VẤN ĐỀ 4 Thừa kế thế vị và hàng thừa kế thứ hai, thứ ba
4.7. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án cho cho con đẻ của chị C3 được hưởng thừa kế thế vị của cụ T5.
hưởng thừa kế thế vị của cụ T5?
Đoạn cho thấy Tòa án cho con đẻ của chị C3 được hưởng thừa kế thế vị của cụ T5: “Về quan hệ thừa kế: Tại thời điểm năm 1979, bà T5 nhận nuôi chị Đỗ Đức Phương C3 làm con nuôi, nhưng bà T5 không thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/11/1988 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng luật Hôn nhân và Gia định năm 1986 thì có chị Đỗ Đức Phương C3 được ông Đỗ Quang V và bà Đỗ Thị T2 thống nhất thừa nhận là bà T5 có nhận chị C3 làm con nuôi. Do đó chị C3 là con nuôi thực tế của bà Đỗ Thị T5. Do đó, chị C3 được quyền thừa kế di sản của bà T5 để lại theo Điều 678 Bộ luật dân sự 2005. Nên, cháu T7 và H4 được thừa kế đối với phần di sản của bà T5 để lại.”
Căn cứ pháp lý: các Điều 676, 677, 678 BLDS 2005.
4.7. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án cho cho con đẻ của chị C3 được hưởng thừa kế thế vị của cụ T5. thừa kế thế vị của cụ T5.
Trong quá trình cụ T5 nuôi dưỡng C3 có nhận được sự hỗ trợ về kinh phí từ gia đình bị đơn đến tuổi trưởng thành. Mối quan hệ mẹ nuôi con nuôi tồn tại thực tế và được gia đình bị đơn thừa nhận đồng thời căn cứ vào sổ hộ khẩu của gia định bà T5 do CA thị xã H cấp, thể hiện chị C3 có quan hệ mẹ con nuôi với bà T5 nên chị C3 là người thừa kế duy nhất của bà T5 theo quy định tại điểma khoản 1 điều 676 BLDS 2005. Năm 2002, chị C3 kết hôn với anh C1 có hai con chung và T7 và H4. Cả chị C3 và bà T5 khi chết đều không để lại di chúc nên hai cháu là người thừa kế thế vị hợp pháp đối với di sản của bà T5. Hướng giải quyết của Tòa án là có căn cứ rõ ràng và hợp tình hợp lý.