiến là xã hội không bình thường
Trang 231.2.1.2 Những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường tự do cạnh tranh Thứ nhất, xét về cơ sở kinh tế tức chế độ sở hữu, số người tham gia sản xuất kinh doanh trên thị trường tương đối nhiều dựa trên chế độ tư hữu (tư hữu lớn và tư hữu nhỏ), song nén tang là sở hữu tư nhân TBCN Gắn liền với sở hữu này phổ biến là những nhà tư bản cá thể một mình một ghe một xe một lò, có công ty cổ phần
nhưng chưa phổ biến
Chưa có một ai có thế lực độc quyền, có ảnh hưởng quyết định đến thị trường
và đối thủ cạnh tranh của mình Bởi vì, thị trường cạnh tranh tự do là thị trường có
nhiều người mua và bán một loại sản phẩm có cùng tính chất Trong thị trường này không một người sản xuất nào có thể tác động quyết định giá cả thị trường Nền kinh tế tồn tại nhiều cơ sở sản xuất với quy mô vừa và nhỏ Những cơ sở này sản xuất các hàng hóa cùng loại và được quyền tự do kinh doanh, vì vậy các chủ thể sản xuất
hàng hóa có điều kiện cạnh tranh như nhau trên cơ sở thị trường tự do Mục đích của
họ là làm sao đạt được càng nhiều lợi nhuận càng tốt Điều này đã trở thành động lực to lớn thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thúc đẩy các phát minh, sáng chế ra đời, thúc đẩy việc thiết kế các sản phẩm mới, tạo nên một giai đoạn phát triển cao
hơn của nền kinh tế TBCN
Thứ hai, xét về cơ chế điều tiết nền kinh tế, lực lượng tham gia như sau:
- Thị trường cạnh tranh thuần túy: chúng ta thấy rõ có vô số người bán (hay người mua) một sản phẩm đã được tiêu chuẩn hóa Nghĩa là mỗi doanh nghiệp đều
sản xuất các mặt hàng giống hệt nhau, có thể thay thế hoàn toàn cho nhau Thêm
vào đó việc gia nhập vào ngành là rất dễ dàng Bất cứ ai muốn sản xuất sản phẩm đó đều có thể thực hiện, và không có quy định nào về số vốn cần phải có khi thành lập doanh nghiệp, để ngăn cẩn bớt số người tham gia Lúc nào các doanh nghiệp cũng được tự do ngưng sản xuất và rút lui khổi ngành Các đặc trưng kể trên đưa đến một trong những hệ quả quan trọng là mỗi doanh nghiệp đều không có quyền kiểm
soát giá cả sản phẩm Mỗi nhà sắn xuất đều có quy mô quá nhỏ bé nên không thể
Trang 24ảnh hưởng lên giá cả - ngay cả khi doanh nghiệp đó quyết định rút lui hoàn toàn
khỏi thị trường Ta gọi nhà sản xuất trong trường hợp này là người chấp nhận giá
Có thể nói, trong thời kỳ này cạnh tranh trên thị trường diễn ra hoàn toàn tự do Nổi bật lên là sự cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự cạnh tranh giữa các ngành
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh của các nhà sản xuất-kinh doanh
cùng một loại hàng hóa giống nhau, nhằm tiêu thụ hàng hóa có lợi hơn và giành lợi
nhuận siêu ngạch, chính điều đó làm cho tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành luôn luôn
khác nhau Sự khác nhau về tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành đã thúc đẩy mạnh mẽ
cạnh tranh giữa các ngành Các nhà sản xuất-kinh doanh ở trong các ngành khác
nhau, cạnh tranh với nhau nhằm thu tỷ suất lợi nhuận cao hơn đối với tư bản của mình và nhằm tìm nơi đầu tư có lợi nhất Đã dẫn đến tác động là làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động tự do di chuyển từ ngành này sang ngành khác, từ ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp sang ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, kết quả là hình thành tỷ suất
lợi nhuận bình quân Khi hình thành lợi nhuận bình quân, hàng hóa sẽ bán theo giá
cả sản xuất (giá cả sản xuất= chỉ phí sản xuất + lợi nhuận bình quân)
Như vậy, trong điều kiện cạnh tranh tự do, thị trường diễn ra rất phong phú đa dạng Người bán và người mua mỗi người chỉ chiếm một phần rất nhỏ số lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và do đó không ai có thể gây ảnh hưởng quyết định đến
thị trường của loại hàng hóa mà anh ta mua hoặc bán Nói cách khác là không ai có
đủ thế lực để khống chế thị trường hay khống chế đối phương của mình về quy mô
sản xuất và lưu thông hàng hóa, không ai khống chế được cung và cầu
- Nhà nước không can thiệp vào kinh tế, chức năng của nhà nước chỉ là:
Một là, nhà nước bảo vệ quyền tư hữu của nhà kinh doanh 6 đây, nhà nước
dùng luật pháp để bảo vệ quyền bất kha xâm phạm về sở hữu tư liệu sản xuất Với
chức năng này, nhà nước có vai trò như người canh gác trong kinh tế thị trường
Hai là, nhà nước đảm bảo an ninh chính trị, an toàn xã hội, tạo ra không khí chính trị thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động ——————
TRƯỜNG ĐH BÌNH DƯC
THU VIE?
Trang 25Ba là, đôi khi có những nhiệm vụ kinh tế vượt khỏi phạm vi của một doanh nghiệp như công việc đời sống, các công trình phúc lợi công cộng thì vai trò đảm nhiệm và can thiệp của nhà nước là cần thiết
Qua phân tích trên, giúp ta khẳng định rằng, thị trường trong thời kỳ này
không bị các quyết định hành chính làm biến dạng Người bán và người mua không
bị ràng buộc bởi các hạn chế kinh tế hay thể chế của quốc gia Trong điều kiện như
vậy, không một nhà kinh doanh nào có khả năng chỉ phối được giá cả thị trường Giá cả của một loại hàng hóa nào đó được hình thành là do tác động đồng thời của tất cả mọi người, cả người mua và người bán Mỗi người chỉ có ảnh hưởng rất nhỏ đến sự thay đổi giá Trên thị trường, do số lượng người mua và người bán rất đông, nên ảnh hưởng của từng cá nhân coi như bằng không Giá cả được hình thành một cách khách quan dựa trên quan hệ cung cầu Giá cả thị trường thống nhất và xoay quanh giá cả
sản xuất Vì vậy, giá cả được coi là một yếu tố khách quan, chỉ phối các hoạt động
của nhà kinh doanh
Thứ ba, xét về cơ cấu kinh tế :
Trong giai đoạn này, cơ cấu của nền kinh tế cũng có nhiều biến đổi Cơ cấu ngành là cơ cấu công nghiệp-nông nghiệp chứ không còn là cơ cấu nông nghiệp- công nghiệp như trước đây Trong đó những ngành công nghiệp then chốt và cơ bản phát triển mạnh như ngành chế tạo máy, luyện kim, hóa chất cơ bản, vật liệu xây dựng cơ bản, năng lượng Đồng thời thị trường được thống nhất trong toàn quốc và hòa nhập với thị trường thế giới, tạo ra một cơ cấu kinh tế “mở” trong phát triển kinh tế, đã phá vỡ sự khép kín biệt lập về kinh tế giữa các ngành, các vùng và giữa các quốc gia với nhau
Tóm lại, với đặc trưng vốn có của mình, cơ chế thị trường tự do đã giúp người tiêu dùng có nhiều sản phẩm hơn với mức giá thấp hơn thúc đẩy doanh nghiệp luôn cải tiến sản phẩm, cải tiến công nghệ, hạ thấp chỉ phí, sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên Xã hội nhìn chung thu được lợi ích do tài nguyên được phân phối
Trang 26theo hướng có lợi nhất, do các doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả, phải chuyển sang loại sản phẩm phù hợp với yêu cầu của xã hội, tạo nên một cơ cấu hàng hóa và dịch vụ hợp lý hơn
1.2.1.3 Vai trò tác dụng của kinh tế thị trường cạnh tranh tự do đối với nền sẵn xuất lớn TBCN
Với khoảng 3 thế kỷ tồn tại trong lịch sử, cơ chế thị trường cạnh tranh tự do đã có khoảng không gian rộng lớn phát huy tác dụng, sự phát triển tự do đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển nhanh chóng trở thành kinh tế thị trường hiện đại Nhưng nó cũng tích tụ những mâu thuẫn, tệ nạn của nền kinh tế thị trường tự do, tức là những hạn chế, khuyết tật vốn có mà bản thân nó không thể giải quyết
được
- Mặt tiến bộ của kinh tế thị trường cạnh tranh tự do
+ Cạnh tranh tự do đã dẫn đến tích tụ tư bản, tập trung tư bản cao độ, do đó đã thúc đẩy tập trung sản xuất mạnh mẽ, làm cho nền sản xuất ngày càng xã hội hóa Nhiều quá trình sản xuất riêng lẻ, đần dan qui tụ thành một quá trình sản xuất xã hội và sản xuất lớn ra đời Tính chất xã hội hóa của sản xuất được thể hiện ở sự chuyên môn hóa của sản xuất ngày càng cao, phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc tỉ mỉ, mỗi chỉ tiết của hàng hóa có thể trở thành một ngành chuyên môn nhất định, do đó, mối liên hệ kinh tế giữa các xí nghiệp, ngành, vùng ngày càng trở nên hết sức chặt chế và sự phụ thuộc cũng ngày càng nhiều Chính chuyên môn hóa cũng làm cho số lượng các ngành công nghiệp riêng biệt tăng lên, hệ thống phân công lao động xã hội ngày càng phát triển
+ Cạnh tranh tự do thúc đẩy tập trung sản xuất, đã làm cho số lượng các nhà tu ban trong từng ngành giảm xuống, số đông công nhân làm thuê ngày càng được tập trung vào trong các xí nghiệp lớn Vì vậy, việc sử dụng công cụ sản xuất mang
tính chất tập thể, sản phẩm lao động là kết quả lao động tập thể tạo ra, làm cho lao
động không còn mang tính chất cá biệt mà mang tính chất xã hội hóa
Trang 27+ Cạnh tranh tự do thúc đẩy tập trung sản xuất đã làm cho cơ cấu kinh tế thay
đổi, công nghiệp nặng dan dan chiếm tu thế, công ty cổ phần trở thành phổ biến
trong nền kinh tế
+ Cạnh tranh tự do kích thích việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao trình độ xã hội hóa sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển Kinh tế thị trường lấy lợi ích kinh tế, lợi nhuận làm động lực hoạt động, để thu được lợi nhuận đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải thường xuyên áp dụng kỹ thuật mới, hợp lý hóa sản xuất làm cho năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội tăng lên
Sự vận hành của cơ chế thị trường buộc những người sản xuất cạnh tranh với
nhau để tìm được lợi nhuận siêu ngạch Trong điều kiện bình thường của cạnh tranh,
con đường duy nhất để đạt được lợi nhuận siêu ngạch là giầm giá trị cá biệt của hàng
hóa bằng sử dụng chuyên môn hóa, hợp tác hóa và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật Quá trình đó làm cho năng suất lao động xã hội đần đần được nâng lên, thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ xã hội nói chung Đồng thời cũng làm cho tư liệu sản xuất, sức lao động của toàn xã hội được sử dụng có hiệu quả hơn, góp phần phân bổ các nguồn tài nguyên, các nguồn lực sản xuất vào các khu vực, các ngành kinh tế hợp lý hơn
Tóm lại, ưu thế của thị trường cạnh tranh tự do chính là ở chỗ nó phát huy được tính năng động sáng tạo của mọi chủ thể kinh tế, nhạy bén, linh hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu vô cùng phong phú, đa dạng, luôn luôn biến động của xã hội về
mọi sắn phẩm, hàng hóa và dịch vụ - những nhu cầu phong phú và đầy biến động
mà không một trung tâm nào có thể nhận thức và phản ứng lại một cách kịp thời và
đầy đủ Cơ chế thị trường với sự điều tiết của “bàn tay vô hình” là cơ chế chọn lọc tự
nhiên, đào thải những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả với sức mạnh tự mở đường
cho mình của các lực lượng kinh tế Từ đó thúc, đẩy xã hội hóa lao động, nâng cao
Trang 28năng suất lao động, sản xuất lớn ra đời Điều đó đòi hỏi cần phải có một sự điều tiết đối với quá trình tái sản xuất xã hội
Cơ chế thị trường cạnh tranh tự do là một cơ chế kích thích và điều tiết kinh tế có hiệu quả Nhưng nó không phải là vạn năng, hồn hảo, khơng có khuyết tật
- Mặt hạn chế (khuyết tật) của kinh tế thị trường cạnh tranh tự do
+ Trong cạnh tranh tự do, tính tự phát rất mạnh sẽ có tác động làm phá vỡ
những tỉ lệ cân đối nhất định, không có cân đối tối ưu, gây đổ vỡ đối với cơ cấu kinh
tế:
« Do tác động của cạnh tranh, các đơn vị kinh tế sẽ tập trung vào các ngành có lợi nhuận cao, dễ thu hồi vốn còn các ngành lãi ít hoặc cơ sở hạ tầng tiêu tốn nhiều
vốn và thu hồi vốn lâu sẽ không được quan tâm Quá trình tự phát này kéo dài sẽ
dẫn đến mất cân đối về cơ cấu ngành
« Cơ cấu vùng lãnh thổ cũng chịu ảnh hưởng của cạnh tranh Thường những vùng có nhiều tài nguyên dễ khai thác, giao thông thuận tiện, nhu cầu lớn sẽ phát
triển hơn các vùng khác Ngoài ra, nếu để nền kinh tế tự phát vận động thì dan dan
trong khu vực kinh tế tư nhân sẽ hình thành các tổ hợp độc quyền lớn, thao túng giá cả nền kinh tế và không loại trừ cả nền chính trị xã hội
Như vậy, cơ chế thị trường có thể gây ra những mất ổn định, thường xuyên phá vỡ các cân đối trong nền sản xuất xã hội Trong khi kích thích sản xuất ở những khâu, những bộ phận riêng biệt, nó phá vỡ sự cân đối chung, điều kiện hoạt động bình thường, có hiệu quả của cả nền kinh tế
« Trong kinh tế thị trường cạnh tranh tự do, sự đổ vỡ về cơ cấu kinh tế được
biểu hiện thông qua những cuộc khủng hoảng kinh tế Đó thực chất là khủng hoảng
sắn xuất “thừa ” Ở đây, hàng hóa sản xuất ra quá nhiều, cung vượt cầu dẫn đến tình trạng dư thừa hàng hóa, “thừa” so với nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư
Có thể nói, khi sản xuất tăng lên lớn hơn tiêu dùng, hàng hóa không bán được, doanh nghiệp không có thu nhập để bù đắp chỉ phí sẩn xuất nhằm tiếp tục quá
Trang 29trình tái sản xuất Vì vậy xí nghiệp phải đóng cửa Tình trạng đó làm cho xí nghiệp không có lợi nhuận, người lao động không có việc làm, bị thất nghiệp Điều đó làm
tăng mâu thuẫn kinh tế xã hội trong nền kinh tế
Các cuộc khủng hoảng kinh tế này được bắt đầu từ năm 1825, sau đó là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn trong thế giới tư bản 1873, đến đầu thế kỷ 20 là cuộc khủng hoảng kinh tế 1900 - 1903, và đặc biệt là cuộc tổng khủng hoảng kinh tế thế giới
1929 - 1933 đã chứng tỏ “bàn tay vô hình” theo lý thuyết của A Smith hay học
thuyết “cân bằng tổng quát” của L.Walras đưa ra kém hiệu nghiệm, nó không thể
bảo đảm cho nền kinh tế thị trường TBCN phát triển bình thường Điều đó đã đánh
dấu sự sụp đổ hoàn toàn của lý thuyết “bàn tay vô hình” của A.Smith
+ Cạnh tranh tự do thúc đẩy quá trình tích lũy tư bản phát triển, đó là quá
trình phân hóa có tính chất hai mặt Một mặt làm cho giai cấp tư sản ngày càng giàu
có, mặt khác giai cấp vô sản ngày càng bần cùng hóa, thất nghiệp ngày càng tăng
Vì vậy, đã gây ra sự bất bình đẳng lớn trong xã hội, dẫn đến phân hóa thu nhập, phân hóa giàu nghèo, phân hóa giai cấp, làm tăng bất công trong xã hội Đối kháng
lợi ích là cơ sở của đấu tranh giai cấp Vì thế mâu thuẫn giai cấp ngày càng cao
+ Cạnh tranh tự do trong điều kiện tích tụ sản xuất cao độ tất yếu sẽ dẫn đến sự liên minh với nhau để hình thành các tổ chức độc quyền lũng đoạn nền kinh tế
Tóm lại, trong cơ chế thị trường cạnh tranh tự do, do các xí nghiệp, các chủ
thể sản xuất kinh doanh, chịu tác động của cơ chế thị trường một cách mù quáng, nên không thể thấy trước được sự việc xảy ra trong toàn cục của nền kinh tế quốc
dân, vì vậy có thể tự phát làm ngược với mục tiêu kế hoạch vĩ mô và lợi ích xã hội
Sự điều tiết của cơ chế thị trường đối với việc sản xuất một số sản phẩm là rất yếu
ớt, thậm chí là không có cách nào để điều tiết, như đối với tài nguyên khoáng sản, năng lượng, giao thông vận tải không đáp ứng kịp thời về vốn, các trang thiết bị kỹ thuật lớn cho yêu cầu sản xuất - kinh doanh Việc tiếp nhận thông tin của thị trường còn ngắn về mặt thời gian, cục bộ về không gian Vì vậy, vận hành cơ chế thị g 8 8 BE
Trang 30trường đơn thuần rất khó bao quát tồn cục, khơng thể dự kỳ kế hoạch một cách tự động Và cần hiểu rằng, cơ chế thị trường tuy có công dụng điều tiết sự cân đối san
xuất xã hội và nhu cầu xã hội, nhưng biến động nhu cầu kéo dài đi kèm với lãng phí
lao động xã hội Nếu nói cơ chế thị trường đơn thuần có khả năng tự động điều tiết
sự cân đối nhu cầu xã hội và sản xuất xã hội là nói ở ý nghĩa cuối cùng của nó, đó là kết quả của sự trải qua biến động kéo dài, tự phát gắn liền với những mức độ rối
loạn khác nhau Quả đúng như Paul.A Samuelson đã viết: “Sau khi tìm hiểu về bàn tay vô hình chúng ta không quá say mê vẻ đẹp của cơ chế thị trường, coi đó là hiện thân của sự hoàn hảo, là tỉnh túy của sự hài hòa của dang cao siêu, là ngoài tầm tay
của con người ”[1 10,57]
1.2.2 Mô hình kinh tế thị trường hiện đại
1.2.2.1 Lý thuyết về “bàn tay hữu hình ” (vai trò kinh tế của nhà nước)
Như đã phân tích ở trên, nền kinh tế thị trường vận động bằng cơ chế tự điều chỉnh của “bàn tay vô hình” dẫn đến tác dụng hai mặt: một mặt, đã thúc đẩy phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, chuyên môn hóa ngày càng tăng, kích thích cải tiến công nghệ, kỹ thuật, tăng năng suất lao động, thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất Nhưng mặt khác, do tính tự phát cao độ đã dẫn nền kinh tế đến thất nghiệp, suy thoái và khủng hoảng diễn ra thường xuyên trong thế giới tư bắn
Hơn nữa, trong thời kỳ này do có sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, của lực lượng sản xuất đã dẫn đến tập trung hóa, quốc tế hóa tư bản ngày càng
có qui mô lớn làm cho cơ cấu kinh tế có nhiều thay đổi, nhu cầu về tư bản ngày càng
tăng Sự tích tụ và tập trung tư bản trong các tổ chức độc quyền tư nhân có nhiều hạn chế nên nền sản xuất cần dựa vào nguồn vốn của nhà nước Mặt khác, tính chất xã hội hóa cao của sản xuất xã hội đòi hỏi phải có một tổ chức nhân danh “xã hội” đứng ra điều tiết nền sản xuất đó Tổ chức đó chỉ có thể là nhà nước Nhà nước can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế thị trường thông qua việc xây dựng các hình thức sở hữu nhà nước, các chương trình kích thích đầu tư, kích thích tiêu dùng và đặc biệt là
Trang 31sử dụng các công cụ kinh tế như tài chính, tín dụng, tiền tệ để điều tiết nền kinh tế
trên tầm vĩ mô
Đồng thời với việc xuất hiện và hoạt động của các tổ chức độc quyền trong
nền kinh tế có khả năng thâu tóm trong tay một ngành hoặc nhóm ngành sản xuất
khác nhau, lũng đoạn nền kinh tế Sự cạnh tranh tự do và khả năng tự điều tiết bị hạn chế Trước sức ép của giai cấp tư sản hạng nhỏ, vừa và phong trào đấu tranh của người lao động, thúc đẩy sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế nhằm duy trì lợi ích
của tư bản độc quyền nhà nước Chẳng hạn, năm 1887 Mỹ có luật về đường sắt, cho
phép nhà nước quản lý đường sắt, luật phòng ngừa ngành công nghiệp lớn khống chế các ngành khác trong nền kinh tế
Do đó, ở giai đoạn này, sự can thiệp của nhà nước vào sự vận động của nền
kinh tế đã xuất hiện thường xuyên Song mới chỉ giới hạn ở hai nội dung cơ bản là
kiểm soát thống nhất nền kinh tế thời chiến và chống khủng hoảng chu kỳ Sự can
thiệp này nhằm khắc phục sự sai lệch của nền kinh tế do các tổ chức độc quyền gây ra Các yếu tố điều chỉnh kinh tế đã hình thành, song chưa đầy đủ, mới chỉ là những giải pháp tình thế, tạm thời Nhà nước đã chuyển từ các tác động bên ngoài vào các tác động bên trong của quá trình tái sản xuất xã hội, chỉ phối sự vận động của quá
trình đó Thời kỳ này đã xuất hiện trường phái của các nhà kinh tế đề cao vai trò nhà nước điều tiết thị trường
Thực ra, những mầm mống lý thuyết về sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế đã có từ dau thé ky XVIII do nhà kinh tế học Pháp S Sismondi nêu lên Đến những năm 30 của thế kỷ XX, các nhà kinh tế học như Mydran, Pigore, cũng đưa ra ý kiến về nhà nước phải tác động vào kinh tế thị trường Song chỉ có J.M.Keynes (1884-1946) nhà kinh tế học người Anh nổi tiếng vào đầu thế kỷ XX, mới đưa ra các đề xuất về sự can thiệp của nhà nước vào chính sách kinh tế, vào tình hình thị trường một cách đầy đủ và cụ thể
Trang 32a Lý luận của Keynes đã rất nhấn mạnh sự can thiệp của nhà nước đối với
nền kinh tế Ông khẳng định: Muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp, nhà nước
phải có chương trình kinh tế đầu tư quy mô lớn Dựa vào đó nhà nước thực hiện việc
điều tiết kinh tế Trước hết, theo ông, để bảo đảm cho sự cân bằng kinh tế, khắc phục thất nghiệp và khủng hoảng, thì không thể dựa vào cơ chế thị trường tự điều tiết, mà cần phải có sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế để tăng cầu có hiệu quả,
kích thích tiêu dùng, sản xuất, kích thích đầu tư để bảo đảm việc làm và tăng thu
nhập Vì vậy, ông đề nghị nhà nước phải duy trì cầu đầu tư Muốn vậy phải sử dụng ngân sách của nhà nước để kích thích đầu tư của tư nhân và nhà nước Ơng chủ
trương thơng qua các đơn đặt hàng của nhà nước, hệ thống mua của nhà nước, trợ
cấp về tài chính, tín dung do ngân sách nhà nước bảo đầm để tạo sự ổn định về lợi
nhuận và đầu tư cho tư bản độc quyền
Sự tham gia của nhà nước vào kinh tế sẽ làm tăng đầu tư tư nhân cũng như tăng tiêu dùng của nhà nước lên Vì vậy làm cho cầu có hiệu quả tiến sát với đường biến đổi của thu nhập Nhờ vậy mà tăng việc làm, tăng thu nhập, chống khủng hoảng và thất nghiệp
Lý thuyết của Keynes được các nhà kinh tế học sau ông tiếp tục bổ sung và
phát triển Nó được ứng dụng rộng rãi ở Mỹ và Anh, hai nước có nền kinh tế thị
trường hiện đại nhất Trong một thời gian dài, lý thuyết kinh tế của Keynes đã giữ vị
trí thống trị trong hệ thống tư tưởng kinh tế ở các nước tư ban, nó được áp dụng phổ
biến trong việc điều tiết nền kinh tế ở các nước TBCN Ở Cộng hòa liên bang Đức
nó được sử dụng làm cơ sở tư tưởng cho kiểu điều chỉnh kinh tế phát xít Ở Pháp nó được sử dụng làm cơ sở lý thuyết cho “don vị chỉ huy” và kế hoạch hóa: Đặc biệt là
các nhà kinh tế Mỹ từng tuyên bố rằng lý thuyết kinh tế của Keynes không những
cần thiết để chữa chạy cho nền kinh tế TBCN Tây Âu khỏi ốm yếu mà còn làm lành
mạnh nền kinh tế Mỹ Cho tới tận ngày nay những luận điểm của Keynes vẫn xuất
hiện ở hầu hết trong các giáo trình kinh tế học hiện đại
Trang 33Nhưng cho tới giữa thập kỷ 70, khi cuộc khủng hoảng cơ cấu bùng nổ dữ dội ở
hầu hết các nước công nghiệp phát triển với những biểu hiện hết sức gay gắt: kinh tế
trì trệ, nạn thất nghiệp đi đôi với lạm phát cao, thâm hụt ngân sách và cán cân thanh
toán quốc tế nghiêm trọng, hệ thống tiền tệ và tài chính quốc tế thường xuyên mất ổn định, quan hệ thanh toán và thương mại quốc tế trở nên căng thẳng những học thuyết kinh tế và các giải pháp can thiệp của nhà nước mà Keynes đã đề ra trở nên
bất lực
Ngay các nhà kinh tế học tư sản cũng đã phê phán lý thuyết kinh tế của
Keynes Họ cho rằng:
Thực trạng phát triển kinh tế ở các nước TBCN đã chỉ rõ những hạn chế của
học thuyết Keynes Lý thuyết của ông nhằm ngăn chặn khủng hoảng kinh tế, giải quyết việc làm, song nó vẫn không giúp cho nhà nước tư sản thực hiện được ý đồ này Trong các nước TBCN phát triển, đội quân thất nghiệp và bán thất nghiệp lại
tăng lên Nước Mỹ là nơi áp dụng mạnh mẽ học thuyết Keynes, đồng thời lại là nước
thường xuyên diễn ra khủng hoảng kinh tế Trong thời gian từ năm 1948 đến năm
1982, trung bình cứ 4 năm ở đây lại diễn ra một cuộc khủng hoảng kinh tế, Một loạt
các ngành sản xuất quan trọng thường xuyên không sử dụng hết công suất
Như thế, mô hình điều chỉnh kinh tế của Keynes đã trở nên kém hiệu lực,
nhiều nhà lý luận kinh tế phê phán gay gắt, thậm chí coi lý thuyết của Keynes là
một sự sai lệch trong lịch sử tư tưởng kinh tế, thể hiện một số hạn chế nhất định Đặc
biệt Keynes đã bỏ qửa vai trò của thị trường trong điều tiết kinh tế Song, người ta không sao phủ định được luận điểm về nhà nước can thiệp vào kinh tế ở tầm vĩ mô như: tài chính, tiền tệ, do Keynes nêu ra vẫn có ý nghĩa lớn cho tác động điều chỉnh nền kinh tế thị trường được ổn định để phát triển
b Xuất phát từ trong quá trình phê phán học thuyết Keynes, những nhà kinh
tế học “cổ điển mới”, không thể phủ nhận vai trò ngày càng tăng của nhà nước tư
Trang 34han chế Đồng thdi, nhiing ngudi “Keynes mdi”, “Keynes chính thống” cũng nhận
thấy những khuyết điểm trong học thuyết Keynes về vai trò của cơ chế tự điều chỉnh trong sự phát triển kinh tế Vì vậy, trong những năm 60-70 của thế kỷ, diễn ra sự
xích lại giữa hai trường phái Keynes chính thống và “cổ điển mới” hình thành nên
“Kinh tế học của trường phái chính hiện đại” Trường phái này đang giữ vai trò
thống trị ở Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản
Đặc điểm phương pháp luận nổi bật của “kinh tế học trường phái chính hiện
đại” là trên cơ sở kết hợp các lý thuyết của trường phái “Keynes mới” và trường phái “cổ điển mới”, họ sử dụng một cách tổng hợp các quan điểm kinh tế của các xu hướng, trường phái kinh tế học khác để đưa ra các lý thuyết kinh tế của mình nhằm làm cơ sở lý thuyết cho hoạt động của doanh nghiệp và chính sách kinh tế của nhà nước tư sản Sự thể hiện rõ ràng nhất của đặc điểm này được trình bày trong cuốn “Kinh tế học” của Paul A Samuelson,
Đặc điểm nổi bật trong “Kinh tế học” là đã vận dụng một cách tổng hợp
phương pháp và nội dung lý thuyết của các trường phái trong lịch sử để phân tích những vấn đề của nền kinh tế hàng hóa phát triển Chịu ảnh hưởng của tư tưởng
“gidi han” 6ng cho rằng, việc tổ chức nền kinh tế phải tuân theo các quy luật khan
hiếm, phải lựa chọn các khả năng sắn xuất, phải tính tới quy luật năng suất giảm dần
và chỉ phí tương đối ngày càng tăng Ông sử dụng cả phương pháp phân tích vĩ mô và phân tích vi mô để trình bày các vấn đề kinh tế học
Lý thuyết về nền “kinh tế hỗn hợp”, đây chính là tư tưởng trung tâm của kinh tế học trường phái chính Nó được trình bày rất rõ trong “Kinh tế học” của Samuelson Ông đã chủ trương, phát triển kinh tế phải dựa vào cả “hai bàn tay”, là cơ chế thị trường và nhà nước Ông cho rằng:" điều hành một nền kinh tế không có cả chính phủ lẫn thị trường thì cũng như định vỗ tay bằng một bàn tay”[110] Có thể nói, ngày nay quan điểm “kinh tế hỗn hợp” đang thu hút được sự quan tâm của các kinh tế gia ở mọi trường phái, xu hướng khác nhau
Trang 35Tóm lại, cũng như “bàn tay vô hình”, "ban tay hữu hình" cũng có những khuyết tật - nhà nước lựa chọn không đúng Do vậy phải kết hợp cơ chế thị trường với vai trò điều hành kinh tế của chính phủ và từ đó hình thành “nền kinh tế hỗn hợp” Cho tới ngày nay, kinh tế thị trường vẫn tổ rõ là mô hình kinh tế ưu việt nhất, đầy sức sống và sức thuyết phục nhất Nhưng như vậy không có nghĩa là cơ chế kinh tế thị trường cạnh tranh tự do, mà cần phẩi có sự can thiệp kinh tế của nhà nước Nhưng sự can thiệp hay vai trò kinh tế của nhà nước ở đây phải được đặt trong kinh
tế thị trường chứ không phải trong một mô hình kinh tế nào khác Ngày nay, thuyết “nền kinh tế hỗn hợp” đang là nền tầng lý luận trong thực tiễn quan lý nhà nước ở
nhiều nước, với mức độ “hỗn hợp” khác nhau
1.2.2.2 Những đặc trưng cơ bản của mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước
Trên bình diện tổng quát, kinh tế thị trường có sự quần lý của nhà nước đang tiến hành ở các nước tư bản hiện nay đều có điểm tương đồng: vừa có "bàn tay vô hình" của thị trường tác động, tự điều chỉnh, vừa có sự can thiệp, điều tiết của nhà nước, cái gọi là "bàn tay hữu hình", là sự quản lý không thể thiếu được của nhà nước ở các trình độ khác nhau, bao gồm các đặc trưng sau đây:
Thứ nhất, tồn tại chế độ sở hữu hỗn hợp TBCN để thích ứng với tính chất trình độ phát triển vừa cao độ vừa đa dạng của lực lượng sẵn xuất, nhưng nền tẳng vẫn là
sở hữu tư nhân TBCN, trong đó tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau như: sở hữu
của nhà tư ban cá thể, sở hữu của tập thể các nhà tư bắn mà thực chất là sở hữu tư bản độc quyền, sở hữu tư bản nhà nước, sở hữu hợp tác xã, sở hữu cá thể không mang tính chất bóc lột
Ngoài ra, ngày nay trong CNTB, sự biến đổi của sở hữu còn được thể hiện ở một số điểm sau đây:
Trang 36- Su phát triển hình thức sở hữu cổ phần một cách phổ biến Điều đáng chú ý
là các cổ đông ở đây không chỉ có các nhà tư bản, mà mở rộng đến công nhân viên chức và cơng nhân ngồi xí nghiệp
- Sự xuất hiện một hình thức sở hữu mới - sở hữu trí tuệ Khi sở hữu tài chính gắn với sở hữu trí tuệ sẽ tạo thành quyền lực thống trị lớn nhất trong kinh tế thị
trường (như các hãng lớn, các tập đoàn)
- Đã xuất hiện loại hình xí nghiệp mới, mà người ta gọi là “xí nghiệp công nhân - ông chủ” nằm trong hệ thống kinh tế TBCN (Ở Mỹ, người ta dự tính hiện có hơn 11% số lao động làm việc trong những xí nghiệp như vậy Tỷ lệ này dự báo đang tăng nhanh Ở các nước tư bắn công nghiệp phát triển đều có hiện tượng ấy)
Xét theo quan điểm tiến hóa, các hiện tượng trên cho thấy rằng, các nhân tế tự phủ định đối với chế độ tư hữu tư bản đã xuất hiện và đang tăng lên cùng với sự phát triển cao của xã hội hóa
- Xu hướng tách rời quyền sở hữu với quyền sử dụng trong quản lý kinh doanh Do đó khi chủ sở hữu trong vai trò cổ đông thì quyền kiểm soát xí nghiệp, công ty đã giảm đi Ít hay nhiều họ mang tính chất thụ động của người thực lợi
Mặt khác, trong khi quyền lực của chủ sở hữu giảm đi thì lại ra đời cơ cấu trung gian nhằm dung hòa hai lợi ích (lợi ích chủ sở hữu và lợi ích xã hội)
Thứ hai, cơ chế điều tiết nền kinh tế TBCN hiện đại gồm có mấy lực lượng
sau:
~ Thị trường cạnh tranh độc quyền
Mặc dù kinh tế thị trường trong thời kỳ này có sự thống trị của tư bản độc quyền, có sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào các quá trình kinh tế, nhưng không xóa bồ được cạnh tranh trên thị trường, mà còn làm cho cạnh tranh càng trở nên sâu
sắc, quyết liệt và bao trùm hơn Cạnh tranh vẫn là sức sống của nền kinh tế
Ở trên thị trường, nổi bật lên là sự cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc quyền, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau,
Trang 37cạnh tranh trong nội bộ độc quyền Ngoài ra, còn có sự cạnh tranh ty do trong lĩnh vực sắn xuất hàng hóa nhỏ và những nhà tư bản không độc quyền dưới sự chỉ phối của tư bản độc quyền
Trong quá trình cạnh tranh ấy, bởi có sự lũng đoạn của tư bản độc quyền nên ở trên thị trường đã hình thành giá cả độc quyền (giá cả độc quyền = chỉ phi san xuất + lợi nhuận độc quyền)
Nhưng sức mạnh cơ bản của cơ chế điều tiết nền kinh tế trong giai đoạn này
vẫn là thị trường, vẫn chịu sự tác động bởi những qui luật khách quan vốn có của kinh tế thị trường Sự biến động của giá cả thị trường, của lợi nhuận so sánh và cả sự
thua lỗ trong sản xuất vẫn điều tiết việc phân phối các yếu tố sản xuất và cơ cấu sản
xuất Tuy nhiên thị trường trong giai đoạn này khác đáng kể với thị trường cạnh tranh thuần túy, bởi vì trong nhiều ngành có sự thống trị không thể chia cắt của các tổ chức độc quyền Tính chất cạnh tranh mù quáng giảm, nó chỉ còn lại ở các khu vực giới hạn và ít ảnh hưởng của nền kinh tế Sự vận động của nền kinh tế theo cơ chế thị trường hỗn hợp- cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước tư sắn
- Tính kế hoạch của các tổ chức độc quyền
Với sự xuất hiện của các tổ chức độc quyền, thì các tổ chức độc quyền này có quy mô lớn hoặc liên kết nhiều xí nghiệp lại, tạo nên ưu thế về kinh tế Chúng nắm phần lớn việc sắn xuất hoặc tiêu thụ một loại hoặc một số loại sản phẩm có khả năng hạn chế cạnh tranh, khống chế thao túng giá cả, bán theo giá cả độc quyền, nhằm mục đích thu lợi nhuận độc quyền cao Các tổ chức độc quyền có kế hoạch sản xuất kinh doanh khá hoàn thiện, có khả năng tính toán gần đúng thị trường tiêu thụ, với tiềm lực kinh tế mạnh và sử dụng “chế độ tham dự” thì các tổ chức độc quyền đã trở thành một lực lượng không ngừng tăng cường xâm nhập, thao túng, khống chế thị trường trong nước và quốc tế Đồng thời tư bản tài chính ra đời trên cơ sở dung hợp giữa tư bắn công nghiệp và tư bản ngân hàng, nắm hầu hết các ngành kinh tế chủ yếu, chỉ phối hầu như toàn bộ của cải của xã hội, thống trị cả mặt chính trị và các
Trang 38lĩnh vực của đời sống xã hội Việc xuất khẩu tư bắn với quy mô lớn đã thúc đẩy việc
quốc tế hóa đời sống kinh tế và chính sự phát triển các liên minh độc quyền quốc tế
đã đưa đến sự hình thành thị trường thế giới thống nhất
Rõ ràng các tổ chức độc quyền đã trở thành một lực lượng rất mạnh mẽ của
kinh tế thị trường trong thời kỳ này Lực lượng này đã điều tiết sản xuất trong phạm
vi của nó bằng các kế hoạch dựa trên sự nghiên cứu thận trọng và thường xuyên các nhu cầu đại chúng về khối lượng, cơ cấu và khuynh hướng biến đổi nhu cầu, hướng sản xuất của mình tới người tiêu dùng thông qua việc ký các hợp đồng, lập các kế hoạch linh hoạt Giờ đây, trên thị trường có sự thúc đẩy lẫn nhau giữa độc quyền và cạnh tranh Từ khi độc quyền TBCN ra đời đến nay, tuy độc quyền không ngừng
được tăng cường, nhưng không hề cẩn trở thị trường phát triển cũng chưa hạn chế
cạnh tranh Ngược lại cạnh tranh càng thêm mạnh mẽ trên thị trường trổ thành động lực to lớn khiến cho kinh tế của CNTB từ sau chiến tranh thế giới II đến nay có
bước tăng trưởng và phát triển đáng kể
~ Vai trò quản lý của nhà nước
Trong kinh tế thị trường hiện đại, vai trò của nhà nước tư sản đã đổi khác, đã trở thành một lực lượng của thị trường Bộ máy nhà nước tư sản và các tổ chức độc
quyền đã tháp hợp lẫn vào nhau, nhà nước đã can thiệp trực tiếp vào các quá trình kinh tế và phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền
+ Để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, nhà nước phải tham gia quan lý vĩ mô đối với nền kinh tế Nhà nước điều tiết các quá trình sản xuất xã hội, định hướng các mục tiêu phát triển kinh tế ở từng thời kỳ thông qua việc hoạch định các chiến lược phát triển, xây dựng các kế hoạch phát triển, sử dụng các công cụ kinh tế như: tài chính, tiền tệ, điều tiết thu nhập, tích lũy nhằm can thiệp vào quá trình tái sản xuất, điều chỉnh và kiểm soát chúng, nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi và duy trì các điều kiện bình thường của quá trình tái sản xuất xã hội, bảo đảm lợi nhuận độc quyền cao cho tư bản độc quyền một cách ổn định
Trang 39Bên cạnh đó, sự can thiệp của nhà nước còn được thể hiện qua các mặt như: xây dựng hình thức sở hữu nhà nước Trực tiếp đầu tư vào các công trình công cộng,
kết cấu hạ tầng Chú ý về tiền lương, trợ cấp thất nghiệp, phúc lợi xã hội Tăng
cường hoạt động kinh tế đối ngoại, giao lưu, mở rộng quan hệ kinh tế với các nước, Ban hành luật chống độc quyền Đồng thời, ngày nay, kinh tế thị trường chịu sự tác động tích cực của chế độ chính trị, của nhà nước, của đẳng cầm quyền để phát triển kinh tế theo những mục tiêu nhất định Mỗi nhà nước có thể sử dụng nó theo quan điểm của mình để thực hiện những mục tiêu đã đặt ra
+ Nhà nước đã xâm nhập vào giới tư bản độc quyền và tham gia vào guồng
máy thị trường Nhà nước trực tiếp đứng ra thu hút tiền để dành và tiết kiệm của tư
nhân để dùng vào đầu tư, tạo ra hàng hóa và việc làm để đưa tổng cung trở lại bằng tổng cầu Nhà nước vừa là người sản xuất đặc biệt, mua các yếu tố đầu vào để tổ chức sản xuất tạo ra các hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xã hội (y tế, giáo dục, quốc phòng), vừa là người tiêu dùng đặc biệt, sở hữu một số lớn tài sắn, có thể cho thuê và bán trên thị trường các yếu tố sản xuất Vai trò của nhà nước ngày càng mở rộng, như trợ cấp khuyến khích sản xuất, kiểm soát việc cạnh tranh giữa các ngành hàng quan trọng (lương thực, vận tải, bảo hộ, nhập khẩu), giữ cân bằng giữa tổng sản
xuất và tổng tiêu dùng bảo đầm cho các mục tiêu phát triển đồng đều, nghĩa là tăng
đần vai trò kế hoạch tổng thể, điều phối toàn bộ nền kinh tế
+ Trong những tổng kết của ngân hàng thế giới vài năm gần đây đã khẳng định mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường là một vấn đề trung tâm của sự phát
triển kinh tế Các nhà nước ở các nước kinh tế thị trường phát triển còn thực hiện sự bóc lột về kinh tế, áp bức về chính trị đối với các dân tộc nhỏ yếu Hiện nay các
cường quốc, các tập đoàn tư bản đang ráo riết thực hiện mục tiêu bá quyền khu vực
và thế giới bằng cách sử dụng tổng hợp biện pháp kinh tế với biện pháp bạo lực đối với các dân tộc mong muốn hòa bình, ổn định và phát triển Sự thay đổi chiến lược
Trang 40của các cường quốc sau chiến tranh lạnh thực chất chỉ là thay đổi hình thức thực hiện
các mục tiêu cũ mà thôi
Như vậy, đến giai đoạn này thì kinh tế TBCN không còn là kinh tế thị trường
cạnh tranh tự do, mà có nhiều tác động lớn của các tổ chức quản lý, đặc biệt là vai
trò của nhà nước Đó là nền kinh tế mà cả độc quyền, cá nhân nhà kinh doanh và nhà nước đều phát huy ảnh hưởng kinh tế của mình trên cơ sở sự vận động của thị trường Tính tự phát của thị trường bị giới hạn bởi sự đồng thời tác động của độc
quyền tư nhân và các cơ quan nhà nước làm cho các quan hệ kinh tế thường được thể chế hóa, có tính chất tổ chức hơn Kết quả là cơ chế điều tiết nền kinh tế của kinh tế
thị trường có sự quản lý của nhà nước đã tạo ra các phương tiện để phối hợp điều tiết một cách hợp lý nền sẩn xuất xã hội so với cơ chế cạnh tranh tự do
Thứ ba, về cơ cấu kinh tế
Trong kinh tế thị trường hiện đại, cơ cấu kinh tế đã có sự biến đổi phù hợp với yêu cầu của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ và hiện nay cơ cấu kinh tế đã phát triển theo chiều hướng mới Tỷ trọng các ngành có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao tăng lên, cùng với sự tăng cường mạnh mẽ các ngành tự động hóa Bên cạnh cơ cấu
ngành thay đổi, thì cơ cấu sản phẩm cũng có sự thay đổi tương ứng, trong đó tỷ trọng
cũng như vai trò của các sản phẩm có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao ngày càng tăng lên, kéo theo sự thay đổi cơ cấu lao động, nghề nghiệp, cơ cấu xuất nhập
khẩu Sau đây là một số biểu hiện cụ thể:
- Cơ cấu công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ hiện đại là cơ cấu phổ biến của kinh tế thị trường hiện đại và ngày nay nó đang hướng tới cơ cấu dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp
Về cơ cấu ngành sản xuất đã và đang diễn ra quá trình giảm tương đối của các ngành sản xuất vật chất (công nghiệp và nông nghiệp) và quá trình tăng tương đối các ngành phi sản xuất vật chất-ngành dịch vụ sản xuất và dịch vụ xã hội trong tổng lao động xã hội và trong tổng sản phẩm quốc gia (GNP)