1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI THẢO LUẬN THỨ BẢY THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

31 25 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 310,3 KB

Nội dung

Nếu cụ Thát và cụ Thứ chỉ bắt đầu sống với nhau như vợ chồng vào cuối năm 1960 thì cụ Thứ có là người thừa kế của cụ Thát không?. Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.Trường hợp những người chu

Trang 1

KHOA: CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

LỚP: CLC45C

BÀI THẢO LUẬN THỨ BẢY THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

Giảng viên: Th.S Nguyễn Tấn Hoàng Hải

Bộ môn: Những quy định chung về Luật Dân sự, Tài sản và Thừa kế

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 05 năm 2021

Trang 3

1.2 Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án áp dụng thừa kế theo pháp luật trong vụ việc được nghiên cứu 1 1.3 Vợ/chồng của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 2 1.4 Cụ Thát và cụ Thứ có đăng ký kết hôn không? Vì sao? 2 1.5.Trong trường hợp nào những người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn được hưởng thừa kế của nhau? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

2

1.6 Ngoài việc sống với cụ Thứ, cụ Thát còn sống với người phụ nữ nào? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? 3 1.7 Nếu cụ Thát và cụ Thứ chỉ bắt đầu sống với nhau như vợ chồng vào cuối năm

1960 thì cụ Thứ có là người thừa kế của cụ Thát không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

4

1.8 Câu trả lời cho câu hỏi trên có khác không khi cụ Thát và cụ Thứ sống ở miền Nam? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 4 1.9 Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án thừa nhận cụ Thứ là người thừa kế của cụ Thát 5

VẤN ĐỀ 2 Xác định con của người để lại di sản 6

Tóm tắt Quyết định số 182/2012/DS-GĐT ngày 20/4/2012 của Tòa dân sự Tòa ánnhân dân tối cao 6

2.1 Con nuôi của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 6 2.2 Trong trường hợp nào một người được coi là con nuôi của người để lại di sản? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 6 2.3 Trong Bản án số 20, bà Tý có được cụ Thát và cụ Tần nhận làm con nuôi không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? 7 2.4 Tòa án có coi bà Tý là con nuôi của cụ Thát và cụ Tần không? Đoạn nào của bản

án cho câu trả lời? 7 2.5 Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trên của Tòa án liên quan đến bà Tý 7 2.6 Trong Quyết định số 182, Tòa án xác định anh Tùng được hưởng thừa kế với tư cách nào? Vì sao? 8 2.7 Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Tòa án liên quan đến anh Tùng.

9

Trang 4

2.9 Con đẻ thuộc hàng thừa kế thứ mấy của người để lại di sản? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 9 2.10 Đoạn nào của bản án cho thấy bà Tiến là con đẻ của cụ Thát? 9 2.11 Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trên của Tòa án liên quan đến bà Tiến 10 2.12 Pháp luật nước ngoài nào xác định con dâu, con rể là người thừa kế của cha mẹ chồng, cha mẹ vợ không? Nếu có nêu pháp luật mà anh/chị biết 11

VẤN ĐỀ 3 Con riêng của vợ/chồng 12

3.1 Bà Tiến có là con riêng của chồng cụ Tần không? Vì sao? 12 3.2 Trong điều kiện nào con riêng của chồng được thừa kế di sản của vợ? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 12 3.3 Bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng thừa kế di sản của cụ Tần không? Vì sao? 12 3.4 Bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng di sản thừa kế của cụ Tần thì bà Tiến được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ mấy của cụ Tần? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.12 3.5 Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án không thừa nhận tư cách thừa kế của bà Tiến đối với di sản của cụ Tần 12 3.6 Suy nghĩ của anh/chị (nếu có) về chế định thừa kế liên quan đến hoàn cảnh của con riêng của chồng/vợ trong BLDS hiện nay 13

VẤN ĐỀ 4 Thừa kế thế vị và hàng thừa kế thứ hai, thứ ba 14

Tóm tắt Bản án số 69/2018/DSPT ngày 09/03/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại

Hà Nội 14

4.1 Trong vụ việc trên, nếu chị C3 còn sống, chị C3 có được hưởng thừa kế của cụ T5 không? Vì sao? 14 4.2 Khi nào áp dụng quy định về thừa kế thế vị? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 15 4.3 Vợ/chồng của người con chết trước (hoặc cùng) cha/mẹ có được hưởng thừa kế thế vị không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 15 4.4 Trong vụ việc trên, Tòa án không cho chồng của chị C3 hưởng thừa kế thế vị của

cụ T5 Hướng như vậy có thuyết phục không? Vì sao? 15 4.5 Theo các tác giả, con đẻ của con nuôi của người quá cố có thể được hưởng thừa

kế thế vị không? 16 4.6 Trong vụ việc trên, đoạn nào cho thấy Tòa án cho con đẻ của chị C3 được hưởng thừa kế thế vị của cụ T5? 17 4.7 Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án cho cho con đẻ của chị C3 được hưởng thừa

kế thế vị của cụ T5 17

Trang 5

kế theo di chúc không? Vì sao? 18 4.10 Ai thuộc hàng thừa kế thứ hai và hàng thừa kế thứ ba 18 4.11 Trong vụ việc trên, có còn ai thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ T5 ở thời điểm

mở thừa kế không? Vì sao? 18 4.12 Trong vụ việc trên, có còn ai thuộc hàng thừa kế thứ hai của cụ T5 ở thời điểm

mở thừa kế không? Vì sao? 18 4.13 Cuối cùng, Tòa án có áp dụng hàng thừa kế thứ hai không trong vụ việc trên? Vì sao? 19 4.14 Suy nghĩ của anh/chị về hướng của Tòa án về vấn đề nêu trong câu hỏi trên (áp dụng hay không áp dụng quy định về hàng thừa kế thứ hai) 19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

VẤN ĐỀ 1 Xác định vợ/chồng của người để lại di sản Tóm tắt Bản án số 20/2009/DSPT ngày 11 và 12/02/2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội

Cụ Nguyễn Tất Thát có hai vợ, vợ cả là cụ Nguyễn Thị Tần, vợ hai là cụ PhạmThị Thứ Cụ Thát và cụ Tần có bốn người con chung là Nguyễn Tất Thăng, NguyễnThị Bằng, Nguyễn Thị Khiết, Nguyễn Thị Triển Cụ Thát và cụ Thứ có một ngườicon chung là Nguyễn Thị Tiến Cụ Thát mất năm 1961, cụ Thứ mất năm 1994, cụTần mất năm 1995 Trước khi mất các cụ không để lại di chúc gì Di sản của cụThát để lại là 5 gian nhà và 2 gian bếp trên 640m 2 đất tại số 11 hẻm 38/58/17 tổ 39,cụm 5A, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội do các cụ đời trước để lại cho cụThát Ông Thăng hiện đang là người trực tiếp quản lý và sử dụng phần di sản trên.Các bà Bằng, Tiến, Triển khởi kiện đề nghị Tòa án chia thừa kế theo pháp luật phần

di sản để lại Tại bản án dân sự sơ thẩm số 11/2005/DS-ST ngày 01/02/2005, Tòa ánnhân dân thành phố Hà Nội chấp nhận đơn yêu cầu chia thừa kế của nguyên đơn.Tại bản án dân sự phúc thẩm số 259/2005/DSPT, Tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tốicao tại Hà nội quyết định: Hủy bản án dân sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân thànhphố Hà Nội để giải quyết lại theo thủ tục chung Tại bản án dân sự sơ thẩm số31/2007/DS-ST ngày 31/05/2007, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã bác đơnkhởi kiện yêu cầu chia thừa kế của nguyên đơn Tại bản án dân sự phúc thẩm số223/2007/DSPT của Tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tố cao tại Hà Nội quyết định:Hủy bản án dân sự sơ thẩm số 31/2007/DS-ST của Tòa án nhân dân thành phố HàNội để giải quyết lại Tại bản án dân sự sơ thẩm số 28/2008/DS-ST ngày 29/4/2008của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã chấp nhận đơn yêu cầu chia thừa kế củacác bà Tiến, Bằng, Triển đối với ông Thăng về việc yêu cầu chia di sản thừa kế của

cụ Thát, cụ Tần, cụ Thứ Quyết định bản án số 20/2009/DSPT ngày 11 và12/02/2009:Sửa bản án sơ thẩm, chấp nhận đơn yêu cầu chia thừa kế của bà NguyễnThị Tiến, bà Nguyễn Thị Bằng, bà Nguyễn Thị Triển đối với ông Nguyễn TấtThăng về việc yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ Thát, cụ Tần, cụ Thứ

Trang 7

1.1 Điều luật nào của BLDS quy định trường hợp thừa kế theo pháp luật?

Điều luật của BLDS quy định trường hợp thừa kế theo pháp luật: Điều 650BLDS năm 2015 (Điều 675 BLDS 2005) và một phần nội dung của Điều 644BLDS năm 2015 (Điều 669 BLDS năm 2005)

1.2 Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án áp dụng thừa kế theo pháp luật trong vụ việc được nghiên cứu.

Việc Tòa án áp dụng thừa kế theo pháp luật trong vụ việc được nghiên cứu làhợp lí

Bởi lẽ khi cụ Thát mất năm 1961, cụ Thứ mất năm 1994, các cụ đều không đểlại di chúc Cụ Tần mất cũng chỉ để lại lời dặn dò do bà Bằng chắp bút ghi lại vàongày 08/6/1994 nên căn cứ Điều 651 BLDS 2005 thì di chúc trên không thỏa mãncác điều kiện để xem là di chúc miệng hợp pháp Theo điểm a và điểm d khoản 1Điều 675 BLDS 2005 di sản trong vụ việc được nghiên cứu cần phải được chia thừa

kế theo pháp luật

1.3 Vợ/chồng của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời

Vợ/chồng của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ nhất Theo mục a)

khoản 1 Điều 651 quy định: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ,

cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.”

1.4 Cụ Thát và cụ Thứ có đăng ký kết hôn không? Vì sao?

- Căn cứ theo bản án dân sự sơ thẩm các nguyên đơn trình bày: “Năm 1956 cảicách ruộng đất vì nhiều đất nên bị quy thành địa chủ Bố mẹ các bà nói với cụ Thứ

tố khổ để được chia 1/2 nhà Sau đó nhà nước sửa sai gia đình các bà được trả lạinhà đất , bố mẹ các bà vẫn sống chung cùng nhau” Nhận thấy, cụ Thứ, cụ Thát chỉsống chung với nhau như vợ chồng từ năm 1956 mà không có đăng ký kết hôn

Trang 8

1.5.Trong trường hợp nào những người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn được hưởng thừa kế của nhau? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Trường hợp những người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng kýkết hôn được hưởng thừa kế của nhau:

- Trường hợp thứ nhất: Người để lại di chúc cho người sống chung với

mình như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn Sau khi người lập di chúc mất,

di chúc vẫn còn, thì di chúc sẽ được phân chia theo quy định tại các Điều 609, 610,

611, 613, 614, 644, 647, 656, 659 BLDS năm 2015

- Trường hợp thứ hai: Hôn nhân không đăng ký kết hôn nhưng được thừa

nhận là nhân hôn thực tế

o “Hôn nhân thực tế là những cuộc hôn nhân không đăng ký, thỏa mãn

đầy đủ các điều kiện kết hôn khác, trong đó hai bên có ý định thực sự lấy nhau, đã thực tế coi nhau như vợ chồng, chung sống công khai, gánh vác chung công việc gia đình, được họ hàng xã hội xung quanh coi như vợ chồng” Cơ sở pháp lý:

Thông tư 112/NCPL ngày 19/8/1672 của TAND tối cao

o Dần dần, khái niệm hôn nhân thực tế phát triển, đến năm 1986 thì cóbước chuyển lớn: Theo thông tư số 81/TANDTC năm 1981 thì ở miền Nam, đốivới những trường hợp vợ chồng đã ly thân trước ngày giải phóng thì về mặt pháp lý,quan hệ vợ chồng vẫn còn, cho nên họ vẫn được thừa kế lẫn nhau Nhưng nếu saukhi ly thân, mỗi bên đã kết hôn với người khác (hoặc một bên đã kết hôn với ngườikhác mà bên kia không khiếu nại gì) thì thực chất quan hệ vợ chồng không còn nữa,nên họ không được thừa kế của nhau

o Những người chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày03/01/1987 (ngày luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực) nếu chưa đăng

ký kết hôn thì khuyến khích đăng ký kết hôn, theo khoản 3 Nghị quyết số35/2000/NQ-QH10 về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình Như vậy có thể hiểunhững người chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 có thể

Trang 9

hưởng thừa kế của nhau Nhưng tính đến ngày 01/01/2003 nếu họ không đăng kýkết hôn thì không công nhận họ là vợ chồng hợp pháp

- Trường hợp thứ ba: Nếu người nào có nhiều vợ, chồng thì khi người đó

chết đi, nhằm đảm bảo quyền lợi các bên, đặc biệt là người phụ nữ thì áp dụng theoquy định tại Nghị Quyết 02/HĐTP-TANDTC ngày 19/10/1990: nếu một người cónhiều vợ mà tất cả những cuộc hôn nhân đó được tiến hành trước ngày 13/01/1960

ở miền Bắc (ngày công bố Luật hôn nhân gia đình năm 1959); trước ngày25/03/1977 ở miền Nam (ngày công bố văn bản pháp luật được áp dụng thống nhấttrong cả nước) thì khi người chồng hoặc vợ chết, tất cả những người vợ hoặc chồng

còn sống ở thời điểm đó đều được thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất.

- Trường hợp thứ tư: Cán bộ, bộ đội đã có vợ/ chồng ở miền Nam tập kết

ra Bắc rồi lấy vợ hoặc chồng khác Đây là trường hợp đặc biệt, do hậu quả củachiến tranh, cho nên nếu việc kết hôn giữa họ không bị hủy bỏ bằng một bản án cóhiệu lực thì khi một người vợ/ chồng chết thì tất cả những người vợ/ chồng cònsống được hưởng thừa kế ở hàng thứ nhất của người chết Cơ sở pháp lý: Thông tư

số 60/DS ngày 22/02/1978 của TAND tối cao hướng dẫn giải quyết tranh chấp vềhôn nhân và gia đình của cán bộ, bộ đội đã có vợ, chồng trong Nam, tập kết ra Bắc

lấy vợ, chồng khác do Tòa án nhân dân tối cao ban hành.“Việc tranh chấp về hôn

nhân và gia đình của cán bộ, bộ đội đã có vợ có chồng ở trong Nam, tập kết ra Bắc lấy vợ lấy chồng khác là loại việc mang tính chất đặc biệt Nhân dân ta vừa trải qua một cuộc chiến tranh ác liệt, kéo dài Đất nước bị chia cắt hơn hai chục năm ròng Nhiều gia đình vợ chồng sống xa nhau quá lâu, không biết tin tức của nhau, hoặc tin tức không xác thực Do đó mà trong cuộc sống gia đình sinh ra nhiều cảnh

éo le phức tạp Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, nhiều gia đình đang trong quá trình thu xếp những vấn đề rắc rối trong quan hệ vợ chồng, và ở nhiều địa phương đã xảy ra những việc tranh chấp phải đưa đến Tòa án giải quyết.”

Trang 10

1.6 Ngoài việc sống với cụ Thứ, cụ Thát còn sống với người phụ nữ nào? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?

Ngoài cụ Thứ, cụ Thát còn sống với vợ cả là cụ Nguyễn Thị Tần Trong bản

án nêu rõ tại mục Nhận thấy phần lời khai của các nguyên đơn: “Bố mẹ của các bà

là cụ Nguyễn Tất Thát (chết năm 1961) có 2 vợ, vợ cả là cụ Nguyễn Thị Tần (chếtnăm 1995), vợ hai là cụ Phạm Thị Thứ (chết năm 1994)”; hay phần lời khai của bịđơn, ông Thăng cũng trình bày: “Bố ông là Nguyễn Tất Thát mất năm 1961, mẹ ông

là Nguyễn Thị Tần mất năm 1995”; đồng thời tại phần Xét thấy, khi toà án tiếnhành xác nhận diện thừa kế và quyền lợi, nghĩa vụ liên quan của các bên cũng lầnnữa thừa nhận: “Các đương sự đều thống nhất cụ Thát mất năm 1961 có vợ là cụTần mất năm 1995 có 4 người con là ông Thăng, bà Bằng, bà Khiết và bà Triển”.Như vậy, qua các căn cứ trên, ta có thể khẳng định ngoài sống cùng cụ Thứ thì cụThát còn sống cùng vợ cả là cụ Nguyễn Thị Tần

1.7 Nếu cụ Thát và cụ Thứ chỉ bắt đầu sống với nhau như vợ chồng vào cuối năm 1960 thì cụ Thứ có là người thừa kế của cụ Thát không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Nếu cụ Thát và cụ Thứ chỉ bắt đầu sống với nhau như vợ chồng vào cuối năm

1960 thì cụ Thứ không là người thừa kế của cụ Thát Vì xét về địa phương, đây là

vụ án xảy ra ở miền Bắc, và chỉ những người sống với nhau như vợ chồng trướcngày 13/01/1960, khi một người chết thì những người vợ hoặc chồng còn lại mớiđược hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất

Cơ sở pháp lý: Điểm a, khoản 4, Nghị Quyết 02/HĐTP-TANDTC ngày19/10/1990 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế có nêu rõ:

“Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13-01-1960 - ngày công bố

Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 đối với miền Bắc; trước ngày 2531977 ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước

đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp

Trang 11

luật), thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng

và ngược lại, người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ.”

1.8 Câu trả lời cho câu hỏi trên có khác không khi cụ Thát và cụ Thứ sống ở miền Nam? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời

- Câu trả lời cho câu hỏi trên sẽ khác nếu cụ Thát và cụ Thứ sống ở miềnNam: Nếu cụ Thát và cụ Thứ chỉ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng vàocuối năm 1960 thì cụ Thứ có là người hưởng thừa kế của cụ Thát Vì thời điểm cuốinăm 1960 là trước ngày 25/03/1977 - ngày công bố danh mục văn bản pháp luậtđược áp dụng thống nhất trong cả nước

- Cơ sở pháp lý: Điểm a, khoản 4, Nghị Quyết 02/HĐTP-TANDTC ngày19/10/1990 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế có nêu rõ:

“Trong trường hợp một người có nhiều vợ ( trước ngày 25-3-1977 - ngày công bố

danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước - đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ

mà việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại, người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ.”

1.9 Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án thừa nhận cụ Thứ là người thừa kế của

cụ Thát

- Theo nhóm thì việc Tòa án thừa nhận cụ Thứ là người thừa kế của cụThát là có căn cứ Bởi vì theo như các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án cũngnhư lời khai của các đương sự thì đều ghi nhận việc Cụ Thát có vợ hai là cụ Thứ

Do đó theo khoản 1, Điều 676 của BLDS năm 2005 thì cụ Thứ thuộc hàng thừa kếthứ nhất của cụ Thát, là người có quyền hưởng di sản thừa kế của cụ Thát

- Hơn nữa, cụ Thát và cụ Thứ sống ở miền Bắc, trong giai đoạn đó xã hộicòn nhiều tàn dư của chế độ cũ để lại, cho nên người chồng có thể có nhiều vợ, vànhững cuộc hôn nhân này thường được gọi là “hôn nhân thực tế” Thế nên hướnggiải quyết trên của Tòa án khi thừa nhận cụ Thứ là người thừa kế của cụ Thát đã

Trang 12

bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ - thành phần yếu thế trong xã hội thời bấy giờ,

và hướng giải quyết trên đã áp dụng quy định trong Nghị Quyết TANDTC ngày 19/10/1990 về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnhthừa kế

Trang 13

02/HĐTP-VẤN ĐỀ 2 Xác định con của người để lại di sản

Tóm tắt Quyết định số 182/2012/DS-GĐT ngày 20/4/2012 của Tòa dân sự Tòa

án nhân dân tối cao

Cụ Phạm Ngọc Cầu và cụ Nguyễn Thị Dung có một người con duy nhất là bà PhạmThị Hồng Nga Vợ, chồng 2 cụ có khối tài sản là 1 nhà mái lá 3 gian, giếng nước,cây lâu năm trên diện tích 3.127m 2 Năm 1972, cụ Dung mất Năm 1976, cụ Cầumất và không để lại di chúc Do phải công tác xa, bà Nga không có điều kiện đểquản lý, canh tác đất, nên bà giao cho ông Phạm Văn Tùng là họ hàng trông coigiúp Ông Tùng sau khi đến ở có viết “Giấy tự báo” cam kết rằng khối tài sản trênthuộc sở hữu của bà Nga, khi bà cần ông sẽ trả lại Năm 1976, bà Nga bán nguyênvật liệu nhà mái lá Trong khi ở, ông Tùng đã xây dựng nhà và cắt 1 phần đất choanh Thanh là con ông để xây nhà ở Nay vì nhu cầu cần sử dụng phần đất trên nên

bà Nga khởi kiện yêu cầu ông Tùng hoàn trả đất, giếng nước, cây lâu năm và yêucầu anh Thanh tháo dỡ nhà Toà án sơ thẩm đã chấp nhận 1 phần yêu cầu của bàNga; buộc ông Tùng, bà Tình hoàn trả nền móng nhà trên diện tích 2.108m 2 ; tạmgiao cho bà Nga 2.108m 2 gắn với nền móng đất và cây lâu năm;giao cho ôngTùng, bà Tình 1.007m 2 diện tích đất, giếng nước, nhà của ông bà và nhà của vợchồng anh Thanh Trong đó, phần đất của ông bà là 607m 2 , của vợ chồng anhThanh là 400m 2 ; yêu cầu ông Tùng, bà Tình thanh toán 17.673.360 đồng giá trị tàisản cho bà Nga.Toà án phúc thẩm ra quyết định tạm giao cho vợ chồng ông Tùng509,95m 2 có nhà và công trình phụ mà ông bà đang sử dụng và 1 giếng nước; buộc

vợ chồng ông Tùng thanh toán giá trị 1 giếng và giá trị đất cho bà Nga, tổng là12.502.360 đồng; buộc vợ chồng ông bà và vợ chồng anh Thanh tháo dỡ nhà, côngtrình phụ mà vợ chồng anh Thanh đang sử dụng

2.1 Con nuôi của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời

Theo điểm a khoản 1 Điều 651 của BLDS năm 2015 quy định về người thừa

kế theo pháp luật thì con nuôi của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ nhất

Trang 14

2.2 Trong trường hợp nào một người được coi là con nuôi của người để lại di sản? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

- Trường hợp một người được coi là con nuôi của người để lại di sản khi : + Nếu như đã xác lập quan hệ nuôi dưỡng trước khi Luật Hôn nhân và giađình năm 1986 mà chưa đăng ký thì vẫn được chấp nhận là con nuôi trên thực tế(theo điểm d khoản 3 Luật hộ tịch 2014)

+ Nếu đã xác lập quan hệ nuôi dưỡng sau năm 1986 đến trước năm 2001 màchưa đăng ký , nếu đáp ứng đủ điều kiện chuyển tiếp thì phải đi đăng ký kế từ ngày01/01/2001 đến hết ngày 31/12/2015 để trở thành con nuôi thực tế

+ Căn cứ vào Nghị định số 19 / 2011 / NĐ - CP ngày 21/03/2011 tại khoản 1Điều 23 quy định về đăng ký việc nuôi con nuôi trên thực tế :

“1 Việc nuôi con nuôi đã phát sinh trên thực tế giữa công dân Việt Nam với nhau mà chưa đăng ký trước ngày 01 tháng 01 năm 2011 , nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Nuôi con nuôi , thì được đăng ký

kế từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 tại Ủy ban nhân dân cấp xã , nơi thường trú của cha mẹ nuôi và con nuôi”

+ Và khoản 1 Điều 50 luật nuôi con nuôi :

“ 1 Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau trước ngày Luật này

có hiệu lực mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được đăng kí trong thời hạn 05 năm , kể từ ngày Luật này có hiệu lực , nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a ) Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi ;

b ) Đến thời điểm Luật này có hiệu lực , quan hệ cha , mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống ,

c ) Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc , nuôi dưỡng , giáo dục nhau như cha mẹ và con”

Trang 15

2.3 Trong Bản án số 20, bà Tý có được cụ Thát và cụ Tần nhận làm con nuôi không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?

Trong bản án số 20, bà Tý được cụ Thát và cụ Tần nhận làm con nuôi Căn cứphần nguyên đơn trình bày trong bản án :

“Trước khi chết cụ Thát, cụ Thứ không để lại di chúc Cụ Tần có để lại mấy

lời dặn dò, bà Bằng chấp bút ghi lại ngày 08/06/1994 về việc cho bà Tiến một phần nhà đất của bố mẹ các bà để lại nhưng ông Thăng không công nhận nên các bà coi như các cụ không để lại di chúc Các bà có nghe nói trước đây bố mẹ các bà có nhận bà Nguyễn Thị Tý là con nuôi, sau đó bà Tý về nhà bố mẹ đẻ và lấy chồng”

“Anh Trần Việt Hùng, chị Trần Thị Minh Phượng, chị Trần Thị Hồng Mai, chị

Trần Thị Hồng Hoa trình bày: Mẹ đẻ của các anh chị là bà Nguyễn Thị Tý trước đây có làm con nuôi của cụ Thát và cụ Tần trong thời gian khoảng 6 đến 7 năm, sau đó bà Tý về nhà mẹ đẻ sinh sống.”

2.4 Tòa án có coi bà Tý là con nuôi của cụ Thát và cụ Tần không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?

- Tòa án không coi bà Tý là con nuôi của cụ Thát và cụ Tần

- Đoạn Nhận thấy: “Xác định bà Nguyễn Thị Tý không phải là con nuôi

của cụ Thát, cụ Tần, cụ Thứ”

2.5 Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trên của Tòa án liên quan đến bà Tý.

Tòa án giải quyết liên quan đến bà Tý như vậy là không hợp lý Vì căn cứ vàoviệc bà Tý được cụ Thát và cụ Tần nhận là con nuôi vào trước năm 1961 (tức lànăm cụ Thát chết); vào lúc này vẫn áp dụng Luật hôn nhân gia đình năm 1959 vàluật này chưa có quy định về con nuôi nên trong trường hợp này bà Tý vẫn đượccông nhận là con nuôi và vẫn là người thừa kế theo pháp luật căn cứ theo điểm akhoản 1 Điều 676 BLDS năm 2005 (điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015).Việc bà Tý nhận làm con nuôi chỉ dựa trên lời khai của các nguyên đơn Khinghe cụ Tần dặn dò trước khi mất thì các con của cụ Tý thừa nhận cụ Tý là con nuôicủa cụ Tần và cụ Thát khoảng 6, 7 năm nhưng trong sổ hộ tịch của cụ Tần và cụThát không ghi phần con nuôi là cụ Tý Về mặt hình thức bà Tý cũng không đủ điều

Ngày đăng: 15/11/2021, 11:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w