1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục nhân cách cho trẻ vị thành niên trên báo chí hiện nay (khảo sát báo thiếu niên tiền phong và hoa học trò năm 2005 2006)

135 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 19,61 MB

Nội dung

Trang 1

n Phong va Hoa Hoc Tro nam 2005 - 2006)

Trang 2

-Ì——————HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỂN

TRẦN THỊ DUNG

GIAO DUC NHAN CACH CHO TRE VI THANH NIEN TREN BAO CHi HIEN NAY

Trang 3

DGES.FS Wgquyin Oan Ding - Wguoi trực tiếp tướng dẫn đề tài cùng các thay cô giáo, các đồng

chi lanh dao, phéug viin co quan bao Ghitu Win

Gitn Dhoug va Poa Foe Gro da gitp đỡ tôi trong sudt qua trinh anghién aiu va hoan thita

luadn van nay

Hà Nội, tháng 10 năm2007

Trang 4

MO DAU cccccccsecccccssssssssesssssssssssssssvsvesssssveessesessssseesessessnsssissssssstiivusuesssssssssssesessesessse 1

CHƯƠNG I: BÁO CHÍ VỚI VIỆC GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CHO TRẺ VỊ THÀNH NIỀN G1 SE 1n sxreerrrveg 211111111 1111 11101 HH HH HH ru 8

1.1 Những vấn đề về lứa tuổi vị thành niên -GStSnSn t3 Sv se srerererrea 8

1.2 Các vấn đề xã hội của lứa tuổi vị thành niên ở nước ta hiện nay 14

1.3 Những khái niệm liên quan đến giáo dục nhân cách trẻ VTN 17

1.4 Những vấn đề đặt ra về giáo dục nhân cách cho trẻ VTN trong giai

đoạn hiỆn Tây HT 11 ng HH ng TK nếp 23

1.5 Định hướng của Đảng, Nhà nước, và đoàn thanh niên về giáo dục nhân cách cho trẻ VITÌN c1 12113101 ng ng TH TH cg 26-

1 6 Báo chí với vấn để giáo dục nhân cách cho trẻ VNT ¬ 28 1,7 Báo chí của Đoàn Thanh niên với vấn đề giáo dục nhân cách cho trẻ VTN 33

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CHO TRẺ VỊ THÀNH

NIEN TREN BAO THIẾU NIÊN TIỀN PHONG VA HOA HỌC TRÒ 38

2.1 Báo Thiếu niên Tiền phong và Hoa học trò với nhiệm vụ giáo dục nhân cách cho trẻ VITN - c HH HH TH eu tk cười 38

2.2 Khảo sát trên báo Thiếu niên Tiền phong -5- St cgesrerrred Al

2.3 Khao sat trén b40 Hoa hoc trO e cee csccessssssesccsecsecesscssessecaceeeceaseseesseseesaes 68

2.4 So sánh một số đặc điểm của báo Thiếu niên Tiền Phong và Hoa Hoc

Trò khi sáng tạo tác tác phẩm thuộc chuyên đề giáo dục nhân cách cho trẻ VTN 91

CHUONG II: NHỮNG KINH NGHIỆM VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC, ĐỊNH

HƯỚNG NHÂN CÁCH CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN TRÊN BÁO CHÍ 94

3.1 Nguyên nhân của thành công và hạn chế -cc se eeeca 94

3.2 Những vấn đề đặt ra cho việc giáo dục nhân cách trẻ em trên báo chí 99 3.34 Những giải pháp B111 111K HH TH HH TH gay 100

KẾT LUẬN essuvcstuvecarivesssusssssssessisesssiessstisessivessssessssitssiisessavesesteesesees 114

TÀI LIỆU THAM KHẢO “ 1_ 117

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là cộng đồng dân số trẻ, đặc biệt tuổi vị thành niên (VTN)

chiếm 31% dân số toàn quốc [21], vi vậy đối tượng này luôn dành được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và là độ tuổi quan trọng nằm trong vành đai chiến lược phát triển nhân tố con người trong giai đoạn mới

Tuy nhiên, trong tiến trình phát triển nhân cách con người từ bé đến lúc trưởng thành, tuổi VTN là một giai đoạn đặc biệt quan trọng của chu trình

hình thành nhân cách Ở độ tuổi này các em đón nhận nhiều tác động từ thế

giới bên ngoài, yếu tố bên ngoài tốt hay xấu đều tác động không nhỏ tới các em; vì vậy việc giáo dục nhân cách cho trẻ VTN cần được thông qua nhiều kênh và thể chế xã hội Hơn lúc nào hết, glaI đoạn này các em có nhu cầu quan tâm, chăm sóc, chia sẻ của không chỉ từ gia đình, nhà trường mà toàn

xã hội

Trong thời điểm hiện nay, toàn xã hội bị chi phối bởi cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt Hệ thống truyền _ thông đại chúng đang hàng ngày, hàng giờ tác động đến giới trẻ, nó có khả năng xã hội hoá các giá trị văn hóa truyền thống một cách nhanh chóng và rộng khắp dưới mọi hình thức Báo chí là một trong những kênh truyền thông nhạy cảm nhất, nó là nhịp cầu để thế hệ trẻ dễ hấp thụ nhiều luồng văn hóa từ nước ngoài du nhập vào với các yếu tố tích cực và tiêu cực Lợi dụng hệ thống

này, các thế lực thù địch đưa ra các sản phẩm truyền thông thiếu lành mạnh

Trang 6

không phải lúc nào cũng phát huy được năng lực và hiệu quả tác động trong

việc giáo dục và định hướng nhân cách cho Thiếu niên Nhi đồng Thậm chí

một số tờ báo có biểu hiện chạy theo lợi nhuận kinh doanh, bằng mọi cách

phát triển doanh số phát hành và quảng cáo mà không chú ý đến hiệu ứng tiêu

cực đối với bạn đọc của tờ báo Cũng có trường hợp dụng ý thông tin tốt

nhưng kỹ năng hạn chế nên tạo ra những hiệu ứng ngược với tôn chỉ mục đích,

do vậy nghiên cứu "Giáo dục nhân cách cho trẻ vị thành niên trên báo chí hiện nay” là một việc làm cần thiết nhằm góp phần vào tổng kết những kinh nghiệm thành công cũng như chưa thành công: trên cơ sở đó tìm kiếm giải

pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả tác động của báo chí trong việc

giáo dục nhân cách cho trẻ VTN, phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Xung quanh vấn vấn đề giáo dục trẻ VTN trong giai đoạn hiện nay, thời gian qua, báo chí ở nước ta đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu dưới

nhiều góc độ khác nhau Liên quan đến đề tài này, chúng tôi chú ý các công

trình sau:

- Đề tài Khoa học cấp Nhà nước "Nghiên cứu cơ sở lý luận vò thực tiễn

để xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em đến năm 2010" Tác giả TS Trần Thị Thanh Thanh - năm 2002 Đề tài này đưa ra các yêu cầu, quan điểm chiến lược và định hướng mục tiêu và giải pháp của chiến lược Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam

- Luận văn Thạc sỹ: "Tạp chí thanh niên với việc giáo dục thế hệ trở

nước ta hiện nay" của tác giả: Trần Hương Giang - năm 2004 Tác giả nêu lên

được vai trò của tạp chí Thanh niên với việc giáo dục thế hệ trẻ, nhưng đề tài

Trang 7

- Đề tài: "Mội số vấn để giáo dục đạo đức lối sống trong thanh niên

hiện nay" của PTS Chu Xuân Việt - Uỷ ban Thanh niên Quốc gia - Trung

ương Doan TNCS H6 Chi Minh - năm 1998 Đề tài đã nêu lên một số biểu

hiện lệch chuẩn trong đạo đức, lối sống của thanh niên đồng thời đưa ra tính cấp thiết của vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống và những giải pháp để tăng cường hiệu quả giáo dục

- Luan van Thạc sỹ: "Khả năng tác động của các phương tiện thông tin

đại chúng đối với việc hình thành lối sống của thanh miên sinh viên hiện nay"

của tác giả Hoàng Thị Xuân Quý - năm 1999 tại Phân viện Báo chí và Tuyên truyền Đề tài đã đề cập đến những vấn đề làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các

phương tiện thông tin đại chúng và việc hình thành lối sống của thanh niên, sinh viên cũng như khả năng tác động của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc hình thành lối sống tích cực của thanh niên, sinh viên

- Luận văn thạc sỹ: "Vấn đề tuyên truyền giáo dục lối sống cho thanh

niên sinh viên trên các báo Thanh niên"của tác giả Trần Thị Hiền năm 1999

tại Phân viện Báo chí và Tuyên truyền Nội dung luận văn đã đề cập đến vai

trò của báo chí Trung ương Đoàn với việc tuyên truyền - phản ánh những mặt

tích cực và tiêu cực trong lối sống của thanh niên, sinh viên hiện nay, từ đó đặt ra những đồi hỏi nâng cao chất lượng tuyên truyền giáo dục cho đối tượng này

- Luận văn Thạc sỹ: "Giáo dục thiếu niên nhỉ đồng trên sóng của Đài

truyền hình Việt Nam" của tác giả Trần Thị Thu Hương - năm 2005 Trên cơ

sở nghiên cứu thực trạng các chương trình giáo dục trên VTV2 dành cho thiếu niên nhi đồng, tác giả đã tìm ra những giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng của chương trình

- Khóa luận: "Báo chí với chuyên đề giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh

Trang 8

giới tính và sức khỏe sinh sản là rất cần thiết Trên cơ sở nhận diện những bất cập, thực trạng không tốt trong quan hệ tình bạn, tình yêu khác gidi CỦa trẻ,

dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho tương lai của các em Khoá luận

cũng khẳng định rằng: Báo chí là một trong những kênh thông tin, tuyên truyền, giáo dục các em sống lành mạnh, nhận thức rõ ràng về tình bạn khác giới, tình yêu và tránh xa những sai lầm đáng tiếc trong quan hệ tình dục trước

hôn nhân _

- Khoá luận: "Tác động của nhóm đề tài tình bạn, tình yêu trên báo in

đối với sự phái triển nhân cách của tổi vị thành niên" - Tác giả Trân Thuý

Hồng Trong phạm vi khoá luận ngắn gọn, tác giả đưa ra định hướng thông tin trên báo chí về tình bạn, tình yêu như thế nào để có giá trị giáo dục tốt nhất cho trẻ VTN trong giai đoạn hiện nay

Tuy nhiên còn quá ít những công trình nghiên cứu đánh giá, tổng kết kinh nghiệm tuyên truyền giáo dục nhân cách cho nhóm đối tượng là trẻ VTN trên báo chí Vì vậy nội dung nghiên cứu “Giáo dục nhân cách trẻ vị thành miên trên báo chí hiện nay” là đề tài mới, chưa có công trình nào nghiên cứu

3 Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu

Qua khảo sát Báo Thiếu niên Tiên Phong (TNTP) và Hoa Học Trò (HHT) với tất cả những mặt tích cực và hạn chế từ nội dung, hình thức đến

phương pháp giáo dục nhân cách cho trẻ VTN, luận văn góp phần tổng kết

kinh nghiệm và nêu ra những vấn đề, tìm kiếm giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục và định hướng nhân cách cho trẻ VTN trên báo chí

hiện nay

Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 9

wk i Bone = Ị i ễ i or li Eee

cách cho trẻ em nói chung, trẻ VTN nói riêng

+ Trên cơ sở chọn lọc, khảo sát, hệ thống, phân tích để đi đến khẳng

định thế mạnh và hạn chế, đồng thời rút ra được những vấn đề nâng cao chất

lượng tuyên truyền, giáo dục cho trẻ VTN

+ Trên cơ sở tổng kết thực tiễn báo chí chuyển tải nội dung về giáo dục

nhân cách cho trẻ VTN, luận văn nêu những vấn đề và tìm kiếm giải pháp, đề xuất một số kiến nghị nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục nhân cách cho trẻ VTN hiện nay

Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổi của một luận văn cao học, đề tài này chỉ đề ra và nghiên cứu trong phạm vi sau:

- Nghiên cứu ấn phẩm Bao TNTP va HHT trong 2 năm, 2005 - 2006, trên các bình diện nội dung đề cập, hình thức thể hiện, thể loại được sử dụng

và đánh giá tác động đối với việc giáo dục nhân cách cho trẻ VTN

- Khảo sát thăm dò ý kiến đánh giá của công chúng - bạn đọc và Báo TNTP và HHT' về tác động của báo chí đến trẻ em như thế nào

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận |

Luận văn được thực hiện trên cơ sở sử dụng phương pháp luận báo chí Maxit, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết của Đoàn Thanh niên

Phương pháp nghiên cứu

: Quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn sẽ áp dụng phương pháp thống

kê, tổng hợp so sánh các số lượng, số liệu của 2 tờ báo trong năm 2005 - 2006;

Trên cơ sở đó khẳng định vai trò và nhiệm vụ của Báo chí (cụ thể là Báo

Trang 10

- Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ áp dụng các phương pháp chính như: Phỏng vấn, điều tra xã hội học, điều tra thực tế; trên cơ sở sử dụng các phương pháp đó tác giả sẽ khảo sát, phân tích, đánh giá hiệu quả thông tin

tuyên truyền từ các tác phẩm trên báo TNTP, HHT về giáo dục nhân cách cho

trẻ em tác động đến với bạn đọc như thế nào ? Từ thực trạng đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin trên báo chỉ để đáp ứng nhu cầu bạn đọc, đặc biệt góp phần xây dựng cho trẻ em sống có nhân cách, có lý tưởng và hướng tới tương lai tươi sáng

5 Dong góp mới về khoa học của đề tài

Lân đầu tiên công trình tổng kết vẻ kinh nghiệm giáo dục nhân cách

cho trẻ VTN trên báo chí - vấn đề đang được dư luận xã hội ngày càng quan

tâm từ nhiều khía cạnh khác nhau Do vậy, những vấn đề rút ra góp phần bổ sung vào kinh nghiệm của báo chí về những vấn đề lý luận trong việc giáo

dục trẻ VTN

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Về ý nghĩa lý luận

Sức mạnh của tuổi trẻ là nguyên khí của mỗi quéc gia, việc quan tâm tới thế hệ trẻ là nhiệm vụ của mọi thời đại; đặc biệt trong tình hình xã hội

nước ta hiện nay, Đảng, Nhà nước, Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên càng

quan tâm hơn tới việc giáo dục Thiếu niên Nhi đồng

Với tầm quan trọng nêu trên, luận văn đề cập một cách cơ bản về vai trò

của Báo Thiếu niên Tiền phong và Hoa Học trò trong công tác giáo dục nhân

cách cho thiếu niên Đề tài luận văn góp phần làm rõ vai trò của báo chí cách

mạng trong công cuộc xây dựng con người mới Đề tài chỉ ra rằng, báo chí

không chỉ tuyên truyền mà còn đóng vai trò giáo dục "rường ngoài nhà

trường" góp phần giáo dục và định hướng nhân cách cho Thiếu niên Nhi đồng

Trang 11

Luận văn sau khi hoàn thành sẽ là tài liệu bổ ích cho các bạn đồng

nghiệp tham khảo, áp dụng vào thực tiễn khi đưa thông tin về giáo dục và định hướng nhân cách cho thiếu nhi Đề tài góp phần cung cấp các cơ sở khoa học đánh giá nghiêm túc trong việc giáo dục lối sống cho thế hệ trẻ để các nhà giáo dục, các nhà hoạch định chính sách quan tâm sâu sắc hơn tới Thiếu niên

Nhi đồng, giúp các em phát triển toàn điện |

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

Trang 12

BÁO CHÍ VỚI VIỆC GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CHO TRE VI THANH NIÊN

Vị thành niên là độ tuổi chuyển tiếp giữa tuổi ấu thơ và tuổi trưởng

thành, là thời kỳ phát triển nhanh chóng cả về mặt sinh lý lẫn tâm lý, là giai đoạn đánh dấu xu hướng phát triển mới về mặt xã hội Vậy vị thành niên bắt

đầu từ lứa tuổi nào? Có những thay đổi tâm sinh lý gi? Tại sao phải giáo dục

nhân cách cho lứa tuổi này? Định hướng của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề

này như thế nào? Vai trò của báo chí góp phần vào thực hiện nhiệm vụ này ra

sao? Chương này sẽ giải quyết những vấn đề cụ thể nêu trên

1.1.NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN

1.1.1 Khái niệm vị thành niên

Vi thành niên là một trong những khái niệm được hiểu một cách đa

nghĩa và dễ gây tranh luận nhiều về nội hàm lẫn ngôn từ của nó trong tư duy

khoa học Tuỳ thuộc vào vị trí tiếp cận, cũng như chức năng, nhiệm vụ của mỗi chuyên ngành mà vị thành niên lại được giải thích theo một cách thức

riêng Trên các văn bản, tài liệu báo chí hiện nay sử dụng cả hai thuật ngữ: "VỊ thành niên” và "chưa thành niên" Về cơ bản, hai thuật ngữ này phản ánh cùng một khái niệm Thực tế đã cho thấy, trong nhiều loại văn bản pháp luật hiện nay, khi điều chỉnh các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, chúng ta có những quy định không giống nhau về phạm vi, độ tuổi và phạm vi 4p dung luật đối với người chưa thành niên và trẻ em

"VỊ thành niên" là một từ ghép gốc Hán Theo định nghĩa của từ điển

tiếng Việt thì: "V¿ thành miên là người chưa đến tuổi trưởng thành để chịu

trách nhiệm về những hành động của mình" [42, tr 885]

Thuật ngữ vị thành niên (Adolescent) được đưa ra vào năm 1904 theo

Trang 13

con chuyển sang người lớn Nó cũng đồng nghĩa với tuổi đang lớn hay tuổi

đang trưởng thành "VỊ thành niên" là một giai đoạn (một thời ky) trong qua trình phát triển của con người với đặc điểm lớn nhất là sự trưởng thành nhanh

chóng để đạt tới sự trưởng thành về cơ thể, sự tích luỹ kiến thức kinh nghiệm xã hội, định hình nhân cách để có thể lãnh trách nhiệm xã hội đầy đủ Giai

đoạn này hiểu một cách đơn giản là giai đoạn "sau trẻ con và trước người lớn"

của mỗi cá thể

Điều 20 Bộ luật dân sự nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy

định rằng: "Người đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên Người chưa đủ 18

tuổi là người chưa thành miên".[31, tr 16]

Gần đây, tổ chức y tế thế giới (WHO) đã đưa ra một tiêu chí cơ bản để chỉ nhóm vị thành niên đó là:

Nhóm nhân khẩu xã hội có tuổi đời từ 10 đến 19 tuổi Trong nhóm vị

thành niên nói trên, người ta lại phân nhỏ làm 3 nhóm khác nhau: Nhóm vị thành niên nhỏ từ 10 - 13 tuổi, nhóm vị thành niên trung bình

từ 14 - lỐ tuổi, nhóm vị thành niên lớn từ I7 - 19 tuổi [18, tr.19]

Theo chúng tôi, cách phân chia như trên là tương đối hợp lý, tuy nhiên dựa trên các văn bản pháp luật của Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là qua Bộ luật lao động, Luật bảo hộ chăm sóc và giáo dục trẻ em, điều lệ Đoàn, Điều lệ

Đội cho thấy VỊ thành niên luôn được xem xét là giai đoạn biến đổi mạnh mế nhất về mặt sinh học và xã hội từ lứa tuổi trẻ em sang thanh niên Căn cứ vào

tình hình thực tế Việt Nam hiện nay, các nghiên cứu đã đề nghị xếp tuổi

vị thành niên thành 2 nhóm tuổi: Nhóm 1 từ 10 đến 14 tuổi, nhóm 2 từ 15 đến 19 tuổi [18, tr 18]

1.1.2 Đặc điểm lứa tuổi vị thành niên

Trang 14

trong cuộc đời, tuổi VTN là giai đoạn quan trọng, giai đoạn bản lẻ có thể

quyết định toàn bộ cuộc sống sau này của mỗi người thì trong xã hội, thế hệ VTN bao giờ cũng đại diện cho một sự chuyển tiếp vào các thế hệ mới, hướng tới tương lai Nguồn nhân lực cho sự phát triển được nảy sinh, bảo vệ, nuôi

dưỡng từ tuổi trẻ em, bổ sung và hoàn thiện dân về thể chất, tri thức và nhân cách từ vị thành niên và bắt đầu thực sự đóng góp cho xã hội ở những giai

đoạn sau đó |

Đặc trưng cơ bản của nhóm VTN có thể được xác định bởi những biến

đổi thường xuyên, liên tục của ba mặt cơ bản; mặt thể chất, mặt tâm lý, tình

cảm, nhận thức và sau đó là mặt hành vi, cụ thể là:

Thứ nhất: Vị thành niên là nhóm tuổi có những sự thay đổi mạnh mẽ nhất về thể chất trong cuộc đời của mỗi người Trên bình điện y sinh học, nó

là giai đoạn chuyển biến từ một đứa trẻ non nớt thành một người lớn khoẻ mạnh Sự trưởng thành nhanh chóng gần như đột biến ấy không chỉ gây sự

ngạc nhiên cho những người xung quanh mà còn cho chính cả những đứa trẻ

vào lứa tuổi này "Tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu" là câu tục ngữ hoàn toàn đúng mà người xưa đã dùng để nói về tuổi vị thành niên

Thứ hai: Vị thành niên cũng là giai đoạn thay đổi nhanh chóng nhất về

tâm lý, tình cảm, nhận thức Trong nhiều trường hợp, chính sự thay đổi về tâm

lý còn có thể gây "sốc" cho bản thân lứa tuổi này Các nhà tâm lý học đều đã viết và nói nhiều về sự đa dạng và phức tạp trong tình cảm, tâm lý trầm tư, u

uất, sự khép mình vào thế giới nội tâm của nhiều bạn gái trẻ, hoặc thái độ ngang bướng thậm chí phá phách, muốn khẳng định mình ở các bạn trai, khi ở

vào tuổi VTN Tâm lý lứa tuổi VTN cũng có sự biến chuyển mạnh mẽ và có những đặc điểm sau:

- Nhu cầu tự khẳng định rất cao Vị thành niên muốn tự khẳng định vi

Trang 15

công việc Họ rất quan tâm đến cái tôi của mình, bắt đầu đánh giá những phẩm chất cá nhân và hình ảnh về bản thân mình bằng con đường tự quan sát, tự phân tích, đối chiếu với ý kiến của những người xung quanh Họ rất muốn

thử nghiệm về năng lực của mình, có khát vọng tự lập, thích được tin tưởng và

giao phó những nhiệm vụ năng nề "như người lớn" Ý thức tự trọng của tuổi VTN rất cao, dễ tự ái và phản ứng với cách cư xử (nhất là sự coi thường) của người xung quanh Do thiếu kiến thức và kinh nghiệm sống, VTN dễ bị sai lệch trong các hành vi khẳng định bản thân như hút thuốc lá, uống rượu, tranh

cãi, hiếu thắng Bởi vậy trong nhiều trường hợp VTN bị coi là "cứng dau,

cứng cổ", "khó bảo" v.v

- Tính hướng thiện cao: Hướng tới cái đẹp, cái thiện, cái cao cả là một

nét rõ trong tâm lý VTN Đây là một động lực rất mạnh thúc đẩy các em vươn lên Họ thường suy nghĩ về lý tưởng, ý nghĩa cuộc sống, hướng tới những giá trị tốt đẹp và làm theo các thần tượng của mình Nhu cầu tự khẳng định và xu hướng tới sự cao thượng tạo cho VTN sự nghiêm khắc khi đánh giá bản thân, ý thức phê phán cao và phản ứng mạnh mẽ đối với hành vi xấu xa trong xã hội

cũng như trong thế giới người lớn Có những trường hợp do không lý giải được các hiện tượng xung quanh, không hiểu được các điều kiện khách quan của

thực tại, tuổi VTN tỏ ra nôn nóng trong cách xử lý, mâu thuẫn nội tâm dẫn tới nghi ngờ, bi quan, bế tắc

- Tính nhạy cẩm cao Tuổi vị thành niên rất nhạy bén trong cảm thụ thế

giới bên ngoài, dễ bị xúc động Yếu tố lãng mạn trong tư duy và hành động của tuổi VTN cao, dễ bồng bột, ở đây, điều quan trọng là những tình cảm ban đầu ở tuổi này có dấu ấn rất sâu sắc, dễ trở thành những ấn tượng trong suốt

cuộc đời và có thể sẽ định hình trong tư tưởng và nhân cách của họ

Thứ ba: Từ sự thay đổi về thể chất và nhận thức, VTN cũng là nhóm

nhân khẩu xã hội có những biến đổi mạnh mẽ nhất trong hành vi Rất nhiều

Trang 16

vàn am OES Ghế

những thế hệ khác, đặc biệt là những người lớn tuổi Ở vào tuổi VTN, người

ta dễ dàng hành động mà không cần có sự cân nhắc, tính toán chín chắn Trẻ

VTN là những người vị tha, độ lượng có thể hy sinh thân mình để làm những điều tốt đẹp, nhưng cũng ngay sau đó lại dễ bị lôi kéo vào những hành vi xấu mà không nhận biết được Ở độ tuổi này các em rất dễ bị lây nhiễm những tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, trộm cắp, đánh nhau để rồi khi trưởng thành

đã không thể dễ dàng từ bỏ Ở tuổi vị thành niên có sự thay đổi trong các lĩnh vực cơ bản sau: |

- Tính độc lập: VỊ thành niên không muốn phụ thuộc hoàn toàn vào cha

mẹ, họ chuyển từ chỗ phụ thuộc cha mẹ sang việc tìm chỗ dựa ở bạn bè hoặc tín ngưỡng nhằm đạt được sự độc lập

- Nhân cách: VỊ thành niên cố gắng để khẳng định chính mình và đạt

tới cái mà họ muốn Các câu hỏi thường đặt ra là: Tôi là ai? Tôi có thể làm gì?

- Tình cảm: VỊ thành niên chuẩn bị bước vào mối quan hệ yêu đương,

họ học cách biểu lộ tình cảm và điều khiển cảm xúc, phát triển khả năng yêu

và được yêu, tỏ ra thân mật trong quan hệ với người khác giới

Thứ 4: Sự giao tiếp bè bạn và đời sống tỉnh thần mở rộng Tuổi VTN

mở rộng phạm vi giao tiếp trong nhóm bạn bè đồng lứa, dễ làm quen, đễ thân

và cởi mở Nhưng ngược lại, họ có xu hướng tách khỏi cha mẹ, thầy cô giáo (nhất là các em trai) vì sợ bị áp đặt Tuổi VTN rất coi trọng tình bạn, đánh giá cao tình bạn vì họ muốn được người khác thông cảm và chia sẻ những suy nghĩ, ước mơ, đối chiếu những thể nghiệm và nói với nhau bằng ngôn ngữ riêng do họ tự quy định Ảnh hưởng của bạn bè tới tuổi VTN khi lớn hơn ảnh hưởng của cha mẹ, thầy cô giáo

Thứ 5: Vẻ phương diện xã hội Tuổi VTN trưởng thành nhanh chóng

về mặt sinh học, nhưng về mặt xã hội lại trưởng thành chậm hơn Đại đa số

Trang 17

trường là những kinh nghiệm gián tiếp Họ chưa đủ thời gian để học tập các kinh nghiệm xã hội trực tiếp

VỊ trí của vị thành niên trong gia đình không cao bởi bị phụ thuộc về kinh tế và đứng ở những nấc cuối trên bậc thang ngôi thứ trong gia đình Hoạt động chủ đạo của lứa tuổi này là học tập, lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai, một số ít đã tham gia lao động trực tiếp

Đặc trưng của lứa tuổi này là khó xác định được địa vị, có những mặt đã được thừa nhận là người lớn, có những mặt vẫn bị coi là trẻ con Họ chưa có day

đủ quyền và nghĩa vụ của người công dân Tuổi VTN là tuổi đễ xảy ra những xung

đột với cha mẹ, thầy cô giáo do sự nhìn nhận, đánh giá có nhiều khác biệt so với họ tự đánh giá Tuổi VTN dễ bị kích động lôi kéo bởi các hiện tượng xã hội tích

cực cũng như tiêu cực, kể cả lực lượng chính trị

Vấn đề quan trọng là báo chí làm thế nào để góp phần tích cực trong

việc giáo dục cho tuổi VTN có định hướng giá trị xã hội đúng đắn, nhanh

chóng trưởng thành về xã hội và nhân cách

1.1.3 Các giai đoạn phát triển của tuổi vị thành niên

Bảng biểu dưới đây miêu tả chỉ tiết các giai đoạn phát triển cũng như những

thay đổi về mặt tâm lý, quan hệ gia đình, bạn bè của lứa tuổi VTN [18, tr 31]

Tuổi | Giai đoạn đu VTN | Giai đoạn giữa VIN | Giai đoạn cuối VTN (10 - 13 tuổi) (14 - 16 tuổi) (17 - 19 tuổi)

- lính sinh dục thứ|- Tính sinh dục thứ|Cơ thể đã chín

Thay | yéu phat sinh, phát | yếu phát triển trưởng thành Trẻ

đổi về | triển - Độ lớn giảm dần vì | gái: hầu hết đã có

mặt - Độ lớn tăng nhanh |đã đạt khoảng 95% | kinh; nam: "chín" về

sinh | đến điểm cao nhất mức người lớn sinh dục

ly |- Hành kinh và sinh|- Hành kinh và sinh

tinh tinh

- Suy nghĩ những việc | - Suy nghĩ trừu tượng |- Đã hình thành tư

Nhén |“ thé | hon a duy trừu tượng

thức |T Chưa nhận thức các |- Cân nhắc việc lâu | - Hướng tới tương lai

việc làm lâu dài đài - Nhận thức định hướng lâu dài

Trang 18

- Quan tâm đế sự phát | - Hình ảnh đẹp đế của | - Xác định việc hình

Tam “a + + `" ` z A ` z

ly xq_ | TIỀN của cơ thé con người thành trí tuệ và các

hoi - Mơ mộng và lý | chức năng tư duy

tưởng hoá

- Xác định ranh giới|- Xung khắc, xung |- Chuyển đổi quan

Gia giữa độc lập và phụ đột và kiềm chế, nhãn | hệ với cha mẹ thành

đình thuộc nhịn quan hệ người lớn -

- Bát đầu tách khỏi sự | người lớn che chở của cha mẹ - So sánh mình với|- Thích khẳng định |- Nhóm cùng tuổi Bạn | bạn bè đồng trang lứa | bản thân thoát lui dần nhường bè chỗ cho tình bạn cá thể với cá thể

- lò mò muốn biết rõ |- Vấn vương những | - Hình thành quan hệ

7zp | Tư tâm hiểu chuyện mơ tưởng và |bển vững giúp đỡ

lãng mạn, khả năng |nhau quan hệ hai

hấp dẫn người khác | chiều, kế hoạch cho

gidi tuong lai duc 1.2 CAC VAN DE XA HOI CUA LỨA TUỔI VTN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1.2.1 Tình hình chung

Vị thành niên là một lực lượng đông đảo, nguồn lực hùng hậu có trách

nhiệm nặng nề và vẻ vang, là lớp người thực hiện và hoàn thành cơ bản sự nghiệp cơng nghiệp hố và hiện đại hoá đất nước; Họ có một vai trò, vị trí cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của đất nước Đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười đã nhận định: "S nghiệp đổi mới đất nước có thành công hay không, đất nước ta bước vào thế kỷ 2] có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không,

chủ yếu là do lực lượng thanh niên ngày nay quyết định" [24, tr 23] 1.2.2 Tình hình học tập phát triển tài năng trẻ

Trong những năm qua, mặc đầu tình hình kinh tế và đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, sự nghiệp đào tạo giáo dục ở nước ta vẫn liên tục phát triển Số học sinh phổ thông, trung học chuyên nghiệp hàng năm vẫn tăng

'Với số lượng học sinh mỗi năm đều tăng, trình độ dân trí của tuổi VTN cũng

tăng lên Nhiều em học sinh nghèo, có khó khăn đặc biệt đã có ý chí cao phấn

Trang 19

đấu vượt khó để học giỏi Sự động viên, trợ giúp của xã hội đối với các em nghèo, khó khăn ngày càng mạnh mẽ hơn càng tăng thêm nguồn động lực học

tập cho các em Một bộ phận học sinh ngoan, học giỏi, có năng khiếu ở tuổi

VIN đã được bồi dưỡng trong hệ thống các trường chuyên, lớp chọn có sức

học không thua kém thanh niên các nước, kể cả các nước phát triển, nhất là

đối với các môn học cơ bản, ngoại ngữ, tin học Thành tích trong các đợt thi đấu Quốc tế của đội tuyển Việt Nam về Toán, Lý, Hoá, Vẽ, Âm nhạc, Ngoại ngữ, Tin học, Cờ vua đã chứng tỏ khả năng trí tuệ cao của học sinh nói chung, tuổi VTN nói riêng của nước ta so với các nước Nhiều em đã đạt được thành tích cao trong một số môn thể thao Ý thức học tập của VTN có nhiều

tiến bộ, phần lớn các em đã xác định rõ học tập tốt để lập thân, lập nghiệp và

xây dựng đất nước sau này

1.2.3 Tình hình sức khoẻ, phát triển thể chất, của VTN hiện nay

Thể lực, tầm vóc của thanh niên ta nói chung, VTN nói riêng, những năm qua có tăng, nhưng tăng chậm và tăng chủ yếu ở thành phố

Theo các tiêu chuẩn đánh giá thể lực, tầm vóc con người của Tổ chức y

tế thế giới (WHO) thì tầm vóc thanh niên Việt Nam thuộc loại trung bình thấp So sánh trong khu vực thì tầm vóc thanh niên nước ta tương đương thanh niên

Phiipim, Thái lan nhưng thua xa Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản (So với Nhật

Bản, về chiều cao trung bình nam thanh niên thấp hơn 10cm, nữ thanh niên

thấp hơn 5cm, về cân nặng trung bình nhẹ hơn 10 kg).[38, tr 24]

Trang 20

1.2.4 Tình hình tệ nạn xã hội và tội phạm VTN

Mấy năm nay tệ nạn xã hội ở tuổi VTN và tình trạng vị thành niên phạm pháp đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, từ các nhà chức trách,

các nhà giáo dục, cán bộ các đoàn thể đến các bậc cha mẹ Tội phạm vị thành

niên thật sự đáng báo động về tình trạng suy thoái về đạo đức, nhân cách Có

thể nói gọn trong 4 nguyên nhân chính sau tạo ra tội phạm VTN:

- Do ảnh hưởng của mặt trái, của cơ chế thị trường, nổi rõ nhất là sự phân hoá giàu nghèo, sự quá sùng bái đồng tiền, sự phân hoá về lối sống, khó

khăn về kinh tế, |

- Do sơ hở và yếu kém trong công tác quản lý xã hội nhất là trong đấu

tranh chống tiêu cực xã hội, tham những, buôn lậu, buông lỏng kỷ cương, buông lỏng quản lý hoạt động văn hoá, thực thi pháp luật chưa nghiêm

- Do công tác giáo dục chưa tốt, chưa coi trọng giáo dục luật pháp, tư tưởng, chưa phối hợp đồng bộ nhà trường - gia đình - xã hội

- Do các yếu tố nhận thức tâm lý cá nhân và tâm lý lứa tuổi còn hạn chế 1.2.5 Một số vấn đề xã hội khác của VTN

- VỊ thành niên có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt

Do hoàn cảnh chiến tranh kéo dài, thu nhập bình quân đầu người còn thấp và một số nguyên nhân khách quan khác, hiện nay trong cả nước có khoảng 600.000 trẻ em bị thiệt thòi và có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt: con em thương binh, liệt sỹ, trẻ mồ côi, tàn tật, lang thang đường phố, trong đó có 122.000 con liệt sỹ, 50.000 trẻ lang thang đường phố 385.553 có hoàn cảnh

khó khăn đặc biệt [38, tr, 28] Vấn đề lớn nhất là làm sao động viên và giúp

đỡ, chăm sóc thiết thực để các em không bị thiệt thòi trong hiện tại và có đủ

cơ may và điều kiện phát triển

Trang 21

Số liệu qua tổng kết thực hiện luật hôn nhân và gia đình gần đây cho

thấy sự tảo hôn ở một số địa phương như sau: Hà Tây: 1503 vụ, Hải Hưng: 1616 vu, Long An: 1429 vụ, Lâm Đồng: 1309 vụ Riêng 3 huyện Từ Liêm, Sóc Sơn, Thanh Trì của Hà Nội: 354 vụ Tệ nạn tảo hôn gây những tác hại

nặng nề đến sự phát triển thể lực, trí tuệ và nhân cách của vị thành niên, đồng

thời còn vi phạm luật hôn nhân và gia đình, vi phạm chính sách dân số, cần được kiên quyết ngăn chặn [38, tr 28]

- Quan hệ tình yêu, tình dục

Tương tự như các nước, trẻ em ta bắt đầu có quan hệ tình yêu, tình dục

sớm hơn trước Do không được giáo dục, chuẩn bị kỹ về giới tính, về hôn nhân

gia đình, nhận thức về tình yêu có những biểu hiện lệch lạc, hiện tượng mang

thai, phá thai trước hôn nhân trong tuổi VTN là đáng lo ngại

1.3 NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN GIÁO DỤC NHÂN CÁCH

TRE VTN

1.3.1 Khai niém vé nhan cach

Chúng ta đã biết từ khi đứng thẳng trên đôi chân của mình, con người

cũng bắt đầu chế ngự bản năng Khi chế ngự được bản năng thì nền văn minh

nhân loại cũng bắt đầu bừng sáng Và nền văn minh nhân loại bừng sáng thì

con người không còn nếp sống "quần hôn, tạp thú" nữa mà mỗi khi họ làm gì cũng đều có mục đích rõ ràng và luôn nghĩ đến hậu quả, danh dự, đến các yếu tố, đạo đức, xã hội để xây dựng một "cái cao cả" cho bản thân Rồi thông qua các hoạt động sống như lao động, học tập, vui chơi giải trí, đấu tranh hay xây dựng, tức là con người đã thiết lập mối quan hệ xã hội

Theo từ điển Hán Việt thì: Nhân là người, Cách là phẩm chất: "Bản

chất người sinh cùng với các tập quán thành nhân cách con Hgười nó được

Trang 22

Theo trung tâm ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam thì: "Nhán cách là tư cách phẩm chất, đạo đức của con người, sống có nhân cách, giữ nhân cách

trong sạch” Lâm Ngữ Đường đã viết: Dạy về cách học làm người:

Nhân cách là cách đối xứ trong con người đối với gia đình cũng như

ngoài xã hội, nhân cách là một hình thức xử thế cao đẹp hoàn toàn chứng tỏ cho mọi người thấy rằng con người mình là một con Hgười có

giáo dục, biết suy nghiệm được những điêu phải trái ở trên đời Nhân cách

là những gì thể hiện sự giáo dục hiện hữu trong con người Nó là một hình

thức xã giao tot dep va diéu lich sự nhất của con người [12, tr 11]

Từ góc độ triết học, các nhà triết học định nghĩa nhân cách như

sau: “ Nhân cách là một tư cách làm người với danh nghĩa một nhân vị sống có ý thức, lý trí và tự đo, chủ động tư duy, lời nói hành vì của mình và làm chủ

thể các bổn phận cùng những quyên lợi của mình" [39, tr.35] Các nhà tâm lý học, khoa học thì cho rằng:

Nhân cách là một phạm trù xã hội, có bản chất xã hội, lịch sử, nghĩa là

nội dung của nhân cách là nội dung những điều kiện cụ thể, của xã hội cụ thể chuyển vào thành đặc điểm nhân cách của từng người

Xét dưới gÓc độ giáo dục, Thượng Toạ Thích Giác Toàn, giảng viên

Học Viện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, người đã có nhiều năm kinh nghiệm

trong ngành giáo dục và đào tạo Tăng Ni sinh, viết về nhân cách như sau: Nhân cách là tính cách đặc biệt của một con người trong suy nghĩ, cảm

nhận và thái độ và hành xử của con người ấy Nhân cách bao gồm thé

cách, thái độ, ý kiến và được thể hiện trong quan hệ với những người

khác so với hành vi thói quen thì nhân cách có tính cố hữm hơn và có

Trang 23

Quan điểm truyền thống của dân tộc ta coi nhân cách không phải là

toàn bộ các tính chất hay toàn bộ thuộc tính tâm lý cá nhân, mà là"phẩm giá con người” Nói cách khác, đem vận dụng cho cá nhân thì nhân cách là giá trị xã hội của người ấy mà cả những giá trị mà hoạt động của người ấy tạo ra trong xã hội Do vậy một đứa trẻ mới sinh ra chưa thể có nhân cách, mà nhân

cách của nó được nuôi dạy, giáo dục để hình thành và phát triển Nhân cách là

một thuộc tính tâm lý ra đời sau, Nhân cách được biểu hiện như là phẩm chất

của con người mới: làm chủ yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, tinh thân lao động cần cù sáng tạo

Quan điểm của Đảng ta về nhân cách: Về cơ bản Đảng ta thống nhất

với tư tưởng Hồ Chí Minh, tại Đại Hội Đảng toàn Quốc lần thứ VHI Đảng ta

đã khẳng định: "Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất,

phong phú về tỉnh thân, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đông thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội" [3, tr 18]

Như vậy từ những định nghĩa đã nêu trên, chúng ta có thể đi đến một định nghĩa chưng mà các nhà giáo dục học hiện nay đã thống nhất và biên

soạn các giáo trình giảng dạy trong các trường Đại học và Cao Đẳng Sư Phạm

trên toàn quốc về nhân cách

Nhân cách là một con người cụ thể, một thành viên của xã hội, một dân tộc, một giai cấp một tập đoàn xã hội nhất định, tham gia một cách có ý thức vào các hoạt động của xã hội và mang những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân, quy định giá trị xã hội của họ (5, tr 377

1.3.2 Đặc điểm của nhân cách

1.3.2.1 Tính thống nhất của nhân cách

Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa đức và tài Đồng thời nhân cách cũng có sự thống nhất hài hoà giữa các cấp độ: cấp độ bên trong cá nhân, cấp độ liên cá nhân, và cấp độ siêu cá nhân

Trang 24

thể được xem xét trong sự thống nhất của cả ba bình diện trên, như là sự đại

điện lý tưởng của cá nhân trong những cá nhân khác, trong các mối liên hệ của nó với các cá nhân ấy, trong chính bản thân nó, như là một đại biểu của

cái toàn thể, được khám phá thông qua thực tế xã hội" [4, tr 26]

1.3.2.2 Tính ổn định của nhân cách

Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm lý tương đối ổn định, tiềm tàng

trong mỗi cá nhân Những đặc điểm tâm lý nói lên bộ mặt tâm lý- xã hội của

cá nhân, quy định giá trị xã hội của cá nhân, bởi vậy nhân cách là cái sinh thành và phát triển trong suốt cuộc đời con người, biểu hiện trong hoạt động và trong giao lưu của cá nhân trong xã hội Vì thế các phẩm chất nhân cách

tương đối khó hình thành và cũng khó mất đi

1.2.2.3 Tính tích cực của nhân cách

Nhân cách là chủ thể của hoạt động và giao tiếp, là sản phẩm của xã hội,

vì thế nhân cách mang tính tích cực Giá trị đích thực của nhân cách thể hiện rõ nét trong tính tích cực của nhân cách Các nhà tâm lý học cũng đã chỉ ra hệ thống nhu cầu của con người là nguồn gốc và động lực chủ yếu của nhân cách Tính tích cực của nhân cách biểu hiện trong quá trình thoả mãn nhu cầu của nó, quá trình tích cực hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu là một quá trình tích cực có mục đích, trong đó con người làm chủ được những hình thức hoạt động

do sự phát triển xã hội quy định

1.3.2.4 Tính giao lưu của nhân cách

Nhân cách chỉ có thể hình thành phát triển và thể hiện trong hoạt động

Và trong mối quan hệ giao lưu với người khác Nhu cầu giao lưu được xem như nhu cầu không thể thiếu được của con người Trong suốt cuộc đời của mình

con người luôn có nhu cầu giao tiếp với người khác Thông qua giao lưu con người tham gia vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và hệ

Trang 25

21

quan hệ xã hội và các chuẩn mực xã hội Qua giao lưu con người đóng góp các giá trị của mình cho xã hội cho người khác

1.3.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ VTN

Nhân cách không có sắn bằng cách bộc lộ dần các bản năng nguyên

thuỷ, mà nhân cách là các cấu tạo tâm lý mới được hình thành và phát triển trong quá trình sống-giao tiếp, vui chơi, học tập, lao động như V.I Lênin đã khẳng định: "Cùng với dòng sữa mẹ, con người hấp thụ tâm lý, đạo đức của xã

hội mà nó là thành viên" Nhà tâm lý học nổi tiếng X2viết nổi tiếng

A.N.Lêonchiev cũng chỉ ra rằng: "Nhán cách cụ thể là nhân cách của con người sinh thành và phát triển theo con đường từ bên ngoài chuyển vào nội

tâm, từ các quan hệ với thế giới tự nhiên, thế giới đô vật, nên văn hoá xã hội

do các thế hệ trước tạo ra, các quan hệ xã hội mà nó gắn bó" Trong quá trình hình thành nhân cách bao gồm nhiều yếu tố chi phối, trong đó các yếu tố giáo dục, hoạt động, giao lưu và tập thể có vai trò quyết định

1.3.3.1 Di truyền

Là sự tái tạo ở trẻ em những thuộc tính sinh học có ở cha mẹ, là sự

truyền lại từ cha mẹ đến con cái những đặc điểm và những phẩm chất nhất

định đã được ghi lại trong hệ thống gen Yếu tố di truyền đóng vai trò tiền đề vật chất của sự phát triển nhân cách Nó có thể ảnh hưởng, tạo ra sự thuận lợi

hay khó khăn trong nhân cách và tâm lý bộc lộ và phát triển

1.3.3.2 Hoàn cảnh sống

C6 thé chia làm hai loại: hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội

- Hoàn cảnh tự nhiên: bao gồm các điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái

phục vụ cho các hoạt động và sinh hoạt của con người Hoàn cảnh tự nhiên

đóng vai trò quan trọng song không quyết định nhiều tới sự phát triển của

Trang 26

- Hoàn cảnh xã hội: bao gồm môi trường kinh tế, chính trị, môi trường

lao động, sản xuất, sinh hoạt xã hội và mơi trường văn hố Hoàn cảnh xã hội

đóng vai trò rất quan trọng tới sự hình thành và phát triển nhân cách 1.3.3.3 Giáo dục và nhân cách

Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, ảnh hưởng tự giác chủ động đến con người đưa đến sự hình thành

và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách

Theo nghĩa rộng giáo dục là toàn bộ tác động của gia đình, nhà trường, xã hội bao gồm cả dạy học và các tác động giáo dục khác đến con người Theo nghĩa hẹp thì giáo dục và có thể xem như là quá trình tác động đến tư tưởng, đạo đức, hành vi của con người (giáo dục đạo đức, giáo dục lao động, giáo dục

lối sống, hành vi )

Trong sự hình thành và phát triển nhân cách thì giáo dục giữ vai trò chủ

đạo, điều đó được thể hiện như sau:

- Giáo dục vạch ra con đường, phương hướng cho sự hình thành và phát

triển nhân cách

- Thông qua giáo dục thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau nền văn hoá

xã hội-lịch sử để tạo nên nhân cách của mình

- Giáo dục đưa con người, đưa thế hệ trẻ vào "vùng phát triển gần" vươn tới những cái mà thế hệ trẻ sẽ có tạo cho thế hệ trẻ một sự phát triển nhấn,

mạnh, hướng về tương lai

- Giáo dục có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác chi phối sự hình thành nhân cách như các yếu tố thể chất (bẩm sinh đi truyền),

Trang 27

- Giáo dục có thể uốn nắn những sai lệch về một mặt nào đó so với các chuẩn mực do tác động phát triển của môi trường gây nên và làm cho nó phát triển theo hướng mong muốn của xã hội

- Giáo dục giữ vai trò chủ đạo quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách, song không nên tuyệt đối hoá vai trò của giáo dục, giáo dục không phải là vạn năng, cần phải tiến hành giáo dục trong mối quan hệ hữu cơ với việc tổ chức hoạt động, tổ chức quan hệ giao tiếp, hoạt động cùng nhau irong các mối quan hệ xã hội, quan hệ nhóm và tập thể Giáo dục không tách rời với tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách ở mỗi cá nhân

1.3.4 Định hướng giá trị nhân cách cho thế hệ trẻ

Khi nói đến nhân cách, con người ta thường hay nhấn mạnh đến một trong những yếu tố quan trọng nhất của nhân cách là định hướng giá trị, đó

cũng là cốt lõi của nhân cách Các định hướng giá trị bao gồm:

- Các giá trị lý tưởng: lý tưởng, niềm tin, hoà bình, dân chủ độc lập tự do - Các giá trị đạo đức: Lương tâm, lòng nhân ái, quy định, pháp luật, giới

luật |

- Các giá trị nhân văn: Học vấn, nghề nghiệp, tình cảm, thời trang là thái độ lựa chọn các giá trị vật chất va tinh thần là sở thích và thị hiếu của con người đối với một giá trị nào đó

1.4 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CHO TRẺ

VTN TRONG GIAI DOAN HIEN NAY

1.4.1 Những ton tại - thiếu sót

- Hiện nay, các chính sách còn thiếu đồng bộ để chăm sóc, giáo dục

VTN một cách toàn diện Chúng ta còn chưa có đầy đủ các chính sách về giáo dục thể chất, phát triển thể lực cho tuổi VTN, chính sách về chăm sóc, bồi dưỡng tài năng trẻ, các chính sách về các vấn đề xã hội

Trang 28

ị 24

chưa đáp ứng được yêu cầu Cải cách giáo dục tiến hành đã lâu nhưng không

tổng kết, cho tới nay vẫn cứ thí điểm, điều chỉnh Cải cách giáo dục là một

việc làm cực kỳ quan trọng, đụng chạm đến toàn xã hội, tác động đến toàn bộ

thế hệ trẻ

- Thiếu các cơ chế phối hợp để phát huy mạnh hơn nữa việc xã hội hố

cơng tác chăm sóc, giáo dục lứa tuổi VTN Các quy định về trách nhiệm của gia đình còn mờ nhạt VỊ trí, vai trò của gia đình chưa được đề cao đúng mức Một số gia đình, cha mẹ do quá bận rộn mưu sinh hoặc chạy theo làm ăn kinh

tế đã sao nhãng, thiếu chăm lo giáo dục, chăm sóc con cái

- Quản lý xã hội, quản lý Nhà nước các hoạt động văn hoá còn nhiều thiếu sót dẫn đến chưa tạo được một môi trường lành mạnh cho sự phát triển, trưởng thành của VTN

- lần tích của tư tưởng phong kiến còn thể hiện ở thói gia trưởng đối với

VN, không tôn trọng ý kiến của các em, áp đặt nặng nề

Những lệch lạc, sai lầm của các em, suy đến cùng chính là khuyết điểm

người lớn Nhưng không ít các bậc phụ huynh, cán bộ, Đảng viên, thậm chí

những người có liên quan trực tiếp đến công tác chăm sóc giáo dục lứa tuổi

VN không xác định được thiếu sót, trách nhiệm của mình trước những hiện

tượng tiêu cực, biểu hiện sai lệch của lứa tuổi VTN Dẫn đến thái độ phê phán, chê bai và mất lòng tin vào lớp trẻ ngày nay

- Vấn đề hướng nghiệp cho trẻ VTN còn quá yếu kém Trong các trường phổ thông trung học, có môn lao động kỹ thuật và nội dung hướng

nghiệp, nhưng việc thực hiện thì hoặc bỏ qua, hoặc hình thức, đại khái

- Hình thức, phương pháp giáo dục về ý thức công dân, về đao đức còn nhiều thiếu sót và hạn chế

1.4.2 Những yêu cầu đặt ra của lứa tuổi này trước xã hội

Trang 29

Dù ở quốc gia nào hay thời đại nào, họ đều có những vấn đề của lứa

tuổi, chỉ có nội dung và cách thức biểu hiện của vấn đề khác nhau Ở nước ta trong mấy năm qua, vấn đề VTN đang nổi lên như một trong những mối quan

tâm lớn của xã hội Sự quan tâm này trong không ít người mang sắc thái của sự lo lắng và thiếu tin tưởng Ngược lại một số người khác lại thiếu quan tâm, thậm chí ngay cả đối với con cái của mình Hai thái độ đó đều không đúng Cần quan tâm đến lứa tuổi VTN với một trách nhiệm lớn lao: chăm sóc, giáo

dục và tạo điều kiện thuận lợi cho việc trưởng thành của VTN, vì sự phát triển

tương lai của đất nước |

Cần phải thực sự hiểu, thông cảm và tôn trọng đối với trẻ VTN Muốn

có được thái độ đó, cần có sự tìm hiểu, nghiên cứu đầy đủ về lứa tuổi này b Cần tăng cường việc định hướng và công tác giáo dục để lứa tuổi

VTN nhanh chóng trưởng thành về nhận thức xã hội chính trị

Các em ở tuổi VTN rất quan tâm đến các vấn đề như ý nghĩa, mục đích

cuộc sống; tương lai, tiền đồ của bản thân, của đất nước, bản chất của những giá trị trong mối quan hệ giữa người với người Những hoạt động giải trí, vui chơi mặc dù rất cần thiết đối với lứa tuổi VTN nhưng lại chiếm vị trí không cao trong các mối quan tâm của các em Để các em nhanh chóng trở thành

những công dân hữu ích cho đất nước, cần chú ý giáo dục, bồi dưỡng cho các

em về:

- Nhận thức về tình hình đất nước, con đường phát triển của đất nước và nhiệm vụ của thanh thiếu niên

- Lịch sử dân tộc, truyền thống cách mạng của nhân dân, đất nước

- Ý thức công dân, tôn trọng pháp luật

- Định hướng giá trị đúng đắn, lý tưởng xã hội chủ nghĩa

Trang 30

Đồng thời, để làm tốt việc giáo dục, bồi dưỡng nhận thức chính trị - xã

hội cho các em, phải tiếp tục đổi mới về phương thức giáo dục sao cho phong phú, hấp dẫn, tạo sự tự giác cao của các em, tránh áp đặt, gò ép

c Tạo điều kiện thuận lợi về môi trường xã hội cho các em nhanh

chóng trưởng thành

Ở nội dung này cần lưu ý đến khía cạnh sau:

- Phối hợp tốt hơn nữa giữa nhà trường - gia đình - xã hội Trong đó cân

lưu ý tăng cường vai trò và trách nhiệm pháp lý của gia đình trong việc nuôi dưỡng, giáo dục các em Điều quan trọng nhất hiện nay là phải nhanh chóng thể chế hoá được mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội

(chính quyền, các đoàn thể, đặc biệt là Đoàn Thanh niên) trong công tác chăm sóc, giáo dục VTN

- lăng cường quản lý mọi hoạt động xã hội theo pháp luật, xây dựng lối sống văn hoá (chú trọng truyền thống đạo lý dân tộc trong các mối quan hệ),

ngăn ngừa và đẩy lùi các tên nạn và các hiện tượng tiêu cực xã hội

- Cảnh giác, chủ động trước các âm mưu, hành động lôi kéo, kích động

của các thế lực thù địch, hòng làm lệch hướng XHCN trong nhận thức các em

1.5 ĐỊNH HƯỚNG CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ ĐOÀN THANH NIÊN VỀ

GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CHO TRẺ VTN

Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã được từng bước thể chế hoá

bằng các văn bản pháp luật Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc đề cao và bảo vệ các quyền lợi của trẻ em đặc biệt trẻ VTN Việt Nam là nước thứ nhất ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về Quyền trẻ em Việt Nam cũng được thế giới nêu lên như một tấm gương

tốt về sự thực hiện thành công và có hệ thống công ước này

Trong mấy năm gần đây, hệ thống pháp luật của nước ta được xây dựng,

bổ sung một cách nhanh chóng Những điều luật về VTN đã được quy định

Trang 31

‡ ị ‡ tứ] | i | Ị A | i

và giáo dục trẻ em, Luật lao động, Luật quốc tịch Việt Nam, Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân

Đảng và Nhà nước ta cũng rất chú ý tới việc học tập, chăm sóc tài năng

trẻ ở lứa tuổi VTN Mặc đầu tình hình kinh tế của đất nước, tài chính và ngân

sách quốc gia, đời sống nhân dân còn có nhiều khó khăn lớn, sự nghiệp giáo dục - đào tạo vẫn không ngừng được phát triển Hệ thống trường lớp được

củng cố, xây dựng thêm, nội dung chương trình học tập được cải cách, ngân sách dành cho sự nghiệp giáo dục được tăng thêm đã tạo nên một cơ sở

vững chắc :cho việc nâng cao học vấn của tuổi VTN Số học sinh các cấp học

đều tăng lên trong mấy năm qua Riêng đối với con em các dân tộc thiểu số, Nhà nước có chủ trương phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao trình độ văn hoá nói

riêng, chăm sóc, bồi dưỡng thanh niên dân tộc nói chung

Vấn đề lao động, hướng nghiệp và việc làm của VTN được sự quan tâm của xã hội Ở thành phố thị xã, các trung tâm dạy nghề, xúc tiến việc làm đã mở rộng việc đào tạo các nghề xã hội như may mặc, sửa chữa điện lạnh, điện dân dụng, điện tử cho VTN Ngành giáo dục đã có cố gắng lớn để duy trì môn học kỹ thuật công nghiệp, nông nghiệp trong các trường phổ thông trung học Ở nơng thơn, Đồn đã có nhiều hình thức để trang bị, nâng cao kiến thức, kỹ thuật nghề nông cho thanh thiếu niên, nhất là VTN qua các lớp tập huấn kỹ

thuật, các điểm trình diễn kỹ thuật, các câu lạc bộ khuyến nông Bộ luật lao

động ban hành ngày 1/1/1995 đã có những điều khoản quy định để đảm bảo

sự phát triển thể lực, trí lực và nhân cách, bảo vệ quyền lợi của lao động vị

thành niên và nghiên cấm lạm dụng sức lao động của họ

Đến nay đã có gần 400 nhà văn hoá (kể cả các nhà VHTTN) 500 trung tâm thí nghiệm thực hành, trên 1000 thư viện cấp huyện, hàng nghìn điểm văn hoá tại các địa bàn dân cư thu hút đông đảo lứa tuổi VTN tham gia Các nhà

Trang 32

đồng/năm Chương trình xây dựng điểm vui chơi cho các em đã và đang được triển khai trên phạm vi cả nước [35, tr 58]

Công tác tuyên truyền giáo dục được đẩy mạnh hơn trước Năm 2005,

Bộ tư pháp và TW Đoàn TN đã tổng kết 20 năm phối hợp hoạt động tuyên

truyền giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật cho thanh thiếu niên và xây dựng chương trình mới Bộ Nội vụ và Đoàn thanh niên đã ký nghị định liên

tịch 01 về phòng chống và ngăn ngừa tội phạm trong thanh thiếu niên Đã có nhiều hình thức với nội dung phong phú triển khai các chương trình, nghị

quyết liên tịch nói trên có tác dụng tốt để nâng cao nhận thức pháp luật ngăn

chặn những hành vi gay rối trật tự an ninh và phòng ngừa tình trạng phạm tội

trong thanh thiếu niên Đoàn thanh niên đã có nhiều hoạt động thiết thực phòng chống và ngăn ngừa tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên thông qua các

phương tiện truyền thông đại chúng, các hình thức như pa nô, áp phích, làm tờ

rơi, phim phóng sự tài liệu đồng thời Đoàn còn chú trọng xây dựng các mô hình hoạt động mang tính bền vững, hoạt động thường xuyên ở cộng đồng như

câu lạc bộ phòng chống ma tuý, câu lạc bộ tiền hôn nhân, đội thanh niên xung

kích an ninh, quỹ phòng chống phạm tội trong thanh thiếu niên

Nhìn cung công tác chăm sóc, giáo dục lứa tuổi VTN được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội Trong thời gian qua, công tác này đã đạt được nhiều kết quả to lớn trong thực tiễn, ngày càng mang tính xã hội

hoá cao |

1 6 BAO CHi VOI VAN DE GIAO DUC NHAN CACH CHO TRE VTN

Cùng với những biến đổi to lớn của đất nước qua hơn 20 năm đổi mới, công

tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của toàn dân, toàn Đảng và nhà nước ta đã

tạo được sự chuyển biến mạnh về nhận thức và hành động của cả cộng đồng xã hội

nước ta về vấn đề trẻ em Đặc biệt, báo chí ngày càng khẳng định vai trò to lớn

trong xã hội hiện đại Báo chí không chỉ đơn thuần là phương tiện truyền thông,

Trang 33

những phương tiện giáo dục hữu hiệu nhằm nâng cao trình độ nhận thức, định hướng xây dựng nhân cách con người nói chung, trẻ VTN nói riêng Từ khi Chính phủ Việt Nam phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em (1991), Đảng và nhà nước ta đã chỉ đạo các cơ quan báo chí phải luôn quan tâm, tuyên truyền, định hướng tới từng thành viên trong xã hội thực hiện quyền trẻ em Ngày 16/10/1998 “Tại Hội nghị quốc gia truyền thông đại chúng vì quyền trẻ em, đồng chí Phan

Khác Hải - Thứ Trưởng bộ văn hoá thông tin đã tuyên bố:

“Trẻ em là miền hạnh phúc gia đình, là tương lai của đất nước và của

Ạ nhân loại Trẻ em sinh ra và lớn lên khoẻ mạnh, được học hành, được

chăm sóc, dạy dỗ chu đáo sẽ là chủ nhân xây dựng đất nước phồn vinh,

văn mình hạnh phúc.Ngược lại sẽ là những khổ đau va tai hoa

Với tỉnh thần "Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người", chúng ta càng nhau cam kết tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em mà Việt Nam là nước

ø - Cháu Á đầu tiên và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước

7 này, trong đó vai trò truyền thông đại chúng là hết sức quan trong:

Một là, truyền thông tin đại chúng cũng là một phần của thế giới trẻ

thơ Rất nhiều hình thức thông tin được sử dụng để nói Hếng của các em, về cuộc sống của chúng ta cũng như thế giới xung quanh các em Ngày nay, trong thời đại bùng nổ thông tin, bên cạnh mặt hữm ích, tích cục của các dạng thông tin, nhất là các phương tiện nghe, nhìn nó

cũng chứa những độc hại tiêu cực Vì vậy, nhiệm vụ của chúng ta là

phải làm sao bảo vệ các em tránh được những tác động xấu của những chương trình, sản phẩm hay, hấp dân sẽ làm cuộc sống trẻ thơ thêm

phong phú, vui tươi, lành mạnh bổ ích

Trang 34

chuyên làm công tác tuyên truyền thông tin vì trẻ em hiểu rõ trách nhiệm của mình làm thế nào để đưa thông tin đến các em phổ biến

nhất, phổ thông nhất, giúp các em nâng cao trí tuệ chất lượng cuộc

sống Thông tin rất đa dạng, có định hướng với nhiêu hình thức phong phú, sẽ góp phần tích cực giúp những người làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, các thầy cô giáo và toàn thể xã hội trong việc bảo vệ quyền lợi trẻ em, trong đó có quyền được học hành, quyền được sống trong môi trường lành mạnh, quyền được thông tin, quyền được giải trí."

Hội nghị Quốc gia Truyền thông đại chúng vì trẻ em được tổ chức tại Hà Nội là tiếp nối Hội nghị thượng đỉnh Châu Á về Truyền thông và quyền trẻ em tổ chức

tai Maninla thang 7/1996, trong đó có đoàn đại biểu Việt Nam tham gia tích cực cùng với các nước trong khu vực đã cam kết làm hết sức mình để truyền thông đại

chúng vì trẻ em và cho trẻ em được phổ biến một cách rộng rãi nhất Cũng tại đây

: - những người làm cơng tác văn hố thông tin thuộc các bộ ngành, những nhà | nghiên cứu và các nhà chuyên môn thuộc các cơ quan truyền thông đại chúng, các

tổ chức phi chính phủ đã cam kết:

"1 Sử dụng mọi phương tiện và truyền thông đại chúng phù hợp để nâng cao nhận thức xã hội về quyền trẻ em, giúp các nhà hoạch định

chính sách và các nhà lãnh đạo có thông tin đầy đủ, chính xác liên

quan đến việc thực hiện Công ước về quyền trẻ em

2 Hỗ trợ đến mức cao nhất các phương tiện truyền thông đại chúng

trong việc tuyền truyền nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của

mọi tầng lớp trong xã hội của các tổ chức quần chúng các cấp, của

cộng đồng và gia đình đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

3 Cung cấp cho trẻ em và gia đình, nhất là các đối tượng trong hoàn cảnh khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa những thông tin và kiến thức về

việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em

Trang 35

| | aoe] | | &

4 Tạo điều kiện và cơ hội cho trẻ em tham gia vào các hoạt động truyền thông đại chúng để các em có thể được thông tin đại chúng và thể hiện

- chính bản thân các em, nền văn hóa, ngôn ngữ và môi trường cuộc sống của các em Thông qua truyền thông đại chúng giúp các em khẳng định ý

thức về bản thân và cộng đồng, đồng thời nâng cao nhận thưc và khả

năng hội nhập, học hỏi các nền văn hoá khác

5 Đẩy mạnh sự phối hợp hành động giữa các cơ quan, phương tiện truyền thông đại chúng và các tổ chức quần chúng các cấp đề đảm bảo cho mọi người có nhận thức đúng đắn về các nhu cầu và quyền trẻ em

6 Khuyến khích các cơ quan báo chí truyền thông đại chúng sản xuất các tài liệu và chương trình có sử dụng ngôn ngữ của trẻ em các dan tỘC Ít người

7 Tạo điều kiện để các cơ quan và các phương tiện truyền thông đại

chúng tham gia đấu tranh bảo vệ trẻ em trước các sản phẩm truyền _ thơng văn hố mang tính bạo lực và đổi truy

8 Khuyến khích các cơ quan truyền thông đại chúng tuyên truyền

những con người và hành động tích cực vì trẻ em, đấu tranh chống mọi sự phân biệt đối xử, ngược đãi, xâm hại trẻ em

9 Dong viên các gia đình, các bậc phụ huynh, thầy cô giáo và cán bộ

chuyên trách về bảo vệ và chăm sóc trẻ em cũng như lãnh đạo chính quyền các cấp tham gia tích cực vào quá trình lập và thực hiện kế hoạch truyền thông vì trẻ em

10 Tăng cường nghiên cứu về hiệu quả và ảnh hưởng của thông tin đại

chúng đối với trẻ em, nhấn mạnh đến quyền trẻ em Phổ biển rộng rãi

các kết quả nghiên cứu được tiến hành trong nước cũng như trong khu

vuc

Trang 36

12 Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan thông tin đại chúng trong

việc thực hiện bản Tuyên bố này nhằm phát huy hơn nữa sức mạnh

tổng hợp của thông tin trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em 13 Mở rộng hợp tác khu vực và quốc tế thông qua các hội thảo, hội

nghị, các chương trình đào tạo để nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ

chuyên môn Khuyến khích việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tài

liệu, chương trình và kỹ thuật báo chí tuyên truyền bảo vệ, chăm sóc

va giáo dục trẻ em."

Vì vậy trong số 683 cơ quan báo chí với hơn 800 ấn phẩm, trong đó tạp

chí, hiện có 14 loại chiếm (2,5%) tổng số và (5.4%) số bản dành cho trẻ em SO VỚI các nước, sách báo của Việt Nam rẻ hơn, nội dung hình thức đẹp, tiến , bộ, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của trẻ em: số lượng, chất lượng đều tăng lên hàng năm Tuy nhiên cũng còn những hạn chế như sách dịch, truyện tranh nước ngoài còn chiếm tỷ lệ cao, đôi khi chưa đảm bảo nội dung giáo dục

Hàng năm Nhà nước chi trên 10 tỷ đồng để tài trợ cho nhà xuất ban Nam

1999, cả nước ta đã xuất bản được 6.668 triệu bản sách, báo, tạp chí và 1209 đề tài cho trẻ em Tổng số sách nhà nước dành cho trẻ em tính năm 2006 đã

đạt và vượt chỉ tiêu 15% xuất bản phẩm.[35, tr 172]

Việc nhập báo chí nước ngoài cho trẻ em hàng năm thực hiện hơn 30 loại với 1474 bản (~2300 USD) Các báo có số lượng nhiều cho thiếu nhi là Báo

Khăn quàng đỏ - 1300 bản/năm; Phụ san Nhi đồng - 2600; Mực tím - 6240;

Rùa Vàng - 300; Báo Thiếu Niên Tiền Phong - 10.400; Thiếu nhi dân tộc - 1032; Hoa Học Trò - 5200; Báo Nhi Đồng - 7800; Hoạ Mi - 3120 Tạp chí Vì

trẻ thơ từ năm 1991 đến năm 2000 phát hành đều mỗi tháng một số, là tài liệu

Trang 37

Về phát thanh, truyền hình : các Đài truyền hình Trung ương, Đài tiếng

nói Việt Nam có hàng ngàn buổi phát sóng phục vụ thiếu nhi v.v Các

chương trình phát thanh truyền hình đều tăng thời lượng phát sóng và chương trình dành cho trẻ em VTV3 có chuyên mục 'Kính Vạn Hoa", "Bảy sắc cầu

vồng", "Vườn cổ tích"v.v được các em ưa thích |

Tir 1998 - 1999, Dai Truyén hinh Việt Nam tăng thời lượng phát các

chương trình danh cho trẻ em trên các kênh VTVI, VTV2 Chương trình

VTVI có 365 chương trình, mỗi chương trình 20 phút bằng 7300 phút, nghĩa

là mỗi năm phát trên 121 giờ cho trẻ em Chương trình VTV2 có 14 chương

trình, mỗi chương trình 60 phút, bằng 1480 phút, nghĩa là mỗi năm phát hình

226 giờ cho trẻ em Năm 2000 khung chương trình như năm 1999 và thêm 24 chương trình "Tìm hiểu và hát đân ca Việt Nam", thời lượng mỗi chương trình

là 60 phút với 24 chương trình, bằng 1440 phút, tức là mỗi năm phát hình 24

giờ cho trẻ Tống số thời lượng phát sóng truyền hình Trung ương dành cho trẻ em hiện nay là 290 giờ một năm so với năm 1991 tăng nên 199 giờ/năm Riêng thời lượng phát sóng truyền hình "vì trẻ em", mỗi tuần có một chương trình 15 phút, nghĩa là mỗi tháng 60 phút, mỗi năm 12 giờ Tóm lại, thời

lượng phát thanh cho trẻ em trong 1 ngày với tổng số các chương trình

phát trên 6 hệ là 380 phút, bằng 6 giờ 20 phút/ngày, bằng 2311 giờ 40 phút trong 1 năm Chương trình phát thanh thiếu nhi còn mở chuyên mục dành cho trẻ em phát biểu nguyện vọng, ước mơ và kiến nghị của tuổi thơ.[35, tr 172]

1.7 BÁO CHÍ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN VỚI VẤN DE GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CHO TRẺ VTN

Trong hệ thống báo chí nước ta, khối báo chí thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có số lượng khá nổi trội Hiện nay, Trung

Trang 38

i i Ị ij ‘| ‡ † ị 1 1 ay mal Ị

Trang Trẻ, tạp chí Thanh niên, chương trình truyền hình Thanh niên và phát

thanh Thanh Thiếu nhi; cùng với báo Tuổi trẻ Thủ đô, báo Tuổi trẻ thành phố

Hồ Chí Minh và 64 Bản tin Thanh niên do các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực

thuộc quản lý

Trong quá trình hoạt động, báo chí của Đoàn đã góp phần quan trọng vào nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục thanh thiếu niên Với sự phát triển mạnh

mẽ cả về số lượng và chất lượng, báo chí của Đoàn đã kịp thời chuyển tải đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chủ

trương công tác của Đoàn đến cơ sở và đơng đảo đồn viên, thanh niên; Phản

ảnh các mô hình, điển hình, kinh nghiệm hay, cách làm mới hiệu quả ở cơ sở;

Tích cực nêu gương điển hình thanh niên chống các biểu hiện tiêu cực và tệ

nạn xã hội; Bảo vệ quyền lợi chính đáng tủa đoàn viên, thanh niên; Đội viên góp phần vào việc định hướng chính trị, giáo dục đạo đức, lối sống, nếp sống cho thanh thiếu nhi Cùng với các cơ quan báo chí ở trung ương, các tỉnh, thành Đoàn đã phối hợp xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên các báo và truyền hình địa phương; xây dựng bản tin nội bộ phản ánh hoạt động Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi ở cơ sở, phục vụ công tác chỉ đạo của

các cấp bộ Đoàn

Trong những năm qua, hệ thống báo chí của Đoàn cũng đã chủ động, sáng tạo tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng các chủ trương lớn của Đoàn, Hội, Đội như: Diễn đàn "Thanh miên sống đẹp", "Thanh niên tiên tiến" của báo Tiền Phong; Diễn đàn "Sống đẹp" của báo Thanh niên, tạp chí Thời trang trẻ; cuộc vận động viết về "Kỷ miệm sâu sắc về Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và phong trào thiếu nhỉ" của tạp chí Thanh niên phối hợp với Hội đồng

Đội Trung ương; Cuộc thi tìm hiểu Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đội của Báo Nhi Đồng phối hợp Hội Đồng Đội trung ương; Cuộc thi viết lý luận về diễn đàn "Tâm nhìn thế kỷ";

Trang 39

niên Tiền Phong; Cuộc thi bình chọn 21 ca khúc cách mạng viết về tuổi trẻ của tạp chí Thời Trang trẻ

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn khoa VIII vé nâng cao chat lượng công tác báo chí - xuất bản đã khẳng định:

Các cơ quan báo chí - xuất bản của Đoàn là một bộ phận trong hệ

thống tổ chức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, là công cụ

quan trong trong cong tac gido dục thanh thiếu niên Phát huy truyền thống vẻ vang của báo chí cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí - xuất bản của Đồn khơng ngừng phát triển, nâng cao bản lĩnh chính trị, vững vàng trước thử thách; thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm

: | ° vu chinh tri, tuyén truyén duong lối, chủ trương, chính sách của Đảng,

a Nhà nước, của Đoàn; Tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức cách

mạng, lối sống văn hoá cho thanh niên, xứng đáng là diễn đàn tin cậy của thanh niên và nhân dân, trở thành vũ khí tư tưởng, tin cậy, sắc bén

cua Dang, cua Doan [19, tr 157]

Đánh giá các cơ quan thông tin dai chúng của Đoàn, Văn kiện Đại hội

đại biểu toàn quốc lần thứ VII đã nêu:

Hệ thống báo chí, phát thanh, truyền hình của Đoàn có bước phát triển mới về số lượng và nâng cao về chất lượng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của giới trẻ và yêu cầu chỉ đạo, hướng dẫn phong trào của các cấp bộ Đoàn Đáng chú ý là hệ thống báo chí của Đoàn đã chủ động, sáng tạo trong việc phản ánh hoạt động Đoàn, Hội, Đội ở cơ sở và những vấn đề

Trang 40

i i ol | a eI ng 36 Tuy nhiên, hoạt động báo chí của Doan, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn những tồn tại cần sớm khắc phục, đó là:

Cơ quan chủ quản chưa xây dựng được quy chế lãnh đạo, quản lý đối với báo chí - xuất bản của hệ thống Đoàn Thanh niên Việc đầu tư kinh phí cho một số báo, tạp chí có tính đặc thù (tạp chí Thanh niên, phát thanh thiếu Nhị) chưa tương xứng với nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục thanh thiếu niên

hiện nay

Hệ thống báo chí của Đoàn tuy có số lượng lớn nhưng chưa có sự phối

hợp chặt chẽ, tạo thành sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống trong công tác

tuyên truyền, giáo dục thanh thiếu niên Một số báo chưa thể hiện và khẳng định rõ sắc thái riêng là một tờ báo của Đoàn Thanh niên với chức năng giáo dục dành cho từng đối tượng Thanh thiếu niên cụ thể

Nội dung, thời lượng tuyên truyền, phản ánh về cơng tác Đồn và phong

trào thanh thiếu nhi, công tác thanh niên chưa tương xứng với vị trí, yêu cầu,

nhiệm vụ báo chí của Đoàn và sự phát triển của phong trào thanh thiếu nhi cả nước

Tình trạng đưa tin, bài, xuất bản ấn phẩm nội dung chưa chính xác,

thiếu nhạy bén chính trị, sai sót trong biên tập nội dung, hình ảnh không có lợi

cho công tác tuyên truyền, giáo dục thanh thiếu nhi, cho quan hệ quốc tế hoặc liên quan đến những vấn đề nhạy cảm chính trị chậm được khắc phục

Một số tờ báo của Đoàn trong một số thời điểm còn tập trung nhiều vào việc phản ánh các mặt trái của xã hội, khai thác nhiều về các vụ án, các nhu cầu hưởng thụ, đời tư các văn nghệ sỹ, các "ngôi sao" thiếu cân xứng với các tin bài tuyên dương, cổ vũ người tốt, việc tốt Việc xử lý mối quan hệ giữa

nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục thanh thiếu niên với kinh phí hoạt động đang là sự lúng túng của một số tờ báo, tạp chí; Đã có biểu hiện "thương mại hoá"

Ngày đăng: 11/11/2021, 19:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng biểu dưới đây miêu tả chỉ tiết các giai đoạn phát triển cũng như những - Giáo dục nhân cách cho trẻ vị thành niên trên báo chí hiện nay (khảo sát báo thiếu niên tiền phong và hoa học trò năm 2005 2006)
Bảng bi ểu dưới đây miêu tả chỉ tiết các giai đoạn phát triển cũng như những (Trang 17)
- Quan tâm đế sự phát |- Hình ảnh đẹp đế của |- Xác định việc hình - Giáo dục nhân cách cho trẻ vị thành niên trên báo chí hiện nay (khảo sát báo thiếu niên tiền phong và hoa học trò năm 2005 2006)
uan tâm đế sự phát |- Hình ảnh đẹp đế của |- Xác định việc hình (Trang 18)
(Bảng 2.1) - Giáo dục nhân cách cho trẻ vị thành niên trên báo chí hiện nay (khảo sát báo thiếu niên tiền phong và hoa học trò năm 2005 2006)
Bảng 2.1 (Trang 43)
2.2.3. Hình thức thể hiện - Giáo dục nhân cách cho trẻ vị thành niên trên báo chí hiện nay (khảo sát báo thiếu niên tiền phong và hoa học trò năm 2005 2006)
2.2.3. Hình thức thể hiện (Trang 65)
Báo Hoa học trị đổi mới nhiều cả về nội dung và hình thức, nổi bật là phong cách  thiết  kế  trẻ  trung,  nội  dung  phong  phú,  phù  hợp  với  tâm  lý  lứa  tuổi,  chuyển  tải  nhiều  lĩnh  vực  như  giáo  dục  Điện  ảnh,  ca  nhạc,  thời  trang - Giáo dục nhân cách cho trẻ vị thành niên trên báo chí hiện nay (khảo sát báo thiếu niên tiền phong và hoa học trò năm 2005 2006)
o Hoa học trị đổi mới nhiều cả về nội dung và hình thức, nổi bật là phong cách thiết kế trẻ trung, nội dung phong phú, phù hợp với tâm lý lứa tuổi, chuyển tải nhiều lĩnh vực như giáo dục Điện ảnh, ca nhạc, thời trang (Trang 73)
(Bảng 2.5) - Giáo dục nhân cách cho trẻ vị thành niên trên báo chí hiện nay (khảo sát báo thiếu niên tiền phong và hoa học trò năm 2005 2006)
Bảng 2.5 (Trang 89)
Hình thức, ngơn ngữ sử dụng - Giáo dục nhân cách cho trẻ vị thành niên trên báo chí hiện nay (khảo sát báo thiếu niên tiền phong và hoa học trò năm 2005 2006)
Hình th ức, ngơn ngữ sử dụng (Trang 95)
- Hình thức thể hiện cịn - Giáo dục nhân cách cho trẻ vị thành niên trên báo chí hiện nay (khảo sát báo thiếu niên tiền phong và hoa học trò năm 2005 2006)
Hình th ức thể hiện cịn (Trang 96)
Như vậy, qua việc khảo sát, nội dung, hình thức và những hoạt động sau  mặt  báo  của  báo  TITP  và  HHT,  chương  II  đã  đưa  ra  được  thực  trạng  giáo  - Giáo dục nhân cách cho trẻ vị thành niên trên báo chí hiện nay (khảo sát báo thiếu niên tiền phong và hoa học trò năm 2005 2006)
h ư vậy, qua việc khảo sát, nội dung, hình thức và những hoạt động sau mặt báo của báo TITP và HHT, chương II đã đưa ra được thực trạng giáo (Trang 97)
b. Hình thức: ‹ - Giáo dục nhân cách cho trẻ vị thành niên trên báo chí hiện nay (khảo sát báo thiếu niên tiền phong và hoa học trò năm 2005 2006)
b. Hình thức: ‹ (Trang 128)
- 100% cho rằng hình ảnh đẹp rất phù hợp với sở - Giáo dục nhân cách cho trẻ vị thành niên trên báo chí hiện nay (khảo sát báo thiếu niên tiền phong và hoa học trò năm 2005 2006)
100 % cho rằng hình ảnh đẹp rất phù hợp với sở (Trang 131)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN