TĐC ở thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Pháp luật về tái định cư và thực tiễn thực hiện tại khu kinh tế vũng áng – tỉnh hà tĩnh (Trang 27 - 30)

Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế - chính trị của nước ta. Hiện nay, sau khi đã thực hiện việc mở rộng địa giới hành chính ra một số vùng lân cận, Hà Nội có nhiều dự án đang thực hiện, trong đó có nhiều dự án phải di chuyển chỗ ở cho người dân khi thu hồi đất. Hà Nội là một trong hai đô thị lớn nhất cả nước, tập trung nhiều dân cư nên quỹ đất ở

không nhiều như ở các địa phương khác. Bởi vậy, việc TĐC ở Hà Nội chủ yếu được thực hiện dưới hình thức đền bù bằng nhà ở TĐC hoặc người dân nhận tiền để tự lo chỗ ở mới.

Trong thời gian qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thành phố Hà Nội đã có những nỗ lực nhằm giải quyết nhà ở cho những hộ thuộc diện TĐC. Tuy vậy, việc thực hiện TĐC cho người dân có đất bị thu hồi còn tồn tại rất nhiều vấn đề vướng mắc cần phải giải quyết.

Thứ nhất, các khu nhà TĐC đã bàn giao đưa vào sử dụng không đáp ứng được nhu

cầu và sự mong đợi của người dân được TĐC.

Trong những năm qua, thành phố đã quan tâm đến việc xây dựng các khu TĐC, nhưng trên thực tế hiệu quả của việc này còn nhiều điều phải bàn cãi.

Hiện nay, tại nhiều khu TĐC, chất lượng các công trình đang xuống cấp trầm trọng, không đảm bảo được cuộc sống cho người dân. Có thể viện dẫn một vài trường hợp cụ thể ở một số khu TĐC đã đưa vào sử dụng trong thời gian qua. Ở khu đô thị mới Định Công có 3 tòa nhà TĐC 14A, 14B và 14C. Xung quanh, toàn bộ hệ thống cống rãnh đều bị nứt nẻ, gãy, vỡ, có chỗ bị mất nắp; phía trong tòa nhà, cầu thang máy bọc gỗ ép kín mít, còn cầu thang bộ không có hệ thống đèn. Một ví dụ khác là khu TĐC ở Trung Hòa – Nhân Chính. Tuy cùng nằm trong khu đô thị mới Trung Hoà - Nhân Chính, song 2 khu TĐC 17T10 và 17T11 được đối xử hoàn toàn khác các khu nhà kinh doanh. Gần 150 hộ dân có 2 thang máy nhưng một chiếc thường xuyên bị hỏng; cửa kính vào sảnh tòa nhà bị vỡ tan; xung quanh tòa nhà tràn ngập rác và phế thải xây dựng lưu lại từ cách đây hơn 1 năm. Tại khu TĐC Đền Lừ, các bốt rác thường xuyên trong cảnh tắc 2-3 ngày mới được thu gom, gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng [22].

Bên cạnh việc hạ tầng các khu TĐC xuống cấp trầm trọng thì một vấn đề khiến người dân không yên tâm là việc quản lý các khu nhà TĐC. Tình trạng này xảy ra là do theo quy định của UBND thành phố Hà Nội, trách nhiệm quản lý các khu TĐC không thuộc quyền của riêng một cơ quan nào mà được phân bổ đều cho nhiều ban ngành. Đơn vị quản lý tòa nhà chỉ quản lý trong các lĩnh vực cụ thể là diện tích trông giữ xe, diện tích kinh doanh ở tầng 1, hành lang các tầng, khuôn viên trong tòa nhà. Ngoài đơn vị quản lý tòa nhà, thì khâu vệ sinh thu dọn rác thải, vườn hoa cây cảnh sẽ do công ty môi trường đô thị đảm nhiệm và thu phí; hệ thống cống rãnh đèn đường do bên giao thông công chính quản lý; điện nước cũng được tách bạch khỏi ban quản lý tòa nhà. Điều này dẫn đến việc khi chất lượng dịch vụ không đảm bảo như việc rác thải không được xử lý, hạ tầng xuống cấp… thì các cơ quan quản lý đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, còn người dân không biết kiến nghị tới cơ quan nào để được giải quyết [22].

Thứ hai, tiến độ xây dựng các khu TĐC còn chậm, không đáp ứng được nhu cầu

TĐC cho các dự án trên địa bàn.

Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố hiện đang triển khai 52 dự án xây dựng nhà ở TĐC với khoảng 14.102 căn hộ. Tuy nhiên, thực tế có nhiều dự án theo kế hoạch phải bàn giao nhà cho thành phố từ những năm 2006 – 2007 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành [27]. Năm nay, Hà Nội cần 6.500 căn hộ TĐC phục vụ các công trình hạ tầng đô thị trên địa bàn, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại quỹ nhà TĐC của thành phố mới chỉ hoàn thành gần 1.300 căn hộ, số căn hộ dự kiến xây dựng và hoàn thành trong năm nay là hơn 2.000 căn. Như vậy, so với nhu cầu của các dự án xây dựng công trình giao thông, hạ tầng cơ sở (chưa kể các công trình trọng điểm quốc gia và đường vành đai 3), số căn hộ này chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu.

Trong khi đó, hiện nay hầu hết các dự án TĐC đều bị chậm tiến độ. Một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng thiếu quỹ nhà TĐC tại Hà Nội là do một số chủ đầu tư không thực hiện đúng tiến độ đã cam kết. Việc này dẫn tới quỹ nhà TĐC không kịp hoàn thiện để bố trí TĐC phục vụ công tác giải phóng mặt bằng theo kế hoạch. Mặt khác, đối với quỹ đất 20% tại các khu đô thị được quy định dành để xây dựng nhà ở TĐC, các chủ đầu tư hầu hết đều giải phóng mặt bằng chậm, dẫn đến chậm bàn giao cho thành phố để tiến hành xây nhà TĐC. Một số dự án được thành phố phê duyệt đầu tư xây dựng nhà ở TĐC thì sau đó lại được chuyển sang mục đích khác cũng làm giảm đáng kể quỹ nhà ở loại này [27].

Trong điều kiện quỹ nhà ở TĐC thiếu trầm trọng như vậy, trong nhiều năm qua ở Hà Nội vẫn còn có hiện tượng nhà ở TĐC “chờ” dự án giải phóng mặt bằng xong. Đây là một nghịch lý bởi lẽ hiện nay còn rất nhiều dự án chậm tiến độ do thiếu nhà TĐC cho người dân bị thu hồi đất, trong khi đó lại có nhiều khu nhà TĐC đã hoàn thành bị bỏ không vì không có người dân đến ở. Hiện ở Hà Nội có một số dự án như: đường Vành đai I đoạn qua Ô Đông Mác – Nguyễn Khoái và đoạn Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu; dự án đường Liễu Giai – Núi Trúc… khu TĐC chưa được sử dụng vì tiến độ giải phóng mặt bằng chậm [28].

Trước tình trạng như trên, thành phố Hà Nội đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở TĐC như sau:

Một là, thành phố chủ trương quy hoạch, xây dựng 9 khu đô thị TĐC tập trung gồm:

khu TĐC La Phù; khu X1 thị trấn Trâu Quỳ (huyện Gia Lâm); khu X1 xã Tứ Hiệp, khu X2 xã Liên Ninh và khu Thanh Liệt (huyện Thanh Trì); khu X2 xã Kim Chung – Đại Mạch (huyện Đông Anh); khu X3 xã Tiên Dược (huyện Sóc Sơn); khu L27 thị trấn Thường Tín (huyện Thường Tín) nhằm tháo gỡ khó khăn về quỹ nhà TĐC phục vụ các dự án đầu tư phát triển đô thị đến năm 2020.

Hai là, đề xuất thay thế chủ đầu tư chậm triển khai dự án TĐC, cải cách thủ tục

hành chính, cung cấp nguồn vốn đảm bảo việc thực hiện dự án TĐC được nhanh chóng, thuận lợi.

Ba là, điều chỉnh quỹ nhà TĐC đã bố trí cho các dự án bị chậm tiến độ 12 tháng,

chuyển cho dự án khác đang có nhu cầu sử dụng ngay đề giải quyết tình trạng nhà TĐC chờ dự án [29].

Một phần của tài liệu Pháp luật về tái định cư và thực tiễn thực hiện tại khu kinh tế vũng áng – tỉnh hà tĩnh (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w