Tiểu luận Những kiến thức chung về kỹ năng và nghệ thuật lãnh đạo, vận dụng các kỹ năng lãnh đạo phù hợp trong xu thế và điều kiện phát triển xã hội hiện nay, Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của cá nhân hoặc một nhóm nhằm thực hiện một mục tiêu chung của tổ chức trong những điều kiện nhất định. Nghệ thuật lãnh đạo là sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo tri thức, kinh nghiệm, phẩm chất, phương pháp, kỹ năng về phương thức lãnh đạo phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nhất định nhằm giải quyết các thách thức lãnh đạo một cách hiệu quả và có đạo đức các mục tiêu đặt ra. Nghệ thuật lãnh đạo là một phương thức mềm dẻo, linh hoạt bao gồm nhiều yếu tố phải có của người lãnh đạo để có thể chỉ huy, hướng dẫn, điều hành một tập thể để đạt được một mục tiêu chung.
Trang 1BÀI THU HOẠCH MÔN KỸ NĂNG VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO.
ĐỀ TÀI: Những kiến thức chung về kỹ năng và nghệ thuật lãnh đạo, vận dụng các kỹ năng lãnh đạo phù hợp trong xu thế và điều kiện phát triển
xã hội hiện nay,
Trang 2“Lãnh đạo là một kĩ năng mà bất cứ ai cũng có thể học được”
Steve Jobs là một ví dụ kinh điển về một người có lẽ không được sinh ra
để trở thành một nhà lãnh đạo Sau khi bắt đầu Apple Computer từ nhà để xe của mình vào năm 1976, ông đã bị ban giám đốc sa thải vào năm 1985 khi công
ty đang bị cạnh tranh gay gắt và ông không đồng ý với CEO về định hướng tương lai của doanh nghiệp Sau khi thành lập Pixar Animation Studios và NeXT Computer, cuối cùng ông đã được Apple cải tạo vào năm 1997 với tư cách là CEO và tiếp tục phát triển iPod, iPhone và nhiều sản phẩm khác mang tính cách mạng
Ban đầu, Steve quản lý nhân viên của mình theo thiên hướng có thể coi
là tàn nhẫn, không khoan dung với bất cứ điều gì anh ta coi là thất bại, nhiều nhân viên của ông đã từng nói trước kia ông không hoàn toàn đánh giá đúng nhân viên và thậm chí không dành lời khen ngợi khi một công việc được hoàn thành tốt Tuy nhiên, về sau Steve bắt đầu học cách kiểm soát các đặc điểm tiêu cực của mình và trở nên đồng cảm với nhân viên Vậy để trở thành một nhà lãnh đạo chúng ta cần phải học tập những kĩ năng và nghệ thuật gì?
I NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO.
1, Nghệ thuật lãnh đạo là gì.
Khái niệm nghệ thuật lãnh đạo.
Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của cá nhân hoặc một nhóm nhằm thực hiện một mục tiêu chung của tổ chức trong những điều kiện nhất định
Nghệ thuật lãnh đạo là sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo tri thức, kinh nghiệm, phẩm chất, phương pháp, kỹ năng về phương thức lãnh đạo phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nhất định nhằm giải quyết các thách thức lãnh đạo một cách hiệu quả và có đạo đức các mục tiêu đặt ra
Nghệ thuật lãnh đạo là một phương thức mềm dẻo, linh hoạt bao gồm nhiều yếu tố phải có của người lãnh đạo để có thể chỉ huy, hướng dẫn, điều hành một tập thể để đạt được một mục tiêu chung
Trang 3Các nhân tố ảnh hướng đến nghệ thuật lãnh đạo:
Cá tính của người lãnh đạo
Các thành viên và nhu cầu;
vấn đề và thái độ của họ
Tình hình tập thể tổ chức Môi trường khách quan và tính chất của nhiệm Nghệ thuật lãnh đạo cần phải học hỏi, trau dồi liên tục trong suy nghĩ, trong lời nói, trong hành động, cung cách ứng xử mới đạt được kết quả trong vai trò lãnh đạo
Những biểu hiện cơ bản của nghệ thuật lãnh đạo:
Nghệ thuật hiểu người và dùng người
Nghệ thuật sử dụng quyền lực
Nghệ thuật sử dụng phong cách lãnh đạo
Nghệ thuật tạo dựng sự cảm phục và sự tin tưởng
Nghệ thuật giao việc hiệu quả
Nghệ thuật khen nhân viên
Nghệ thuật thiết lập các mối quan hệ và tìm kiếm sự hợp tác
Người lãnh đạo cần phải có tầm nhìn.
Để trở thành lãnh đạo, đầu tiên người này cần phải có khả năng lãnh đạo
Và tầm nhìn sẽ quyết định rằng bạn có khả năng lãnh đạo hay không Và nếu như người lãnh đạo có tầm nhìn, chắc chắn sẽ vạch ra đường đi đúng đắn cho doanh nghiệp của mình
Đầu tiên, người lãnh đạo cần phải vạch ra được những kế hoạch, những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn để công ty hướng đến trong khoảng thời gian hoạt động Có như vậy, doanh nghiệp mới có mục tiêu cụ thể để hoạt động và hướng đến
Tuy nhiên, nếu chỉ có mục tiêu là chưa đủ Bên cạnh đó, người lãnh đạo cần phải biết cách kết hợp giữa những kế hoạch, mục tiêu của mình cùng với nguồn lực mà doanh nghiệp đã có sẵn Chỉ khi biết kết hợp với nguồn lực, với thách thức của môi trường xung quanh, doanh nghiệp mới
có thể phát triển được
Và một người lãnh đạo chắc chắn tầm nhìn phải xa và rộng hơn so với những người thông thường Bởi vì tầm nhìn của người lãnh đạo còn phải sử dụng để dự đoán những biến động của thị trường trong tương lai Những dự
Trang 4đoán của người lãnh đạo sẽ được sử dụng để làm bàn đạp cho doanh nghiệp tiến lên và phát triển hơn nữa
Người lãnh đạo cần phải có nguyên tắc đạo đức.
Một người lãnh đạo không chỉ cần có tài, mà người này còn phải cần có đức Khi áp dụng nghệ thuật lãnh đạo theo nguyên tắc đạo đức, chắc chắn sẽ góp phần thêm vào sự thành công của người lãnh đạo Và vấn đề đạo đức đầu tiên mà một người lãnh đạo giỏi cần phải đáp ứng được đó chính là sự trung thực và luôn tôn trọng nhân viên, cấp dưới của mình
Việc bạn kính trọng và đối xử tử tế với nhân viên, với cấp dưới của mình cũng như đang tự kính trọng bản thân mình Điều này sẽ giúp cho nhân viên của bạn có suy nghĩ rằng khi họ cống hiến cho bạn là không sai lầm
Nghệ thuật lãnh đạo hiện đại hiện nay mà các nhà lãnh đạo nên áp dụng
đó chính là luôn làm việc với sự hăng hái cũng như là tinh thần trách nhiệm cao nhất Việc này không chỉ tốt cho công việc của bạn, bên cạnh đó bạn cũng sẽ chiếm được niềm tin của cấp dưới nhiều hơn Và hãy cố thể hiện với nhân viên của mình rằng, tinh thần và trách nhiệm của bạn luôn cao nhất và dường như không thể có người thứ hai làm như bạn
Hãy tin tưởng với nhân sự của mình.
Ở trong nghệ thuật lãnh đạo, niềm tin luôn là yếu tố cần thiết cho công việc Trước khi bạn muốn giao một công việc quan trọng nào đó cho nhân viên của mình, bạn cần phải có sự tin tưởng với nhân viên của mình trước Bởi vì sự tin tưởng sẽ trở thành một trong những yếu tố giúp cho nhân viên cảm thấy thoải mái và cũng là động lực để hoàn thành tốt công việc đã được giao
Hoặc khi bạn làm lãnh đạo, bạn hoàn toàn có thể đặt mình vào trong vị trí của nhân viên và suy nghĩ Ví dụ như khi bạn được cấp trên giao cho nhiệm
vụ quan trọng, kèm theo đó là sự tin tưởng tuyệt đối từ cấp trên của mình, trường hợp này bạn sẽ cảm thấy như thế nào?
Chắc chắn rằng bạn sẽ tự tin mình có đủ khả năng để có thể hoàn thành tốt công việc đã được giao Điều thôi thúc để bạn có thể hoàn thành được công việc của mình đó chính là sự tin tưởng từ cấp trên Và đến đây, bạn hoàn toàn
có thể lý giải được rằng, nghệ thuật lãnh đạo là gì? Đó chính là niềm tin và sự tin tưởng
Hãy đối mặt với những khuyết điểm của mình.
Trang 5Khi bạn ngồi ở vị trí lãnh đạo, bạn cần phải thừa nhận một điều đó chính
là không có một ai ở trên đời hoàn hảo tuyệt đối Chính vì thế, nếu như bạn muốn mình càng ngày càng trở nên hoàn thiện và phát triển hơn, đừng ngần ngại để đối mặt với những khiếm khuyết của chính bản thân mình Có khuyết điểm không phải điều xấu, không dám thừa nhận khuyết điểm mới xấu
Khái niệm nghệ thuật lãnh đạo thực sự đó chính là dám thừa nhận những khuyết điểm của mình Đặc biệt là từ góp ý của những đối tác, góp ý từ cấp dưới Những người càng làm việc nhiều với bạn, tiếp xúc nhiều và gần gũi với bạn, càng có những nhận xét và những góp ý đúng đắn hơn dành cho bạn
Việc đối mặt với những khuyết điểm của mình chắc chắn sẽ giúp bạn trở nên hoàn thiện hơn Nên nhớ đây cũng là một trong những nghệ thuật lãnh đạo không thể bỏ sót Áp dụng những nghệ thuật lãnh đạo hiện đại chắc chắn sẽ giúp bạn lãnh đạo tốt hơn nữa doanh nghiệp của chính bản thân mình
Khi nhắc đến nghệ thuật lãnh đạo, mỗi người sẽ có một quan điểm riêng
và một cách lãnh đạo riêng Hiểu được nghệ thuật lãnh đạo là gì và những nguyên tắc kể trên, hãy áp dụng nó vào công tác điều hành doanh nghiệp Mong rằng doanh nghiệp bạn sẽ luôn phát triển bền vững
II KỸ NĂNG CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO.
1 Các nhóm kỹ năng lãnh đạo.
Nhóm các kỹ năng cơ sở: là những kỹ năng nền tảng, tối thiểu cần có để
có thể thành công trong bất cứ loại công việc gì
Kỹ năng nhận thức (quan sát, ghi nhớ, tư duy logic, biện chứng, hệ thống,…)
Kỹ năng định vị bản thân (hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu, vai trò, vị trí của mình trong các mối quan hệ xã hội)
Kỹ năng quản lý bản thân (trên cơ sở định vị bản thân có kế hoạch phát triển bản thân và kiên trì, kiên quyết thực hiện, biết tự kiểm soát bản thân để đạt các mục tiêu cuộc sống)
Nhóm các kỹ năng làm việc với con người:
Kỹ năng thiết lập và duy trì các mối quan hệ
Kỹ năng gây ảnh hưởng, huấn luyện và phát triển cộng sự, phát triển nhóm
Kỹ năng đánh giá và sử dụng con người
Trang 6Kỹ năng động viên khích lệ người khác.
Kỹ năng xây dựng văn hóa tổ chức
Kỹ năng giao tiếp và nói trước công chúng…
Nhóm các kỹ năng giải quyết vấn đề:
Xác định hệ thống lãnh đạo
Nhận diện bối cảnh thể chế của lãnh đạo
Truyền cảm hứng về tầm nhìn
Phát huy tiềm năng của bản thân và những người ủng hộ
Xây dựng liên minh trong lãnh đạo
Nhận định sáng suốt trong ra quyết định
Bên cạnh đó, 5 kĩ năng lãnh đạo cụ thể mọi nhà lãnh đạo phải có bao gồm:
Kĩ năng giao tiếp
Một trong những kỹ năng quan trọng nhất của người lãnh đạo là khả năng giao tiếp hiệu quả Trong khi khả năng chiến lược cũng rất quan trọng, chiến lược không là gì nếu không có một đội ngũ hiểu cách thực hiện chúng Trách nhiệm của một người lãnh đạo là đảm bảo rằng cả hai nhóm đều hiểu các nhiệm vụ trong tay và có đủ động lực để khiến họ chú ý hoàn toàn
Kỹ năng lắng nghe
Một phần lớn của giao tiếp liên quan đến lắng nghe Do đó, các nhà lãnh đạo nên thiết lập một luồng giao tiếp ổn định giữa họ và nhân viên hoặc thành viên nhóm của họ, thông qua chính sách mở cửa hoặc các cuộc trò chuyện thường xuyên với các nhân viên Các nhà lãnh đạo nên thường xuyên có mặt để thảo luận về các vấn đề và mối quan tâm với nhân viên của mình
Kĩ năng tạo động lực
Các nhà lãnh đạo cần truyền cảm hứng cho nhân viên của họ đi xa hơn cho các tổ chức của họ; chỉ trả một mức lương công bằng cho nhân viên thường không đủ cảm hứng (mặc dù điều đó cũng quan trọng) Có một số cách để thúc đẩy nhân viên của bạn: bạn có thể xây dựng lòng tự trọng của nhân viên thông qua sự công nhận và phần thưởng, hoặc bằng cách trao cho nhân viên trách nhiệm mới cao hơn
Kĩ năng huấn luyện người khác
Dù công việc là gì, việc áp dụng tư duy huấn luyện là một phần không thể thiếu để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi Trở thành một “huấn luyện viên”
Trang 7khuyến khích và hỗ trợ Bạn cũng cần học thêm kĩ năng cổ vũ ngoài việc huấn luyện Và một nhà lãnh đạo nên thoải mái trong vai trò này
Kĩ năng xây dựng mối quan hệ
Cùng với giao tiếp và huấn luyện, xây dựng mối quan hệ có thể tạo ra hoặc phá vỡ một nhà lãnh đạo Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ coi trọng các mối quan
hệ, và sẽ tích cực làm việc để xây dựng mối quan hệ với đội nhóm cũng như thúc đẩy các mối quan hệ lành mạnh trong cộng đồng
Xây dựng mối quan hệ có thể đơn giản như ghi nhớ một số chi tiết cá nhân về mọi người và tìm hiểu về những điều đó mọi lúc mọi nơi Hoặc, nó có thể có mục đích hơn, và liên quan đến các hoạt động ngoài công việc và các nỗ lực xây dựng đội ngũ
Đó là vai trò của người lãnh đạo để khuyến khích các mối quan hệ làm việc lành mạnh giữa các thành viên trong nhóm, khách hàng, nhà sản xuất, các nhà quản lý khác và cộng đồng nói chung Khi các nhân viên tin tưởng lẫn nhau
và toàn bộ doanh nghiệp, toàn bộ tổ chức sẽ được hưởng lợi đáng kể
Robin Sharma là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về lãnh đạo Với kinh nghiệm dày dặn của mình trong nhiều tổ chức lớn Ông đã đưa ra
ý tưởng về lãnh đạo hết sức đơn giản Cụ thể trong cuốn sách Nhà lãnh đạo không chức danh đã chỉ ra: “Bạn không cần đến một chức danh để trở thành nhà lãnh đạo” Những bài học về lãnh đạo được tác giả khéo léo lồng ghép vào trong câu chuyện của Blake Davis và Tommy – người bán sách xuất sắc nhất ở thư viện Các quy luật như: IMAGE, SPARK, HUMAN, SHINE được truyền tải một cách rất dễ hiểu Một câu nói tôi ưu thích trong cuốn sách là:
III VẬN DỤNG CÁC KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO PHÙ HỢP VỚI XU THẾ VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI HIỆN NAY.
Để đảm bảo hoạt động lãnh đạo đạt hiệu quả cao và thực hiện được thành công mục tiêu của tổ chức, theo tôi nhà lãnh đạo bên cạnh phải không ngừng
nỗ lực, rèn luyện và thực hiện tốt các kỹ năng lãnh đạo đã nêu ở phần trên thì cần tập trung thực hiện và khai thác vận dụng tốt 2 kỹ năng sau:
1 Kỹ năng xây dựng liên minh trong lãnh đạo.
Để hiện thực hóa được một tầm nhìn lãnh đạo thì cần phải có sự tham gia đóng góp của nhiều người Trong đó, có thể nhiều người không thuộc về nhóm lãnh đạo hoặc thậm chí họ ở bên ngoài tổ chức
Trang 8Các nhà lãnh đạo cần phải mở rộng ảnh hưởng và tác động lên hệ thống lãnh đạo, tiếp cận các nguồn lực trong bối cảnh tổ chức và xã hội rộng lớn (hệ thống bên ngoài)
Những điều kiện thiết yếu để lãnh đạo thành công quá trình đổi mới:
Tám yếu tố gắn bó chặt chẽ với các nỗ lực đổi mới thành công trong khu vực công:
Đáp ứng nhu cầu
Đưa ra một kế hoạch thuyết phục
Xây dựng sự ủng hộ từ bên trong để vượt qua sự cản trở
Bảo đảm sự cam kết ở cấp quản lý cao nhất
Xây dựng sự ủng hộ từ bên ngoài
Cung cấp các nguồn lực
Thể chế hóa sự thay đổi
Thực hiện sự thay đổi căn bản và sâu sắc
Về bản chất, đây là những yếu tố bổ sung Nếu bạn có càng nhiều các yếu tố này thì những nỗ lực của bạn càng có khả năng thành công và sự thay đổi càng bền vững Những điều kiện thiết yếu để lãnh đạo thành công quá trình
đổi mới.
Lãnh đạo sự thay đổi: Các yếu tố bối cảnh và ảnh hưởng của chúng đến các nỗ lực thay đổi
Khi sự đổi mới được đề xuất thì cũng đồng thời xuất hiện cả sự ủng hộ
và phản đối Người lãnh đạo cần hiểu rõ các yếu tố này để có thể thành công trong việc tập hợp sự ủng hộ từ bên ngoài nhằm giải quyết vấn đề của hệ thống lãnh đạo Các lực lượng phản đối sẽ tạo áp lực và gây ảnh hưởng đến sự thành công của nỗ lực đổi mới
Những thách thức khi thu hút sự ủng hộ từ bên ngoài: Các nhà lãnh đạo
cần sự ủng hộ từ các bên liên quan ở bên ngoài để thực hiện tầm nhìn lãnh đạo
Làm thế nào nhà lãnh đạo giành được sự ủng hộ từ các bên liên quan? Theo phương pháp cùng tham gia của trường Hatfield các mạng lưới được quản
lý, cụ thể như: liên minh của các bên liên quan, có vai trò rất quan trọng
Người lãnh đạo có thể có được sự ủng hộ của những người liên quan thông qua liên minh các bên liên quan Thông qua liên minh này, người lãnh đạo có thể đáp ứng nhu cầu của họ Do vậy, một mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi được hình thành Những thách thức khi thu hút sự ủng hộ từ bên
Trang 9ngoài Các nghiên cứu chỉ ra rằng sự tham gia của các bên liên quan là một trong những biện pháp hiệu qủa nhất để xây dựng quyền sở hữu và sự ủng hộ từ bên ngoài Một quá trình hợp tác hoặc tham gia phù hợp có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái độ và động lực của các bên tham gia, chẳng hạn như mục đích của hành vi
Xây dựng liên minh giữa các bên liên quan: Xây dựng liên minh giữa
các bên liên quan là biện pháp hiệu quả để tập hợp họ vào cùng một quá trình hướng đến mục đích có lợi cho tất cả các bên Để lãnh đạo được với bên ngoài, các nhà lãnh đạo cần phải trở thành người tập hợp hiệu quả các bên liên quan
đa dạng, cả trong nội bộ cũng như giữa các giới hạn thể chế
Quá trình tham gia sẽ tạo ra sự cam kết và sở hữu thông qua:
Hiểu biết lẫn nhau về nhu cầu, thế mạnh và lợi ích giữa các bên tham gia Hợp tác giữa các tổ chức và quyền hạn – bên trong mạng lưới chính phủ, khu vực tư nhân và các thành phần xã hội dân sự Chủ động xây dựng “cơ chế cùng
có lợi” để bảo đảm lợi ích cho các bên tham gia quá trình hợp tác Quá trình hợp tác này là tiền đề cho sự thành công chính trị và chính sách trong bối cảnh lãnh đạo khu vực công
Tập hợp nhóm các bên liên quan: Nhóm các bên liên quan được tập
hợp để thúc đẩy các giải pháp lãnh đạo, đồng thời đem lại lợi ích tối đa cho các thành viên nhóm Người lãnh đạo thường tập hợp những người ủng hộ để hình thành nên các kế hoạch hợp tác đem lại lợi ích cho cả đôi bên Người lãnh đạo
và những người ủng hộ tập hợp các nhóm liên quan của riêng họ để hình thành các kế hoạch hợp tác đem lại lợi ích cho cả đôi bên
Đáp ứng nhu cầu của các liên quan:
Các yếu tố tối thiểu (cơ bản nhất):
Những yếu tố này tương đồng với các nhu cầu cấp thiết nhất trong trật tự nhu cầu của Maslow (sự an toàn, vật chất) Nếu không thỏa mãn thì sẽ gây ra
sự chán nản và bất bình
Dựa vào Maslow, F Herzberg phát hiện ra rằng nếu giải quyết được các yếu tố môi trường làm việc thì sẽ hạn chế được sự chán nản nhưng không tạo thêm động lực làm việc cho cá nhân
Các yếu tố thúc đẩy:
Những yếu tố này tương đồng với các nhu cầu ở phía trên trong trật tự nhu cầu của Maslow, chẳng hạn như; sự quý trọng và hiện thực hóa
Trang 10Đáp ứng được các nhu cầu thúc đẩy sẽ tạo động lực làm việc cho cá nhân
Sự tham gia là một yếu tố tạo động lực thúc đẩy Nó tạo ra sự cam kết hành động của cá nhân
Sự tham gia là một nhân tố thúc đẩy Nó khuyến khích sự cam kết hành động của cá nhân
Nhận diện các bên liên quan và những người tập hợp (đi thuyết phục).
Nhận diện các bên liên quan chủ chốt liên quan đến vấn đề lãnh đạo Hãy hỏi các câu hỏi sau đây để nhận diện được các bên liên quan này:
Những tổ chức và cá nhân nào ở bên ngoài hệ thống lãnh đạo này có thể quan tâm đến việc giải quyết vấn đề lãnh đạo này, cụ thể như: họ đang làm việc với vấn đề đó, bị ảnh hưởng bởi nó, sẽ gây ảnh hưởng đến nó hoặc có thể có các nguồn lực để đóng góp?
Trong số các bên liên quan đã được nhận diện, ai chính đáng nhất, có quyền lực nhất và quan tâm nhất đến các giải pháp cho vấn đề lãnh đạo, cụ thể như ai có thể có vai trò trung tâm đối với sự thành công của giải pháp lãnh đạo? Các bên liên quan chủ chốt là những người mà nhóm hệ thống lãnh đạo sẽ làm việc với họ
Điểm chung nào giữa các bên liên quan chủ chốt có thể giúp kết nối họ thành các nhóm? Trong hình minh họa, các nhóm liên quan được kết hợp lại với nhau dựa vào mối quan tâm chung của họ đối với môi trường, việc buôn bán và cộng đồng Nhận diện các mối quan hệ giữa thành viên trong nhóm hệ thống lãnh đạo và các bên liên quan chủ chốt
Trong bước này, những người ủng hộ và người lãnh đạo sẽ nhận diện các mối quan hệ mà họ có được với các bên liên quan chủ chốt Những người có mối quan hệ chặt chẽ nhất với các bên liên quan là đối tượng phù hợp để trở thành người tập hợp nhóm liên quan đó
Người lãnh đạo trợ giúp những người ủng hộ: Người lãnh đạo trợ
giúp những người ủng hộ trong việc thực hiện vai trò lãnh đạo để tập hợp (thu hút) các nhóm liên quan chủ chốt
Người lãnh đạo tập trung vào phát triển năng lực của những người ủng
hộ thông qua việc sử dụng “Chu trình truyền cảm hứng” (xem công cụ chuẩn