VẤN ĐỀ 4 Thừa kế thế vị và hàng thừa kế thứ hai, thứ ba
4.13. Cuối cùng, Tòa án có áp dụng hàng thừa kế thứ hai không trong vụ việc trên? Vì sao?
trên? Vì sao?
Tòa án không áp dụng hàng thừa kế thứ hai trong vụ việc trên. Tòa án xác định mối quan hệ mẹ con giữa bà T5 và chị C3 là quan hệ mẹ và con nuôi trên thực tế, vì vậy chị C3 và 2 cháu là T7, H4 được quyền hưởng di sản thừa kế do bà T5 để lại. Theo khoản 3 Điều 651 BLDS năm 2015 quy định: “Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản” và quy định tại Điều 652 về thừa kế thế vị: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Chúng ta cần làm rõ, hàng thừa kế thứ nhất của bà T5 chỉ có duy nhất là chị C3, nhưng chị đã mất. Việc này đồng nghĩa với việc hàng thừa kế thứ nhất của bà
T5 không còn ai, nên việc áp dụng khoản 3 Điều 651 để các thừa kế ở hàng hai hưởng di sản là có cơ sở. Tuy nhiên, ta cần xét đến thời điểm chị C3 và bà T5 qua đời. Do chị C3 mất năm 2007, trong khi bà T5 mất năm 2009, như vậy chị C3 với tư cách là người thừa kế duy nhất ở hàng thứ nhất của bà T5 mất trước bà và theo quy định tại Điều 652 cháu T7 và H4 phải được thừa kế thế vị. Tức, lúc này, hàng thừa kế thứ nhất của bà T5 vẫn tồn tại cháu T7 và H4 thế vị cho chị C3, như vậy khi hàng thừa kế thứ nhất vẫn đảm bảo thì không dẫn đến việc áp dụng chia thừa kế theo hàng thừa kế thứ 2. Vì các lẽ trên, Tòa án đưa ra quyết định chia di sản theo thừa kế thế vị cho cháu T7 và H4, chứ không áp dụng hàng thừa kế thứ hai