Pháp luật về tái định cư và thực tiễn thực hiện tại khu kinh tế vũng áng – tỉnh hà tĩnh

74 582 2
Pháp luật về tái định cư và thực tiễn thực hiện tại khu kinh tế vũng áng – tỉnh hà tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Từ bao đời nay, nhân dân ta luôn luôn tâm niệm “an rồi mới lạc nghiệp”. Quan niệm này đã ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ, vào tiềm thức của mỗi người. Vấn đề đầu tiên mà người ta hướng tới khi muốn ổn định đời sống là nơi ở. Nơi ở gắn liền với tập quán sinh hoạt, tập quán sản xuất, thậm chí gắn với cả truyền thống văn hóa của con người. Đặc biệt là ở vùng nông thôn nơi mà văn hóa làng xã còn khá đậm nét sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu thì nơi ở có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, trong xu thế mở cửa hội nhập hiện nay, nơi ở của người dân, nhất là ở vùng nông thôn có sự xáo trộn mạnh mẽ. Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nhu cầu đất đai cho việc đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, KKT nói riêng cho sự phát triển kinh tế nói chung của đất nước là rất cần thiết. Có thể thấy, nhu cầu đất cho đô thị hóa công nghiệp hóa ở nước ta là rất lớn, nhưng quỹ đất nhàn rỗi do Nhà nước quản lý không đáp ứng đủ những nhu cầu đó. Bởi vậy, quỹ đất phục vụ cho công cuộc phát triển nói trên cần phải lấy từ nhiều nguồn, trong đó có phần từ thu hồi đất của tổ chức, cá nhân hộ gia đình. Trong số đó, có nhiều trường hợp Nhà nước phải thu hồi cả đất ở của người dân để lấy mặt bằng thực hiện dự án. Thậm chí đối với một số dự án, số hộ phải di dời lên đến hàng nghìn hộ với vài chục nghìn nhân khẩu như Dự án Thủy điện Sơn La ở tỉnh Sơn La; Dự án Khu liên hợp gang thép cảng biển Sơn Dương Formosa ở tỉnh Tĩnh… Đối với các dự án này, vấn đề TĐC cho người dân bị mất đất ở là một yêu cầu bức thiết, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Bởi lẽ, tách con người ra khỏi nơi ở truyền thống là tách họ ra khỏi cuộc sống thường nhật đã gắn bó với họ nhiều năm, có khi là cả cuộc đời, cả nhiều thế hệ. Điều này có ảnh hưởng vô cùng to lớn, là bước ngoặt trong cuộc đời của họ. Xuất phát từ tầm ảnh hưởng của vấn đề TĐC đối với người bị thu hồi đất, trong những năm qua chính sách pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, TĐC luôn được Nhà nước quan tâm. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, pháp luật về bồi thường, TĐC đã bộc lộ nhiều điểm vướng mắc. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên thực tế gặp phải rất nhiều khó khăn, gây bức xúc trong dư luận, gây tác động tiêu cực đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội của đất nước. Để góp phần khắc phục tình trạng này, việc đi sâu tìm hiểu quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, TĐC là rất cần thiết; qua đó có thể phân tích được thực trạng pháp luật, đồng thời đề xuất những phương hướng, giải pháp khắc phục những hạn chế của pháp luật hiện hành. Với những lý do đó, tôi chọn đề tài: “Pháp luật về TĐC thực tiễn thực hiện tại KKT Vũng Áng tỉnh Tĩnh” làm luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc sỹ Luật học. 2. Tình hình nghiên cứu: Ở nước ta hiện nay, với những điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực, cộng với chính sách thu hút đầu tư của Nhà nước, các dự án đầu tư, nhất là dự án đầu tư nước ngoài ngày càng tăng. Sự gia tăng các dự án đầu tư một mặt là lợi thế lớn giúp cho nền kinh tế nhanh chóng phát triển, mặt khác cũng gia tăng áp lực lên quỹ đất phát triển kinh tế xã hội vốn đã hạn hẹp. Từ hơn hai thập niên trở lại đây, bồi thường giải phóng mặt bằng nói chung TĐC nói riêng là một vấn đề rất nhức nhối, thường xuyên thu hút được sự quan tâm của dư luận. Bởi vậy, có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết đề cập đến vấn đề này. Trong đó, phải kể đến các công trình nghiên cứu: Luận văn Thạc sỹ Luật học của Nguyễn Vĩnh Diện “Pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất” năm 2006; Luận văn Thạc sỹ Luật học của Đinh Thị Huê “Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ TĐC khi Nhà nước thu hồi đất ở tỉnh Nam hiện nay”; Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật học của Nguyễn Thu Hiền năm 2007 Nguyễn Hoàng Dương năm 2009 cùng về đề tài “Các vấn đề phápvề TĐC khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện các dự án đầu tư” Bên cạnh đó, có nhiều bài viết về bồi thường, hỗ trợ TĐC được đăng trên các tạp chí uy tín như: Chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất của Trần Quang Huy đăng trên Tạp chí Luật học số 10/2010; Về chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất của Nguyễn Thị Phượng đăng trên Tạp chí Quản lý Nhà nước số 176 (tháng 9/2010); Pháp luật về bồi thường, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất của Singapore Trung Quốc những gợi mở cho Việt Nam trong hoàn thiện pháp luật về bồi thường, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất của Nguyễn Quang Tuyến Nguyễn Ngọc Minh đăng trên Tạp chí Luật học số 10/2010 Nhìn chung, vấn đề bồi thường, giải phóng mặt bằng nói chung TĐC nói riêng đã được rất nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu. Tuy nhiên, các bài viết mới chỉ dừng lại ở việc phân tích một khía cạnh nhỏ trong toàn bộ chế định TĐC. Đối với các luận văn thạc sỹ, các khóa luận tốt nghiệp, đây là những công trình nghiên cứu công phu, có chất lượng. Nhưng các công trình này chủ yếu đề cập đến việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, trong đó vấn đề TĐC chỉ là một phần nhỏ trong tổng thể công trình. Một số công trình khác tuy đã trực tiếp nghiên cứu về TĐC, nhưng có nhiều quy định về TĐC được đề cập trong đó hiện nay đã bị bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung Bởi vậy, việc nghiên cứu pháp luật hiện hành về TĐC là rất cần thiết. 3. Phạm vi nghiên cứu: TĐC cho người dân bị Nhà nước thu hồi đất ở là một chế định pháp luật được quy định đầu tiên tại Luật Đất đai 1993 tiếp tục được khẳng định tại Luật Đất đai 2003. Trong giới hạn nghiên cứu, luận văn đi sâu tìm hiểu các quy định pháp luật hiện hành về TĐC, bao gồm quy định tại Luật Đất đai 2003 các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003 về TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, do đặc thù của công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC mà mỗi địa phương khác nhau có thể có các quy định không giống nhau về cùng một vấn đề. Để làm rõ hơn khía cạnh này, luận văn cũng tìm hiểu các quy định pháp luật về TĐC áp dụng đối với một địa bàn cụ thể là KKT Vũng Áng tỉnh Tĩnh. Qua thực tiễn thực hiện pháp luật về TĐC ở địa bàn này, luận văn làm rõ những ưu điểm cũng như những mặt còn hạn chế, vướng mắc của pháp luật, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành. 4. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện trên cơ sở các quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng Nhà nước ta về Nhà nước của dân, do dân, vì dân, về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Luận văn sử dụng phương pháp luận của triết học Mác xít là phương pháp duy vật biện chứng phương pháp duy vật lịch sử để phân tích những vấn đề đặt ra trong luận văn; tuân theo quy luật logic, tổng hợp, đối chiếu giữa lý luận thực tiễn… Luận văn cũng sử dụng phương pháp xã hội học, thống kê, tổng hợp, so sánh, khảo cứu tài liệu kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có để giải quyết những vấn đề trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. 5. Tính mới đóng góp của luận văn: Luận văn đã giới thiệu các quy định của pháp luật về TĐC đối với người dân mất đất ở một cách tổng hợp, toàn diện; làm sáng tỏ các vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề TĐC. Trên cơ sở đó, luận văn đã phân tích, luận giải những điểm tiến bộ, hợp lí, cũng như những vấn đề còn vướng mắc trong quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về TĐC. Đồng thời, luận văn cũng đi sâu tìm hiểu thực tiễn thực hiện công tác TĐC tại một địa bàn cụ thể là KKT Vũng Áng tỉnh Tĩnh. Đây là địa bàn tập trung nhiều dự án đầu tư trong ngoài nước, trong đó có cả dự án trọng điểm quốc gia. Qua việc tìm hiểu về công tác TĐC ở đây có thể rút ra những kinh nghiệm nhất định đối với công tác TĐC ở các địa phương khác có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng. Không những thế, việc thực hiện công tác TĐC ở địa bàn cũng giúp kiểm chứng quy định của pháp luật về vấn đề này, qua đó, có thể đề xuất những giải pháp để khắc phục những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại. Như vậy, luận văn đã đóng góp cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về công tác TĐC hiện nay, từ đó đề ra các giải pháp mang tính tham khảo cho việc sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện pháp luật hiện hành về TĐC. 6. Cơ cấu của luận văn: Ngoài lời nói đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về TĐC pháp luật về TĐC khi Nhà nước thu hồi đất Chương 2: Thực trạng pháp luật về TĐC khi nhà nước thu hồi đất- Nghiên cứu cụ thể tại KKT Vũng Áng tỉnh Tĩnh Chương 3: Thực trạng giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về công tác TĐC qua thực tiễn thực hiện tại KKT Vũng Áng tỉnh Tĩnh CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÁI ĐỊNH CƯ VÀ PHÁP LUẬT VỀ TÁI ĐỊNH KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT 1.1 Các vấn đề chung về TĐC 1.1.1 Khái niệm TĐC Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay ở Việt Nam, TĐC cho người dân bị mất đất ở là một vấn đề rất bức thiết, được dư luận quan tâm. Bởi vậy, thuật ngữ “TĐC” được nhắc đến nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như trong cuộc sống của người dân. Nó cũng là một thuật ngữ pháp lý được đề cập nhiều trong các văn bản pháp luật, đặc biệt là văn bản pháp luật về đất đai. Vậy “TĐC” là gì? “Từ điển Luật học” cuốn sách tập hợp những giải thích trên khía cạnh phápvề các thuật ngữ pháp lý thông dụng không đưa ra định nghĩa về “TĐC”. Trong “Đại từ điển Tiếng Việt” do Nguyễn Như Ý chủ biên cũng không giải thích về thuật ngữ “TĐC”. Tuy nhiên, tác giả lại chỉ rõ: “tái: hai lần hoặc lần thứ hai; lại một lần nữa” [46, tr.1485]; “định cư: ở lại một nơi nhất định để sinh sống làm ăn, phân biệt với du cư” [46, tr.641]. Như vậy, có thể hiểu TĐC là việc một lần nữa chuyển đến một nơi nhất định để sinh sống làm ăn ổn định. Có thể thấy cách hiểu về TĐC như trên không chỉ áp dụng trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng đất mà còn áp dụng đối với một số trường hợp khác không liên quan đến thu hồi đất như TĐC cho đồng bào dân tộc ít người sinh sống du canh du cư, hoặc TĐC tự phát của từng người dân riêng lẻ… “TĐC” là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong các văn bản quy phạm pháp luật, bởi vậy các nhà làm luật đã có giải thích về thuật ngữ này tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về việc bồi thường, hỗ trợ TĐC khi Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi tắt là Nghị định 197/2004/NĐ-CP). Theo đó, “người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Nghị định này mà phải di chuyển chỗ ở thì được bố trí TĐC bằng một trong các hình thức sau: 1. Bồi thường bằng nhà ở 2. Bồi thường bằng đất ở 3. Bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới” (Điều 4) Có thể thấy, quy định trên mới chỉ dừng lại ở việc nêu ra các hình thức TĐC mà chưa chỉ rõ nội hàm của “TĐC”. Các nhà làm luật mới chỉ liệt kê được các hình thức TĐC mà chưa định nghĩa được TĐC là gì. Bởi vậy, trong thực tế, có một số tác giả đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về TĐC. Theo tác giả Nguyễn Quang Tuyến, “TĐC là việc người sử dụng đất được bố trí nơi ở mới bằng một trong các hình thức: bồi thường bằng nhà ở mới hoặc bồi thường bằng giao đất ở hoặc bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới khi họ bị Nhà nước thu hồi đất ở và phải di chuyển chỗ ở” [39]. Theo tác giả Trịnh Thị Hằng Nga, “TĐC là biện pháp nhằm ổn định, khôi phục đời sống cho các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án, khi mà đất định bị thu hồi hết hoặc thu hồi không hết, mảnh còn lại không đủ điều kiện để ở lại nơi ở cũ, phải di chuyển đến nơi ở mới” [26, tr.66]. Theo quan điểm của Ngân hàng thế giới được ghi nhận trong Khung chính sách TĐC thuộc khuôn khổ Dự án Quản lý thủy lợi phục vụ Phát triển Nông thôn vùng Đồng bằng sông Mê Kông (MDWRM-RDP), “TĐC là thuật ngữ chung liên quan tới việc thu hồi đất bồi thường cho tổn thất về tài sản khi có di dời, tổn thất đất, nhà ở, tài sản hoặc phương tiện sinh kế khác” [23, tr.5]. Tuy nhiên, định nghĩa trên đã đưa ra cách hiểu khá rộng về TĐC, bao gồm cả công tác bồi thường do tổn thất nhà ở, tài sản hoặc phương tiện sinh kế khác. Theo quan điểm của pháp luật Việt Nam, những công tác nêu trên thuộc về phạm vi bồi thường về đất tài sản gắn liền trên đất. Như vậy, quan điểm của Ngân hàng thế giới của pháp luật Việt Nam về nội hàm khái niệm “TĐC” có điểm không tương đồng với nhau. Xem xét khái niệm TĐC khi Nhà nước thu hồi đất, có thể thấy rất rõ TĐC là hậu quả pháp lý của việc thu hồi đất của Nhà nước. Nói cách khác, vấn đề TĐC chỉ đặt ra khi có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất của người sử dụng đất. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp cứ có hành vi thu hồi đất là phát sinh vấn đề TĐC. Để công tác TĐC được tiến hành phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật, trong đó điều kiện về thu hồi đất là tiên quyết, quan trọng nhất. Khi Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng đất, bên cạnh việc tổ chức TĐC cho người dân không còn chỗ ở thì Nhà nước còn phải thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ cho người sử dụng đất. Như vậy, TĐC chính là một trong các công việc của hậu thu hồi đất. Từ những cơ sở trên, có thể đưa ra khái niệm về TĐC như sau: TĐC là một trong các trách nhiệm của Nhà nước bố trí nơi ở mới cho người bị Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở bằng một trong các hình thức: bồi thường bằng nhà ở mới hoặc bồi thường bằng giao đất ở hoặc bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới. TĐC là hậu quả pháp lý của hành vi thu hồi đất của Nhà nước. TĐC có các đặc trưng cơ bản như sau: Thứ nhất, TĐC là việc giải quyết hậu quả pháp lý của một hành vi hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi họ ra quyết định thu hồi đất ở của người đang sử dụng đất Thứ hai, về đối tượng, TĐC chỉ áp dụng đối với trường hợp người sử dụng đất ở bị Nhà nước thu hồi đất ở phải di chuyển chỗ ở; Thứ ba, mục đích của TĐC là nhằm giải quyết chỗ ở mới cho người bị thu hồi đất và phải di chuyển chỗ ở để giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống sinh hoạt. Đây là mục đích xuyên suốt trong chính sách, pháp luật về TĐC. Việc di chuyển chỗ ở đã tạo ra sự xáo trộn lớn trong cuộc sống của người dân bị thu hồi đất, thậm chí trong rất nhiều trường hợp nó đã tạo ra những bất lợi lớn cho người được TĐC khi chỗ ở mới không phù hợp với tập quán sinh hoạt, nghề nghiệp của họ. Bởi vậy, để đảm bảo lợi ích của những đối tượng được TĐC, Đảng Nhà nước luôn quán triệt nguyên tắc TĐC là chỗ ở mới phải tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ. Thứ tư, TĐC không phải là một biện pháp chế tài của Nhà nước áp dụng đối với người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật đất đai mà là nghĩa vụ của Nhà nước đối với người bị thu hồi đất ở phải di chuyển chỗ ở. 1.1.2. Phân loại TĐC TĐC là một chính sách nhất quán của Nhà nước được áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước. Trên cơ sở các quy định của Nhà nước, các địa phương ban hành các quy định phù hợp với thực tế của địa phương mình. Có thể nói, TĐC không phải là một chính sách đơn nhất, áp dụng cứng nhắc ở mọi địa phương như nhau. Bởi lẽ, ở các địa phương khác nhau có sự khác biệt rõ nét về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội…, dẫn đến việc giải quyết vấn đề nhà ở TĐC ở các địa phương là không giống nhau. Trong quá trình tìm hiểu về TĐC, có thể nhận thấy một đặc thù là việc giải quyết TĐC ở đô thị có các hình thức đa dạng hơn so với ở khu vực nông thôn. Ở khu vực đô thị việc giải quyết TĐC có thể bằng nhiều hình thức khác nhau, trong khi ở khu vực nông thôn hầu như chỉ áp dụng hình thức TĐC bằng đất ở. Đối với đất đô thị, đất bị thu hồi là đất ở thì được bồi thường bằng tiền, nhà ở chung cư hoặc đất ở tại khu vực TĐC. Diện tích bồi thường cho mỗi hộ gia đình theo hạn mức đất ở do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định, nhưng không được vượt quá diện tích của đất bị thu hồi. Mức tối đa được bồi thường bằng mức ở nơi ở mới do UBND cấp tỉnh phê duyệt. Trong trường hợp đất ở bị thu hồi lớn hơn diện tích bị thu hồi thì có thể bồi thường thêm một phần diện tích đất ở tùy theo quỹ đất tại địa phương, phần còn lại bồi thường bằng tiền. Đối với đất ở thu hồi thuộc nội thành đô thị loại đặc biệt loại 1 thì chủ yếu bồi thường bằng nhà ở hoặc bằng tiền, việc nhận nhà hay tiền do người bị thu hồi quyết định. Ngoài ra, trong một số ít trường hợp người bị thu hồi đất cũng có thể được bồi thường bằng đất ở nếu như thỏa mãn điều kiện: có dự án TĐC ở ngay trong khu vực thu hồi đất, TĐC ở các khu quy hoạch dân hoặc các khu dân khác thuộc nội đô thị đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với đất ở thu hồi tại các đô thị khác không thuộc loại đô thị đặc biệt loại 1 thì được bồi thường bằng đất, bằng tiền hoặc nhà ở theo đề nghị của người có đất bị thu hồi. Trong trường hợp trong nội đô thị không có đất để bồi thường thì bồi thường bằng đất ở tại ngoại đô thị [14, tr.65-66]. Đối với khu vực nông thôn, TĐC chủ yếu được thực hiện dưới hình thức TĐC bằng đất ở. Đó có thể là đất ở xen dắm trong các khu dân cư, hoặc cũng có thể là đất ở tập trung trong các khu TĐC được quy hoạch. Chỉ trong trường hợp người bị thu hồi đất không có nhu cầu nhận đất ở TĐC mà yêu cầu nhận bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới thì họ sẽ được đáp ứng. Riêng đối với hình thức TĐC bằng nhà ở hầu như không được áp dụng đối với việc TĐC ở khu vực nông thôn. Lý do dẫn đến tình trạng như trên xuất phát từ thực trạng quỹ đất ở hiện nay ở các địa phương. Đối với khu vực đô thị, với việc gia tăng nhanh dân số thì nhu cầu về nhà ở cũng tăng lên tương ứng, bởi vậy quỹ đất ở hạn hẹp tại khu vực đô thị không thể đáp ứng được nhu cầu đặt ra. Bởi vậy, việc TĐC bằng đất ở là rất khó thực hiện, đặc biệt là tại các đô thị loại đặc biệt loại 1; giải pháp TĐC bằng nhà ở, nhất là nhà chung cao tầng là lựa chọn hợp lý. Riêng đối với khu vực nông thôn, nơi mà quỹ đất ở về cơ bản có thể đáp ứng được yêu cầu TĐC thì việc TĐC bằng đất ở là chủ yếu được coi là một lựa chọn khôn ngoan, bởi lẽ nó vừa giảm chi phí cho Nhà nước khi không phải xây dựng nhà ở TĐC, vừa đảm bảo hơn quyền lợi của người có đất bị thu hồi. 1.1.3 Mối quan hệ giữa TĐC thu hồi đất 1.1.3.1 Một số vấn đề khái quát về thu hồi đất: Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Chế độ sở hữu này khác hoàn toàn so với chế độ tư hữu đất đai được thừa nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới. Xuất phát từ điểm khác biệt cơ bản này mà việc thu hồi đất ở nước ta cũng có nhiều điểm đặc thù. - Khái niệm thu hồi đất: Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật Đất đai (Khoản 5 Điều 4 Luật Đất đai 2003). Như vậy, thu hồi đất là một biện pháp pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai để phục vụ cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, hoặc xử lý vi phạm pháp luật đất đai của người sử dụng đất. Hình thức pháp lý của thu hồi đất được thể hiện bằng một quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. - Đặc trưng của thu hồi đất: Thứ nhất, thu hồi đất là một quyết định hành chính của người có thẩm quyền nhằm chấm dứt quan hệ sử dụng đất của người sử dụng đất Thứ hai, thu hồi đất là quyết định hành chính thể hiện quyền lực Nhà nước nhằm thực thi một trong những nội dung của quản lý Nhà nước về đất đai Thứ ba, việc thu hồi đất xuất phát từ nhu cầu của Nhà nước xã hội hoặc là biện pháp chế tài được áp dụng nhằm xử lý hành vi vi phạm pháp luật đất đai của người sử dụng đất - Các trường hợp thu hồi đất: Như đã nói ở trên, thu hồi đất là quyết định hành chính của người có thẩm quyền nhằm chấm dứt quan hệ sử dụng đất của người sử dụng đất. Như vậy, có thể thấy tất cả các trường hợp thu hồi đất đều dẫn tới một hệ quả như nhau là quyền sử dụng đất bị chấm dứt. Tuy nhiên, các trường hợp thu hồi đất trên thực tế lại có sự khác nhau về bản chất pháp lý, cụ thể như sau: - Nhóm thứ nhất: các trường hợp thu hồi đất do nhu cầu của Nhà nước, của xã hội Đây là các trường hợp thu hồi đất không do lỗi của người sử dụng đất gây ra mà do nhu cầu của Nhà nước, của xã hội để sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế; ví dụ: thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp, thu hồi đất để làm đường…. Do vậy, các trường hợp thu hồi đất này người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường về đất, bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất; được xem xét hỗ trợ; TĐC. - Nhóm thứ hai: các trường hợp thu hồi vì các lý do đương nhiên Đây là các trường hợp thu hồi đất không do lỗi của người sử dụng đất gây ra cũng không xuất phát từ nhu cầu của Nhà nước, của xã hội mà việc sử dụng đất bị chấm dứt bởi các sự kiện pháp lý hay tình huống bất khả kháng. Ví dụ: thu hồi đất do cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế; người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất; đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết thời hạn Trong các trường hợp này, người sử dụng đất không được bồi thường về đất. Họ có thể được xem xét hỗ trợ một phần kinh phí bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất. - Nhóm thứ ba: các trường hợp thu hồi đất do người sử dụng đất vi phạm pháp luật đất đai Đây là các trường hợp thu hồi đất do lỗi vi phạm pháp luật đất đai của người sử dụng đất gây ra. Ví dụ: sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả, người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất, người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước … Các trường hợp thu hồi đất này, người sử dụng đất không được bồi thường, hỗ trợ, TĐC. Họ chỉ có thể được Nhà nước xem xét, hỗ trợ một phần kinh phí cho việc di dời. 1.1.3.2 Mối quan hệ giữa thu hồi đất TĐC: Xuất phát từ cách phân loại các trường hợp thu hồi đất, có thể thấy mỗi nhóm trường hợp thu hồi đất sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý nhất định. Hay nói cách khác, đối với các nhóm trường hợp khác nhau, Nhà nước đều có hướng xử lí khác nhau, tùy vào bản chất pháp lý của từng trường hợp. Đối với nhóm trường hợp thứ hai thứ ba, việc thu hồi đất của Nhà nước là xuất phát từ nguyên nhân khách quan (vì các lí do đương nhiên hoặc vì người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật đất đai). Bởi vậy, Nhà nước không có trách nhiệm phải bồi thường, hỗ trợ, TĐC. Có chăng, Nhà nước chỉ áp dụng một số biện pháp nhất định hỗ trợ cho người bị thu hồi đất. Chỉ có nhóm thứ nhất việc thu hồi đất được tiến hành là do ý muốn chủ quan của Nhà nước, do đó người bị thu hồi đất được Nhà nước bồi thường thiệt hại về đất tài sản gắn liền trên đất, được hỗ trợ, TĐC. Như vậy, vấn đề bồi thường, hỗ trợ, TĐC chỉ đặt ra đối với nhóm trường hợp thu hồi đất do nhu cầu của Nhà nước xã hội để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế. Có thể thấy cách tiếp cận thu hồi đất ở góc độ này giống với quan điểm về thu hồi đất của Ngân hàng Thế giới: Thu hồi đất là quá trình trong đó một cá nhân, hộ gia đình, công ty hoặc cơ sở tư nhân bị một cơ quan Nhà nước buộc chuyển giao một phần hoặc toàn bộ đất đai mà họ sở hữu hoặc chiếm hữu sang cho cơ quan Nhà nước đó sử dụng hoặc chiếm hữu vì các mục đích công được bồi thường với mức chi phí thay thế [23, tr.5]. Sở dĩ hậu quả pháp lý của hành vi thu hồi đất của Nhà nước trong trường hợp này khác hẳn so với các nhóm trường hợp thu hồi đất còn lại là do ở trường hợp này người sử dụng đất không có bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật đất đai nào, cũng như không hề có bất kỳ một lý do đương nhiên nào dẫn đến việc chấm dứt quyền sử dụng đất của họ. Theo quy định, quyền sử dụng đất của họ đang được pháp luật bảo vệ. Bởi vậy, khi Nhà nước thu hồi đất của họ thì Nhà nước phải có trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ trong một số trường hợp phải bố trí TĐC cho họ nếu họ phải di chuyển chỗ ở. Từ những phân tích ở trên, có thể thấy TĐC là một trong các trách nhiệm hậu thu hồi đất của Nhà nước. TĐC là hậu quả pháp lý của hành vi thu hồi đất của Nhà nước. Trong phạm vi nghiên cứu vấn đề TĐC khi Nhà nước thu hồi đất, chỉ khi có hành vi thu hồi đất mới phát sinh vấn đề TĐC. Hay nói cách khác, thu hồi đất chính là tiền đề, là điều kiện đầu tiên, quan trọng nhất để công tác TĐC được tiến hành. Tuy nhiên, cần phải xác định rõ hành vi thu hồi đất chỉ là điều kiện cần; người bị thu hồi đất để được TĐC còn cần đáp ứng được một số điều kiện đủ khác. 1.1.4. Khái quát về chủ trương, chính sách TĐC của Đảng: 1.1.4.1 Sự cần thiết của việc xây dựng chính sách TĐC: [...]... 2.3 Thực trạng công tác TĐC tại KKT Vũng Áng tỉnh Tĩnh 2.3.1 Quy định về TĐC áp dụng đối với KKT Vũng Áng 2.3.1.1 Tổng quan về KKT Vũng Áng KKT Vũng Áng được thành lập ban hành quy chế hoạt động theo Quyết định số 72/2006/QĐ-TTg ngày 03/6/2006 Quyết định số 19/2010/QĐ-TTg ngày 03/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ với tổng diện tích 22.781 ha, bao gồm 9 xã nằm ở phía Nam huyện Kỳ Anh, tỉnh Tĩnh. .. tất yếu khách quan Tuy nhiên, để thực hiện được điều đó đòi hỏi phải có một quá trình lâu dài thực hiện cải cách đồng bộ về hệ thống pháp luật thực thi pháp luật ở nước ta 1.2 Pháp luật về TĐC khi Nhà nước thu hồi đất 1.2.1 Khái niệm pháp luật về TĐC “Một nhà nước văn minh có nhiệm vụ tạo ra an toàn mọi mặt cho dân chúng, trong đó có cả an toàn về pháp Pháp luật phải đảm bảo cho quyền tự do của... phải ban hành các quy định riêng để phù hợp với điều kiện của địa phương mình Đối với công tác TĐC ở KKT Vũng Áng, hiện nay đang áp dụng các quy định của UBND tỉnh Tĩnh về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất Trong đó, chủ yếu là: Quyết định số 07/2010/QĐ-UBND ngày 16/3/2010 về Ban hành quy định chính sách về bồi thường, hỗ trợ TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Tĩnh (sau... Được từ chối vào khu TĐC nếu khu TĐC không đảm bảo các điều kiện như đã thông báo niêm yết công khai; - Được cung cấp mẫu thiết kế nhà miễn phí Về nghĩa vụ: - Thực hiện di chuyển vào khu TĐC theo đúng thời gian theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; - Xây dựng nhà, công trình theo đúng quy hoạch thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật; - Nộp tiền mua nhà ở hoặc tiền... trợ TĐC được lưu giữ quản lý theo quy định hiện hành 2.1.8 Giải quyết các khiếu kiện liên quan đến công tác TĐC Việc giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, TĐC được thực hiện theo quy định tại Điều 138 của Luật Đất đai, Điều 63 Điều 64 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP quy định giải quyết khiếu nại tại Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và. .. chính áng của họ Sở dĩ chúng ta xác định vị trí trên cho pháp luật về TĐC là bởi “chế định này không những bù đắp cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất quyền lợi kinh tế họ mất đi khi bị thu hồi đất mà còn giúp đỡ họ trong việc tạo lập cuộc sống mới” [34, tr.6] Pháp luật về TĐC đã tạo ra cơ sở pháp lý thống nhất cho việc thực hiện TĐC trên thực tế Thông qua việc quy định tổ chức thực hiện công... nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 5 35 vạn tấn KKT Vũng Áng có vị trí địa lý kinh tế - chính trị thuân lợi: nằm trên trục đường giao thông Bắc Nam hành lang kinh tế Đông Tây, cách thành phố Tĩnh mỏ sắt Thạch Khê 60 km về phía Bắc Từ đây, có thể giao lưu kinh tế với mọi vùng trong cả nước theo đường Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, đường Hồ Chí Minh; dễ dàng... bước phát triển của pháp luật về TĐC CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT TÁI ĐỊNH KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT - NGHIÊN CỨU CỤ THỂ TẠI KHU KINH TẾ VŨNG ÁNG TỈNH TĨNH 2.1 Quy định chung của pháp luật về TĐC: 2.1.1 Nguyên tắc TĐC: Như đã nói ở trên, khi Nhà nước ra quyết định thu hồi đất sẽ làm phát sinh quan hệ bồi thường, hỗ trợ, TĐC giữa Nhà nước với người sử dụng đất Như vậy, bồi thường, hỗ trợ, TĐC là... kiện tự nhiên khu vực rất thuân lợi cho phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, đặc biệt là du lịch biển Mục tiêu phát triển của KKT Vũng Áng đã được xác định là: khai thác tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế chính trị; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tĩnh khu vực Bắc Trung Bộ; Xây dựng phát triển KKT Vũng Áng để trở thành KKT tổng... Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP ; 4 Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất khung giá các loại đất 5 Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/1/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai Nghị định 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần

Ngày đăng: 17/01/2014, 09:02