1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng

108 337 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 537,5 KB

Nội dung

Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, những mặt tích cực và hạn chế luôn tồntại.Một trong những ưu điểm của nền kinh tế thị trường là quy luật đào thải,chính mặt tích cực này đã làm cho nền sản xuất luôn vận động theo chiềuhướng đi lên.Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp vớinhau mà còn với các doanh nghiệp nước ngoài.Vì thế một yếu tố quantrọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là khả năng cạnh tranhvà khẳng định được vị thế của sản phẩm trên thị trường Để sản phẩm củadoanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường,thì bán thân của doanhnghiệp phải có những quyết định đúng đắn, phù hợp với quy luật của thịtrường Chúng ta đã biết giá thành của sản phẩm là cơ sở định giá bán sảnphẩm do đó một biện pháp hữu hiệu thúc đẩy khả năng cạnh tranh là quảnlý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm hợp lý chi phí sản xuất và hạ thấp giáthành sản phẩm.Vì vậy công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu của công táckế toán,là yếu tố quyết định đến hiệu quả của công tác kế toán cũng nhưcông ty kế toán cung cấp.

Từ khi chuyển từ cơ chế quản lý kinh tế tập trung bao cấp sang kinh téthị trường,Công ty cổ phần may Chiến Thắng vẫn luôn đứng vững vàkhẳng định mình là một doanh nghiệp năng động ngày càng lớn mạnh vềquy mô và chất lượng.Với mặt hàng phong phú về cả chủng loại và quycách phẩm chất, việc quản lý, sử dụng chi phí và tính giá thành sản phẩm làphức tạp chính vì thế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm giữ vị trí là khâu trung tâm trong toàn bộ công tác kế toáncủa công ty.

Sau thời gian thực tập tai Công ty cổ phần may Chiến Thắng được đisâu và tìm hiểu tình hình thực tế và nhận thức được tầm quan trọng của

Trang 2

được sự hướng dẫn của cô giáo Trần Ngọc Anh cùng sự giúp đỡ tận tìnhcủa các cô trong phòng tài vụ của công ty em đã lựa chọn và đi sâu nghiêncứu đề tài :" Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng"

Nội dung của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận được chia thànhcác phần như sau:

Chương I : Những lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp sản xuất trong điềukiện kinh tế thị trường.

Chương II : Tình hình thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng.

Chương III : Nhận xét,đánh giá và những phương hướng giảipháp đổi mới, hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng.

Do trình độ hiểu biết thực tế còn có hạn chế và thời gian tìm hiểu vềthực tế chưa nhiều nên báo cáo thực tập không tránh khỏi những thiếu sót.Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến bổ sung, hoàn thiện chobài báo cáo tốt nghiệp và kiến thức của mình đê phục vu tốt hơn cho côngtác thực tế sau này.

Em Xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn của các thầy côtrong bộ môn, cô giáo hướng dẫn và các cô trong tài vụ của Công ty cổphần may Chiến Thắng

Hà Nội, ngày… tháng… năm…

Sinh viên

Phạm Thu Trang

Trang 3

CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VÊ KÊ TOÁN TẬP HỢPCHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH

động ) để tạo ra các sản phẩm, công việc và lao vụ nhất định nhằm đáp

ứng những nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội Trong quá trình này,một mặt doanh nghiệp đã tiêu dùng một bộ phận nguồn lực ( làm phát sinhchi phí mặt khác tạo ra nguồn lực mới dưới dạng thành phẩm công việc, lao vụ)Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao độngsống và lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra đểtiến hành những hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất địnhđược kế toán ghi nhận trên cơ sở chúng từ, tài liệu, bằng chứng chứng minh

việc phát sinh của chúng

Như vậy xét về bản chất thì Chi phí trong hoạt động của doanh nghiệpluôn luôn được xác định là những hao phí về tài nguyên, vật chất, lao độngvà gắn liền với mục đích kinh doanh Mặt khác khi xem xét bản chất củachi phí trong doanh nghiệp cần phải xác định rõ các mặt sau:

Chi phí của doanh nghiệp phải được đo lường tính toán bằng tiền trongmột khoảng thời gian nhất định

Trang 4

- Độ lớn của Chi phí phụ thuộc vào 2 nhân tố chủ yếu : khối lượng cácyếu tố sản xuất đã tiêu hao trong kì và giá cả của 1 đơn vị yếu tố sản xuấtđã hao phí.

Đối với doanh nghiệp sản xuất thì Chi phí sản xuất là các chi phí phụcvụ cho quá truân sản xuất ra sản phẩm nó được tài trợ từ từ vốn kinh doanhvà được bù đắp từ thu nhập của hoạt động sxkd Chi phí sản xuất là yếu tốquyết định trực tiếp đến giá thành sản phẩm sản xuất.

1.1.1.2 Phân loại Chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm nhiều loại khác nhau để thuậntiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra Chi phí cũng như phục vụcho việc ra quyết định kinh doanh, Chi phí sản xuất cần phải được phân bổtheo tiêu thức phù hợp sau đây là một số cách phân loại chi phí cơ bản :

Phân loại Chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế:

Căn cứ vào nội dung,tính chất kinh tế cửa Chi phí sản xuất để xếpthành yếu tố Chi phí khác nhau mà không kể Chi phí phát sinh ở địa điểmnào, dùng vào việc gì mà Chi phí sản xuất được chia thành :

- Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ Chi phí nguyên vật liệuchính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu , chi phí phụ tùng thaythế và các cpnvl khác mà doanh nghiệp đã sử dụng trong quá trình sản xuấttrong kì

- Chi phí nhân công: Bao gồm các Chi phí về tiền lương phải trả ngườilao động, các khoản trích theo lương của người lao động.

- Chi phỉ khấu hao tài sản cố định toàn bô số tiền khấu hao tài sản cố

định dùng cho sản xuất kinh doanh trong kì

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm toàn bộ số tiền phải trả cho

Trang 5

- Chi phí bằng tiền khác: là khoản chi phí bằng tiền khác phát sinh

trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp

Việc phân loại Chi phí sản xuất theo nội dung, tính chế kinh tế có ýnghĩa rất quan trọng nó là cơ sở cho việc lập và kiểm tra việc thực hiện dựtoán sản phẩm sản xuất theo yếu tố, lập kế hoạch cân đối, xác định mứctiêu hao vật chất trong phạm vi từng doanh nghiệp.

Phân loại Chi phí sản xuất theo hoạt động và công dụng kinh tế:Căn cứ vào mục đích của từng loại hoạt động trong doanh nghiệp ,căn cứ vào công dụng kinh tế của chi phí thì Chi phí sản xuất được chiathành:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : phản ánh toàn bộ chi phí vềnguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu thâm gia trực tiếp vào quá trình sảnxuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ dịch vụ.

- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp lương và cáckhoản trích theo lương như BHXH, BHYT theo tỉ lệ tiền lương phát sinh.

- Chi phí sản xuất chung: bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh trong việcquản lý phục vụ chung tại các phân xưởng, tổ, đội sản xuất, bao gồm cáckhoản sau:

+ Chi phí nhân viên phân xưởng+ Chi phí vật liệu.

+ Chi phí dụng cụ sản xuất

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định.+ Chi phí dịch vụ mua ngoài.+ Chi phí bằng tiền khác.

Trang 6

Cách phân loại này giúp cho các nhà quản lý Chi phí sản xuất theođịnh múc cung cấp cơ sở cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm theo khoản mục, căn cứ để phân tích tình hình thực hiên kế hoạchgiá thành và định mức Chi phí sản xuất cho kỳ sau Tuy nhiên chưa chínhxác do Chi phí sản xuất còn gồm một phần chi phí quản lý doanh nghiệp.Ngoài cách phân loại trên còn có thể phân loại chi phí theo cách phân loạikhác như sau:

Phân loại theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toánchi phí.

- Chi phí trực tiếp.

- Chi phí gián tiếp

Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động:- Chi phí khả biến.

- Chi phí bất biến.- Chi phí hỗn hợp

Mỗi cách phân loại chi phí có ý nghĩa riêng phục vụ cho từng yêu cầuquản lý và từng đối tượng cung cấp thông tin cụ thể nhưng chúng luôn bổxung cho nhau nhằm quản lý có hiệu quả nhất toàn bộ chi phí phát sinhtrong toàn doanh nghiệp.

1 1 2 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm:

1 1 2 1 Giá thành sản phẩm :

Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu keng tế tổng hợp, phản ánh kết quả sửdụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như tínhđúng đắn của các giải pháp quản lý mà doanh nghiệp thực hiện để nhằmmục đích hạ chi phí tăng lợi nhuận.

Trang 7

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí laođộng sống và lao động vật hoá được tính cho một khối lượng sản phẩm laovụ, dịch vụ hoàn thành nhất định.

Như vậy xét về bản chất, giá thành sản phẩm được đo lường và tínhtoán bằng tiền cho một đơn vị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành Nólà kết quả của việc tiêu dùng chi phí sản xuất ra sản phẩm

Giá thành là cơ sở quan trọng để định giá bán của sản phẩm Là chỉtiêu kính tế tổng hợp giúp nhà kế toán quản trị phân tích đánh giá, ra quyếtđịnh phù hợp với tình hình của doanh nghiệp Nhằm đạt được mục đích tiếtkiệm chi phí và hạ giá thành Đây cũng là một đòi hói khách quan khi cácdoanh nghiệp thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế.

1 1 2.2 Phân loại giá thành sản phẩm:

Cũng có nhiều căn cứ để phân loại phù hợp với yêu cầu quản lý giáthành sản phẩm nhưng chủ yếu và thông dụng gồm có hai cách sau:

Phân loại theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành:

Theo cách phân loại này, giá thành sản xuất được chia thành các loạisau:

- Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trêncơ sở chi phí kế hoạch và sản lượng kế hoạch Thời điểm tính giá thành làtrước khi tiến hành sản xuất sản phẩm.

- Giá thành sản xuất thực tế: Là giá thành sản xuất sản phẩm được tínhtrên cơ sở định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm Giáthành định mức sản phẩm được tính trước khi tiến hành sản xuất chế tạosản phẩm.

Trang 8

- Giá thành sản xuất thức thực tế: Là giá thành sản xuất sản phẩmđược tính trên cơ sở số liệu Chi phí sản xuất thực tế đã phá sinh do kế toántập hợp và sản lượng sản phẩm được san xuất thực tế trong kỳ.

Phân loại theo phạm vi chi phí trong giá thành:

Theo cách phân loại này giá thành được chia thành các loại sau:

- Giá thành sản xuất: Là phần chi phí bao gồm chi phí nguyên vật liệu,chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung tính cho khối lượng sản phẩm đãhoàn thành nhất định.

- Giá thành toàn bộ: Bao gồm chi phí sản xuất cộng với chi phí bánhàng chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho khối lượng sản phẩm đó Giáthành toàn bộ của sản phẩm chỉ được tính toán, xác định khi sản phẩm,công việc, lao vụ, dịch vụ đã được xác định là tiêu thụ Bởi vậy giá thànhtoàn bộ được xem là giá thành tiêu thụ.

1.1 3 Mỗi quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quantrọng trong các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệpvì vậy nó là đối tương quan tâm hàng đầu Chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Về mặt bản chất thì Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểuhiện hai mặt của một quá trình sản xuất kinh doanh Chung giống nhau vềchất vì đều biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động sống và lao độngvật hoá bỏ ra, nhưng khác nhau về mặt lượng.

Về mặt lượng có sự khác nhau là do phạm vi tính toán của mỗi chỉtiêu là khác nhau Phạm vì tính toán của chi phí sản xuất là trong một kỳnhất định không phân biệt cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa

Trang 9

còn phạm vi tính giá thành sản phẩm là xác định một khối lượng chi phínhất định, tính cho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định

Tại thời điểm tính giá thành có thể có một khối lượng sản phẩm chưahoàn thành chứa đựng một lượng chi phí đó là chi phí sản xuất dở dangcuối kỳ.

Tương tự như vậy, đầu kỳ có thể có một khối lượng sản phẩm sảnxuất chưa hoàn thành ở kỳ trước chuyển sang để tiếp tục sản xuất chứađựng một lượng chi phí cho nó đó là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Nhưvậy căn cứ vào phạm vi tính giá thành sản phẩm thì chỉ có một bộ phận chiphí gắn liền với sản phẩm hay khối lượng công việc đã hoàn thành.

Như vậy giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm chi phí sảnxuất của kỳ trước chuyển sang và một phần chi phí phát sinh trong kỳ.

Mỗi quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thểhiện qua công thức sau:

Chi phí sản xuất dở dang đâu kỳ và cuối kỳ là phần chi phí tính chobộ phận sản phẩm chưa hoàn thành đầu kỳ và cuối kỳ Giá thành sản phẩmở đây là giá thành sản xuất.

Nhận thức được mỗi quan hệ và sự khác nhau giữa Chi phí sản xuấtvà giá thành sản phẩm xét trên góc độ hạch toán là rất quan trọng Quản lýgiá thành sản phẩm phải gắn liền với Chi phí sản xuất bởi vì với trình độquản lý khác nhau sự tiết kiệm hay láng phí của doanh nghiệp về Chi phísản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm.

Trang 10

1 1 4 Yêu cầu quản lý Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm :

Là một công cụ quản lý Nhà nước, kế toán đảm bảo phục vụ thông tincho công tác quản lý kinh tế cả ở tầm vĩ mô và vi mô do vậy thông tin kếtoán cung cấp phải đảm bảo tính kịp thời, toàn diện và khái quát được tìnhhình của doanh nghiệp, cung cấp thông tin về các yếu tố chi phí cho quátrình sản xuất từ đó giúp Nhà nước lập dự toán chi phí, ban hành các chínhsách, chế độ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động, hạ thấp laođộng cá biệt góp phần làm giảm hao phí lao động xã hội.

Điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho việc tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp là quản lý chi phí một cách chặt chẽ Và để thực hiện mụctiêu phấn đấu tiết kiệm Chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm thì doanhnghiệp cần có các biện pháp quản lý chi phí 'sản xuất và giá thành sảnphẩm một cách hợp lý Do đó cần thực hiện những yêu cầu sau:

- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất ở từng bộ phận sảnxuất trong doanh nghiệp.

- Căn cứ vào đặc điểm tình hình sản xuất của doanh nghiệp, đặc điểmsản xuất và quy trình công nghệ để xác định đối tượng tập hợp chi phí sảnxuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm thích hợp, xác định phương pháptính giá thành sản phẩm phù hợp.

- Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại Chi phí sản xuất theo đúng đốitượng đã xác định bằng phương pháp thích hợp để trên cơ sở đó tính giáthành thực tế cho từng đối tượng, từng đơn vị theo đúng quy định, đúng kỳhạn, đúng phương pháp đảm bảo tinh chính xác.

- Kiểm tra việc thực hiện các định mức tiêu hao vật tư kỹ thuật dựtoán chi phí phục vụ Quản lý sản xuất nhằm thúc đẩy việc sử dụng tiếtkiệm và hợp lý mọi chi phí cho quá trình sản xuất phục vụ yêu cầu hạch

Trang 11

Định kỳ kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm và

nhiệm vụ hạ giá thành hoặc chưa hoàn thành nhiệm vụ, những khả năng

tiềm tàng có thể khai thác và phương hướng cần phấn đấu là không ngừnghạ giá thành một cách hợp lý.

- Xác định kết quả kinh tên từng bộ phận và ở toàn doanh nghiệp.Trong thực tế mỗi doanh nghiệp sản xuất lại có quy trình sản xuấtmang đặc tính khác nhau vì vậy tuỳ thuộc vào tình hình thực tế phát sinhtại mỗi doanh nghiệp mà đề ra các yêu cầu quản lý Chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm sao cho hiệu quả nhất.

1.1 5 Vai trò và nhiệm vụ của công tác kế toán Chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất:

Tổ chức kê toán Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm một cáchkhoa học, hợp lý và đúng đắn có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý Chi

phí sản xuất và giá thành sản phẩm Việc tổ chức kiêm tra hợp pháp, hợp

lý của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp, ở từng bộ phận, từng đối tượnggóp phần tăng cường quản lý tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn một cáchtiết kiệm, có hiệu quả tào điều kiện phấn đấu tiết kiệm chi phí hạ giá thànhsản phẩm Đó là một trong những điều kiện quan trọng tạo cho doanhnghiệp một ưu thế trong cạnh tranh.

Kế toán Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là khâu trung tâm cuatoàn bộ công tác kế toán tai doanh nghiệp, chi phối chất lượng của các phầnhành kê toán khác cũng như chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý tàichính doanh nghiệp.

Kế toán Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cần xác định rõ vaitrò nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức công tác kế toán Chi phí sản xuấtvà giá thành sản phẩm:

Trang 12

- Trước hết cần nhận thức được đúng đắn vai trò, vị trí của kế toánChi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toándoanh nghiệp, mỗi quan hệ với các bộ phận kế toán khác có liên quan.

- Cần xác định đúng đắn đối tượng kế toán Chi phi sản xuất, phươngpháp tập hợp Chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với thựctế của doanh nghiệp về đặc điểm: tổ chức sản xuất kinh doanh quy trìnhcông nghệ, đặc điểm sản phẩm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

Lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm khoa học và phù hợpvới mỗi quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp Chi phí sản xuất và đốitượng tính giá thành sản phẩm đảm bảo hạch toán giá thành sản phẩm một

cách đầy đủ và chính xác

- Tổ chức bộ máy kế toán một cách hợp lý, khoa học, có sự phân côngphân nhiệm rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên, từng cánbộ kế toán có liên quan đặc biệt là bộ phận kế toán yếu tố chi phí

- Tổ chức luân chuyển chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tàikhoản và sổ kế toán phải phù hợp các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kếtoán ban hành.

- Tổ chức vận dụng các tài khoản để hạch toán Chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm phù hợp với phương pháp hàng tồn kho mà doanh nghiệplựa chọn.

- Xác định đúng đắn chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ

- Thường xuyên kiểm tra các thông tin về kế toán Chi phí sản xuất vàgiá thành sản phẩm của các bộ phận kế toán liên quan và bộ phận kế toánChi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

- Tổ chức lập và phân tích các Báo cáo tài chính và Báo cáo quản trịvề Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giúp cho nhà quản trị doanh

Trang 13

nghiệp ra quyết định nhanh chóng, phù hợp với quá trình sản xuất kinhdoanh, và có biện pháp thích hợp để phấn đấu không ngừng 'tiết kiệm chiphí hạ giá thành sản phẩm.

1 2 Tổ chức công tác kế toán Chi phí sản xuất:1.21 Đối tượng kế toán Chi phí sản xuất:

Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể phát sinh ởnhiều nơi, nhiều địa điểm khác nhau, liên quan đến việc sản xuất chế tạocác loại sản phẩm, lao vụ khác nhau Các nhà quản trị cần biết được các chi

phí đó phát sinh ở đâu dùng vào việc sàn xuất sản phẩm nào? chính vì

vậy, chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ phải được kế toán tậphợp thao phạm vi, giới hạn nhất định Đó chính là đối tượng tập hợp Chiphí sản xuất

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để Chi phí sảnxuất được tập hợp theo đó Xác định đối tượng tập hợp Chi phí sản xuất làkhâu đầu tiên trong việc tổ chức kế toán Chi phí sản xuất Thực chất củaviệc xác định đối tượng chi phi sản xuất là xác định nơi phát sinh chi

phí( phân xưởng, bộ phận sản xuất giai đoạn công nghệ ) hoặc đốitượng chịu chi phí( sản phẩm, đơn đặt hàng, )

Khi xác định đối tượng tập hợp Chi phí sản xuất các nhà quản trị phảicăn cứ vào đặc điểm, công dụng của chi phí trong sản xuất Sau đó phải căncứ vào cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất,loại hình sàn xuất sản phẩm, khả năng trình độ của nhà quản trị trongdoanh nghiệp, của cán bộ công nhân viên kế toán và yêu cầu quản lý chiphí, yêu cầu tính giá thành của doanh nghiệp.

Tuỳ thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể của doanh nghiệp mà đốitượng tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp có thể là:

Trang 14

- Từng sản phẩm, từng chi tiết sản phẩm, từng loại nhóm sản phẩm,đơn đặt hàng

- Từng phân xưởng, đội, trại, bộ phận sản xuất, từng giai đoạn côngnghệ sản xuất.

- Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp.

Xác định đối tượng tập hợp Chi phí sản xuất một cách khoa học hợplý là cơ sở đẻ tổ chức kế toán Chi phí sản xuất ngay từ việc tổ chức hạchtoán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ chitiết Chi phí sản xuất…

Các chi phí phát sinh, sau khi đã được tập hợp theo từng đối tượng tậphợp Chi phí sản xuất sẽ là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụtheo đối tượng tính giá thành đã xác định

1 2.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất sử dụng trong kế toán

Để tập hợp và phân bổ Chi phí sản xuất theo từng đối tượng kế toántập hợp Chi phí sản xuất đã xác định Tuỳ theo từng loại chi phí và điềukiện cụ thể, kế toán có thể vận dụng phương pháp tập hợp Chi phí sản xuất

cho thích hợp

Phương pháp tập hợp trực tiếp :

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí phát sinh có liênquan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán ban đầu, Chi phí sản xuất phátsinh được phản ánh riêng cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trênchứng từ ban đầu để căn cứ chứng từ thực hiện hạch toán trực tiếp Chi phísản xuất cho từng đối tượng riêng biệt:

Theo phương pháp này, Chi phí sản xuất phát sinh được tính trực tiếpcho từng đối tượng chịu chi phí nên đảm bảo mức chính xác cao vì vậy cần

Trang 15

sử dụng tối đa phương pháp tập hợp trực tiếp trong điều kiện có thể chophép.

Phương pháp phân bổ gián tiếp :

Phương phát này áp dụng trong trường hợp chi phí phát sinh liên quanđến nhiều đối tượng tập hợp Chi phí sản xuất, không tổ chức ghi chép banđầu Chi phí sản xuất phát sinh riêng cho từng đối tượng được.

Trong trường hợp này, phải tập hợp Chi phí sản xuất chung cho nhiềuđối tượng theo từng nơi phát sinh chi phí Sau đó lựa chọn tiêu thức chuẩnphân bổ thích hợp để khoản chi phí được phân bổ cho từng đối tượng chịuchi phí

Việc phân bổ được tiến hành trình tự:1 Xác định hệ số phân bổ :nh h s phân b :ệ số phân bổ : ố phân bổ : ổ :

Hệ số phân bổ =

Tổng chi phí cần phân bổ

Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ2 Xác định mức chi phí phân bô cho từng đối tượng:Ci = Ti * H

Ci: Là chi phí phân bổ cho đối tượng i.

Ti: Là đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i.H: Là hệ số phân bổ.

Với phương pháp phân bổ gián tiếp, mức độ chính xác của Chì phísản xuất tính cho từng đối tượng tập hợp Chi phí sản xuất phụ thuộc vàotính hợp lý của tiêu chuẩn phân bổ được lựa chọn sử dụng.

Nhiều khi Những chi phí trực tiếp sản xuất sản phẩm cũng phải phânbổ gián tiếp cho các đối tượng chịu chi phí Ngược lại, chi phí gián tiếp

Trang 16

phí, khi chi phí này được hạch toán riêng biệt cho từng đối tượng chịu chiphí ngay từ khâu hạch toán ban đầu.

1.2.3 Nội dung kế toán Chi phí sản xuất:

1.2.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về Nguyên vậtliệu, vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sửdụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiên lao vụdịch vụ.

Khi phát sinh các khoản chi phí về nguyên liệu, vật liệu trực tiếp kếtoán căn cứ vào các phiếu xuất kho, các chứng từ khác có liên quan đểphân loại, tính toán và tổng hợp giá vốn của số nguyên vật liệu dùng chosản xuất chế tạo sản phẩm.

Chi phí Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng cho sản xuất sản phẩmthường liên quan đến từng đối tượng tính giá thành, nên thường sử dụngphương pháp tập hợp trực tiếp để phản ánh chi phí Nguyên liệu vật liệutrực tiếp từ các chứng từ " Bảng phân bổ nguyên vật liệu " cho từng đốitượng.

Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp được theo dõi chi tiết cho tùngđối tượng tính giá thành Để thu nhận, cung cấp thông tin về Chi phíNguyên liệu vật liệu trực tiếp cho tùng đối tượng, kế toán sử dụng các tàikhoản chi tiết của TK621 " chi phí Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp " tuỳ theo

yêu cầu cụ thể để mở chỉ tiết liên quan cho TK62 1 cho phù hợp

Trình tự kế toán Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp được biểu diễn kháiquát bằng sơ đồ 1 1

1 2.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

Trang 17

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho côngnhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ,dịch vụ gồm:

Tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền tríchBHXH, BHYT, KPCĐ theo số tiền lương của công nhân sản xuất.

Khi phát sinh các khoản Chi phí nhân công trực tiếp, kế toán căn cứvào các chứng từ có liên quan để phân loại, tính toán và tổng hợp Chi phínhân công trực tiếp dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm.

Doanh nghiệp thường quản lý Chi phí nhân công trực tiếp theo địnhmức đã xây dựng Chi phí nhân công trực tiếp thường sử dụng cho sản xuấtsản phẩm thường liên quan đến từng đối tượng tính giá thành sản phẩm.,nên thường sử dụng phương pháp ghi trực tiếp để phản ánh Chi phí nhâncông trực tiếp từ các chứng từ ( Bảng tổng hợp chứng từ, Bảng phân bổ )về Chi phí nhân công trực tiếp để ghi vào số chi tiết theo từng địa điểmphát sinh chi phi( phân xưởng, đội sản xuất, ) cuối kỳ phân bổ Chi phí nhâncông trực tiếp cho từng đối tượng tính giá thành có liên quan trên chuẩnphân bổ thường sử dụng là: Chi phí tiền lương theo định mức, hoặc giờcông thực tế, khối lượng sản phẩm sản xuất thực

Chi phí về tiền lương được xác định cụ thể tùy vào hình thức tiền lương sảnphẩm hay thời gian mà doanh nghiệp áp dụng Số tiền lương phải trả chongười lao động thể hiện trên bảng tính và thanh toán tiền lương Được tổnghợp, phân bổ cho các đối tượng kế toán chi phí sản xuất trên bảng phân bổtiền lương Các khoản trích theo lương tính vào Chi phí nhân công trực tiếpđược tính toán căn cứ vào tiền lương công nhân sản xuất của tùng đốitượng và tỷ lệ trích theo quy chế tài chính hiện hành của từng thời kỳ.

Kế toán sử dụng TK622 ~ Chi phí nhân công trực tiếp" để theo dõi chiphí nhân công Để thu nhận và cung cấp thông tin về Chi phí nhân công

Trang 18

trực tiếp cho từng đối tượng, kế toán quản trị sử dụng các tài khoản chi tiếtcủa TK622 Tuỳ theo yêu cầu cụ thể để mở chi tiết liên quan cho TK622cho phù hợp.

Trình tự kế toán Chi phí nhân công trực tiếp được biểu diễn khái quátdưới sơ đồ 1 2

1 2.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung

Kế toán Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí cần thiết khác

phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở phân xưởng, bộ phận

sản xuất Đây là các khoản chi phí được xuất dùng chung cho phân xưởng,gồm có: Chi phí nhân viên phân xưởng, chí phí vật liệu, chi phí dụng cụsản xuất chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phi dịch vụ mua ngoài, chiphí khác bằng tiền.

Chi phí sản xuất chung thường liên quan tới nhiều đối tượng tính giáthành.Kế toán thường sử dụng phương pháp tập hợp gián tiếp Khi phátsinh Chi phí sản xuất chung được tổ chức tập hợp theo từng phân xưởng,đội sản xuất, quản lý chi tiết theo từng yếu tố Những mặt khác, Chi phí sảnxuất chung còn được tổng hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi.Cuối kỳ kế toán tính toán phân bổ.

Chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng chịu chi phí trong từngphân xưởng theo các tiêu chuẩn phân bổ hợp lý.

Việc xác định Chi phí sản xuất chung tính vào chi phí chế biến sảnphẩm phải căn cứ vào mức công suất hoạt động thực tế của phân xưởng.Chi phí sản xuất chung cố định: Là phần tính vào chi phí chế biến sảnphẩm tính theo công suất bình thường của máy móc nó được phân bổ theochi phí thực tế phát sinh nếu mức thực tế thấp hơn công suất bình thường,phần không được phân bổ thì được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanhtrong kỳ nếu công suất thực tế cao hơn công suất bình thường thì được

Trang 19

phân bổ theo công suất bình thường Còn chi phí sản xuất chung biền đổithì được phân bổ hết trong kỳ theo chi phí thực tế.

Kế toán khi tập hợp Chi phí sản xuất chung căn cứ vào các chứng từsau: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, Bảng phân bổNguyên vật liệu công cụ dụng cụ, Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cốđịnh và các chứng từ có liên quan khác.

Kế toán sử dụng TK627 " Chi phí sản xuất chung" để theo dõi và tậphợp chi phí sản xuất chung TK627 được mở 6 tài khoản cấp II để tập hợptheo yếu tố chi phí Gồm có:

- TK627 1 - Chi phí nhân viên.- TK6272 - Chi phí vật liệu.

- TK6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất.

- TK6274 - Chi phí khấu hao tài sản cố định.

- TK6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài ~

- TK6278 - Chi phí bằng tiền khác

Trình tự kế toán Chi phí sản xuất chung được biểu diễn khái quátbằng sơ đồ 1.3: :

1 2.3.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất:

Tuỳ theo tưng doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồnkho theo

phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳđể ghi nhận chi phí sản xuất cho phù hợp.

Trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thườngxuyên:

Trang 20

Cuối kỳ kế toán căn cứ vào khoản mục chi phí phát sinh để tập hợpchi phí cho từng đối tượng tính giá thành có thể là đơn đặt hàng, giai đoạnhoặc toàn bộ quy trình công nghệ Các khoản mục chi phí liên quan đếnnhiều đối tượng thì trước hết được tập hợp theo địa điểm phát sinh, sau đótiến hành phân bổ chi phí theo từng đối tượng theo từng tiêu thức phân bổhợp lý.

Kế toán sử dụng TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" đểtập hợp chi phí và được mở chi tiết cho tùng đối tượng tính giá thành.

Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khaithường xuyên được biểu diễn khái quát bằng sơ đồ 1 4

Trường hợp: Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định

Trường hợp này thì việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩmđược thực hiện trên TK631 “Giá thành sản xuất" Còn TK 154 là tài khoảnđể phản ánh phần chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.

TK611 được sử dụng phản ánh Nguyên vật liệu xuất kho, và Nguyênvật liệu mua về sử dụng ngay không qua kho để sản xuất sản phẩm.

TK 152, TK153 , chỉ sử dụng phản ánh tồn đầu kỳ và tồn cuối kỳ củaNguyên liệu vật liệu , công cụ dụng cụ trong kho.

Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kêđịnh kỳ được biểu diễn khái quát bằng sơ đồ 1 5

1 3 Tổ chức công tác kế toán giá thành sản phẩm:1.3.1 Đối tu giá tính giá thành sản phẩm :

Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ, dịchvụ mà doanh nghiệp sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành vàgiá thành đơn vị

Trang 21

Để xác định đối tượng tính giá thành hợp lý phải căn cứ vào đặc điểmtổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, chu kỳ sản xuấtsản phẩm, khả năng, yêu cầu quản lý và tính chất của từng loại sản phẩmcụ thể:

- Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất khối lượng lớn, mặt hàng ổn địnhthì đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm, dịch vụ và đơn vị sảnphẩm, dịch vụ hoàn thành.

-Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tính giáthành là từng loại sản phẩm.

- Nếu doanh nghiệp sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng thì đối tượngtính giá thành là từng loạt sản phẩm thuộc từng đơn đặt hàng.

Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm giảnđơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quytrình công nghệ

- Các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp thì đốitượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thànhphẩm hoàn thành Ờ giai đoạn công nghệ cuối cùng và cũng có thê là từngbộ phận chi tiết sản phẩm và sản phẩm đã lắp ráp hoàn thành Tuy nhiênnửa thành phẩm tự chế có là đối tượng tính giá thành hay không còn phảitính đến chu kỳ sản xuất sản phẩm dài hay ngắn, nửa thành phẩm có đượcbán hay không, yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ doanh nghiệp đã đặt ra thế

nào

1.3.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang:

Sản phẩm dở dang là sản phẩm, công việc còng đang trong quá trìnhsản xuất, gia công chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ,hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công

Trang 22

Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuấtmà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu.

Trong thực tế thì tại các doanh nghiệp sản xuất, thường tồn tại sảnphẩm chưa hoàn thành xong hết các giai đoạn công nghệ sản xuất Chính vìvậy để có thông tin phục vụ công việc tính giá thành sản phẩm, quản lý chiphí kế toán phải xác định phần chi phí của số sản phẩm này thông qua việcđánh giá sản phẩm dở dang

Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang có thể được đánh giá theo mộttrong các phương pháp sau:

1.3.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệuchính trực tiếp hoặc chi phí vật liệu trực tiếp :

Trường hợp áp dụng: Phương pháp này được áp dụng trong trườnghợp doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp ( hoặc chi phívật liệu trực tiếp) chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí, khối lượng sảnphẩm dở dang ít và tương đối ổn đình giữa các kỷ.

Nội dung phương pháp:

- Chỉ tính cho sản phẩm dở dang phần chi phí nguyên liệu, vật liệuchính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liêu trực tiếp, còn các chi phí khácđược tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ

- Trương hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiếu chếbiên liên tục thì chi phí sản xuất dở dang của giai đoạn công nghệ sau đượcxác định theo giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn trước chuyển sang.

Công th c xác ức xác định chi phí sản xuất dở dang: định hệ số phân bổ :nh chi phí s n xu t d dang:ản xuất dở dang: ất dở dang: ở dang:

Dkc= Dđk + Cv * QdckQht + Qdck

Trang 23

Trong đó:

- Dđk, Dck: Là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ.

- Cv: Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp ( chi phí nguyên liệu trựctiếp) phát sinh trong kỳ.

- Qht: Khối lượng thành phẩm.

- Qdck: Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Ưu điểm của phương pháp này là cho phép xác định được giá trị sảnphẩm làm dở nhanh chóng đơn giản.

Nhược điểm của phương pháp : Giá trị sản phẩm dở dang được xácđịnh kém chính xác nhất là khi tỉ trọng của chi phí sản xuất khác ngoài chiphí nguyên vật liệu chính trực tiếp ( chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) trongchi phí sản xuất lớn.

1 3.2.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sảnphẩm hoàn thành tương đương:

Trường hợp áp dụng: Phương pháp này được áp dụng đối với doanhnghiệp có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng không quá lớntrong chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm làm dở lớn và không ổn địnhgiữa các kỳ.

Nội dung phương pháp: các chi phí sản xuất đều được tính cho sảnphẩm dở dang cuối kỳ nhưng khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ đượcquy đổi thành khối lượng hoàn thành tương đương theo mức độ chế biếnhoàn thành của nó.

Tuỳ theo yêu cầu quản lý, kiểm soát chi phí, doanh nghiệp có thể đánhgiá theo phương pháp nhập trước xuất trước hoặc theo phương pháp bìnhquân gia quyền

Trang 24

Theo phương pháp nhập trước xuất trước: Giả thiết khối lượng sản

phẩm sản xuất trước sẽ hoàn thành trước, do đó sản phẩm dở dang cuối kỳđược tính theo chi phí của lần san xuất cuối cùng.

Công thức xác định:

- Xác định đơn giá chi phí t ng l n s n xu t:ừng lần sản xuất: ần sản xuất: ản xuất dở dang: ất dở dang:

C0 = DđkQdđk*mđ

C1 =C

Qdđk(1-m) + Qbht + Qdck*mc

Trong đó :

+ C0: Chi phí thuộc lần sản xuất kỳ trước chuyển sang kỳ này.

+ C1 : Chi phí đơn vị thuộc khối lượng sản phẩm bắt đầu từ chi phí

trong kỳ này.

+ Qbdht: Khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ.Qbht =Qht - Qdđk

- Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương:

+ Khối lượng tương đương của sàn phẩm dở dang đầu kỳ:

Qdđk * (1- mđ)

Trang 25

Qdck * mc

+ Khối lượng bắt đầu đưa vào sản xuất và hoàn thành trong kỳ: Qbht

Do đó chi phí sản xuất dở dang được xác định:Dck = (Qdck * mc) * C1

Theo phương pháp bình quân gia quyền: Chi phí dở dang cuối kỳđược xác định dựa trên khối lượng tương đương của sản phẩm sở dangcu i k v chi phí ố phân bổ : ỳ và chi phí đơn vị bình quân: à chi phí đơn vị bình quân: đơn vị bình quân:n v bình quân:ịnh hệ số phân bổ :

Trang 26

Do đó chi phí sản xuất dở dang được xác định.Dck = C* (Qdck * mc ) hay

Qdck = C * Dđk + C

Qht + Qdck * mc

Đối với khoản chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình sản xuấtnhư chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nhân công trực tiếp thìtính cho sản phẩm dở dang theo công thức của phương pháp đánh giá sảnphẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Ưu điểm: Đảm bảo tính hợp lý hơn và độ tin cậy cao của chi phí sảnxuất kinh doanh dở dang.

Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, hơn nữa việc xác định mứcđộ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang là một việc phức tạp mangtính chủ quan.

1 3.2.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuấtđịnh mức

Điều kiện áp dụng: đối với các doanh nghiệp đã xây dựng được hệthống định mức và dự toán chi phí cho từng sản phẩm.

Nội dung phương pháp: Kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dởdang, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng giai đoạn sản xuấtđể tính ra giá trị sản phẩm sỏ dang theo chi phí định mức.

Phương pháp này phù hợp với từng điều kiện cụ thể của từng doanhnghiệp, sẽ là cơ sở để xác định đúng đắn giá trị của sản phẩm làm dở, đâylà tiền đề đảm bảo đúng đắn của chỉ tiêu giá thành sản phẩm, kết quả kinhdoanh.

Trang 27

1.3.3 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm:

Phương pháp tính giá thành là phương pháp tính toán, xác định giáthành đơn vị của sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành theocác khoản mục chi phí quy định Thực chất là việc xác định chi phí sảnxuất cho một đơn vị sản phẩm.

Tuỳ thuộc vào đặc thù và tình hình thực tế của mỗi doanh nghiệp màcó phương pháp tính giá thành hợp ly.

1 3.3 Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theocông việc (đơn đặt hàng)

Phương pháp này được áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất sảnphẩm đơn chiếc hoặc hang loạt theo đơn đặt hàng nhu doanh nghiệp xây

dựng, công nghiệp đóng tàu, cơ khí chế tạo, cơ khí sửa chữa)

Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng đối tượng tính giáthành là tùng đơn đặt hàng hoàn thành.

Mỗi đơn đặt hàng kế toán vừa phải tập hợp chi phí vừa mở riêng một“ phiếu tính giá thành" theo đơn đặt hàng để phản ánh chi phí sản xuất củanó từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành: Khi sản xuất hoàn thành thì kế toánchỉ cần tính tổng cộng toàn bộ chi phí trên từng phiếu là xác định được giáthành từng đơn đặt hàng.

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo công việcđược thể hiện khái quát qua sơ đồ 1.6 và 1.7

1 3.3.2 Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theotoàn bộ quy trình sản xuất:

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo toàn bộ quytrình công nghệ sản xuất được áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất hàngloạt với khối lượng lớn, mặt hàng sản xuất ổn định có quy trình sản xuất

Trang 28

sản phẩm giản đơn, khép kín từ khi bỏ nguyên vật liệu vào san xuất đến khisản xuất sản phẩm hoàn thành, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuấtngắn xen kẽ, liên tục.

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình sản xuất sảnphẩm.

Đối tượng tính giá thành: Do tình hình sàn xuất ở mỗi doanh nghiệpkhông giống nhau cho nên đối tượng tính giá thành được xác định khácnhau cho từng loại hình doanh nghiệp Từ đó có phương pháp tính giáthành cho phù hợp:

Phương pháp tính giá thành giản đơn:

- Áp dụng đối với loại hình doanh nghiệp có quy trình công nghệ sảnxuất giản đơn, sản xuất nhiều chu kỳ sản xuất ngắn và kết thúc chu kỳ tạothành một loại sản phẩm.

- Đối tượng kế toán chi phi sản xuất và đối tượng tính giá thành phùhợp nhau, kỳ tính giá thành phù hợp ký báo cáo kế toán là hàng tháng.

Phương pháp tính giá thành theo hệ số :

- Áp dụng cho các doanh nghiệp mà trong cung một quy trình côngnghệ sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu kết quả sản xuất thu đượcnhiều loại sản phẩm khác nhau.

- Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quá trình côngnghệ sản xuất đối tượng tính giá thành sẽ là từng loại sản phẩm riêng biệt.

Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ:

Áp dụng cho doanh nghiệp trong cung một quy trình công nghệ kếtquả sản xuất thu được là nhóm sản phẩm cùng loại cỗ quy cách, kích cỡkhác nhau.

Trang 29

Đối tượng kế toàn tập hợp chi phí sản xuất là toàn bô quy trình côngnghệ sản xuất của nhóm sản phẩm Đối tượng tính giá thành sẽ là quy cáchsản phẩm trong nhóm sản phẩm.

Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ:- Áp dụng với doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình công nghệsản xuất kết thúc thu được cả sản phẩm chính cả sản phẩm phụ có giá trị.

- Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình côngnghệ sản xuất sản phẩm liên quan đến cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ.Đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính thì khi tính giá thành sản phẩmkế toán phải trừ đi phần chi phí tính cho sản phẩm phụ.

1.3.3.3 Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theoquy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục nhiều giai đoạn:

Kế toán áp dụng trong trường hợp các doanh nghiệp có quy trình côngnghệ sản xuất phức tạp chế biến kiểu liên tục hoặc quy trình công nghệ chếbiến theo kiểu song song, lắp ráp sản phẩm Trong trường hợp quy trìnhcông nghệ sản xuất gồm nhiều giai đoạn công nghệ cấu thành, tương ứngvới từng giai đoạn công nghệ được tổ chức thành các phân xưởng sản xuất.Kết quả của từng giai đoạn mới chỉ là nửa thành phẩm hoặc là chi tiết, bộphận của sản phẩm, nửa thành phẩm hoặc chi tiết sản phẩm có thể chuyểncho giai đoạn sau chế biến lắp ráp hoặc có thể bán ra ngoài Việc xác địnhđối tượng tính giá thành còn phụ thuộc vào đặc điểm quy trình công nghệvà tính chất sử dụng sản phẩm với mỗi đối tượng tính giá thành thì cóphương pháp tính giá thành khác nhau.

Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thànhphẩm :

Trang 30

Áp dụng trong trường hợp đối tượng tính giá thành là các nửa thànhphẩm từng giai đoạn và thành phẩm Ờ giai đoạn cuối cùng( thì tính giáthành theo phương pháp phân bước xo tính giá thành nửa thành phẩm)

Trình tự tính giá thành: (Zn: là giá thành nửa thành phẩm gần- giai đoạn 1 :

Znl = Dđk + C - Dck1

Nửa thành phẩm giai đoạn 1 được sử dụng chủ yếu là chuyển sanggiai đoạn 2 tiếp tục chế biến, ngoài ra có thể bán nửa thành phẩm ra ngoàihay nhập kho nửa thành phẩm:

Định khoản: Nợ TK154 (1542): Phần chuyển giai đoạn 2.Nợ TK 155 : Phần nhập kho

Nợ TK 632, 157 : Phần bán, gửi bán.

Có TK 154 ( 1541 ) : Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 1- Giai đoạn 2 : Nhận nửa thành phẩm giai đoạn 1 chuyển sang để tiếptục chế biến tạo ra nửa thành phẩm giai đoạn 2, và;

Zn2 = Dđk2 + znl chuyển sang + C2 – Dck

Trong đó: C2: là chi phí chế biến của giai đoạn 2

- Tuần tự như vậy cho đến giai đoạn cuối cùng sẽ tính được giá thànhsản phẩm:

Trang 31

Áp dụng trong trường hợp đối tượng tính giá thành chỉ là sản phẩmhoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng:

Trình t tính toán:ự tính toán:

Citp = Dđki + Ci *Qipt

Trong đó :

- Citp: Là chi phí giai đoạn công nghệ thứ i tính trong sản phẩm.

- Dđki, Ci: Chi phí dở dang đầu kỳ và chi phí phát sinh trong kỳ củagiai đoạn công nghệ i.

- Qi: Khối lượng sản phẩm mà giai đoạn i đầu tư chi phí.

- Qitp: Khối lượng thành phẩm đã quy đổi về nửa thành phẩm giaiđoạn i.

Trang 32

1.4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ:

Đặc ưng cơ bản của hình thức Nhật ký - chứng từ:

- Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bêncó của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp ~l kinh tếđó theo các tài khoản đối ứng Nợ.

Trang 33

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬPHỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần may Chiến Thắng.Tên giao dịch quốc tế: Chien Thang Garment Company.Tên giao dịch viết tắt: Chigannex.

Tài khoản: 710A000003 ( Ba Đình Hà Nội)Mã số thuế: 0100101058-l

Điện thoại: (04) 7844831

Trụ sở giao dịch: Số 22 - Thành Công - Ba Đình - Hà Nội.

2.1.1 Lịch sư hình thành và phát triển của Công ty cổ phần may ChiếnThắng:

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển :

Ra đời trong cuộc chiến tranh chống kỹ cứu nước vô cùng ác liệt củanhân dân ta Cho đến nay từ một xí nghiệp máy Chiến thắng, Công ty mayChiến Thắng và đến nay là Công ty cổ phần may Chiến Thắng đã lớn mạnhcả về quy mô, năng lực sản xuất lẫn hiệu quả kinh doanh.Trải qua rất nhiềuthăng trầm Công ty cổ phần may Chiến Thắng vẫn đứng vững và khôngngừng phát triển, và vươn lên trong nền kinh tế thị trường và hoà chung vớixu thế hội nhập Quốc tế của tất cả các Doanh nghiệp hiện nay.

Trang 34

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần may ChiếnThắng có thể khái quát qua các giai đoạn như sau:

Từ năm 1968 đến năm 1975:

Ngày 2/3/1968 Bộ nội thương quyết định thành lập Xí nghiệp mayChiến Thắng, có trụ sở tại 8B - Lê Trực - Ba Đình - Hà Nội, với sự quản lýcua Cục vải sợi may mặc Nhiệm vụ ban đầu của xí nghiệp là sản xuất cácloại quần áo mũ vải, găng tay theo chỉ tiêu kế hoạch của Cục vải sợi maymặc.

Tháng 5/1971, Xí nghiệp May Chiến Thắng chính thức được chuyểngiao cho Bộ công nghiệp nhẹ quản lý với nhiệm vụ mới là chuyên may mặchàng xuất khẩu chủ yếu là các loại quần áo bảo hộ lao động.

Từ năm 1976 - 1986:

Trong thời kỳ này hoà bình được lặp lại, việc gia công hàng xuất khẩuđã được đi vào nề nếp, sản xuất đã ổn định và có nhiều tiến bộ nhưngphong cách quản lý vẫn còn nặng nề bao cấp Đến năm 1986 với Đại hộiĐảng VI cơ chế quản lý tập trung bao cấp đã được xoá bỏ và thay vào đólà cơ chế quản lý mới: Cơ chế quản lý theo nền kinh tế thị trường Xínghiệp đã chủ động khai thác thêm nguồn nguyên liệu để cố thêm công ănviệc làm cho công nhân viên đồng thời từng bước tiếp cận với thị trườngmay mặc nước ngoài để mở rộng xuất khẩu

 Từ năm 1986 – 2003:

Cùng với các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước và nghịquyết 217/HĐBT về luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam được ban hành,bên cạnh những đơn đặt hàng được cấp trên giao theo chỉ tiêu Nhà nước,lãnh đạo Xí nghiệp đã mạnh dạn tiếp cận với các thương gia nước ngoài đểthực hiện phương thức gia công cho các khách hàng nước ngoài: Hàn

Trang 35

Ngày 25/9/l992 Bộ công nghiệp nhẹ có nghị quyết số 730/CNN –TCLĐ chuyển Xí nghiệp may Chiến Thắng thành công ty may ChiếnThắng Việc chuyển Xí nghiệp may Chiến Thắng thành công ty may ChiếnThắng là một sự kiện đánh dấu bước trưởng thành về chất của công ty.

Năm 1994, Xí nghiệp thảm len xuất khẩu Đống Đa ( Trụ sở 1 44Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa) được sát nhập vào công ty theo quyết địnhsố 290/QĐ - TCLĐ của Bộ công nghiệp nhẹ.

Năm 1997 , Xây dựng xong cơ sở số 10 Thành Công, Ba Đình tạođiều kiện thuận lợi cho công ty tập trung bộ máy quản lý về một địa điểm,thuận lợi cho việc giao dịch kinh doanh.

Năm 2000, dưới sự chỉ đạo của Bộ công nghiệp nhẹ, Tổng công tymay Việt Nam, công ty đã hoàn thành việc chuyển cơ sở 8B - Lê Trựcthành Công ty cổ phần may Lê Trực.Cũng trong năm 2000 công ty đầu tưthêm một cơ sở mới tại Thái Nguyên dưới sự cho phép của Bộ công nghiệpnhẹ Việc xây dựng thêm một cơ sở mới góp phần ổn định năng lực sảnxuất của cong ty khi cơ sở 8B – Lê Trực tách ra.

Năm 2002 Công ty đầu tư thêm một cơ sờ mới ở tỉnh Bắc Cạn thu húthàng nghìn công nhân góp phần giải quyết công ăn việc làm cho thanh niêncủa tỉnh đồng thời làm nâng cao năng ]ực sản xuất của Công ty tạo ra nhiều

sản phẩm hơn

Giai đoạn từ năm 2004 đến nay:

Ngày 29/10/2004 Công ty may Chiến Thăng hoàn thành việc cổ phầnhoá theo quyết định 116/2004/QĐ-BCN và chính thức trở thành Công ty cổphần may Chiến Thắng.

Tổng số vốn: 12.000.000.000 VNĐ

Trong đó 51%: Vốn góp của nhà nước.

Trang 36

Năm 2006- 2007 Số lượng công nhân giảm mạnh chỉ còn 1968 ngườiđặc biệt là công nhân viên quản lý còn 1 1 6 người nên nhiều hợp đồngmay mặc không thực hiện kịp Công ty phải chịu một khoản phạt kinh tếnên kết quả kinh doanh giảm xút so với năm 2005 , công ty đã gộp một sốxí nghiệp thành một xí nghiệp lớn và các xí nghiệp có thành các tổ trongmột xí nghiệp mới nay chỉ còn 3 xí nhgiệp thành công hai xí nghiệp TháiNguyên.

Trong những năm qua, tù một xí nghiệp quy mô nhỏ và gặp rất nhiềukhó khăn nhưng nhờ sự nỗ lực và đoàn kết của tập thể cán bộ công nhânviên, công ty đã vượt qua mọi khó khăn và trụ vững được trong nền kinh tếthị trương đặc biệt là thị trường dệt may Việt Nam luôn đầy sóng gió vàđang phấn đấu lớn mạnh hơn về quy mô và năng lực sản xuất kinh doanh

Có thể khái quát kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của Công tytrong ba năm trở lại đây như sau:

Tình hình t i chính:à chi phí đơn vị bình quân:

2005 54.789.319.885 48.098.582.839 102.887.902.724

Trang 37

2006 45.145.967.542 53.292.813.610 98.438.781.152

Tình hình Kết quả hoạt động kinh doanh:

Năm Doanh thu bán hàngvà cung cấp dịch vụ

Lợi nhuận trướcthuế thu nhập DN

Lợi nhuận sau thuếthu nhập DN

2006 49.077.223.604 556.249.880 556.249.8802007 22.181.269.550 205.651.713 205.651.713

2.1.1.2 Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần may Chiến Thắng:

Trong Cơ chế thị trường, và trong quá trình hội nhập với sức ép cạnhtranh từ các công ty khác trong ngành may và hàng Trung Quốc đòi hỏiCông ty phải có phương hướng hoạt động phù hợp trong tình hình mới.

Trước kia, Công ty cổ phần may Chiến Thắng là Doanh nghiệp Nhànước, trong điều kiện mới Công ty đã được chuyển đổi sang Công ty cổphần Việc chuyển đổi này cũng làm cho Công ty gặp không ít khó khănkhi phải làm quen theo cơ chế mới Để tồn tại và phát triển trong cơ chếmới đó, công ty đã và đang có những biện pháp chuyển hoạt động theo điềulệ Doanh nghiệp cổ phần, mặt khác cũng đang tự hạch toán vấn đề tàichính, kinh doanh

Về thị trường, tiếp tục đa dạng hoá thị trường trong nước và vẫn chútrọng đến thị trường xuất khẩu truyền thống.

Trang 38

Để mở rộng thị trường và để sản phẩm của công ty ngày càng đượcngười tiêu dùng biết đến, cần chú trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm,mẫu mã để đa dạng hoá các mạt hàng Do đó công tác thiết kế cần đượcquan tâm để đáp ứng thị hiếu khách hàng Mặt khác, cần đầu tư nâng cấpmáy móc trang thiết bị trong các xí nghiệp, mua sắm thêm các thiết bị tiêu

dùng như: Máy ép là, máy thùa khuy, máy đính cúc, để nâng cao chất

lượng sản phẩm và năng suất lao động.

Trong công tác tổ chức bộ máy quản lý lao động, chấn chỉnh nội quy,quy chế về quản lý kinh tế, cũng như lao động nhằm đạt hiệu quả caotrong hoạt động sản xuất kinh doanh Mặt khác tiếp tục đổi mới công tácđào tạo, tuyển dụng lao động để thu hút nguồn nhân lực có năng lựcchuyên môn, trình độ tay nghề và có phẩm chất đạo đức tốt vào công tyđáp ứng quá trình đổi mới, cải tổ doanh nghiệp Bố trí đúng người đúngviệc, đảm bảo cho người lao động được làm đúng chuyên môn, năng lựcsở trường của mình để phát huy tối đa có hiệu quả đúng khả năng của bảnthân, phục vụ tốt cho Doanh nghiệp

Cải cách hệ thống tiền lương, công bằng, minh bạch, hưởng theo laođộng, với tốc độ tăng tiền lương thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động.Khuyến khích tăng năng suất lao động thông qua chế độ lương thưởngthích đáng, tạo động lực cho người lao động làm việc có hiệu quả, nhằmthu hút, giữ lại những công nhân lành nghề, những người có đóng góp tíchcực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Xúc tiến việc phát huycác ý tưởng sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, áp dụng các thao tác, công nghệtiên tiến, hiện đại, cải thiện môi trường làm việc để đảm bảo, nâng cao chấtlượng sản phẩm, tăng năng suất lao động và doanh thu, lợi nhuận của côngty

Mục tiêu của công ty là trở thành một trong những doanh nghiệp cóquy mô lớn với trang thiết bị hiện đại và đạt kết quả cao trong hoạt động

Trang 39

sản xuất kinh doanh Với những biện pháp đã đề ra trong những năm sắptới, công ty đã và đang ngày càng phát triển có thể cạnh tranh trong cơ chếthị trường, khẳng định và phát huy thương hiệu may Chiến Thắng, sánhvai với các doanh nghiệp may hàng đầu trong ngành dệt may Việt Nam, vàchiếm lĩnh thị trường trong khu vực và trên thế giới.

2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất tại Công ty cổ phần mayChiến Thắng:

2 1 2 1 Đặc điểm tổ chức quản lý:

Bộ máy quản lý được khái quát qua sơ đồ sau:

Trang 40

Sơ đồ 2.1 : Bộ máy quản lý Công ty cổ phần my Chiến Thắng

* Hội đồng quản trị:

- Chủ tịch hội đồng quản trị.- Các cổ đông.

Tổng Giám đốcHội đồng quản trị

Phó tổng Giám đốc

Tổ chức lao động

tiền lươngPhòng

Kỹ thuật – công

Phòng tài vụ

Phòng phục vụ sản

Phòng Kinh tế thị trường

Văn phòng

Giám đốc – XN1

Giám đốc – XN2

Giám đốc – XN3

Giám đốc – XN4

Giám đốc – XN5

Giám đốc – XN Thuê

Ngày đăng: 17/11/2012, 09:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tình hình Kết quả hoạt động kinh doanh: - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng
nh hình Kết quả hoạt động kinh doanh: (Trang 37)
Sơ đồ 2.1 : Bộ máy quản lý Công ty  cổ phần my Chiến Thắng - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng
Sơ đồ 2.1 Bộ máy quản lý Công ty cổ phần my Chiến Thắng (Trang 40)
Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức sản xuất ở Công ty cổ phần may Chiến Thắng: - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng
Sơ đồ 2.2 Mô hình tổ chức sản xuất ở Công ty cổ phần may Chiến Thắng: (Trang 43)
Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức sản xuất ở Công ty cổ phần may Chiến Thắng: - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng
Sơ đồ 2.2 Mô hình tổ chức sản xuất ở Công ty cổ phần may Chiến Thắng: (Trang 43)
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty cổ phần may Chiến Thắng: - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty cổ phần may Chiến Thắng: (Trang 45)
bảng phân bổ lương toàn doanh nghiệp tổng tiền lương sản phẩm của XN là tổng số tiền lương sản phẩm của tất cả các mã sản phẩm sản xuất  trong kì. - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng
bảng ph ân bổ lương toàn doanh nghiệp tổng tiền lương sản phẩm của XN là tổng số tiền lương sản phẩm của tất cả các mã sản phẩm sản xuất trong kì (Trang 69)
Bảng phân bổ lương toàn doanh nghiệp tổng tiền lương sản phẩm của  XN là tổng số tiền lương sản phẩm của tất cả các mã sản phẩm sản xuất  trong kì. - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng
Bảng ph ân bổ lương toàn doanh nghiệp tổng tiền lương sản phẩm của XN là tổng số tiền lương sản phẩm của tất cả các mã sản phẩm sản xuất trong kì (Trang 69)
Từ giao diện màn hình của phần mềm chọn mục" kế toán tổng hợp" sau đó chọn mục “ cập nhật số liệu chọn “phiếu kế toán tổng hợp và nhập  các dữ liệu cần thiết. - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng
giao diện màn hình của phần mềm chọn mục" kế toán tổng hợp" sau đó chọn mục “ cập nhật số liệu chọn “phiếu kế toán tổng hợp và nhập các dữ liệu cần thiết (Trang 74)
TRÍCH SỐ THEO DÕI CÔNG CỤ DỤNG CỤ SỬ DỤNG - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng
TRÍCH SỐ THEO DÕI CÔNG CỤ DỤNG CỤ SỬ DỤNG (Trang 74)
Đầu tháng căn cứ vào bảng đơn giá lương và sản lượng kế hoạch của từng mã sản phẩm. Đây là công đoạn được xem là rất quan trọng để máy  tính có thể tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác. - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng
u tháng căn cứ vào bảng đơn giá lương và sản lượng kế hoạch của từng mã sản phẩm. Đây là công đoạn được xem là rất quan trọng để máy tính có thể tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác (Trang 89)
Sơ đồ: 1.4: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường  xuyên - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng
1.4 Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên (Trang 107)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w