Yêu cầu nâng cao chất lượng công tác TĐC:

Một phần của tài liệu Pháp luật về tái định cư và thực tiễn thực hiện tại khu kinh tế vũng áng – tỉnh hà tĩnh (Trang 60 - 61)

TĐC nói riêng và giải phóng mặt bằng nói chung là một công tác vô cùng khó khăn, nhạy cảm. Thực tế đã chứng minh đây là một công việc đòi hỏi phải có thời gian và sự cẩn trọng trong việc thực hiện, bởi lẽ nó ảnh hưởng tới quyền lợi thiết thân của người dân. Chính vì thế, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc đề ra chính sách bồi thường, TĐC. Tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI đã đề ra Chiến lược phát triển kinh tế xã

hội 2011 – 2020, trong đó chỉ rõ phải “hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về đất đai

bảo đảm hài hòa các lợi ích của Nhà nước, của người sử dụng đất và của nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai cho sự phát triển” [11, tr.109- 110]. Đây chính là định hướng chung để phát triển chính sách, pháp luật về đất đai nói chung và bồi thường, TĐC nói riêng.

Nhằm cụ thể hóa định hướng chung đó, ngày 16/1/2012, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TƯ về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Nghị quyết đã đề ra các giải pháp chủ yếu phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, trong đó chỉ rõ cần “sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng

kết cấu hạ tầng theo hướng rút ngắn thời gian, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, đặc biệt là công trình trọng điểm; có kế hoạch tái định cư, bảo đảm quyền lợi của người bị thu hồi đất” [12].

Như vậy, yêu cầu nâng cao chất lượng công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Để các công tác này đạt được hiệu quả cao hơn trong thời gian tới, cần chú ý đến những vấn đề sau:

- Đảm bảo tính thống nhất, nhất quán trong chính sách bồi thường, TĐC

- Nâng cao chất lượng các công trình quy hoạch TĐC, chú ý đến yếu tố văn hóa, tập quán, thói quen của người dân

- Nâng cao năng lực thực hiện bồi thường, hỗ trợ, TĐC của các ban, ngành ở địa phương và các đơn vị tư vấn

- Có kế hoạch dài hạn với nguồn tài chính đảm bảo trong nhiều năm để thực hiện bồi thường, TĐC [7].

Một phần của tài liệu Pháp luật về tái định cư và thực tiễn thực hiện tại khu kinh tế vũng áng – tỉnh hà tĩnh (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w