1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng đề án đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học nội vụ hà nội

136 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 8,73 MB

Nội dung

Trang 1

BO NOI VU TRUONG DAI HOC NOI VU HA NOI DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC CAP BO NGHIEN CUUCOSOKHOAHOQC

XÂY DỰNG ĐÈ ÁN DAO TAO THEO HOC CHE TIN CHI O _ TRUONG DAI HOC NOI VU HA NOI

CHU NHIEM DE TAI: TS Triéu Văn Cường

Trang 2

BO NOI VU

TRUONG DAI HOC NOI VU HA NOI

DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC CAP BO

NGHIEN CUUCOSOKHOAHQC -

XAY DUNG DE AN DAO TAO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ Ở TRUONG DAI HOC NOI VU HA NOI

CHU NHIEM ĐÈ TÀI: TS Triệu Văn Cường THÀNH VIÊN THAM GIA: TS Ta Quang Tuan

Ths Lé Thanh Huyén Ths Hoang Van Thanh

Ths Vi Thi Cam Tú

Ths Banh Thi Ngoc Lién

Ths Nguyén Thi Van Ha

Trang 3

pe rm â \O @â mOA ha đ WN = Chương 1 mm —¬ m‡„m‡, — — B—¬ — WN NR ee — 1.3.2 1.4 1.4.1 1.4.2 1.4.3 1.4.4 1.5 1.5.1 1.5.2 1.5.3 MỤC LỤC T hag `) i ga Phan mé dau

Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu

Khách thê và đối tượng nghiên cứu Giả thuyết Nhiệm vụ nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đóng góp của đề tài Các nguôn tư liệu chính được sử dụng Bồ cục của đề tài

Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về đào tạo theo học 1

chế tín chỉ ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Sơ lược về lịch sử học chế tín chỉ 10

Lịch sử học chế tín chỉ trên thế giới 10

Lịch sử học chế tín chỉ tại Việt Nam 11

Một số khái niệm cơ bản 12

Cơ sở pháp lý của đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường 13

Đại học Nội vụ Hà Nội

Các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn triển khai đào tạo 13 theo học chế tín chỉ ở Việt Nam

Quan điểm về đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường Đại 15 học Nội vụ Hà Nội

Đặc trưng của đào tạo theo học chế tín chỉ 16

Hệ thống tín chỉ cho phép sinh viên đạt được văn bằng 16

đại học qua việc tích luỹ các loại tri thức giáo dục khác

nhau

Hệ thống tín chỉ tăng cường vai trò cỗ vấn trong giảng 17 dạy của giảng viên

Hệ thống hoạt động học tập của sinh viên hướng vào 19 việc phát huy tính chủ động tích cực trong học tập

Trang 4

Chuong 2 2.1 2.1.1 2.1.2 2.2 2.2.1 2.2.1.1 2.2.1.2 2.2.1.3 2.2.2 Chương 3 3.1 3.1.1 3.1.1.1 3.1.1.2 3.1.1.3 3.1.1.4 3.1.2 3.1.2.1 3.1.2.2 3.1.3 3.2 3.2.1 3.2.2

Cơ sở thực tiễn của đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Tình hình dao tao theo hoc ché tin chi 6 một số trường đại học, cao đẳng

Khái quát về tình hình đào tạo theo học chế tín chỉ ở một số trường cao đẳng, đại học trong nước

Kinh nghiệm đảo tạo theo học chế tín chỉ của một số trường cao đắng, đại học

Thực trạng đào tạo theo niên chế và khả năng đào tạo

- theo học chế tín chỉ ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Về chủ thể và môi trường đào tạo

Đội ngõ giảng viên, cán bộ phục vụ

Về người học

Môi trường và điều kiện đào tạo Về hoạt động đào tạo

Các giải pháp xây dựng đề án đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Nhóm giải pháp chuẩn bị nguồn lực cho đào tạo theo học chế tín chỉ

Giải pháp 1: Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho đào tạo theo học chế tín chỉ

Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ viên chức, giảng viên trong nhà trường

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá về chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên Tổ chức đội ngũ có vẫn học tập

Giải pháp 2: Xây dựng cơ sở vật chất trường học và tài chính phục vụ đào tạo theo học chế tín chỉ

Xây dựng cơ sở vật chất và tài chính trong nhà trường Nội dung và cách thức triển khai giải pháp

Giải pháp 3: Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo

theo học chế tín chi

Chương trình, kế hoạch đào tạo theo học chế tín chỉ 2 Nội dung và cách thức xây dựng chương trình, kế hoạch

đào tạo theo học chế tín chỉ

Nhóm giải pháp chuyển đổi phương thức đảo tạo theo học chế tín chỉ

Giải pháp 4: Lập kế hoạch điều chỉnh, chuyên đôi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ Giải pháp 5: Tổ chức thực hiện lộ trình chuyển đổi từ

Trang 5

343, 3.3.1 3.3.2 3.3.2.1 3.3.2.2 3.3.2.3 Hà Nội Nhóm giải pháp tô chức thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ Giải pháp 6: Tổ chức quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ Giải pháp 7: Tổ chức hoạt động dạy và học theo phương thức đào tạo tín chỉ

Biện pháp chuẩn bị hoạt động dạy học Biện pháp chuẩn bị hoạt động học tập

Trang 6

DANH MUC CHU VIET TAT TRONG DE TAI Viet tat Viết đầy đủ BK Bach khoa BGH Ban giám hiệu CD Cao dang CTĐT Chương trình đào tạo CVHT Cô vẫn học tập CNTT Công nghệ thông tin DH Dạy học DN Dạy nghề ĐH Đại học

ĐHQG Đại học quốc gia

DVHT Don vi hoc trinh GDDH Giáo dục đại học GDDT Giáo dục và Đào tạo HT Hoc tap HP Học phân HCM Hồ Chí Minh

HSSV Học sinh sinh viên

KHXH&NV Khoa học Xã hội và Nhân văn

ND Người dạy

NH Người học

PPDH Phương pháp dạy học

PL Phụ lục

CTSV Phòng Công tác sinh viên

KH-TC Phòng Kê hoạch - Tài chính

ĐT Phòng Đào tạo

TCCB Phòng Tô chức cán bộ

SV Sinh vién

TP Thanh pho

TITV Thong tin thu vién

Trang 7

Phan mé dau 1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Nước ta đang trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập khu vực và quốc tế Trong điều kiện xuất phát điểm của

nền kinh tế còn thấp, cơ sở hạ tầng xã hội chưa đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực cho xã hội hiện đại Vấn đề này đã và đang đặt ra cho chúng ta cần có những

bước đi phù hợp đề đào tạo được nguồn nhân lực cho đất nước

Đảng và Chính phủ đã đưa ra nhiều nghị quyết, chỉ thị và giải pháp phát

triển các lĩnh vực về đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Bộ Giáo dục và Đào tạo, các

trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ), Trung học chuyên nghiệp (THCN), dạy nghề (DN) đã đưa ra giải pháp đa dạng hóa các hình thức đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguôn nhân lực, trong đó đào tại theo tín chỉ là một trong những hình thức đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra ở trên

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ, có chức

năng tổ chức đảo tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại

học trong lĩnh vực công tác nội vụ và các ngành nghề khác có liên quan

Thực hiện chức năng này, nhà trường đã xác định nâng cao chất lượng đào

tạo nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững của nhà trường Vì vậy, Trường đã tiễn hành tỗ chức đổi mới hoạt động đào tạo dé nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Trong các xu hướng đôi mới thì đổi mới đào tạo theo hình thức tín chỉ được nhà trường quan tâm và chú trọng

Giáo dục và đào tạo truyền thống tập trung vào hình thức đào tạo niên chế

đã phát huy được những ưu thế nhất định để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội Tuy nhiên, hệ thống trên đang bộc lộ tính hạn chế của nó

trong xã hội học tập hiện đại với yêu cầu đa dạng đối tượng đào tạo và sự linh

hoạt trong quá trình đào tạo Vì vậy, cần có hình thức đào tạo mới phù hợp hơn

với nhu cầu xã hội học tập hiện đại Hình thức này chính là đào tạo tín chỉ, nó

mang đến ưu thế là sự linh hoạt, mềm dẻo và đặt quyền lợi của người học vào vị

trí ưu tiên, cho phép người học lựa chọn chương trình và thời gian học Chính điều nay sẽ giải phóng tiềm năng và phát huy tính tích cực học tập của a người học trong suốt cuộc đời

— Hình thức đào tạo tín chỉ đưa đến ưu thế vượt trội như phát huy tính tự học, tích cực và sáng tạo của người học vì tự học được tính vào nội dung và thời

lượng của chương trình, phù hợp với cách học của người học trong quá trình đào tạo chuyên nghiệp Mặt khác chương trình đào tạo tín chỉ được thiết kế theo hệ thống các môn học thuộc khối kiến thúc chung, chuyên ngành, cận chuyên

Trang 8

ngành với số lượng lớn hơn yêu cầu để người học có thê lựa chọn học tập đạt được bang cấp phù hợp với nghề nghiệp tương lai của mình Người học được cấp băng khi đã tích lũy đủ số tín chỉ do trường đào tạo quy định, do vậy người học có thể hoàn thành các điều kiện để được cấp bằng tùy theo khả năng và nguồn lực của mình Vì tính linh hoạt của đào tạo tín chỉ nên nó phản ánh được sự phù hợp giữa yêu cầu học tập của người học với nhu cầu sử dụng của các tô chức xã hội, tránh sự lãng phí và tăng tính hiệu quả trong đào tạo Bên cạnh đó, phương thức đào tạo theo tín chỉ sẽ tạo được sự liên thông giữa các cấp, các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp trong và ngoài nước Năm học 2012-2013 cả nước

có 109 trường đại học, cao đăng tô chức đào tạo theo học chế tín chỉ, trong đó

có 87 trường đại học và 22 trường cao đẳng

Như vậy các vấn đề trên đang đặt ra cho Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

phải có những đổi mới mạnh mẽ trong công tác đào tạo để nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực, đáp ứng xu hướng đảo tạo hiện đại, phù hợp với nhu cầu học

tập đa dạng của người học và hội nhập quốc tế Hình thức đào tạo theo tín chỉ là

một tiếp cận đổi mới toàn điện nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực

Thực thi đào tạo theo hình thức tín chỉ trong Trường Đại học Nội vụ Hà

Nội đòi hỏi chúng ta phải có một cách tiếp cận hệ thống về các giải pháp đào tạo,

từ khâu nghiên cứu cơ sở khoa học, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện Đây

được xem như một đề án đào tạo theo tín chỉ, vừa phải có đặc trưng chung nhưng vừa có đặc trưng riêng của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Xác định hệ thống khái niệm, các đặc trưng của đào tạo tín chỉ; thực trạng đào tạo tín chỉ trong nhà trường: đồng thời xác lập hệ thống các biện pháp khoa học đề tô chức

đào tạo theo hình thức tín chỉ trong trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng để tổ chức thành công hình thức đào tạo này trong Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Với tất cả các vấn đề phân tích ở trên, với mong muốn đổi mới hình thức

đào tạo trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nhóm nghiên cứu chúng tôi lựa chọn dé tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu cơ sở khoa học xây

dung đề án đào tạo theo học chế tín chi 6 Ti rường Đại học Nội vụ Hà Nội”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về đào tạo theo học chế tín

chỉ và cơ sở thực tiễn nhăm thực thi đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thé nghiên cứu: Tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường

Trang 9

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng đề án đào

tạo theo học chê tín chỉ ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

4 Giả thuyết

Đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường ĐH được thực hiện theo một quá trình nhất định, trong đó xác lập cơ sở khoa học để tổ chức đào tạo có vai trò tiên

quyết đến sự thành công của quá trình đó

Hệ thông khái niệm công cụ và đặc trưng của đào tạo theo học chế tin chi; thực trạng đào tạo của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và các giải pháp xây dựng đề án đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nếu được xác định một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn GDĐH ở Việt Nam thì sẽ tạo nên cơ sở vững chắc để áp dụng thành công đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

5, Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài này tập trung vào ba nhiệm vụ nghiên cứu trọng tâm sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận của đào tạo học chế tín chỉ ở trường ĐH

- Cơ sở thực tiễn về đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường Đại học Nội vụ

Hà Nội

- Đề xuất các giải pháp xây dựng đề án đào tạo theo học chế tín chỉ ở

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

6 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài này giới hạn trong phạm vi nghiên cứu lý luận nhằm làm sáng tỏ cơ

sở khoa học của đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường ĐH; đồng thời đưa ra

những giải pháp để tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ phù hợp với thực tiễn ở

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ để các

nghiên cứu thực nghiệm và ứng dụng đào tạo theo học chế tín chỉ phù hợp với

thực tiễn ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội được tiễn hành

7 Phương pháp nghiên cứu

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết; Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết Các phương pháp trên được tiễn hành thông qua hoạt động tập hợp, phân loại tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu theo tiến trình thời gian

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Phương pháp quan sát: Được sử dụng trong quá trình thăm quan thực

Trang 10

+ Phương pháp nghiên cứu điển hình (Case study): Chúng tôi lựa chọn các

trường hợp điển hình về các trường ĐH, CĐ để phân tích các số liệu va so sánh

theo ý đồ nghiên cứu

+ Phương pháp chuyên gia: Trao đổi ý kiến với các chuyên gia để tìm kiếm ý kiến đóng góp của các chuyên gia thuộc lĩnh vực nghiên cứu

- Phương pháp thống kê toán học: Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê Sperman va phần mềm SPSS để phân tích số liệu nghiên cứu

8 Lịch sử nghiên cứu vẫn đề

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã tìm hiểu các công trình nghiên cứu liên quan đến đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường ĐH, CD Tuy

nhiên, qua tìm hiểu thực tế, có thể khẳng định cho đến nay chưa có đề tài cấp

Bộ nào về “Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng đề án đào tạo theo học chế tín

chỉ ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội” Vì vậy, đề tài nghiên cứu khoa học mà

chúng tôi lựa chọn ở đây là đề tài mới, không có sự trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã có từ trước

9 Đóng góp của đề tài

- Hệ thống hoá và phát triển lý luận về đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường ĐH, trong đó trọng tâm là hệ thống các khái niệm về tín chỉ trong đào tạo, đặc trưng của đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường ĐH

- Nghiên cứu đánh giá thực trạng đào tạo ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Xây dựng được hệ thống các giải pháp xây dựng đề án đào tạo theo học

chế tín chỉ ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

10 Các nguồn tư liệu chính được sử dụng :

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng những nguồn tư liệu sau:

- Các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục và đào tạo; các văn bản

quy định về đào tạo theo hệ thống tín chỉ áp dụng cho các trường đại học và

cao đẳng: Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao

đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”

- Các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài

- Các tài liệu viết đăng trên các bao, tap chi, ky yếu hội thảo khoa học

liên quan đến đề tài

- Website của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và website

Trang 11

11 Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề tài được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1 Cơ sở lý luận về đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Chương 2 Cơ sở thực tiễn của đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường

Đại học Nội vụ Hà Nội

Chương 3 Các giải pháp xây dựng đề án đào tạo theo học chế tín chỉ ở

Trang 12

Chương 1

CO SO LY LUAN VA CO SO PHAP LY VE DAO TAO THEO HOC CHE TÍN CHÍ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

1.1 Sơ lược về lịch sử học chế tín chỉ

1.1.1 Lịch sử học chế tín chỉ trên thể giới

Xuất phát từ đòi hỏi quy trình đào tạo phải tô chức sao cho mỗi sinh viên (SV) có thể tìm được cách học thích hợp nhất cho mình, đồng thời trường đại học phải nhanh chóng thích nghi và đáp ứng được những nhu cầu của thực tiễn cuộc sống Khoảng cuối thế kỷ 19, hệ thống tín chỉ (TC) của các trường đại học Mỹ được bắt đầu như một cách khắc phục những vấn đề của giáo dục trung học Những nỗ lực này là do một tổ chức phi chính phủ rất có quyền lực có tên là Carnegie tài trợ Cùng với việc cải cách giáo dục trung học, Quỹ Carnegie cũng quan sát thấy hầu hết các trường đại học Hoa Kỳ hoạt động

một cách độc lập theo những cơ chế cấu trúc khác nhau Ý tưởng về tiêu chuẩn hoá, chuyên biệt hoá, và những khả năng của kỹ thuật trở thành những

nhân tơ văn hố ngày càng quan trọng trong đời sống của người dân Hoa Kỳ Kết quả là một hệ thống đơn vị hay thước đo được tạo ra để đo lường năng suất, hiệu quả Việc chấp nhận giờ tín chỉ sinh viên (student credit hour-SCH) đem lại một phương pháp giúp chính quyền tiêu bang xác định tỉ lệ hoàn vốn

cho việc đầu tư và giáo dục đại học Hơn nữa, thước đo này cho phép so sánh

các trường với nhau, dù rằng nó không tính tới các hoạt động nghiên cứu, vì nhiều giáo sư không chỉ giảng dạy mà còn thực hiện việc nghiên cứu

Vào năm 1872, Viện Đại học Harvard đã quyết định thay thế hệ thống

chương trình đào tạo theo niên chế cứng nhắc bằng hệ thống chương trình mềm dẻo cấu thành bởi các môđun mà mỗi SV có thê lựa chọn một cách rộng rãi

Đến đầu thế kỷ 20 hệ thống TC được áp dụng rộng rãi hầu như trong mọi trường đại học Hoa Kỳ Tiếp sau đó, nhiều nước lần lượt áp dụng hệ thống

TC trong toàn bộ hoặc một bộ phận của trường đại học của mình: các nước Bac My, Nhat Ban, Philippin, Dai Loan, Han Quốc, Thai Lan, Malaysia, Indonesia, An Dé, Senegal, Mozambic, Nigeria, Uganda, Camorun Tai

Trung Quốc từ cuối thập niên 80 đến nay hệ thống TC cũng lần lượt được áp

dụng ở nhiều trường đại học

_ Triết lý cơ bản của hệ thống tín chỉ là “Tôn trọng người học, xem người

học là trung tâm của quá trình đào tạo Nói cách khác, đào tạo theo học chế

tín chỉ là hình thức tạo hướng về người học, tất cả vì người học Chuyển sang

Trang 13

phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ tạo ra sự thay đổi lớn về phương

cách, thói quen dạy - học của người dạy lần người học Đôi với hình thức đào tạo này thì khối lượng giờ giảng trên lớp sẽ giảm đi, mà sẽ tăng thời gian tự học, tự nghiên cứu của sinh viên Vì vậy, khi áp dụng đào tao theo học chế tín chỉ, việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên có vai trò hết sức quan trọng, mang tính quyết định hiệu quả chất lượng đào tạo

Vào năm 1999, 40 Bộ trưởng Giáo dục các nước trong Liên minh Châu

Âu đã ký Tuyên ngôn Boglona nhằm hình thành Không gian Giáo dục đại học Chau Au (European Higher Education Area) thống nhất vào tháng 5 năm 2001 tại Prague, một trong các nội dung quan trọng của Tuyên ngôn đó là triển khai áp dụng học chế tín chỉ (European Credit Transfer System-ECTS)

trong toàn hệ thống giáo dục đại học để tạo thuận lợi cho việc cơ động hóa, liên thông hoạt động học tập của SV trong khu vực Châu Âu và trên thế giới

Quan trọng là sự thành lập của hệ thống công nhận tín chỉ lẫn nhau giữa các trường Cho đến nay ECTS vẫn là hệ thống tín chỉ duy nhất đã được thử nghiệm và áp dụng thành cơng trên tồn lãnh thé Châu Âu Hệ thống này đã

tạo điều kiện cho sự công nhận thời gian học tập tại nước ngoài và qua đó

nâng cao chất lượng cũng như mức độ lưu chuyển của sinh viên ở Châu Âu Gần đây ECTS đang được phát triển đề trở thành một hệ thống tích luỹ tín chỉ để được áp dụng ở cấp trường, cấp khu vực, cấp quốc gia và ở toàn Châu Âu

1.1.2 Lịch sử học chế tin chỉ tại Việt Nam

Ở nước ta, trước năm 1975 một số trường đại học chịu ảnh hưởng của

Mỹ tại Miền Nam Việt Nam đã áp dụng học chế tín chỉ: Viện Đại học Cần

Thơ, Viện Đại học Thủ Đức Trong quá trình “Đỗi mới” ở nước ta từ cuối

năm 1986 chuyến nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, GDĐH ở nước ta cũng có nhiều

thay đổi Khi Việt Nam thực hiện bước chuyển sang nền kinh tế tri thức, vai

trò của các trường đại học như những cỗ máy cho sự tăng trưởng kinh tế càng trở thành quan trọng hơn bao giờ hết Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan chịu

trách nhiệm về tồn bộ cơng tác giáo dục và đào tạo ở cấp quốc gia, đã đưa ra

nhiều sáng kiến nhằm đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao đối với giáo dục Có thể kế đến một số sáng kiến: những chương trình đào tạo nguồn nhân lực

như chương trình 10.000 tiến sĩ, nhằm đảo tạo 10.000 thạc sĩ và tiến sĩ tại các

trường đại học nuớc ngoài và đưa họ trở về nắm giữ những vị trí chủ chốt trong đội ngũ giảng viên hoặc lãnh đạo đại học Việc thành lập những trường

đại học kiểu mẫu như dự án đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm đào tạo sinh viên trong những ngành trọng yếu và tiến hành những nghiên cứu ở đẳng cấp thế giới để giải quyết những nhu cầu liên quan đến lợi ích công Sự _ thay đổi quan trọng và gần đây nhất là bắt buộc chuyên đổi sang đào tạo theo

Trang 14

hoc chế tín chỉ Sự thay đổi này đóng vai trò chủ yếu trong việc cập nhật và

hiện đại hoá giáo dục đại học, giúp xây dựng những mẫu mực mới cho cải

cách giáo dục góp phần đắc lực cho xây dựng một nền kinh tế tri thức và tăng

trưởng kinh tế

Hội nghị Hiệu trưởng đại học tại Nha Trang hè 1987 đã đưa ra nhiều chủ

trương đôi mới GDĐH, trong đó có chủ trương triển khai trong các trường đại học qui trình đào tạo 2 giai đoạn và mơđun-hố kiến thức Theo chủ trương đó, học chế “học phần” đã ra đời và được triển khai trong toàn bộ hệ thống

các trường đại học và cao đẳng nước ta từ năm 1988 đến nay Học chế học

phần được xây dựng trên tỉnh thần tích lũy dần kiến thức theo các môđun trong quá trình học tập, tức là cùng theo ý tưởng của học chế tín chỉ xuất phát

từ Mỹ Tuy nhiên, về một số phương diện, học chế học phần chưa thật sự

mềm dẻo như học chế tín chỉ, đo đó nó được gọi là “sự kết hợp niên chế với

tín chỉ”, tuy nhiên những khó khăn về đời sống trong xã hội nói chung và trong các trường đại học nói riêng lúc đó chưa cho phép đặt vẫn đề thực hiện học chế môđun hóa triệt để Vào năm 1993, khi những khó khăn chung của

đất nước và của các trường đại học dịu bớt, Bộ GDĐT chủ trương tiến thêm

một bước, thực hiện học chế học phần triệt để hơn, theo mô hình học chế TC của Mỹ Cho đến nay, đào tạo theo học chế tín chỉ đã trở thành một trong

những bước đi quan trọng của giáo dục đại học Việt Nam và được hiện thực

hóa trên những cơ sở khoa học có tính pháp lý Năm học 2012-2013 cả nước có 109 trường đại học, cao đẳng đào tạo theo học chế tín chỉ, trong, đó có 87 trường đại học và 22 trường cao đẳng

1.2 Một số khái niệm cơ bản

Tín chỉ: Tín chỉ học tập là một đại lượng đo toàn bộ thời gian bắt buộc

của một người học bình thường để học một môn học cụ thể Theo PGS.TS Hoàng Văn Vân: “Tín chỉ là đại lượng dùng để đo khối lượng kiến thức, kỹ năng của một môn học mà người học cần phải tích lũy trong một khoảng thời gian nhất định thông qua các hình thức: 1 Học tập trên lớp; 2 Học tập trong

phòng thí nghiệm, thực tập hay làm các phần việc khác (có sự hướng dẫn của

giáo viên); 3 Tự học ngoài lớp như đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vẫn đề

hoặc chuẩn bị bài Tín chỉ còn được hiểu là khối lượng lao động của người

học trong một khoảng thời gian nhất định trong những điều kiện học tập tiêu

chuẩn [34]

s Tín chỉ sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên Một tín chỉ

được qui định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30-45 tiết thực hành, thí nghiệm

hoặc thảo luận; 45-90 giờ thực tập tại cơ sở; 45-60 giờ làm tiêu luận, bài tập

lớn hoặc đỗ án, khóa luận tốt nghiệp Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu 1 tin chỉ, sinh viên phải đành ít nhất 30 giờ

Trang 15

chuẩn bị cá nhân Đối với những chương trình, khối lượng của từng học phần

đã được tính theo đơn vị học trình, thì 1,5 đơn vị học trình được quy đổi thành

1 tín chỉ Một tiết học được tính bằng 50 phút

Học phan: Là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho

sinh viên tích lũy trong quá trình học tập Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ, nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ Kiến thức trong mỗi học phần gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế và được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc được

kết cầu dưới dạng tô hợp từ nhiều môn học Từng học phần phải được ký hiệu bằng một mã số riêng do trường qui định [24]

Hệ thống tín chỉ là cách miêu tả có tính chất hệ thống một chương trình giáo dục bằng cách gắn đơn vị tín chỉ vào các thành tố bộ phận của chương trình

Hệ thống tín chỉ cho phép sinh viên đạt được bằng qua việc tích lũy các

kiến thức, kỹ năng khác nhau được đo lường bằng một đơn vị xác định căn cứ trên khối lượng lao động học tập trung bình của một sinh viên, gọi là tín

chi (credit)

Chương trình hoc là một loạt các môn học tạo thành chương trình đào

tạo, có thê là môn chính hay môn phụ

Môn tự chọn là những môn trong số các môn học chính mà sinh viên lựa

chon dé dang ky hoc Hé théng môn tự chọn này cho phép sinh viên chọn lựa

và theo học những môn nào đạt được những tri thức và kỹ năng mà họ quan tâm

Mục tiêu học tập là những kỹ năng cụ thê mà sinh viên sẽ đạt được trong

một môn học hay một chương trình học cụ thê

Chuyên ngành là ngành khoa học được chọn làm lĩnh vực chuyên ngành

Trong hệ thống học kỳ thì nó tương ứng với 120 tín chỉ trong vòng 4 năm Để tài phụ là ngành khoa học được chọn như chuyên ngành thứ yếu, tiêu biểu là 15 tín chỉ

Đề cương môn học là nội dung tóm tắt của môn học Đề cương môn học là một hợp đồng bất thành văn giữa giảng viên và sinh viên; đưa ra những

mục tiêu học tập và kế hoạch hành động nhằm đạt mục tiêu đó

1.3 Cơ sở pháp lý của đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

1.3.1 Các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ ở Việt Nam

Nhằm tăng tính liên thông của hệ thống GDĐH nước ta và hội nhập với

GDDH thế giới, trong những năm gần đây Nhà nước đã đưa ra chủ trương mở rộng áp dụng học chế TC trong hệ thống GDĐH nước ta

Trang 16

Trong “Quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001-

2010” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 47/2001/QĐÐ-

TTg có nêu: các trường cần “thực hiện quy trình đào tạo linh hoạt, từng bước

chuyên việc tổ chức quy trình đào tạo theo niên chế sang học chế TC”[23]

Trong “Báo cáo về tình hình Giáo dục” của Chính phủ trước kỳ hợp Quốc hội

tháng 10 năm 2004 lại khẳng định mạnh mẽ hơn: “Chỉ đạo đây nhanh việc mở rộng học chế TC ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và

dạy nghề ngay từ năm học 2005-2006, phan đấu để đến năm 2010 hầu hết các

trường đại học, cao đẳng đều áp dụng hình thức tô chức đào tạo này” Luật

Giáo dục được Quốc hội thông qua năm 2005: "Về chương trình giáo dục: Đối với giáo đục nghệ nghiệp, giáo dục đại học có thể được tiễn hành theo

hình thức tích luỹ tín chỉ hay theo miên chế"[12]

Quyết định số 38/2004/QĐÐ-BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Qui định tạm thời về kiểm định chất lượng trường đại học Tại Điều 8, tiêu chuẩn 4 đã nêu rõ:

“Các hoạt động đào tạo được tô chức theo qui trình và học chế mềm dẻo

phát huy tính tích cực của người học, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả

đào tạo toàn diện

1 Thực hiện đa dạng hoá các phương thức tổ chức đào tạo, nhằm đáp

ứng yêu cầu học tập của người học theo những chuẩn mực thích hợp

2 Thực hiện chế độ công nhận kết quả học tập của người học theo học phần (tích luỹ theo học phần); chuyén qui trình tổ chức đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ

3 Đối mới phương pháp dạy và học theo hướng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc tập thể của người học

4 Phương pháp và qui trình kiểm tra đánh giá được đa dạng hoá, đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng và phù hợp với phương

thức đào tạo, hình thức học tập; đánh giá được mức độ tích luỹ của người học

về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và năng lực phát hiện, giải quyết vẫn đề

5 Kết quả học tập của người học được thông báo công khai, kịp thời

theo qui định, được lưu giữ đầy đủ, chính xác và an toàn Văn bằng tốt nghiệp và chứng chỉ học tập được cấp đúng qui định”[26]

Nghị quyết của Chính phủ số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 về đổi

mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 đã chỉ rõ: “Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển Sang chế độ đào tạo theo hệ

thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích luỹ kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiép theo Ở trong nước và ở nước ngồi”|[1§]

Trang 17

Sau một thời gian thí điểm đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở một số trường,

Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ra Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày

15/8/2007 về việc ban hành quy chế đào tạo ĐH, CÐ hệ chính quy theo hệ thống tin chỉ Quyết định ghi rõ: “Qwy chế này quy định đào tạo đại học và

cao đẳng hệ chính quy theo hệ thong tin chi, bao gốm: tổ chúc đào tạo; kiểm

tra và thì học phẩn; xét và công nhận tốt nghiệp Quy chế này áp dụng đối với

sinh viên các khoá đào tạo hệ chính quy ở trình độ đại học và cao đẳng trong các đại học, học viện, trưởng đại học và trường cao đẳng thực hiện theo hình

thức tích luỹ tín chỉ”[24]

Chúng ta đã áp dụng học chế học phần, trong đó chứa đựng một số yếu

tố của học chế tín chỉ từ khi bắt đầu đổi mới GDĐH cách đây gần hai thập niên, lúc hoàn cảnh kinh tế xã hội và điều kiện dạy và học ở đại học hết sức khó khăn Và khi điều kiện dạy và học được cải thiện một số trường đại học

đã cải tiến, làm mềm dẻo triệt để học chế học phần, tức là chuyển đổi sang

học chế tín chỉ Tuy nhiên chỉ vài ba năm gần đây Nhà nước mới đưa ra chủ trương nhằm thúc day quá trình chuyển đổi này trong toàn bộ hệ thống GDĐH Sự chuyển đổi này nhằm mục tiêu: Thứ nhất: Tạo ra một học chế mềm dẻo hướng về sinh viên để tăng cường tính chủ động và khả năng cơ động của sinh viên, để đảm bảo sự liên thông dễ dàng trong quả trình học tập và tạo ra những sản phẩm có tính thích ứng cao với thị trường sức lao động trong nước TJ⁄ hai: Trong xu thế toàn cầu hóa, làm cho hệ thống GDĐH

nước ta hội nhập với khu vực và thế giới

Học chế học phần được áp dụng hiện tại trong toàn bộ hệ thống GDDH

nước ta đã mang một số yếu tố của học chế tín chỉ, nhưng chưa đủ mềm dẻo

vì chưa tận dụng hết các biện pháp tạo nên sự mềm dẻo đó Vì vậy, việc

chuyển đổi sang học chế tín chỉ có nghĩa là cải tiến học chế học phần, tăng cường áp dụng các biện pháp tạo nên sự mềm đẻo đó Quá trình chuyển đổi không có nghĩa là xóa bỏ học chế này để chuyên sáng học chế khác, mà là cải tiến học chế đang sử dụng để tăng mức độ mềm dẻo, cơ động của nó

Việc chuyển đôi sang học chế tín chỉ, tạo nên sự mềm dẻo của quy trình

đào tạo cần phải được kết hợp một cách logic với việc phát triển và hiện đại

hoa chương trình đào tạo, bao gồm việc đổi mới mục tiêu, nội đung đào tạo và

đặc biệt là phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên

1.3.2 Quan điểm về đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Thay đổi phương thức đào tạo nhằm nâng cao hiệu quá đào tạo đại học là yêu cầu chung của các trường cao đẳng, đại học trong đó có Trường Đại học

Trang 18

ché sang dao tao theo hé thông tín là một nhiệm vụ tất yếu Trong báo cáo

tông kết năm học 2008 và đề ra phương hướng cho năm mới, Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường khẳng định việc chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ là nhiệm vụ chiến lược của nhà trường trong những năm tới, đây không chỉ là nhiệm vụ riêng của phòng đào tạo, của các khoa chuyên ngành mà là nhiệm vụ chung của toàn trường

Trong đề án phát triển Trường trong giai đoạn tiếp theo, nhà trường cũng đã có chủ trương chuyên hình thức đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ

1.4 Đặc trưng của đào tạo theo học chế tín chỉ

1.4.1 Hệ thống tín chỉ cho phép sinh viên đạt được văn bằng đại học qua việc tích luỹ các loại trì thức giáo dục khác nhau

Hoạt động tích luỹ các loại tri thức giáo dục được đo lường bằng một

đơn vị xác định, căn cứ trên khối lượng lao động học tập trung bình của một

sinh viên, gọ! là tín chỉ Cụ thé quá trình này được mô tả như sau:

1 Đòi hỏi sinh viên phải tích luỹ kiến thức theo từng học phân (tín chỉ);

2 Kiến thức cấu trúc thành các môđun;

3 Quy định khối lượng kiến thức phải tích luỹ cho từng văn bằng Xếp năm học của người học theo khối lượng tín chỉ tích luỹ;

4 Chương trình đào tạo mềm đẻo (có học phần bắt buộc và học phần tự

chọn);

5 Đánh giá thường xuyên, thang điểm chữ;

6 Dạy học lẫy sinh viên làm trung tâm;

7 Đơn vị học vụ là học kỳ Mỗi năm có thể chia thành 2 học kỳ (15 tuần); 3 học kỳ (15 tuần); hoặc 4 học kỳ (10 tuần);

8 Ghi danh học đầu mỗi học kỳ, lớp học tô chức theo mỗi học phan;

9, Có hệ thống có vấn học tập;

10 Có thể tuyển sinh theo học kỳ;

11 Không thi tốt nghiệp, không tơ chức bảo vệ khố luận tốt nghiệp đối

với các chương trình đại học hoặc cao dang;

12 Chỉ có 1 văn bằng chính quy đối với 2 loại hình tập trung và không tập trung;

Để đạt bằng cử nhân (Bachelor) SV thường phải tích luỹ đủ 120 - 136

TC (Hoa Kỳ), 120 - 135 TC (Nhật Bản), 120 - 150 TC (Thái Lan), v.v Đề đạt bằng thạc sĩ (master) SV phải tích luỹ 30 - 36 TC (Hoa Kỳ), 30 TC (Nhật Ban), 36 TC (Thai Lan)

Theo hệ thống tích lũy và chuyển đổi tín chỉ của Châu Âu (ECTS), người

ta quy ước khối lượng lao động học tập ước chừng của một SV chính quy trung bình trong một năm học được tính bằng 60 TC

Trang 19

1.4.2 Hé théng tin chỉ tăng cường vai trò cỗ vẫn trong giảng dạy của giảng viên

Khi chuyên đôi sang phương thức đào tạo theo học chê tín chỉ, việc quản lý họat động giảng dạy của giảng viên có sự thay đổi căn bán Ngoài việc truyền đạt kiến thức, giảng viên phải hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho sinh viên tự tìm kiếm kiến thức ở ngoài lớp học được thé hiện trong đề cương môn học mà mỗi giảng viên bắt buộc phải có và phát cho sinh viên trước hoặc ngay trong buổi lên lớp đầu tiên Đề cương môn học phải cung cấp thông tin

chủ yếu về nội dung và tô chức dạy — học của môn học Đề cương môn học

bao gồm:

- Thông tin về đơn vị đào tạo (tên trường, khoa, bộ môn, )

- Thông tin về môn học (tên môn học, bắt buộc hay tự chọn, số lượng tín

chỉ, loại giờ tín chỉ, các môn học tiên quyết, ) - Thông tin về tổ chức dạy và học

- Mục tiêu, nội dung cơ bản và phương pháp giảng dạy môn học - Giáo trình sử dụng và danh mục tài liệu tham khảo

- Các yêu cầu và quy định về kiểm tra — đánh giá kết quả học tập

Trong phương thức đào tạo truyền thống, người dạy có hai vai trò nổi bật nhất là “người toàn trí” (người biết về mọi hình thức môn học liên quan) và “người quyết định mọi hoạt động dạy - học trong lớp học” Trong vai trò thứ nhất, người dạy được xem như là nguồn kiến thức duy nhất và người học chỉ

cần tiếp thu được nguồn kiến thức này từ người dạy là đủ Trong vai trò thứ

hai, người dạy được xem như có toàn quyền quyết định dạy cái gì (nội dung) và dạy như thế nào (phương pháp); người học được xem là những “con chiên”

ngoan đạo, nghe giảng bài, ghi chép và học thuộc những gi duoc day

Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, hai vai trò đã nêu ở mức độ nào đó vẫn được duy trì Tuy nhiên, người dạy phải đảm nhiệm thêm ít nhất ba vai trò nữa đó là: có vấn cho quá trình học tập; người tham gia vào quá trình học tập; người học và nhà nghiên cứu

Với tư cách là cố vấn cho quá trình học tập, khi giảng bài cũng như hướng dẫn thảo luận người dạy phải chọn những vẫn đề cốt lõi, quan trọng để giảng và nếu không có người dạy thì người học khó có thể lĩnh hội được, tạo

điều kiện cho người học tiếp thu và khám phá tiếp kiến thức Là cố vấn cho

quá trình học tập, người dạy sẽ:

- Giúp cho chính mình hiểu được người học: Hiểu được những gì họ cần

trong quá trình học tập và những gì họ có thể tự làm được để có thê chuyển

giao những nhiệm vụ này cho họ thông qua hướng dẫn và giám sát;

Trang 20

- Giúp cho người học thể hiện rõ hơn những ý định của họ để qua đó họ có thê phát huy được vai trò chủ động và sáng tạo, và những nguồn lực của

chính họ đề học tốt môn học;

- Hướng sự tham gia tích cực của người học vào những mục tiêu thực tế

nhất của giáo dục hiện đại, học gắn với hành |

Trong vai trò của người tham gia vào quá trình dạy - hoc, người day hoạt động như là một thành viên tham gia vào quá trình học tập ở trên lớp với các nhóm người học Với tư cách vừa là cố vấn vừa là người tham gia vào quá trình học tập, người dạy còn có thêm một vai trò nữa đó là nguồn tham khảo cho người học, giúp đỡ họ tháo gỡ những khó khăn trong quá trình học tập và nghiên cứu

Trong vai trò là người học và người nghiên cứu, với tư cách là một thành viên tham gia vào các hoạt động học tập ở trên lớp, người dạy, ở một mức nào

đó, có điều kiện trở lại vị trí của người học, hiểu và chia sẻ những khó khăn và trách nhiệm học tập với họ Có thực hiện được vai trò của người học thì

người dạy mới có thê thể phát huy được vai trò tích cực của nhà nghiên cứu,

người dạy có thê đóng góp khả năng và kiến thức của mình vào việc tìm hiểu

bản chất của quá trình dạy — học nói chung, bản chất của quá trình học một

môn học nói riêng, những yếu tổ tâm lý - xã hội ảnh hưởng đến quá trình

dạy- học môn học đó

Có thể thấy, khi thực hiện việc tổ chức giảng dạy trong học chế tín chỉ,

người giảng viên sẽ phải đi vào các vấn đề kỹ thuật thao tác nhiều hơn, thay vì đơn thuần chỉ thuyết trình theo cách giảng dạy như đào tạo theo niên chế

học phần trước đây, thì đối với đào tạo theo chế tín chỉ, hình thức tổ chức

giảng dạy có phần đa dạng hơn Vì vậy, giảng viên khi thực hiện giờ lý thuyết cũng như thực hành trên lớp, ngoài khả năng chuyên môn ra, người thầy cần phải có kinh nghiệm điều hành và quản lý lớp học

Như vậy, để thực hiện tốt hoạt động giáng dạy theo học chế tín chỉ,

người thầy không chỉ truyền đạt những tri thức khoa học mà điều quan trọng là hướng cho sinh viên phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự học và rèn luyện tốt các kỹ năng thao tác trong quá trình đào tạo Để làm tốt điều này, giảng

viên phải có trách nhiệm: -

- Nắm vững quy chế đào tạo, các quy định hướng dẫn của Nhà trường về công tác đào tạo TC

- Nắm vững quy chế đào tạo, các quy định và hướng dẫn của Nhà trường

về công tác đào tạo TC

- Chuẩn bị bài giảng nghiêm túc, giảng dạy theo đúng đề cương môn học đã được phê duyệt Quản lý sinh viên của lớp môn học trong giờ học và các hoạt động giảng dạy khác Quyết định về điều kiện thi kết thúc môn học của sinh viên đối với từng trường hợp cụ thê

Trang 21

- Sử dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến và phù hợp với phương ˆ thức đào tạo theo tín chỉ để đâm bảo truyền thụ cho sinh viên nội dung môn

học của sinh viên đối với từng trường hợp cụ thể

- Sử dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến và phù hợp với phương thức đào tạo theo TC để đảm bảo truyền thụ cho sinh viên nội dung môn học,

hướng dẫn sinh viên rèn luyện năng lực nhận thức, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực thu thập , xử lý thông tin, làm việc nhóm, tự học và tự nghiêm cứu

- Cung cấp danh mục tài liệu tham khảo, hướng dẫn sinh viên về mục

tiêu và phương pháp đọc tài liệu tham khảo, tô chức thảo luận, thực hành và các hoạt động chuyên môn khác

- Hướng dẫn cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu ở nhà và phải có hình thức kiểm tra, kiểm soát và đánh giá kết quả tự học, tự nghiên cứu của sinh

viên Có trách nhiệm tham gia hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học theo phân công của khoa trong kế hoạch giảng dạy hàng năm

- Ra đề thi, chấm thi và trả bài thi theo đúng thời gian quy định

Như đã trình bày ở trên, ta thấy hoạt động giảng dạy trong phương thức đảo tạo theo chế học tín chỉ có nhiều điểm khác, phức tạp hơn so với phương thức đào tạo theo niên chế học phần Đề tổ chức quản lý tốt hoạt động này, Nhà trường phải có quy chế, quy định hướng dẫn phù hợp và một hệ thống quản lý theo dõi và kiểm tra một cách chặt chẽ và phù hợp

1.4.3 Hệ thống hoạt động hoc tập của sinh viên hướng vào việc phái huy tính chủ động tích cực trong học tập

Khi tổ chức giảng đạy theo TC, đầu mỗi học kỳ, SV được đăng ký các môn học thích hợp với năng lực và hoàn cảnh của họ và phù hợp với quy định chung nhằm đạt được kiến thức theo một chuyên môn chính nào đó Sự lựa

chọn các môn học rất rộng rãi, SV có thể ghi tên học các môn liên ngành nếu họ thích SV không chỉ giới hạn học các môn chuyên môn của mình mà còn

cân học các môn học khác lĩnh vực, chẳng hạn SV các ngành khoa học tự

nhiên và kỹ thuật vẫn cần phải học một ít môn khoa học xã hội, nhân văn và ngược lại

Quản lý hoạt động học tập của SV không chỉ giới hạn trong phạm vi dao

tạo ở trên lớp, trong Trường, mà còn gồm cả các hoạt động ở ngoài lớp như học tập nhóm, tham gia câu lạc bộ, tự học, thực hành thực tập, tham quan, giao luu,

Trong quá trình đào tạo, ngoài sự hướng dẫn của giảng viên, nhiệm vụ

học tập của sinh viên là rất quan trọng và chính họ là trung tâm của quá trình đào tạo, quyết định chất lượng đào tạo Sinh viên cần tham khảo ý kiến của cố vấn học tập để xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với mình đăng ký môn học theo mỗi học kỳ với Khoa, với Trường Thực hiện đầy đủ các yêu cầu học tập

Trang 22

môn học được quy định trong đề cương môn học của môn học đó Nâng cao ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu và thường xuyên liên hệ với giảng viên, cô vấn học tập để được tư vấn, hỗ trợ vẫn đề tự học tự nghiên cứu và thường xuyên liên hệ với giảng viên, cố vấn học tập để được tư vấn, hỗ trợ van đề tự học, tự nghiên cứu Để thực hiện việc nâng cao chất

lượng đào tạo theo học chế tín chỉ, sinh viên cần thực hiện tốt những nhiệm

vu sau:

- Chuẩn bị đầy đủ các học liệu của môn học (gồm học liệu bắt buộc và

học liệu tham khảo)

- Tham gia đầy đủ các buổi học trên lớp, các buổi xê - mi - na theo các đơn vị nhóm hoặc các chuyên ngành học

- Nghe giảng và ghi chép bài giảng đầy đủ trong các giờ học trên lớp

- Làm đầy đủ các bài viết cá nhân/tuần; các bài tập nhóm/tháng, các bài

tập lớn; bài kiểm tra giữa kỳ và bài thi hết môn

- Tích cực phát biểu trong khi tháo luận, chủ động đề xuất với giảng viên

các nội dung thảo luận

1.4.4 Hệ thông đánh giá kết quả học tập hướng vào việc đánh giá cá

thể hóa kết quả học tập của người học

Theo hệ thống tích lũy và chuyển đổi tín chỉ của Châu Âu (ECTS), hệ thống TC dùng cách đánh giá thường xuyên, và dựa vào sự đánh giá đó đối

với các môn học tích luỹ được để cấp bằng cử nhân Kết quả học tập của sinh viên được ghi nhận qua hệ thống điểm số của quốc gia hoặc của địa phương

Bồ sung hệ thống điểm số thống nhất cho ECTS cé mét ý nghĩa tích cực, nhất

là trong trường hợp chuyên đổi tín chỉ Hệ thống điểm số của ECTS đánh giá sinh viên trên cơ sở thống kê Cho nên đữ liệu thống kê về kết quả học tập của sinh viên là điều kiện tiên quyết để áp dụng hệ thống điểm số của ECTS Điểm số được cho theo thang bậc như sau:

+ Điểm đánh gia bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được cham theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân

Trang 23

c) Đối với những học phần chưa đủ cơ sở để đưa vào tính điểm trung bình chung học kỳ, khi xếp mức đánh giá được sử dụng các kí hiệu sau:

I chưa đủ dữ liệu đánh giá X chưa nhận được kết quá thi

đ) Đối với những học phần được nhà trường cho phép chuyển điểm , khi xếp mức đánh giá được sử dụng ký hiệu R viết kèm với kết quả

Đối với các chương trình đào tạo sau đại học (cao học và đào tạo tiến sỹ) ngoài các kết quả đánh giá thường xuyên còn có các kỳ thi tổng hợp và các luận văn

Hiện nay, trong các trường Đại học, Cao đẳng tại Việt Nam áp dụng phương thức đào tạo theo hình thức niên chế học phan, kết quả học tập môn học (học phần) của sinh viên được đánh giá bằng điểm thi kết thúc học phần Điểm để đánh giá kết quả học tập của học phần lý thuyết là điểm thi kết thúc học phần; đối với các học phần có cả thực hành và lý thuyết thì phần thực

hành đạt được coi như đủ điều kiện để xét dự thi phần lý thuyết và “điểm thi

phan ly thuyết là điểm thi kết thúc học phần” Theo quy định này sẽ tạo cho -_ sinh viên một thói quen không tốt là không chủ động, tích cực học tập một

cách thường xuyên, mà họ chỉ tập trung học tập vào thời gian chuẩn bị thi kết

thúc học phần

-Khác với đào tạo theo hình thức niên chế học phần, học chế tín chỉ coi trọng phần tự đào tạo, tự học của người học trong quá trình đào tạo Do đó, đặt ra những yêu cầu cao, chặt chẽ, liên tục về kiểm tra đánh giá Việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo phương thức đào tạo theo học chế tín

chỉ không chỉ bằng các bài kiểm tra và bài thi cuối môn học mà còn bằng

- nhiều cách đánh giá khác:

a) Hoạt động trên lớp (số buổi có mặt, thái độ theo dõi bài giảng, thảo luận),

b) Việc tự học ở nhà (qua nội dung phát biểu thảo luận trên lớp, thời gian

và chất lượng hoàn thành bài tập ở nhà do giảng viên giao),

c) Làm việc phòng thí nghiệm, ổi thực tế

d) Bai thi kết thúc môn học

Khi tô chức hoạt động giảng dạy, giảng viên có trách nhiệm cung cấp cho sinh viên bản đề cương môn học, trong đó thể hiện rõ về cách thức, trọng

số đánh giá kết quả học tập cũng như các yêu cầu, nội dung khác của môn học trong ngay từ khi bắt đầu học Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong

quá trình dạy và học buộc sinh viên phải học chăm chỉ, không học đối phó

trong các kỳ thi như trước kia, làm tang vi thế của giảng viên trong việc đánh giá sản phẩm đào tạo của mình qua kết quả học tập của sinh viên Chính vì vậy, vai trò của người thầy là rất quan trọng trong việc phát huy tính chủ

Trang 24

dong hoc tap cua sinh viên Làm tốt điều này sẽ tạo cho sinh viên nâng cao khả năng tự học theo kiêu nghiên cứu

Để đánh giá đúng năng lực và trình độ của sinh viên trong và sau khi kết thúc môn học, giảng viên ngoài việc đánh giá trình độ nhận thức của sinh viên

theo các tiêu chí đánh giá của môn học như đã nêu trong đề cương, còn phải

đánh giá sinh viên về tỉnh thần, thái độ học tập, ý thức chấp hành các nội quy,

quy chế của Khoa và Nhà trường, có tỉnh thần cầu thị trong giờ học tap, di

học đầy đủ, đúng giờ, Về một phương diện nào đó có thể thấy, việc kiểm

tra - đánh giá kết qua học tập trong học chế tín chỉ sẽ tồn diện cơng bằng và đầy đủ hơn so với hình thức đào tạo theo niên chế học phần

Hệ thống học tín chỉ sở đĩ được truyền bá nhanh và áp dụng rộng rãi ở

các trường đại học trên thế giới do có nhiều ưu điểm vượt trôi hơn so với hệ thống đào tạo theo niên chế học phan Kế hoạch đào tạo theo niên chế có thể

ví như một tuyến đường vạch sẵn cho tất cả sinh viên (trong một khóa) đi theo

trong suốt một khóa đào tạo thì kế hoạch đào tạo theo học chế tín chỉ là một bản đồ học tập của một hệ thống các tri thức lý luận và thực tiễn theo các

ngành, chuyên nghành trên đó sinh viên có thể chọn tuyến đi, cách đi, tốc độ

đi tới mục đích của mình căn cứ vào mục đích, sở thích, điểm mạnh, điểm yếu

cụ thé Lộ trình học tập này có thê giúp sinh viên điều chỉnh tuyến đi lúc mục đích học tập của sinh viên thay đổi theo nguyện vọng cá nhân, nhu cầu của thị trường nhân lực hoặc phát triển của khoa học công nghệ Học chế này cho

phép sinh viên có cơ hội linh hoạt chuyển đổi ngành học, tạo ra một “ngôn ngữ chung” giữa các trường đại học, cao đẳng, tạo điều kiện cho việc chuyển

đổi sinh viên giữa các trường trong nước và trên thế giới, rất thuân lợi trong các chương trình đảo tạo liên kết

1.5 Ưu điểm và hạn chế của đào tạo theo học chế tín chỉ

1.5.1 Ưu điểm _

Học chế TC được truyền bá nhanh chóng và áp dụng rộng rãi nhờ có nhiều ưu điểm Có thê tóm tắt các ưu điểm chính của nó như sau:

- Trước hết, những điểm tích cực không thể phủ nhận của phương thức

đào tạo tín chỉ là lay người học là trung tâm, là đối tượng được phục vụ được hưởng thụ, điều này thể hiện:

+ Người học được chọn môn mà họ thích học (tất nhiên trong một khung

chương trình hiện có của Nhà trường) Cần phải hiểu sở thích của người học là sự gắn kết của cả 2 vấn đề: kiến thức và người truyền đạt kiến thức đó

+ Người học được thể hiện quan điểm của mình trước những vấn đề mà môn học đặt ra Vẫn đề này liên quan đến nguyên tắc được thỏa thuận giữa người dạy và người học là cả thầy và trò cùng đi đến chân lý chứ không phải

thầy dạy cho trò chân lý đã có sẵn

Trang 25

+ Người học được giải đáp tất cả những thắc mắc về môn học Những thắc mắc này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào

+ Người học được chọn thời gian học phù hợp với lịch hoạt động của cá nhân họ Điều này đường như ở Việt Nam chỉ có thể đáp ứng được với hệ sau đại học Nhưng thực tế ở nhiều nước trên thế giới, sinh viên cũng có thê là những người vừa học vừa làm

+ Người học được đánh giá kiến thức dưới hình thức một chứng chỉ hay

văn bằng tùy vào nhu cầu của họ Vấn đề này liên quan đến nguyên tắc là người học không phải học dé thi mà học để làm việc

Học chế TC cho phép ghi nhận kịp thời tiến trình tích luỹ kiến thức và kỹ năng của SV để dẫn đến văn bằng Với học chế này, SV được chủ động thiết

kế kế hoạch học tập cho mình, được quyền lựa chọn cho mình tiến độ học tập

thích hợp với khả năng, sở trường và hoàn cảnh riêng của mình Điều đó đảm

bảo cho quá trình đào tạo trong các trường đại học trở nên mềm đẻo hơn,

đồng thời cũng tạo khả năng cho việc thiết kế chương trình liên thông giữa

các cấp đào tạo đại học và giữa các ngành đào tạo khác nhau

Học chế TC cho phép ghi nhận cả những kiến thức và khả năng tích luỹ

được ngoài trường lớp để dẫn tới văn bằng, khuyến khích SV từ nhiều nguồn

gốc khác nhau có thể tham gia học đại học một cách thuận lợi và phương

điện này có thể nói học chế TC là một trong những công cụ quan trọng để chuyển từ nền đại học mang tính tỉnh hoa thành nền đại học mang tính đại chúng

- Có tính mềm dẻo và khả năng thích ứng cao:

Với học chế TC, SV có thể chủ động ghi tên học các học phần khác nhau

dựa theo những quy định chung về cơ cấu và khối lượng của từng lĩnh vực kiến thức Nó cho phép SV dễ dàng thay đổi ngành chuyên môn trong tiễn

trình học tập khi thấy cần thiết mà không phải học lại từ đầu

Với học chế TC, các trường đại học có thể mở thêm ngành học mới một cách dễ dàng khi nhận được tín hiệu về nhu cầu của thị trường lao động và tình hình lựa chọn ngành nghề của sinh viên

Học chế TC cung cấp cho các trường đại học một ngôn ngữ chung, tạo thuận lợi cho SV khi cần chuyển trường cả trong nước cũng như ngoài nước

- Đạt hiệu quả cao về mặt quản lý và giảm giá thành đào tạo:

Tổ chức đào tạo theo tín chỉ là điều kiện để công tác quản lý đảo tạo của

nhà trường ngày càng hiệu quả Khi đó, cả người dạy và người học đều sẽ

cảm nhận thấy rằng, bộ phận quản lý thực sự là cần thiết, bởi họ tạo mọi điều

kiện để người dạy có thể dạy tốt hơn, người học có cơ hội tiếp nhận kiến thức

đúng như mình cần hơn

Với học chế TC, kết quả học tập của SV được tính theo từng học phần

chứ không phải theo năm học, do đó việc thi trượt hỏng một học phần nào đó

Trang 26

- không cản trở quá trình học học tập của họ SV không bị buộc phải quay lại hoc tu đầu Chính vì vậy giá thành đào tạo theo học chế TC thấp hơn so với đào tạo theo niên chế Đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho phép sinh viên có thể - chủ động học theo điều kiện và năng lực của mình Những sinh viên giỏi có - thể học đúng hoặc học vượt kế hoạch học tập toàn khóa và từng học kỳ cho

phù hợp với năng lực và điều kiện cụ thê của bản thân dưới sự giúp đỡ của

giáo viên chủ nhiệm hay cố vấn học tập Tuy vậy hệ thống quản lý sinh viên làm cho quá trình quản lý trở nên phức tạp hơn so với đào tạo theo niên chế

Nếu triển khai học chế TC các trường đại học, cao đẳng lớn, đào tạo đa

lĩnh vực có thể tổ chức những môn học chung cho SV nhiều khoa, tránh các môn học trùng lặp ở nhiều nơi; ngoài ra SV có thể học những môn học lựa chọn ở các khoa khác nhau Cách tô chức nói trên cho phép sử dụng được đội ngũ giảng viên giỏi nhất và phương tiện tốt nhất cho từng môn học Kết hợp

với học chế TC, nếu trường đại học tổ chức thêm những kỳ thi đánh giá kiến

thức và kỹ năng của người học tích luỹ được bên ngoài nhà trường hoặc bằng

con đường tự học để cấp cho họ một TC tương đương, thì sẽ tạo thêm cơ hội cho họ đạt văn bằng đại học

Đào tạo theo tín chỉ đặt ra yêu cầu cao với sự nỗ lực của người dạy

Người dạy không thể chỉ nói những gì họ đã biết mà còn phải hướng dẫn SV

khả năng tiếp cận tri thức hiện đại, những điều mà bản thân người dạy có thể

gặp giới hạn Họ phải luôn sẵn sàng trả lời những chất vấn của người học Họ

phải toàn tâm toàn ý với một trách nhiệm cao đối với việc dạy học Ngoài

việc chuẩn bị bài giảng, thời gian kiểm tra SV làm bài tập, chấm các bài tập

cá nhân hàng tuần đã thu hút hết tâm trí sức lực của người dạy Đây cũng là căn cứ thuyết phục cho quan điểm phải đảm bảo thu nhập xứng đáng cho giáo viên, nhà giáo phải có cuộc sống vật chất đàng hoàng và nghề giáo luôn luôn

là nghề được trân trọng, được cả xã hội tôn vinh

Bên cạnh các yếu tố trên, các ưu điểm về quản lý dạy học trong nhà

trường theo học chế tín chi duoc thé hiện ở các điểm sau:

+ Tạo nên một sự ôn định và công khai hóa nội dung chương trình đào

tạo của tất cả các ngành nghề trong Trường thông qua niên lịch đào tạo Để

đảm bảo tổ chức giảng dạy theo học chế tín chỉ, các học phần phải xây dựng sao cho kiến thức chứa đựng trong mỗi học phần phải ở cùng một trình độ Theo cách đó, các học phần thuộc giai đoạn 1 chỉ có thể là những học phần đại cương hoặc nhập môn, còn những học phần có tính chất nâng cao và chuyên sâu và những học phần cơ sở ngành đều phải dạy ở giai đoạn 2 Chương trình nội dung đào tạo của các ngành cũng cần được xây dựng lại sao cho có nhiều học phần chung, không phải chỉ ở giai đoạn 1 mà còn ở cả

Trang 27

+ Thay đôi cách tô chức quá trình đào tạo theo phương thức đào tạo niên chế học phan, lớp học được tô chức theo theo mỗi học phần mà sinh viên đã đăng ký vào đầu mỗi học kỳ Muốn làm được điều đó, thời khóa biểu học tập và hệ thống các phòng học phải được phòng Đảo tạo của Trường tập trung quản lý thống nhất, không phân cấp cho các khoa như trước đây Ngoài ra, để đảm bảo cho tất cả các học phần đều trong suốt 15 tuần thực học của một học kỳ, số tiết giảng lý thuyết ở mỗi tuần phải được bố trí đúng bằng tín chỉ của từng học phần được dạy trong học kỳ đó Vì vậy, phòng Đào tạo của các

trường phải có các chuyên gia về giáo dục đại học, có kiến thức rộng và thạo việc

+ Thay đổi phương thức quản lý sinh viên thông qua cơ chế cố vẫn học

tập Có vấn học tập là những cán bộ giảng dạy am hiểu quy trình đào tạo, có tỉnh thần trách nhiệm cao, có uy tín với sinh viên và được sinh viên quý mến

Dưới sự giúp đỡ cố vẫn học tập, từng sinh viên sẽ lựa chọn đăng ký những học phần thích hợp với năng lực và ý muốn riêng của mình vào mỗi đầu học kỳ Cùng với việc thay đối hình thức tổ chức lớp học, cơ chế hoạt động của tổ chức Đảng, đoàn thể sinh viên cũng phải thay đổi theo cho thích hợp

+ Thay đổi căn bản phương thức dạy và học trong các trường đại học và cao đẳng Trước hết, đội ngũ cán bộ giảng dạy cần tập thói quen tôn trọng

thời khóa biểu giảng đạy, khả năng một thầy dạy nhiều môn học, phải thông

thạo các phương pháp sư phạm tích cực nhằm giảm dần thời gian lên lớp, buộc sinh viên cũng phải thay đổi từ phương thức đánh giá tong két sang phương thức đánh giá cả quá trình của sinh viên

+ Thay đổi chế độ thu học phí được tính đối với mỗi học kỳ tỉ lệ với khối

lượng của tất cả các học phần bằng tổng số tín chỉ mà sinh viên đã đăng ký

Để thực hiện tốt việc quản lý các nội dung trên, Nhà trường phải có hệ

thống phần mềm, cơ sở dữ liệu quản lý đào tạo, quản lý sinh viên theo hệ thống tín chỉ Như thiết kế tổng thể hệ thống thông tin quản lý đào tạo theo tín chỉ; xây dựng phần mềm quản lý đào tạo gồm nhiều phân hệ (tuyển sinh, quản lý sinh viên theo hệ thống tín chỉ; xây dựng phần mềm quản lý đào tạo gồm

nhiều phân hệ (tuyển sinh, quản lý sinh viên, chương trình đào tạo, kế hoạch

giảng dạy, đăng ký học phần, thời khóa biểu, quản lý điểm, học bồng, học phi,

khen thưởng, kỷ luật, ); cài đặt hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý đào tạo; xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đào tao theo chế tín chỉ Hiện đại hóa quá trình quản lý đào tạo - tin hoc hóa toàn bộ quá trình quản lý, sẽ tạo ra một tác

phong làm việc công nghiệp, hiện đại trong toàn thê cán bộ của Trường, điều

này giúp giải quyết việc quản lý công tác đào tạo giảng dạy của Nhà trường

được đồng bộ, chính xác, nhanh gọn, khoa học và đạt hiệu quả cao

Trang 28

1.5.2 Nhugc diém

- Cắt vụn kiến thức: Phần lớn các médun trong hoc chế TC được quy định tương đối nhỏ, cỡ 2, 3 hoặc 4 TC, do đó không đủ thời gian để trình bày

kiện thức thật sự có tính trọn vẹn, theo một trình tự diễn biến liên tục, từ đó

gây an tượng kiến thức bị cắt vụn Đây thật sự là một nhược điểm, và người ta thường khắc phục nhược điểm này bằng cách không thiết kế các môđun quá nhỏ đưới 3 TC, và trong những năm cuối người ta thường thiết kế các môn

học hoặc tổ chức các kỳ thi có tính tổng hợp để SV có cơ hội liên kết, tổng

hợp các kiến thức đã học

- Khó tạo nên sự gắn kết trong sinh viên: Vì các lớp học theo môđun không ỗn định, khó xây dựng các tập thể gắn kết chặt chẽ như các lớp theo khóa học nên việc tổ chức sinh hoạt đoàn thê của SV có thể gặp khó khăn Chính vì nhược điểm này mà có người nói học chế TC “khuyến khích chủ nghĩa cá nhân, không coi trọng tính cộng đồng” Khó khăn này là một nhược điểm thực sự của học chế TC, tuy nhiên người ta thường khắc phục bằng cách xây dựng các tập thể tương đối ôn định qua các lớp khóa học trong năm thứ nhất, khi SV phải học chung phần lớn các môđun kiến thức, và đảm bảo sắp

xếp một số buổi xác định khơng bố trí thời khố biểu để SV có thể cùng tham

gia các sinh hoạt đoàn thê chung

1.5.3 Ý nghĩa của hệ thống tín chỉ đối với các trường cao dang, dai

học

So với các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam có một nền giáo dục khá non trẻ, suốt một thời gian dài chủ yếu là xây dựng nền tảng cho ngành giáo dục nước nhà, chỉ mới én định và phát triển cho đến nay khoảng gần hai thập ký Tuy vậy, giáo dục Việt Nam cũng thể hiện được vai trò của mình trong việc thực hiện các chức năng giáo dục trên toàn lãnh thổ Việt

Nam: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và giáo dục tu

tưởng chính trị Để giáo dục Việt Nam có thê đáp ứng với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế của nước nhà, đồng thời

khẳng định được sự lớn mạnh về mọi mặt của ngành giáo dục, nhất là nguồn nhân lực ở Việt nam đã được đào tạo trong một hệ thống giáo dục ngày càng

phát triển: về mạng lưới trường lớp, các loại hình đào tạo, phương thức đào

tạo mà một trong những phương thức quan trọng cần thiết đó là Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là thành viên trong hệ thống các trường ĐH, CÐ của Việt Nam, hơn nữa là trường đào tạo nguồn nhân lực phục vụ

ngành nội vụ của cả nước, vì vậy việc ứng dụng đào tạo theo học chế tín chỉ

trong nhà trường có ý nghĩa quan trọng và chiến lược Đây là cơ sở để nhà trường từng bước đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đào tạo

Trang 29

Chwong 2

CƠ SO THUC TIEN CUA DAO TAO THEO HOC CHE TIN CHI 0 TRUONG DAI HOC NOI VU HA NOI

2.1 Tình hình đào tạo theo học chế tín chỉ ở một số trường đại học, cao

dang

2.1.1 Khái quát về tình hình đào tạo theo học chế tín chỉ ở một số [TƯỜNG Cao dang, dai hoc trong nước

Trong tién trinh đến với sự hoà nhập với các nước trong khu vực và thế giới, các trường ĐH Việt Nam trong những năm của thập kỷ 90 vừa qua đã tiến tới việc tham khảo kinh nghiệm và áp dụng hệ thống tín chỉ vào chương trình đào tạo của mình Thông tin tổng hợp báo cáo tự đánh giá của các

trường tham gia kiểm định trường, đợt 1 của Dự án Đại học cho thấy những

trường đi đầu trong việc áp dụng này là các trường thuộc kỹ thuật như Trường

ĐH Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Cần thơ, Trường DH Đà Lạt, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hồ

Chí Minh, Trường Đại học Thủy sản Nha Trang Nhìn chung, các trường

được phép áp dụng thử nghiệm học chế tín chỉ từ năm 1993 - toàn bộ chương

trình đào tạo của ĐH chính quy đã được chuyển sang hệ tín chỉ Mô hình nhóm ngành-ngành rộng được áp dụng Đối với hệ đào tạo chính quy tại

trường áp dụng loại hình tập trung, đào tạo theo học chế tín chỉ Các học phần tự chọn sẽ được giới thiệu chỉ tiết, cu thé trong chuong trinh dao tao theo timg

ngành học và từng học kỳ, người học sẽ dựa vào quy chế mà có thể đăng ký học những học phần hoàn toàn theo khả năng và sở thích của mình Theo hệ thống này, người học không phải trải qua kỳ thi tốt nghiệp hay phải bảo vệ

luận văn tốt nghiệp như trước đây mà người học có thể lựa chọn là hoàn thành

thêm một số (thường là 10) tín chỉ ngoài các học phần như đã công bố trong chương trình đào tạo của từng ngành học

Hiện nay các hoạt động về tổ chức đào tạo phục vụ cho học chế tín chỉ

của nhà trường như đăng ký môn học, thời khoá biểu của người học, kết quả điểm tích lũy của từng môn học theo số tín chỉ ., từng bước đi vào thế ổn

định và mang tính bền vững Nhiều trường đã thực hiện chế độ tích luỹ kết

quả học tập theo học phần thống nhất cho các loại hình đào tạo ĐH chính quy,

ĐH bằng 2, DH vừa làm vừa học, sau ĐH, chuyến đổi từ CĐ lên DH, hợp đồng liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo tại các dịa phương, các bộ, ngành

và các cơ sở đào tạo Hiện nay, các trường này đã thực hiện cấp chứng chỉ tích lũy theo học phần đối với các học phần phải bổ sung kiến thức thuộc đào

Trang 30

tạo sau ĐH và chứng chỉ các môn học Ngoài ra, các trường này cũng đã thong nhất đánh giá kết quả học tập của sinh viên, học viên theo chế độ tích luỹ học phần cho các loại hình đào tạo tập trung, chính quy, đào tạo ngoài giờ, tại các địa phương, các ngành và liên kết đào tạo với các trường đại học Thực hiện kiểm tra, thi kết thúc học phân, thi tốt nghiệp theo hình thức thi viết đồng thời mở rộng hình thức thi trắc nghiệm khách quan

Ví dụ: Học phần có từ 3 đơn vị học trình trở xuống 01 lần kiểm tra, học phân từ 4 đơn vị học trình trở lên 2 lần kiểm tra định kỳ, mỗi lần 45 phút Nhà trường thống nhất áp dụng đề kiểm tra định kỳ, bài tập điều kiện, tiểu luận, đề án, đề thi học phần do Trưởng Bộ môn hoặc người được ủy quyền ra đề: 4 đề

thi cho một ca thi thời gian 90 phút (cấu trúc đề thi 70% kiến thức lý thuyết,

30% kiến thức vận dụng, bài tập, bài tập xử lý tình huống) Tất cả Bộ môn đều có ngân hàng câu hỏi và dé thi 4p dụng cho các hệ đào tạo và phương

thức đào tạo Thực hiện hình thức thi, kiểm tra bằng thi viết, thi vấn đáp, thi

trên máy tính Ngoài ra, tất cả các môn học trong từng ngành đã thực hiện chế độ tích luỹ kết quả học tập theo học phần Nhiều trường có Website công bố chế độ tích luỹ kết quả học tập của sinh viên Các trường còn tổ chức nghiên cứu, khảo sát, học tập kinh nghiệm các trường đại học trong và ngồi nước,

thơng nhất quan điểm và nhận thức, chuẩn bị mọi điều kiện xây dựng lộ trình tổ chức đào tạo và tích luỹ học tập theo học chế tín chỉ

Từ thực trạng trên, chúng tôi đưa ra nhận xét sau:

* Các ưu điểm nổi bật:

- Các trường ĐH kể trên đã thực hiện chế độ tích luỹ kết quả học tập theo học phần, thực hiện đánh giá kết quả học tập thống nhất giữa các hệ đào tạo,

các loại hình, phương thức đào tạo Điều này còn có tác động tích cực đến phương pháp học tập của sinh viên, học viên;

- Các trường đã có sự chỉ đạo quyết liệt để thực hiện đảo tạo theo học

chế tín chỉ, bước đầu trường đã xác định lộ trình thực hiện để tiến tới thực

hiện ở tất cả các hệ, các phương thức đào tạo trong toàn trường;

- Thuận lợi cho người học, vì học hoàn toàn chủ động lựa chọn loại hình học tập cũng như việc thực hiện kế hoạch học tập trong quá trình đào tạo của

mình;

- Giai quyết được khủng hoảng thừa về đội ngũ giảng viên, tiết kiệm về cơ sở vật chất và nâng cao tính chuẩn mực trong chương trình đào tạo (CTĐT) cho các hệ đào tạo của nhà trường;

_- Với hệ thống đào tạo theo tín chỉ này, các trường bắt đầu tiến trình hòa nhập vào hệ thống giáo dục khu vực và thế giới

* Các hạn chế:

Qua khảo sát của các chuyên gia và báo cáo của các trường, tình hình

Trang 31

- Chương trình đào tạo chưa hợp lý về cấu trúc vi mô, giới hạn thời gian

cho từng khóa học;

- Các mô hình đào tạo liên thông giữa các chương trình, các trường trong nước và quốc tế đến nay vẫn chưa có hoặc chưa phát triển mạnh Chất lượng

đào tạo hệ đại học không chính quy còn có hạn chế Một số bộ môn do quy

mô đảo tạo hàng năm lớn hơn nhiều so với trước đây, nên chưa dành nhiều thời gian vào các hoạt động nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng, nhất là

giáo viên trẻ; :

- Chưa có sô liệu thơng tin phản hơi hồn chỉnh từ nhà sử dụng sản phẩm đầu ra, chưa có khảo sát đáng kế nào dé lấy ý kiến người học cho từng loại hình đào tạo, và do đó chưa có những đúc kết thực tiễn từ người dạy theo

phương thức đào tạo đang hiện hành;

- Người học chưa quen với mô hình đào tạo này do điều kiện chủ quan và khách quan của các trường và do các dịch vụ phục vụ cho mô hình này chưa đáp ứng kịp với yêu cầu;

- Đội ngũ cố vấn học tập (CVHT) còn chưa chuyên nghiệp, chưa phát

huy hết vai trò cỗ vấn cho người học;

- Nhiều trường đã xây dựng chuẩn mực chung về chương trình và đánh giá kiểm tra nhưng sự cơng khai hố đến sinh viên còn hạn chế;

- Việc chuyển đổi cơ chế từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ đòi hỏi có sự tìm biểu thấu đáo và cần có thời gian tiếp cận và

hoàn thiện dần, thậm chí hàng chục năm Qua việc triển khai học chế TC ở

một số trường đại học nước ta, có thê thấy rõ học chế này mang lại nhiều lợi Ích trong cơng tác giáo dục đào tạo ở trường đại học Tuy nhiên, việc triển khai học chế TC cũng gặp rất nhiều khó khăn về phía những người trực tiếp

thực hiện: trước hết, đối với SV, những người đã được học từ trường phố

thông khi bước vào trường đại học hết sức ngỡ ngàng về mọi mặt, học chế TC tạo nên bước chuyển khá đột ngột, họ phải mất một thời gian để làm quen

Đối với giáo chức, khó khăn lớn nhất là tình trạng quá tải hiện nay của hoạt

động giảng dạy ở tất cả mọi trường đại học làm họ không còn đủ thời gian để đầu tư vào việc cải tiến phương pháp giảng dạy và các hoạt động khác mà học

chế TC đòi hỏi Hơn nữa, học chế TC làm cho mức độ tự do của giáo chức

giảm nhiều vì họ phải được gắn với các giờ học và lớp học xác định phân bố

trong suốt cả học kỳ, rất khó bố trí tập trung thời gian cho các hoạt động khác ở ngoài trường

* Những tôn tại phát sinh trong quá trình đào tạo:

Năm học 2006 - 2007, trên 1.000 SV Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng có nguy cơ bị buộc thôi học, PGS-TS Bùi Văn Ga, Giám đốc ĐH Đà Nẵng, cho biết chỉ là lỗi mang tính chất cơ học, đo chuyển đổi từ hệ thống niên chế sang

Trang 32

học tín chỉ Hơn nữa, cách đánh giá cho điểm của thầy cô chưa chuyên đổi kịp, trong khi SV thì hồ hởi đăng ký học nhiều tín chỉ nên quá tải

PGS-TS Trần Văn Nam, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng,

cho biết chỉ có khoảng 130 SV bị buộc thôi học do học lực yếu kém, bỏ học,

bỏ thi; với hơn 850 SV còn lại, trường vẫn tiếp tục cho theo học bình thường trong học kỳ 1 của năm học 2008-2009 Trong học kỳ 2, nhà trường sẽ không cho các em đăng ký tín chỉ mới nhằm để các em học cải thiện điểm những môn học yếu kém của học kỳ trước[72]

Kinh nghiệm từ các trường đã đào tạo theo tín chi cho thay phải mất một thời gian dài, các trường mới tìm ra phương thức phù hợp trong việc tổ chức đào tạo và quản lý SV Những khó khăn được thạc sĩ Trần Đình Mai, Ban

Công tác học sinh sinh viên ĐH Đà Nẵng, nhận diện: Theo học chế tín chi,

SV có thé hoc vượt, từ đó có thể SV đăng ký một lúc nhiều môn học, vượt

quá khả năng của mình dẫn đến hiện tượng “ngồi nhằm lớp”, kiến thức bị

hong

Ong Nguyễn Anh Đức, Trưởng Phòng Công tác chính trị quản lý SV Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, kể: Lúc đầu chuyến sang đào tạo tin chỉ (năm học 1996-1997), trường “ 'mềm hóa” hoàn toàn, SV tự do đăng ký môn học nên đã xảy ra tình trạng đa số SV đăng ký học giờ lý thuyết, dồn đến

năm thứ tư mới đăng ký học thực hành Sự chọn lựa này khiến trường quá tải

trong việc sắp xếp giờ thực hành, còn SV thì rơi vào tình trạng học không đi đôi với hành[ 76]

Từ đó, nhiều trường thí điểm đào tạo tín chỉ đã không còn “mềm” 100% như tỉnh thần cốt lõi của học chế tín chỉ mà đưa ra những quy định cứng trong việc đăng ký môn học của SV nhằm bảo đảm cân đối kiến thức trong đào tạo

“Nhìn lại thực tế đội ngũ giáo dục trong nước vừa qua, điều đầu tiên cho

thấy là cả thầy và trò đều chưa thực sự sẵn sàng dé dp dung dao tao theo tin chỉ” - ông Trần Ngọc Lợi, Hiệu trưởng Trường CÐ Công nghệ Nam Định, nhận xét Theo ông Lợi, đào tạo tín chỉ đòi hỏi SV phải tự học, nghiên cứu

nhiều hơn; SV có 30% thời gian lên lớp, còn lại là tự học Nhưng nhiều SV

chưa có ý thức cao trong học tập, còn mang tư tưởng dựa dẫm vào người

khác Một đơn vị tín chỉ được tính bằng 15 tiết lên lớp và 30 tiết chuẩn bị cá

nhân Trong khi đó, cả thầy và trò đều quen với việc giảng dạy và học tập một chiều — thầy giảng trò ghi, tất cả ở trên giảng đường SV chưa có thói quen coi

những giờ tự học, những buổi chuẩn bị là một phần của môn học Giáo trình

áp dụng cho học chế tín chỉ vẫn là những giáo trình cũ của chương trình đào tạo theo niên chế

Nhìn chung trong thời gian thử nghiệm đào tạo theo học chế tín chỉ, theo quan điểm của Bộ GDĐT thì tính chủ động học tập của sinh viên còn chưa được phát huy Họ không quen làm việc độc lập, vẫn giữ tư duy dựa vào đội

Trang 33

ngũ giáo viên chủ nhiệm, đội ngũ cán bộ lớp để nắm bắt những thông tin của nhà trường Vì vậy, nhiều sinh viên phàn nàn là họ không biết trường sẽ tổ

chức những môn học nào, kế hoạch học ra sao

TS Lê Đình Phương, Trường DH Kỹ thuật Công nghệ TP HCM, cũng cho rằng hướng dẫn quá trình tự học cho SV trong bối cảnh hiện nay thực sự không dễ dàng Trong nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thụ động, trì trệ, thiếu phương pháp học tập của SV thì cách dạy, cách tô chức dạy và cách thi cử là nguyên nhân cơ bản

Theo các nhà khoa học, để tạo điều kiện thuận lợi cho học chế tín chỉ hoạt động, cơ sở đảo tạo phải được chủ động trong tuyển sinh, tuyển sinh theo từng học kỳ để các môn học có điều kiện được tổ chức liên tục Hiện, các trường áp dụng học chế tín chỉ vẫn phải áp dụng hình thức tuyển sinh theo

niên chế Bộ GD&ĐT vẫn khẳng định, nếu áp dụng theo học chế tín chỉ thì các trường sẽ được tổ chức tuyến sinh theo từng học kỳ Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một văn bản pháp quy nào cho phép các trường làm như vậy

2.1.2 Kinh nghiệm dao tạo theo học chế tín chỉ của một số trường cao đẳng, đại học

Trong bài viết về việc áp dụng học chế tín chỉ trên thế giới và ở Việt Nam

TS Lâm Quang Thiệp đưa ra những nhận xét và kinh nghiệm chung trong đào tạo theo tín chỉ ở các trường đi đầu trong thử nghiệm đào tạo theo tín chỉ ở nước ta như sau{§0]:

- Về đơn vị đo lường: Tuy tất cả các trường đều gọi đơn vị do lường khối

lượng lao động học tập của SV là TC, nhưng định mức của đơn vị không thống nhất

Ví dụ: Các trường ĐH Cần thơ, ĐH Khoa học tự nhiên thuộc ĐHQG TP

HCM định nghĩa TC giống như định nghĩa đơn vị học trình (ĐVHT) trong

Quyết định 2677/GD-ĐT của Bộ GD&ĐÐT, và cũng quy định văn bằng cử nhân ứng với khối lượng học tập là 210 TC

Đại học Dân lập Thăng Long thiết kế học chế TC theo học kỳ khoảng 10

tuần (quarter), mỗi năm học có 3 học kỳ, văn bằng cử nhân có khối lượng 210-224 TC

- Về thông tin cho sinh viên: Các trường đã khảo sát đều có Số tay SV để giới thiệu quy trình đào tạo và các quy định về thủ tục đăng ký học phần, thi kiểm tra

_ -Về cách thiết kế các học phân: ở ĐH Khoa học Tự nhiên thuộc ĐHQG

TP HCM mỗi học phần (HP) được thiết kế có từ 1 đến 6 TC, thậm chí có học

phần chứa số bán nguyên 1,5 TC [42|

.- Về điều kiện dạy và học, phương pháp day va hoc: DH Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV) là nơi đảm bảo tài liệu học tập tương đối tốt:

Trang 34

mỗi môn học được quy định phải có ít nhất 2 tài liệu bắt buộc và tài liệu

tham khảo khác

- Về điểu kiện giảng day, ĐHKHXH&NV có trang bị máy chiếu hắt ở mọi phòng học và máy chiếu đa phương tiện cho khá nhiều giảng đường, các trường khác cũng có nhiều cố gắng về phương diện này Tuy nhiên, phương pháp dạy và học mới nhằm dạy cách học, đảm bảo tính chủ động của SV và tận dụng công nghệ mới được sử dụng chỉ ở một bộ phận giáo chức và học phân, chưa trở thành phổ biến trong các trường ap dung hoc ché TC Nhu vay vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học chủ yếu không phải ở phương tiện, trang bị mà là ở con người

- Về tô chức đăng ký học phẩn: Các trường đều tô chức đăng ký học phần

vào đầu học kỳ, xử lý sơ bộ kết quả đăng ký và cho đăng ký lại nếu một số

môn học không đủ chỗ hoặc thiếu số SV tối thiểu được quy định (ĐH Bách khoa TP HCM quy định tối thiêu 80 SV đối với các môn học cơ sở, 40 SV đối

với các môn học của nhóm ngành đào tạo, 20 SV đối với các môn học của

ngành đào tạo) Đối với SV chính quy, các trường có quy định số TC tối thiểu và tối đa được phép đăng ký học trong một học kỳ (14-> 20 TC ở ĐH Bách khoa TP HCM; ĐH Cần Thơ -> 40 TC)

Đối với SV học kỳ 1 hoặc cả năm thứ nhất hầu như không tô chức đăng ký, vì chương trình đào tạo bao gồm hầu hết các môn bắt buộc Cần lưu ý là

việc đăng ký học phần cho một học kỳ sắp tới đòi hỏi phải có kịp thời kết qua

đánh giá các học phần của học kỳ trước, do đó dé triển khai học chế TC được trơn tru, cần tổ chức thúc đây tốc độ chấm bài của giáo chức Việc không tổ chức đăng ký cho SV năm thứ nhất cũng tạo nên các lớp khóa học ôn định

trong năm đầu, thuận lợi cho các tổ chức hoạt dong khac cua SV và công

nghệ đăng ký học phần, một số trường sử dụng máy quét chuyên dụng để nạp đữ liệu, một vài trường đã tiến hành đăng ký trực tuyến (ĐH dân lập Thăng

Long, ĐH Cần Thơ)

- Về tổ chức thu học phí: Học phí được thu theo số lượng học phần mà

sinh viên đăng ký, giá mỗi học phần được tính tùy theo số giờ lý thuyết, bài

tập, thực tập ĐH Cần Thơ có sáng kiến hợp đồng với Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn để Ngân hàng giúp thu học phí và chuyển về

tài khoản nhà trường, sáng kiến này tăng tính chuyên môn hóa và đảm bảo sự trong sáng của khâu thu học phí

- Về các tổ chức sinh hoạt tập thể trong cộng đồng sinh viên:

_ Đây là vấn đề nhiều người quan tâm, vì nó liên quan đến một nhược

điểm của học chế TC Các trường áp dụng học chế TC đều tổ chức hai loại

lớp học: lớp khóa học gồm các SV đăng ký vào học cùng ngành đào tạo ở

năm đầu tiên, lớp học phần gồm các SV cùng học một học phan Lớp khóa học giữ có định trong cả khóa học, nơi hình thành các tơ chức đồn thể của

Trang 35

sinh viên Lớp học phần thường là tạm thời, nơi thông báo các thông tin về học tập và tô chức các sinh hoạt học tập liên quan đến học phần Đề các sinh hoạt của lớp khóa học và các đoàn thé khong vướng thời gian học ở lớp của

SV, moi sinh hoat cua lớp khóa học đều tô chức vào thứ 7 và chủ nhật Các

ˆ sinh hoạt theo chủ đề tỏ ra hấp dẫn đối với SV và rất có hiệu quả: SV tham gia các sinh hoạt tăng cường kỹ năng giao tiếp, hoặc tổ chức đi phỏng vấn người nước ngoài ở các cơ sở du lịch và về trình bày lại trong các hội thảo nhằm tăng cường năng lực ngoại ngữ Đối với các lop học phần, do sức ép - của khối lượng học tập lớn nên SV cũng tự động tô chức các hình thức trao

đổi học tập theo nhóm để hỗ trợ nhau trong việc chuẩn bị bài tập

Nói chung tuy việc tổ chức lớp theo khóa học hoàn toàn cố định bị phá vỡ, “lớp khóa học” tương đối ôn định trong một vài năm đầu vẫn được duy trì để tổ chức mọi sinh hoạt đoàn thể của SV, kết hợp với các “lớp học phần”

tạm thời Hơn nữa, với sự sáng tạo của SV trong hoàn cảnh mới, với sức ép mạnh mẽ của khối lượng học tập đòi hỏi tính chủ động cao của SV, nhược điểm liên quan của học chế TC có thê được khắc phục tốt Về hệ thống có van

học tập (CVHT): Hệ thống CVHT thường được tổ chức ở các trường gắn với

các lớp khóa học, đôi khi CVHT được gọi là chủ nhiệm lớp khóa học Các

phiếu đăng ký học phần phải được thông qua và có chữ ký của CVHT Tuy

nhiên, vì hoạt động của giáo chức nói chung ở mọi trường đại học đều quá tải,

số lượng CVHT tương đối ít (tý lệ 1 CVHT/60 SV ở ĐHBK Tp.HCM) nên

việc giúp đỡ của CVHT đối với SV là có giới hạn Các trường phải theo phương châm là CVHT tập trung chú ý các đối tượng SV ở hai đầu: SV học tập xuất sắc cần bồi dưỡng tài năng và SV gặp nhiều khó khăn

- Về việc chuyển tiếp tin chi: Hoc ché TC đã thực hiện ở một số trường

đại học trong hơn một thập niên nhưng việc phát huy một trong các ưu điểm lớn của nó là chuyển tiếp TC chưa được triển khai phố biến Lý do là phạm vi áp dụng học chế TC còn hẹp, và chưa có các định mức thống nhất, thiết kế thống nhất trong cả nước và cũng chưa có các hoạt động điều phối để liên kết các trường tạo thuận lợi cho việc chuyển tiếp TC đó

Tại Đại học Thuỷ Lợi, đào tạo tín chỉ phải chuẩn bị rất cụ thể, có lộ trình

thực hiện chỉ tiết Đối với cầu trúc chương trình phải chuyến từ số tiết sang tín

chỉ; Đối với nhân lực phải cử cán bộ đi thăm quan các cơ sở đào tạo tín chỉ trong và ngoài nước, xây dựng và tập huấn đội ngũ có vấn học tập, đội ngũ

cán bộ, chuyên viên quản lý; Về công tác giáo trình: Các bộ môn phải lên đầu

sách để đặt mua và phải lên kế hoạch dịch giáo trình, ký hợp đồng với thư

viện; Mảng cơ sở vật chất phải chuẩn bị các phần mềm quản lý đào tạo theo tín chỉ, chuẩn bị các quy trình, quy chế (số tay sinh viên, niên giám ), và các

phòng học, phòng thực hành, thư viện giáo trình, đặc biệt phải có hệ thống

Trang 36

dung hé théng phan mềm giải pháp thông tin mang tính hệ thống, dùng chung cơ sở đữ liệu, có thể quản lý và điều hành tác nghiệp qua mạng trên giao điện

Website

Theo TS Lê Thanh Sơn, Phó Giám đốc DH Huế, cho rằng: “Để chuyên

đổi cũng như bắt đầu một hệ thống đào tạo mới, chúng tôi cần phải chuẩn bị một cái nền cho chắc, nghĩa là phải chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết cho một

- khối công việc dé sé tir công tác quan ly co sở vật chất, nội dung, giáo trình

đến người thầy Tất nhiên là không chờ đủ mới làm, vì thực tế, nếu chờ đủ rất

khó Vì thế tỉnh thần hiện nay là phấn đấu đạt đến chuẩn của tín chỉ càng gần càng tốt!”[§ 1]

ĐH Huế đã thực hiện theo một lộ trình: Thành lập ban đào tạo tín chỉ; Tiến hành tập huấn công tác chuyên đổi từ niên chế sang tín chỉ; tập huấn công tác quản lý trong đào tạo; Tuyên truyền rộng rãi cho SV; Hình thành các bộ phận, nhóm công tác để tô chức triển khai

Các chuyên gia của Đại học Thăng Long được nhiều cơ sở đào tạo mời đến thuyết trình và chia sẻ kinh nghiệm về đào tạo theo tín chỉ, trong đó có

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, đã nêu lên những vấn đề cơ bản từ quá trình đào tạo như sau:

Thứ nhất: Về các yêu cầu cơ bản: - Trình độ sử dụng công nghệ thong tin:

+ Nhận thức: công nghệ thông tin giúp cho xử lý thông tin nhanh và chính xác góp phần rất lớn vào sự thành công của mỗi đơn vị, cá nhân

+ Giảng viên, nhân viên phải có trình độ sử dụng công nghệ thông tin ở mức tương đối tốt

+ Trong đào tạo theo tín chỉ, với quy mô nhà trường là v vài nghìn sinh

viên, phải thao tác trên một cơ sở dữ liệu rất lớn, nếu không có trợ giúp đắc

lực của công nghệ thông tỉn thì gần như chắc chắn là không thể thành công + Vai trò của mỗi cá nhân trong dây chuyền quản lý của nhà trường là rất

quan trọng: vì sự chậm trễ hoặc một tác động của cá nhân vào dữ liệu sẽ ảnh

hưởng rất lớn đến công việc chung

+ Cần có “Cổng thông tin tích hợp” phục vụ các nhu cầu hiện tại của trường như đưa tin, diễn đàn, tra cứu tài nguyên .Tích hợp dần các chức năng quản lí các hoạt động của trường vào công thông tin và yêu cầu giáo

viên, nhân viên và sinh viên tích cực sử dụng

- Lực lượng giáo viên:

+ Trường phải có một lực lượng giáo viên đầy đủ và sẵn sảng + Việc đạy “cuốn chiếu” rất xung khắc với học chế tín chỉ

- Cơ sở vật chất:

+ Sinh viên sẽ ở lại trường nhiều giờ trong ngày vì có nhiều giờ trống Xen giữa những giờ học

Trang 37

+ Phải có nhiều nơi đủ cho sinh viên sử dụng các giờ trống đó - Đội ngũ cố vấn học tập:

| + Cố vấn học tập phải nắm vững tình hình của sinh viên mình phụ trách, - tư vấn cho sinh viên chọn chương trình và tiến trình học phù hợp và giúp cho _ sinh viên đăng ký học từng học kỳ

+ Cô vẫn học tập có thê kiêm luôn nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm + Trong điều kiện hiện nay, mỗi cô vẫn học tập nên phụ trách từ 30 đến 60 sinh viên

+ Có thê sử dụng sinh viên giỏi của năm cuối làm cố vấn học tập - Phối hợp các bộ phận:

+ Có những thời điểm phải huy động nhiều người tham gia vào một công việc do một bộ phận nào đó phụ trách Nếu lẫy thêm người thì sẽ lãng phí vì yêu cầu đó chỉ trong ngắn hạn

+ Cần có sự hợp tác, phối hợp chặt chế và nhịp nhàng giữa các bộ phận

trong trường Đặc biệt, nhân viên Phòng Đào tạo phải rất thành thạo nghiệp vụ và phải rất linh hoạt

+ Dù quy chế và các quy trình có tốt đến mấy thì vẫn luôn luôn có những trường hợp ngoại lệ

Thứ hai: Một số lựa chọn: - Chọn cách di:

+ Chuyên thắng sang tín chỉ

+ Qua bước trung gian là áp dụng Quy chế 25 (Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Dao tạo về quy chế đào tạo đại học và cao đăng hệ chính quy)

- Chọn một số môn thực hiện trước: Làm tín chỉ” cho một số môn chung

trước

- Chọn một số ngành thực hiện trước: Chọn một số ngành có quy mô

sinh viên lớn và chương trình học tương đối gần nhau làm tín chỉ trước

- Chọn những khóa mới đề thực hiện:

Năm đầu tiên nên thực hiện tín chỉ cho sinh viên mới nhập học hoặc có thể thêm cả sinh viên bắt đầu vào năm thứ hai

- Chọn hệ chính quy hay không chính quy để thực hiện trước:

+ Có thể chọn hệ chính quy hoặc chọn hệ không chính quy để thực hiện

tín chỉ trước

+ Hệ không chính quy chuyển sang tín chỉ thuận lợi hơn vì nó 5 đã sẵn có “mam méng” tin chi

- Chọn cách tổ chức các lớp học phần và quy trình cho sinh viên đăng ký học:

Trang 38

+.Dựa vào đăng ký nguyện vọng của sinh viên để bố trí các lớp theo học phần và dùng một phần mềm để sắp xếp sinh viên vào các lớp sao cho tối ưu phat

: + Dựa vào tính toán và kinh nghiệm của Phòng Đào tạo và các Khoa, các

- Tổ Bộ môn để mở các lớp học phân cho học kỳ với lịch học xác định, sau đó - cho sinh viên đăng ký học theo thời khóa biểu đã định sẵn đó

Thứ ba: Các bước chuẩn bị nghiệp vụ:

- Cấu trúc lại chương trình:

+ Thuận lợi cho việc thực hiện

+ Có nhiều khả năng lựa chọn cho người học + Định rõ “cây tiến trình” cho từng ngành

+ Mỗi học phần đều được đánh mã và có giới thiệu môn hoc cùng với đề

cương chỉ tiết để công bố cho sinh viên khi nhập học - Xây dựng quy chế học vụ: + Trên cơ sở quy chế khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo theo tín chỉ + Quy chế phải thật chỉ tiết và rõ ràng và được phố biến cho sinh viên khi nhập học - Tổ chức cơ sở dữ liệu:

+ Cần phải tổ chức lại cơ sở dữ liệu của trường

+ Tất cả đều phải được mã hóa: từ sinh viên, giảng viên cho đến phòng

học, giờ học, môn học

+ Sau khi tổ chức lại cơ sở đữ liệu, cần nhập lại dữ liệu gốc theo cấu trúc

mới

- Xác định quy trình tô chức các lớp học phân và quy trình đăng ký học,

đăng ký thi của sinh viên:

+ Phòng đào tạo phối hợp với các bộ môn xây dựng thời khóa biểu của

học kỳ cho toàn trường L

+ Trên cơ sở thời khóa biểu học kỳ mà trường công bố, mỗi sinh viên tự

chọn cho bản thân một lịch học (trên mạng) thoả mãn một số điều kiện ràng buộc

+ Lịch thi phải được xác định trước dé sinh viên có thể đăng ký thi lần 2

+ Trong một vài tuần đầu tiên của học kỳ, Phòng Đào tạo phối hợp với các cố vấn học tập xử lý các trường hợp phát sinh

- Xác định phương thức tính học phí:

+ Đào tạo theo tín chỉ kéo theo việc học phí phải tính theo môn học Ở mỗi học kỳ, sinh viên phải trả học phí theo số môn đăng ký học:

+ Nhà trường phải có cách tính học phí theo môn học tương đối phù hợp với chi phí của từng môn: môn học nào có chi phí cao hơn thì phải thu nhiều

tiên hơn

Trang 39

+ Chỉ phí trung bình cho một năm học phải phù hợp với quy định chung

- Xác định hệ thống các mẫu tổng két, bang biểu, báo cáo:

+ Phải đưa ra được hệ thống các mẫu tổng kết, mẫu báo cáo, bảng biểu + TẤt cả các báo cáo, bảng biểu đó đều được in ra sau những câu lệnh

đơn giản

Thứ tư: Bàn sâu hơn về việc xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với học chế tín chỉ:

- Mô ẩun hóa chương trình đào tạo

+ Chương trình đào tạo của một ngành được chia thành nhiều học phần + Nên phân chia các học phần sao cho thuận lợi cho việc lắp ghép vào các chương trình khác nhau

+ Mỗi học phần phải có một mã số, gọi là mã học phan

+ Mỗi học phần cũng cần có một hệ số để tính học phí cho sinh viên và một hệ số để tính thù lao cho giảng viên

- Có thể đưa vào chương trình đào tạo nhiều môn lựa chọn + Có một số học phần bắt buộc và một số học phần lựa chọn

+ Các học phần nằm trong chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đều là những học phần bắt buộc

+ Có thể có loại học phần lựa chọn bắt buộc + Có thể có loại học phần lựa chọn tự do

+ Nên đưa thêm các môn học kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ

năng làm việc theo nhóm vào chương trình đào tạo, có thê đưới dạng ngoại

khoá

- Có giới thiệu tóm tắt và đà cương giảng dạy chỉ tiết cho từng học phân + Mỗi học phần cần có giới thiệu tóm tắt và đề cương giảng dạy chỉ tiết + Giới thiệu tóm tắt của mỗi học phần sẽ được công bố cho sinh viên khi nhập học

+ Đề cương giảng dạy chỉ tiết của một học phần cần nêu rõ thời lượng phân phối cho các bài (hoặc chương, mục), hình thức tiến hành (thầy giảng, sinh viên thuyết trình theo nhóm, thảo luận .), cách thức kiểm tra đánh giá, tài liệu tham khảo Đề cương giảng dạy phải công bố cho sinh viên ngay

khi bắt đầu học phần

- Xây dựng cây tiễn trình:

+ Xác định điều kiện tiên quyết cho từng học phần trong chương trình + Vẽ một “cây tiến trình” cho mỗi chương trình đảo tạo

*+ Độ cao của cây không được vượt quá số học kỳ của chương trình đào tạo

- Xây dựng phan mém hé tro va chuyển giao công nghệ

+ Đầu tiên, nên xây dung ở trường một “Cổng thông tin tích hợp” phục vụ các nhu cầu hiện tại của trường

Trang 40

+ Sau khi xây dựng được phần mềm hỗ trợ, phải có bước chuyên giao

công nghệ, bảo hành và bảo trì các hệ thông đã xây dựng

2.2 Thực trạng đào tạo theo niên chế và khả năng đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Muốn chuyển đôi sang dao tạo theo tín chi từ cái hiện tại mà chúng ta đang có, trước tiên cần phải khái quát lại về việc triển khai học chế học phần

(theo niên chế) để từ đó có sự rà soát, tính toán xem chúng ta có thé bắt đầu từ đâu, kế thừa và loại bỏ những gì trong quá trình chuyên đổi

Chúng tôi xin phân tích tổng quan ở một số nội dung cơ bản liên quan đến tiến trình đào tạo hiện nay của nhà trường như sau

2.2.1 Về chủ thể và môi trường đào tạo

2.2.1.1 Đội ngñ giảng viên, căn bộ phục vụ

Nhận thức được tầm quan trong của công tác xây dựng đội ngũ giảng viên, trong những năm vừa qua đội ngũ giảng viên của Trường không ngừng tăng về số lượng và chất lượng Năm 1973, số biên chế cán bộ của trường 23

cán bộ trong đó 12 giáo viên Đến tháng 9/2012, tổng số cán bộ viên chức,

giảng viên, giáo viên của Trường có 251 người, theo các trình độ sau: - Phó giáo sư, tiễn sĩ: 23

- Thạc sĩ, nghiên cứu sinh: 87

- Đại học, cao học: 112

- Cao đăng, trình độ khác: 29

Trong đó giảng viên, giáo viên cơ hữu là 174 người Cán bộ, nhân viên phục vụ đào tạo: 77 người

Ngoài ra còn có 199 giảng viên thỉnh giảng, trong đó 23 giáo sư, phó

giáo sư, 76 tiến sĩ, 10 nghiên cứu sinh, 90 thạc sĩ đến từ các viện nghiên cứu, các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ, một số trường đại học, học viện khác đã có

cam kết tham gia giảng dạy cho Trường

Tính đến năm học 2012-2013: Tỷ lệ số lượng giảng viên/sinh viên của 4

ngành học bậc đại học, 11 ngành học bậc cao đẳng và 7 ngành học bậc trung cấp của nhà trường tính đến tháng 9/2012 số sinh viên đang theo học tại trường (chính qui, vừa làm vừa học) là 8164 sinh viên/174 giảng viên = 46,91

sinh viên/1 giảng viên (cơ hữu)

Tỷ lệ số lượng giảng viên/khối lượng dạy các học phần trong chương

trình đào tạo đại học của 4 ngành: chương trình đào tạo của một ngành học là

198 ĐVHT x 15 tiế/ÐVHT x 4 ngành x 2 hệ đào tạo (chính qui, vừa làm vừa

học) = 23.760 tiết/174 giảng viên = 137 tiết/1 giảng viên/khoá đảo tạo

Tý lệ số lượng giảng viên/khối lượng dạy các học phần trong chương trình đào tạo cao đẳng của 11 ngành: chương trình đào tạo của một ngành học

Ngày đăng: 23/11/2021, 22:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w