Suy nghĩ của anh/chị về hướng của Tòa án về vấn đề nêu trong câu hỏi trên (áp dụng hay không áp dụng quy định về hàng thừa kế thứ hai)

Một phần của tài liệu BÀI THẢO LUẬN THỨ BẢY THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT (Trang 30 - 32)

VẤN ĐỀ 4 Thừa kế thế vị và hàng thừa kế thứ hai, thứ ba

4.14. Suy nghĩ của anh/chị về hướng của Tòa án về vấn đề nêu trong câu hỏi trên (áp dụng hay không áp dụng quy định về hàng thừa kế thứ hai)

trên (áp dụng hay không áp dụng quy định về hàng thừa kế thứ hai)

Theo quan điểm cá nhân, nhóm tán đồng với việc Tòa án không áp dụng quy định về hàng thừa kế thứ hai vì quyết định trên của Tòa án là đúng với trình tự chia thừa kế. Theo quy định của BLDS hiện hành, di sản thừa kế được chia theo trình tự xét về có di chúc hoặc không có di chúc; nếu trường hợp có di chúc sẽ chia theo di chúc trước, phần không được định đoạt trong di chúc sẽ được chia theo pháp luật; nếu người để lại di sản hoàn toàn không để lại di chúc thì di sản mặc định được chia theo pháp luật.

Đối với vụ việc trên, di sản của bà T5 là di sản được chia theo pháp luật do bà T5 mất và không để lại di chúc. Việc chia thừa kế theo pháp luật cần được đảm bảo chia theo đúng trình tự các hàng thừa kế như quy định tại Điều 651 của bộ luật này. Tòa án đã nhận định, hàng thừa kế thứ nhất của bà T5 chỉ có duy nhất chị C3, vậy theo quy định khi bà T5 mất, di sản mặc nhiên sẽ do chị C3 hưởng. Tuy nhiên, chị C3 mất, nên hàng thừa kế thứ nhất của bà T5 bị trống. Theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 651, di sản của bà T5 phải được chia cho hàng thừa kế tiếp theo là hàng hai gồm các anh chị em ruột là ông V, bà H1, bà H2,... và các cháu là T7 và H4. Tuy nhiên, tòa đã xét đến thời điểm chị C3 và bà T5 mất để đảm bảo việc chia thừa kế đúng trình tự và quy định. Việc chị C3 mất trước bà T5, dẫn đến việc các

cháu T7 và H4 phải được thừa kế thế vị mới đảm bảo quyền lợi của người ở hàng thừa kế thứ nhất.

Như vậy, việc Tòa không áp dụng chia thừa kế theo hàng thứ hai đối với vụ việc là có cơ sở và đúng trình tự, quy định chia thừa kế, do vậy nhóm tán thành với quyết định trên của tòa án.

1. Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005. 2. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014.

3. Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2015 số: 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Hồng Đức 2018, chương VII

2. Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam – Bán án và bình luận bản án, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam năm 2019 (xuất bản lần thứ tư), Bản án số 4-7, 8- 10, 134-137, 139-139 và 164-165.

3. Nguyễn Xuân Quang, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và thừa kế của Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Hồng Đức năm 2018, Chương V.

4. Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học quốc gia năm 2007, tr.236 đến 237, tr.244 đến 245, tr.269 đến 271.

Một phần của tài liệu BÀI THẢO LUẬN THỨ BẢY THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)