Đối tượng nghiên cứu Nội dung được để cập chủ yếu của đề tài là báo chí ở Việt Nam, những quyđịnh pháp luật về quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí và thực trạng quản lýNhà nước đố
Trang 1MỤC LỤC
1 Lý do chọn đề tài……….
2 Đối tượng nghiên cứu……….
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài………
4 Cơ sở và phương pháp nghiên cứu………
5 Kết cấu đề tài……….
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ……….
1.1 Khái niệm………
1.1.1 Khái niệm về báo chí………
1.1.2 Khái niệm quản lý Nhà nước đối với báo chí………
1.2 Nguyên tắc quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí………
1.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay………
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY………
2.1 Thực trạng hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay………
2.1.1 Báo chí Việt Nam phát triển toàn diện………
2.1.2 Phát triển vượt bậc về số lượng và chất lượng………
2.2 Thực trạng quản lý Nhà nước về báo chí………
2.2.1 Công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và phát triển sự nghiệp báo chí………
2.2.2 Công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí……….
2.2.3 Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động báo chí………
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ………
3.1 Yêu cầu quản lý Nhà nước về báo chí………
3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về báo chí………
MỞ ĐẦU
Trang 21 Lý do chọn đề tài
Thế giới đang thay đổi một cách mạnh mẽ ở các góc độ chính trị, kinh tế, khoahọc kỹ thuật, công nghệ…, Các cơ quan báo chí, theo đó, cũng chịu nhiều ảnh hưởng:chuyển đổi số, kỹ thuật số, mạng internet, báo điện tử, các vật tư, chi phí tăng; lượngphát hành báo giấy giảm, kéo theo nhiều nguồn thu giảm Trong điều kiện khó khăn
đó, hầu hết các cơ quan báo chí vẫn nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức chính trị,thực hiện nghiêm túc định hướng của các cơ quan chỉ đạo, quản lý, cơ quan chủ quảnbáo chí, tuyên truyền có hiệu quả các chủ trương của Đảng, các giải pháp của Chínhphủ nhằm mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế ở mứchợp lý, ổn định kinh tế vĩ mô, đề phòng lạm phát cao, bảo đảm an sinh xã hội; hỗ trợcác doanh nghiệp, người sản xuất trong nước vượt qua khó khăn, ổn định và pháttriển
Báo chí cũng đã tiếp tục phát huy tinh thần cách mạng, bám sát thực tiễn, pháthiện những vấn đề dư luận cần quan tâm, kịp thời thông tin, phản ánh, đề xuất kiếnnghị các cơ quan chức năng các cấp xem xét, xử lý Nhiều đề xuất, kiến nghị hợp lýcủa báo chí và của các tầng lớp nhân dân được phản ánh qua báo chí đã được các cơquan chức năng tiếp thu, xem xét, giải quyết một cách nghiêm túc
Đội ngũ nhà báo ở các cơ quan báo chí trong cả nước đang phát triển mạnh cả
về số lượng và chất lượng, tuy nhiên, để quản lý việc hoạt động đúng tôn chỉ, mụcđích, tinh thần cách mạng của nhà báo thì còn nhiều bất cập cần được quan tâm
Song song với đó, khi sự phát triển không đi cùng với việc nâng cao năng lựcquản lý phù hợp đã làm cho hoạt động báo chí bộc lộ nhiều bất cập, thiếu ổn định Đóchính là xu hướng thương mại hóa, xa rời tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ; làm
lộ bí mật, an ninh quốc gia; nhiều tờ báo chạy theo thị hiếu tầm thường, đăng bài ảnhdung tục, thiếu văn hóa, đi ngược lại thuần phong mỹ tục; nhiều địa phương vì lý donày hoặc lý do khác đã gây cản trở hoạt động của phóng viên, cung cấp thông tin sailệch v.v Trong khi đó, dưới góc độ Nhà nước thì các công cụ quản lý về báo chí màchủ yếu là pháp luật chưa hoàn thiện, không phù hợp với thực tiễn phát triển sinhđộng trong lĩnh vực báo chí thời gian gần đây Tất cả đã đặt ra nhu cầu cần phải có
Trang 3những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước cả về phương diệnpháp lý lẫn thực tiễn
Xuất phát từ những lý do trên, em chọn vấn đề: “Giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí ở Việt Nam trong thời kỳ mới” để
nghiên cứu làm tiểu luận của môn học
2 Đối tượng nghiên cứu
Nội dung được để cập chủ yếu của đề tài là báo chí ở Việt Nam, những quyđịnh pháp luật về quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí và thực trạng quản lýNhà nước đối với hoạt động này Từ đó đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quảquản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Xây dựng và làm rõ những vấn đề cơ bản về hoạt động báo chí và quản lýNhà nước đối với hoạt động báo chí Phân tích những bất cập trong những quy định
về quản lý hoạt động báo chí Trình báy các ưu khuyết điểm trong công tác quản lýNhà nước đối với hoạt động báo chí của Nhà nước và tìm ra nguyên nhân
- Từ cơ sở trên, đưa ra những biện pháp trong công tác quản lý Nhà nước đốivới hoạt động báo chí và đưa ra những ý kiến mới cho việc xây dựng pháp luật hoànthiện và chặt chẽ hơn, nhằm tạo ra hành lang pháp lý tích cực cho công tác quản lýNhà nước đối với hoạt động báo chí
4 Cơ sở và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở của phép biện chứng duy vật, duy vật lịch sử của chủ nghĩaMác Mác- Lênin Các công trình nghiên cứu về quản lý báo chí trước đó
- Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, lôgic-lịch sử,nghiên cứu tài liệu
5 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, và phần nộidung gồm 2 chương:
Trang 4CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ
1.1 Khái niệm
1.1.1 Khái niệm về báo chí
Chữ báo chí xuất phát từ chứ imformation có nghĩa là thông tin, thông báo, báotin và được hiểu như việc tạo ra hình thái giúp cho sự hiểu biết của con người về thếgiới xung quanh đang tồn tại bằng việc lấy hiện thực khách quan để phán ánh mộtcách liên tục, xuyên suốt trong quan hệ chặt chẽ giữa nhà báo - tác phẩm - côngchúng
Một số quan điểm khác thì không định nghĩa báo chí riêng biệt mà gắn liền báochí với truyền thông Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học định nghĩa
báo chí truyền thông hiểu theo nghĩa chung nhất và trừu tượng nhất là “quá trình
truyền dữ liệu giữa các đơn vị chức năng”.
Trong cuốn Xã hội học truyền thông đại chúng của tác giả Trần Hữu Quang thì
khẳng định: “Báo chí truyền thông là một quá trình truyền đạt, tiếp nhận và trao đổi
thông tin nhằm thiết lập các mối quan hệ giữa con người với con người” Theo đó,
tác giả còn định nghĩa “truyền thông đại chúng là quá trình truyền đạt thông tin một
cách rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như phát thanh, truyền hình”.
Luật Báo chí nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2016 ghi rõ: Báo
chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử
Hoạt động báo chí là hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí, sản phẩm báo chí,sản phẩm thông tin có tính chất báo chí; cung cấp thông tin và phản hồi thông tin cho
Trang 5báo chí; cải chính thông tin trên báo chí; xuất bản, in, phát hành báo in; truyền dẫnbáo điện tử và truyền dẫn, phát sóng báo nói, báo hình.
1.1.2 Khái niệm quản lý Nhà nước đối với báo chí
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội, là
cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, là diễnđàn của nhân dân lao động Báo chí không chỉ làm nhiệm vụ thông tin mà còn thựchiện công tác tuyên truyền làm cho các hoạt động xã hội phát triển theo định hướngcủa nhà cầm quyền và bình ổn xã hội Như vậy báo chí cũng là hình thức hoạt độngcần sự quản lý của Nhà nước
Nói đến quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí là nói đến những hoạtđộng của bộ máy Nhà nước nhằm đảm bảo cho hoạt động báo chí được ổn định vàphù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội
Quản lý Nhà nước đối với báo chí là tổng thể những hoạt động của bộ máy Nhànước trên cơ sở những quy định của pháp luật đảm bảo cho báo chí thực hiện được
nhiệm vụ thông tin của mình và chịu sự điều chỉnh thống nhất của pháp luật “Quản
lý Nhà nước trong lĩnh vực báo chí cũng như bất kỳ một dạng quản lý xã hội nào khác, là dạng quản lý công vụ quốc gia của bộ máy Nhà nước - là công việc của bộ máy hành pháp Nó là sự tác động có tổ chức và được điều chỉnh bằng pháp luật, trên cơ sở quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hoạt động báo chí do các cơ quan có thẩm quyền trong hệ thống hành pháp từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển các mối quan hệ
xã hội, thỏa mãn nhu cầu tự do báo chí của công dân”.
1.2 Nguyên tắc quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí
Các hoạt động của báo chí xét trên hình diện chung có ảnh hưởng rất lớn đếnđời sống xã hội Vì vậy, muốn đảm bảo được các hoạt động này đi vào khuôn khổ đặtdưới sự điều chỉnh của pháp luật, chúng ta cần có những nguyên tắc quản lý phù hợpNhững nguyên tắc cơ bản trong sự quản lý Nhà nước đối với báo chí:
Trang 6Một là: Nguyên tắc tôn trọng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công
dân Đây là một nguyên tắc hiến định Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10ngày 25/12/2001 của Quốc hội khóa X (sau đây gọi là Hiến pháp năm 1992) quy địnhcông dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin Cụ thểĐiều 2, Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999 quy định: “Nhà nước tạo điều kiệnthuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báochí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình”
Như vậy, quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí có nội dung rõràng, cụ thể và được công bố một cách hệ thống Thông qua báo chí, công dân cóquyền nhận tin, đưa tin, quyền bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề đã vàđang xảy ra trong đời sống xã hội Công dân cũng có quyền tham gia ý kiến đối vớiĐảng và Nhà nước về các chủ trương, chính sách lớn, nhỏ
Hai là: Nguyên tắc đảm bảo quyền thụ hưởng thành quả hoạt động báo chí một
cách bình đẳng của tất cả công dân
Bằng hoạt động của mình, báo chí đã góp phần vào việc ổn định chính trị, pháttriển kinh tế và định hướng dư luận xã hội một cách tích cực Pháp luật trong quản lýđối với báo chí là công cụ khá quan trọng nhằm bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộchiện đại, nhân văn; tiếp thu tinh hoa văn hóa và tiến bộ về khoa học, công nghệ củanhân loại, đảm bảo cho quá trình hội nhập môi trường thông tin, báo chí toàn cầuđược nhanh chóng và thành công Với điều kiện đó, hoạt động báo chí ngày càng cótiến bộ rõ nét và đáp ứng khá tốt nhu cầu thông tin của mọi người dân quan tâm Tất
cả thành quả này của báo chí cần được phổ cập đến toàn thể các đối tượng hưởng thụkhác nhau trong xã hội Đây được xem như là một nguyên tắc biểu hiện tính nhân vănsâu sắc với mục tiêu nâng cao chất lượng dân trí
Với nguyên tắc này, Nhà nước cần có chính sách để người dân được dễ dàngtiếp cận ấn phẩm của các loại hình báo chí Huy động các nguồn lực khác nhau để
Trang 7nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu về thông tin và phát triển dân trí của các tầng lớp khácnhau trong xã hội Song song đó, Nhà nước cần có chính sách đẩy mạnh sự phát triển
và khả năng sẵn sàng phục vụ của các cơ quan báo chí đối với các vùng có điều kiệnkinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn
Ba là: Kiên quyết đấu tranh chống lợi dụng việc tôn trọng tự do báo chí, tự do
ngôn luận làm trái pháp luật
Vấn đề tôn trọng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí luôn đượcđặt ra và xem như quyền cơ bản của con người mà mà các thể chế chính trị và hìnhthức Nhà nước buộc phải tôn trọng Ý thức được vấn đề này, các thế lực thù địch vàngoại bang luôn tìm cách lợi dụng báo chí và các diễn đàn nhân dân làm cơ sở choviệc chống phá Nhà nước ta, chống phá công cuộc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa,chống phá sự nghiệp đại đoàn kết nhân dân Đây là những hành vi vô cùng nguy hiểmlàm thiệt hại đến lợi ích của một quốc gia dân tộc Cho nên, Nhà nước ta luôn luôn đề
ra kim chỉ nam cho hoạt động của mình trước tình hình lợi dụng đó là kiên quyết đấutranh và đấu tranh đến cùng để chống lại các hành vi đầy mưu đồ này
Vì vậy, trên cơ sở cụ thể hóa Hiên pháp 1992, Luật Báo chí sửa đổi, bổ sungnăm 1999 một mặt khẳng định sự tôn trọng quyền tự do báo chí của công dân, mặtkhác đã tạo ra hành lang pháp lý ngăn chặn triệt để những âm mưu này khi quy định:
“Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ;không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động.Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí đểxâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân”
Đây được xem như quan điểm chung nhất nhằm nghiêm cấm việc lợi dụngquyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí để phá hoại hòa bình, độc lập,thống nhất đất nước, kích động bạo lực và tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền tráiphép với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc;gây rối trật tự công cộng, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, cản trở việcthực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiên các
Trang 8hành vi vi phạm pháp luật Moi hành vi vi phạm đều được xử lý theo đúng quy địnhcủa pháp luật.
Để đảm bảo được nguyên tắc này, Nhà nước kiên quyết loại trừ hành vi, hoạtđộng báo chí phương hại đến đôc lập dân tộc và an ninh chính trị xã hội, vi phạmthuần phong mỹ tục Bên cạnh đó, Nhà nước cũng luôn đề ra nhiều phương pháp đểđịnh hướng hoạt động báo chí đi đúng quy định của pháp luật, đóng góp vào sự pháttriển chung của đất nước và xã hội
1.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay
Quản lý hoạt động báo chí là đòi hỏi khách quan xuất phát từ thực tiễn và vaitrò của hoạt động báo chí, cũng như xuất phát từ yêu cầu ý chí chính trị trong quátrình đấu tranh tư tưởng và xây dựng phát triển đất nước
Mọi hoạt động của con người luôn tính mục đích, muốn cho mục đích ấy đạtđược, người ta cần phải đề ra mục tiêu và các hoạt động cụ thể ũng như điều kiện vàcách thức tiến hành, và để cho các hoạt động ấy hướng tới mục tiêu, việc tổ chức sắpxếp và giám sát kiểm tra bảo đảm cho hoạt động ấy được thực hiện đúng mục đích đãnêu ra là đòi hỏi tất yếu Sự tất yếu khách quan của công tác quản lý hoạt động báochí xuất phát từ quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về hoạt động này Có thểnêu ra mấy quan điểm chính sau đây:
- Công tác báo chí là một bộ phận cấu thành hữu cơ trong bộ máy hoạt độngcủa Đảng, là yếu tố cấu thành hoạt động tư tưởng, lý luận Báo chí là công cụ xungkích trên mặt trận tư tưởng, lý luận Báo chí có vai trò quan trọng đối với công tác tưtưởng, lý luận và tổ chức Quan điểm này đã được thể hiện xuyên suốt trong hoạtđộng cả C.Mác, Ph.Awngghen, V.I.Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như tronglịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng ta Báo chí là bộ phận hữu cơ, đặt dưỡi sự lãnhđạo toàn diện và trực tiếp của Đảng
Trang 9- Báo chí phải góp phần tích cực vào tuyên truyền ly luận chủ nghĩa Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Phápluật của nhà nước Báo chí phải góp phần tích cực xây dựng lý tưởng xã hội vì mụctiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, góp phần ổn địnhchính trị tư tưởng, bình ổn đời sống tinh thần để huy động nguồn lực phát triển kinh
Mác-tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống
- Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và là diễnđàn của nhân dân, đặt dưới sự quản lý của Nhà nước và hoạt đọng trong khuôn khổcủa pháp luật; phải bảo đảm tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiếnđấu và tính đa dạng của hoạt động báo chí Báo chí là cơ quan của Đảng, Nhà nước
và các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp đặt dưới sự quản lý của Nhà nước
- Quản lý nhà nước về báo chí còn bằng sức mạnh của cả hệ thống chính trịdưới sự lãnh đạo của Đảng Quan điểm này rất quan trọng, vì nó chỉ ra nội dung, cácphương thức và nguyên tắc cơ bản của sự lãnh đạo; tránh việc làm thay, làm hộ hay
ôm đồm của Đảng và sự quản lý cửa Nhà nước theo phát luật đối với hoạt động báochí, nhưng bảo đảm cho tự do báo chí hoạt động và tự do ngôn luận trên báo chí củacông dân
- Nhà báo là chủ thể tích cực trong quá trình hoạt động báo chí cũng như quản
Trang 10Quản lý nhà nước về báo chí là làm cho sức mạnh của báo chí được phát huycao nhất, để báo chí tập trung nguồn lực và phục vụ mục đích phát triển dất nước, tạomọi điều kiện cho báo chí phát triển vì sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Báo chí gắn liền với vấn đề tự do báo chí, tự do ngôn luật trên báo chí Quản lýnhà nước về báo chí là nhằm đảm bảo cho tự do báo chí và tự do ngôn luận trên báo
chí được thực hiên trong khuôn khổ pháp luật và mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Dư luận báo chí gắn liền với dư luận xã hội Quản lý nhà nước về báo chí lànhằm bảo đảm cho báo chí phát huy vai trò định hướng dư luận xã hội không chỉtrong nước, trong khu vực mà còn trên phạm vi toàn thế giới, bảo đảm tăng cườngđồng thuận xã hội, quảng bá thương hiệu quốc gia phục vụ sự nghiệp phát triển bềnvững
Dư luận xã hội đồng thuận và tích cực là sức mạnh mềm Báo chí hướng dẫn
và định hướng dư luận xã hội, tạo sự đồng thuận và hướng vào việc giải quyết cácnhiệm vụ trung tâm, tức là thống nhất nguồn lực quốc gia vào mục đích phát triển đấtnước Đó là sức mạnh mềm Báo chí tạo dựng và củng cố niềm tin vào chế độ xã hội.Phát huy tính tích cực xã hội và năng lực sáng tạo của mỗi người vào mục tiêu pháttriển đất nước chính là tăng cường sức mạnh mềm…
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và truyền thông công nghệ số hiện nay, khi mà vịthế xã hội và điều kiện tham gia vào diễn đàn báo chí truyền thông của công chúngđang có sự thay đổi lớn, từ bị động sang chủ động và phạm vi lan tỏa nhanh; trongcuộc đấu tranh tư tưởng và đấu tranh dân tộc ngày càng phức tạp, tinh vi như hiệnnay thì vai trò báo chí truyền thông ngày càng to lớn hơn bao giờ hết Do vậy, để thực
sự phát huy vai trò to lớn ấy vào sự nghiệp đổi mới và công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước, hoạt động báo chí cần phải tăng cường sự quản lý của Nhà nước Bản thânhoạt động báo chí cũng đòi hỏi được quản lý, bảo đảm cho hoạt động ấy được tập hợpnguồn lực thông tin, được tạo điều kiện pháp lý, và điều kiện vật chất cho quá trình
Trang 11hành nghề, cần được pháp luật và dư luận xã hội bảo vệ Trước đòi hỏi khách quan,tất yếu ấy, quản lý con người là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhất.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BÁO CHÍ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Thực trạng hoạt động báo chí ở Việt Nam thời gian qua
2.1.1 Báo chí Việt Nam phát triển toàn diện
Từ nhiều năm qua, nhất là từ khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đấtnước (năm 1986) đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đếnphát triển báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng Đến 31/12/2020, cả nước
có hơn 21.000 nhà báo được cấp thẻ hành nghề và hàng nghìn phóng viên đang hoạtđộng báo chí chuẩn bị đến thời hạn cấp thẻ; gần 960 cơ quan báo chí, tạp chí với hơn1.000 ấn phẩm, 72 đài phát thanh - truyền hình Trung ương và cấp tỉnh Mục tiêuchung của hoạt động báo chí là làm đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển, hướng tới mụctiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh
2.1.2 Phát triển vượt bậc về số lượng và chất lượng
Do đánh giá đúng vai trò của báo chí cách mạng trong sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tạođiều kiện về cơ chế, chính sách để báo chí hoạt động thuận lợi, động viên và khuyếnkhích đội ngũ những người làm báo cách mạng bám sát thực tiễn cuộc sống, phản ánhkịp thời, trung thực, sinh động tình hình mọi mặt của đất nước và thế giới, có nhiềutác phẩm báo chí có chất lượng phục vụ công chúng
Thành tựu của báo chí Việt Nam trong những năm qua không chỉ là sự pháttriển vượt bậc về số lượng đội ngũ những người làm báo, các cơ quan báo chí, các ấnphẩm báo chí, chương trình phát thanh - truyền hình; mà báo chí còn góp phần to lớnvào sự nghiệp đổi mới của đất nước, ổn định chính trị xã hội, xứng đáng là lực lượng
Trang 12xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của Đảng Đến 31/12/2020, cả nước có hơn21.000 nhà báo được cấp thẻ hành nghề và hàng nghìn phóng viên đang hoạt độngbáo chí chuẩn bị đến thời hạn cấp thẻ; gần 960 cơ quan báo chí, tạp chí với hơn 1.000
ấn phẩm, 72 đài phát thanh - truyền hình Trung ương và cấp tỉnh, 47 đơn vị hoạtđộng truyền hình cáp, 9 đơn vị truyền dẫn tín hiệu truyền hình cáp, sản xuất 62 kênhtruyền hình trả tiền; trên hệ thống truyền hình trả tiền hiện có hơn 100 kênh truyềnhình nước ngoài, phục vụ gần chục triệu thuê bao trên toàn quốc
Sự phát triển của báo chí Việt Nam thể hiện một cách toàn diện trên cả phươngdiện pháp lý, hoạt động thực tiễn, ở cả bề rộng và chiều sâu Từ năm 1986 đến nay,Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến việcthúc đẩy báo chí phát triển thuận lợi, lành mạnh, trong đó có thể kể đến các văn bảnquan trọng như: Luật Báo chí năm 1989; Luật Báo chí năm 2016, Hiến pháp năm1992; Nghị định số 61/2002/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ nhuận bút…, các bộ,ngành tăng cường đối thoại trực tuyến với nhân dân trên Cổng thông tin điện tửChính phủ nhằm kịp thời cung cấp thông tin, giải đáp những băn khoăn về những vấn
đề xã hội và dân sinh mà đông đảo người dân quan tâm
Trong hoạt động thực tiễn, chưa bao giờ báo chí được phát huy quyền dân chủ,hoạt động cởi mở, thông thoáng như những năm qua Bên cạnh tuyên truyền các chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước, báo chí luôn phát huy quyền dân chủ rộngrãi, chủ động tham gia phản biện xã hội, đóng góp tích cực vào việc hoạch địnhđường lối của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ và đấu tranhngăn chặn, đẩy lùi quốc nạn tham nhũng và các tệ nạn, tiêu cực xã hội Báo chí thực
sự là diễn đàn để phát huy quyền làm chủ, quyền tự do ngôn luận của người dân, làmột kênh thông tin quan trọng phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành củaĐảng, Nhà nước, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân Báo chí Việt Namkhông có “vùng cấm”, mà luôn phản ánh trung thực, toàn diện mọi mặt đời sống xãhội, cả những mặt tích cực và tiêu cực, cả tình hình trong nước và quốc tế Việc cungcấp thông tin cũng được phần lớn các cơ quan chức năng, những người có trách
Trang 13nhiệm thực hiện nghiêm túc theo Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg về “Quy chế phátngôn và cung cấp thông tin cho báo chí” của Thủ tướng Chính phủ Tại các cuộc giaoban báo chí hằng tuần ở Trung ương đã có hơn 50 lượt lãnh đạo các bộ, ngành, địaphương đến cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí, trong đó có cả những vấn đềphức tạp, nhạy cảm.
Nhờ bám sát sự kiện, thông tin nhanh nhạy, nắm đúng bản chất và phân tíchtrúng vấn đề trọng điểm với sự định hướng tư tưởng rõ ràng, phần lớn các cơ báo chíkhẳng định được vai trò, chức năng phản biện của báo chí, niềm tin của công chúngđối với cơ quan truyền thông cũng từ đó được nâng lên
2.2 Thực trạng quản lý Nhà nước về báo chí
Trong công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nướcnhững năm vừa qua, báo chí đã đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố niềm tincủa tầng lớp nhân dân vào đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước Rõ ràng làtrong những thành công của đất nước có thành công của báo chí và sự nghiệp đổi mớicủa đất nước muốn thành công thì không thể thiếu sự tham gia đắc lực của báo chí.Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Luật Báo chí quy định, Bộ Thôngtin và truyền thông thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về báo chí trên nhiều lĩnhvực, điển hình là các lĩnh vực sau:
2.2.1 Công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và phát triển sự nghiệp báo chí
Thời gian qua, hoạt động này được Bộ Thông tin và truyền thông thực hiệnnghiêm túc, đúng định hướng và sự chỉ đạo của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Thựchiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ, “Bộ đã và đang tiếptục tiến hành rà soát chức năng, nhiệm vụ các cơ quan báo chí, xác định những ấnphẩm chồng chéo về tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, không phù hợp quyhoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1999; trình Thủ tướng Chínhphủ ký ban hành “Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010”; Phê duyệt Chiến
Trang 14lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030 xây dựng quyhoạch hệ thống báo chí toàn quốc
Báo chí cũng đã phát huy hết vai trò của mình, đóng góp vào sự nghiệp xâydựng, bảo vệ Tổ quốc; tuyên truyền có hiệu quả các đường lối, chủ trương của Đảng
và Nhà nước; bảo vệ thuần phong mỹ tục, nền văn hóa truyền thống của dân tộc trướctrào lưu và sự xâm nhập của nhiều luồng văn hóa không lành mạnh
Tuy nhiên, việc quy hoạch làm không đều, liên tục Thêm nữa, công tác quản
lý Nhà nước về báo chí còn “thiếu chủ động trong định hướng chiến lược; chạy theo
vụ việc, lúng túng trong quy hoạch, sắp xếp” Thực tế hoạt động báo chí hiện nay vẫntồn tại hiện tượng vừa thừa, vừa thiếu, nhất là tình trạng có nhiều tờ báo trùng lắp vềnội dung và thiếu ở chỗ nội dung một số mảng đề tài không được đề cập đến, nhất làmảng đề tài về các ngành khoa học Thừa, thiếu còn thể hiện ở việc báo được xuấtbản, phát hành phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thành thị, còn nông thôn, nhất
là vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, nhân dân có rất ít báo hoặc không có báo đểđọc “Nhiều cơ quan báo chí chỉ coi trọng địa bàn thành phố, thị xã vì ở đó có thểphát hành được nhiều, còn các địa bàn khác không được quan tâm đúng mức Tìnhtrạng đó dẫn đến mức hưởng thụ sách báo quá chênh lệch giữa thành phố, thị xã vàvùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa Hiện nay, 75% báo chí chủ yếu pháthành ở thành phố, thị xã, vùng trung tâm, còn 25% báo chí phát hành ở vùng nôngthôn”
2.2.2 Công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí
Trên cơ sở kế thừa những bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 1992 ra đời
đã quy định một cách đầy đủ hơn về hoạt động báo chí và quyền tự do báo chí củacông dân Theo đó “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyềnđược thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật” và
“Nhà nước phát triển công tác thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình, điện ảnh,