LUẬ
QUỐC GIÁ HỒ CHÍ MINH
3Ø VIÊN BÁO CHÍ VÀ TUYẾN TRUYỂN
VŨ NGỌC TUẤN
N VẬN THAC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Trang 2
BH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN 4 II HM ; bo Í 2⁄27/2- pD | VŨ NGỌC TUẤN
Ì giáo DỤC CHÍNH TRI - TU TƯỞNG CHO CÔNG NHÂN vn | NGÀNH THAN 0 TINH QUANG NINH HIEN NAY
a
_ Chuyên ngành: Công tác tư tưởng
Ma sé: 60 31 25
LUAN VAN THAC Si KHOA HOC CHINH TRI
Trang 3Chuong I GIAI CAP CONG NHAN VA CONG TAC GIAO DUC
CHÍNH TRỊ - TU TUONG CHO GIAI CAP CONG NHAN |
1.1 Giai cấp CƠHg HÌHẪH HH1 111 111EEseee 7
1.2 Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho giai cấp công nhám 20 1.3 Vai trò giáo dục chính trị - tw tưởng cho giai cấp công nhân 32
Chương 2 THỤC TRẠNG CƠNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ - TƯ
TƯỞNG CHO CÔNG NHÂN NGÀNH THAN Ở TÍNH QUANG NINH 44
2.1 Những nhân tổ ảnh hưởng đến công tác giáo dục chính trị - tư tưởng
cho công nhân ngành than ở tỉnh Quảng Nĩnh eo 44°
2.2 Tinh hinh céng tac gido duc chinh iri - tw tướng cho công nhân ngành than tỉnh Quảng Ninh hiện nay 2E EEEEEirereerreeeece 61
Chương 3 QUAN DIEM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO HIỆU QUÁ GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG CHO CÔNG
NHÂN NGÀNH THAN TỈNH QUẢNG NINH HIỆN NAYV 78
3.1 Quan điểm cơ bản 222C 78
3.2 Một số giải pháp chú yắn 2EEEE g8
KẾT LUẬN 2.8112 2 2E 106
Trang 4CNH, HDH CNLD CNTB CNXH CT- TT TBCN XHCN
Trang 5Công tác giáo dục chính tri - tư tưởng (CT-TT) là một bộ phận của ˆ
| công tác tư tưởng, có vai trò, vị trí và nhiệm vụ rất quan trọng đối với sự
nghiệp cách mạng của nước ta C.Mác đã chỉ rõ: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật
chất chỉ có thể bị đánh đỗ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ
trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập quần chúng”|25,
tr.580] Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Đảng muốn vững thì phải có chủ
nghĩa làm cốt Vì vậy, các Đảng cộng sản nói chung, Đảng cộng sản Việt Nam nói riêng phải coi trọng và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục CT- TT cho tất cả các lực lượng làm cách mạng trong đó có giai cấp công
nhân (GCCN) ` °
Ngành, than là ngành kinh tế quan trọng hiện nay đòi hỏi công nhân phải
được chú trọng giáo dục CT-TT, giáo dục lý tưởng cách mạng, nhất là đối với
công nhân trẻ Bởi vì, để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, thực hiện thành
công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, GCCN
không chỉ có trí tuệ mà rất cần phải có bản lĩnh chính trị vững vang
Để làm được điều đó, cần nhìn rõ thực trạng và những van đề đặt ra
hiện nay liên quan đến nhận thức chính trị của GCCN, đồng thời tìm ra giải pháp giáo dục CT-TTT, nâng cao bản lĩnh chính trị cho công nhân nước ta nói
chung, công nhân ngành than ở Quảng Ninh nói riêng trong điều kiện mới Trong công cuộc đổi mới, thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH đất nước theo mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, khang dinh vai tro lanh dao của Đảng và của GCCN Trong điều kiện cơ chế thị trường, mở rộng giao lưu, hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh những mặt tích cực, GCCN chịu sự tác
Trang 6đoàn kết thống nhất GCCN, gan loi ich giai cap với lợi ích dân tộc; làm hat
nhân trong khối liên minh công - nông - trí thức, lực lượng chủ yếu bảo đảm sự thành công của quá trình CNH, HĐH nước nhà
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang tiếp tục bước
vào thời kỳ đây mạnh CNH, HĐH đất nước Nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ này hết sức to lớn, nặng nề, có tính chất quyết định tới sự tồn vong và phát triển của đất nước, đội ngũ công nhân ngành than đòi hỏi phải vươn lên ngang tầm nhiệm vụ
Chúng ta đang xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) và bảo vệ Tổ
quốc trong một bối cảnh rất phức tạp Đó là cuộc đấu tranh dân tộc, đầu
tranh giai cấp đã và đang diễn ra sâu sắc, quyết liệt dưới nhiều màu sắc,
mức độ khác nhau Trong khi đó, không ít những vấn đề lý luận và thực
tiễn chưa được tổng kết hoặc chưa được làm sáng tỏ, cho nên còn nhiều ý
kiến khác nhau cần được thống nhất cả về mặt nhận thức và hành động cách mạng Bên cạnh đó, các thế lực thù địch ở bên ngoài cấu kết với bọn phản động trong nước gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân “tộc, mưu
toan làm suy yếu và xoá bỏ Đảng ta |
Trong qua trinh CNH, HDH đất nước và yéu cau phat trién nganh than, đội ngũ công nhân than Quảng Ninh phải luôn luôn vững vàng về tư tưởng chính trị, không dao động trước mọi tình huỗng khó khăn, thống
nhất về nhận thức, ý chí và hành động trên cơ sở nền tảng tư tưởng của Đảng Đó là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Cương lĩnh
chính trị, chú trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước Nhằm
Trang 7trị cho đội ngũ công nhân Trong khi đó, công tác giáo dục CT-TT cho
công nhân ngành than của tỉnh Quảng Ninh cũng còn bộ lộ một số hạn chế
nhất định về nội dung, phương pháp giáo dục và trình độ của đội ngũ cán
bộ công tác tư tưởng, đòi hỏi cần phải được khắc phục kịp thời Đó là lý
do tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Giáo dục chính trị - tư tưởng cho
công nhân ngành than ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay”
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề giai cấp luôn là trung tâm trong mỗi thời kỳ cách mang, vi vay,
nó cũng là vẫn đề được tập trung nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau Có
nhiều công trình nghiên cứu vấn đề GCCN
- Đảng và Nhà nước ban hành một số chỉ thị, nghị quyết, chính sách về
GCCN: Gần đây nhất là Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoa X
- Cac sach nghién ctru, tham khao viét vé gido duc CT-TT va GCCN nhu: GS Văn Tạo, Đổi mới tư duy vé GCCN — kinh tế tri thức và công nhân
tri thức, Nxb Chính trị Quốc gia, H 2008; Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Xu hướng biến động của GCCN trong những năm đầu thế lỷ XXI, Nxb Lao
động, H.2001; PGS.TS Dương Xuân Ngoc, GCCN trong sw nghiép CNH
HĐH đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, H 2004; PGS Cao Van Lượng (chủ
biên), CNH, HDH va sw phat triển GCCN, Nxb Chính trị quốc gia, H 2001;
PGS PTS Dé Nguyên Phương, Về sự phân tầng xã hội ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay, H 1994; PGS.TS Lương Khắc Hiếu (Chủ biên), Nguyên jý
cong tác tư tưởng, tập I, Nxb Chính trị quốc gia, Ha Ndi 2008; TS Tran Thi
Anh Dao, Cong tée ty tưởng trong sự nghiệp CNH, HDH dat nước, Nxb
Trang 8VỀ cơ cấu trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Luận án tiễn sĩ; Luận văn thạc sĩ
khoa học chính trị của Nguyễn Thị Thuý Lan về “Giáo đực ý thức chính trị cho công nhân lao động trong các doanh nghiệp ở Hà Nội hiện nay”, H.2007
- Nhiều bài viết đăng trên các tạp chí về đề tài này như: Vũ Quang
Vinh: "Tuyên truyền, giáo dục ý thức chính trị cho công nhân thuộc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh” , Tạp chí Cộng sản, số 23/ 2004; Đặng Ngọc Tùng: “Cơng đồn Việt Nam với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước ”, Tạp chí Cộng sản, số 22/ 2008 Tuy nhiên, có thể nói chưa có đề tài nào nghiên cứu toàn diện về đề tài mà tác giả đã lựa chọn 3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Muc dich
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác giáo dục CT-TT
cho công nhân ngành than, luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục CT-TT cho công nhân ngành than ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay
Ÿ.2 Nhiệm vụ
- Nghiên cứu một số vấn để lý luận chung về công tác giao duc CT-
TT cho công nhân
- Phân tích thực trạng công tác giáo dục CT-TT cho công nhân ngành than ở tỉnh Quảng Ninh thời gian qua
Trang 9Luận văn tập trung vào nghiên cứu công tác giáo dục CT-TT cho công
nhân ngành than ở tỉnh Quảng Ninh
4.2 Phạm vi
Luận văn nghiên cứu công nhân ngành than qua thực tế tại Công ty than Hòn Gai, tỉnh Quảng Ninh tập trung vào khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay S Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
3.1, Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Cụ thể là dựa trên những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về giáo dục CT-TT và GCCN; đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học khác có liên quan đã được công bố ở nước ta
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp: lôgic - lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê số liệu, đặc biệt là phương pháp điều tra xã hội học, trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét,
đánh giá và kết luận
6 Đóng góp của luận văn
6.1 Vé mat lý luận
- Luận văn góp phân tìm hiểu sâu hơn về vai trò của giao duc CT-TT
déi voi GCCN Việt Nam nói chung và công nhân Quang Ninh nói riêng Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần đánh giá thực trạng và đưa ra những dự báo khoa học về diễn biến tư tưởng của công nhân ngành than ở tỉnh Quảng Ninh nhằm
Trang 106.2 VỀ mặt thực tiễn
- Luận văn cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng những chính sách và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục CT-TT cho
công nhân ngành than ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tải liệu tham khảo, luận văn
Trang 11CHINH TRI - TU TUONG CHO GIAI CAP CONG NHAN
1.1 Giai cấp công nhân
1.1.1 Khải niệm giai cấp công nhân Việt Nam
GCCN là con đẻ của nền đại công nghiệp, cùng với sự phát triển của nên đại công nghiệp nó đã lớn lên không ngừng và ngày càng có thêm những đặc trưng mới
Từ giữa thế kỷ XIX, trong "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra định nghĩa: "Giai cấp vô sản là giai cấp những người
công nhân làm thuê hiện đại, vì mắt tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc
phải bán sức lao động của mình đề kiếm sống" [27, tr 596]
Từ định nghĩa trên cho thấy, khi đưa ra khái niệm GCCN, C.Mac va Ph.Angghen đặc biệt nhắn mạnh đến địa vị của họ trong quan hệ sản xuất của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (TBCN) ở thế kỷ XIX Đó là: do mất
hết tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc phải bán sức lao động để kiếm sống
và bị nhà tư bản bóc lột giá trị thăng dư Thời C.Mác GCCN hau hết là những người vô sản Ở Việt Nam trước đây, nói đến GCCN dưới thời Pháp thuộc là
nói đến giai cấp vô sản Bởi vậy, theo quan niệm truyên thống, khi phân tích về bản chất và chất lượng của GCCN, phần lớn căn cứ chủ yếu vào vị trí của họ
trong quan hệ sản xuất Ngày nay, bước sang thé ky XXI, GCCN trong thuc té
đã có nhiêu thay đổi, do đó nhận thức về nội dung khái niệm công nhân cũng cần đổi mới Trước hết, đó không còn thuần túy là GCCN như ở thế kỷ XIX
Ở các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN), công nhân không còn là những người
Trang 12tư liệu sản xuất của xã hội Mặt khác, với tư cách cá nhân, họ ở vào địa vị làm thuê cho nhà tư bản và vẫn bị bóc lột Song địa vị làm thuê của họ khơng hồn tồn giống như dưới chế độ tư bản; họ đã được nhà nước bảo hộ Ở các nước
TBCN phát triển, công nhân cũng không phải tất cả đều là vô sản như ở thế
ký thứ XIX, mà một bộ phận khá đông đã có tư hữu nhỏ (một số có tư liệu sản
xuất phụ để có thể cùng gia đình làm thêm ở nhà hay sử dụng để làm những
công đoạn phụ cho xí nghiệp chính; một số công nhân có cổ phần trong xi nghiép va tua hé 1a người cùng làm chủ xí nghiệp)
Từ các tài liệu nghiên cứu về GCCN và phong trào công nhân của
nhiều tác giả cho thấy hiện nay đang nỗi lên những vẫn đề còn đang tranh
luận: Có ý kiến cho rằng GCCN bao gồm tất cả những người làm công ăn lương, vì đây là tiêu chí để phân biệt người có tư liệu sản xuất và người lao
động bán sức lao động "Lương" để chỉ thu nhập ở khu vực quốc doanh,
"Công" để chỉ thu nhập ở khu vực ngoài quốc doanh Có ý kiến lại cho rằng:
không thê đưa tất cả những người làm công ăn lương vào khái niệm GCCN,
Chúng ta có thể coi những người lao động trong các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp là công nhân Còn những người làm công ăn lương phục vụ trong các ngành khác như y tế, giáo dục, văn hóa, dịch vụ (không liên quan trực tiếp đến phương thức sản xuất công nghiệp) là người lao động nói chung được thu hút vào tổ chức cơng đồn nghề nghiệp, nhưng không phải là công nhân |27, tr 96](4)
Có thê thay rằng ý kiến thứ hai hợp lý hơn vì đã phản ánh đúng vị trí
Trang 13công nhân làm thuê bình thường trong nền đại công nghiệp ít ra là 10 năm và hiện nay đang làm việc trong đại công nghiệp từ 2 đến 3 năm” [23, tr 349]
Ở đây V.I Lênin muốn nhấn mạnh khái niệm công nhân chỉ bao gồm
những ai do điều kiện sống của bản thân mà thực sự có đầy đủ tâm lý vô sản Song, muốn có đầy đủ tâm lý vô sản thì cần thiết phải làm việc nhiều năm
trong công xưởng, do những điều kiện chung về sinh hoạt kinh tế - xã hội bắt
buộc Tất nhiên sẽ là rất máy móc nếu định lượng cụ thẻ thời gian làm việc đó là bao năm, bởi vì việc hình thành tâm lý vô sản ở mỗi đối tượng công nhân
không thể hoàn toàn như nhau Tuy vậy, không thể xếp lực lượng lao động là nông dân ra làm thuê trong những đơn vị sản xuất công nghiệp theo hợp đồng
ngắn hạn vào lúc nông nhàn, vào đội ngũ GCCN Bởi vì họ chỉ tham gia hoạt
động sản xuất trong các ngành công nghiệp theo thời vụ, chưa có đủ một thời
gian làm việc nhất định để hình thành tâm lý vô sản, nên tác phong công
nghiệp của họ còn hạn chế, ý thức giai cấp chưa rõ ràng Tâm lý vô sản phải
được coi là một điều kiện cần dé nhận biết đâu là công nhân, chứ không phải
cứ hễ ai làm việc ở xí nghiệp đều là công nhân (cũng giống như không phải ai
lao động trí óc cũng được coi là trí thức)
Ở Việt Nam, do quan niệm về GCCN hiện nay đang còn nhiều ý kiến, nên cũng có nhiều định nghĩa ít nhiêu khác nhau về GCCN
Trong cuốn Chủ nghĩa cộng sản khoa học - đề cương bài giảng dùng trong các trường đại học và cao đăng từ năm học 1991 - 1992 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã nêu: “GCCN là giai cấp của những người lao động trong
nên sản xuất vật chất có trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại, lao động thặng dư của họ là nguồn gốc chủ yếu cho sự giàu có của xã hội”
Trang 14Hội đồng Lý luận Trung ương chỉ đạo biên soạn bộ giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã nêu lên định nghĩa:
GCCN là giai cấp những người lao động hoạt động sản xuất trong các ngành công nghiệp thuộc các trình độ kỹ thuật khác nhau;
mà địa vị kinh tế - xã hội thì tùy thuộc vào chế độ xã hội đương thời:
Ở các nước tư bản, họ là những người không có hoặc về cơ ban không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị
giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; ở các nước XHCN, họ là
những người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản
xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động cho mình [30, tr 97- 98] Định nghĩa về GCCN của tác giả Bùi Đình Bôn lại nêu như sau:
GCCN hiện đại là một tập đoàn xã hội ôn định, hình thành và phát triển cùng với cách mạng công nghiệp, với nhịp độ phát triển
của lực lượng sản xuất hiện đại có tính chất xã hội hóa ngày càng cao; là lực lượng sản xuất cơ bản, tiên tiến trong các quá trình công
nghệ, dịch vụ công nghiệp, trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình
sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội, động lực chính của tiến trình lịch sử từ chủ nghĩa tư bản
(CNTB) lén CNXH [5, tr 14]
- Céng trinh "Béi mdi chinh sach x4 hội đối với công nhân và thợ thủ
công” của trung tâm nghiên cứu thông tin lý luận Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội, 1995, định nghĩa:
GCCN Việt Nam là một tập đoàn xã hội những người lao động ở Việt Nam, có thu nhập chủ yếu bằng lao động làm công ăn lương,
Trang 15cho lực lượng sản xuất tiên tiến trong xã hội nên GCCN tất yếu có
vai trò đi tiên phong trong tiến trình phát triển của lịch sử hiện đại [17, tr.113]
GS,TS Dương Xuân Ngọc định nghĩa về GCCN Việt Nam:
GCCN Việt Nam là một tập đoàn người mà lao động của họ gan với sản xuất kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hiện đại, thu nhập chủ yếu của họ bằng làm công ăn lương; là lực lượng sản xuất chủ
yếu và là sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức vì
một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chu, van minh [33, tr.69]
Gần đây nhất, tại Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương (khoá X) về “ Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ
đây mạnh CNH, HĐH đất nước” đã đưa ra khái niệm về giai cấp công nhân
như sau: “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang
phát triển, bao gồm những lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương
trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”
[14 tr.43]
Điểm lại các định nghĩa trên cho thấy có hai loại: định nghĩa về
_GCCN hiện đại và định nghĩa về GCCN Việt Nam Tuy vậy, đòi hỏi cũng cần
phải có thời gian để các nhà nghiên cứu đi sâu phân tích, tranh luận nhằm đưa
ra một định nghĩa chính xác, khoa học về GCCN Việt Nam
Trong các định nghĩa mới về GCCN hiện nay, ngoài việc nhắn mạnh địa vị của GCCN trong quan hệ sản xuất, các nhà nghiên cứu đã đi sâu xem
xét vị trí của họ từ phía lực lượng sản xuất Đặc biệt, các định nghĩa đều nhắn mạnh đặc trưng cơ bản thứ nhất của GCCN, đó là những người lao động công
nghiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất công nghiệp,
Trang 16nhận hai đặc trưng cơ bản cúa GCCN, còn chỉ ra rằng cần làm rõ thế nảo là
một giai cấp trong định nghĩa của mình với ý nghĩa coi trọng số lượng Đương nhiên là các tác giả đã dựa vào định nghĩa giai cấp của V.I Lênin và
họ đã đưa vào định nghĩa GCCN cụm từ "một tập đoàn xã hội", "một cộng đồng người lao động", "một tập đoàn xã hội rộng lớn", "một tập đoàn xã hội
ôn định" Theo chúng tôi, những tiêu chí thuộc về định nghĩa giai cấp của
V.I.Lênin hiển nhiên đã phải được bao chứa toàn bộ trong định nghĩa GCCN Điều quan trọng là định nghĩa GCCN phải làm nỗi bật được những
tiêu chí khiến cho có thể phân biệt được giữa GCCN với các giai cấp khác
Từ sự nghiên cứu lý luận và thực tiễn, về cơ bản chúng tôi nhất trí
với khái niệm về giai cấp công nhân Việt Nam trình bày tại Văn kiện Hội
nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương (khoá X) và một số định nghĩa của các tác giả nêu trên vì các định nghĩa đó đã phản ánh được hai đặc trưng cơ
bản của GCCN, đồng thời mang đến cho chúng ta một khái niệm mở về GCCN
bao gồm “những người lao động, hoạt động sản xuất trong các ngành công nghiệp thuộc các trình độ kỹ thuật khác nhau" Không những thế các định
nghĩa đó còn nói rõ được nét mới về địa vị kinh tế - xã hội cua GCCN ở các nước XHCN
Tiếp thu những điểm hợp lý trong các định nghĩa, tác giả xin được
khái quát tổng hợp chung cho khái niệm về GCCN trong điều kiện mới như sau: CCCN: hiện đại là những người lao động sống và làm việc sắn với những
ngành sản xuất, dịch vụ công nghiệp thuộc các trình độ kỹ thuật khác nhau; địa vị kinh tế - xã hội tùy thuộc vào chế độ xã hội đương thời; do đại diện cho lực lượng sản xuất hiện đại nên GCCN có vai trò lãnh đạo, là động lực chính của tiễn trình lịch sử từ CNTB lên CNXH
Từ thực tiễn nước ta hiện nay, có thê thấy co’ cau GCCN Việt Nam
Trang 17cua họ có tính chất công nghiệp Những kỹ sư, cán bộ kỹ thuật nghiên cứu áp dụng những thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ vào sản xuất
trực tiếp, tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất của cải vật chất Đó
là những người lao động trong các khu vực, thành phần và đơn vị kinh tế thuộc các loại hình sở hữu: xí nghiệp quốc doanh, quốc phòng, công tư hợp doanh, hợp tác liên doanh với nước ngoài, tư bản tư nhân, xí nghiệp cổ phần,
tiêu công nghiệp, khu vực tập thể và một bộ phận lao động công nghiệp cơ
khí kỹ thuật cao thuộc khu vực kinh tế tập thể và tư nhân Họ có mặt trong các ngành sản xuất: công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao
thông vận tải, bưu điện - thông tin liên lạc, dịch vụ công nghiệp Đó là một
đội ngũ những người lao động công nghiệp tuy chưa thật đông đảo về mặt số
lượng, nhưng do địa vị kinh tế - xã hội của mình, họ đã có một vị trí, vai trò to lớn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, làm nên những kỳ tích của cách mạng Việt Nam trong lịch sử đương đại
1.1.2 Đặc điểm của GCCN
GCCN nói chung có các đặc điểm cơ bản sau:
Một là, GCCN vừa là chủ thể trực tiếp vừa là sản phẩm căn bản nhất của
nền sản xuất công nghiệp hiện đại
Hai là, GCCN là người trực tiếp sản xuất vật chất và sản xuất tỉnh thần Ba là, GCCN có lợi ích cơ bản đối lập với lợi ích cơ bản của giai cap tu san
Bốn là, GCCN có bản sắc quốc tế và bản sắc dân tộc
Năm là, GCCN có hệ tư tưởng riêng của mình là chủ nghĩa Mác - Lênin GCCN có đảng tiên phong của mình là Đảng cộng sản
Trang 18trình độ giác ngộ của GCCN mỗi nước Chính những điều này đã làm cho GCCN các nước, tuy cùng bản chất, nhưng lại có những đặc điểm không giống nhau
Đối với GCCN Việt Nam còn có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, GCCN Việt Nam trước kia là rất nhỏ bé, chưa phải là công
nhân đại công nghiệp, đại bộ phận xuất thân từ nông dân; vì vậy chưa thê có ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức tập thể cao như công nhân ở các nước công nghiệp
phát triển, nhưng lại có tỉnh thần chống thực dân, phong kiến cao Khi được
Đảng giáo dục, giác ngộ, GCCN Việt Nam đã phát huy cao độ tính cách mạng và trở thành lực lượng tiên phong trong phong trào cách mạng Việt Nam
Qua hơn 20 năm đổi mới đất nước, GCCN là giai cấp đóng góp to lớn
cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Số lượng công nhân đã tăng lên nhiều so với trước, nhưng phần lớn là từ nông dân chuyển thành công nhân; số công
nhân nhiều đời không nhiều, vì vậy ở những lớp công nhân mới này vẫn mang
nặng chất nông dân Tính tập thể, tính tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, lương tâm nghề nghiệp .phải qua nhiều năm nữa mới có thể trở thành những
thuộc tính ôn định của GCCN Việt Nam hiện đại
Thứ hai, GCCN Việt Nam về cơ bản đã được trí thức hoá - Một bộ phận
lớn đã là trí thức: Đó là những lao động chân tay và trí óc có trình độ đại học, cao học, là những cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ cùng nhiều doanh nhân trong công, nông, thương nghiệp, du lịch, dịch vụ có người tuy không có băng cấp, học vị
nhưng có trí tuệ cao, có nhiều sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh Họ vẫn đóng vai trò tiền phong, đang đưa “khoa học - kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”, đang có vị thế đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH, nắm vững vị trí then chốt về khoa học, kỹ thuật, tạo ra năng suất lao động cao và một lực
lượng sản phẩm xã hội cao nhất trong nên kinh tế quốc dân Đại bộ phận công
nhân ta khơng cịn hồn tồn là vơ sản, như hồi đầu thế ky XX nữa mà đã là
Trang 19sở hữu có thê làm ra của cải làm giàu cho xã hội và làm giàu cho bản thân
mình; một số công nhân đã có cả tư liệu sản xuất, cỗ phần, cổ phiếu trong công
ty, xí nghiệp được hưởng lợi nhuận theo cô phần góp vào
Thứ ba, GCCN Việt Nam đang tiếp tục phát huy vai trò là giai cấp lãnh
đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, là lực
lượng nòng cốt trong liên minh giữa GCCN với giai cấp nông dân và đội ngũ
trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Tuy nhiên, ý thức giác ngộ giai cấp của công nhân không đồng đều và chưa đáp ứng kịp yêu cầu của thời kỳ mới
Đại đa số công nhân nước ta tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, vào công cuộc đổi mới và triển vọng phát triển tốt đẹp của đất nước theo con đường
XHCN; có ý thức tự hào dân tộc, tỉnh thần yêu nước, cần cù lao động, tinh thần
đoàn kết, tương thân, tương ái Bản chất tốt đẹp của GCCN đang ngày càng được
phát huy Đồng thời GCCN nước ta đang ngày càng đồng tình và thích nghỉ với
cơ chế thị trường, đã bắt đầu hình thành ý thức về giá trị của bản thân trong lao động Tâm lý lấy lợi ích, nhu cầu thiết thân trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước và dân tộc làm động lực phấn đấu là nét mới va đang từng bước được
phát huy trong công nhân Sự cách biệt về vị thế giữa công nhân doanh nghiệp
nhà nước và công nhân doanh nghiệp ngoài nhà nước đã giảm nhiều
Công nhân nước ta, đặc biệt là đội ngũ công nhân trí thức, đã phát huy
tinh thần sáng tạo, đề xuất nhiều giải pháp quý báu cho Đảng, Nhà nước đúc
thành những chủ trương và chính sách để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả phát triển kinh té, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội GCCN, nhất là bộ phận công nhân trí thức đã phát huy tính năng động,
sáng tạo trong công việc, thích ứng với cơ chế thị trường, tiếp thu và từng bước
làm chủ những thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại
Ý thức giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị của GCCN không đồng
Trang 20pháp luật của công nhân còn nhiều hạn chế Một số công nhân ít quan tâm đến
chính trị Tỷ lệ đảng viên là công nhân và cán bộ lãnh đạo các cấp xuất thân từ
công nhân còn ít Hiện nay, số đảng viên được kết nạp là công nhân chỉ chiếm
khoảng 8 % tống số đảng viên mới kết nạp hang năm Rất ít doanh nghiệp
ngoài quốc doanh có tổ chức cơ sở Đảng và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; tỷ lệ doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tổ chức cơng đồn cơ sở rất thấp, và nếu có tổ chức này thì việc phát huy vai trò của nó cũng hạn chế Một
bộ phận công nhân chưa thiết tha phan dau vao Đảng; không muốn gia nhập và tham gia hoạt động trong các đoàn thể chính trị - xã hội, kế cả tổ chức cơng đồn
Thứ tư, việc làm và đời sống của GCCN đã từng bước được cải thiện,
nhất là những công nhân có trình độ chuyên môn, nghề nghiệp cao, làm việc trong các ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thuận lợi Nhà nước đã từng
bước xây dựng và hoàn thiện các chính sách về hợp đồng lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, vệ sinh, an toàn lao dong, dé dam bao cuộc
sông và an toàn trong lao động của công nhân
Tỷ lệ công nhân thất nghiệp, thiếu việc làm đã giảm nhiều; việc làm của công nhân ngày càng được 6n định Tiền lương, thu nhập của công nhân, nhất
là công nhân trí thức, công nhân có trình độ chuyên môn, nghề nghiệp cao đã tăng đáng kể, Công nhân có nhiều điều kiện hơn trong tìm, lựa chọn việc làm
phủ hợp với trình độ, năng lực, và có cơ hội, điều kiện thể hiện năng lực, trí tuệ
của bản thân Nhà nước đã quan tâm hỗ trợ giải quyết đời song cho sé lao động dôi dư trong sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nhà nước Việc thực hiện
dân chủ và đi xử bình đẳng đối với công nhân có nhiều tiễn bộ
Tóm lại, sau hơn 20 năm đôi mới đất nước, GCCN nước ta đã có nhiều
chuyên biến quan trọng Tuy nhiên, sự phát triển của GCCN chưa đáp ứng kịp
Trang 21co cau va trinh độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp Đặc biệt, một bộ phận không
nhỏ GCCN đang ở địa vị làm thuê, nên việc thực hiện vai trò làm chủ đất nước,
làm chủ xã hội của họ còn gặp nhiều khó khăn
1.1.3 Vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam
Vai trò của GCCN Việt Nam được khăng định bằng: các quan điểm
trong đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và
trong thực tiễn đôi mới đất nước theo định hướng XHCN Các quan điểm này
phản ánh thực trạng và cả định hướng phát triển, phát huy vai trò của giai cấp này trong sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN
Một là, GCCN là lực lượng chủ yếu, hàng đầu tại tất cả các thành phân kinh tế và khu vực kinh tế, nhất là tại các khu vực công nghiệp và dịch
vụ Vai trò này được thể hiện bằng quan điểm, được thể hiện trong đường lỗi, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và trong thực tế đây mạnh phát triển kinh tế theo định hướng CNH, HĐH gan voi kinh té tri
thức và hội nhập quốc tế Đáng và Nhà nước luôn xác định GCCN vừa là san
phẩm vừa là chủ thể của sản xuất công nghiệp cơ khí và kinh tế tri thức
Lao động sản xuất và dịch vụ công nghiệp là phương thức tồn tai va
phát triển của GCCN Mỗi giai đoạn phát triển của công nghiệp, cơ bản là kết quả lao động của GCCN Đến lượt nó, quá trình sản xuất công nghiệp và mỗi giai đoạn phát triển của kinh tế công nghiệp lại tạo nên cơ cấu, số lượng, chất
lượng GCCN phù hợp với giai đoạn lịch sử - cụ thể
Thông qua sự phát triển của quá trình sản xuất công nghiệp nói riêng,
và sự phát triển của kinh tế công nghiệp dịch vụ, GCCN phát triển về cơ cấu, SỐ lượng, trình độ chuyên môn - kỹ thuật, nhất là năng lực thực hành, sáng tạo
Trang 22GCCN là sản phẩm của quá trình sản xuất công nghiệp nói riêng và mỗi giai đoạn phát triển kinh tế công nghiệp - dịch vụ nói chung
Mối quan hệ biện chứng giữa tư cách chủ thể và tư cách sản pham trong quá trình sản xuất công nghiệp và phát triển kinh tế công nghiệp - dịch
vụ khang định vai trò lực lượng sản xuất chủ yếu, hàng đầu của GCCN tại tất
cả các thành phần kinh tế và khu vực kinh tế
Hai là, GCCN góp phần quan trọng và không thể thiếu vào quá trình
xây dựng, hoàn thiện cơ chế thị trường định hướng XHCN
Để giữ vững và thực hiện định hướng XHCN trong quá trình xây
dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, trước tiên và cơ bản phải thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ngay từ quan hệ lao động giữa những người sử
dụng lao động và đội ngũ những người lao động Quan hệ lao động ngày nay trước tiên, cơ bản được thực hiện trong và thông qua thị trường sức lao động Trong quá trình điều tiết quan hệ cung cầu lao động trong những năm gan day cho thay, đội ngũ những người lao động tại khu vực kinh tế công nghiệp, dịch vụ, đã không còn đóng vai trò thụ động Biện pháp có sức tác động lớn nhất của họ là thực hiện thông qua các cuộc đình công, lãn công; hoặc họ chuyền
từ thị trường lao động tỉnh, thành nảy sang thị trường lao động tỉnh, thành khác do các địa phương ngày nay hầu như đều có khu công nghiệp; vv Từ đó dẫn đến những biến đổi nhất định trong việc giải quyết quan hệ cung - cầu
lao động trước tình trạng thiếu một cách giả tạo nguồn cung cấp lao động Bên cạnh những yếu tố tiêu cực thì các biện pháp trên đây của GCCN có thể
đóng vai trò phản biện nhất định trong quá trình điều tiết quan hệ cung - cầu lao động; và từ đó tác động vảo quá trình xây dựng, hoàn thiện thê chế kinh tế
Trang 23Ba là, GCCN là lực lượng sản xuất trực tiếp và hàng đầu trong quá
trình đây mạnh phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH, HĐH gắn với
kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế
Văn kiện Hội nghị Trung ương 7, khoá VII (1994) về đây manh CNH,
HĐH khẳng định: “GCCN Việt Nam thông qua Đảng tiên phong của mình đã
lãnh đạo cách mạng nước ta trong hơn nửa thế kỷ qua, ngày nay lại đang đi
đầu trong sự nghiệp đổi mới và CNH, HĐH” [9, tr.67)
Trong quá trình đây mạnh phát triển kinh tế - xã hội theo huong CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế, nỗi lên vấn đề gắn kết chặt chẽ hoạt động ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ với sản xuất, kinh doanh, trước tiên và chủ yếu trong khu vực kinh tế công nghiệp, dịch vụ Chỉ nhờ vậy mới có thể củng cố, hiện đại hố các ngành cơng nghiệp truyền
thống, đồng thời đây mạnh chuyến dịch cơ cấu các ngành công nghiệp, dịch
vu sang các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học — công nghệ cao, có
giá trị gia tăng lớn, như cơ khí chế tạo, điện tử - viễn thông — tin học, cơng nghiệp hố chất và dược phẩm, các dịch vụ công nghiệp hoặc có tính công
nghiệp (dịch vụ hàng hải quốc tế, dịch vụ vận tái, kho bãi hoặc dịch vụ tài
chính — tín dụng )
Tóm lại, vai trò xã hội của GCCN, tất nhiên, phải dựa vào vai trò kinh té - kỹ thuật của nó Tất cá hoà nhập với nhau, để tạo nên vai trò trực tiếp và
hàng đầu của đội ngũ này trong quá trình đây mạnh phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế
Bốn là, GCCN là cơ sở xã hội — giai cấp nòng cốt của khối đại đoàn
kết toàn dân và của hệ thống chính trị GCCN Việt Nam là lực lượng lãnh đạo
cách mạng, có vai trò quyết định để sự nghiệp đôi mới mà trong tam 1a CNH,
HĐH dat nước đi vào chiều sâu, phát triển đúng quỹ đạo XHCN GCCN Việt
Trang 24các dân tộc ở nước ta GCCN Việt Nam là lực lượng chính trị - xã hội tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam
1.2 Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho giai cấp công nhân
1.2.1 Một số khái niệm liên quan
Công tác giáo dục CT-TT thường được chúng ta sử dụng theo nhiều góc độ khác nhau Với phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi tiếp cận
vấn đề công tác giáo dục CT-TT như một công cụ, một phương thức để đưa
yếu tố tự giác vào phong trào cách mạng của GCCN thông qua đội tiền phong của giai cấp — đó là Đảng Cộng sản
Với cách tiếp cận đó cho thấy, công tác giáo dục CT-TT luôn luôn gan
liền với cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc Lịch sử xã hội loài
người từ khi phân chia giai cấp đến nay là lịch sử đấu tranh giai cấp Trong cuộc đấu tranh đó, các giai cấp đều tiến hành công tác giáo dục CT-TT, coi đó
là vũ khí sắc bén, một phương thức hữu hiệu nhằm giáo dục, truyền bá hệ tư
tưởng của mình, làm cho nó trở thành hệ tư tưởng thống trị trong toàn xã hội để bảo vệ lợi ích và duy trì sự thống trị của chủ thể hệ tư tưởng
- Khai niệm chính trị - tw twéng
Qua thực tiễn ở Việt Nam chúng ta có thê tiếp cận đến chính trỊ với tư cách là những hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của GCCN và nhân dân lao động - nhằm giác ngộ, nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân, trong đó cán bộ, đảng viên là lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam để lãnh đạo, tổ chức quần chúng nhân dân thực hiện mục
đích của Đảng là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN Từ đó có thể hiểu chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, các cộng đồng xã hội trong vấn đề chính quyền nhà nước; là sự tham gia của nhân dân
Trang 25pháp, những hoạt động thực tiễn của các giai cấp, các đảng phái để giành, giữ
và điều khiển hoạt động của nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp mình
Xét về thuật ngữ “tư tưởng” cho đến nay có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm này Tuy nhiên, qua nghiên cứu có thể thấy sự đa dạng, đa diện của tư tưởng, nhưng cái chung nhất của tư tưởng là sự phản ảnh khái quát hiện thực khách quan trong ý thức, biéu hiện những lợi ích của con người, của giai cấp và của xã hội Đó là ý thức phản ánh tổn tại xã hội dưới
dạng khái quát, phản ánh lợi ích của một con người, một tập đoàn, một giai
cấp, một dân tộc, một thời đại nhất định Sự phản ánh đó có thể đúng và chưa
đúng, thậm chí có thể sai Vì vậy, có tư tưởng tiễn bộ thúc đây sự phát triển
của xã hội; có tư tưởng lạc hậu và cả tư tưởng phản động, kìm hãm sự phát
triển của xã hội Do đó, trong xã hội có giai cấp luôn có sự đấu tranh giữa các giai cấp về mặt tư tưởng để truyền bá tư tưởng của giai cấp mình, tạo nên sức mạnh hành động, giành thắng lợi trong dau tranh giai cấp
Qua đó có thé thay, về bản chất của CT-TT bao gồm hệ thống học
thuyết, quan điểm chính tri cua giai cap lãnh đạo xã hội, thể hiện ý chí, lợi ích
của giai cấp cằm quyền và thông qua quá trình tác động đến tư tưởng, tình
cảm của các đối tượng trong xã hội để họ có nhận thức đúng và ý thức thực
hiện quan điểm, đường lối của giai cấp lãnh đạo xã hội
Từ nhận thức trên, tác giả cho rằng : C7'77 là một khái niệm chỉ hệ
thống tư tưởng, quan điểm, học thuyết chính trị của một giai cấp, một chính dang bảo vệ, thực thì quyên lực chính trị (thể hiện ở việc giành, giữ và điều khiển hoạt động của nhà nước) nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp, chỉnh dang do
- Khai niém céng tac gido duc chinh tri - tư trởng
Thuật ngữ “công tác giáo dục CT-TT” đã được sử dụng rất phổ biến
Trang 26trong nước và nước ngoài cũng đề cập Đó là một thuật ngữ được nhiều môn
khoa học sử dụng như: xây dựng đảng, công tác vận động quần chúng, chính
trị học, Tuỳ theo tính chất, đặc điểm, mục đích, yêu cầu nghiên cứu mà có
cách khai thác và tiếp cận khác nhau Tuy nhiên, cho đến nay, khái niệm về
công tác giáo dục CT-TT chưa được xác định rõ
Thực tiễn đã chứng minh, công tác giáo dục CT-TT luôn luôn gắn liền
với cuộc đầu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc Lịch sử xã hội loài người từ
khi phân chia giai cấp đến nay là lịch sử đấu tranh giai cấp Trong cuộc đấu tranh đó, các giai cấp đều tiễn hành công tác giáo dục CT-TT, coi đó là vũ khí sắc bén, một phương thức hữu hiệu nhằm giáo dục, truyền bá hệ tư tưởng của mình, làm cho nó trở thành hệ tư tưởng thống nhất trong toàn xã hội để bảo vệ
lợi ích và duy trì sự thống trị của chủ thể hệ tư tưởng
Xét về mặt cấu trúc của khái niệm, thuật ngữ giáo dục CT-TT là từ ghép trong đó CT-TT được sử dụng như là một bổ ngữ của công tác giáo dục nhằm phân biệt với các nội dung khác của giáo dục tư tưởng như giáo dục kinh tế, giáo dục đạo đức, giáo dục thế giới quan
Theo cách diễn đạt hiện nay, giáo dục là hoạt động nhằm tác động một
cách có hệ thống đến sự phat trién tinh than, thé chất của một đối tượng nào đó,
làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra
Theo Tiến sĩ Vũ Ngọc Am trong cuốn “Đối mới công tác giáo dục CT-TT
cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở” cho rằng:
Bản chất của công tác giao duc CT-TT 1a qua trinh tac động có
mục đích, có hệ thống của một đảng, một giai cấp, một tổ chức vào
quần chúng, nhằm giác ngộ nâng cao nhận thức tư tưởng của họ về
Trang 27vào quá trình đấu tranh cách mạng giành và bảo vệ, thực thi quyên lực - chính trị đáp ứng, thoả mãn các nhu cầu vẻ lợi ích [1.tr I8]
Với cách tiếp cận về chính trị và tư tưởng như đã trình bày trên, thì bản
chất của công tác giáo dục CT-TT ở nước ta hiện nay: Là quá trình tác động
có mục đích, có hệ thông của Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN vào quân
chúng nhân dân, nhềm giác ngộ nâng cao nhận thức tư tưởng của họ về quan
điểm, đường lối chính trị, để tập hợp quân chúng tham gia sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN vì lợi ích GCCN và dân tộc Việt Nam Những lợi ích đó có thể là lợi ích chính trị, lợi ích tỉnh thần, lợi ích kinh
té trong đó, lợi ích kinh tế là mục đích sâu xa nhất, cốt lõi nhất, phản ánh quan hệ đấu tranh giữa các giai cấp, nhưng lại được thể hiện ở mục tiêu trực
tiếp trước mắt là lợi ích chính trị
Điều đó có nghĩa là, trong cuộc đấu tranh giữa các giai cấp giành quyền lực chính trị, tức là quyền lực Nhà nước, một công cụ duy trì quyền lực chính
trị của giai cấp này đối với giai cấp khác và đối với toàn xã hội Vấn đề chính
quyền là vấn đề co bản của mọi cuộc cách mạng Đó là lợi ích chính trị đầu
tiên của cuộc đấu tranh giai cấp mà các giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng đều hướng tới, tìm mọi cách để giành lấy Tuy nhiên, trong xã hội cũng
như ngay trong một giai cấp, nhận thức về nhu cầu, lợi ích đó khơng hồn
tồn giống nhau về mức độ Do đó, các giai cấp đều thông qua các tố chức
chính trị của mình để xây dựng đội ngũ cán bộ tư tưởng (nhà tư tưởng), xây
dựng hệ thống tổ chức cùng các thiết chế tư tưởng nhằm truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội; thông qua
nhiều con đường, nhiều hình thức và phương pháp khác nhau để đưa hệ tư
tưởng đó tác động vào nhận thức của quần chúng nhân dân, lực lượng cơ bản
Trang 28các quan hệ tư tưởng để đạt được mục tiêu đã đề ra đó là hoạt động tư tưởng, trong đó bao gồm có hoạt động giáo dục CT-TT
- Khái niệm công tác giáo dục chính trị - tư trởng cho ŒCCN
Từ những phân tích trên về công tác giáo dục CT-TT, theo tác giả, khái niệm giáo dục CT-TT cho công nhân là: những hoạt động tuyên truyền, giáo dục CT-TT nhằm hình thành những phẩm chất chính trị góp phần giáo dục
toàn diện nhân cách của công nhân, đề họ tham gia thiết thực vào sự nghiệp
CNH, HĐH; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
Chủ thể giáo dục chính trị cho GCCN là Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước XHCN Việt Nam Trong giai đoạn hiện nay, chủ thê bao gồm: Hệ
thống giáo dục lý luận chính trị của Đảng từ trung ương đến địa phương; Hệ thống tuyên giáo của các cấp uỷ đảng; Hệ thống chính trị các cấp; hệ thống
các thiết chế tuyên truyền giáo dục do Đảng đặt ra
Dé đạt được mục đích nhằm hình thành trí thức chính trị, niềm tin
chính trị và hành động chính trị tích cực cho đội ngũ công nhân Đòi hỏi nội dung công tác giáo dục CT-TT phải đáp ứng được các vẫn đề về hệ tư tưởng
chính trị, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị, lý tưởng chính trị, bản lĩnh chính trị, sự nhạy bén chính trị, tính tích
cực chính trị của đội ngũ công nhân
Trong hệ thống giáo dục CT-TT còn có các yếu tố khác như phương
pháp, hình thức, phương tiện, đối tượng giáo dục CT-TT Phương pháp thì có
thuyết trình, phương pháp hội thảo, thảo luận, phương pháp nêu gương,
phương pháp trực quan Hình thức có tổ chức lớp học, tô chức học tập nghị quyết của Đảng các cấp, tập huấn, sinh hoạt tố chức chính trị, qua các hội thảo, hội nghị, tổng kết phong trào thi đua Phương tiện có hệ thống trường Đảng, trường đoàn thê các cấp, phương tiện thông tin đại chúng ở nơi cư trú
Trang 29văn hoá - văn nghệ của đội ngũ công nhân Đối tượng là nhận thức, thái độ và hành vi chính trị của đội ngũ công nhân
Hiệu quả giáo dục CT-TT là biểu hiện mức độ tiến dần đến mục đích
của công tác giáo dục CT-TT, là sự tương quan giữa kết quả đạt được do hoạt động giáo dục CT-TT cho công nhân so với mục đích giao duc CT-TT va chi
phí cho hoạt động giáo dục đó (chỉ phí về thời gian, công sức, tiền của, vật
chất )
1.2.2 Nội dung giáo dục chính trị - tư tưởng
Khi nghiên cứu về khoa học công tác tư tưởng chúng ta thấy, công tác tư tưởng có ba hình thái cơ bản bao gồm: công tác lý luận, công tác tuyên truyền, công tác cổ động Trong đó, công tác lý luận tương ứng với quá trình
sáng tạo, phát triển hệ tư tưởng và vận dụng hệ tư tưởng dé xay dung cuong lĩnh, đường lối chính trị của Đảng; công tác tuyên truyền và cổ động tương
ứng với quá trình truyền bá hệ tư tưởng, đường lỗi, quan điểm, chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước tới đội ngũ công nhân, lao động (CNLĐ), cô vũ, động viên, thúc đây họ hành động thực hiện mục tiêu của cách mạng do Đảng đề ra
Như vậy, công tác lý luận là cơ sở, nền tảng của công tác tư tưởng, quyết định nội dung, phương hướng của công tác tuyên truyền, cô động Công tác tuyên truyền tiếp nói công tác lý luận, làm cho lý luận có sức sống mạnh
mẽ, thể hiện sinh động trong thực tiễn Công tác cô động là khâu cuối cùng
quyết định việc chuyển hoá lý luận đã được nhận thức, niềm tin đã được xây
dựng và củng cô thành hành động cách mạng
Mỗi hình thái của công tác tư tưởng vừa có quan hệ chặt chẽ với nhau,
Trang 30vụ nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động thực tiễn của công tác tự tưởng
Trong đó, công tác giáo dục CT-TT thuộc hình thái của công tác tuyên truyền
Như vậy công tác giáo dục CT-TT là một bộ phận của công tác tư tưởng
Công tác giáo dục CT-TT do Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành là quá
trình tổ chức giao dục, truyền bá hệ tư tưởng của GCCN đến với các tầng lớp nhân dân, thực chất là quá trình truyền bá, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối và những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và CNLĐ
Đó chính là quá trình tác động vào nhận thức của CNLĐ bằng cách
trình bày, giải thích những van dé cơ bản về lý luận chính trị, về đường lối,
quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhằm từng bước xây dựng thế giới quan và phương pháp luận khoa học, nâng cao bản lĩnh
chính trị vững vàng, thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH
Công tác giáo dục CT-TT do Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành gồm
những nội dung cơ bản sau:
+ Truyén bá tư tưởng, quan điểm chính trị của chú nghĩa Mác — Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đến với GCCN: Ö nước ta bản chất GCCN của Dang hoà quyện nhuần nhuyễn với tỉnh thần dân tộc GCCN Việt
Nam có quan hệ máu thịt với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân, các dân
tộc Lợi ích của Đảng, của GCCN thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động và
của toàn dân tộc Giáo dục bản chất GCCN của Đảng chính là giúp cho cán bộ, đảng viên nhận thức đúng đắn những điều quan trọng đó Khâu đâu tiên của giáo
dục CT-TT là hình thành ở mỗi người trí thức chính trị cơ bản, có hệ thống, mà cốt
lõi của nó là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và những di sản tư
Trang 31vị trí chủ đạo trong đời sống tỉnh thần xã hội" Cần làm cho những tư tưởng, quan điểm đó thâm nhập sâu sắc vào cuộc song của CNLĐ, trở thành tiềm lực chính trỊ - tỉnh thần đất nước, thành bản lĩnh chính trị con người Việt Nam, hình thành hệ thống chuẩn mực giá trị định hướng và điều chỉnh mọi quan hệ chính trị, thái độ và
hành vi chính trị của mỗi người Trên cơ sở đó hình thành và phát triển ở mỗi
người, cũng như trên phạm vi toàn xã hội một thể trạng chính trị - tỉnh thần lành mạnh, có sức “đề kháng” cao, có khả năng vô hiệu hố mọi thủ đoạn cơng kích, phá hoại của kẻ thù trên lĩnh vực CT-TT
+ Giáo dục truyền thông chỉnh trị và những giá trị chính trị được đúc
kết trong lịch sử: Đó chính là những truyền thống chính trị gắn liền với truyền
thống lịch sử hào hùng của dân tộc ta trong quá trình dựng nước và giữ nước,
đặc biệt là những giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam Trong truyền thống
chính trị và những giá trị chính trị được đúc kết trong lịch sử dân tộc ta thì hệ
thống giá trị văn hoá Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước là bậc thang cao nhất,
bao trùm và chỉ phối đời sống tỉnh thần của dân tộc Trong lý tưởng đạo đức - thâm mỹ của người Việt Nam, cái cao đẹp nhất là lòng yêu nước thương nòi;
thần tượng thiêng liêng và bền vững nhất là thần tượng anh hùng nghĩa sĩ xả
thân hy sinh vì dân, vì nước Theo dòng lịch sử, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được lưu truyền và phát triển qua các thế hệ, có sức sống mãnh liệt và luôn toả sáng, là dòng sữa nuôi dưỡng tâm hồn, bản lĩnh và trí tuệ của con
người Việt Nam, định hướng và quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để
dựng nước và giữ nước Trong thời kỳ mới, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cần được bởi đắp và phát triển lên tằm cao mới Trước đây trong chiến tranh giải
phóng, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam định hướng và quy tụ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc dưới ngọn cờ tư tưởng thống nhất, giải phóng dân tộc và giải
Trang 32dân tộc dưới ngọn cờ tư tưởng thống nhất độc lập dân tộc và CNXH, với khát
vọng “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Chúng ta
không thê chấp nhận thái độ cực đoan quay lưng lại với lịch sử và nguy biện
“Sao cứ đem suy nghĩ của những cái đầu đã chết áp dụng vào những cái đầu
đang sống”(! ) Những cái đầu đang sống sẽ trống rỗng và vô cảm nếu không
biết trân trọng kế thừa và phát triển những thành tựu tư tưởng — lý luận,
những giá trị văn hoá mà các thế hệ đi trước đã dày công vun đắp
Nói cách khác, nội dung của công tác giáo dục CT-TT tập trung vào
việc giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, nêu cao ý thức tự cường, tự tôn dân tộc, phát huy chủ nghĩa anh hùng
cách mạng trong kháng chiến vào công cuộc đổi mới đất nước cho đội ngũ CNLĐ, nhất là đội ngũ công nhân trẻ Điều này được khăng định thông qua
các kỳ Đại hội Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội, kỷ niệm các ngày thành lập
Đảng, thành lập nước, ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ v.v Đặc biệt, hiện
nay nội dung công tác giáo dục CT-TT của Đảng cần tập trung tuyên truyền,
giáo dục thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tắm gương đạo đức Hỗ Chí Minh”
+ Giáo dục lý tưởng chỉnh trị của GCCN và của dân tộc, niềm tin vào sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo: Ngày nay, mâu thuẫn giữa yêu cầu
ngày càng cao về trình độ giác ngộ XHCN, sự kiên định về lập trường tư tưởng chính trị trước những biến động chính trị xã hội phức tạp và trình độ dân trí về chính trị của một bộ phận CNLĐ chưa cao Sự hiểu biết về chính trị
đối với những vấn đề cơ bản như mục tiêu, lý tưởng, vai trò của GCCN, cơ sở
khoa học của CNXH, về sự quá độ lên CNXH còn hạn chế Thiếu cơ sở khoa
học, thiếu hiểu biết về CNXH là một trở ngại lớn trong sự phát triển tư tưởng
Trang 33ngại nghiên cứu lý luận chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ý thức
chính trị XHCN Những biếu hiện đó đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp khắc phục nhanh chóng, mà một trong những biện pháp hữu hiệu là thông qua công tác giáo dục CT-TT Máy chục năm qua, Đảng Cộng sản Việt
Nam luôn được nhân dân tin tưởng, tự giác đi theo Đảng, tuân theo sự lãnh
đạo duy nhất của Đảng Ngày nay, trong cơ chế kinh tế - xã hội mới, Đảng
Cộng sản Việt Nam tiếp tục là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và lãnh
đạo xã hội Do vậy, có thể thấy rằng, vai trò và vị trí lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là một tất yếu lịch sử, mà đang còn là
một tất yếu khách quan Bởi lẽ, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là điều kiện
tiên quyết để dam bao định hướng XHCN của con đường phát triển đất nước
Trong bối cảnh hiện nay chỉ có Đảng Cộng sản với tầm trí tuệ tiêu biểu, với sức mạnh tư tưởng và đường lối chính trị đúng đắn, nhất quán, với sức mạnh tổ chức và kinh nghiệm lịch sử phong phú; luôn gắn bó mật thiết với nhân
dân, phấn đấu hy sinh vì lợi ích của nhân dân mới có thể đủ năng lực và bản
lĩnh chính trị, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước Lý tưởng chính
trị là mục đích cần đạt tới trong hoạt động chính trị, là cơ sở cho việc hình thành niềm tin chính trị và là động lực thúc đây con người tham gia hoạt động chính trị Lý tưởng chính trị còn là căn cứ để xác định phương tiện, lựa chọn phương thức hoạt động chính trị thực tiễn Vì vậy, giáo dục CT-TT cần hướng tới việc hình thành lý tưởng chính trị của GCCN và nhân dân lao động mà
Đảng cộng sản là người đại diện, biến lý tưởng đó thành lý tưởng của mỗi người Trước đây, trong thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc, lý tưởng cách mạng “không có gì quý hơn độc lập tự do" đã mang sức mạnh tập hợp, cô vũ
nhiều thế hệ con người Việt Nam dũng cảm chiến đấu, hy sinh giành độc lập,
tự do cho Tổ quốc Ngày nay, ly tưởng chính trị "dân giàu, nước mạnh, xã hội
Trang 34tin vững chắc vào con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn, xác định những
phương thức, biện pháp có hiệu quả để hiện thực hoá niềm tin và lý tưởng đó + Giáo đục bản lĩnh, sự nhạy bén chính trị và đấu tranh khắc phục sự
mơ hồ vẻ chỉnh trị trong GCCN: Bản lĩnh chính trị được hình thành trên cơ sở
giác ngộ sâu sắc về lý tưởng chính trị, về tính khoa học và cách mạng của hệ
tư tưởng chính trị như là yếu tố cốt lõi của văn hoá chính trị Còn sự nhạy bén
chính trị là khả năng phát hiện, năm bắt, dự báo và xử lý nhanh những vấn đề
mới phát sinh trong đời sống chính trị Nhờ đó giúp cho cán bộ, đảng viên và CNLĐ không chỉ nhận thức thống nhất vẻ chính trị, tư tưởng, mà còn thông
nhất trong ý chí và hành động, để có thể tránh được nguy cơ suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống Nhận thức khoa học về tư tưởng, chính trị, tình cảm cách mạng và niềm tin sâu sắc, hướng về một ly tưởng sống cao đẹp là tự mỗi cá nhân cảm nhận, tôn vinh và hy sinh, phan dau cho lý tưởng cao
cả đó Vấn đề quan trọng là làm cho mỗi người công nhân có ý thức sâu sắc
về trách nhiệm của mình để từ đó tự giác, tích cực tu dưỡng, rèn luyện và
phần đầu Chính nhờ đó mà mỗi CNLĐ có thể chiến thắng giặc “nội xâm” của
ban thân để vượt qua những khó khăn, thử thách, những cám dỗ tầm thường
Của cuộc sống dé khéng bi suy thoai vé tu tưởng, chính trị, đạo đức, lối song, đồng thời, tích cực tham gia vào phong trào chính trị của quân chúng, hoà
mình vào đời sống chính trị đất nước là con đường chủ yếu đạt tới bản lĩnh
chính trị và sự nhạy bén chính trị ở mỗi cá nhân
+ Giáo dục tính tích cực chính trị - xã hội, đấu tranh chỗng sự thụ
động, thói thờ ơ chính trị và đấu tranh ngăn chặn chống âm mưu "DBHB` về
CT-TT: Tính tích cực chính trị - xã hội là yếu tổ đặc trưng cho phẩm chất CT-
TT của nhân cách có văn hoá cao, yếu tố phản ánh trình độ phát triển văn hoá
Trang 35trị - xã hội trở thành một trong những nội dung cơ bản nhất, thường xuyên của
công tác giáo dục, rèn luyện CT-TT |
Giáo dục tính tích cực chính trị - xã hội, mà biện pháp chủ yếu là thông
qua việc lôi cuốn CNLĐ tích cực, chủ động tham gia vào quá trình hiện thực
hóa các nhiệm vụ chính trị của đất nước (tham gia vào các chỉ tiêu phát triển
kinh tế - xã hội; tham gia công cuộc CNH, HĐH; xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh ) Giáo dục tích tích cực chính trị - xã hội giúp cho CNLĐ tích cực tham gia vào quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, làm cho
họ thấy được sự đúng đắn của đường lối, chính sách mà Dang ta đã lựa chọn
Trên cơ sở đó, giúp họ chủ động đấu tranh với mọi biểu hiện thụ động chính
trị, bất mãn; các tệ nạn xã hội, các biểu hiện tiêu cực như nạn tham những, quan liêu, tình trạng mất dân chủ, những hoạt động cơ hội chính trị
Trong sự vận động của xã hội Việt Nam hiện nay đã và đang xuất hiện
những sai lệch chuẩn mực giá trị theo định hướng XHCN, đáng chú ý là
những sai lệch về CT-TT Không ít người ảo tưởng, cả tin có thể dựa vào Mỹ và phương Tây để làm cho “dân giàu, nước mạnh” mà quên mắt lời cảnh tinh của V.I Lênin:
Chừng nào người ta chưa biết phân biệt được lợi ích của giai cấp này hay giai cấp khác ấn đăng sau những câu nói, những lời tuyên
bố và những lời hứa hẹn có tính chất đạo đức, tôn giao, chính trỊ và xã
hội thì trước sau bao giờ người ta cũng vẫn là kẻ ngốc nghếch bị
người khác lừa bịp và tự lừa bịp mình về chính trị [24, tr.57]
Cũng có khuynh hướng tuyệt đối hoá kinh tế và khoa học công nghệ
hiện đại, coi nhẹ vai trò của hệ tư tưởng và định hướng giá trị đối với sự phát triển của con người và xã hội Chúng ta không thể chấp nhận thái độ hư vô,
Trang 36duge giau co va tu do” (!) Do chinh 1a biéu hién con ngudi non kém vé ban
lĩnh và trí tuệ, mất phương hướng trong lựa chọn hệ chuẩn mực giá tri, dẫn tới bị tiêm nhiễm triết lý sống tư sản mà cốt lõi là chủ nghĩa cá nhân thực dụng
cực đoan
Để giữ vững tư tưởng, bản lĩnh chính trị, tỉnh thần phát triển đất nước theo định hướng XHCN trong môi trường kinh tế, chính trị rất phức tạp, không thuần nhắt Sự khủng hoảng của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu khiến cho lý tưởng XHCN đang đứng trước những thử thách nghiêm trọng Tình
hình này rất dễ dẫn đến sự ngộ nhận, dẫn tới việc đồng nhất những sai lầm,
khuyết điểm của hiện thực như là sai lầm của lý tưởng trong một bộ phận CNLĐ dao động tư tưởng Các thế lực thù địch đang tìm mọi cách tấn công vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với chiến lược “DBHB”
Mặt khác, nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, ngoài những mặt tích cực, vẫn còn những yếu tố
tiêu cực tác động đến đời sống tư tưởng, tỉnh thần của công nhân Do đó đòi
hỏi phải có những giải pháp tích cực hạn chế mặt tiêu cực về xã hội - chính trị
của kinh tế thị trường
Có thê nói, khắc phục căn bản thói thờ ơ chính trị, xa lánh, đứng ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đất nước là một trong những nội dung quan trọng của công tác giáo dục CT-TT, là một biện pháp quan trọng để hình thành, phát triển tính tích cực chính trị - xã hội cho CNLĐ nước ta hiện nay
I.3 Vai trò giáo dục chính trị - tư tưởng cho giai cấp công nhân
Trong thế giới đương đại, nhất là từ sau khi CNXH Sụp đỗ ở Liên Xô và Đông Âu, cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận hết sức gay gặt và
quyết liệt Những kẻ thù địch về tư tưởng, lý luận đã huy động một lực lượng
Trang 37tưởng của chế độ XHCN, phá hoại niềm tin của nhân dân vào Đảng Cộng sản lãnh đạo, đi đến đánh sập chế độ XHCN ở các nước đang xây dựng CNXH
Cuộc đấu tranh tư tưởng - lý luận giữa các lực lượng phản động với CNXH diễn ra trên quy mơ tồn cầu, trong đó Việt Nam là một trọng điểm
Điều đó đòi hỏi Đảng ta phải tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác giáo dục CT- TT cho cán bộ, đảng viên, CNLĐ cũng như các tầng lớp nhân dân
Đối với đội ngũ CNLĐÐ vai trò của giáo dục CT-TT được thê hiện ở các mat cu thé sau:
1.3.1 Giáo dục chính trị - tư trởng góp phần hình thành văn hoá chính trị
( trỉ thức chính trị, niềm tin chính trị và hành động chính trị tích cực ) cho công nhân |
Ban chat chinh trị, lý tưởng chính trị, trình độ hoạt động chính trị hướng tới một xã hội nhân đạo, nhân văn, tất cả vì sự phát triển và tiễn bộ của xã hội và con người, điều đó nói lên văn hóa chính trị của một nên chính trị
Lịch sử cách mạng Việt Nam và lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước thống nhất với nhau là đấu tranh và phan đấu thực hiện những ước mơ, khát vọng của con người Việt Nam Lịch sử đó đã hình thành nên những giá
trị văn hóa chính trị truyền thống tiêu biểu Việt Nam là: Những giá trị văn hóa
chính trị cộng đồng được xây dựng trên cơ cấu xã hội nhà - làng - nước; Một
nên chính trị yêu nước, thương dân, dân là gốc; Tư tưởng chính trị đấu tranh cho độc lập, tự do, tự lực, tự cường: Tĩnh thần tự hào dân tộc, tự tôn nền văn hiển quốc gia, trọng trí tuệ, quy tụ người hiển; Một nền chính trị đạo lý, tôn
trọng chính nghĩa, bảo vệ công lý; Vừa đề cao đức trị vừa đề cao pháp trị,
Trang 38nén chinh trị nhân đạo, nhân văn, tất cả vì con người của văn hóa chính trị
Việt Nam Đó là những giá trị nền tảng và cũng chính là trình độ, là sức sông và sức mạnh của sự nghiệp tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn hóa chính
trị Việt Nam hiện nay
Giáo dục CT-TT trên cơ sở thông tin, hướng dẫn khoa học để xây
dựng niềm tin khoa học vững chắc cho công nhân Cần giúp cho công nhân
hiểu rõ sự thật về CNTB hiện đại cả mặt phải và mặt trái của nó Xây dựng cho công nhân niềm tin khoa học tất yếu vào CNXH Bằng những luận cứ
khoa học (cả lý luận và thực tiễn) giúp cho công nhân thấy được rằng: cách
mạng có lúc tạm thời bị thất bại nhưng không bao giờ bị tiêu diệt; CNXH là sự lựa chọn, là xu thế tất yếu, là quy luật tiến hoá của lịch sử Loài người nhất
định sẽ tiến tới xã hội tốt đẹp đó
Giáo dục CT-TT cho công nhân giúp họ thấy được sự bình đẳng của
các thành phần kinh tế dé họ tích cực tham gia phát triển các thành phần kinh
tế; lao động có kỷ luật, có kỹ thuật, đạt năng suất và hiệu quả cao nhằm mang
lại lợi ích cho bản thân, gia đình, góp phần vào sự phát triển của công ty, xí nghiệp; tôn trọng quyên lợi và lợi ích hợp pháp của giới chủ Mặt khác, nêu
cao vai trò của người làm chủ xã hội, kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn
và bảo cáo với Đảng và Nhà nước những việc làm sai trái của các chủ sở hữu, làm cho các thành phần kinh tế này chấp hành đúng chính sách, chế độ quy
định của Đảng và Nhà nước, phát triển theo định hướng XHCN
Sự hình thành hệ giá trị mới là hành động tự giác được xây dựng trên cơ sở nhận thức tính quy luật của nó Đề hệ giá trị của GCCN trở thành hệ giá trị căn bản của xã hội thì không chỉ bằng những tiền đề kinh tế kỹ thuật như quá trình đây mạnh CNH, HĐH, phát triển GCCN về số lượng, chất lượng và
tổ chức, xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH mà còn bằng những tác động
Trang 39giá trị của GCCN, đặc biệt là thông qua hoạt động giáo dục CT-TT cho CNLĐ |
Bản thân GCCN - chủ thể của hệ giá trị mới, cũng cần tự ý thức và
được học tập, nâng cao giá trị tự thân, nâng cao trình độ văn hoá, tay nghề và
giác ngộ chính trị cho công nhân cũng cần thiết như giải quyết việc làm và
đời sống Hơn thế nữa đó không chỉ là điều kiện để vận hành công nghệ hiện
đại mà còn là cơ sở thuận lợi để phát triển hệ giá trị của một giai cấp “đưa ra
được và thực hiện được một kiểu tổ chức lao động xã hội cao hơn so với
CNTB ”[20, tr 16]
Định hướng cuộc đấu tranh của những người lao động, tô chức, giác
ngộ họ trong cuộc đấu tranh vì cả lợi ích trước mắt và cả lợi ích lâu dài là
trách nhiệm và nội dung quan trọng trong quá trình đổi mới nội dung và
phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội trong công nhân Theo đó, cũng là quá trình tích cực để xác lập hệ giá trị của GCCN nước ta hiện nay
Định hướng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng — văn hoá cũng cần chú trọng đến quá trình làm cho hệ tư tưởng của GCCN ngày càng “trở thành hệ
tư tưởng thống trị xã hội” Cần lường trước để có biện pháp ngăn chặn những
lỗi sống xa lạ với bản chất của GCCN và truyền thống dân tộc khi mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế Xã hội tiêu thụ, chủ nghĩa cá nhân, tâm lý thực dụng, cách sống ích kỷ và phi lý tưởng đang có biểu hiện “xâm lăng” khá
mạnh và ảnh hưởng xấu tới một bộ phận không nhỏ trong xã hội
1.3.2 Giáo dục chính trị - tư tưởng góp phân hình thành thé giới
quan, phương pháp luận khoa học cho công nhân
Giáo dục lập trường, quan điểm giai cấp trên cơ sở thông tin, hướng dẫn khoa học để xây dựng niềm tin khoa học vững chắc cho công nhân Cần
Trang 40của nó Tránh tuyên truyền bằng những bài rao giảng chung chung, hoặc bơi
đen hồn toàn, phủ nhận sạch trơn, hoặc tô hồng, ca ngợi hết mức CNTB hiện
đại Cần xây dựng cho công nhân niềm tin khoa học tất yêu vào CNXH Bằng những luận cứ khoa học (cả lý luận và thực tiễn) để công nhân thấy được
rằng: cách mạng có lúc tạm thời bị thất bại nhưng không bao giờ bị tiêu diệt; CNXH là sự lựa chọn, là xu thế tất yếu, là quy luật tiến hoá của lịch sử
Giáo dục CT-TT dé CNLĐ hiểu biết và nắm được những vấn dé cơ bản
về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, làm cho người lao động có lập trường tư tưởng vững
vàng, trung thành với lý tưởng XHCN, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và con đường đôi mới theo định hướng XHCN
Tóm lại, toàn bộ hoạt động giáo dục CT-TT phải làm cho CNLĐ: Kiên
định chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Kiên định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; Kiên định sự nghiệp đối mới theo định hướng
XHCN; Giữ vững bản chất cách mạng của GCCN Đây là những vấn đề quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định tới sự nghiệp cách mạng và cả vận mệnh của dân tộc, nhất là trong tình hình hiện nay phong trào cộng sản quốc tế đang lâm vào khủng hoảng, hệ thống XHCN tan rã, chủ nghĩa để quốc và các thế lực thù địch đang tìm mọi cách xoá bỏ CNXH ở những nước còn lại trong đó
có Việt Nam
Giáo dục CT-TT làm cho GCCN giác ngộ sâu sắc về giai cấp, rèn
luyện phân dau dé giữ vững vai trò lãnh đạo của GCCN Mặc dù trong nền
kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, có một bộ phận công nhân