Thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. Công trình này ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên. Phạm vi ảnh hưởng đã được Chính phủ xác định: 23.333 ha đất bị ngập, tổng giá trị thiệt hại là 1.788 tỷ đồng. Số hộ vùng bị ngập đến TĐC trên địa bàn 3 tỉnh, 21 vùng thuộc 21 huyện, thị xã với 111 khu gồm 270 điểm. Để xây dựng thủy điện Sơn La, đã phải di dời hơn 20.000 hộ dân, hơn 120.000 nhân khẩu thuộc 8 huyện, thị xã. Đối tượng chủ yếu phải di chuyển là đồng bào dân tộc thiểu số [33]. Đây là công trình có số dân cần di dời lớn nhất từ trước đến nay của nước ta.
Sau nhiều năm thực hiện dự án di dân TĐC dự án Thủy điện Sơn La, tính đến hết tháng 1 năm 2012, kết quả đạt được như sau:
Đến nay, các tỉnh đã triển khai lập 2.843/2.887 dự án thành phần theo quy hoạch chi tiết được duyệt, đạt 98,48%; trong đó: chuẩn bị thi công 4 dự án, đang thi công 566 dự án, hoàn thành và đưa vào sử dụng 1.628 dự án. Trong đó, tỉnh Sơn La đã lập, phê duyệt 2.110/2.154 dự án, đạt 97,96%; đang triển khai thi công 493 dự án, hoàn thành và đưa vào sử dụng 1.153 dự án. Tỉnh Điện Biên đã lập 339/339 dự án, đạt 100%; phê duyệt 158 dự án; đang triển khai thi công 44 dự án, hoàn thành và đưa vào sử dụng 114 dự án. Tỉnh Lai Châu đã lập, phê duyệt 394/394 dự án, đạt 100%; chuẩn bị thi công 4 dự án, đang triển khai thi công 29 dự án, hoàn thành và đưa vào sử dụng 361 dự án [4].
Các tỉnh đã lập, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ TĐC cho các hộ dân, tổ chức, cơ quan, đơn vị với giá trị là 4.844,05 tỷ đồng (trong đó: bồi thường 2.826,35 tỷ đồng, hỗ trợ TĐC 2.017,7 tỷ đồng) và đã giải ngân 4.276,46 tỷ đồng (trong đó: bồi thường 2.314,43 tỷ đồng, hỗ trợ TĐC 1.962,03 tỷ đồng) [4].
Đến giữa năm 2010, các tỉnh đã hoàn thành việc di dân khỏi vùng ảnh hưởng lòng hồ Thủy điện Sơn La và bước đầu ổn định đời sống cho các hộ dân. Tuy nhiên, đây mới chỉ là thành công bước đầu, bởi muốn ổn định cuộc sống cho người dân, công tác hậu TĐC mới là điều quan trọng.
Về công tác hỗ trợ sản xuất: đến tháng 01 năm 2012, các tỉnh đã thực hiện công tác hỗ trợ sản xuất cho các hộ dân TĐC Dự án thủy điện Sơn La với tổng kinh phí hỗ trợ là 112,06 tỷ đồng cho 7.585 hộ.
Việc giải ngân dự án di dân TĐC đến nay cơ bản đã sắp hoàn thành. Kế hoạch vốn Dự án di dân, TĐC thủy điện Sơn La giao cho các tỉnh từ năm 2003 đến năm 2011 là 13.490 tỷ đồng. Đến giữa tháng 1/2012, các tỉnh đã giải ngân được 13.000,59/13.490 tỷ đồng, đạt 96,37% kế hoạch giao [4].
Như vậy, thời gian qua các cơ quan hữu quan đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc thực hiện di dân TĐC Thủy điện Sơn La. Về cơ bản, tiến độ di dân đáp ứng được tiến độ xây dựng nhà máy thủy điện.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, đây mới chỉ là thành công bước đầu của dự án. Điều quan trọng là sau khi TĐC, cuộc sống của người dân sớm được ổn định, đảm bảo bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Để đạt được mục tiêu trên các cấp, các ngành cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa bởi vấn đề “hậu TĐC” Thủy điện Sơn La vẫn còn nhiều điều phải quan tâm. Thực tiễn trong thời gian qua đã cho thấy cuộc sống mới của người dân còn gặp nhiều khó khăn cần phải giải quyết.
Thứ nhất, trong thời gian qua, công tác giao đất sản xuất của các tỉnh còn chậm, ảnh
Đến tháng 01 năm 2012, các tỉnh đã giao và tạm giao được 15.207,27/52.022 ha diện tích đất sản xuất theo quy hoạch được duyệt, đạt 29,23% [4]. Như vậy, cho đến nay hơn 70% diện tích đất sản xuất của bà con TĐC chưa được giao. Đây là một con số quá lớn, nó ảnh hưởng một cách trực tiếp đến đời sống hàng ngày của các hộ dân. Chưa kể, phần diện tích đã được giao và tạm giao chất lượng xấu, sản lượng đạt được không đáng kể. Hẳn chúng ta vẫn còn nhớ cách đây một thời gian, Đài truyền hình Việt Nam có chiếu những hình ảnh về thực tế cuộc sống của những người dân đã được TĐC ở dự án Thủy điện Sơn La. Bên ngôi nhà mới tại huyện Mộc Châu, Sơn La một phụ nữ dân tộc thiểu số trả lời trước ống kính: gia đình hiện nay chả biết làm gì để sinh sống, chỉ dựa vào 20kg gạo/người/tháng do Nhà nước hỗ trợ; hàng ngày chỉ biết nấu cơm ăn, chờ con đi học về rồi xem tivi. Tất nhiên đây không phải là tình trạng chung ở tất cả các khu TĐC, nhưng vẫn là hiện tượng xảy ra ở nhiều nơi khi người dân không được giao đất sản xuất, hoặc chưa thích nghi được với cách thức sản xuất mới.
Thứ hai, việc xây dựng phương án chuyển đổi ngành nghề cho người dân TĐC phi
nông nghiệp chậm.
Hiện nay, còn nhiều hộ dân được bố trí TĐC ở đô thị chưa tìm được ngành nghề thích hợp để chuyển đổi. Theo thống kê, hơn 20.000 hộ dân phải di dời thì có tới gần nột nửa trong số đó được bố trí ở các khu đô thị. Khi đến sống ở đô thị, người dân sẽ phải kiếm sống chủ yếu bằng những ngành nghề phi nông nghiệp. Đối với những người nông dân vốn gắn bó với sản xuất nông nghiệp từ bao đời nay, đây là một việc hết sức khó khăn, cần một thời gian dài, thậm chí là rất dài mới có thể thích nghi được. Bởi vậy, nhiều người đã cam kết chuyển nghề sau khi chuyển đến TĐC ở đô thị, nhưng sau một thời gian lại trở về với sản xuất nông nghiệp. Thực trạng này diễn ra ở rất nhiều khu TĐC ở đô thị khi các hộ dân tới nơi ở mới mà vẫn còn chưa rõ hướng sản xuất, làm kinh tế tới đây của mình như thế nào.
Thứ ba, ở một số dự án thành phần tại một số khu, điểm TĐC, tiến độ triển khai
thực hiện, bàn giao các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng còn chậm
Tính đến tháng 1 năm 2012, đã hoàn thành đưa vào sử dụng 1.628/2.843 dự án thành phần; đang thực hiện 566 dự án và chuẩn bị thực hiện 4 dự án; còn 645 dự án đã được phê duyệt chưa được triển khai [4]. Việc chậm hoàn thành các dự án thành phần dẫn đến việc hạ tầng ở nhiều khu TĐC không đồng bộ, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân ở nơi ở mới rất nhiều.
Để tháo gỡ những vướng mắc cơ bản như đã nêu trên, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện giao đất và hỗ trợ sản xuất, đảm bảo cho các hộ dân TĐC có đủ đất để sản xuất theo quy hoạch chi tiết đã được duyệt. Song song với việc giao đất, cũng cần phải tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất, chú trọng đến việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm tăng thu nhập trên diện tích đất được giao. Bố trí cán bộ khuyến nông, khuyến lâm đến từng điểm TĐC hướng dẫn người dân xây dựng phương án sản xuất cụ thể, xây dựng mô hình sản xuất thí điểm, rút kinh nghiệm và nhân diện rộng.
- Xây dựng phương án chuyển đổi ngành nghề cho người dân TĐC phi nông nghiệp, tìm ra mô hình sản xuất thích hợp để bà con yên tâm sản xuất theo phương thức mới. Tiếp tục triển khai phương án sản xuất phù hợp với điều kiện của từng khu, điểm TĐC.
- Cần tăng cường giám sát, chỉ đạo và có giải pháp tháo gỡ kịp thời đối với các dự án thành phần về di dân TĐC triển khai chậm.
Từ việc tìm hiểu việc thực hiện công tác TĐC tại một số địa phương trên cả nước, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho công tác TĐC, cụ thể như sau:
Một là, đối với công tác TĐC ở khu vực đô thị (chủ yếu TĐC bằng nhà ở), chất
lượng xây dựng nhà TĐC phải được đảm bảo, phải xây dựng đầy đủ các công trình phụ trợ đáp ứng nhu cầu người dân. Bên cạnh đó, cần đa dạng hơn nữa cách thức TĐC để giảm tình trạng thiếu quỹ đất TĐC như: mua nhà ở kinh doanh làm nhà TĐC…
Hai là, đối với công tác TĐC ở nông thôn, đối với đối tượng phải di chuyển là nông
dân, cần chú trọng đến việc giao đất sản xuất để họ ổn định đời sống. Trường hợp không có điều kiện giao đất để họ tiếp tục sản xuất nông nghiệp, cần phải có phương án chuyển đổi ngành nghề thích hợp, có tính khả thi.
Ba là, cần xây dựng các mô hình TĐC mẫu ở cả khu vực nông thôn và đô thị để
nhân rộng ra cả nước.