1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU THAM KHẢO tư TƯỞNG CHÍNH TRỊ của KHỔNG tử và ý NGHĨA của nó TRONG CÔNG tác LÃNH đạo, QUẢN lý

26 779 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 190 KB

Nội dung

Trong lịch sử mấy nghìn năm dựng nuớc và giữ nuớc nguời Việt Nam luôn biết tiếp thu và kế thừa những thành tựu văn hóa của nhân loại để xây dựng nền văn hóa riêng cho mình – một nền văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc. Một trong những quốc gia có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình văn hóa Việt Nam là Trung Quốc.Một trong những nhà tư tưởng vĩ đại của Trung Quốc là Khổng Tử, tư tưởng chính trị của ông có ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ ở Trung Quốc, Việt Nam mà cả ở phuơng Đông nói chung. Tư tưởng chính trị của ông tuy ra đời cách đây hơn 2.500 năm nhưng một số quan điểm vẫn còn giá trị cho cho chung ta ngày nay nghiên cứu và học tập và phát huy những giá trị của nó trong quá trình xây dựng đất nuớc.

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong lịch sử mấy nghìn năm dựng nuớc và giữ nuớc nguời Việt Nam luôn biếttiếp thu và kế thừa những thành tựu văn hóa của nhân loại để xây dựng nền văn hóariêng cho mình – một nền văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc Một trong nhữngquốc gia có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình văn hóa Việt Nam là Trung Quốc.Một trong những nhà tư tưởng vĩ đại của Trung Quốc là Khổng Tử, tư tưởng chínhtrị của ông có ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ ở Trung Quốc, Việt Nam mà cả ởphuơng Đông nói chung Tư tưởng chính trị của ông tuy ra đời cách đây hơn 2.500năm nhưng một số quan điểm vẫn còn giá trị cho cho chung ta ngày nay nghiên cứuvà học tập và phát huy những giá trị của nó trong quá trình xây dựng đất nuớc

Khi còn sinh thời Khổng Tử rất khao khát đem tài, sức của mình ra giúp nước, chủ

truơng lập lại lễ, nghĩa nhà Chu (đã đuợc ông cải biên cho phù hợp với tình hình lịch

sử mới) Vì vậy, ông đã đi du thuyết khắp các nuớc chư hầu để truyền bá học thuyếtcủa mình nhưng đi đến đâu ông cũng không đuợc trong dụng Tuy nhiên, ba trăm nămsau, Hán Võ Đế đã đưa học thuyết của ông lên hàng quốc giáo Từ đó học thuyết củaNho gia đã ngự trị hàng đầu trong suốt hơn hai ngàn năm lịch sử phong kiến TrungQuốc và lan rộng ra các nước phuơng Đông

Trong một số công trình nghiên cứu những năm gần đây, người ta đã thấy rằn việcvận dụng tư tuởng của Khổng Tử vào công tác lãnh đạo, quản lý nhà nuớc và quản lýkinh tế sẽ mang lại hiệu quả rất to lớn

Vì vậy, việc nghiên cứu tưởng chính trị của Khổng Tử sẽ mang lại giá trị tích cựctrong việc quản lý và điều hành công việc không những chỉ trong lĩnh vực chính trị xãhội mà còn trong lĩnh vực kinh tế Do đó, trong phạm vi một tiểu luận nhỏ chúng tôixin trình bày một số giá trị của tư tưởng chính trị của Khổng Tử như: dân vi bản, họcthuyết chính danh, người quân tử, việc tuyển dụng và sử dụng nhân tài, đạo trungdung và ý nghĩa hiện thời của những giá trị này

Khi trình bày các quan điểm chúng tôi cố gắng trích dẫn từ sách Luận ngữ, vì đâylà bộ sách được giới học thuật công nhận là tác phẩm phản ánh chân thật tư tưởng củaKhổng Tử

Do trình độ có hạn, nên không thể tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót Cho nên,tác giả rất mong nhận được sự phê bình, góp ý của các thầy, cô và các bạn

Trang 2

Thời Tây Chu đánh dấu sự khủng hoảng của chế độ chiếm hữu nô lệ đã tồn tại vàphát triển từ nhà Hạ Xã hội Trung Quốc đã trải qua một thời kỳ giao thời, từ chế độtông tộc chuyển sang chế độ chế độ gia trưởng, các giá trị tư tưởng, đạo đức của xãhội cũ bị băng hoại, nhưng giá trị tư tưởng đạo đức mới còn manh nha và đang trêncon đường xác lập Sự biến đổi toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa thời kỳnày đã tạo tiền đề cho sự giải phóng tư tưởng con người, thoát khỏi sự chi phối thếgiới quan thần thoại tôn giáo, thần bí truyền thống, ảnh hưởng sâu sắc đến quá trìnhphát triển của tư tưởng triết học, chính trị.

Vào buổi suy vi, uy quyền của thiên tử bị giảm sút, nội loạn nổi lên liên miên, chưhầu không tuân lệnh thiên tử, dân không tuân lệnh quan, kẻ mạnh hùng cứ mộtphương, thôn tính kẻ yếu ở chung quanh mà làm bà chủ Số bộ lạc nhỏ cứ giảm dần,các chư hầu hùng cường đất đai mỗi ngày càng rộng, dân chúng mỗi ngày một đônggấp năm mười lần thiên tử Những chư hầu nhỏ bị chư hầu lớn ức hiếp, cầu cứu vớithiên tử, thiên tử không cứu nổi, chế độ chỉ có cái danh chứ không có cái thực

Chế độ phong kiến lung lay, vua Chu vẫn giữ cái danh thiên tử nhưng mất hếtquyền hành Đất đai thì phải chia cắt để phong cho các vương hầu công khanh nênmỗi ngày một thu hẹp lại, chỉ trông vào sự cống hiến của chư hầu mà có chư hầu hàngtrăm năm không triều cống thiên tử; không những vậy vì cái danh thiên tử, đôi khi cònphải giúp lương thực cho chư hầu những năm họ mất mùa hoặc có chiến tranh

Nhiều nước chư hầu mượn tiếng khôi phục lại địa vị tông chủ của nhà Chu, đề rakhẩu hiệu “tôn vương bài Di”, đua nhau động binh để mở rộng thế lực và đất đai, thôntính các nước nhỏ, tranh giành địa vị bá chủ thiên hạ Thời Xuân Thu có khoảng 242năm đã xảy ra 483 cuộc hiến tranh lớn nhỏ Đầu thời Tây Chu có hàng ngàn nước, đếncuối thời Xuân Thu chỉ còn hơn 100 nước

Trang 3

Việc các nước gây chiến tranh thôn tính lẫn nhau cũng như các lãnh chúa bóc lộttàn khốc dân chúng không chỉ dẫn tới sự diệt vong của hàng loạt nước chư hầu nhỏmà còn phá hoại lễ nghĩa, phá hoại trật tự nhà Chu Các cuộc chinh phạt giữa các chưhầu làm cho mâu thuẫn trong giai cấp thống trị trở nên gay gắt và sự rối loạn xã hộingày càng tăng.

Những lễ nghi chặt chẽ tôn nghiêm trước đây đã từng góp phần bảo vệ và làmhưng thịnh chế độ tông pháp nhà Chu, đến lúc này cũng bị xem thường Lễ nghĩa,cương thường bị đảo lộn, đạo đức bị suy đồi, cảnh tôi giết vua, con giết cha, anh em,vợ chồng chia lìa thường xuyên xảy ra Mạnh tử đã viết: “Đánh nhau tranh thành, giếtngười thây chết đầy thành; đánh nhau giành đất, giết người thây chết đầy đồng”

(Mạnh tử, Ly Lâu thượng)

Các cuộc chiến tranh liên miên, tàn khốc trên quy mô lớn giữa các nước chư hầu;bên cạnh đó, lối sống xa hoa của các lãnh chúa, quý tộc, xây dựng các cung điện nguynga, yến tiệc và mỹ nữ đã làm cuộc sống nhân dân ngày càng cùng cực hơn Do đóirét, cực khổ, nạn trộm cướp nổi lên Bọn thống trị lại tăng cường “hình pháp” làm chođời sống nhân dân càng thêm nghẹt thở Đó đây đã nổi lên những cuộc khởi nghĩa củanông dân và nô lệ Tất cả tình hình ấy đã đẩy mâu thuẫn xã hội thời Xuân Thu ChiếnQuốc lên đến đỉnh cao, đư chế độ chiếm hữu nô lệ Trung Quốc lao nhanh đến giờphút cuối

Trong một bối cảnh như vậy, đã xuất hiện hàng loạt những tư tưởng “bình loạn”,văn hóa và học thuật không chỉ bó hẹp ở trong giai cấp quý tộc cũ và nhỏ hẹp bây giờtruyền bá rộng rãi, đến được với những người dân hạ đẳng Sự xuất hiện và lan rộngcác loại quan điểm học thuật, tư tưởng chính trị đã tạo nên bầu không khí văn hóa cólợi

Học thuyết Nho gia của Khổng Tử cũng ra đời trong hoàn cảnh này Ngoài KhổngTử ra còn có nhiều nhà tư tưởng nổi tiếng khác, như Quản Trọng và Tử Sản đại biểucho Pháp gia thời kỳ đầu, Lão Tử sáng lập ra Đạo gia, Tôn Vũ đại biểu chi Binh gia.Mỗi người một hướng, hình thành học phái khác nhau, bức tranh “bách gia tranhminh”; đồng thời, trong quá trình cạnh tranh không ngừng hoàn thiện mình chínhmình Phải nói rằng, nhiều loại tư tưởng và chủ trương xuất hiện ở thời kỳ này có ảnhhưởng đến nhiều mặt đối với sự hình thành và phát triển quan điểm chính trị củaKhổng Tử

1.2 ĐÔI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI KHỔNG TỬ:

Khổng Tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni, người làng Xương Bình, huyện Khúc Phụ,tỉnh Sơn Đông ngày nay Ông sinh năm 551 (TCN), đó là lúc mà xã hội Trung Hoa cổ

Trang 4

để xưng hùng, xưng bá Đạo lý nhan luân đảo lộn, vinh nhục không rõ ràng, thiện áckhó phân biệt.

Mẹ Khổng Tử là Nhan Trưng Tại, cha là Thúc Lương Ngột, làm quan võ của triềuđình nước Lỗ, mất khi Khổng Tử mới tròn ba tuổi Từ khi Thúc Lương Ngột mất, giađình Khổng Tử sống trong bần hàn, nhưng mẹ của Khổng Tử vẫn quyết tâm cho con

ăn học Ngay từ nhỏ, Khổng Tử đã nổi tiếng là người siêng năng, học giỏi và thíchchơi trò cúng tế

Năm 19 tuổi, Khổng Tử lấy vợ sinh một con trai đặt tên là Lý, tự Bá Ngư Năm 22tuổi, Khổng Tử bắt đầu dạy học sau đó học nhạc và học đạo Khổng Tử san định sáchDịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc của đời trước để lại, viết sách Xuân Thu để bộc lộ quanđiểm của mình Đặc biệt quan điểm về chính trị xã hội của ông được trình bày trongLuận Ngữ, do học trò ông chép lại Sau khi Khổng Tử mất và nhất là qua chính sáchtàn khốc “phần thư khanh nho” của Tần Thủy Hoàng, thì sách của Khổng Tử khôngcòn giữ được bao nhiêu

Khổng Tử muốn “tòng Chu” tức là muốn giữ chế độ của Chu công, muốn làmđược sự nghiệp của Chu công, phục hồi những giá trị của đầu đời Chu Nhưng chẳngnhà cầm quyền nào theo đúng ông cả vì đưa chính sách đó dưới sự kiểm nghiệm củathực tiễn thì thất bại Ông đã hoàn toàn thất bại về chính trị Nhưng, ông vẫn theo đuổimục đích đó suốt đời, cho nên ông thường mộng thấy Chu công, và khi nào lâu khôngmộng thấy thì ông buồn rằng sức mình đã suy rồi

Trong cuộc đời Khổng Tử có giai đoạn ông đã tham chính để thực hiện những ýtưởng của mình chứ không phải thuần túy du thuyết và dạy học Năm ông 50 tuổi, ôngđược Định công mời ông làm Trung Đô Tế, coi ấp Trung Đô, kinh đô của nước Lỗ.Được một năm, Trung Đô có trật tự, kỷ luật từ trên xuống dưới, thành một thị trấnkiểu mẫu Năm sau ông đước cất nhắc lên chức Tư không, tức Thượng thư bộ Hình vàsau này được phong làm Á tướng

Năm 497, Khổng Tử khuyên Định công nên dẹp ba nhà quyền thần Quý, Thúc,Mạnh, để họ không có thành quách, quân lực riêng Khổng tử cũng đề nghị với Địnhcông giết Thiếu Chính Mão, một đại phu gian xảo làm loạn chính sự

Từ đó, uy tín của Khổng Tử càng lên mà nước Lỗ ngày càng thịnh trị Ba thángsau, những người bán thịt ngoài chợ không nói thách nữa, trên; đường đàn ông đi mộtbên, đàn bà đi một bên; của rơi ngoài đường không ai nhặt, ban đêm ngủ không cầnđóng cửa, luân thường đạo lý được coi trọng dân các nước chung quanh qua lại nước

Lỗ làm ăn ngày một nhiều Trên thực tế, nếu như được như vậy thì “có ai dùng ta thìmột năm kỷ cương đã khá, ba năm sẽ thành công” của Khổng Tử không phải là mộtlời nói quá

Trang 5

Vua Tề thấy lỗ thịnh trị, đâm lo ngại; sợ Lỗ thành nước mạnh nhất ở phía Đông, sẽlàm bá chủ mà Tề ở sát nách, bị uy hiếp trước cả Một đại phu bày mưu với vua Tề,lựa tám chục thiếu nữ đẹp cho mặc gấm vóc, dạy cho múa hát, đưa tặng vua Lỗ vớimột trăm hai mươi lăm con ngựa tốt Đoàn nữ nhạc với bầy ngựa đó biểu diễn ở Namkinh đô Lỗ Quý hoàn tử cải trang lại xem ba lần và xúi Định công lẻn tới xem nữa.Họ mê mẩn tinh thần, bỏ cả triều chính Tử Lộ nói với Khổng Tử: “thầy trò mình nênsớm rời đi thôi” Khổng Tử bảo: “gần đến ngày tế giao rồi; nếu nhà vua làm lễ xong,còn nhớ phân phát thịt cúng cho các quan thì chúng ta còn ở lại được”.

Nhưng Quý Hoàn tử nhận đoàn nữ nhạc của Tề rồi, ba ngày không vào triều, sau

lễ Giao, cũng quên việc phân chia thịt Khổng Tử biết rằng đạo mình không còn thihành được nữa, Khổng Tử cùng các môn đệ rời khỏi nước Lỗ Lúc ra đi, ông đã 56tuổi, như vậy, ông tham chính được khoảng 6 năm.

1.3 KHÁI QUÁT TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA KHÔNG TỬ:

Khổng Tử tự nhận là “Ngô tòng Chu” tức là hoàn toàn theo Chu và rất phục Chucông, người có công làm cho Chu thịnh vượng, văn minh hơn Ân Khổng Tử nói:

“nhà Chu châm trước lễ chế của hai triều đại trước (Hạ, Ân) nên văn vẻ rực rỡ biết

bao! Ta theo Chu” (Luận ngữ, Thiên Bát Dật, 14).

Theo Chu tức là theo chế độ, chính trị, xã hội, pháp điển, lễ nhạc, giáo dục… củanhà Chu, do Chu cộng chế định sau khi kế thừa và sửa đổi lễ chế của Hạ, Ân Suốt đờiKhổng Tử chỉ mong nối nghiệp được Chu công, ông luôn ước ao điều này và thậm chínó ám ảnh ông Hễ khi nào Khổng Tử không nằm mộng thấy Chu công thì ông rấtbuồn và cho rằng mình đã suy

Một điều muốn nói ở đây là, Khổng Tử tòng Chu chứ không tôn Chu tức là duy trì

văn hóa nhà Chu chứ không tôn thờ thiên tử đương thời của nhà Chu Vì lý tưởng củaông là khôi phục lại được một xã hội thịnh trị như thời của Chu công chứ không phảimột xã hội loạn lạc mà thiên tử nhà Chu chỉ còn cái danh mất đi cái thực, vận nhà Chuđã không còn cứu được nữa Trong bộ Xuân Thu ông không quên chép việc vua nhàChu trước việc của Lỗ, và các chư hầu khác nhưng đến Luận Ngữ thì không thấy mộtbài nào nhắc về vua Chu thời ông cả

Khổng Tử thuộc giai cấp quý tộc, nhưng tới đời ông đã không còn thịnh nữa, hầunhư chỉ còn cái danh Thời trẻ ông sống một cuộc đời giữa hạng bình dân và quý tộc;vì vậy ông có nếp sống, nếp tư duy của giới quý tộc nhưng cũng rất gần gũi với nhândân, có thiện cảm với nhân dân, bênh vực họ, giúp họ thăng tiến So với Mạnh Tử saunày là một người đứng hẳn về phía nhân dân thì Khổng Tử chỉ là “bạn của nhân dân”

Trang 6

Tư tưởng chính trị của Khổng Tử lấy nền tảng là “nhân” và “lễ”, đó là sự kếthợp đạo đức luân lý và chính trị của Khổng Tử, đặt cả cả nhân, gia đình và xã hội vàotrong quy phạm của “Nhân” và “Lễ”.

Khổng Tử đưa ra chủ trương “vi chính dĩ đức” – làm chính trị bằng đạo đức, lấyđức để trị nước an dân Khổng Tử cho rằng khi được nhân dân tín nhiệm thì quốc giamới phát triển và hùng mạnh Ông lập luận rằng: “không sợ nghèo mà sợ không đều,không sợ ít mà sợ bất ổn”, “bá tính đủ, vua sao lại không đủ; bá tính không đủ, vuasao lại đủ”; quan điểm này của ông đứng về phía nhân dân, là lời nhắc nhở nghiêmchỉnh đối với giai cấp thống trị chuyên bóc lột nhân dân lúc bấy giờ Nhưng khiKhổng Tử tìm một giải pháp để thực thi cương lĩnh chính trị này ông lại tìm về vớinhững biện pháp thời Hạ, Thương, Văn Vũ, phải “chính danh”, phải “động chi dĩ lễ”– hành động lấy lễ làm khuôn phép, tức là phải lấy việc phục hồi và tuân theo chế độ

lễ nhạc của thời kỳ xã hội nô lệ hưng thịnh làm gốc trị quốc, điều này khiến cho tưtưởng chính trị của Khổng Tử mang đậm chất bảo thủ phục cổ

Vì chủ trương “vi chính dĩ đức” nên ông phản đối dùng hình phạt tùy tiện KhổngTử cho rằng người làm lãnh đạo nên tăng cường tu dưỡng đạo đức bản thân, hội đủnhân trí dũng ở trong một con người, lấy đó để dẫn dắt bề dưới Biết tôn trọng nhântài tuyển chọn những người có cả tài lẫn đức Dùng người phải xét theo năng lực,không kể thân sơ, khéo vận dụng tài năng và sở trường của từng người

Từ đường lối “đức trị, lễ trị” Khổng Tử đã khai sinh một phát kiến đối với lịch sử

tư tưởng chính trị là thuyết “chính danh” Khổng Tử quan niệm rằng thiên hạ loạnlạc, phép tắc kỷ cương bị xáo trộn, danh phận không rõ rang mà nguyên nhân sâu xalà từ sự xa đọa của của các thế lực cầm quyền đã làm cho “danh”, “thực” đảo lộn Dođó, muốn bình ổn xã hội thì phải làm cho “chính danh”, tức là “danh” phù hợp với

“thực”

Khổng Tử cho rằng bất cứ sự vật, hiện tượng, cá nhân nào trong xã hội cũng cómột danh phận nhất định, không phải chỉ dùng từ ngữ để định danh mà phải giữ gìndanh phận, thì xã hội mới trật tự, nước nhà mới yên ổn Cho nên Khổng Tử lấy “chínhdanh” làm nhiệm vụ hàng đầu của “vi chính”

Chính danh là làm cho mọi việc ngay thẳng Chính danh là: vua ra vua, tôi ra tôi,cha phải ra cha, con phải ra con Nếu danh bất chính thì ngôn bất thuận, ngôn bấtthuận tất sự bất thành Khi đó, người với người trong xã hội không còn kính trọngnhau nữa, không còn hòa khí, luật pháp lỏng lẻo và người dân sẽ không còn tin ở bậccầm quyền, lúc đó dù muốn hay không xã tắc cũng sẽ sớm bề suy sụp

Trang 7

Muốn thực hiện “chính danh”, Khổng Tử đề nghị phải thực hiện theo “lễ”, “lễ” làsợi dây vững chắc để mọi người thực hiện chính danh “Vua sai khiến bề tôi nên dùng

lễ, bề tôi phụng sự vua nên dùng trung” (Luận ngữ, Thiên Bát Dật)

Động cơ “chính danh” của Khổng Tử là muốn lập lại trật tự phong kiến, bao gồmcác phương diện như chính trị, kinh tế và xã hội Điều mà “chính danh” của KhổngTử căn cứ là “lễ” và “nhân” Điều mà Khổng Tử kỳ vọng là duy trì mối quan hệ giữavua tôi, cha con, vợ chồng trong cuộc sống xã hội phong kiến một cách bình thườngvà cố định, cho rằng đó là điều kiện tất yếu của một xã hội yên ổn

“Chính danh” của Khổng Tử dựa vào chế độ lễ nhạc của ba đời Hạ, Thương, Chu,ông cho rằng những nội dung cơ bản của đạo bậc tiên vương là vĩnh hằng, muôn đờikhông đổi Chính điều ấy đã phản ánh được tính bảo thủ trong tư tưởng chính trị củaKhổng Tử

Tóm lại, tư tưởng chính trị của Khổng Tử tập trung vào “đức trị và lễ trị” mà biểuhiện cụ thể của nó là thuyết “chính danh” Tư tưởng này đã trải qua hàng ngàn năm,lúc mới ra đời nó đã không được giai cấp cầm quyền hưởng ứng nhưng các triều đạiphong kiến về sau thì độc tôn Nho thuật và không ngừng nâng cao địa vị của KhổngTử Khổng Tử được tôn xưng là “Văn Tuyên Vương”, “Đại thành chí thánh tiên sư”,trở thành một mẫu tượng đại biểu lễ giáo phong kiến

“Ôn cổ tri tân”, do đó, học thuyết chính trị của Khổng Tử ra đời cách đây khoảnghai năm trăm năm, cho đến nay vẫn giữ được giá trị, đáng để nghiên cứu và học hỏi

Trang 8

Chuơng 2:

NHỮNG GIÁ TRỊ TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA KHỔNG TỬ

VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

2.1 DÂN VI BẢN – DÂN LÀ GỐC:

Trong thời buổi đảo điên, cương thường đạo lý bị đảo lộn, chiến tranh liên miên,nhân dân sống trong cảnh lầm than, còn giai cấp thống trị thì sống trong cảnh xa hoatrụy lạc Đứng trước bối cảnh đó, với tư tưởng “tòng Chu”, muốn quay về thời kỳ cựcthịnh của nhà Chu và sự tổng kết lịch sử trước đó, Khổng Tử nhận ra rằng: “Khi nhà

Ân chưa mất lòng dân thì còn phối hợp với Thượng Đế Nên coi gương nhà Ân màsuy Không dễ gì giữ được cái mệnh lớn của Trời” Tức là, mọi việc đều ở nhân dân,dân là gốc, việc chính trị từ dân mà ra, dân với chính quyền như nước với thuyền,nước lên thuyền lên nhưng nước có thể lật thuyền Chính nhân dân mới là gốc củaquyền lực tối cao, vì chính quyền không giữ được lòng tin của dân thì sớm muộn gìcũng đổ

Tử Cống hỏi về cách cai trị Khổng Tử đáp: “Nhà cầm quyền cần ba điều, lươngthực dồi dào, binh lực mạnh mẽ và được lòng của dân” Tử Cống hỏi tiếp: “Trong bađiều ấy, nếu bất đắc dĩ phải bỏ đi một điều thì bỏ điều nào?” “Bỏ binh lực”, “Nếu bắcđắc dĩ phải bỏ một điều nữa?” “Bỏ lương thực vì từ trước đến nay nếu thiếu cái ăn chỉđói chứ không mất nước, còn nếu thiếu lòng tin của dân thì sớm muộn chính quyền sẽ

sụp đổ” (Luận Ngữ, Nhan Uyên, 7) Không những thế, vua phải biết làm cho dân giàu

và biết giáo hóa dân Khổng Tử đến nước Vệ, Nhiễm Hữu đánh xe ra hầu, Khổng Tửkhen: “Dân nước Vệ đông thay” Nhiễm Hữu hỏi: “Dân đã đông, nhà cầm quyền nên

làm gì nữa?” “Phải giáo hóa dân” (Luận Ngữ, Tử Lộ, 9)

Ngoài ra phải làm cho dân giàu nên việc lo lương thực cho dân, không nhà cầmquyền nào không đưa lên hàng đầu các nhiệm vụ Chính sách “tỉnh điền” chia đất chodân có thể Chu công không dùng đến vì trong các Kinh Thi, Thư không thấy nói tới.Nhưng chắc chắn cũng có một biện pháp phân phối đất cho dân, để dân giải quyếtđược sinh kế Ông cũng định lại đồ đo lường và thuế ruộng gọi là “triệt” (hay trợ).Khoảng một phần mười huê lợi của dân

Bên cạnh đó, Khổng Tử còn nói: “Cai trị một nước có ngàn cỗ xe, phải nghiêm túcthận trọng trong mọi việc và giữ tín điều với dân, tiết kiệm trong chi dùng và biết

thương người, sai khiến dân làm việc gì cũng phải theo thời” (Luận ngữ, Thiên Học nhi) Đây chính là một số nguyến tắc cơ bản của người thống trị khi xử lý chính sự,

khi giải quyết công việc phải hết sức nghiêm túc, cẩn trọng mọi điều, thành thực thủtín, phải biết yêu quý tài lực tức là yêu quý nhân tài, thuộc hạ của mình và phải biết

Trang 9

tiết kiệm cho dân, đảm bảo được sức lao động cho họ để họ có thể sản xuất nôngnghiệp một cách thuận lợi Rộng ra hơn nữa, có thể hiểu rằng khi làm mọi việc gì thìcũng phải hết sức cẩn thận và phải biết chọn thời điểm để đảm bảo được những điềukiện tốt nhất.

Xuất phát từ quan điểm “dân là gốc”, và “hữu giáo vô loài”, Khổng Tử chống lạiquan điểm “cha truyền con nối” Ông lên án việc chức tước truyền theo huyết thống,dòng dõi, mặc dù trong xã hội đương thời vẫn có ba kiểu lên ngôi được thừa nhận: lênngôi do cha truyền lại, lên ngôi do vua trước truyền lại và lên ngôi do đảo chính, giếtvua, thuận thiên và thuận ý dân

Ông cho rằng người cầm quyền phải có đức, có tài mà không tính đến đẳng cấpxuất thân của họ Ông nhận xét Trọng Cung, người mà ông tin cậy truyền cả thiên đạocho, không được đắc dụng chỉ vì Cung thuộc lớp thường dân Ông ví Trọng Cung nhưcon bò tơ sắc đỏ, sừng tốt (con bò có đủ điều kiện tốt nhất để dung vào việc thiêngliêng nhất là tế thần), nhưng vì mẹ nó lang, nên người ta không dung vào việc cúng

bái, trong khi thần không xem xét kẻ nào đã đẻ ra nó (Luận Ngữ, Ung Dã, 4) Theo

ông, Trọng Cung không những được cử làm quan mà còn thậm chí còn có thể làmvua, vì một ông vua đồng thời cũng phải là một người thầy của dân, phải là ngườinhân đức nhất trong những người nhân đức

Cũng xuất phát từ quan điểm “dân là gốc”, Khổng Tử chống lại chủ trương ngutrung, ngu hiếu, không bắt buộc con người phải phục tùng bề trên vô điều kiện nhưnội dung, trung hiếu của Nho gia sau này

Khổng Tử gia ngữ chép: Một hôm Ai Công nước Lỗ hỏi Khổng Tử, con theomệnh cha có phải là hiếu không? Tôi theo mệnh vua có phải là trung không? KhổngTử klhông đáp Tử Cống thưa: con theo mệnh cha là hiếu, tôi theo mệnh vua là trungcòn nghi ngờ gì nữa, Khổng Tử mắng rằng: “Ngươi không biết gì cả Đời xưa đấngminh quân làm vua nước vạn thặng, có chính thần bảy người thì vua không làm điềulỗi, làm vua nước thiên thặng thì có chính thần năm người thì xã tắc không nguy, làmchủ một nhà có chính thần ba người thì lộc vị không suy Cho nên, con không theomệnh cha há đã là có hiếu, tôi theo mệnh vua há đã là có trung Chỉ biết xét cái đángtheo mà theo mới gọi là hiếu vậy là trung vậy”

Như vậy, chỉ có dân là trên hết, nước là hàng đầu

Khổng Tử xuất thân từ giai cấp quý tộc cũ suy tàn, nên quan niệm dân ở đây lànhững người thuộc tầng lớp quý tộc, địa chủ, sĩ phu Tuy nhiên, giá trị của quan điểm

“dân là gốc” là một nét sáng trong tư tưởng tôn quân và trong bức tranh tư tưởngchính trị thời Xuân Thu Chiến Quốc

Trang 10

2.2 NGƯỜI QUÂN TỬ - NHÀ LÃNH ĐẠO TÀI ĐỨC VẸN TOÀN

Nhà lãnh đạo là người đứng ở vị trí trung tâm và nắm trong tay quyền lực tất yếu,ngoài khả năng lãnh đạo, có tài thao lược Không những thế, đối với Khổng Tử, ngườilãnh đạo phải chú trọng tu dưỡng cái tâm, cái đức, người lãnh đạo nên lấy phẩm đứccao thượng để dẫn dắt người khác

Khổng Tử chủ trương trị vì quốc gia lấy đức trị làm nguyên tắc tối cao, cho rằng:

“Làm chính trị bằng đạo đức, thí như ngôi sao Bắc Cực ở nguyên chỗ của nó, mà

muôn ngàn sao khác đều hướng về nó” (Luận ngữ - Thiên Vi chính).

Cho nên, người lãnh đạo phải ngay chính bản thân, bản thân không chính trực thì

ra lệnh cho ai cũng không được vì không ai nghe theo

Quý Khang Tử chấp chính nước Lỗ hỏi Khổng Tử về chính sự Khổng Tử trả lời:

“Ý nghĩa chữ chính (cai trị) là chính trực (ngay thẳng) Nếu Ngài lãnh đạo bằng chính

trị, thì ai dám chẳng chính” (Luận ngữ - Thiên Nhan uyên).

“Bản thân người lãnh đạo ngay thẳng, dù không ra lệnh, dân cũng làm theo; bản

thân người lãnh đạo không ngay thẳng, dù có ra lệnh, dân cũng chẳng theo” (Luận Ngữ - Thiên Tử Lộ)

Cho nên, người lãnh đạo phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức, tu dưỡng đạo đứclà yêu cầu tối thiểu của người lãnh đạo Đối với những người có chức vụ nhỏ, tudưỡng bản thân là để hoàn thành tốt công tác của chức vụ mình; đối với những ngườilãnh đạo cấp cao hơn, tu dưỡng bản thân để đem lại điều tốt cho đồng sự và cấp dướicủa mình; còn đối với người lãnh đạo cấp tối cao, tu thân để đem lại cuộc sống yênvui cho nhân dân, về việc này cần phải có sự nỗ lực rất lớn của bản thân Như vậy, dùchức vị có cao thấp, trách nhiệm nặng nhẹ khác nhau, phạm vi công tác khác nhaunhưng mỗi người lãnh đạo mỗi cấp đều phải chú trọng tu luyện phẩm đức

Khổng Tử từng nói: “Tu dưỡng bản thân để làm yên bá tánh Việc tu dưỡng bản

thân để làm yên bá tánh, đến như vua Nghiêu, vua Thuấn còn khó làm được” (Luận Ngữ - Thiên Hiến vấn).

Nên Khổng Tử cho rằng sống trên đời bất kể là ai cũng phải đạt được đức “nhân”,

“nhân” là khái niệm chí cao vô thượng, là tiêu chuẩn tối cao của triết học nhân sinhmuốn thực hiện được điều “nhân” không phải là chuyện dễ Nhan Uyên hỏi về đứcnhân, Khổng Tử trả lời: “Khắc kỷ phục lễ vi nhân”, nghĩa là dẹp bỏ tư dục của mình,dùng lễ để chế ước hành vi bản thân, lúc nào cũng đặt lợi ích bản thân sau lợi ích củatập thể, người như vậy có thể gọi là nhân

Do đó, Khổng Tử đã đưa ra con đường tu dưỡng bản thân là: tôn sùng năm đức tốt, trừ bỏ bốn việc xấu

Trang 11

Tôn sùng năm đức tốt:

1 Huệ nhi bất phí: gia ân huệ cho dân mà không lãng phí Người lãnh đạo tài giỏi

không phải là đi bao biện làm thay, cũng không phải dung đến ngân khố quốc gia đểcứu tế, mà phải dùng đến ngân sách quốc gia để cứu tế, mà phải chế định một chínhsách, hoặc nghĩ ra một biện pháp có lợi cho dân, khiến dân chúng hăng hái, phát huyhết tài năng của mình, xây dựng đất nước phát triển giàu mạnh Lúc đó, dân chúngcũng no đủ, mà mình cũng không bị mất mát

2 Lao nhi bất oán: sai dân làm việc khó nhọc mà dân không oán hận Vua Vũ trị

thủy, sử dụng sức lao động, dân lại hết lời ca tụng; Tần Thủy Hoàng xây dựng cungđiện, sử dụng sức lao động, dân chúng oán hận khắp nơi Điểm then chốt ở đây là phảibiết tìm điều lợi để làm cho dân, dù có cực khổ mấy dân cũng cố gắng hoàn thành Dovậy, Khổng Tử nói: “Chọn việc đáng cho dân làm để sai dân làm, thì ai còn oán hậnnữa” (Luận Ngữ - Thiên Nghiêu viết)

3 Dục nhi bất tham: mình tuy có mưu cầu nhưng không tham lam Trên đời ai

cũng có mưu cầu ham muốn cá nhân nhưng phải hợp tình hợp lý và chính đáng Nếuvượt quá giới hạn đó thì sẽ trở thành tham lam

4 Thái nhi bất kiêu: tức thư thái mà không kiêu ngạo Người lãnh đạo đối với

người khác bất kể đông hay ít, lớn hay nhỏ, đều không được coi thường họ

5 Uy nhi bất mãnh: tức uy nghiêm mà không hung dữ Người lãnh đạo chú ý cử

chỉ ngay ngắn, thần thái đoan trang, có lễ tiết, người khác sẽ tự nảy sinh cảm giác kínhtrọng Không được đối xử người khác hung dữ vô lễ, khiến người khác ghét sợ

Khổng Tử cho rằng người lãnh đạo hội đủ năm đức tính tốt, mới đủ điều kiện cơbản thực hiện đức chính

Trừ bỏ bốn việc xấu:

1 Không giáo hóa dân, để dân phạm tội lại giết dân Khổng Tử phản đối người

chấp chính sát hại dân chúng, nhất là trường hợp không giáo dục cho dân biết, lại giếtdân, Khổng Tử gọi đó là “tàn ngược” Vô luận là quản lý đất nước, hay quản lý mộttập đoàn, xí nghiệp, làm người lãnh đạo nên coi trọng việc giáo dục con người, giáodục nhân viên Giáo dục con người trước, rồi dùng chế độ quy tắc ước thúc họ, thậmchí xử phạt họ, mới là thượng sách Nếu không giáo dục, không tuyên truyền, chỉmuốn dùng hình phạt để uy hiếp người, hành vi đó gọi là “tàn ngược” cũng không quáđáng

Quý Khanh Tử chấp chính nước Lỗ hỏi Khổng Tử về việc chính, nói rằng: “Nếugiết chết kẻ vô đạo, để dân biết mà tiến tới có đạo, thì như thế nào?”

Trang 12

Khổng Tử trả lời: “Ngài trị vì quốc gia, sao phải dùng đến việc chém giết? Chỉ cầnNgài muốn hướng đến cái tốt, thì dân sẽ tốt theo Đức của người lãnh đạo giống như

gió, đức của bá tánh giống như cỏ, gió thổi trên cỏ, thì cỏ nằm rạp xuống” (Luận Ngữ

- Thiên Nhan Uyên)

2 Không cắt đặt răn bảo người ta làm việc, lại muốn chóng được thành công.

Người lãnh đạo không răn bảo, hướng dẫn cấp dưới trước, lại muốn đạt được thànhcông nhanh chóng, đó là tác phong làm việc chủ quan, võ đoán, không hợp tình hợp

lý Khổng Tử gọi đó là “hung bạo”

3 Ra lệnh chậm trễ, lại bắt dân phải hoàn thành trong kỳ hạn gấp rút Cấp trên

giao nhiệm vụ chậm trễ, lại ỷ quyền thế bắt người khác phải hoàn thành trong kỳ hạngấp rút, Khổng Tử gọi đó là “hại dân” “Không báo cho dân biết trước mà yêu cầu họlàm là hại dân; thi hành chính lệnh trễ nải lịa bắt dân hoàn thành là ngược đãi dân;không giáo dục dân mà tàn sát họ là tàn sát dân Người quân tử tại vị phải tránh ba

điều ấy” (Hàn vi ngoại truyện)

4 Phân phát của cải cho người ta, khi chi ra lại bủn xỉn, Khổng Tử gọi đó là “ki bo” Nhưng cũng không quá xa hoa, chi tiêu phung phí, phải biết tiết kiệm tài lực của

quốc gia, mà trước tiên là phải biết tiết dụng trong cuộc sống hàng ngày

Tôn sùng năm đức tốt, trừ bỏ bốn điều xấu ở trên là thủ đoạn thực thi chính trị,nhưng nó không xa rời sự tu dưỡng nhân đức của người lãnh đạo Khổng Tử đem sự

tu dưỡng nội tại và kỹ năng đối ngoại hợp thành một, coi nó là yêu cầu cơ bản đối vớingười lãnh đạo thực hành đức trị

Không chỉ có vậy, Khổng Tử cho rằng công việc cai trị quốc gia là một công việckhó khăn và phức tạp, làm chính sự phải có thái độ nghiêm túc, không được xemthường

Người lãnh đạo phải đầu tàu gương mẫu, phải luôn luôn gương mẫu, nỗ lực khôngmệt mỏi “Mình phải làm gương trước, sau đó mới yêu cầu mọi người làm việc cần cù

chịu khó” (Luận Ngữ - Thiên Tử Lộ) Nếu một người lãnh đạo trễ nải trong công việc

mà luôn yêu cầu cấp dưới nghiêm chỉnh chấp hành thì thật là khó khăn, kết quả làcông việc không thực hiện được và người lãnh đạo đó rồi sẽ bị thay thế

Muốn làm gương thì người lãnh đạo phải xử lý công việc thật sự nghiêm túc cẩnthận, không thể “dục tốc bất đạt”, cũng không xem nhẹ công việc mà gây hậu quảnghiêm trọng; cũng không “lên gân” quá mức

Người lãnh đạo phải làm việc phải bằng tài trí và mưu lược của mình, không thểgiở trò khôn vặt vì khôn vặt không thể mưu cầu và thành việc lớn Khổng Tử nói:

“Những người suốt ngày tụ tập lại, nói chuyện không đã động đến việc nghĩa, chỉ

Trang 13

thích giở trò khôn vặt, loại người ấy khó làm nên việc lớn” (Luận Ngữ - Thiên Vệ Linh Công).

Người lãnh đạo không chỉ thường xuyên rèn đức mà còn phải luyện tài, phải theokịp với thời cuộc, nâng cao trình độ để hoàn thành tốt nhiệm vụ Khổng Tử nói:

“Những người suốt ngày ăn no, không dụng tâm vào việc gì, khó thành tựu lắm thay! Chẳng phải có trò đánh cờ đó sao? Chơi trò đó còn tốt hơn là ngồi không”.

Có thể thấy rằng, theo quan điểm của Khổng Tử về một người lãnh đạo khá toàndiện cả đức và tài Khổng Tử xuất phát từ đường lối Đức Trị nên ông luôn đặt chữđức lên trên hàng đầu Nhưng chữ đức phải đi với chữ tài, rèn đức phải luyên tài, cótài phải có đức, đức giữ được tài, có tài mới biết cách làm việc, biết đâu là phải trái đểgiữ được đức Hình mẫu mà Khổng Tử muốn hướng đến là bậc quân tử có đức nhân,có lòng nhân, là bậc quân vương mẫu mực Khổng Tử luôn nêu cao hoạt động thựctiễn của người lãnh đạo, lấy thực tiễn là nơi kiểm nghiệm chân lý “Làm vua khó, làmbề tôi cũng không dễ Nếu biết được chỗ khó của làm vua thì không chừng một lời nói

làm cho nước nhà hưng thịnh cũng nên” (Luận ngữ, Thiên Tử Lộ), tức là một khi nhà

vua nắm được tư tưởng chủ đạo nào đó và hành động theo nếu nó đúng thì sẽ làmhưng thịnh quốc gia

Và không chỉ có thế, Khổng Tử yêu cầu người lãnh đạo phải có được những chủtrương, hành động hợp thời, hợp lý, phải nắm được tư tưởng cốt lõi của đạo trungdung

2.3 ĐẠO TRUNG DUNG

Đưa ra quyết sách là một trong những nhiệm vụ căn bản của nhà quản lý Quyếtsách có đúng đắn hay không, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của mộtcông ty, xí nghiệp, thậm chí là một quốc gia Quyết sách là một trong những kháiniệm của quản lý thời nay nhưng trong hoạt động xã hội nhân loại, khái niệm đó từxưa đã có Phương pháp đưa ra quyết sách của Khổng Tử là “đạo trung dung” Chođến nay, đạo trung dung của ông vẫn còn có giá trị trong mọi mặt của đời sống

Vấn đề mà Khổng Tử suốt đời bàn luận và xử lý, hầu như đều đề cập đến các mặtxã hội và nhân sinh, phương pháp cơ bản mà Khổng Tử là “trung dung”

Trung tức là chính đạo, không thiên vị, không thái quá, không bất cập Dung làbình thường, dung dị

Khổng Tử nói: “Thái quá cũng như bất cập đều không tốt” (Luận ngữ, Thiên Tiên tiến) Nên trung dung là không thiên vị bên nào, không thái quá cũng không bất cập.

Nhận thức và xử lý mọi việc phải luôn giữ được đạo trung dung, không thiên lệch về

Ngày đăng: 13/12/2016, 21:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2001), Lịch sử triết học (Giáo trình dùng cho các trường đại học và cao đẳng), Nxb. Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 2001
2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb. Chính trịquốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Triết học Mác - Lênin
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nxb. Chính trịquốc gia
Năm: 2006
3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Giáo trình Triết học, Nxb. Lý luận, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Triết học
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nxb. Lý luận
Năm: 2007
5. Davia Ecooper (2005), Các trường phái triết học trên thế giới, Nxb. Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các trường phái triết học trên thế giới
Tác giả: Davia Ecooper
Nhà XB: Nxb. Văn hóathông tin
Năm: 2005
6. Doãn Chính – Trương Văn Chung – Nguyễn Thế Nghĩa – Vũ Tình (2003), Đại cương Lịch sử triết học phương Đông cổ đại, Nxb. Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạicương Lịch sử triết học phương Đông cổ đại
Tác giả: Doãn Chính – Trương Văn Chung – Nguyễn Thế Nghĩa – Vũ Tình
Nhà XB: Nxb. Thanh niên
Năm: 2003
7. Hà Thúc Minh (1999), Lịch sử triết học Trung Quốc, Nxb. Thành phố Hồ ChíMinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học Trung Quốc
Tác giả: Hà Thúc Minh
Nhà XB: Nxb. Thành phố Hồ ChíMinh
Năm: 1999
8. Mộng Bồi Nguyên (1998), Hệ thống phạm trù Triết học, triết học Phương Đông, Nxb. Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống phạm trù Triết học, triết học Phương Đông
Tác giả: Mộng Bồi Nguyên
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
Năm: 1998
9. Nguyễn Đăng Thục (2001), Lịch sử triết học Phương Đông, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học Phương Đông
Tác giả: Nguyễn Đăng Thục
Nhà XB: Nxb. Thành phố HồChí Minh
Năm: 2001
10. Nguyễn Hiến Lê – Giản Chi (2003), Đại cương triết học Trung Quốc, Nxb.Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương triết học Trung Quốc
Tác giả: Nguyễn Hiến Lê – Giản Chi
Nhà XB: Nxb.Thanh niên
Năm: 2003
11. Nguyễn Hiến Lê (2003), Đại cương triết học Trung Quốc, Nxb. Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương triết học Trung Quốc
Tác giả: Nguyễn Hiến Lê
Nhà XB: Nxb. Thanh niên
Năm: 2003
12. Nguyễn Hiến Lê (2003), Khổng Tử và Luận ngữ, Nxb. Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khổng Tử và Luận ngữ
Tác giả: Nguyễn Hiến Lê
Nhà XB: Nxb. Văn học
Năm: 2003
13. Trịnh Doãn Chính (chủ biên) (2002), Đại cương triết học Trung Quốc, Nxb.Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương triết học Trung Quốc
Tác giả: Trịnh Doãn Chính (chủ biên)
Nhà XB: Nxb.Thanh niên
Năm: 2002
14. Trần Trọng Kim (2003), Nho Giáo (trọn bộ), Nxb. Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nho Giáo
Tác giả: Trần Trọng Kim
Nhà XB: Nxb. Văn học
Năm: 2003
16. Vũ Tình (1998), Đạo đức học phương Đông cổ đại, Nxb. Chính trị quốc gia, HàNội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức học phương Đông cổ đại
Tác giả: Vũ Tình
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 1998
17. Will Durant (2004), Lịch sử văn minh Trung Hoa, Nxb. Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn minh Trung Hoa
Tác giả: Will Durant
Nhà XB: Nxb. Văn hóa thông tin
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w