1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát tầng nghĩa biểu trưng trên ngữ liệu thơ việt nam giai đoạn 1930 1975

13 384 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 333,7 KB

Nội dung

1 Khảo sát tầng nghĩa biểu trƣng trên ngữ liệu thơ Việt Nam giai đoạn 1930-1975 Nguyễn Thị Trang Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Ngôn ngữ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học; Mã số: 60 22 01 Ngƣời hƣớng dẫn: GS.TS. Lê Quang Thiêm Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Hệ thống hóa các quan niệm khác nhau về nghĩa của từ và đặc biệt chú ý tới các quan niệm về các thành phần nghĩa của từ, đa nghĩa, đồng nghĩa. Xác lập tầng nghĩa biểu trƣng dựa trên quan hệ đa nghĩa và đồng nghĩa của các đơn vị từ. Khảo sát, xác lập, đi sâu miêu tả và bƣớc đầu giải thích các hiện tƣợng ngữ nghĩa xảy ra bên trong từng trƣờng nghĩa trong thơ Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975. Nhận diện và miêu tả các nghĩa khác nhau của các đơn vị từ thuộc tầng nghĩa biểu trƣng của một trƣờng nghĩa nhất định. Nghiên cứu về kết cấu ngữ nghĩa của từng đơn vị từ vựng trong tầng nghĩa, trƣờng nghĩa. Keywords. Ngôn ngữ học; Nghĩa biểu trƣng; Thơ; Từ vựng Content. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài - Nằm trong địa hạt của ngữ nghĩa học - một địa hạt rất khó và hết sức trừu tƣợng trong phạm vi nghiên cứu ngôn ngữ học, trƣờng ngữ nghĩa - từ vựng là một vấn đề không hoàn toàn mới mẻ nhƣng hầu nhƣ chƣa có đƣợc những kiến giải thật sự thấu đáo và thuyết phục. Các kiến giải trƣớc đây phần lớn đều đi theo hƣớng cấu trúc luận, coi thành phần nghĩa của từ là một kết cấu “đông cứng”, từ đó đặt chúng vào những trƣờng nghĩa cố định nào đó mà không hề có sự dịch chuyển, linh động. - Trên thực tế, nghĩa của từ lại là một hệ thống tƣơng đối “động”, phát triển cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động ngôn ngữ, hàng loạt nghĩa mới đƣợc nảy sinh, nghĩa cũ có thể dần bị lãng quên, gây ảnh hƣởng trực tiếp đến hệ thống ngữ nghĩa của từ và tiếp đó là các mối quan hệ ngữ nghĩa của nó với các đơn vị khác trong hệ thống từ vựng; vì thế các trƣờng nghĩa mà từ có khả năng tham gia không thể là cố định, nhất là trong các tác phẩm văn chƣơng nghệ thuật thì tình hình này lại càng rõ. Bởi lẽ, khi đi vào chức năng làm chất liệu để xây dựng hình tƣợng nghệ thuật, truyền tải tƣ tƣởng, quan điểm thẩm mĩ thì các từ ngữ đều trở thành những tín hiệu nghệ thuật, tín hiệu thẩm mĩ. - Việc tri nhận ngữ nghĩa của những tín hiệu thẩm mĩ cũng nhƣ khám phá nội dung, ý nghĩa của các tác phẩm văn chƣơng không thể chỉ dựa vào nghĩa hệ thống đơn thuần, thông thƣờng của chúng trong các từ điển mà phải dựa vào khả năng liên tƣởng, sáng tạo và những hiểu biết văn hóa, xã hội của ngƣời tiếp nhận. Càng có nhiều nghĩa mới đƣợc hình thành thì từ 2 càng có khả năng tham gia nhiều trƣờng nghĩa khác nhau. Về phía trƣờng ngữ nghĩa - từ vựng thì trƣờng sẽ đƣợc mở rộng, đa dạng và sinh động vì có sự tham gia của nhiều hệ thống nghĩa khác nhau của các đơn vị từ vựng. - Xuất phát từ thực tiễn đó, luận văn của chúng tôi đi vào khảo sát, tìm hiểu về tầng nghĩa biểu trƣng - một bộ phận của trƣờng ngữ nghĩa từ vựng trên ngữ liệu thơ Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975 nhƣ một thử nghiệm hƣớng tiếp cận mới trong ngôn ngữ học hiện nay - hƣớng tri nhận luận, chức năng luận. Theo hƣớng khai thác này, chúng tôi hi vọng góp phần đƣa ra một cách hiểu mới mẻ, sinh động và thuyết phục hơn về trƣờng ngữ nghĩa - từ vựng, đặc biệt là tầng nghĩa biểu trƣng. 2. Mục đích của luận văn Mục đích cuối cùng của luận văn là nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa tín hiệu ngôn ngữ và tín hiệu thơ ca, tìm hiểu và tiếp cận văn học bằng lí thuyết ngôn ngữ học. Cụ thể hơn là nhằm hiểu đƣợc nghĩa của các đơn vị từ vựng trong thơ ca. Chúng ta không thể hiểu đƣợc nghĩa của từ nói chung và nghĩa biểu trƣng của từ nói riêng trong thế tồn tại độc lập mình nó, mà cần phải bóc tách các lớp nghĩa của từ trong mối quan hệ với những đơn vị từ khác cùng trƣờng nghĩa và trong mối quan hệ với nền văn hóa chung của cộng đồng; nhằm chứng minh một đơn vị từ có thể tham gia nhiều trƣờng nghĩa khác nhau (xét trên sự tƣơng đồng về nghĩa biểu trƣng) để xác lập trục đa nghĩa của từ. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của chúng tôi là tầng nghĩa biểu trƣng, tập trung vào những hình tƣợng nghệ thuật mang tính điển hình và là nguồn cảm hứng cơ bản của thơ Việt Nam trong suốt giai đoạn 1930 - 1975 và tập trung nghĩa biểu tƣợng về đất nước, về con người; theo đó, luận văn tập hợp và phân tích các đơn vị từ có hàm chứa tầng nghĩa biểu trƣng, xác lập các đơn vị có nghĩa biểu trƣng giống nhau (tạo ra trƣờng đồng nghĩa) và sự chuyển hóa về nghĩa biểu tƣợng giữa các đơn vị từ. 4. Nhiệm vụ của luận văn Luận văn này tập trung vào những điểm sau: - Hệ thống hóa các quan niệm khác nhau về nghĩa của từ và đặc biệt chú ý tới các quan niệm về các thành phần nghĩa của từ, đa nghĩa, đồng nghĩa. Quan trọng hơn, luận văn bƣớc đầu xác lập tầng nghĩa biểu trƣng dựa trên quan hệ đa nghĩa và đồng nghĩa của các đơn vị từ. - Khảo sát, xác lập, đi sâu miêu tả và bƣớc đầu giải thích các hiện tƣợng ngữ nghĩa xảy ra bên trong từng trƣờng nghĩa trong thơ Việt Nam giai đoạn này. Ở mức độ sâu hơn, chúng tôi nhận diện và miêu tả các nét nghĩa khác nhau của các đơn vị từ thuộc tầng nghĩa biểu trƣng của một trƣờng nghĩa nhất định. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp liệt kê: - Phƣơng pháp phân tích ngữ nghĩangữ dụng: - Phƣơng pháp miêu tả: - Phƣơng pháp so sánh và phƣơng pháp đối chiếu: - Đồng thời, sử dụng những thủ pháp, thao tác là: tổng hợp, phân lớp và liệt kê, lập mô hình trực quan 3 6. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài Về mặt lí luận, luận văn tiếp tục góp phần làm sáng tỏ quan điểm về trƣờng nghĩa, tầng nghĩa mà cụ thể là tầng nghĩa biểu trƣng của trƣờng ngữ nghĩa từ vựng theo hƣớng tiếp cận chức năng luận, tri nhận luận nhằm hiểu đƣợc đầy đủ nhất giá trị đích thực của ngôn từ cũng nhƣ những giá trị độc đáo, kì diệu mà ngƣời nghệ sĩ ngôn từ tạo ra từ năng lực sáng tạo nghệ thuật của mình. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn hƣớng vào những ứng dụng sau: hoàn thiện hệ thống nghĩa của từ, làm cơ sở tiến đến quy tụ một cách đầy đủ, sinh động nhất trƣờng ngữ nghĩa; đối chiếu với các từ điển tiếng Việt, xem xét các nghĩa, nét nghĩa của từ ngữ đƣợc bộc lộ trong các tác phẩm văn học nghệ thuật đã đƣợc khái quát trong các từ điển hay chƣa, bổ sung vào hệ thống nghĩa của từ trong từ điển… 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có bố cục gồm ba chƣơng: - Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết và định hƣớng nghiên cứu - Chƣơng 2: Nghĩa biểu tƣợng về đất nƣớc - Chƣơng 3: Nghĩa biểu tƣợng về con ngƣời. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU 1.1. Nghĩa của từ là một hệ thống - Cơ cấu nghĩa của từ Tín hiệu ngôn ngữ là một tín hiệu đặc biệt, nếu nhƣ giữa cái biểu hiện và cái đƣợc biểu hiện của các tín hiệu thông thƣờng có quan hệ 1-1. Một vỏ ngữ âm có thể diễn tả nhiều nội dung khác nhau. Vì thế, một từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa khác nhau, nhƣng đó không phải là một tổ chức lộn xộn. Đối với từ đa nghĩa, các nghĩa của từ có quan hệ với nhau, đƣợc sắp xếp theo những cơ cấu, tổ chức nhất định. Mỗi nghĩa lại có các thành tố nghĩa nhỏ hơn đƣợc sắp xếp theo một trật tự nhất định. Nhƣ vậy, nghĩa của từ là một hệ thống. Xét nghĩa của từ là xác định xem từ đó có bao nhiêu nghĩa, mỗi nghĩa có bao nhiêu thành tố nhỏ hơn và tất cả chúng đƣợc sắp xếp trong quan hệ với nhau nhƣ thế nào. 1.2. Phân tích nghĩa của từ - Hiện tƣợng từ đa nghĩa 1.2.1. Phân tích nghĩa của từ Về vấn đề thành phần ngữ nghĩa của từ, đã có rất nhiều luận giải khác nhau, tùy theo cách quan niệm về nghĩa của từ: Với quan niệm nghĩa của từ là quan hệ giữa từ với cái mà nó biểu thị, Nguyễn Thiện Giáp cho rằng nghĩa của từ là một đối tượng phức tạp, bao gồm một số thành tố đơn giản hơn như sau: nghĩa sở chỉ, nghĩa sở biểu, nghĩa sở dụng, nghĩa kết cấu. Đỗ Hữu Châu lại tập trung phân tích nghĩa và các nhân tố hình thành nghĩa thông qua hình tháp nghĩa; trong đó ông đã phân biệt “nhân tố nghĩa” và “nghĩa”, đồng thời thừa nhận nghĩa của từ là một thực thể tinh thần cùng với phương diện hình thức lập thành một thể thống nhất gọi là từ. Ông cho rằng: số lƣợng kiểu nghĩa sẽ tăng lên tùy theo số lượng những nhân tố 4 được phát hiện. Trong phạm vi quan sát nghĩa từ vựng, các loại nghĩa mà ông nêu ra bao gồm: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu thái. Các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến thì lại cho rằng nghĩa của từ là những liên hệ phản ánh được xác lập trong nhận thức của chúng ta giữa từ với những cái mà từ chỉ ra (những cái mà nó làm tín hiệu cho). Các tác giả quan niệm, nghĩa của từ gồm những thành phần sau: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm. Ngoài hai thành phần nghĩa trên, các tác giả còn nói đến hai thành phần nghĩa khác là: nghĩa ngữ dụng, nghĩa cấu trúc. 1.2.2. Phân loại nghĩa của từ đa nghĩa Các nhà Việt ngữ học đã có những cách phân loại khác nhau đối với hệ thống nghĩa của từ đa nghĩa. Có thể kể đến một số hƣớng nhƣ sau: - Ở mặt lịch đại, các tác giả chia nghĩa của từ đa nghĩa thành nghĩa gốc và nghĩa phái sinh. - Ở mặt đồng đại, các tác giả cũng đƣa ra nhiều cách giải quyết khác nhau về nghĩa của từ đa nghĩa. Có thể kể đến một số lƣỡng phân nhƣ: nghĩa tự do - nghĩa hạn chế, nghĩa trực tiếp - nghĩa chuyển tiếp, nghĩa thường trực - nghĩa không thường trực. Bên cạnh đó còn có các lƣỡng phân nhƣ: nghĩa cổ - nghĩa hiện dùng, nghĩa địa phương - nghĩa toàn dân, nghĩa chính - nghĩa phụ… Về cơ bản, các tác giả đã phân loại hệ thống nghĩa của từ đa nghĩa theo hƣớng lưỡng phân nghĩa. Tuy nhiên, theo chúng tôi, phương pháp lưỡng phân không còn là một thước đo đầy đủ cho việc nghiên cứu hệ thống nghĩa của từ đa nghĩa. Với mong muốn mở rộng khung phân loại hệ thống nghĩa của từ đa nghĩa, nhằm đƣa ra những miêu tả, phân tích cụ thể, chi tiết hơn nữa về hệ thống nghĩa hết sức đa dạng này, tác giả Lê Quang Thiêm [đã đƣa ra quan niệm nghĩa là nội dung được xác định hình thành nhờ chức năng thì nội dung ngữ nghĩa (phổ nghĩa) của từ bao gồm “chuỗi chức năng” mà từ bộc lộ trong văn cảnh, ngữ cảnh mà chúng xuất hiện cũng nhƣ trong các kiểu tạo cấu trúc ngôn ngữ. Từ đó, tác giả phân cấu trúc nghĩa của từ thành các tầng nghĩa, kiểu nghĩa chức năng từ vựng gồm ba tầng, sáu kiểu. Cụ thể hơn, phổ nghĩa của từ đƣợc trải dài từ cực duy lý khoa học đến cực biểu cảm, biểu trưng, biểu tượng của tín hiệu: Chúng tôi lựa chọn cách phân loại thành phần nghĩa từ vựng của tác giả Lê Quang Thiêm làm hƣớng tiếp cận trƣờng ngữ nghĩa và cũng làm hƣớng khai thác chung cho luận văn này. Bởi lẽ nó cho phép khai thác một cách triệt để từng vỉa lớp nghĩa đƣợc lần lƣợt bóc tách chứ không chỉ riêng một thành phần nghĩa nào. Càng đi sâu bóc tách từng kiểu nghĩa, tầng nghĩa của đơn vị từ này và xác lập đƣợc mối liên hệ của nó với các tầng nghĩa, kiểu nghĩa của các đơn vị từ khác trong hệ thống từ vựng thì các trƣờng ngữ nghĩa đƣợc thiết lập và mở rộng thêm ra, phong phú hơn gấp nhiều lần. - Tầng nghĩa trí tuệ Nghĩa biểu niệm - Khái niệm khoa học (intellectual stratum) (scientific concept) Nghĩa biểu hiện Ý niệm quy ƣớc Giá trị hệ thống - Tầng nghĩa thực tiễn Nghĩa biểu thị (pragtical stratum) (denotational meaning) Nghĩa biểu chỉ (designated meaning) - Tầng nghĩa biểu trƣng Nghĩa biểu trƣng (symbolized stratum) (symbolized stratum) Nghĩa biểu tƣợng (imaginative meaning) 5 1.3. Tầng nghĩa biểu trƣng từ vựng và biểu hiện của nó trong ngôn ngữ thơ ca 1.3.1. Tầng nghĩa biểu trưng từ vựng Nói đến nghĩa biểu trƣng là nói tới các mức độ của sự hình dung, tƣởng tƣợng mà con ngƣời có thể nhận đƣợc khi liên hệ nghĩa với hình thức biểu hiện của từ hoặc các phạm vi tồn tại khác trong cuộc sống. Tầng nghĩa biểu trƣng có hai kiểu nghĩa: nghĩa biểu trưngnghĩa biểu tượng. Riêng nghĩa biểu tượng là loại nghĩa có đƣợc do con ngƣời hình dung, tƣởng tƣợng ra. Trong cuộc sống, có những đối tƣợng đƣợc gọi tên nhƣng những gì con ngƣời biết về nó chỉ là sự tƣởng tƣợng, sự truyền miệng, mang tính hoang đƣờng, thần thoại. Đó là trƣờng hợp của những đơn vị ngôn ngữ mang nghĩa biểu tƣợng, ví dụ: tiên, bụt, rồng, phượng, nhân mã… Nói đến nghĩa biểu tƣợng, không thể không nhắc đến những đơn vị ngôn ngữ mang nội dung biểu cảm, nội dung huyền thoại mà một dân tộc ở một thời đại nào đó, chủ thể ngôn ngữ đã thổi vào, gán vào nội dung với những hình dung, tƣởng tƣợng, có ngƣời gọi kiểu nghĩa này là nghĩa biểu cảm - văn hóa. Những nghĩa biểu tƣợng này có mối liên quan mật thiết với nghĩa biểu vật lôgíc của từ. 1.3.2. Sự hiện thực hóa của tầng nghĩa biểu trưng trong ngôn ngữ thơ ca - Ngôn ngữ là hệ thống chất liệu tinh thần đƣợc sử dụng để chuyển tải hình tƣợng thẩm mĩ của văn học. Đây là phƣơng tiện đặc hữu của văn học nghệ thuật. Ngôn ngữ là công cụ phổ biến nhất có thể truyền tải một cách trọn vẹn hiện thực khách quan cũng nhƣ những mặt bên trong của thực tế (cảm giác, cảm xúc, trạng thái). Bởi vậy, để lĩnh hội đƣợc các tác phẩm văn chƣơng nghệ thuật, chúng ta phải tìm hiểu giá trị ngữ nghĩa của văn bản đó, mà trƣớc hết là ngữ nghĩa của từ. - Đặc điểm nổi bật của từ ngữ trong các tác phẩm văn chƣơng là thƣờng đƣợc dùng với nghĩa chuyển mới. với những phƣơng thức chuyển nghĩa, những quan hệ ngữ nghĩa trong hệ thống từ vựng. Vì vậy, nắm vững những hiện tƣợng ngữ nghĩa, chúng ta sẽ có cơ sở vững vàng để lí giải các hiện tƣợng ngữ nghĩa trong văn bản văn học. - Để cảm nhận đƣợc đầy đủ giá trị của một tác phẩm văn chƣơng, ngƣời đọc phải lí giải, tìm hiểu giá trị sử dụng từ ngữ trên tất cả các bình diện: ngữ âm, ngữ pháp, phong cách, nghĩa của kết cấu, nghĩa cụ thể… Nhƣng có lẽ, cái trƣớc nhất cần lí giải là giá trị ngữ nghĩa của từ. 1.4. Hiện tƣợng đồng nghĩa từ vựng và việc xác lập trƣờng ngữ nghĩa - từ vựng trên cơ sở đồng nghĩa 1.4.1. Các cách quan niệm và hướng khai thác của luận văn Có thể nói, hiện tƣợng đồng nghĩa từ vựng là một hiện tƣợng hết sức phổ biến trong ngôn ngữ. Hiện tượng này quy tụ các đơn vị từ vựng có chung một nội dung nghĩa nào đó. Tuy nhiên, cách quan niệm “nghĩa” và dung lƣợng nghĩa giống nhau hoặc gần nhau giữa các đơn vị từ vựng đƣợc coi là đồng nghĩa là gì thì còn nhiều cách kiến giải khác nhau. Chúng tôi ủng hộ cách quan niệm này của Đỗ Hữu Châu về hiện tƣợng đồng nghĩa từ vựng và chấp nhận lựa chọn quan niệm này khi đi sâu nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu nghĩa biểu tƣợng của từ trong thơ Việt Nam 1930 - 1975: “Đó là quan hệ giữa các từ ít nhất có chung một nét nghĩa… quan hệ đồng nghĩa bắt đầu xuất hiện khi có một nét nghĩa đồng nhất giữa các từ” 1.4.2. Loạt đồng nghĩa Tất cả những đơn vị có chung ý nghĩa tập hợp thành một nhóm gọi là loạt đồng nghĩa. Tức là, tiêu chí của loạt đồng nghĩa là một ý nghĩa chung, thống nhất. Sự khác nhau của các 6 thành tố trong loạt đồng nghĩa cũng chỉ trong phạm vi các ý nghĩa chung thống nhất đó. Trong loạt đồng nghĩa đó, ngƣời ta có thể tách ra một từ mang ý nghĩa chung nhất, có tính chất trung hòa về mặt tu từ học, gọi là từ chủ đạo hoặc từ trung tâm. Các từ khác của loạt đồng nghĩa đƣợc tập hợp xung quanh từ chủ đạo và đƣợc giải thích qua từ chủ đạo. CHƢƠNG 2 NGHĨA BIỂU TƢỢNG VỀ ĐẤT NƢỚC 2.1. Đặt vấn đề Trong tổng thể văn học Việt Nam, thơ Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975 là một thành tố quan trọng. Đây là bộ phận thơ gắn với khuynh hƣớng cảm hứng lãng mạn tràn đầy gắn với hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nƣớc. Chính thời điểm lịch sử đặc biệt 1930 - 1975 là cơ sở tạo nên những biểu tƣợng đặc biệt về đất nƣớc và con ngƣời. Điều này đã gợi mở cho chúng tôi ý tƣởng nghiên cứu về hai trƣờng ngữ nghĩa - từ vựng về đất nƣớc và con ngƣời, mà tập trungtầng nghĩa biểu trƣng, kiểu nghĩa biểu tƣợng từ vựng. Việc khảo sát đã cho chúng tôi những kết quả hết sức thú vị. Trong đó, những đơn vị từ vựng bộc lộ nghĩa biểu tƣợng về đất nƣớc chủ yếu là các từ thuộc trƣờng từ vựng chỉ các hiện tƣợng tự nhiên và những đơn vị từ vựng bộc lộ nghĩa biểu tƣợng về con ngƣời trong thơ giai đoạn này chủ yếu là các từ thuộc trƣờng từ vựng chỉ các bộ phận cơ thể con ngƣời. 2.2. Nhận xét chung về khả năng tạo nghĩa biểu tƣợng về đất nƣớc của các đơn vị từ vựng Qua quá trình khảo sát một số bài thờ Việt Nam tiêu biểu giai đoạn 1930 - 1975, chúng tôi nhận thấy có không ít đơn vị từ vựng bộc lộ nội dung nghĩa về đất nƣớc bằng kiểu nghĩa biểu tƣợng của nó. Đó hầu hết là các đơn vị không mang nghĩa về đất nƣớc khi tồn tại độc lập. Nó chỉ có thể biểu đạt đƣợc nội dung về đất nƣớc trong các văn cảnh hoạt động nhất định với những kết hợp cụ thể nào đó. Chính các nghĩa, nét nghĩa biểu tƣợng này là nhân tố quyết định khả năng tham gia trƣờng ngữ nghĩa - từ vựng về đất nƣớc của các đơn vị từ vựng. Thật đặc biệt khi tất cả các từ có khả năng bộc lộ nghĩa biểu tƣợng về đất nƣớc mà chúng tôi khảo sát đƣợc đều là những từ thuộc trƣờng từ vựng chỉ hiện tƣợng tự nhiên nhƣ: đất, nước, non, núi, sông. Chính nghĩa biểu tượng của từ đã “cấp” cho từ năng lực đứng trong nhiều trường nghĩa khác nhau. Để thể hiện hình tƣợng đất nƣớc, các tác giả đã sử dụng rất nhiều đơn vị từ vựng với những cấu trúc ngôn từ khác nhau. Những từ thuộc trƣờng từ vựng chỉ các hiện tƣợng tự nhiên quen thuộc và tồn tại nhƣ điều kiện sống bắt buộc, thiết yếu trong cuộc sống con ngƣời (đất, nước, núi, non, sông) đƣợc sử dụng trong các cấu trúc nhất định đã chuyển tải đƣợc ý nghĩa về đất nƣớc. Sự xuất hiện của các từ này trong tác phẩm văn thơ tỉ lệ thuận với mức độ phổ biến và sự hành chức của nghĩa biểu tƣợng của chúng. Khi đi vào ngôn ngữ thơ ca, ý nghĩa và chức năng thông thƣờng của những từ này ít đƣợc sử dụng. Tức là, các nhà thơ thƣờng sử dụng chúng với tƣ cách là tín hiệu biểu đạt một nghĩa biểu tƣợng nhất định nào đó. Trong số các từ có khả năng thể hiện nghĩa biểu tƣợng về đất nƣớc tìm đƣợc trong thơ Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975, từ đất tỏ ra có năng lực mạnh mẽ nhất trong việc thể hiện nghĩa biểu tƣợng về đất nƣớc, nó có tần suất xuất hiện lớn hơn cả, tiếp theo đó là từ nước. Hai từ đất 7 và nước có khả năng bộc lộ nghĩa biểu tƣợng về đất nƣớc cao hơn cả và cao hơn hẳn các từ còn lại: núi, non, sông. Điều đặc biệt hơn nữa là chính hai từ đất, nước là những thành tố cấu tạo nên từ đất nước - từ có khả năng thể hiện ý niệm về đất nƣớc một cách chính xác nhất, tạo ra nghĩa hạt nhân của trƣờng từ vựng về đất nƣớc. 2.3. Khả năng tạo nghĩa biểu tƣợng về đất nƣớc của từ “đất” Đây là từ có khả năng tạo nghĩa biểu tƣợng về đất nƣớc cao nhất so với các từ khảo sát đƣợc trong một số bài thơ Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975. Điều này có nghĩa rằng nó là từ có khả năng sản sinh nghĩa mới cao nhất. 2.3.1. Đất theo nghĩa thông thƣờng đƣợc hiểu là “chất rắn ở trên đó ngƣời và các loài động vật đi lại, sinh sống, cây cỏ mọc; đối lập với trời hoặc biển, nƣớc” (S 1 ). Nghĩa này vẫn đƣợc các nhà thơ sử dụng khá nhiều trong các sáng tác thơ 1930 - 1975: Theo nghĩa khoa học, đất đƣợc hiểu là “chất rắn làm thành lớp trên cùng của bề mặt trái đất, gồm những hạt vụn khoáng vật không gắn chặt với nhau và nhiều chất hữu cơ gọi là mùn, trên đó có thể trồng trọt đƣợc, đối lập với đá” (S 2 ). Trong các tác phẩm thơ mà chúng tôi khảo sát, tầng nghĩa trí tuệ này của từ cũng vẫn đƣợc sử dụng nhƣng với số lần xuất hiện không nhiều: Ngoài hai tầng nghĩa trí tuệ (nghĩa khoa học) và nghĩa thực tiễn (nghĩa thông thƣờng), từ đất còn bộc lộ mạnh mẽ tầng nghĩa thứ ba - tầng nghĩa biểu trƣng. Ngoài nghĩa biểu tƣợng về đất nƣớc, đất còn bộc lộ một số nghĩa biểu tƣợng khác, ví dụ: a) Đất - mầm sống, nguồn sống, sự bình yên b) Đất - nơi an nghỉ cuối cùng của đời ngƣời 2.3.2. Với nghĩa chỉ quê hƣơng, đất nƣớc, từ đất bộc lộ đƣợc rất nhiều nét nghĩa đa dạng khác nhau, góp phần làm cho biểu tƣợng về đất nƣớc trở nên đa diện, nhiều chiều kích. Chính những nét nghĩa đã tạo ra mối liên hệ tƣơng đồng về nghĩa giữa từ này với hệ thống nghĩa của các đơn vị từ vựng khác có mặt trong trƣờng ngữ nghĩa về đất nƣớc. Cụ thể nhƣ sau: a) Đất - vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền một quốc gia nhất định. Đây là nét nghĩa thƣờng trực nhất khi từ này thể hiện nghĩa về đất nƣớc. Nó bộc lộ đƣợc những nét nghĩa này khi tham gia các văn cảnh có chứa các từ trời, nước. b) Đất - tài sản quý giá, thiêng liêng nhất trong một quốc gia. Nó là thứ tài sản mà con ngƣời sẵn sàng đánh đổi tất cả, ngay đến cả sự sống của mình để có thể bảo vệ và giữ gìn đƣợc nó: c) Đất - biểu tƣợng cho nét bản sắc văn hóa đặc trƣng của một dân tộc, một quốc gia: d) Đất - toàn bộ cuộc sống và không gian, không khí sống của một dân tộc trong những thời điểm nhất định. Nắm đất say nồng lửa đấu tranh 2.4. Khả năng tạo nghĩa biểu tƣợng về đất nƣớc của từ “nước” 2.4.1. Cũng giống nhƣ từ đất, từ nước đã tham gia hết sức tích cực trong các tác phẩm thơ để biểu đạt nghĩa về đất nƣớc. Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê làm chủ biên, từ nước đƣợc định nghĩa là một danh từ có nhiều nghĩa khác nhau: 8 Nước 1 : 1. Chất lỏng không màu, không mùi và trong suốt khi là nguyên chất, tồn tại trong tự nhiên ở sông hồ, biển S 1 2. Chất lỏng nói chung: nước mắt, nước chè… S 2 Nước 2 : Vùng đất trong đó những ngƣời thuộc cùng một hay nhiều dân tộc sống chung dƣới một chế độ chính trị - xã hội và cùng thuộc về một nhà nƣớc nhất định: nước Việt Nam, các nước láng giềng… S 3 Cả ba nghĩa S1, S2, S3 đều đƣợc bộc lộ trong thơ Việt Nam giai đoạn 1930-1975. 2.4.2. Riêng những nét nghĩa biểu tƣợng về đất nƣớc, từ nước bộc lộ một số nét nghĩa sau đây: a) Nước - vùng đất trong đó những ngƣời thuộc cùng một hay nhiều dân tộc cùng chung sống dƣới một chế độ chính trị - xã hội và cùng thuộc về một nhà nƣớc nhất định: b) Nước - cộng đồng dân tộc với nững tình cảm gắn bó, thân thiết: c) Nước - các nét văn hóa truyền thống đặc trƣng của một dân tộc, quốc gia. 2.5. Khả năng tạo nghĩa biểu tƣợng về đất nƣớc của từ “non”, “núi” 2.5.1. Trong thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975, ngoài nghĩa biểu tƣợng về đất nƣớc, hai từ non, núi còn có khả năng bộc lộ một số nghĩa biểu tƣợng đó là: a) Núi, non - sự xa xôi, cách trở, khó khăn, thử thách .b) Núi, non - tình cảm chung thủy, sắt son. 2.5.2. Nghĩa biểu tƣợng về đất nƣớc của hai từ này đƣợc thể hiện nhƣ sau: a) Núi, non - vùng lãnh thổ của quốc gia, dân tộc. b) Núi, non - đời sống tinh thần, tình cảm và tính cách của dân tộc. Nét nghĩa này đƣợc thể hiện rất rõ trong các kết hợp. 2.6. Khả năng tạo nghĩa biểu tƣợng về đất nƣớc của từ “sông” 2.6.1. Trong lớp từ vựng có nội dung nghĩa biểu tƣợng về đất nƣớc mà chúng tôi khảo sát đƣợc, từ sông là từ xuất hiện với mật độ tƣơng đối cao, chỉ xếp sau từ nước, đất. Ngoài nghĩa biểu tƣợng về đất nƣớc, từ này còn có các nghĩa biểu trƣng khác nhƣ: a) Sông - cảnh vật, không gian có thể gợi nhớ, gợi thƣơng b) Sông - sức mạnh, sức sống: 2.6.2. Với nghĩa biểu tƣợng về đất nƣớc, từ bộc lộ những nét nghĩa cụ thể sau đây: a) Sông - một vùng lãnh thổ của dân tộc, Tổ quốc. Đây là nét nghĩa xuất hiện thƣờng xuyên nhất trong số các nét nghĩa biểu tƣợng về đất nƣớc của từ: b) Sông - tình cảm quê hƣơng, dân tộc gắn bó thủy chung. Nhƣ vậy, toàn bộ hệ thống nghĩa của các từ đất, nước, non, núi, sông và mối liên hệ giữa chúng với nhau đã tạo thành vùng ngữ nghĩa thứ ba trong trƣờng ngữ nghĩa - từ vựng về đất nƣớc - vùng nghĩa biểu trƣng từ vựng. Vùng ngữ nghĩa này cùng với vùng nghĩa trí tuệ và vùng nghĩa thực tiễn đã làm hoàn thiện trƣờng ngữ nghĩa - từ vựng về đất nƣớc. Các từ trong vùng nghĩa thứ ba này đều là những từ chỉ dạng vật chất tồn tại trong tự nhiên và có vai trò to lớn trong đời sống của ngƣời Việt. Các nét nghĩa biểu tƣợng về đất nƣớc của các từ có sự giao thoa với nhau ở những mức độ khác nhau. Mỗi từ bộc lộ nhiều nét nghĩa biểu tƣợng phản ánh 9 nhiều khía cạnh khác nhau về đất nƣớc. Tập hợp những nét nghĩa biểu tƣợng đó làm cho ý niệm về đất nƣớc đƣợc mở rộng một cách phong phú, nhiều chiều kích. Nó cho ta thấy đƣợc suy tƣ, ý thức của mỗi cá nhân về đất nƣớc, Tổ quốc, quê hƣơng của mình. Và vì vậy mà biểu tƣợng về đất nƣớc đƣợc hoàn thiện dần. CHƢƠNG 3 NGHĨA BIỂU TƢỢNG VỀ CON NGƢỜI 3.1. Nhận xét chung về khả năng tạo nghĩa biểu tƣợng về con ngƣời của các đơn vị từ vựng Qua quá trình khảo sát một số bài thờ Việt Nam tiêu biểu giai đoạn 1930 - 1975, chúng tôi nhận thấy có không ít đơn vị từ vựng bộc lộ nội dung nghĩa về con ngƣời bằng kiểu nghĩa biểu tƣợng của nó. Đó hầu hết là các đơn vị chỉ một bộ phận nhất định nào đó của con ngƣời khi tồn tại độc lập. Nó chỉ có thể biểu đạt đƣợc nội dung về con ngƣời trong các văn cảnh hoạt động nhất định với những kết hợp cụ thể nào đó, làm nên phép ẩn dụ hoặc hoán dụ nghệ thuật trong văn học. Chính các nghĩa, nét nghĩa biểu tƣợng này là nhân tố quyết định khả năng tham gia trƣờng ngữ nghĩa - từ vựng về con ngƣời của các từ này. Hầu hết các từ có khả năng bộc lộ nghĩa biểu tƣợng về con ngƣời mà chúng tôi khảo sát đƣợc đều là những từ thuộc trƣờng từ vựng chỉ bộ phận cơ thể ngƣời nhƣ: tay, chân, vai, mắt, đầu, tim, lòng, bụng - dạ Trong những kết hợp thông thƣờng hoặc tồn tại độc lập, các từ này hầu hết đều là những từ định danh. Tuy nhiên, khi trở thành chất liệu xây dựng tác phẩm văn học nghệ thuật thì nghĩa của chúng đƣợc biến hóa linh hoạt trong các kết hợp đặc biệt, biểu đạt một hoặc nhiều biểu tƣợng văn học khác nhau, trong đó có nghĩa biểu tƣợng về con ngƣời. tƣợng về con ngƣời. Việc các từ chỉ bộ phận cơ thể con ngƣời có khả năng sản sinh ra nghĩa biểu tƣởng về con ngƣời là một điều tƣơng đối dễ hiểu và có thể giải thích nhƣ sau: Hệ thống ngữ nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể con ngƣời cũng nhƣ các lớp từ vựng khác đều có sự chuyển nghĩa theo hai quy luật chung: ẩn dụ và hoán dụ. 3.2. Các nét nghĩa biểu tƣợng về con ngƣời đƣợc nhắc đến trong thơ ca Việt Nam 1930 - 1975 Qua khảo sát, nhận diện và phân loại, chúng tôi nhận thấy, các nét nghĩa biểu tƣợng về con ngƣời mà các đơn vị từ vựng bộc lộ bao gồm: 3.2.1. Nghĩa biểu tượng về hoạt động của con người Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, các từ nhƣ tay, chân, vai, lưng thƣờng đƣợc sử dụng để thể hiện hoạt động của con ngƣời. Đây là điều tƣơng đối dễ hiểu bởi lẽ các bộ phận tay, chân, vai, lƣng đều có khả năng vận động để tạo ra lực tác động nhất định từ con ngƣời đối với môi trƣờng xung quanh, chính các bộ phận này đã tác động trực tiếp vào môi trƣờng giúp con ngƣời cải tạo và xây dựng cuộc sống vật chất cho mình. Vì thế, các nghĩa của từ này, khi đi vào văn chƣơng thƣờng đƣợc hoán dụ hóa và mang nghĩa biểu tƣợng về hoạt động của con ngƣời. Nghĩa biểu tƣợng về hoạt động của con ngƣời đƣợc biểu đạt, thể hiện bằng nhiều nét nghĩa biểu tƣợng cụ thể khác nhau: a) Biểu tƣợng cho khả năng tham gia một hoạt động nào đó của con ngƣời với những kỹ năng và sức mạnh cụ thể b) Biểu tƣợng cho sự lao động lam lũ, vất vả, khó nhọc, cơ cực [...]... tính đa nghĩa của từ Hệ quả là trong hệ thống từ vựng, khối lƣợng từ đa nghĩa tăng lên 3 Trong phạm vi nghiên cứu tầng nghĩa biểu trƣng mà trực tiếp là kiểu nghĩa biểu tƣợng trên ngữ liệu thơ Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975 với vai trò là cơ sở để xác lập trƣờng ngữ nghĩa từ vựng, chúng tôi nhận thấy nổi lên hai hình tƣợng lớn nhất là hình tượng đất nước và hình tượng con người 4 Thông qua khảo sát, chúng... ngôn 11 ngữ; đồng thời ở một tầng vỉa sâu sa hơn, nó chịu ảnh hưởng rất lớn bởi văn hóa của cộng đồng dân tộc 2 Nghĩa biểu tƣợng đƣợc hình thành do từ tham gia hoạt động trong những ngữ cảnh đặc biệt Nghĩa biểu tƣợng cùng với các nghĩa trí tuệ, nghĩa thực tiễn - là những tầng nghĩa cố định trong cơ cấu nghĩa của từ, làm nên trƣờng ngữ nghĩa của từ vựng Chính nghĩa biểu tƣợng mở rộng trƣờng ngữ nghĩa. .. những liên tƣởng độc đáo của nhà thơ, làm phát sinh những nghĩa mới mà nếu đứng độc lập thì từ không có đƣợc Theo hƣớng nghiên cứu của chúng tôi, những nghĩa này đƣợc gọi là nghĩa biểu tượng Nghĩa biểu tƣợng là một kiểu nghĩa thuộc tầng nghĩa biểu trƣng có khả năng tồn tại trong một bộ phận lớn từ vựng tiếng Việt Nó mang nhiều đặc điểm, tính chất khác biệt so với các tầng nghĩa khác, trong đó nét nổi bật... khảo sát, chúng tôi nhận thấy tầng nghĩa biểu trƣng xuất hiện phổ biến trong thơ ca nghệ thuật và cũng là tầng nghĩa chứa nhiều nội dung nghĩa tiềm tàng Đây là bộ phận nghĩa linh động nhất, có khả năng di động mạnh hơn các tầng nghĩa khác; điều này phụ thuộc vào những mức độ, cơ tầng khác nhau của trí tƣởng tƣợng ở con ngƣời Chính vì thế, khả năng tham gia các trƣờng nghĩa của từ cũng không còn là... ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, 2005 9 Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 2003 10 Nguyễn Thiện Giáp, Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 1996 11 Hoàng Văn Hành, Từ ngữ tiếng Việt trên đường hiểu biết và khám phá, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 1991 12 Đỗ Việt Hùng, Nét nghĩa và hoạt động của nét nghĩa trong kết hợp từ, Tạp chí Ngôn ngữ học, số 4-2004 13 Nguyễn Lai, Ngôn ngữ với... Châu, Các bình diện của từ và từ vựng tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999 4 Đỗ Hữu Châu, Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, 1998 5 Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 2001 6 Hữu Đạt, Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 7 Hữu Đạt, Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Giáo dục, 1999 8 Nguyễn Thiện Giáp,... từ cũng không còn là cố định mà hoàn toàn có thể mở rộng tùy theo nét nghĩa hoặc nghĩa mới đƣợc phái sinh trong khi sử dụng từ Tập hợp những nét nghĩa biểu tƣợng của từ làm cho hình tƣợng về đất nƣớc, con ngƣời đƣợc mở rộng một cách phong phú, nhiều chiều kích References TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Đỗ Hữu Châu, Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996 2 Đỗ Hữu Châu, Tổng tập, tập 2,... Đào Thản, Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật, Nxb Khoa học xã hội, 1998 21 Lý Toàn Thắng, Ngôn ngữ học tri nhận từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, 2005 22 Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1996 23 Lê Quang Thiêm, Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Nxb Đại học Quốc gia, 2004 24 Lê Quang Thiêm, Ngữ nghĩa học, Nxb Giáo... tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 1999 26 Nguyễn Đức Tồn, Tìm hiểu đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002 27 Nguyễn Đức Tồn, Từ đồng nghĩa tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, 2006 28 Nguyễn Văn Tu, Các nhóm từ đồng nghĩa trong tiếng Việt, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, 1982 29 Hoàng Tuệ: Ngôn ngữ và... Lyons, Ngữ nghĩa học dẫn luận (Nguyễn Văn Hiệp dịch), Nxb Giáo dục, 2006 15 I U Lotman, Cấu trúc văn bản nghệ thuật (Trần Ngọc Vƣơng, Ngô Thu Thủy dịch), Nxb Văn học, 2004 12 Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, 2002 Hoàng Phê, Logich ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng I.U.V Rozdexvenxki, Những bài giảng ngôn ngữ học đại cương, Nxb Giáo dục, 1997 F de Saussure, Giáo trình ngôn ngữ học . 1 Khảo sát tầng nghĩa biểu trƣng trên ngữ liệu thơ Việt Nam giai đoạn 1930-1975 Nguyễn Thị Trang Trƣờng Đại. bộ phận của trƣờng ngữ nghĩa từ vựng trên ngữ liệu thơ Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975 nhƣ một thử nghiệm hƣớng tiếp cận mới trong ngôn ngữ học hiện nay

Ngày đăng: 17/01/2014, 14:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w