1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới và ảnh hưởng đến việt nam

25 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới và ảnh hưởng đến việt nam

0 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC GVHD: TS. TRẦN THỊ BÍCH DUNG THỰC HIỆN: NHÓM 8 LỚP: QTKD D3K22 Tháng 4/2013 1 MỤC LỤC NỘI DUNG: DANH MỤC HÌNH ẢNH . 2 ĐẶT VẤN ĐỀ . 3 I. KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TÀI CHÍNH THẾ GIỚI . 4 1. Khủng hoảng tài chính . 4 1.1. Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính . 4 1.2. Phân loại khủng hoảng tài chính 4 1.2.1. Khủng hoảng ngân hàng . 4 1.2.2. Khủng hoảng trên thị trường tài chính 4 1.2.3. Khủng hoảng tài chính thế giới 5 1.2.4. Khủng hoảng trong các tập đoàn kinh tế . 5 2. Khái niệm suy thoái kinh tế . 5 2.1. Nguyên nhân suy thoái kinh tế 5 2.2. Một số mô hình suy thoái kinh tế 5 3. Suy thoái kinh tế thế giới 8 II. TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM . 11 1. Kinh tế Việt Nam trước tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 11 1.1. Tình hình chung của kinh tế Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng . 11 1.2. Bức tranh nền kinh tế Việt Nam 2012 14 1.2.1. Nghịch lý – mâu thuẫn – giải quyết lạm phát . 14 1.2.2. Nền kinh tế khởi sắc 15 1.2.3. Tình hình sa sút, tồn kho xu hướng suy thoái kinh tế 17 2. Giải pháp để vượt qua khủng hoảng 20 2.1. Tự do hóa tài chính phải trên cơ sở luật pháp sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước . 20 2.2. Thận trọng khi đưa các công cụ phái sinh vào giao dịch . 21 2.3. Tách bạch người quản trị người điều hành công ty . 21 2.4. Thông tin tài chính nhân sự của các tổ chức niêm yết cần minh bạch 21 2.5. Lường trước sự khó khăn, hợp tác liên kết kinh doanh tận dụng cơ hội khai thác thị trường mới 21 2.6. Nhà nước luôn theo dõi đưa ra những định hướng hỗ trợ cho các Doanh nghiệp 22 2.7. Chính sách Nhà nước Doanh nghiệp thắt lưng, buộc bụng, vượt khó . 22 2.8. Chính phủ điều hành chính sách tiền tệ, linh hoạt, hiệu quả 22 2.9. Các Doanh nghiệp Việt Nam đừng bỏ qua sự ủng hộ của người tiêu dùng trong nước 23 2.10. Thông thoáng môi trường đầu tư . 23 III. KẾT LUẬN . 24 2 DANH MỤC HÌNH ẢNH: H.1: Suy thoái hình chữ V, như trường hợp suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ năm 1953 6 H.2: Suy thoái hình chữ U, như trường hợp suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ trong các năm 1973-1975 6 H.3: Suy thoái hình chữ W, như trường hợp suy thoái kinh tế Hoa Kỳ những năm 80 7 H.4: Suy thoái hình chữ L, như trường hợp Thập kỷ mất mát (Nhật Bản) . 7 H.5: Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam từ 2007 – 2012 . 12 H.6: Biểu đồ FDI dự kiến/thực tế của Việt Nam từ 2000 – 2012 12 H.7: Chỉ số VNIndex từ 2007 – 2009 13 H.8: tỷ lệ nợ xấu từ 2008 – 2012 . 13 H.9: Lạm phát ở Việt Nam từ 2004 – 2012 14 H.10: Tăng trưởng GDP Việt Nam từ 2000 – 2012 15 H.11: Dự trữ ngoại tệ Việt Nam 2005 – 2012 . 16 H.12: CPI theo tháng từ 2011 – 2012 . 17 H.13: Xu hướng đơn đặt hàng đơn đặt hàng xuất khẩu mới 18 H.14: Hàng tồn kho giảm chậm vẫn ở mức cao (Nguồn: MPI) . 19 H.15: Đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng GDP 19 H.16: Ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ 20 3 T V: Khủng hoảng kinh tế là một trong những hiện tượng thể hiện sự xáo trộn trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nó xuất hiện theo chu kỳ mà các nhà kinh tế học tư sản gọi đó là “chu kỳ kinh tế”. Tác động của khủng hoảng kinh tế đến đời sống kinh tế - xã hội rất lớn khiến sức mua sụt giảm, thị trường thu hẹp, sản xuất bị đình đốn, người lao động bị mất việc làm, thu nhập giảm sút, nền kinh tế trì trệ, ảm đạm . Trong lịch sử phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa đã chứng kiến nhiều cơn khủng hoảng, trong đó, sức tàn phá của cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933 được xem là cơn đại hồng thủy trong kinh tế lớn nhất của thế kỷ XX. Theo Alan Greenspan, cựu Thống đốc Quỹ dự trữ Liên bang Mỹ (FED), trong một thế kỷ đại khủng hoảng chỉ xuất hiện một lần, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, xuất phát từ cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ năm 2008, được A. Greenspan đánh giá là cuộc đại suy thoái của thế kỷ XXI. Bởi vì, xuất phát từ Mỹ, cuộc khủng hoảng tài chính đã lan sang hàng loạt các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới như EU, Nhật, Trung Quốc, Nga . kéo nền kinh tế thế giới đi xuống, khiến chính phủ các nước có nền kinh tế phát triển mới nổi (G20) đứng đầu là Mỹ phải tổ chức cuộc họp thượng đỉnh vào ngày 15/11/2008 tại Mỹ để tìm giải pháp ngăn chặn. Tuy nhiên, cho đến nay nền kinh tế toàn cầu vẫn trong tình trạng rất xấu chưa có dấu hiệu phục hồi. Sức tàn phá của khủng hoảng kinh tế là rất lớn, vậy Việt Nam đã chịu tác động như thế nào trước cuộc suy thoái kinh tế thế giới hiện nay? Những giải pháp nào cần thực hiện để đối phó với các tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam? 4 I. KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TÀI CHÍNH THẾ GIỚI: 1. : Khủng hoảng tài chính, nói một cách đơn giản, là sự mất khả năng thanh khoản của các tập đoàn tài chính, dẫn tới sự sụp đổ phá sản dây chuyền trong hệ thống tài chính. 1.1. Du hiu ca Khng hong tài chính: - Các NHTM không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người gửi tiền. - Các khách hàng vay vốn, gồm cả khách hàng được xếp loại A cũng không thể hoàn trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng. - Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định. 1.2. : 1.2.1. Khủng hoảng ngân hàng Đây là tình trạng diễn ra khi các khách hàng đồng loạt rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng. Vì ngân hàng cho vay phần lớn số tiền gửi vào nên khi khách hàng đồng loạt rút tiền, sẽ rất khó để các ngân hàng có khả năng hoàn trả các khoản nợ. Sự rút tiền ồ ạt có thể dẫn tới sự phá sản của ngân hàng, khiến nhiều khách hàng mất đi khoản tiền gửi của mình, trừ phi họ được bồi thường nhờ bảo hiểm tiền gửi. Nếu việc rút tiền ồ ạt lan rộng sẽ gây ra khủng hoảng ngân hàng mang tính hệ thống. Cũng có thể hiện tượng trên không lan rộng, nhưng lãi suất tín dụng được tăng lên (để huy động vốn) do lo ngại về sự thiếu hụt trong ngân sách. Lúc này, chính các ngân hàng sẽ trở thành nhân tố gây ra khủng hoảng tài chính. 1.2.2. Khủng hoảng trên thị trường tài chính: Khủng hoảng trên thị trường tài chính thường xảy ra do hai nguyên nhân chính: do các chính sách của Nhà nước do sự tồn tại của các “bong bóng” đầu cơ. Yếu tố đầu tiên phải nói đến, đó chính là các chính sách của Nhà nước. Khi nhà nước phát hành tiền nhằm trang trải cho các khoản thâm hụt ngân sách, điều này sẽ gây ảnh hưởng tới tỷ giá cố định. Người dân sẽ mất lòng tin vào nội tệ chuyển sang tích trữ bằng các loại ngoại tệ. Khi đó dự trữ ngoại tệ của Nhà nước sẽ cạn dần, Nhà nước buộc phải từ bỏ tỷ giá cố định tỷ giá sẽ tăng. Thêm vào đó, trên thị trường lại luôn tồn tại những “bong bóng” đầu cơ, ẩn chứa nguy cơ đổ vỡ. Khi hầu hết những người tham gia thị trường đều đổ xô đi mua một loại hàng hóa nào đó trên thị trường tài chính (chẳng hạn như cổ phiếu, bất động sản), nhưng không nhằm mục đích đầu tư lâu dài, mà chỉ mua với mục đích đầu cơ, với hi vọng sẽ bán ra với giá cao hơn thu lợi nhuận, điều này đẩy giá trị của các hàng hóa này lên cao, vượt quá giá trị thực của nó. Tình trạng này xảy ra sẽ kéo theo những nguy cơ đổ vỡ trên thị trường tài chính, do các nhà đầu tư ngắn hạn kiểu trên luôn mua bán theo xu hướng chung trên thị trường: họ mua vào khi thấy nhiều người cùng mua, tạo những cơn sốt ảo trên thị trường bán ra khi có nhiều người cùng bán, gây tình trạng rớt giá, họ không cần hiểu biết nguyên do khi nào cần mua vào, khi nào cần bán ra nên gọi là “tâm lý bầy đàn”. 5 1.2.3. Khủng hoảng tài chính thế giới: Khi một quốc gia có đồng tiền mạnh đột ngột phá giá đồng tiền của mình hoặc khi một nước mất đi khả năng hoàn trả các khoản nợ quốc gia, gây khủng hoảng tiền tệ. 1.2.4. Khủng hoảng tài chính trong các tập đoàn Kinh tế: Các tập đoàn thường vướng vào khủng hoảng tài chính do 2 lý do chủ yếu: do các kế hoạch đầu tư không đúng đắn, không thu hồi được vốn đầu tư, dẫn tới việc không thanh toán được các khoản vay để đầu tư dẫn tới phá sản. Do bị hiệu ứng dây chuyền từ khủng hoảng chung, khi đó các doanh nghiệp không vay được vốn để đầu tư hoặc các dự án đầu tư không thu hồi được vốn do tình trạng khủng hoảng. 2. Khái nim suy thoái kinh t: Suy thoái kinh tế là một định nghĩa về sự liên quan suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư, lợi nhuận doanh nghiệp. Các thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại tăng nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kì đình lạm. Một sự suy thoái trầm trọng lâu dài được gọi là khủng hoảng kinh tế. Sự tan vỡ tàn phá nền kinh tế là suy sụp đổ vỡ kinh tế. sự suy giảm của Tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm (nói cách khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý). 2.1. Nguyên nhân ca suy thoái kinh t: Những nhà kinh tế học chủ nghĩa Keynes những lý thuyết gia theo lý thuyết chu kỳ kinh tế thực sẽ bất đồng về nguyên nhân của chu kỳ kinh tế, nhưng sẽ thống nhất cao rằng các yếu tố ngoại sinh như giá dầu, thời tiết, hay chiến tranh có thể tự chúng gây ra suy thoái kinh tế nhất thời, hoặc ngược lại, tăng trưởng kinh tế ngắn hạn. Trường phái kinh tế học Áo giữ quan điểm rằng lạm phát bởi cung tiền tệ gây ra suy thoái kinh tế ngày nay các thời kỳ suy thoái đó là động lực tích cực theo nghĩa chúng là cơ chế tự nhiên của thị trường điều chỉnh lại những nguồn lực bị sử dụng không hiệu quả trong giai đoạn “tăng trưởng” hoặc lạm phát. Phần lớn học giả theo thuyết tiền tệ tin rằng những thay đổi triệt để về cơ cấu kinh tế không phải là nguyên nhân chủ yếu mà là quản lý chính sách tiền tệ. Thoạt đầu ta thấy có sự mâu thuẫn nhưng thực tế chính sách tài khóa chính sách tiền tệ tác động rất nhiều đến tổng cầu của nền kinh tế. Vậy nên trung hòa ta xem hai quan điểm đối lập này trở thành thống nhất. Khi có sự bất cập trong chính sách tiền tệ tài khóa dẫn đến cung trên thị trường vốn tài sản thay đổi dẫn đến suy thoái. 2.2. Mt s mô hình suy thoái kinh t: Suy thoái hình chữ V: Đây là kiểu suy thoái mà pha suy thoái ngắn, tốc độ suy thoái lớn; đồng thời, pha phục phồi cũng ngắn tốc độ phục hồi nhanh; điểm đồi chiều giữa hai phá này rõ ràng. Đây là mô hình suy thoái phổ biến nhất. 6 H.1: Suy thoái hình chữ V, như trường hợp suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ năm 1953 Suy thoái hình chữ U: Đây là kiểu suy thoái mà pha phục hồi xuất hiện rất chậm. Nền kinh tế sau một thời kỳ suy thoái mạnh tiến sang thời kỳ vất vả để thoát khỏi suy thoái. Trong thời kỳ thoát khỏi suy thoái, có thể có các quý tăng trưởng dương tăng trưởng âm xen kẽ nhau. H.2: Suy thoái hình chữ U, như trường hợp suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ trong các năm 1973-1975 7 Suy thoái hình chữ W: Đây là kiểu suy thoái liên tiếp. Nền kinh tế vừa thoát khỏi suy thoái được một thời gian ngắn lại tiếp tục rơi ngay vào suy thoái. H.3: Suy thoái hình chữ W, như trường hợp suy thoái kinh tế Hoa Kỳ những năm 80 Suy thoái hình chữ L: Đây là kiểu suy thoái mà nền kinh tế rơi vào suy thoái nghiêm trọng rồi suốt một thời gian dài không thoát khỏi suy thoái. Một số nhà kinh tế gọi tình trạng suy thoái không lối thoát này là khủng hoảng kinh tế. H.4: Suy thoái hình chữ L, như trường hợp Thập kỷ mất mát (Nhật Bản). 8 3. Suy thoái kinh t th gii: Nền kinh tế thế giới có dấu hiệu khủng hoảng từ sự sụp đổ của nền kinh tế hàng đầu thế giới là nền kinh tế Mỹ dấu hiệu mất dần ngai vị là đồng tiền mạnh của đồng USD. Câu chuyện kinh tế Mỹ khởi đầu từ khủng hoảng các hợp đồng tín dụng mà cụ thể là cho vay tiêu dùng cho vay bất động sản thế chấp, tổng số khoảng 12 ngàn tỷ USD, trong đó 3 đến 4 ngàn tỷ USD là nợ xấu dưới chuẩn. Những người không có khả năng trả nợ cũng được cho vay. Cho vay dưới chuẩn tăng mạnh là khởi điểm cho quả bong bóng tại thị trường nhà đất. Các ngân hàng cho vay cầm cố bất động sản mà không quan tâm tới khả năng chi trả của khách. Dư nợ trong mảng này nhảy từ 160 tỷ USD của năm 2001 lên 540 tỷ vào năm 2004 bùng nổ thành 1.300 tỷ vào năm 2007. Theo ước tính vào cuối quý III năm 2008, hơn một nửa giá trị thị trường nhà đất Mỹ là tiền đi vay với một phần ba các khoản này là nợ khó đòi. Trước đó, để đối phó với lạm phát, FED đã liên tiếp tăng lãi suất từ 1% vào giữa năm 2004 lên 5,25% vào giữa năm 2006 khiến lãi vay phải trả trở thành áp lực quá lớn với người mua nhà. Thị trường bất động sản thời điểm này bắt đầu có dấu hiệu đóng băng sụt giảm. Chiến lược trên được đưa ra với mục đích giảm rủi ro cho những khoản vay bất động sản. là những hợp đồng đó được chuyên gia tài chính Phố Wall gom lại phát hành chứng khoán phái sinh, được bảo đảm bởi những hợp đồng cho vay thế chấp này để bán ra trên khắp các thị trường quốc tế. Loại sản phẩm phái sinh này được đánh giá cao bởi các tổ chức định giá tín dụng, nên thanh khoản tốt. Không chỉ dừng lại ở đó, nhiều công ty bảo hiểm, trong đó có AIG, còn sẵn sàng bảo lãnh cho những hợp đồng hoán đổi này. Khi các chứng khoán này mất giá thảm hại, thị trường không có người mua, nên các ngân hàng, công ty bảo hiểm, các tổ chức tài chính nắm hàng ngàn tỷ USD chứng khoán đó không bán được, mất khả năng thanh khoản, mất khả năng thanh toán, đi đến gục ngã hoặc phá sản. Những bất ổn từ hoạt động cho vay dưới chuẩn khiến giá nhà sụt giảm mạnh, thị trường nhà đất đóng băng. Cuộc khủng hoảng từ đó lan từ thị trường bất động sản sang thị trường tín dụng cuối cùng dẫn đến khủng hoảng tài chính tại Mỹ tràn sang nhiều nước châu Âu, khiến nhiều công ty lớn phá sản. Cuộc khủng hoảng từ đó lan từ thị trường bất động sản sang thị trường tín dụng cuối cùng dẫn đến khủng hoảng tài chính tại Mỹ tràn sang nhiều nước châu Âu, khiến nhiều công ty lớn phá sản. Những nạn nhân đáng kể đầu tiên "dính trấu" đều liên quan trực tiếp tới hoạt động cho vay dưới chuẩn như Northern Rock Countrywide Financial vào hai tháng 8 9/2007. Northern Rock, ngân hàng lớn thứ năm tại Anh, vào tháng 9/2007, sau khi mất thanh khoản nghiêm trọng do thua lỗ từ cho vay thế chấp bất động sản, đã phải cầu cứu Ngân hàng Trung ương Anh. Nhà đầu tư ùn ùn kéo đến rút tiền khiến Chính phủ buộc phải tiếp quản tập đoàn ngân hàng này. Trước đó, Country Financial, tập đoàn tài chính chuyên cho vay thế chấp địa ốc của Mỹ cũng bị phá sản do nợ khó đòi vào tháng 8/2007. Đến tháng 1/2008, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ về giá trị vốn hóa tiền gửi, Bank of America, đã mua lại Country Financial với giá 4 tỷ đôla. 9 Tiếp đến, vào ngày 17/2/2008, Nothern Rock chính thức bị quốc hữu hóa. Sự kiện Nothern Rock Country Financial là dấu hiệu báo trước cơn bão sắp đổ xuống thị trường tài chính toàn cầu cũng như làn sóng sáp nhập, phá sản, bị Chính phủ tiếp quản của các định chế tài chính. Cơn địa chấn tài chính thực sự nổ ra vào ngày 7/9/2008 khi hai nhà cho vay cầm cố khổng lồ của Mỹ là Freddie Mac Fannie Mae buộc phải được Chính phủ tiếp quản để tránh khỏi nguy cơ phá sản. Sự kiện này tiếp tục châm ngòi cho vụ đổ vỡ với những tên tuổi lớn khác. Vào ngày 15/9/2008, Ngân hàng Đầu tư lớn thứ 4 nước Mỹ Lehman Brothers sau 158 năm tồn tại đã tuyên bố phá sản. Đúng 10 ngày sau, Washington Mutual tạo nên vụ phá sản ngân hàng lớn nhất trong lịch sử với tổng tài sản thiệt hại lên tới 307 tỷ đôla. Ngoài ra, do khủng hoảng tài chính, ngân hàng đầu tư số một nước Mỹ, Merill Lynch cũng bị thâu tóm bởi Bank of America. Chính phủ đã buộc phải bơm 85 tỷ đôla vào AIG, tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới, để tránh cho thị trường tài chính nước này một kết cục tồi tệ hơn. Tháng 9 10/2008 cũng trở thành giai đoạn đen tối với phố Wall khi chỉ số Dow Jones sụt tới 25% giá trị chỉ sau một tháng kể từ ngày 15/9/2008. Kể từ sau giai đoạn này, biến động tại phố Wall trở nên khó lường hơn với nhiều kỷ lục cả tăng giảm tồn tại trong hàng chục năm đã bị phá. Xen giữa những sự kiện trên, 9 tháng đầu năm 2008 cũng chứng kiến các cơn sốt dầu, lương thực, lạm phát làm khuynh đảo nền kinh tế toàn cầu. Đặc biệt là giá dầu, từ mức 90 đôla một thùng vào đầu năm đã leo lên trên 100 đôla vào 20/2/2008 lập kỷ lục trên 147 đôla một thùng vào 11/7/2008. Dầu leo thang kéo giá hàng hóa cơ bản lương thực lên theo. Trong đó, vàng lập kỷ lục trên 1.000 đôla một ounce vào 17/3/2008. Còn giá lương thực đắt đỏ lại tạo ra căng thẳng thực sự tại nhiều nơi, thậm chí cả các quốc gia xuất khẩu lương thực. Nạn lạm phát từ đó cũng xảy ra tràn lan tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên, sau khi đạt đỉnh vào tháng 7/2008, giá dầu bất ngờ lao dốc không phanh. Nguyên nhân cho hiện tượng trên là nhu cầu sử dụng dầu tại nhiều quốc gia, đặc biệt Trung Quốc Ấn Độ, sụt giảm mạnh do khó khăn kinh tế. Hiện giá loại nhiên liệu này chỉ còn khoảng 40 đôla một thùng, mất hơn 100 đôla, tương ứng gần 70%, so với giá trị ban đầu, bất chấp những nỗ lực cắt giảm sản lượng của OPEC. FED quyết định dùng 700 tỷ đôla để mua lại nợ xấu của các Ngân hàng. Trước khi được thông qua vào ngày 1/10/2008, kế hoạch hỗ trợ lớn chưa từng có trong lịch sử đã vấp phải không ít phản đối tại Quốc hội Mỹ. Đặc biệt tại vòng bỏ phiếu vào ngày 29/9/2008, Hạ viện bất ngờ không thông qua kế hoạch trên tạo ra một cú sốc thực sự với phố Wall, khiến chỉ số Dow Jones trải qua ngày giảm điểm tồi tệ nhất trong lịch sử. Không lâu sau khi kế hoạch trên được thông qua, vào ngày 13-14/10/2008, các quốc gia châu Âu đã công bố gói giải pháp hỗ trợ kinh tế khổng lồ có trị giá lên tới 2.300 tỷ đôla. Iceland là nước đầu tiên có nguy cơ phá sản trên quy mô quốc gia. Cơn bão khủng hoảng tài chính do cho vay bất động sản dưới chuẩn tràn lan đã nhấn chìm hệ thống ngân hàng của quốc gia từng có thu nhập đầu người cao nhất thế giới. Chính phủ Iceland đã phải đóng cửa thị trường chứng khoán, quốc hữu hóa những ngân hàng hàng đầu. Từ đó, đồng nội tệ krona của nước này mất giá trầm trọng gần như bị xóa sổ. Trước tình hình . Khủng hoảng kinh tế là một trong những hiện tượng thể hiện sự xáo trộn trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nó xuất hiện theo chu kỳ mà các nhà kinh tế học. việc không thanh toán được các khoản vay để đầu tư dẫn tới phá sản. Do bị hiệu ứng dây chuyền từ khủng hoảng chung, khi đó các doanh nghiệp không vay được

Ngày đăng: 13/12/2013, 16:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Suy thoái hình chữ U: Đây là kiểu suy thoái mà pha phục hồi xuất hiện rất chậm. Nền  kinh  tế  sau  một  thời  kỳ  suy  thoái  mạnh  tiến  sang  thời  kỳ  vất  vả  để  thoát  khỏi  suy  thoái - Khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới và ảnh hưởng đến việt nam
uy thoái hình chữ U: Đây là kiểu suy thoái mà pha phục hồi xuất hiện rất chậm. Nền kinh tế sau một thời kỳ suy thoái mạnh tiến sang thời kỳ vất vả để thoát khỏi suy thoái (Trang 7)
H.1: Suy thoái hình chữ V, như trường hợp suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ năm 1953 - Khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới và ảnh hưởng đến việt nam
1 Suy thoái hình chữ V, như trường hợp suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ năm 1953 (Trang 7)
H.3: Suy thoái hình chữ W, như trường hợp suy thoái kinh tế Hoa Kỳ những năm 80 - Khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới và ảnh hưởng đến việt nam
3 Suy thoái hình chữ W, như trường hợp suy thoái kinh tế Hoa Kỳ những năm 80 (Trang 8)
Suy thoái hình chữ W: Đây là kiểu suy thoái liên tiếp. Nền kinh tế vừa thoát khỏi suy thoái được một thời gian ngắn lại tiếp tục rơi ngay vào suy thoái - Khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới và ảnh hưởng đến việt nam
uy thoái hình chữ W: Đây là kiểu suy thoái liên tiếp. Nền kinh tế vừa thoát khỏi suy thoái được một thời gian ngắn lại tiếp tục rơi ngay vào suy thoái (Trang 8)
12 Từ  tác  động  của  khủng  hoảng  toàn  cầu  ảnh  hưởng  đến  các  thị  trường  Mỹ,  EU,  - Khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới và ảnh hưởng đến việt nam
12 Từ tác động của khủng hoảng toàn cầu ảnh hưởng đến các thị trường Mỹ, EU, (Trang 13)
H.5: Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam từ 2007 – 2012 - Khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới và ảnh hưởng đến việt nam
5 Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam từ 2007 – 2012 (Trang 13)
Bên cạnh đó, tình hình nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam cũng không tốt hơn xuất khẩu. Thu nhập  người  dân không theo  kịp  mức độ tăng giá, đồng thời tỷ lệ thất nghiệp  cũng tăng lên - Khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới và ảnh hưởng đến việt nam
n cạnh đó, tình hình nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam cũng không tốt hơn xuất khẩu. Thu nhập người dân không theo kịp mức độ tăng giá, đồng thời tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng lên (Trang 15)
1.2.3. Tình hình sa sút, tồn kho và xu hướng suy thoái kinh tế: - Khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới và ảnh hưởng đến việt nam
1.2.3. Tình hình sa sút, tồn kho và xu hướng suy thoái kinh tế: (Trang 18)
kinh tế qua các tháng (Hình H.13) cho thấy động thái đầu ra vẫn còn kém sáng sủa (chưa - Khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới và ảnh hưởng đến việt nam
kinh tế qua các tháng (Hình H.13) cho thấy động thái đầu ra vẫn còn kém sáng sủa (chưa (Trang 19)
Thứ năm, tốc độ tăng tồn kho giảm nhưng vẫn duy trì ở mức cao. Hình H.14 dưới - Khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới và ảnh hưởng đến việt nam
h ứ năm, tốc độ tăng tồn kho giảm nhưng vẫn duy trì ở mức cao. Hình H.14 dưới (Trang 20)
trưởng lệ thuộc ngày càng nặng vào vốn đầu tư (Hình H.15). - Khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới và ảnh hưởng đến việt nam
tr ưởng lệ thuộc ngày càng nặng vào vốn đầu tư (Hình H.15) (Trang 20)
Hình H.16 cho thấy mức độ trầm trọng của cú sốc tài chính mà nền kinh tế phải chịu khi chính sách thắt chặt tiền tệ được triển khai quyết liệt trong suốt gần hai năm qua - Khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới và ảnh hưởng đến việt nam
nh H.16 cho thấy mức độ trầm trọng của cú sốc tài chính mà nền kinh tế phải chịu khi chính sách thắt chặt tiền tệ được triển khai quyết liệt trong suốt gần hai năm qua (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w