1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN TRIẾT học PHÉP BIỆN CHỨNG mác xít và ý NGHĨA với VIỆC KHẮC PHỤC CHỦ NGHĨA CHỦ QUAN DUY ý CHÍ HIỆN NAY

31 442 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 205,5 KB

Nội dung

Trong lịch sử triết học, phép biện chứng xuất hiện từ thời cổ đại, lịch sử phat triển của nó đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, gắn liền với sự phát triển của khoa học và thực tiễn, nó đã trải qua các hình thức: phép biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại là phép biện chứng tự phát, ngây thơ; trong triết học Hêghen là phép biện chứng duy tâm; còn phép biện chứng trong triết học Mác Lênin là phép biện chứng duy vật. Sự khác nhau đó bắt nguồn từ sự khác nhau trong giải quyết vấn đề cơ bản của triết học và trong giải quyết vấn đề quan hệ giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan.

Trang 1

sử phat triển của nó đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, gắn liền với sựphát triển của khoa học và thực tiễn, nó đã trải qua các hình thức: phépbiện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại là phép biện chứng tự phát, ngâythơ; trong triết học Hêghen là phép biện chứng duy tâm; còn phép biệnchứng trong triết học Mác - Lênin là phép biện chứng duy vật Sự khácnhau đó bắt nguồn từ sự khác nhau trong giải quyết vấn đề cơ bản của triếthọc và trong giải quyết vấn đề quan hệ giữa biện chứng khách quan và biệnchứng chủ quan

Kế thừa có phê phán hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng duy tâm củaHêghen và khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên đươngthời, Mác và Ăngghen đã đưa ra những quan niệm mới về phép biệnchứng:“là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sựphát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy.” (C Mác và

Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H 1994, t 20, tr 201).

Kế thừa và phát triển tư tưởng của Mác và Ăngghen, Lênin đã đưa ra

định nghĩa về phép biện chứng Lênin viết: “Phép biện chứng là học thuyết về

sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập” (V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M 1981, t 29, tr 240) Hồ Chí Minh đánh giá: “Chủ nghĩa Mác có

ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng” (Tư tưởng Hồ Chí Minh và

con đường cách mạng Việt Nam, Nxb CTQG, H 1997, tr.43 ).Tại sao Bác

Hồ lại khẳng định như vậy? Nội dung cụ thể của các tư tưởng đó thể hiện nhưthế nào?Nghiên cứu nó có tác dụng như thế nào?Để trả lời những câu hỏi đó,

tôi lựa chọn chủ đề: Phép biện chứng mácxít và ý nghĩa đối với việc khắc phục chủ nghĩa chủ quan duy ý chí hiện nay làm nội dung tiểu luận sau khi

đã nghiên cứu triết học Mác-Lênin

Trang 2

NỘI DUNG

1 Sự sáng tạo của Mác và Ăngghen về phép biện chứng

Trong những tác phẩm thời trẻ của Mác, trong bút ký chuẩn bị cho luận

án tiến sĩ đã có nghiên cứu về phép biện chứng Mác đã nắm vững một cáchthành thạo các quy trình phức tạp của phép biện chứng, phân tích một cách cóphê phán, giải thích những chỗ mạnh, chỗ yếu của quy trình kỹ thuật này.Ngay những năm 40 của thế kỷ 19, Mác đã trao đổi với Phoiơbắc về thái độphê phán phép biện chứng của Hêghen Phoiơbắc là người học trò đầu tiêncủa Hêghen đã thất vọng với phương pháp của Hêghen và phê phán một cáchcăn bản, vứt bỏ nó mà không hề nghiên cứu cải tạo nó Ông phê phán cơ sởduy tâm, nền tảng của phép biện chứng Hêghen và rời bỏ phép biện chứngcủa Hêghen một cách dứt khoát để đi tới chủ nghĩa duy vật Nhưng đối vớiMác, ở đây không chỉ có chủ nghĩa duy tâm như Phoiơbắc đặt vấn đề màngay chính phương pháp của Hêghen cũng không đáp ứng được yêu cầu của

sư phân tích triết học đối với đời sống thực tiễn Cùng với việc nắm vững thếgiới quan mới cộng sản chủ nghĩa, Mác ngày càng quan tâm đến việc nghiêncứu các hiện tượng hiện thực và các quá trình lịch sử trong quá khứ và hiệntại Để hiểu rõ vấn đề thực tiễn, sản xuất, các sự kiện chính trị…phương pháp

của Hêghen tỏ ra bất lực Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức (1845-1846), khi

phê phán phương pháp của những người thuộc phái Hêghen trẻ, Mác vàĂngghen nhận xét rằng, họ tiếp cận bất kỳ một hiện tượng xã hội nào với

“những thủ pháp đơn giản nhất” của phép biện chứng Hêghen Bất kỳ sự xungđột xã hội nào, bất kỳ sự khác nhau nào trong các khuynh hướng của đời sốnghiện thực họ đều dễ dàng giải thích theo cách hiểu của Hêghen về mâu thuẫn

Mặc dù ở Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (1848) đã phản ánh một bước

tiến mới trong việc vận dụng phương pháp biện chứng, nhưng thực tiễn đòi

hỏi phải phát triển hơn nữa Chính ngay sau Tuyên ngôn của Đảng cộng sản,

Trang 3

việc tổng kết cách mạng 1848-1849 đặt ra nhưng yêu cầu mới trong sư vậndụng và phát triển phép biện chứng Sự thất bại của cách mạng ở Đức, Pháp

và các nước khác buộc Mác và Ăngghen phải di cư sang Anh Thời kỳ này,các ông vận dụng và phát triển phép biện chứng vào đời sống chính trị - xãhội, luận giải một cách tài tình những vấn đề phưc tạp nhất lúc bấy giờ trongnhững biến động có tinh chất cách mạng, đúc kết kinh nghiệm và phát triểnnhững vấn đề chung nhất của phong trào vô sản Điều đó được thực hiện

trong một loạt tác phẩm của Mác: Đấu tranh giai cấp ở Pháp (1850); Ngày mười tám tháng sương mù của Lui Bônapáctơ (1852); trong tác phẩm của Ăngghen Cách mạng và phản cách mạng ở Đức (1851).

Trong nửa cuối những năm 50, Mác ráo riết nghiên cứu kinh tế - chính trịhọc Trong tiến trình nghiên cứu, do tiếp cận đến sự khái quát lý luận cơ bản,Mác ngày càng suy nghĩ nhiều hơn về vấn đề phương pháp Các trao đổi thư từtrong những năm 50 phần nào đã chứng tỏ điều đó Sự khái quát về nguyên tắc

được thực hiện trong tác phẩm viết dở dang Lời nói đầu cho Các Bản thảo kinh

tế (1857-1858) Ở đây, Mác đã vận dụng và phát triển phép biện chứng duy vật

trong việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế Giải thích vấn đề này, Ăngghen chorằng, phải lựa chọn phương pháp nào để nghiên cứu: hoặc là phương phápHêghen, hoặc là phương pháp siêu hình Theo Ăngghen, phương pháp siêuhình đã bị Cantơ và Hêghen đập tan tành rồi, nhưng chính phương pháp củaHêghen lại không dùng được Vậy mà chưa ai dám đảm đương nhiệm vụ lớnlao là phê phán phương pháp Hêghen một cách triệt để Ăngghen nhận xétrằng, Mác là người duy nhất có khả năng đảm đương công việc ấy, phê phán

Hêghen một cách toàn diện, triệt để nhằm rút ra được cái hạt nhân hợp lý, để

khôi phục lại phép biện chứng, giải thoát nó khỏi vỏ duy tâm thần bí Ăngghen

nhấn mạnh: Chúng tôi coi việc xây dựng được cái phương pháp dùng làm cơ

sở cho sự phê phán của Mác đối với khoa học kinh tế chính trị là một thành quả có ý nghĩa vị tất đã kém so với quan điểm duy vật cơ bản.

Trang 4

Cần nhấn mạnh rằng, vào cuối những năm 50, đầu những năm 60 củathế kỷ 19, các phát minh trong khoa học tự nhiên đã cho phép Mác vàĂngghen càng khẳng định thêm phương pháp biện chứng của mình Ăngghenthừa nhận rằng, lúc này khoa học tự nhiên đã xác nhận phép biện chứng ởmột mức độ lớn hơn nhiều so với 30 năm trước đó.

Trong những năm 60, về thái độ đối với phép biện chứng Hêghen, chính

Mác đã viết nhiều lần trong tập I của bộ Tư bản, trong các bức thư và các bản

thảo thời gian đó Những suy nghĩ của Mác về phương pháp không được thểhiện trong một tác phẩm riêng (mặc dù Mác đã có ý định viết nó, và sau khi

Mác mất, Ăngghen cũng đi tìm bản thảo về “Phép biện chứng” trong lưu trữ

của Mác) Tuy vậy, Mác đã áp dụng một cách tài tình, tự giác và đầy đủ cách

hiểu của mình về phép biện chứng trong tác phẩm Tư bản (1867) và để lại

những chỉ dẫn chính xác liên quan đến cách hiểu đó Chính Lê-nin cũng nhận

xét rằng, nếu Mác không để lại “Lôgíc học” viết bằng chữ hoa, nói một cách

khác, không để lại một sự trình bày có hệ thống về phép biện chứng dưới hìnhthức một tác phẩm riêng biệt, chuyên đề về vấn đề đó, thì ông đã để lại lôgíc

của bộ Tư bản, đã áp dụng phương pháp biện chứng duy vật, tức lôgíc của bộ

Tư bản, Đã áp dụng phương pháp biện chứng duy vật, tức lôgíc học và lý luận

về nhận thức của chủ nghĩa Mác vào kinh tế chính trị học

Cho dù kẻ thù của chủ nghĩa Mác thả sức xuyên tạc phép chứng của

Mác, nhưng có một sự thực rõ ràng là: “Phương pháp biện chứng của tôi không những khác phương pháp của Hêghen về cơ bản mà còn đối lập hẳn với phương pháp ấy nữa” (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội, t.23, tr 35) Và trong khi chỉ rõ cái hạn chế của phươngpháp Hêghen trong việc bảo hộ cái xã hội hiện tồn, Mác đã vạch rõ ý nghĩa

cách mạng của phép biện chứng của ông: “Dưới dạng hợp lý của nó, phép biện chứng chỉ đem lại sự giận dữ và kinh hoàng cho giai cấp tư sản và bọn

Trang 5

tư tương gia giáo điều của chúng mà thôi, vì trong quan niệm tích cực về cái hiện tồn, phép biện chứng đồng thời cũng bao hàm cả quan niệm về sự phủ định cái hiện tồn đó, về sự tuyệt vong tất yếu của nó; vì mỗi hình thái đã hình thành điều được phép biện chứng xét trong sự vận động, tức là xét cả mặt nhất thời của hình thái đó; vì phép biện chứng không khuất phục trước một cái gì cả, và về thực chất thì nó có tính chất phê phán và cách mạng.”

(C.Mác: Tư bản, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1973, t.1, tr 39).Có thể nói, tư tưởngbiện chứng của Mác đã được trình bày một cách sâu sắc trong nhiều tác phẩm

của ông, đặc biệt là trong bộ Tư bản Tuy nhiên, do bận nhiều công việc quan

trọng và phải tập trung cho những nhiệm vụ ưu tiên, Mác không có điều kiện

để viết những tác phẩm bàn riêng về phép biện chứng Do yêu cầu của lịch sử

và cũng do yêu cầu của Mác, Ăngghen đã nghiên cứu và trình bày phép biệnchững một cách tổng quát, nêu lên những nét cơ bản nhất của học thuyết này.Những tư tưởng về phép biện chứng được Ăngghen trình bày tập trung trong

Chống Đuyrinh (1876-1878), Biện chứng của tự nhiên (1873 - 1883).

Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Ăngghen đã giải thích một cách đầy đủ,

hệ thống về những quy luật và phạm trù của phép biện chứng trong giới tựnhiên và vô sinh, trong sự phát triển của xã hội, trong sự sáng tạo về tinh thần,được biểu hiện như thế nào và ông cũng chỉ rõ ý nghĩa to lớn của phép biệnchứng đối với thế giới quan mácxít Cần nói thêm rằng, cuốn sách này đãđược Mác đọc toàn bộ bản thảo và chương X về khoa kinh tế - chính trị là doMác viết Nó có một ý nghĩa rất to lớn, đã được coi như một cuốn tóm tắt cótính chất bách khoa về quan niệm của Mác và Ăngghen với các vấn đề triếthọc, khoa học tự nhiên và lịch sử Trong tác phẩm này, những vấn đề này vềphương pháp được đặc biệt chú ý, Ăngghen đã đánh giá cặn kẽ phép biệnchứng và làm rõ sự khác nhau về nguyên tắc giữa nó và tư duy siêu hình.Ăngghen đã trình bày lịch sử phép biện chứng từ cổ đại cho đến Hêghen và

Trang 6

chỉ rõ:”Có thể nói rằng hầu như Mác và tôi là những người nghiên cứu phép biện chứng tự giác thoát khỏi triết học duy tâm Đức và đưa nó vào trong quan niệm duy vật về lịch sử” (Sđd, t.20, tr.22).

Trong Chống Đuyrinh, tính chất biện chứng của sự phát triển giới tự

nhiên đã được trình bày một cách rõ ràng Nhưng ông muốn tiếp tục phát triểnhơn nữa phép biện chứng duy vật trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, muốnkiểm nghiệm tính chính xác của phép biện chứng trong khoa học tự nhiên,trong sự biến đổi của chính tự nhiên và chứng minh rằng, quy luật biện chứngcũng đặc trưng với tư nhiên Nhiệm vụ lý luận là một phát minh mới, bởi vìtrong triết học Hêghen, tự nhiên được hiểu như là cái gì không phát triển và tựcoi mình có trách nhiệm theo dõi sự phát triển của toán học để khái quát nó vềmặt triết học Ăngghen đa dành nhiều năm nghiên cứu khoa học tự nhiên, đãkhái quát lịch sử khoa học tự nhiên về mặt triết học trong tác phẩm nổi tiếng

của mình Phép biện chứng tự nhiên.

Trong tác phẩm này, Ăngghen đã luận chứng một tư tưởng là: sự pháttriển của khoa học tự nhiên, mở đầu thời đại Phục hưng, diễn ra theo conđường mà đến giữa thế kỷ 19, khoa học tự nó, tuy không nhận thức được điều

đó, đã tiếp nhận cách hiểu biện chứng về giới tự nhiên Phép biện chứng tự nhiên đồng thời là kiểu mẫu của chủ nghĩa duy vật chiến đấu, toàn bộ tác phẩm

thấm đượm tinh thần của chủ nghĩa duy vật chiến đấu, đề cao tính đảng củatriết học Qua việc phân tích lịch sử khoa học tự nhiên, Ăngghen đã chỉ rõphương pháp tư duy siêu hình được quy định bởi lịch sử và là tất yếu trong thờiđại của nó Vào thế kỷ 18, phương pháp siêu hình giúp cho khoa học tự nhiên

hệ thống hóa các tài liệu đã tích lũy được; đến cuối thế kỷ 18, phương pháp tưduy ấy bắt đầu bị loại bỏ; và vào giữa thế kỷ 19 thì nó hoàn toàn là xiềng xíchlớn nhất kìm hãm sự phát triển của khoa học tự nhiên Đồng thời, nó lại đượcgiai cấp tư sản củng cố vì lợi ích của giai cấp đó, không từ bỏ nó và cũng

Trang 7

không cho nó thâm nhập vào khoa học tự nhiên Vì thế xảy ra tình trạng thậmchí phương pháp siêu hình trong điều kiện giữa thế kỷ 19 còn đưa khoa học tựnhiên đến với thần học.

Trong tác phẩm này, Ăngghen cũng thử phân loại các hình thức vậnđộng của vật chất mà điều đó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của chủnghĩa duy vật biện chứng Về thực chất, Ăngghen đã trình bày giả thuyết vềmối liên hệ phổ biến và sư phát triển của thế giới vật chất, và cố gắng pháchọa một sơ đồ về bức tranh của giới tự nhiên…

Sự phát triển của khoa học của giới tự nhiên ngay từ cuối thế kỷ 19 vàđặc biệt là trong thế kỷ 20 đem lại những cái mới mà những quan điểm củaĂngghen về các hình thức cụ thể của vận động vật chất, tất nhiên đã lạc hậu.Nhưng, việc tiếp cận biện chứng chung đến chỗ hiểu được kết quả phát triểncủa khoa học, đến việc giải thích giới tự nhiên vẫn còn giữ nguyên ý nghĩacủa chúng trong thời đại ngày nay

Điều đầu tiên cần nhấn mạnh là, trước những bước phát triển mới củakhoa học tự nhiên và những vấn đề phức tạp của xã hội, Ăngghen đã xác định

rõ tầm quan trọng của phép biện chứng Ông cho rằng: Chính phép biện chứng

là một hình thức tư duy quan trọng nhất đối với khoa học tự nhiên hiện đại, bởi vì chỉ có nó mới có thể đem lại sự tương đồng và do đó đem lại phương pháp giải thích những quá trình phát triển diễn ra trong giới tự nhiên, giải thích những mối liên hệ phổ biến, những bước quá độ từ một lĩnh vực nghiên cứu này sang một lĩnh vực nghiên cứu khác

Đi vào phân tích phép biện chứng, trước hết Ph.Ăngghen đã phân biệt

rạch ròi "biện chứng khách quan" và "biện chứng chủ quan" Theo ông, biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên, của sự vận động thông qua những mặt đối lập, tức là những mặt thông qua sự đấu tranh thường xuyên của chúng từ mặt đối lập này thành mặt đối lập kia Tư tưởng

Trang 8

đó đã cho thấy, sự chuyển hoá của các mặt đối lập là kết quả tất yếu của sựtác động qua lại giữa chúng, là cái vốn có của hiện thực khách quan Dựa trên

cơ sở này, Ăngghen đưa ra định nghĩa cho rằng, phép biện chứng duy vật làkhoa học về mối liên hệ phổ biến

Khi phê phán phương pháp tư duy siêu hình, Ăngghen cho rằng, nhà siêu

hình học suy nghĩ bằng những sự tương phản hoàn toàn trực tiếp; rằng, đối với họ thì sự vật hoặc là tồn tại hoặc là không tồn tại; một sự vật không thể vừa là bản thân nó lại vừa là một sự vật khác Cái khẳng định và cái phủ định tuyệt đối bài trừ lẫn nhau; nguyên nhân và kết quả cũng đối lập hẳn với nhau.

Đồng thời, ông đưa ra hàng loạt các dẫn chứng trong khoa học tự nhiên đểluận chứng rằng, sự phân biệt giữa các mặt đối lập chỉ là tương đối, rằng

chúng hoàn toàn có thể chuyển hoá lẫn nhau Ăngghen viết: tính đồng nhất và tính khác biệt - tính tất yếu và tính ngẫu nhiên - nguyên nhân và kết quả - đó

là những đối lập chủ yếu, những đối lập, nếu xét một cách riêng rẽ, thì sẽ chuyển hoá lẫn nhau

Vì vậy, trong thực tế hoàn toàn không có sự khác biệt tuyệt đối của cácmặt đối lập Đây là những tư tưởng quan trọng nhất của Ăngghen về phépbiện chứng nói chung và của mâu thuẫn biện chứng nói riêng Thật ra, trướcđây, các nhà triết học cổ đại đã nghiên cứu và đưa ra những tư tưởng khá sâusắc về vấn đề mối quan hệ các mặt đối lập Ví dụ, triết học của Hêraclít cũng

đã đề cập đến mối quan hệ của các mặt đối lập Ông nói: "Cùng một cái ởtrong chúng ta - sống và chết, thức và ngủ, trẻ và già Vì rằng cái này biến đổi

là cái kia, và ngược lại cái kia biến đổi là cái này", "cái lạnh nóng lên, cáinóng lạnh đi, cái ướt khô đi, cái khô ướt lại", "cái thù địch thống nhất lại từnhững điểm phân cách xuất hiện cái điều hoà đẹp đẽ nhất, và mọi vật sinh raqua đấu tranh" như Hêraclít đã quan niệm

Kế thừa tư tưởng của các nhà triết học phương Tây, đặc biệt là tư tưởngbiện chứng của Hêghen và vận dụng chúng vào nghiên cứu các lĩnh vực của

Trang 9

đời sống xã hội, Ăngghen đã đưa ra những nhận định hết sức sâu sắc về cácmâu thuẫn xã hội, về mối quan hệ giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sảntrong xã hội tư bản chủ nghĩa

Những tư tưởng về việc vận dụng và phát triển phép biện chứng duy vậttrong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội còn được Mác và Ăngghen

tiếp tục nghiên cứu và trình bày trong các tác phẩm: Nội chiến ở Pháp (1871); Phê phán cương lĩnh Gôta (1875) của Mác; Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học (1880); Nguồn gốc của gia đình, của chế độ

tư hữu và của Nhà nước (1884); Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức (1886) của Ăngghen

Như Mác viết trong “Lời tựa” cho tác phẩm Góp phần phê phán khoa kinh tế - chính trị, lịch sử triết học Mác nói chung và phép biện chứng duy vật

nói riêng chứng tỏ toàn bộ quan điểm của Mác và Ăngghen là kết quả nghiêncứu trung thực của nhiều năm; tính chân lý và tính cách mạng của nó không

có gì đáng nghi ngờ Và triết học Mác, ngay tư khi mới ra đời, đã biểu hiện rakhơng phải là những điều cứng nhắc, mà là kim chỉ nam cho hành động Đó

là học thuyết sinh động, luôn phát triển một cách sáng tạo trong mối liên hệhữu cơ với thực tiễn và các khoa học khác

2 Lênin phát triển phép biện chứng duy vật

Để bảo vệ và phát triển phép biện chứng duy vật của triết học Mác, Lêninkiên quyết đấu tranh chống quan điểm siêu hình của phái dân túy đứng đầu làMikhailốpxkitrong việc nhận thức các hiện tượng xã hội, phê phán sự nhìnnhận sai lầm của họ đối với tiến trình lịch sử như không thấy tính chất mâuthuẫn, tính liên tục và gián đoạn của tiến trình đó Trong thời kỳ chiến tranh thếgiới thú nhất, Lênin tiếp tục phát triển phép biện chứng mácxít Sự phát triển

đó được trình bày tập trung trong tác phẩm Bút ký triết học (viết từ khoảng năm

1914-1916) Đây là tác phẩm viết vào thời kỳ những mâu thuẫn của chủ nghĩa

Trang 10

tư bản đã trở nên gay gắt cực độ và cuộc khủng hoảng cách mạng mới đangchín muồi Vấn đề phép biện chứng là tư tưởng trung tâm của tác phẩm

Trong tác phẩm, Lênin phân tích sâu sắc tư tưởng coi phép biện chứngnhư là khoa học về sự phát triển Trong thời kỳ phát triển mới của khoa họcvào đầu thế kỷ 20, vấn đề đặt ra đối với phép biện chứng, theo Lênin khôngphải là thừa nhận hay không thừa nhận phát triển, mà là vấn đề hiểu như thếnào về phát triển Lênin đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề trung tâm trong lýluận về phát trển là vấn đề nguồn gốc và động lực của phát triển Khi giảiquyết vấn đề này, ông chỉ ra hai quan điểm đối lập nhau: quan điểm biệnchứng, sống động và quan điểm siêu hình, nghèo nàn, chết cứng…Quan điểmsiêu hình chỉ coi phát triển chỉ là tăng lên, giảm đi, là sự lặp lại Quan điểmbiện chứng coi phát triển là sự thống nhất của các mặt đối lập

Trong Bút ký triết học, Lênin còn cho ta những mẫu mực tuyệt vời về sự

nghiên cứu các quy luật và phạm trù của phép biện chứng duy vật; nguyên tắc về sựthống nhất giữa phép biện chứng,lôgíc học và lý luận nhận thức; những yếu tố cơbản của phép biện chứng; về nguồn gốc nhận thức của chủ nghĩa duy tâm…Trongnhững năm 1914-1918, Lênin không những phát triển mà còn vận dụng sáng tạophép biện chứng duy vật vào việc phân tích thời đại lịch sử mới, phê phán sai lầmcủa bọn cơ hội chủ nghĩa trong Quốc tế II, chỉ ra bản chất của chiến tranh và conđường giải quyết nó bằng cách mạng vô sản Những vấn đề này được trình bàytrong các tác phẩm: Bàn về khẩu hiệu Liên bang châu Âu (1915); Chủ nghĩa đếquốc, giai đoạn tuyệt cùng của chủ nghĩa tư bản (1916); Nhà nước và cách mạng(1917)… Đó là những cống hiến vô giá vào kho tàng triết học Mác

Từ những tư tưởng cơ bản của phép biện chứng mácxít trên đây, bướcđầu có thể rút ra một số kết luận sau:

1 Tư tưởng biện chứng mácxít không bao giờ tuyệt đối hoá sự khác biệtgiữa các mặt đối lập Việc tuyệt đối hoá các mặt đối lập là quan điểm siêuhình, luôn bị các nhà biện chứng phê phán kịch liệt

Trang 11

2 Tư tưởng biện chứng mácxít, trước sau như một, đều khẳng định rằngnguồn gốc của sự vận động và phát triển nằm ở bên trong sự vật, đó là sự tácđộng qua lại của các mặt đối lập Trong quá trình cùng tồn tại và sự tác độngqua lại giữa chúng, các mặt đối lập từ chỗ cân bằng trở nên mất cân bằng vàđến một lúc nào đó, vai trò chủ đạo của một mặt đối lập sẽ giảm đi trong quátrình phát triển Mặt đối lập khác từ vị trí phụ thuộc sẽ phát triển và chiếm giữ

vị trí chủ đạo Sự phát triển của mặt đối lập này chỉ nằm ở trong phạm vi của

sự vật, do đó, nếu muốn vượt lên, nó phải chuyển hoá được mặt đối lập kia.Chính sự chuyển hoá như vậy làm cho mặt đối lập thứ hai có được sức mạnhtổng thể và sự vật mới ra đời có thể đạt tới một trình độ cao hơn sự vật cũ

3 Phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh là sự vận dụng thuần thục phương pháp biện chứng mácxít

Hồ Chí Minh không có tác phẩm riêng bàn về phương pháp Nhưngtrong thực tế lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng Việt Nam, Người đã vận dụngsáng tạo và nhuần nhuyễn các nguyên lý của phép biện chứng duy vật mácxítkết hợp với các yếu tố biện chứng của triết học phương Đông qua đó tạo nênmột hệ thống phương pháp riêng của mình, rất macxít mà cũng rất Hồ ChíMinh, không trộn lẫn được Vì vậy, có thể nói, có phương pháp biện chứngcủa Hồ Chí Minh, phương pháp đó vẫn là phương pháp biện chứng của chủnghĩa Mác - Lênin nhưng đã được vận dụng và chuyển hoá vào thực tiễn cáchmạng Việt Nam để xử lý thành công những vấn đề do thực tiễn cách mạngViệt Nam đặt ra, nó in đậm màu sắc Việt Nam - Hồ Chí Minh và bằng cáiriêng đã làm phong phú thêm cái chung

Vậy nội dung và đặc điểm của phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh là gì?Biện chứng trong xử lý mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận, giữa cáiriêng và cái chung

Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, đó là quan điểm cốt lõi nhất củanhận thức luận mácxít và cũng là nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy

Trang 12

vật Theo quan điểm của C.Mác: ở mỗi dân tộc, lý luận bao giờ cũng chỉ được thực hiện theo mức độ mà nó là sự thực hiện những nhu cầu của dân tộc

ấy Nói cách khác, lý luận chỉ được coi là đúng đắn khi nó đáp ứng được nhu

cầu thực tiễn của mỗi dân tộc

Hồ Chí Minh cũng quan niệm: Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét so sánh thật kỹ lượng, rõ ràng, làm thành kết luận Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế, đó là lý luận chân chính.

Theo quan niệm đó, Hồ Chí Minh luôn luôn lấy thực tiễn, lấy sự kiệncủa đời sống dân tộc và thời đại làm định hướng cho tư duy và hành động, lấymục tiêu độc lập và phát triển của dân tộc làm căn cứ để xem xét lý luận, đểlựa chọn con đường và bước đi cho cách mạng Việt Nam, nhờ đó mà tránhđược giáo điều, rập khuôn (do chỉ biết lặp lại cái chung), đồng thời cũng tránh

để không rơi vào cơ hội, xét lại (do quá nhấn mạnh cái riêng, cái đặc thù)

Đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy con đường giải phóng dân tộctheo con đường cách mạng vô sản, nhưng Hồ Chí Minh biết rút ra từ họcthuyết cách mạng và khoa học rộng lớn này những vấn đề cần thiết cho giaiđoạn trước mắt của cách mạng Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn cho cáchmạng Việt Nam: từ giải phóng dân tộc đến giải phóng giai cấp và giải phóngcon người, tức là từ độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội

Tiếp theo, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhờ đứngvững trên quan điểm thực tiễn và đường lối độc lập tự chủ, một mặt, chúng ta vẫntranh thủ viện trợ kinh tế và quân sự của các nước chủ nghĩa xã hội anh em, mặtkhác, chúng ta lại đánh theo đường lối và cách đánh Việt Nam, phù hợp với chiếntrường Việt Nam, vì vậy ta đã giành được thắng lợi vẻ vang: giải phóng miềnNam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

Khi miền Bắc từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tiền tư bản bước vào

thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đặt vấn đề: Chúng ta phải

Trang 13

đùng những phương pháp gì, hình thức gì, đi theo tốc độ nào để tiến lên chủ nghĩa xã hội và Người nhắc nhở: Tuy chúng ta đã có những kinh nghiệm dồi đào của các nước anh em, nhưng chúng ta cũng không thể áp dụng những kinh nghiệm ấy một cách máy móc, bởi vì nước ta có những đặc điểm riêng của ta.

Đó là biện chứng Hồ Chí Minh trong xử lý mối quan hệ giữa thực tiễn và

lý luận, giữa cái riêng và cái chung

Biện chứng trong xử lý mối quan hệ giữa mâu thuẫn và thống nhất củacác mặt đối lập

Theo quan điểm mácxít, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đốilập là quy luật cơ bản nhất của phép biện chứng duy vật, bởi mâu thuẫn là hiệntượng phổ biến của mọi sự vật, hiện tượng và đấu tranh để đi tới chuyển hoágiữa các mặt đối lập của mâu thuẫn là nguồn gốc của vận động và phát triển

Hồ Chí Minh cũng thừa nhận tính phổ biến của mâu thuẫn Người viết: Cái gì cũng có mâu thuẫn, vì cái gì cũng có biến âm, dương, có sinh có tử, có quá khứ, có tương lai, có cũ, có mới Đó là những mâu thuẫn sẵn có trong mọi sự vật.

Mâu thuẫn có nhiều loại với bản chất khác nhau: có mâu thuẫn bên trong vàbên ngoài, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu, đối kháng và không đốikháng Vì vậy, phân tích mâu thuẫn là điều kiện để nhận thức đúng sự vật Hồ ChíMinh chính là một bậc thầy trong nhận thức, phát hiện và xử lý mâu thuẫn

Trong đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp có nhận thức, phát hiệnđúng mâu thuẫn mới xác định rõ kẻ thù và bạn đồng minh, mới đề ra đượcchiến lược, sách lược, bước đi đúng đắn cho mỗi giai đoạn của cách mạng.Vận dụng phép biện chứng duy vật vào phân tích xã hội thuộc địa, nửaphong kiến Việt Nam đầu thế kỷ 20, Hồ Chí Minh đã phát hiện ra hai mâuthuẫn cơ bản: một là, mâu thuẫn vốn có của xã hội phong kiến là mâu thuẫngiữa nông dân và địa chủ phong kiến và hai là, mâu thuẫn giữa toàn thể dântộc Việt Nam với bọn thực dân xâm lược Pháp; từ đó Hồ Chí Minh xác định nhân

Trang 14

dân Việt Nam có hai kẻ thù chính là đế quốc và phong kiến tay sai, cách mạng dântộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam có hai nhiệm vụ cơ bản là chống đế quốc giànhlại độc lập cho dân tộc và chống phong kiên đem lại ruộng đất cho dân cày.

Tuy xác định xã hội thực dân nửa phong kiến Việt Nam có hai mâuthuẫn cơ bản, nhưng trong việc xử lý mâu thuẫn, Hồ Chí Minh không coi haimâu thuẫn đó ngang nhau, phải tiến hành song song, đồng thời Theo Hồ ChíMinh, trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến, mâu thuẫn nổi lên gay gắt nhất,trở thành mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với

đế quốc và bọn tay sai, có giải quyết được vấn đề dân tộc mới giải quyết đượcvấn đề dân chủ Vì vậy, ngay trong Chính cương vắn tắt (1930), Hồ Chí Minhcũng chỉ nêu chủ trương "thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm củacông, chia cho dân cày nghèo" mà chưa nêu khẩu hiệu "người cày có ruộng".Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5/1941) dưới sự chủ trì của Hồ Chí Minh, cũngchủ trương tạm gác khẩu hiệu ruộng đất, chỉ tịch thu ruộng đất của đế quốc,Việt gian, đề thêm khẩu hiệu "giảm tô, giảm tức", chia lại ruộng công, Làm như vậy, theo Hội nghị phân tích, nếu không đánh đuổi được Pháp -Nhật, nếu dân tộc còn phải chịu mãi kiếp ngựa trâu thì vấn đề ruộng đất cũngkhông sao giải quyết được Cuộc Cách mạng tháng 8/1945 đã lôi cuốn hàngchục triệu nông dân, dù chưa được chia lại ruộng đất của địa chủ vẫn hăng háitiến bước cùng giai cấp công nhân làm nên cuộc cách mạng long trời lở đất,giành lại nền độc lập cho dân tộc Thắng lợi đó là sự thể hiện phép biện chứngcủa Hồ Chí Minh trong xử lý mối quan hệ giữa mâu thuẫn cơ bản và mâuthuẫn chủ yếu trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam

Hồ Chí Minh cũng là bậc thầy về xử lý mâu thuẫn địch - ta, nêu tấm gương

về nghệ thuật vận dụng mâu thuẫn, khai thác mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù.Theo quyết định của Đồng minh tại Hội nghị Pốtxđam (tháng 7/1945), gần 20 vạnquân Tưởng đổ vào Bắc Đông Dương (từ vĩ tuyến 16 trở ra) và hàng vạn quân

Trang 15

Anh - Ấn Độ đổ vào Nam Đông Dương với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật.Núp dưới bóng quân đội Anh, thực dân Pháp cũng đem quân trở lại nước ta Nếu

kể cả quân đội Nhật tuy đã đầu hàng nhưng chưa bị tước vũ khí, thì vào lúc đó, cógần nửa triệu quân nước ngoài đóng trên đất nước ta Cùng một lúc phải đối phóvới nhiều kẻ thù, tình thế cách mạng Việt Nam như đang "nghìn cân treo sợi tóc"

Để bảo vệ thành quả cách mạng, Hồ Chí Minh chủ trương phải phân hoá kẻ thù,bằng cách khai thác mâu thuẫn trong hàng ngũ của chúng

Quân đội Tưởng vào miền Bắc có ba thế lực: cánh Lư Hán thuộc Đệ nhấtchiến khu Vân Nam, cánh Tiêu Văn thuộc Đệ tứ chiến khu Quảng Tây, cánhChu Phúc Thành thuộc quân khu Trung ương Trùng Khánh Chúng giốngnhau về mục tiêu "diệt cộng, cầm Hồ" để dựng lên chính phủ tay sai, phục vụcho mưu đồ lâu dài của chúng, nhưng mâu thuẫn với nhau về lợi ích cá nhân.Biết Lư Hán vốn có tư thù sâu sắc với Tưởng Giới Thạch và cả với Pháp (vì đã

bị Pháp tịch thu mấy chuyến hàng lớn trên tuyến đường sắt Hải Phòng CônMinh), Hồ Chí Minh đã chủ động tới thăm chúng nhằm tranh thủ Lư Hán,đồng thời, nhượng bộ cho vợ chồng Tiêu Văn một số đặc quyền kinh tế để côlập cánh Chu Phúc Thành Nhờ đó, chúng ta buộc họ phải thay đổi thái độđối với Chính phủ Hồ Chí Minh, đã sử dụng được lực lượng quân đội Tưởnglàm bình phong, ngăn chặn quân đội Pháp đang lăm le ra miền Bắc

Trong hàng ngũ tướng lĩnh quân đội Pháp cũng chia thành hai phe: cánhdiều hâu chủ chiến, đứng đầu là Cao ủy Đông Dương Đácgiăngliơ(D'argenlieu), cánh tương đối hiểu biết, muốn hoà hoãn, tiêu biểu là đại tướngLơcléc (Leclerc), tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Hồ Chí Minh đã viết thưgửi Lơcléc: "Ngài là một đại quân nhân và là một nhà ái quốc Ngài đã chiếnthắng và chiến thắng anh dũng kẻ xâm lăng nước ngài Lừng danh với nhữngchiến công, ngài lại đi đánh một dân tộc chỉ muốn độc lập, thống nhất quốcgia và một nước chỉ muốn hợp tác như anh em với nước ngài sao?"

Ngày đăng: 15/10/2016, 09:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w