Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt quy định của pháp luật về công tác TĐC từ thực tiễn thực hiện tại KKT Vũng Áng – tỉnh Hà Tĩnh:

Một phần của tài liệu Pháp luật về tái định cư và thực tiễn thực hiện tại khu kinh tế vũng áng – tỉnh hà tĩnh (Trang 63 - 72)

TĐC từ thực tiễn thực hiện tại KKT Vũng Áng – tỉnh Hà Tĩnh:

Thứ nhất, phải có các biện pháp nhằm hạn chế tình trạng thiếu nhà ở, đất ở TĐC

như hiện nay, đảm bảo được quyền có nhà ở của những người thuộc diện TĐC.

Nhìn chung trong thời gian qua, các cơ quan có thẩm quyền thường bị động trong việc chuẩn bị quỹ nhà, đất TĐC dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở, đất ở cấp cho người dân TĐC. Điều này một mặt xuất phát từ nguyên nhân khách quan là ở một số địa phương quỹ đất hạn hẹp không đáp ứng đủ nhu cầu TĐC; mặt khác phần nhiều bắt nguồn từ nguyên nhân chủ quan từ phía các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan. Tầm quan trọng của vấn đề TĐC chưa được đánh giá đúng mức trong tổng thể toàn bộ dự án bồi thường, hỗ trợ, TĐC. Đây là thực trạng chung ở các địa phương trên cả nước, và KKT Vũng Áng không phải là ngoại lệ. Trong thời gian qua, ở KKT Vũng Áng vấn đề thiếu đất TĐC tuy không phải là vấn đề nổi cộm nhất nhưng vẫn diễn ra ở một số khu TĐC. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do: tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án TĐC chậm, đặc biệt có khu TĐC được quy hoạch trên diện tích đất đang có người ở nên tiến độ thực hiện bị ảnh hưởng, không có đất để phân lô TĐC cho người dân; hoặc do tiến độ xây dựng các khu TĐC chậm… Để tình trạng thiếu đất ở TĐC được khắc phục trong thời gian tới, qua thực hiện tại KKT Vũng Áng có thể đề xuất một số giải pháp như sau:

Trong thời gian tới, cần đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án TĐC. Có một thực tế là hiện nay việc giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư thường được ưu tiên hơn so với dự án TĐC. Điều này đã trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống người dân bị thu hồi đất khi tiến độ TĐC bị chậm. Để công tác giải phóng

mặt bằng đạt hiệu quả cao hơn, đòi hỏi phải đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án TĐC – khâu đầu tiên đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình TĐC. Chỉ khi khâu này được giải quyết thì mới có thể thực hiện các giai đoạn tiếp theo của công tác TĐC.

Bên cạnh đó, cũng cần có các biện pháp cần thiết để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu TĐC. Để làm được điều này, một mặt phải có cơ chế kiểm tra, giám sát, đôn đốc nhà thầu thi công nhanh chóng hoàn thành đưa các công trình TĐC vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân. Đồng thời, Nhà nước phải có biện pháp xử lí mạnh tay đối với những nhà thầu cố ý kéo dài thời gian thi công, làm ảnh hưởng đến tổng thể dự án bồi thường, hỗ trợ, TĐC. Mặt khác, từ việc xác định thiếu vốn đầu tư cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng chậm hoàn thành các dự án TĐC, trong thời gian tới Nhà nước cần ưu tiên nguồn vốn để thực hiện các dự án TĐC cho người dân bị thu hồi đất, giải quyết tình trạng chậm trễ trong việc xây dựng các khu TĐC.

Thứ hai, cần nâng cao chất lượng công trình TĐC, đảm bảo cuộc sống cho người

dân khi họ di dời đến nơi ở mới.

Thực tiễn thực hiện công tác TĐC ở KKT Vũng Áng thời gian qua đã chỉ rõ việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu TĐC còn một số vấn đề bất cập như: cơ sở hạ tầng tại một số khu TĐC chưa đồng bộ, có một số công trình TĐC chất lượng chưa đảm bảo… Trong khi đó, khi chuyển đến nơi ở mới, vấn đề đầu tiên mà người dân quan tâm là điều kiện sinh hoạt như giao thông, điện, nước, nơi khám chữa bệnh, nơi học hành của con em người bị thu hồi đất… Do đó, cần thiết phải tạo lập cho những người dân phải di chuyển tới khu TĐC những điều kiện cần thiết về nơi ăn, chốn ở; đảm bảo nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ. Xuất phát từ thực tế tại KKT Vũng Áng, có thể thấy để nâng cao chất lượng TĐC cho người dân, cần phải xây dựng đồng bộ về hệ thống giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, hệ thống trường học, chợ…; đồng thời phải có biện pháp đảm bảo chất lượng các công trình TĐC. Có như vậy mới khuyến khích được người dân rời bỏ mảnh đất họ đã gắn bó để phục vụ cho các mục đích của Nhà nước.

Để thực hiện được điều đó, trước hết trong thời gian tới cần phải cố gắng xây dựng khu TĐC hoàn chỉnh trước khi di dời dân. Các cấp chính quyền phải hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng di dân đến nơi ở mới trong điều kiện hạ tầng xã hội ở các khu TĐC chưa được xây dựng đồng bộ để đảm bảo cuộc sống cho người dân. Ở một số khu TĐC thuộc KKT Vũng Áng trong thời gian qua yêu cầu này chưa được đảm bảo. Điều này xuất phát từ việc để thu hút và giữ chân các nhà đầu tư, thời gian cam kết bàn giao mặt bằng sạch được rút ngắn đến mức thấp nhất, đặc biệt đối với dự án Formosa, một dự án có quy mô đầu tư rất lớn không chỉ riêng trong địa bàn tỉnh Hà Tĩnh mà cả ở cấp quốc gia, thì

yêu cầu đáp ứng tiến độ bàn giao phải được đảm bảo. Bởi vậy mà công tác bồi thường, di dân TĐC ở đây được tiến hành một cách khẩn trương, thậm chí ngay cả khi hạ tầng xã hội chưa được xây dựng đồng bộ, việc di dời dân vẫn được tiến hành. Đến thời điểm hiện tại, nhiều công trình ở một số khu TĐC vẫn chưa được hoàn thành, làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân; trong khi đó, các đơn vị chỉ thi công cầm chừng, không biết bao giờ mới hoàn thành. Để đảm bảo cho cuộc sống của người dân – đối tượng phải chịu nhiều thiệt thòi do việc Nhà nước thu hồi đất, cần thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về việc phải đảm bảo các khu TĐC được hoàn thành trước khi di dời người dân. Điều này một mặt đảm bảo được cuộc sống cho người dân; mặt khác cũng là điều kiện ràng buộc để các cấp chính quyền có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình TĐC.

Bên cạnh đó, cũng cần có cơ chế giám sát chất lượng xây dựng các công trình TĐC, đảm bảo cuộc sống cho nhân dân tại nơi ở mới. Theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lí đầu tư xây dựng, việc giám sát xây dựng các công trình TĐC được giao cho tổ chức có đủ năng lực thực hiện; ngoài ra trách nhiệm này còn được giao cho ban giám sát cộng đồng. Tuy nhiên, chất lượng của một số công trình TĐC trong thời gian qua vẫn không được đảm bảo. Như ở KKT Vũng Áng, hiện nay người dân phản ánh nhiều về chất lượng san nền các lô đất TĐC, còn xảy ra hiện tượng sụt, lún rất nguy hiểm cho người dân, ảnh hưởng đến nhà ở của họ; hay một số công trình công cộng bị xuống cấp, đặc biệt là hệ thống thoát nước… Thực tế này đòi hỏi cần có cơ chế ràng buộc trách nhiệm của cả đơn vị thi công lẫn đơn vị giám sát công trình để các đơn vị này có trách nhiệm trong trường hợp chất lượng công trình không đảm bảo. Đồng thời cũng đòi hỏi chính quyền địa phương có trách nhiệm kiểm tra cơ sở vật chất của các khu TĐC trước khi cấp nhà ở, đất ở cho người dân.

Thứ ba, việc giải quyết việc làm cho người dân ở vùng TĐC cần phải được quan

tâm đúng mức

Trong quá trình thực hiện TĐC, một trong các vấn đề mà người dân bị thu hồi đất quan tâm là vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho họ tại nơi ở mới. Đây là một đòi hỏi hết sức chính đáng, đặc biệt là ở những vùng mà nông dân bị tách ra khỏi sản xuất nông nghiệp như ở KKT Vũng Áng. Thực tiễn tại địa phương này cho thấy, các phương án chuyển đổi nghề nghiệp đã được thực hiện nhưng hiệu quả đạt được chưa cao. Một bộ phận lao động trẻ được ưu tiên làm việc trong các nhà máy trong KKT, nhưng do trình độ thấp không đáp ứng được yêu cầu nên nghỉ việc. Việc học tập kinh nghiệm các làng nghề thủ công – tiểu thủ công nghiệp được thực hiện nhưng sau khi thăm quan học hỏi, chính quyền địa phương chưa quan tâm đến việc định hướng cho người dân công việc thích hợp

với tình hình địa phương, cũng như chưa phối hợp với người dân trong việc tìm đầu ra ban đầu cho sản phẩm nên chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Từ thực tiễn ở KKT Vũng Áng, có thể thấy để vấn đề giải quyết việc làm cho người dân phải di chuyển chỗ ở không còn là vấn đề nhức nhối, các cơ quan hữu quan cần phải nghiên cứu để xây dựng phương án chuyển đổi ngành nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ dân trí ở địa phương mình. Đồng thời đẩy mạnh hơn nữa việc đào tạo, dạy nghề cho bộ phận người dân trong độ tuổi lao động, đặc biệt là những người còn trẻ tuổi. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng “phải có cơ chế giám sát doanh nghiệp trong việc ưu tiên con em nông dân bị mất đất trong đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tạo công ăn việc làm cho họ” [16, tr.43-44].

Ngoài ra, chính bản thân người dân cũng phải chủ động trong việc tự tìm việc làm, không ỷ lại vào chính quyền. Điều này vừa giúp người dân tìm được công việc phù hợp với mình, vừa giảm áp lực cho các cơ quan liên quan.

Trong thời gian tới, để đảm bảo quyền lợi cho những đối tượng mất việc làm do bị thu hồi đất, phải di chuyển chỗ ở cần phải thực hiện một số biện pháp khác như: thành lập quỹ trợ cấp thất nghiệp, quỹ giải quyết việc làm cho người nông dân bị mất đất nông nghiệp… Một phần kinh phí để thành lập các quỹ này do các doanh nghiệp được hưởng lợi từ việc thu hồi đất của người dân đóng góp [39, tr.46].

Thứ tư, cần nâng cao trình độ quản lý của chính quyền các cấp, đặc biệt là chính

quyền cấp xã để trình độ quản lý bắt kịp sự phát triển của cơ sở hạ tầng.

Việc TĐC ở KKT Vũng Áng có một đặc thù so với các địa phương khác là mô hình TĐC ở đây có sự thay đổi đáng kể so với nơi ở cũ. Nếu như trước đây người dân hoàn toàn sống trong môi trường nông thôn đặc trưng, gắn liền với sản xuất nông nghiệp thì nay người dân chuyển đến khu TĐC theo mô hình đô thị, với cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, khang trang, cuộc sống thoát li khỏi môi trường sản xuất nông nghiệp… Sự thay đổi này tất yếu kéo theo sự thay đổi cách thức quản lí của chính quyền địa phương, đặc biệt là chính quyền cấp xã. Tuy nhiên, hiện nay ở KKT Vũng Áng, trình độ quản lí nhà nước của chính quyền chưa theo kịp sự phát triển về kinh tế - xã hội của địa phương mình. Có nhiều lĩnh vực thuộc phạm vi quản lí của mình nhưng chính quyền tỏ ra vô cùng lúng túng không biết nên xử lí theo hướng nào vì trước nay chưa từng làm. Do đó, việc quản lí chưa đạt được hiệu quả cao. Trong thời gian tới, yêu cầu đặt ra là phải nâng cao trình độ quản lí của chính quyền các cấp, đặc biệt đối với cán bộ cấp xã tại những vùng nông thôn được chuyển lên mô hình TĐC đô thị.

Thứ năm, cần đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của

Hiện nay ở nước ta công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện cũng có một phần trách nhiệm của người dân. Trong thời gian qua, đã ghi nhận được nhiều trường hợp người dân không chấp hành chủ trương di dời TĐC của Nhà nước, gây khó khăn cho việc giải phóng mặt bằng; cũng như việc người dân có những hoạt động làm ảnh hưởng đến chất lượng các công trình TĐC. Bởi vậy, để công tác giải phóng mặt bằng đạt được kết quả tốt hơn trong thời gian tới, nhất thiết phải đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân đối với công tác này.

Một mặt, cần phải có chính sách hợp lí để vận động người dân thực hiện chủ trương di dân TĐC của Đảng và Nhà nước khi họ bị thu hồi đất. Nhiệm vụ này không thể thực hiện một cách nhanh chóng, ngày một ngày hai mà cần cả một thời gian dài nhằm giúp cho người dân hiểu và đồng thuận với chủ trương đã đề ra, không bị các đối tượng xấu lợi dụng gây mất trật tự xã hội. Đặc biệt tại các địa bàn có tôn giáo phức tạp như các vùng chịu ảnh hưởng của các dự án thuộc KKT Vũng Áng, nhiều phần tử phản động đã mượn vỏ bọc tôn giáo để kích động giáo dân chống lại chủ trương, chính sách của Đảng, gây mất ổn định xã hội. Đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm, cần giải quyết một cách cẩn trọng, có cân nhắc để không làm ảnh hưởng đến quyền tự do tôn giáo của người dân. Việc tuyên truyền, vận động cần được thực hiện một cách khéo léo, lâu dài, thậm chí trong nhiều trường hợp phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để đạt kết quả cao. Tại KKT Vũng Áng, chính quyền chủ trương xây dựng các nhà thờ Thiên Chúa giáo tại các khu TĐC, đồng thời cấp một diện tích đất thích hợp để người dân xây dựng các nhà thờ giáo họ, nhờ đó vận động được nhân dân công giáo mau chóng di dời lên các khu TĐC.

Mặt khác, cũng cần tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nếp sống mới phù hợp với nơi ở mới. Trong thời gian qua, ở KKT Vũng Áng có các khu TĐC được xây dựng với hạ tầng xã hội được đầu tư đồng bộ, khang trang phù hợp với quy hoạch phát triển của vùng. Ở đây, người dân khi chuyển đến nơi ở mới cũng đồng thời tiếp xúc với môi trường sống, tập quán sinh hoạt có nhiều thay đổi so với trước. Để người dân nhanh chóng thích nghi với cuộc sống mới và có những xử sự phù hợp, đòi hỏi phải có chính sách tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nếp sống mới nơi đô thị. Đồng thời, cũng cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc giữ gìn, bảo vệ các công trình hạ tầng xã hội trong các khu TĐC. Tại các khu TĐC ở KKT Vũng Áng, đã ghi nhận được nhiều trường hợp người dân lấy cắp nắp hố ga, đấu nối trực tiếp vào hệ thống điện… gây hậu quả xấu. Nếu các hành vi vô ý thức, phá hoại cơ sở hạ tầng tiếp tục tiếp diễn, không chỉ có Nhà nước bị thiệt hại mà cuộc sống, thậm chí nhiều khi là tính mạng của người dân cũng không được đảm bảo. Chỉ khi ý thức của người dân được nâng cao thì người dân mới

có thể ổn định được cuộc sống, và hoạt động quản lí nhà nước tại các khu TĐC này cũng đạt được hiệu quả cao hơn.

Thứ sáu, cần phải có cơ chế kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện bồi thường, hỗ

trợ, TĐC. Trong đó, trình tự, thủ tục thực hiện phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Sở dĩ phải đặt ra yêu cầu này là do hiện nay trong quá trình thực hiện các quy định này bị vi phạm tương đối nhiều. Tình trạng này không chỉ diễn ra ở KKT Vũng Áng mà ở hầu khắp các địa phương trên cả nước. Bởi vậy, trong thời gian tới pháp luật phải được nghiêm chỉnh chấp hành trên thực tế, đặc biệt phải đảm bảo cho người dân được đề

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Pháp luật về tái định cư và thực tiễn thực hiện tại khu kinh tế vũng áng – tỉnh hà tĩnh (Trang 63 - 72)