khổng tử và những tư tưởng chính trị mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, những triết lý tồn tại mãi đến ngày nay... Tiểu luận Nội dung tư tưởng đạo đức của Khổng Tử và vận dụng những giá trị ý nghĩa tư tưởng của ông trong công tác lãnh đạo, quản lý hiện nay Tư tưởng đạo đức của Khổng Tử đã kế thừa quan điểm về luân lý đạo đức trong các thư tịch cổ được coi là cội nguồn của nền văn hóa Trung Hoa, như Thượng Thư, Kinh Thi, Kinh Dịch, Quốc Ngữ, Tả Truyện,… Đó là quan điểm thiên mệnh, quan điểm này cho rằng trời bao bọc tất cả, là đấng linh diệu quyết định sự biến hóa của muôn vật, làm ra sự sống chết của con người và sự linh thiêng của quỷ thần. Phàm cái đã hiện diện trong vũ trụ, thì không có cái gì thoát khỏi vòng tạo hóa của trời, ngay cả đạo đức, lễ nghĩa, phẩm phục của con người cũng là do trời sinh.
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VIỆN LÃNH ĐẠO HỌC VÀ CHÍNH SÁCH CÔNG
*****
TIỂU LUẬN Môn:
Đề tài: “Nội dung tư tưởng đạo đức của Khổng Tử và vận dụng những giá trị ý nghĩa tư tưởng của ông trong công tác
lãnh đạo, quản lý hiện nay”
Họ và tên: TẠ THỊ KIM HUỆ Sinh ngày: 04/4/1987
Đơn vị công tác: Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc Lớp: K27 Lãnh đạo học Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc, tháng 05 /2021
Trang 2Chương 1 ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH
TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA KHỔNG TỬ
I SỰ BIẾN ĐỔI VỀ XÃ HỘI VÀ SỰ BĂNG HOẠI VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG XÃ HỘI TRUNG QUỐC THỜI XUÂN THU VỚI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA KHỔNG TỬ
1 Sự biến đổi về lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội Trung Quốc thời Xuân thu
Về mặt lịch sử, thời Xuân thu (770 - 403 trước Công nguyên) là thời kỳ
xã hội Trung Quốc biến chuyển từ chế độ chiếm hữu nô lệ mà đỉnh cao là chế
độ tông pháp nhà Tây Chu sang chế độ phong kiến sơ kỳ, thời kỳ trật tự lễ nghĩa, chuẩn mực đạo đức của xã hội cũ bị băng hoại và mất dần vai trò lịch sử của nó, nhưng trật tự thể chế, pháp luật và chuẩn mực đạo đức mới đang hình thành, chưa đóng vai trò thống trị trong xã hội Chính điều này là một trong những nguyên nhân hình thành tư tưởng đạo đức của Khổng Tử
Về mặt kinh tế, với tư cách là cơ sở cho sự tồn tại của xã hội, thời Xuân
thu, nền kinh tế Trung Quốc đang chuyển từ thời kỳ đồ đồng sang thời kỳ đồ sắt Sự ra đời của đồ sắt đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lực lượng sản xuất
Nó thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực: Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp Đặc biệt, những tiến bộ vượt bậc trong sản xuất nông nghiệp do sự xuất hiện của đồ sắt đã làm cho chế
độ “tỉnh điền” cơ sở kinh tế của chế độ nô lệ dần dần bị tan rã, chế độ tư hữu về ruộng đất từng bước hình thành và ngày càng phát triển
Về chính trị - xã hội, trên cơ sở sự chuyển biến về lịch sử và sự phát triển
về kinh tế đã dẫn đến sự biến động về chính trị - xã hội ở thời kỳ Xuân thu Có thể khái quát sự biến đổi về chính trị - xã hội Trung Quốc thời kỳ này ở một số
mặt sau: một là, sự phân hóa giai cấp và nạn “tiếm ngôi việt vị”; hai là, các
cuộc chiến tranh liên miên và ác liệt giữa các nước chư hầu hòng tranh giành đất đai, quyền lực, làm bá chủ thiên hạ Điều đó, đã làm cho đời sống nhân dân
vô cùng cực khổ, trật tự xã hội bị đảo lộn
2 Sự băng hoại về đạo đức trong xã hội Trung Quốc thời Xuân thu.
Cùng với sự biến động về lịch sử, kinh tế và chính trị - xã hội, đạo đức trong
xã hội Trung Quốc thời Xuân thu cũng băng hoại Điều này được biểu hiện ở sự đảo lộn trong các mối quan hệ đạo đức dẫn tới cảnh bề tôi giết vua, con hại cha, anh em,
Trang 3vợ chồng chia lìa thường xuyên xảy ra Bên cạnh đó, thời Xuân thu, các chuẩn mực
đạo đức xã hội như: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, trung, hiếu, đễ, cũng băng hoại, không
còn như trước nữa
Tất cả sự biến đổi đã đặt ra một loạt các vấn đề buộc các nhà tư tưởng và các bậc vua chúa thời kỳ này phải giải quyết Trong đó, nổi bật là vấn đề làm thế nào để có thể ổn định trật tự xã hội và giáo hóa đạo đức con người, đưa xã hội từ “loạn” trở thành “trị”, con người từ “vô đạo” trở thành “có đạo”, “bất nhân” trở thành “nhân nghĩa” Để trả lời và giải quyết vấn đề trên, bên cạnh học thuyết chính trị, Khổng Tử đã đưa ra tư tưởng về đạo đức, và đây cũng chính là một trong những vấn đề trung tâm trong triết học của ông
II TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ NHÂN TỐ CHỦ QUAN HÌNH THÀNH
TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA KHỔNG TỬ
1 Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng đạo đức của Khổng Tử.
Tư tưởng đạo đức của Khổng Tử đã kế thừa quan điểm về luân lý đạo đức trong các thư tịch cổ được coi là cội nguồn của nền văn hóa Trung Hoa,
như Thượng Thư, Kinh Thi, Kinh Dịch, Quốc Ngữ, Tả Truyện,… Đó là quan điểm thiên mệnh, quan điểm này cho rằng trời bao bọc tất cả, là đấng linh diệu
quyết định sự biến hóa của muôn vật, làm ra sự sống chết của con người và sự linh thiêng của quỷ thần Phàm cái đã hiện diện trong vũ trụ, thì không có cái gì thoát khỏi vòng tạo hóa của trời, ngay cả đạo đức, lễ nghĩa, phẩm phục của con người cũng là do trời sinh Có lẽ vì thế mà việc kính trời, sợ trời đã trở thành một quan niệm mang tính thế giới quan truyền thống của người Trung Hoa Quan niệm đó đã có ảnh hưởng đến các nhà tư tưởng Trung Hoa sau này, trong
đó có Khổng Tử
Bên cạnh tư tưởng thiên mệnh, trong Chu Dịch lại có tư tưởng cho
rằng, có một khởi nguyên vũ trụ mang tính tuyệt đối, duy nhất, nhưng tiềm ẩn
không thấy rõ, là cơ sở của vũ trụ vạn vật, gọi là thái cực Thái cực bao hàm hai
thế lực đối lập nhau, nhưng lại luôn thống nhất, điều hòa tương tác nhau để sinh
ra vạn vật, gọi là âm và dương Quan điểm về thái cực, âm dương bao hàm tính
tự nhiên và biện chứng tự phát Khổng Tử, vào những năm cuối đời, đã dồn hết tâm trí để nghiên cứu Chu Dịch và giải nghĩa những tư tưởng này thành phần Dịch truyện, gọi chung là Kinh Dịch Vì thế, tư tưởng của Khổng Tử không thể không chịu ảnh hưởng từ Chu Dịch
Trang 4Do ảnh hưởng bởi hai luồng tư tưởng trên nên một mặt, Khổng Tử rất tin ở trời, với ông, trời như vị quan tòa công minh, cầm cân nảy mực quyết định sự sống chết và sự thành bại trong đời sống của con người Ông coi việc hiểu biết mệnh trời như là một điều kiện để trở thành con người hoàn thiện Song, mặt khác, ông lại không tán thành quan điểm cho rằng con người cứ nhắm mắt dựa
vào thiên mệnh Ông luôn yêu cầu con người phải chú trọng nỗ lực học tập,
tận lực làm việc, việc thành bại như thế nào, lúc đó mới là tại trời Đây cũng chính là sự mâu thuẫn và tính hai mặt trong tư tưởng của ông nói chung và tư tưởng đạo đức nói riêng
2 Nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng đạo đức của Khổng Tử.
Lý luận, tư tưởng bao giờ cũng là sản phẩm của con người, do con người sáng tạo ra và được khái quát trên cơ sở nhận thức điều kiện khách quan Vì
vậy, khi nghiên cứu tư tưởng đạo đức của Khổng Tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch
sử, nhất thiết phải nghiên cứu về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Khổng Tử
với tư cách là nhân tố chủ quan góp phần hình thành nên tư tưởng đạo đức của ông
Khổng Tử (551 – 479 TCN), tên Khâu, tự Trọng Ni, người ấp Trâu, làng Xương Bình, nước Lỗ, nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc Ông xuất thân trong gia đình quý tộc sa sút, cha là Thúc Lương Ngột, mẹ là Nhan Trưng Tại, hay còn gọi là Nhan Thị Ông là người rất thông minh, nhân hậu, hết lòng lo việc cứu đời, vì dân, vì nước Ông đã đem cái đạo của thánh hiền phát triển cho phù hợp với thời thế, lập thành học thuyết lưu truyền cho đời sau Vì vậy, Khổng Tử được vinh danh là một trong những nhà đạo đức, nhà chính trị, nhà giáo dục lớn của Trung Quốc cổ đại
Với tư cách là nhà đạo đức, có thể nói, Khổng Tử là một người trọng lễ nghĩa, có tính cách ôn hòa, nghiêm trang và kính cẩn Ông sống nhân hậu, luôn đề cao nhân đức, lấy đạo đức làm trọng và là tấm gương sáng trong việc thực hành đạo đức
Với tư cách là nhà chính trị, ở thời đại của sự hỗn loạn và những cuộc chiến tranh không dứt giữa các nước chư hầu, với mong muốn cải biến xã hội, giáo hóa đạo đức con người, cứu thiên hạ, Khổng Khâu đã quên mình bôn ba khắp nơi, du thuyết khắp nơi để thực hiện rộng rãi chủ trương nhân trị, khôi phục chế độ tông pháp nhà Chu đã suy vong Song, về căn bản, con đường hoạt động chính trị
Trang 5của ông gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, nhưng điều vĩ đại ở ông là: mặc dù biết không thể làm được nhưng vẫn cố hết sức làm
Không chỉ là nhà đạo đức, nhà chính trị, Khổng Tử còn là một trong những nhà giáo dục vĩ đại của Trung Quốc Tư tưởng giáo dục của ông bao gồm cả ý nghĩa giáo dục mọi người và được mọi người giáo dục Một đời dạy học của Khổng Tử cũng là một đời ông tự rèn luyện mình Ông chính là một tấm gương miệt mài giảng dạy, khiêm tốn học hỏi: “Học đạo mà không biết buồn chán, dạy người mà không biết mệt mỏi” Ông mong muốn đào tạo được những con người
lương thiện, có lễ nghĩa, nhất là đào tạo bậc quân tử có đủ nhân, trí, dũng để làm
quan, giúp nước
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, chính từ môi trường xã hội, cùng với năng lực cá nhân bẩm sinh và tư chất đề cao nhân trị, luôn lấy đạo đức làm trọng đã hun đúc lên học thuyết triết học, tư tưởng đạo đức của ông ra đời
Chương 2 NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TRONG
TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA KHỔNG TỬ
I NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA KHỔNG TỬ
1 Tư tưởng của Khổng Tử về vai trò của đạo đức.
Có thể thấy, Khổng Tử không đưa ra một định nghĩa, hay khái niệm mang tính chất tổng quát về đạo đức, mà quan niệm về đạo đức được thể hiện ở nhiều góc độ, đan xen trong hệ thống tư tưởng của ông Theo đó, đạo đức bao
gồm những quan hệ đạo đức như, vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, anh - em, bạn
bè và các chuẩn mực đạo đức đó là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, trung, dũng, hiếu đễ, giữa chúng có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho
nhau, nó chi phối mọi suy nghĩ, hành động và là khuôn vàng, thước ngọc để đánh giá phẩm hạnh của con người Vì vậy, theo Khổng Tử, đạo đức có những vai trò sau:
Thứ nhất, đạo đức có vai trò quan trọng trong việc tu dưỡng và rèn luyện nhân cách con người.
Tu thân tức là sửa mình, là quá trình khắc phục những sai lầm, khiếm khuyết trong suy nghĩ và hành động của mình để mình ngày càng hoàn thiện, đúng đắn, tốt đẹp Theo Khổng Tử, muốn sửa mình cho thành người có đức hạnh
Trang 6hoàn toàn, mỗi con người cần phải lấy những chuẩn mực đạo đức nhân, nghĩa,
lễ, tín, chính danh… làm cơ sở, nhân tố quan trọng trong việc điều chỉnh nhận
thức, hành vi của mình trong các mối quan hệ với bản thân, gia đình và xã hội cho phù hợp Vì vậy, Khổng Tử rất đề cao đạo đức, coi đó là tiền đề, điều kiện quan trọng nhất trong việc tu dưỡng và rèn luyện nhân cách con người
Thứ hai, đạo đức có vai trò quan trọng trong việc củng cố, duy trì trật tự kỷ cương, ổn định xã hội
Khổng Tử cho rằng, dùng đạo đức trong giáo hóa và cai trị thì dân mới
nể phục mà không sai phạm nữa; còn nếu dùng pháp luật thì dân sợ nhưng không nể phục Mặt khác, đạo đức có thể cảm hoá được lòng người, thu phục được lòng dân trong việc trị quốc, bình thiên hạ Vậy nên, khi ông Quý -Khương - tử hỏi Khổng Tử về cách cai trị, Khổng Tử đáp: “Ông muốn cai trị, cần chi phải dùng sự chém giết? Nếu tự ông muốn làm thiện, thì dân chúng sẽ trở nên thiện hết cả” Kế đến, Khổng Tử cho rằng, đạo đức còn góp phần khắc phục, loại trừ tình trạng phi nhân tính, vô đạo đức, bất chấp kỷ cương, phép tắc trong xã hội Khổng Tử nói: “Xử kiện, ta cũng biết xử như người: ta cũng biết xét đoán ai phải, ai quấy và trừng trị kẻ phạm Nhưng nếu dạy cho dân biết nghĩa vụ, biết nhường nhịn, biết luật pháp mà giữ gìn, đặng họ chẳng đem nhau đến tụng đình, như vậy chẳng hay hơn sao?” Như vậy, theo Khổng Tử đạo đức
có vai trò quan trọng trong việc củng cố, duy trì trật tự kỷ cương, ổn định xã hội
Thứ ba, đạo đức và thực hành đạo đức đóng vai trò quyết định đối với việc tạo lập mẫu người lý tưởng, góp phần tạo lập xã hội lý tưởng
Theo Khổng Tử, mẫu người lý tưởng - người quân tử phải là những người
hội tụ đầy đủ những phẩm chất đạo đức, như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng, trung, hiếu đễ… phải là người tài đức vẹn toàn Có thể nói, toàn bộ tâm huyết,
trí tuệ mẫn tiệp của Khổng Tử là nhằm chỉ ra bản chất, con đường thực hành về
nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng, trung, hiếu đễ,… cho mỗi con người, để họ từng
bước hướng tới mẫu người lý tưởng, góp phần tích cực vào việc xây dựng xã hội thanh bình, êm ấm
2 Tư tưởng của Khổng Tử về các quan hệ đạo đức và các chuẩn mực đạo đức cơ bản
Một là, tư tưởng của Khổng Tử về các quan hệ đạo đức cơ bản.
Trang 7Khổng Tử xác định, con người có năm mối quan hệ đạo đức cơ bản gọi là
“ngũ luân”, gồm quan hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, anh - em, bạn bè (quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu)
Trong quan hệ vua tôi, Khổng Tử đề cao đức trung Ông cho rằng, dân vì vua là trung, vua vì dân để được lòng dân tin cũng là trung Vậy trung của
Khổng Tử có hai chiều giữa dân với vua, đòi hỏi sự hết lòng và thành tâm thật ý trong quan hệ với nhau
Quan hệ cha con: Khổng Tử cho rằng con đối với cha phải lấy chữ hiếu làm đầu, cha đối với con phải lấy lòng từ ái làm trọng Khổng Tử cũng chỉ ra những
việc người con cần phải làm để thực hiện điều hiếu nghĩa với cha mẹ Theo ông, phận làm người con phải thực hiện điều hiếu nghĩa với cha mẹ suốt đời, khi cha mẹ
còn sống cũng như lúc qua đời chỉ còn lại nấm mộ Hiếu là phải có tâm, có lòng thành, không có tâm, không có lòng thành thì sẽ không được gọi là hiếu Quan
điểm “cha ra cha, con ra con” của ông cũng đòi hỏi cha mẹ phải đối xử với con cái cho đúng đạo của mình
Quan hệ vợ chồng: Khổng Tử cho rằng, đã là vợ chồng phải thủy chung,
hoà thuận, thương yêu chăm sóc nhau
Quan hệ anh em: Anh em là những người cùng huyết thống, phải thật sự
yêu thương, quan tâm chăm sóc, đoàn kết giúp đỡ nhau, tạo không khí hoà thuận, kính trên nhường dưới, êm ấm trong ngoài có như vậy gia đình mới hạnh phúc
Quan hệ bạn bè: Theo Khổng Tử, trong quan hệ bạn bè, trung, tín luôn là
tiêu chuẩn của mọi hành vi
Hai là, tư tưởng của Khổng Tử về các chuẩn mực đạo đức cơ bản
Về phạm trù nhân, theo Khổng Tử, nhân có hai nội dung cơ bản sau: Thứ nhất là đối với bản thân mình, người có nhân phải luôn tu dưỡng, rèn luyện
đạo đức để giúp ích cho nước, cho dân Ông nói: “người có nhân trước phải
làm những việc khó; sau thì thâu hoạch cuộc thành tựu của mình” Thứ hai là đối với người: nhân có nghĩa là thương người “Phàn Trì hỏi về đức nhân,
Khổng Tử đáp: “nhân là thương người” Tình yêu thương con người, theo
Khổng Tử phải được xây dựng trên hai nguyên tắc là trung và thứ Bàn về chữ trung, Khổng Tử giải thích: “trung là hết lòng hết dạ, thành tâm thật ý” Còn về chữ thứ có nghĩa là: “việc gì mình không muốn chớ làm cho người”.
Về phạm trù nghĩa, Khổng Tử cho rằng, nghĩa là lẽ phải, đường hay việc
đúng phải làm một cách tự nhiên, không suy nghĩ, tính toán lợi hay hại, được hay
Trang 8mất cho bản thân, biết tri ân đối với người đã giúp đỡ, cưu mang mình trong những lúc khốn khó, bần hàn, kính trọng người tài năng và nhân đức Khổng Tử đã từng nói: “Nghĩa là cư xử cho thích hợp (nghi); nhưng đại để phải tôn trọng bậc hiền” Ngoài ra, trong các mối quan hệ xã hội của con người, như: vua tôi, cha con, anh
em, vợ chồng, bạn bè, nghĩa thể hiện với tư cách là trách nhiệm Như vậy, nghĩa
trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử giúp cho con người biết phân minh việc phải trái, làm việc tốt, việc thiện ở đời và hành xử công bằng theo lẽ phải Cho nên,
người có nghĩa, theo Khổng Tử là người thường biết làm và dám làm những việc
lớn, đại sự, suốt đời phấn đấu cho sự thành công của sự nghiệp chung, lợi ích của toàn thể
Lễ theo Khổng Tử, không chỉ là quy định, phép tắc, chuẩn mực về mặt đạo đức trong quan hệ ứng xử giữa người với người, mà lễ còn là trật tự, kỷ cương, phép nước mà mọi người đều phải thực hiện Mọi người thực hiện lễ
không được thái quá mà phải đúng mực Theo ông, bất luận thái độ, hành vi
nào của con người, mặc dù về bản chất là tốt, nhưng thái quá, vượt khỏi lễ đều
phản tác dụng, thậm chí còn gây nguy hại Ông nói: “cung kính quá lễ thành ra lao nhọc thân hình; cẩn thận quá lễ thành ra nhát gan; dũng cảm quá lễ thành ra loạn nghịch; ngay thẳng quá lễ thành ra gắt gỏng, cấp bách”
Đức trung trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử chỉ rõ thái độ, trách nhiệm,
nghĩa vụ của dân, bề tôi đối với nhà vua trong quan hệ vua - tôi Tức là, bề tôi phải hết lòng, hết dạ phụng sự nhà vua Ông nói: “Vua khiến bầy tôi thì phải giữ lễ phép;
bầy tôi thờ vua thì phải cho hết lòng” Lòng trung phải xuất phát từ trong tâm con người Theo quan niệm của Khổng Tử, trung với vua không có nghĩa là bề tôi lúc
nào cũng hoàn toàn tuân theo mệnh lệnh của bề trên, mà phải có lòng dạ ngay
thẳng, biết can ngăn, khuyên nhủ vua theo đúng điều nhân, tránh cho vua phạm
những điều lầm lỗi
Chữ tín có nghĩa là tạo được lòng tin đối với mọi người bằng sự trung thực, lời nói phải đi đôi với việc làm Trong ngũ luân, tín được xem là điều kiện
đầu tiên của mối quan hệ bạn bè “bằng hữu hữu tín” (bạn bè có lòng tin) Tuy
nhiên, theo quan điểm của Khổng Tử, nội hàm của đức tín không chỉ bó hẹp
trong mối quan hệ bạn bè mà còn bao hàm cả lòng tin vô hạn vào đạo lý của bậc thánh hiền, các mối quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ,…
Khổng Tử cho rằng, để nhận thức và hành động đúng bản chất của nhân, nghĩa, lễ, trung, tín,… đòi hỏi phải là những người có trí, dũng.
Trang 9Theo Khổng Tử, trí là sự minh mẫn, sáng suốt của con người, phân biệt
được người chính, kẻ tà; xác định đúng tình huống để có cách ứng xử phải
đạo, có tình, có lý Khi Phàn Trì hỏi về trí, Khổng Tử nói: “Trí là biết người” Về nguồn gốc của trí, bên cạnh việc thừa nhận có loại tri thức bẩm sinh do
trời phú cho những hạng người cao thượng; nhưng mặt khác, Khổng Tử cũng thấy được vai trò to lớn của sự học trong việc hình thành, mở rộng và nâng cao tri thức con người
Trong tư tưởng Khổng Tử, dũng không chỉ sức khỏe thể chất, sức lực của con người mà là ý chí, sức mạnh chí khí của con người Vì vậy, người có dũng,
theo Khổng Tử không phải là kẻ ỷ vào bạo lực, vì lợi mà hành động bất chấp đạo
lý Người có đức dũng, phải là người có ý chí quả cảm, hành động xả thân vì nghĩa, “lập thân” và “đạt nhân” Dũng còn là tinh thần can đảm, dám bày tỏ ý
kiến đúng đắn của mình, có những hành động trung thực, thanh cao, dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào
Theo Khổng Tử, các chuẩn mực đạo đức trên có mối liên hệ thống
nhất với nhau về nội dung, trong đó nhân được coi là chuẩn mực gốc, là toàn đức, các chuẩn mực nghĩa, lễ, trí, tín, trung, dũng, hiếu, đễ,… cũng từ nhân
mà hình thành và có vai trò bổ sung, chỉ ra cách thức, làm sáng tỏ nội dung
của nhân Các chuẩn mực đạo đức này trở thành trục chính trong tư tưởng
đạo đức của Khổng Tử
3 Tư tưởng của Khổng Tử về các phương pháp giáo dục đạo đức cho con người trong xã hội.
Thứ nhất, phương pháp chính danh: Danh theo Khổng Tử có nghĩa là tên
gọi, địa vị, công dụng; chính có nghĩa là ngay thẳng, đúng đắn Do đó, chính danh
là làm cho mọi người ai ở địa vị nào, danh phận nào thì giữ đúng vị trí và danh phận của mình, cũng không dành vị trí của người khác, không lấn vượt và làm rối
loạn Mặt khác, chính danh còn đòi hỏi mỗi người phải xứng đáng với cái danh mà
mình đang mang Với những nội dung trên, ý nghĩa tích cực của phương pháp
chính danh là làm cho con người ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình
một cách rõ ràng trong các mối quan hệ xã hội
Thứ hai, phương pháp thuyết giáo tùy nghi: Đó là phương pháp dạy học
tùy từng đối tượng Trong sự nghiệp dạy học của mình, ông luôn tìm hiểu kỹ về khả năng của học trò, trên cơ sở đó đề ra nội dung, yêu cầu, phương pháp giáo dục đạo đức phù hợp với từng người
Trang 10Thứ ba, phương pháp làm gương: Khổng Tử cho rằng, giáo dục đạo đức
có điều dạy mà không nói, học trò nhìn vào thái độ, cử chỉ, hành vi của thầy là
có thể rút ra bài học Mỗi sự mẫu mực, sự hoàn thiện nhân cách, sự nghiêm túc của thầy đều có thể trở thành những bài học sinh động cho trò Vì vậy, với ông
sự làm gương của người thầy quan trọng hơn lời giảng Người thầy phải gương mẫu trong mọi hành vi, thái độ, cử chỉ của mình; đồng thời, phải có kiến thức thâm cao, là tấm gương sống để người học nhìn vào đó noi theo Đạt được những tiêu chí đó mới làm thầy trong thiên hạ được, mới có thể giáo hóa được mọi người
Thứ tư, phương pháp tự tu dưỡng bản thân
Khổng Tử cho rằng, người học phải biết quan sát người để xét mình, biết tìm những ưu điểm của người khác để học tập, đồng thời cũng biết nhìn ra những khuyết điểm của họ để tự sửa chữa bản thân Thậm chí, không ngại học hỏi từ những người có địa vị thấp hơn mình Ông nói: “Thấy ai hiền đức, mình nên tư tưởng để cố gắng cho bằng người Thấy ai chẳng hiền, mình nên tự xét, đừng bắt chước theo” Mỗi ngày xem xét lại bản thân là cách tự giáo dục hiệu quả tốt nhất, sẽ nhanh chóng sửa lỗi, hoàn thiện bản thân, tránh được sai lầm
Thứ năm, phương pháp thống nhất giữa học với hành, giữa tri thức và cuộc sống
Khổng Tử luôn đề cao phương pháp học đi đôi với hành Theo ông, học để hiểu biết, nhưng không coi hiểu biết là mục đích cuối cùng mà cao hơn thế là phải kết hợp học với hành, đem những tri thức đã học vận dụng vào trong cuộc
sống, tránh nói suông, học suông Theo Khổng Tử, nếu chỉ biết thế nào là nhân,
lễ, nghĩa,… mà không thực hành nó thì đó mới chỉ là cái biểu hiện hời hợt bên
ngoài, không có ý nghĩa, nên ông đòi hỏi học trò phải thực hành những điều đã học được với những người khác như với vua, với cha mẹ, anh em, bạn bè
II ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA KHỔNG TỬ
Từ việc nghiên cứu những nội dung trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử,
có thể thấy nổi lên một số đặc điểm cơ bản trong tư tưởng đạo đức của ông như sau :
1 Tư tưởng đạo đức của Khổng Tử thể hiện sự thống nhất giữa đạo đức và chính trị
Sở dĩ, tư tưởng đạo đức của Khổng Tử thể hiện sự thống nhất giữa vấn đề đạo đức với vấn đề chính trị - xã hội là vì, Xuân thu là thời kỳ xã hội Trung Quốc