1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Ở QUẢNG NAM HIỆN NAY

11 316 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 313,83 KB

Nội dung

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Ở QUẢNG NAM HIỆN NAY ThS.. NGUYÊN TẮC VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG TƯ

Trang 1

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Ở QUẢNG NAM HIỆN NAY

ThS LÊ ĐỨC THỌ

Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng

Tóm tắt

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”, “có cán bộ tốt việc gì cũng xong” Thực tiễn cách mạng nước ta, qua bao cuộc đấu tranh đã chứng minh điều đó – cán bộ là nhân tố quan trọng của cách mạng Hiện nay, đất nước đang mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn

ra từng giờ, từng ngày thì vai trò của người cán bộ càng được chú tâm Cán bộ giỏi lý luận thì tuyên truyền, vận động tốt; cán bộ giỏi thực tiễn thì mới điều hành được công việc, quản

lý nhân lực; lý luận tốt và thực tiễn giỏi là điều không thể thiếu ở một người cán bộ Trong những năm qua, Tỉnh ủy Quảng Nam luôn coi trọng công tác tuyển dụng, đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác cán bộ cần phải khắc phục Vì thế, vận dụng tư tưởng

Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vào việc xây dựng đội ngũ cản bộ ở Quảng Nam hiện nay là vấn đề cần thiết.

1 NGUYÊN TẮC VỀ SỰ THỐNG

NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC

TIỄN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ

MINH

Hồ Chí Minh không để lại những tác

phẩm chuyên khảo về sự thống nhất giữa

lý luận và thực tiễn, nhưng ở nhiều bài

viết, bài nói Người luôn luôn đề cập tới

nguyên tắc cơ bản này bằng nhiều cách

nói, cách viết, cách diễn đạt khác nhau

nhằm giúp cán bộ, đảng viên và quần

chúng nhân dân dễ nhớ, dễ hiểu, dễ vận

dụng Cả cuộc đời của Người là tấm

gương sáng về việc quán triệt nguyên tắc

thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Một

trong những biểu hiện sinh động ấy là,

trong hoạt động cách mạng Người luôn

luôn sâu sát thực tế, gắn bó với cơ sở, gần

gũi với nhân dân Trong khoảng 10 năm từ

1955 – 1965, Hồ Chí Minh đã thực hiện

trên 700 lượt đi thăm, tiếp xúc với cán bộ,

bộ đội, công nhân, giáo viên, bác sĩ, nông

dân, các cụ phụ lão, các cháu thanh, thiếu

niên nhi đồng, các đơn vị bộ đội, thanh

niên xung phong, các hợp tác xã, bệnh viện, trường học… Như vậy, mỗi năm có tới hơn 70 lần xuống cơ sở, gặp gỡ tiếp xúc với quần chúng nhân dân Điều này cho thấy Hồ Chí Minh gắn bó với quần chúng, sâu sát với cơ

sở, thực tế như thế nào

Hồ Chí Minh dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau: “Lý luận đi đôi với thực tiễn”, “Lý luận kết hợp với thực hành”, “Lý luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau”, “Lý luận phải liên hệ với thực tế”1 Dù nói “đi đôi”, “gắn liền”, “kết hợp” nhưng điều cốt lõi nhất mà Người muốn nhấn mạnh là: “Thống nhất giữa

lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin Thực tiễn không

có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”2 Quán triệt chủ nghĩa duy vật biện chứng, Hồ Chí Minh cho rằng:

1 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội, tr.292

2 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội, tr.496

Trang 2

“Lý luận là sự tổng kết những kinh

nghiệm của loài người, là tổng hợp những

tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại

trong quá trình lịch sử”3 Người dẫn lời

của Xtalin khi khẳng định lý luận của chủ

nghĩa Mác - Lênin là “Khoa học về các

quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội;

khoa học về cách mạng của quần chúng bị

áp bức và bị bóc lột; khoa học về thắng lợi

của chủ nghĩa xã hội ở tất cả các nước;

khoa học về xây dựng chủ nghĩa cộng

sản”4 Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm

việc, Người nêu cụ thể: “Lý luận là đem

thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm,

trong các cuộc đấu tranh, xem xét, so sánh

thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận

Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế”5

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và chúc Tết cán

bộ, học viên Trường Dân tộc miền núi Trung

ương, ngày 12-2-1956 (Hình tư liệu)

Theo Hồ Chí Minh, “Chủ nghĩa xã hội

chỉ có thể xây dựng được với sự giác ngộ

đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục

triệu người Muốn thế phải nâng cao trình

độ lý luận chung của Đảng, phải tổ chức

học tập lý luận trong Đảng, trước hết là

trong những cán bộ cốt cán của Đảng”6

Người đã dẫn lời của Lênin: “Không có lý

luận cách mạng thì không có phong trào

cách mạng” và “chỉ có một đảng có lý

luận tiền phong hướng dẫn thì mới có thể

làm tròn được vai trò chiến sĩ tiên

phong”7 Do vậy, sau khi “Xem kinh

nghiệm của các đảng anh em, thì chúng ta

3 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, tr.497

4 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, tr.497

5 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, tr.233

6 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, tr.494-495

càng thấy sự bức thiết, sự quan trọng của việc

tổ chức học tập lý luận cho Đảng, trước hết là cho các cán bộ cốt cán của Đảng”8

Về vai trò của lý luận đối với thực tiễn, Hồ Chí Minh cho rằng: “Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”9; “Làm mà không

có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp vừa hay vấp váp”10;

“không có lý luận thì cũng như một mắt sáng, một mắt mờ”11 Người cảnh báo, do “kém về

lý luận, hoặc khinh lý luận, hoặc lý luận suông” cho nên nhiều cán bộ, đảng viên của ta mắc phải bệnh chủ quan Cũng do kém lý luận

mà cán bộ “gặp mọi việc không biết xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử trí cho khéo Không biết nhận rõ điều kiện hoàn cảnh khách quan, ý mình nghĩ thế nào làm thế ấy Kết quả thường thất bại”12

Trong thực tiễn cách mạng, có những cán

bộ đảng viên “làm được việc”, “có kinh nghiệm” và theo Hồ Chí Minh “những anh em

đó rất quý cho Đảng” “Nhưng họ lại mắc phải cái bệnh khinh lý luận Họ quên rằng: nếu họ

7 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội, tr.495

8 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội, tr.495

9 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội, tr.233-234

10 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, tr.47

11 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, tr.47

12 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, tr.234

Trang 3

đã có kinh nghiệm mà lại biết thêm lý luận

thì công việc tốt hơn nhiều Họ quên rằng:

kinh nghiệm của họ tuy tốt, nhưng cũng

chẳng qua là từng bộ phận mà thôi, chỉ

thiên về một mặt mà thôi”13 Đối với

những cán bộ đó, “cần phải nghiên cứu

thêm lý luận, mới thành người cán bộ

hoàn toàn”

Nhấn mạnh vai trò của lý luận, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm công tác

giáo dục, học tập lý luận Người chỉ dẫn,

“nếu cách học tập lý luận không đúng thì

sẽ không có kết quả” Do đó, “trong lúc

học tập lý luận, chúng ta cần nhấn mạnh:

lý luận phải liên hệ với thực tế”14; “Lý

luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý

luận suông”15

Hồ Chí Minh nhắc nhở “nhiều lần đồng

chí Lênin nhắc đi nhắc lại rằng lý luận

cách mạng không phải là giáo điều, nó là

kim chỉ nam cho hành động cách mạng;

và lý luận không phải là một cái gì cứng

nhắc, nó đầy tính chất sáng tạo; lý luận

luôn luôn cần được bổ sung bằng những

kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh

động Những người cộng sản các nước

phải cụ thể hóa chủ nghĩa Mác - Lênin cho

thích hợp với điều kiện hoàn cảnh từng

lúc và từng nơi”16 Người cũng chỉ rõ mục

đích của học tập lý luận: “Lý luận cốt để

áp dụng vào công việc thực tế Lý luận mà

không áp dụng vào thực tế là lý luận

suông Dù xem được hàng ngàn hàng vạn

quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực

13 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, tr.234

14 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, tr.496

15 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, tr.496

16 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, tr.496

hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách”17 Bởi vậy, “chỉ học thuộc lòng, để đem lòe thiên

hạ thì lý luận ấy cũng vô ích” và những người

“xem nhiều sách để mà lòe, để làm ra ta đây”

đó không phải là những người “biết lý luận”,

mà “cần phải ra sức thực hành mới thành người biết lý luận”18 Người yêu cầu “Mỗi cán

bộ, mỗi đảng viên phải học lý luận, phải đem

lý luận áp dụng vào công việc thực tế Phải chữa cái bệnh kém lý luận, khinh lý luận và lý luận suông”19

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, “Khi học tập lý luận thì nhằm mục đích học để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lý luận, hoặc vì tạo cho mình một cái vốn lý luận để sau này đưa ra mặc cả với Đảng Tất cả những động cơ học tập không đúng đắn đều phải tẩy trừ cho sạch”20

Như vậy, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn được Hồ Chí Minh hiểu trên tinh thần biện chứng: Thực tiễn cần tới lý luận soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng để không mắc phải bệnh kinh nghiệm, còn lý luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phải luôn liên hệ với thực tiễn, nếu không sẽ mắc phải bệnh giáo điều Nghĩa là thực tiễn, lý luận cần đến nhau, nương tựa vào nhau, hậu thuẫn, bổ sung cho nhau

Theo Hồ Chí Minh, để thực hiện nguyên tắc

lý luận thống nhất với thực tiễn và học tập lý luận thực sự mang lại hiệu quả là “cải tạo tư tưởng, tăng cường đảng tính”, thì “cần phải có

17 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, tr.234

18 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, tr.234

19 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, tr.234-235

20 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, tr.497

Trang 4

thái độ học tập cho đúng” Trong quá trình

học tập lý luận, phải thực sự khiêm tốn,

“cái gì biết thì nói biết, không biết thì nói

không biết Kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là

kẻ thù số một của học tập” Hồ Chí Minh

nhắc nhở phải “nêu cao tinh thần chịu

khó, cố gắng, không lùi bước trước bất kỳ

khó khăn nào trong việc học tập Trong

khi học lý luận, phải “nêu cao tác phong

độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng”; “phải

đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù

quáng từng câu một trong sách, có vấn đề

chưa thông suốt thì mạnh dạn đề ra và

thảo luận cho vỡ lẽ Đối với bất cứ vấn đề

gì đều phải đặt câu hỏi “vì sao?”, đều phải

suy nghĩ kỹ càng xem nó có hợp với thực

tế không, có thật là đúng lý không, tuyệt

đối không nên nhắm mắt tuân theo sách

vở một cách xuôi chiều”21

2 ĐẶC ĐIỂM TỈNH HÌNH CÔNG

TÁC CÁN BỘ Ở QUẢNG NAM HIỆN

NAY

Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt

Nam và Nghị quyết Hội nghị Trung ương

4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

có chỉ rõ, công tác tổng kết thực tiễn,

nghiên cứu lý luận chưa đáp ứng yêu cầu

của công cuộc đổi mới Nhìn chung, lý

luận còn lạc hậu, tính dự báo thấp, kết quả

nghiên cứu lý luận chưa đáp ứng tốt yêu

cầu của thực tiễn, “thiếu gắn bó mật thiết

giữa nghiên cứu lý luận với tổng kết thực

tiễn, giữa cán bộ lý luận và cán bộ lãnh

đạo, chỉ đạo thực hiện, giữa công tác

nghiên cứu lý luận và công tác giảng dạy,

đào tạo lý luận”22 Công tác tổng kết thực

tiễn, nghiên cứu lý luận chưa có chiều sâu,

21 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, tr.500

22 Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 9 tháng 12 năm

2014 của Bộ Chính trị về công tác lý luận và định

hướng nghiên cứu đến năm 2030.

không theo kịp tình hình thực tế Cũng vì những bất cập, yếu kém về lý luận và thực tiễn của một bộ phận không nhỏ trong đội ngũ cán

bộ nên nhiều chủ trương, chính sách của Đảng

và Nhà nước chậm đi vào cuộc sống Thực tiễn cuộc sống đa dạng, phong phú, trong lúc

đó cán bộ bị tư duy giáo điều chi phối (lý luận) “vênh” với thực tiễn, không giúp ích gì được cho thực tiễn Từ đó, xuất hiện tư tưởng coi khinh lý luận, hoặc nói một đường, lại làm một nẻo Lúc nói chỉ là “lý luận suông”, khi chỉ đạo thực tiễn lại dựa trên kinh nghiệm vụn vặt Trong đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, kinh nghiệm thì rất cần và quý Nhưng nếu không có kiến thức lý luận thì lãnh đạo, tổ chức chỉ đạo thực hiện chỉ bằng kinh nghiệm, hơn nữa chỉ là những kinh nghiệm mảnh đoạn, vụn vặt thì công việc kém hiệu quả, thậm chí phải trả giá đắt trong thực tiễn Chính vì vậy, việc quán triệt tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong xây dựng đội ngũ cán bộ ở nước ta nói chung và Quảng Nam nói riêng đã trở thành một yêu cầu bức xúc, thời sự và hiện đại Do đó, việc nghiên cứu, học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và hiện thực, gắn nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn là việc làm hết sức cần thiết, kịp thời trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ ở Quảng Nam hiện nay để có thêm những xung lực mới hoàn thành mục tiêu trọng đại của đất nước dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Sinh thời, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chủ tịch luôn quan tâm tới việc giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng Cán bộ, theo Hồ Chí Minh, “là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành Đồng thời, đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho

Trang 5

đúng” Chính vì vậy mà Hồ Chí Minh

khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi

công việc”23

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về

cán bộ, ngày nay Đảng ta xác định: “Xây

dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh gắn

liền với xây dựng đội ngũ cán bộ, công

chức phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của

thời kỳ mới, coi trọng cả đức và tài, với

đức là gốc như Bác Hồ đã dạy Đó là đội

ngũ cán bộ, công chức từ Trung ương đến

cơ sở có phẩm chất tốt, có lòng yêu nước

nồng nàn, có tinh thần trách nhiệm cao

Có đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ; đội

ngũ phải đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự

chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các

thế hệ cán bộ, nhằm thực hiện thắng lợi

nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa,

giữ vững độc lập, tự chủ, đi lên chủ nghĩa

xã hội”24

Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đất

nước, Đảng và Nhà nước ta đã hết sức

quan tâm đến xây dựng và phát triển đội

ngũ cán bộ Nghị quyết mỗi kỳ Đại hội

Đảng đều nhấn mạnh đến việc xây dựng

và phát triển đội ngũ cán bộ sao cho đáp

ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất

nước Cho đến nay, sau hơn 30 năm đổi

mới, đội ngũ cán bộ mặc dù có tăng về số

lượng, nâng cao về chất lượng, nhưng vẫn

chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng

cao của đất nước, trong đó có yếu kém về

lý luận, không sâu sát thực tiễn

Công tác cán bộ được tỉnh Quảng Nam

xác định là một đột phá trong công tác xây

dựng Đảng Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Tỉnh

ủy đã cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng

bộ tỉnh lần thứ XX bằng Nghị quyết số

23 Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính

trị Quốc gia, Hà Nội, tr.269.

24 Báo Nhân dân, ngày 21/9/1997, tr.2

04-NQ/TU của Tỉnh ủy về công tác cán bộ giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; ban hành và triển khai thực hiện đồng

bộ các đề án, chính sách cụ thể hóa Nghị quyết

số 04-NQ/TU; các khâu trong công tác cán bộ được thực hiện nền nếp Công tác quy hoạch cán bộ ở cả 3 cấp cơ bản bảo đảm tỷ lệ, cơ cấu, chất lượng, có tính khả thi, tạo tiền đề quan trọng để chuẩn bị nhân sự của hệ thống chính trị cho nhiệm kỳ 2015-2020 Bên cạnh

đó, các cấp ủy còn chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp, triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; cử cán bộ đi đào tạo sau đại học ở trong nước và nước ngoài theo Đề án

165 và Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh; thực hiện tốt Nghị quyết

số 13-NQ/TU của Tỉnh ủy về đào tạo, sử dụng

cán bộ dân tộc thiểu số, Đề án 500, tuyển chọn

sinh viên, đào tạo lý luận chính trị để cung cấp nguồn cán bộ cấp cơ sở và khu vực miền núi từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

ở cả 3 cấp (cán bộ chủ chốt cấp xã có trình độ đại học ở các huyện đồng bằng chiếm 59,42%,

ở các huyện miền núi chiếm 26,1%; công chức cấp xã ở các huyện đồng bằng đạt 3 chuẩn chiếm 70,56%; phó trưởng phòng và tương đương thuộc huyện có trình độ cao cấp, cử nhân chính trị chiếm 52,46%; giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương có trình độ sau đại học chiếm 33,3%, vượt chỉ tiêu 8,3%; trưởng phòng và tương đương thuộc sở, ngành, đoàn thể của tỉnh có trình độ đại học chiếm 97,4%) Qua đó, giúp cấp ủy chủ động trong công tác bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, khắc phục cơ bản tình trạng hụt hẫng cán bộ và tạo ra bước đột phá quan trọng

về công tác cán bộ, nhất là cán bộ xã, phường, thị trấn, cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh Ngoài ra, tỉnh còn thực hiện tốt công tác luân

Trang 6

chuyển cán bộ đối với các chức danh lãnh

đạo, quản lý chủ chốt ở địa phương và cơ

sở; đồng thời, thực hiện tốt chủ trương

tăng thêm chức danh phó bí thư, phó chủ

tịch ủy ban nhân dân cấp huyện để luân

chuyển và đào tạo cán bộ

Tuy nhiên, công tác cán bộ nói chung,

từng khâu của công tác cán bộ nói riêng

còn hạn chế và có mặt chưa đáp ứng với

yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới

Việc nhận xét đánh giá cán bộ vẫn là khâu

yếu nhưng chậm được khắc phục Công

tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán

bộ chưa thực sự gắn với quy hoạch Chất

lượng và tính liên thông trong quy hoạch

cán bộ chưa cao Đào tạo sau đại học ở

nước ngoài và đào tạo ngoại ngữ theo

chuẩn quốc tế, đào tạo người có trình độ

chuyên môn cao ở một số ngành, lĩnh vực

mũi nhọn còn hạn chế Công tác đề bạt, bổ

nhiệm, bố trí, sử dụng cán bộ ở một số nơi

còn bị động Tỷ lệ nữ, trẻ là cán bộ lãnh

đạo, quản lý ở các cấp, các ngành còn

thấp Một số chỉ tiêu đề ra trong Nghị

quyết số 04 của Tỉnh ủy thực hiện chưa

đạt Tinh thần trách nhiệm, tính năng

động, sáng tạo, năng lực quản lý, điều

hành và thực thi nhiệm vụ của một bộ

phận cán bộ có mặt chưa đáp ứng yêu

cầu25

Những hạn chế, khuyết điểm trên có

nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân

chủ quan là do: Nguyên nhân khách quan,

do ảnh hưởng của điều kiện kinh tế, chính

trị, xã hội trong quá trình đổi mới, phát

triển đất nước nảy sinh nhiều vấn đề mới,

phức tạp nên một số trong đội ngũ cán bộ

chưa nắm bắt kịp tình hình thực tiễn

25 Nghị quyết 04-NQ/TW về nâng cao chất lượng đội

ngũ cán bộ, kiện toàn tổ chức bộ máy giai đoạn 2016 –

2020 và định hướng đến 2025, ngày 12 tháng 8 năm

2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam

Nguyên nhân chủ quan, trình độ học vấn, trình

độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế Một số cấp ủy đảng, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương chưa quan tâm đúng mức đối với công tác cán bộ; thiếu quyết tâm

và chưa có giải pháp chỉ đạo thực hiện các mục tiêu đề ra trong Nghị quyết số 04; một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên thiếu tu dưỡng rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, tinh thần trách nhiệm, tác phong,

lề lối làm việc , chưa tự phấn đấu để vươn lên

3 GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG

HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Ở QUẢNG NAM HIỆN NAY

Để xây dựng đội ngũ cán bộ ở Quảng Nam vững về lý luận, sâu sát thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và tỉnh Quảng Nam trong tình hình mới, cấn tập trung thực hiện tốt các giải pháp sau đây:

3.1 Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế

-xã hội, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học trong đội ngũ cán bộ ở Quảng Nam hiện nay

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, trình độ tư duy, năng lực tư duy mỗi người, suy đến cùng

là do hoàn cảnh kinh tế - xã hội quyết định, mà

ở đó họ sống và tiến hành hoạt động của mình

Vì thế, nguyên nhân cơ bản làm cho đội ngũ cán bộ ở nước ta nói chung, Quảng Nam nói riêng, chưa quán triệt tốt nguyên tắc về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn theo tư tưởng Hồ Chí Minh suy cho cùng là do điều kiện về kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh còn hạn chết về nhiều mặt

Để từng bước xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ ở Quảng Nam vừa có năng lực chuyên môn lại vừa vận dụng linh hoạt, sáng tạo mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, đòi hỏi trước hết, cần phải đẩy mạnh phát triển

Trang 7

kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của

nhân dân Chính quá trình phát triển kinh

tế - xã hội sẽ tạo ra những điều kiện và

tiền đề khách quan cho cán bộ rèn luyện

và phát triển tư duy lý luận, khắc phục

bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều Đại hội

VII của Đảng đã khẳng định: “Phải tập

trung sức làm tốt đổi mới kinh tế, đáp ứng

những đòi hỏi cấp bách của nhân dân về

đời sống, việc làm và các nhu cầu xã hội

khác, coi đó là điều kiện quan trọng để

tiến hành thuận lợi đổimới trong lĩnh vực

chính trị”26

Ban Chỉ huy Quân sự huyện và các đoàn thể

huyện Bắc Trà My sơ kết công tác phối hợp

xây dựng đảng, phát triển kinh tế - xã hội địa

phương (Hình tư liệu)

Có thể nói, thực trạng điều kiện kinh tế

- xã hội thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại

hóa hiện nay có nhiều mặt trái của nó đã

ảnh hưởng rất lớn đến tư duy, hoạt động tổ

chức thực hiễn của đội ngũ cán bộ và nhân

dân Do đó, cải thiện điều kiện kinh tế - xã

hội sẽ làm biến đổi đời sống vật chất, tinh

thần của cán bộ và nhân dân Xét đến

cùng ngày nay, việc nâng cao trình độ

nhận thức lý luận, năng lực tư duy khoa

học cho đội ngũ cán bộ, yếu tố cơ bản phụ

thuộc vào tiến trình đổi mới và phát triển

kinh tế - xã hội

3.2 Nâng cao trình độ tư duy lý luận

26 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội

Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.262.

trong đội ngũ cán bộ ở Quảng Nam hiện nay

Sự nghiệp đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải nâng cao tầm tư duy lý luận, không ngừng phát triển tư duy lý luận khoa học của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Đổi mới, phát triển tư duy lý luận đối với đội ngũ cán bộ là mệnh lệnh của cuộc sống, là thực tiễn đòi hỏi đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta Chủ động xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng, được đào tạo cơ bản, có tài năng, tâm huyết với nghề nghiệp, có vốn sống phong phú, đủ năng lực công tác, biết tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, phát triển tư duy lý luận, kịp thời giải đáp những vấn đề về thực tiễn, cuộc sống đang đặt

ra là yêu cầu cấp thiết đối với Quảng Nam hiện nay

Để nâng cao trình độ tư duy lý luận, trước hết đội ngũ cán bộ cần rèn luyện năng lực tư duy, khái quát hóa và xử lý thông tin, ra quyết định, tạo ra tri thức mới phản ánh đúng đắn sự vận động và phát triển không ngừng của thế giới khách quan Mặt khác, để nâng cao trình

độ tư duy lý luận khoa học, người cán bộ cần phải tích cực tham gia các hoạt động thực tiễn, hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động khoa học, văn hóa, giáo dục và đào tạo, học tập một cách tự giác, tích lũy nhiều tri thức vừa rộng, vừa sâu Cái thiếu trong đội ngũ cán bộ hiện nay không chỉ là tri thức lý luận mà là am hiểu thực tiễn cuộc sống đang biến đổi nhanh chóng Vì vậy, tích cực học tập và rèn luyện trong hoạt động thực tiễn lao động, quản lý là một biện pháp quan trọng nhất để nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ nói chung

Nâng cao trình độ tư duy lý luận là một quá trình lâu dài, qua nhiều bước, nhiều biện pháp khác nhau, như kết hợp đào tạo, bồi dưỡng ở trường và rèn luyện, học hỏi trong thực tiễn;

Trang 8

kết hợp nổ lực chủ quan của mỗi cán bộ

với cơ chế, chính sách cán bộ hợp lý

Nhưng quan trọng hơn hết, vẫn là sự kết

hợp chặt chẽ giữa quá trình học tập và rèn

luyện trong hoạt động thực tiễn của đội

ngũ cán bộ Vì vậy, phải có cơ chế để họ

thường xuyên được đào tạo, đào tạo lại

bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị, tri

thức khoa học và tích cực tham gia tổng

kết thực tiễn

3.3 Tăng cường tổng kết công tác

thực tiễn, quán triệt sự thống nhất giữa

lý luận và thực tiễn trong đội ngũ cán bộ

Tổng kết rút kinh nghiệm là nhằm chỉ

ra những cái đã làm được, những cái chưa

làm được, đánh giá đúng nguyên nhân yếu

kém, tồn tại của nó Đồng thời, qua tổng

kết mới rút ra được những bài học kinh

nghiệm cho tổ chức thực tiễn tiếp theo Từ

việc tổng kết kinh nghiệm, người cán bộ

biết vận dụng các bài học kinh nghiệm đó

để ra quyết định mới ngày càng đúng đắn,

sát hợp với tình hình thực tế, nhằm thúc

đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa

phương mình phụ trách

Hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai

Nghị quyết 04 (khóa XXI) của Tỉnh ủy về

công tác cán bộ (Hình tư liệu)

Quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa

lý luận và thực tiễn cũng có nghĩa là quán

triệt quan điểm thực tiễn Theo V.I.Lênin,

quan điểm về đời sống, về thực tiễn phải

là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý

luận nhận thức Quán triệt quan điểm này

đòi hỏi đội ngũ cán bộ trong mọi hoạt động phải bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn cao nhất của chân lý, coi trọng tổng kết thực tiễn, chống bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều Việc vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa

lý luận và thực tiễn thường dẫn đến hai sai lầm cực đoan là bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và bệnh giáo điều chủ nghĩa Bệnh kinh nghiệm

và bệnh giáo điều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là bệnh của sự yếu kém về tư duy lý luận, ngại học tập lý luận, không thực hiện tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Vi phạm sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hai căn bệnh này Vì vậy, cần phải thực hiện tốt sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Bời vì, lý luận mà xa rời thực tiễn thì sớm muộn cũng dẫn tới giáo điều, thực tiễn mà xa rời lý luận, không được chỉ đạo bằng lý luận thì sẽ trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho căn bệnh kinh nghiệm nảy sinh, tồn tại và phát triển Đội ngũ cán bộ phải coi trọng việc thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động của mình Đó là điều kiện rất cần thiết và quan trọng nhằm ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều chủ nghĩa

3.4 Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Hiện nay, phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở nước ta chưa bảo đảm vị trí trung tâm của người học, chưa áp dụng các phương pháp khoa học để phát triển năng lực,

kỹ năng của người học; nội dung chương trình mất cân đối giữa lý thuyết và thực tế, ít có sự liên thông, liên kết, thống nhất với nhau Các trường chính trị hiện nay đang bố trí quá lệch

về đào tạo lý luận chính trị, ít có các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh và vị trí việc làm, nặng về dạy lý thuyết, nhẹ về thực hành, rèn luyện nhân cách, đạo đức, kỹ năng làm người cán bộ…“Yêu cầu nhiệm vụ cách

Trang 9

mạng trong giai đoạn hiện nay không

giống như cách đây vài thập kỷ Không

thể giữ y nguyên những gì đã có của thế

kỷ trước, thậm chí của thập kỷ trước để

đào tạo cán bộ cho thế kỷ XXI; cũng

không thể lấy cái còn rất xa làm căn cứ

đào tạo cán bộ hiện nay, mà phải chủ yếu

xuất phát từ những yêu cầu cơ bản, cụ thể

của đất nước trong giai đoạn hiện nay để

xác định cho trúng mục tiêu, đối tượng,

nội dung, chương trình, hình thức, phương

thức và biện pháp đào tạo”27

Do vậy, trong thời gian tới, cần chú

trọng đổi mới theo hướng lấy người học

làm trung tâm, phát triển năng lực học tập

chủ động, tích cực của mỗi cán bộ, đảng

viên, giảm lý thuyết, tăng kiến thức thực

tiễn, kỹ năng thực hành, gắn lý luận với

thực tiễn cuộc sống, với chức danh nghề

nghiệp; áp dụng các phương pháp dạy học

tiên tiến, chú trọng đến phương pháp tình

huống cho từng đối tượng; tăng cường cập

nhật kiến thức mới về chuyên môn, kỹ

năng, nghiệp vụ,…

Xây dựng đội ngũ giảng viên lý luận

chính trị có chất lượng, kiến thức chuyên

môn và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn,

có phương pháp giảng dạy phù hợp và tâm

huyết với nghề Đây là vấn đề cấp bách, là

khâu then chốt, có ý nghĩa quyết định

trong nâng cao chất lượng đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ, đảng viên Đội ngũ giảng

viên có vị trí, vai trò đặc biệt không thể

thay thế Để nâng cao chất lượng giảng

viên lý luận chính trị, cần có chính sách

thu hút nhân tài, đãi ngộ xứng đáng; đồng

thời đưa đội ngũ giảng viên đi nghiên cứu

thực tế dài hạn tại các cơ sở để nâng cao

kiến thức thực tiễn, phục vụ bài giảng;

27 Tô Huy Rứa (2012), Tăng cường sự lãnh đạo của

Đảng vì công cuộc đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội, tr.270-271

tăng cường đội ngũ giảng viên kiêm chức, thỉnh giảng là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp

ở trung ương và địa phương làm giảng viên kiêm nhiệm, thỉnh giảng tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lý luận chính trị

3.5 Cán bộ, đảng viên cần nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện, nghiên cứu lý luận, gắn lý luận với thực tiễn

Trong sự vận động, biến đổi nhanh chóng của đất nước và thời đại, để giải quyết được những nảy sinh của đời sống thực tiễn, cán bộ, đảng viên cần không ngừng tự học, tự rèn luyện, nâng cao trình độ, học đi đôi với hành,

lý luận liên hệ với thực tiễn, biết vận dụng sáng tạo lý luận vào trong thực tiễn; kiên quyết khắc phục bệnh lười học lý luận, xem thường lý luận trong một số cán bộ, đảng viên; đồng thời khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn, không bám sát vào thực tiễn của đất nước

KẾT LUẬN

Để xây dựng đội ngũ cán bộ ở Quản Nam đáp ứng yêu cầu giải quyết được những nảy sinh của đời sống thực tiễn thì việc đi sâu nghiên cứu, bảo vệ, phát triển và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vào xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết trong công tác tư tưởng và lý luận của chúng ta Mỗi người cán bộ thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ Học để phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại”28 Bởi vậy, mỗi cán bộ phải coi trọng và quán triệt nguyên tắc “học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn” Đồng thời, lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng

tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động; và

28 Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, tr.684.

Trang 10

hơn bao giờ hết, đội ngũ cán bộ của nước

ta nói chung, Quảng Nam nói riêng không

chỉ thấm nhuần Chủ nghĩa Mác – Lênin và

tư tưởng Hồ Chí Minh, mà còn phải dám

nghĩ, dám làm, để lãnh đạo quần chúng, biến đường lối của Đảng, chủ trương của Nhà nước thành kết quả và thành công trong cuộc sống

Ngày đăng: 22/06/2018, 15:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hộiVI, VII, VIII, IX)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
[2]. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập, tập 5
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1995
[3]. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập, tập 6
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1995
[4]. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập, tập 8
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1995
[5]. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập, tập 9
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1995
[6]. Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập, tập 5
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
[7]. Tô Huy Rứa (2012), Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng vì công cuộc đổi mới, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng vì công cuộc đổi mới
Tác giả: Tô Huy Rứa
Nhà XB: Nxb.Chính trị quốc gia
Năm: 2012

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w