Những vấn đề còn vướng mắc

Một phần của tài liệu Pháp luật về tái định cư và thực tiễn thực hiện tại khu kinh tế vũng áng – tỉnh hà tĩnh (Trang 47 - 51)

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác TĐC tại KKT Vũng Áng còn có nhiều điểm hạn chế, gây khó khăn trong quá trình thực hiện.

Một là, về công tác cấp đất ở TĐC cho người dân

Hiện nay, tại một số dự án thuộc KKT Vũng Áng còn thiếu đất ở cấp cho dân để TĐC. Điều này dẫn đến tình trạng người dân không chịu di dời để bàn giao mặt bằng thực hiện dự án. Đây là tình trạng diễn ra không chỉ ở KKT Vũng Áng mà diễn ra ở hầu khắp các địa phương trên cả nước.

Tuy nhiên, theo báo cáo của KKT Vũng Áng, ở tất cả các khu TĐC đều có một số lượng nhất định các lô đất (496 lô) đã được bàn giao cho xã nhưng chưa được cấp cho dân [1]. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do người dân không nhận đất TĐC; hoặc số lô đất thừa so với nhu cầu TĐC. Đối với nhóm nguyên nhân thứ nhất, người dân không chịu nhận phần đất của mình là do họ chưa đồng ý với mức tiền bồi thường về đất và bồi thường thiệt hại về tài sản đối với diện tích đất bị thu hồi; hoặc những lô đất có diện

tích nhỏ hơn 400m2, người dân cũng không muốn nhận vì nhỏ hơn hạn mức đất theo quy hoạch tại các khu TĐC; ngoài ra, ở một số khu TĐC, hạ tầng chưa đảm bảo (đường giao thông, điện, nước, san nền đất ở) nên người dân chưa nhận đất. Đối với nhóm nguyên nhân thứ hai, ở một số khu TĐC diện tích đất này được quy hoạch không chỉ cho dự án Formosa mà còn cho các dự án khác được thực hiện sau này, bởi vậy khi các dự án khác chưa được triển khai thực hiện thì không thể di dời người dân lên; hoặc do chủ trương bố trí TĐC theo vùng như đã nói ở trên, sau khi dân trong vùng chuyển đến nơi TĐC vẫn thừa ra một số lô đất chưa bố trí được các hộ ở vùng khác vào dẫn đến tình trạng xã chưa cấp hết số đất được bàn giao đến cho dân.

Hai là, hạ tầng kỹ thuật tại các khu TĐC còn có một số vấn đề bất cập.

Tại các khu TĐC, trong quá trình thi công đơn vị thi công chạy theo tiến độ, không đảm bảo chất lượng san nền. Một số lô đất ở khu TĐC xã Kỳ Thịnh, Kỳ Long xảy ra tình trạng đất bị sụt lún, ảnh hưởng lớn đến công trình nhà ở mới xây dựng của người dân.

Hệ thống cấp thoát nước một số nơi chưa được đảm bảo như một số vùng ở khu TĐC Kỳ Phương, Kỳ Long…, hố ga trên các tuyến đường không có nắp đậy rất nguy hiểm đối với người dân, đặc biệt là các em học sinh đi học. Tuy nhiên, cũng cần phải nói nguyên nhân của tình trạng này ngoài việc do đơn vị thi công chưa hoàn thành công việc của mình, còn do một số người dân thiếu ý thức lấy cắp nắp hố ga để lấy sắt bán phế liệu. Điều này phản ảnh rõ nét sự thiếu ý thức của người dân trong việc đảm bảo cuộc sống cho chính mình ở nơi ở mới.

Hệ thống điện chiếu sáng, điện sinh hoạt ở các khu TĐC cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bức xúc cho người dân, đặc biệt là tại khu TĐC xã Kỳ Liên. Ở đây, nguồn điện không đảm bảo, không đáp ứng nhu cầu của người dân; hơn nữa tình trạng chập cháy nguồn điện xảy ra nhiều, thậm chí một số trường hợp còn gây cháy nhà của người dân. Tuy nhiên, một lần nữa nguyên nhân của tình trạng này ngoài phần trách nhiệm thuộc về bên thi công thì còn liên quan đến ý thức của người dân. Nguồn điện ở các khu TĐC được bố trí chạy ngầm nhưng vẫn không ngăn chặn được tình trạng một số hộ dân mắc trực tiếp dây dẫn điện vào hệ thống điện chiếu sang công cộng để dùng điện không phải trả tiền. Đây là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng chập điện, cháy điện xảy ra thường xuyên thời gian qua trên địa bàn.

Bên cạnh đó, hệ thống giao thông tại một số khu TĐC chưa hoàn thiện, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân. Qua khảo sát thực tế, có thể thấy hiện nay ở khu TĐC xã Kỳ Long và xã Kỳ Thịnh, hệ thống giao thông còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Ở khu TĐC xã Kỳ Thịnh, toàn bộ đường giao thông chưa được đổ nhựa, chỉ có đường đất. Còn khu TĐC xã Kỳ Long, mới chỉ hoàn thiện được các trục giao thông gần khu vực hành

chính xã, còn ở những vùng quy hoạch nhà ở của người dân hiện vẫn thi công dang dở, chưa hoàn thành. Không những thế, theo quy hoạch khu TĐC xã có 3 cây cầu nối các điểm dân cư với nhau nhưng hiện nay thi công cầm chừng, không biết bao giờ mới xong. 2 cây cầu tạm đã bị lũ cuốn trôi nên hiện nay người dân muốn qua chỉ còn cách lội xuống ngầm đi rất nguy hiểm, nhất là đối với các em học sinh [13].

Việc cơ sở hạ tầng tại các khu TĐC không được xây dựng đồng bộ ngoài những lí do đã nêu ở trên, còn xuất phát từ nguyên nhân khách quan là ở các khu TĐC nhà thầu thi công không được bàn giao mặt bằng cùng một lúc để thi công mà được bàn giao nhiều lần, phụ thuộc vào tiến độ giải phóng mặt bằng. Trong khi đó, nếu theo đúng quy hoạch và thiết kế các công trình hạ tầng xã hội phải được xây dựng đồng bộ, song song với nhau, đảm bảo cùng đưa vào sử dụng. Chính điều này đã dẫn đến việc công trình này đã hoàn thành mà công trình khác vẫn chưa triển khai, gây khó khăn cho quá trình bảo quản, bảo vệ các công trình đã xong, làm cho hệ thống hạ tầng xã hội thiếu đi sự đồng bộ cần thiết. Hơn nữa, theo yêu cầu tiến độ để bàn giao mặt bằng cho các dự án đầu tư, chính quyền phải động viên nhân dân đến các khu TĐC sớm mặc dù hạ tầng ở các khu TĐC chưa đồng bộ, chưa đảm bảo. Việc vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương di dời của Nhà nước là một việc làm đáng hoan nghênh, nhưng do điều kiện cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo nên gây ra nhiều tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Ba là, việc giải quyết việc làm cho người dân TĐC tuy đã đạt được kết quả bước

đầu nhưng hiện nay vẫn còn một số lượng lớn lao động không có việc làm. Từ đây, một bộ phận lao động, đặc biệt là thanh thiếu niên do không có nghề nghiệp đã làm nảy sinh nhiều thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội như lô đề, cờ bạc, ma túy, đua xe, trộm cắp… ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội và sự ổn định cuộc sống hậu TĐC của người dân.

Bốn là, trình độ quản lý nhà nước của chính quyền, đặc biệt là cơ sở cấp xã không

theo kịp sự phát triển về kinh tế - xã hội ở địa phương mình nên việc quản lý chưa hiệu quả. Trước đây, việc quản lý ở các xã này chủ yếu là xoay quanh vấn đề sản xuất nông nghiệp và an ninh trật tự ở địa phương. Hiện nay, khi chuyển từ mô hình nông thôn sang mô hình thành thị làm phát sinh nhiều vấn đề lớn mà trước đây chưa có như: thay đổi cơ bản hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội; nếp sống, nếp sinh hoạt mới; hướng sản xuất chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; an ninh trật tự diễn biến phức tạp hơn trước… Điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải thích ứng nhanh với sự thay đổi này, từ đó mới có thể quản lý được hiệu quả. Tuy nhiên, thực tiễn tại các địa phương cho thấy hầu như việc quản lý còn chưa theo kịp sự thay đổi của xã hội, nên không phát huy được hiệu quả quản lý nhà nước, dẫn đến việc tình hình tại địa phương còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được.

Năm là, trình độ nhận thức của một bộ phận người dân ở các khu TĐC còn kém.

Các ví dụ về việc người dân có hành động gây thiệt hại cho các công trình hạ tầng xã hội như đã nêu ở trên là minh chứng rõ nét cho điều đó.

Kết luận chương 2

Trong chương 2, người viết đã tập trung làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam về TĐC đối với người bị thu hồi đất ở, cụ thể là về: đối tượng TĐC; nguyên tắc TĐC; các hình thức TĐC; trình tự thủ tục thực hiện TĐC; giải quyết khiếu nại tố cáo về công tác TĐC.

Bên cạnh đó, người viết cũng nêu khái quát về việc thực hiện công tác TĐC tại một số địa phương trên cả nước, gồm: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, TĐC công trình thủy điện Sơn La nhằm rút ra một số kinh nghiệm cho công tác TĐC trên địa bàn cả nước.

Một nội dung quan trọng nữa của chương 2 là tìm hiểu cụ thể pháp luật và thực tiễn thực hiện TĐC tại một địa bàn cụ thể là KKT Vũng Áng – tỉnh Hà Tĩnh. Từ sự tìm hiểu ở đây, tạo tiền đề cho việc đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về TĐC ở chương 3 của Luận văn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về tái định cư và thực tiễn thực hiện tại khu kinh tế vũng áng – tỉnh hà tĩnh (Trang 47 - 51)

w