1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng hồ chí minh tư tưởng hồ chí minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn với công tác lý luận ở nước ta hiện nay tiểu luận cao học

43 782 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 278,88 KB

Nội dung

1. Lí do chọn đề tài Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh và là một trong những yếu tố góp phần làm cho tư tưởng của Người có sức sống trường tồn và sức mạnh cải tạo vĩ đại. Những tư tưởng của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thựctiễn có ý nghĩa hết sức to lớn đối với đất nước ta hiện nay, nhất là trong côngtác tư tưởng, lý luận. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới với nhiều tháchthức, nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng, mà trọng tâm là công tác lý luậnđã trở thành vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết. Điều này bắt nguồn từ sự pháttriển mạnh của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, tác động sâu rộng đến giao lưuhợp tác văn hóa, sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Cuộcđấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo nhấtlà sự cạnh tranh gay gắt thị trường kinh tế, cũng như cuộc đấu tranh giải quyếtnhững vấn đề toàn cầu: chạy đua vũ trang, cuộc chiến chống đói nghèo, bệnhtật và vấn đề nóng lên của trái đất…Thực tiễn đặt ra yêu cầu và đòi hỏi lý luận phải đổi mới và phát triển đểtìm được câu trả lời cho những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn, cung cấp cơ sở lýluận cho Đảng và Nhà nước hoạch định đường lối, chính sách phù hợp với sựphát triển của đất nước và cuộc sống của nhân dân.Trước những vai trò to lớn của công tác lý luận cũng như yêu cầu bức thiết được đặt ra từ công cuộc đổi mới, em chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn với công tác lý luận ở nước ta hiện nay” làm đề tài tiểu luận của mình.2. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu:Trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lýluận và thực tiễn, tiểu luận chỉ ra sự vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lýluận và thực tiễn theo quan điểm của Hồ Chí Minh vào công tác lý luận, đápứng những yêu cầu đang đặt ra trong quá trình đổi mới ở nước ta. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:Tiểu luận nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc thống nhấtgiữa lý luận và thực tiễn, sự vận dụng nguyên tắc này trong công tác lý luận ở nước ta hiện nay.

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 2

3 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4

4 Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Kết cấu của luận văn 5

CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Phạm trù lý luận và thực tiễn theo quan điểm Hồ Chí Minh 6

1.1.1 Phạm trù lý luận 6

1.1.2 Phạm trù thực tiễn 7

1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn 9

1.2.1 Chủ nghĩa Mác - Lênin là ánh sáng soi đường, kim chỉ nam cho cách mạng nước ta 9

1.2.2 Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về mối quan hệ biện chứng giữa lý luận cách mạng và thực tiễn cách mạng 11

1.2.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiếp thu và vận dụng sáng tạo lý luận Mác -Lênin, chống chủ nghĩa giáo điều 17

Chương 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG CÔNG TÁC LÝ LUẬN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 34

2.1 Tính tất yếu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong công tác lý luận 34

2.1.1 Vận dụng tư tưởng thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nhằm khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều 34

2.1.2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất lý luận và thực tiễn

Trang 2

nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam 40

2.2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vào công tác lý luận ở nước ta thời gian qua 48

2.2.1 Những kết quả đạt được 48

2.2.2 Những vấn đề đặt ra trong công tác lý luận ở nước ta hiện nay 50

2.2.3 Những phương châm chỉ đạo công tác lý luận ở nước ta hiện nay 66

KẾT LUẬN 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc cơ bản trong tư tưởng Hồ ChíMinh và là một trong những yếu tố góp phần làm cho tư tưởng của Người có sức sống trường tồn và sức mạnh cải tạo vĩ đại

Những tư tưởng của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực

tiễn có ý nghĩa hết sức to lớn đối với đất nước ta hiện nay, nhất là trong côngtác tư tưởng, lý luận Ngày nay, trong công cuộc đổi mới với nhiều tháchthức, nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng, mà trọng tâm là công tác lý luận

đã trở thành vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết Điều này bắt nguồn từ sự pháttriển mạnh của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, tác động sâu rộng đến giao lưuhợp tác văn hóa, sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ Cuộcđấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo nhất

là sự cạnh tranh gay gắt thị trường kinh tế, cũng như cuộc đấu tranh giải quyết

những vấn đề toàn cầu: chạy đua vũ trang, cuộc chiến chống đói nghèo, bệnhtật và vấn đề nóng lên của trái đất…

Thực tiễn đặt ra yêu cầu và đòi hỏi lý luận phải đổi mới và phát triển đểtìm được câu trả lời cho những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn, cung cấp cơ sở lýluận cho Đảng và Nhà nước hoạch định đường lối, chính sách phù hợp với sựphát triển của đất nước và cuộc sống của nhân dân

Trước những vai trò to lớn của công tác lý luận cũng như yêu cầu bức

thiết được đặt ra từ công cuộc đổi mới, em chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh

về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn với công tác lý luận ở nước ta hiện

nay” làm đề tài tiểu luận của mình.

2 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lýluận và thực tiễn, tiểu luận chỉ ra sự vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lýluận và thực tiễn theo quan điểm của Hồ Chí Minh vào công tác lý luận, đápứng những yêu cầu đang đặt ra trong quá trình đổi mới ở nước ta

- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Tiểu luận nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc thống nhấtgiữa lý luận và thực tiễn, sự vận dụng nguyên tắc này trong công tác lý luận

ở nước ta hiện nay

3 Phương pháp nghiên cứu

Trang 4

Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài vận dụng một

số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: được sử dụng để tập hợp và thu lượm những vấn đề lý luận có liên quan đến nguyên tắc thống

nhất giữa lý luận và thực

tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thực tiễn của

cách mạng Việt Nam và trong

công tác lý luận hiện nay

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: được sử dụng vào quá trình tìm hiểu các tư liệu có liên quan đến vấn đề thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong

tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thực tiễn của cách mạng Việt Nam và trong công tác

lý luận hiện nay

6 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nộidung gồm 2 chương:

Chương 1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận vớithực tiễn

Chương 2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lýluận và thực tiễn trong công tác lý luận ở nước ta hiện nay

nó chứng minh với thực tế Đó là lý luận chân chính” ; “lý luận do

kinh nghiệm cách mạng các nước và trong nước ta, do kinh nghiệm từ trước

Trang 5

và kinh nghiệm hiện nay gom góp phân tích và kết luận những kinh nghiệm

đó thành lý luận”; “lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của

loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trongquá trình lịch sử”

Chúng ta thấy rằng, trong quan niệm của Hồ Chí Minh về “lý

luận” có chứa yếu tố thống nhất giữa lý luận với thực tiễn và thể hiện đượcmối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và lý luận cũng như yếu tố kế thừa của

lý luận Cách quan niệm về lý luận như thế cho phép người ta nhìn lý luậntrong trạng thái mở, trạng thái vận động của nó Lý luận chân chính tự nókhông chấp nhận sự xa rời thực tiễn, xa rời hiện thực Hồ Chí Minh đặt

“lý luận” trong mối quan hệ chặt chẽ với “kinh nghiệm” cũng là một cách chỉ

ra tính quy định của thực tế đối với nội dung của lý luận

Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh đã nêu cụ thể hơn: “Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong

các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành lýluận Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế” Và theo Hồ Chí

Minh: “đó là lý luận chân chính” Như vậy, lý luận là sự tổng

kết kinh nghiệm thực tiễn mà thành, nhưng lý luận chân chính là lý luậnphải được chứng minh với thực tế, tức là phải phù hợp với thực tế, phảiđược vận dụng vào thực tế

1.1.2 Phạm trù thực tiễn

Trong lý luận nhận thức của triết học duy vật biện chứng, “thực tiễn”được coi là những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hộicủa con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội Nó gồm các dạng cơ bản làhoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động thựcnghiệm khoa học Thực tiễn được coi là mục đích, là cơ sở, là động lực chủyếu và trực tiếp của nhận thức, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

Vận dụng nguyên lý này vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng ViệtNam, Hồ Chí Minh thường dùng các khái niệm “thực tế” hay “thực hành”…cùng với khái niệm “thực tiễn”

Trang 6

Theo Hồ Chí Minh: “Thực tế là các vấn đề mình phải giải quyết, là mâuthuẫn của sự vật Chúng ta là những người cán bộ cách mạng, thực tế củachúng ta là những vấn đề mà cách mạng đề ra cho chúng ta giải quyết Thực

tế bao gồm rất rộng Nó bao gồm kinh nghiệm công tác và tư tưởng của cánhân, chính sách và đường lối của Đảng, kinh nghiệm lịch sử của Đảng chođến các vấn đề trong nước và trên thế giới”

Điểm cần lưu ý là trong các bài viết, bài nói chuyện của mình,

Hồ Chí Minh đã dùng hai khái niệm thực tiễn và thực tế với cùng một nộihàm như nhau Cũng có thể xuất phát từ chỗ để cho mọi người dễ hiểu, dễnhớ, dễ liên hệ nên Hồ Chí Minh thường dùng khái niệm thực tế nhiều hơnkhái niệm thực tiễn

Chúng ta biết rằng phần lớn cán bộ, đảng viên của ta đều xuất thân từnông dân, trình độ học vấn còn nhiều hạn chế, lại không quen với những lýthuyết sách vở cao xa cùng những khái niệm chuyên môn phức tạp khó hiểu.Việc dùng khái niệm thực tế chắc chắn sẽ dễ giải thích, dễ tuyên truyền, dễhiểu hơn khái niệm thực tiễn - với tư cách là một phạm trù triết học Hồ ChíMinh cho rằng, thực tế bao gồm rất rộng như thực tế cách mạng của nước ta,kinh nghiệm công tác tư tưởng của cá nhân, chính sách đường lối của Đảng,kinh nghiệm của Đảng, những vấn đề trong nước và trên thế giới hiện nay…

Vì vậy, thực tế không đối lập với thực tiễn, nó chỉ rộng hơn thực tiễn mà thôi

Xét về bản chất, hai khái niệm thực tế và thực tiễn tuy có nội dungkhác nhau nhưng được Hồ Chí Minh sử dụng với nội hàm như nhau Tuyvậy, hai khái niệm này không hoàn toàn đồng nhất với nhau và không thểthay thế cho nhau trong một số trường hợp Vì vậy, Hồ Chí Minh khôngbao giờ viết “thống nhất giữa lý luận và thực tế” mà viết “thống nhất giữa

Trang 7

và chủ nghĩa xã hội, tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc Người tiếpthu chủ nghĩa Mác-Lênin và lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởngcho cách mạng Việt Nam.

Người tin vào chủ nghĩa Lênin và Người tìm thấy ở chủ nghĩa Lênin câu trả lời bức thiết nhất cho dân tộc Việt Nam là con đường giành độclập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho mỗi người Trong bàiCon đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin, Người đã nói: “Từng bước một,trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác-Lênin, vừa làm công tácthực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộngsản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trênthế giới khỏi ách nô lệ”

Mác-Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã tiếp xúc vớinhiều tư tưởng, nhiều học thuyết, nhưng tất cả đều không đem lại lời giải đápcho cách mạng Việt Nam Chỉ có chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết cáchmạng nhất, khoa học nhất, vạch đường cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giảiphóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở nước ta Người đã khẳngđịnh: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chínhnhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin”

Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin trên cơ sở thống nhấtgiữa lý luận cách mạng và thực tiễn cách mạng Hơn nữa, lý luận cách mạng

ấy lại được Người vận dụng sáng tạo trong hoạt động thực tiễn cách mạngcủa mình Điều này thể hiện rất rõ ở chỗ, Người tích cực tham gia hoạt độngtrong các tổ chức cách mạng, tổ chức chính trị - xã hội nhằm đưa chủ nghĩaMác-Lênin vào phong trào cách mạng Từ tham gia Đảng xã hội Pháp, HồChí Minh đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng Cộngsản Pháp, Hội liên hiệp thuộc địa, ra báo Người cùng khổ Người đã viếtnhiều bài nói về phong trào công nhân ở các nước thuộc địa và phụ thuộccũng như tố cáo tội ác của bọn đế quốc thực dân đăng trên các báo: Nhânđạo, Đời sống công nhân, Người cùng khổ… xuất bản ở Pari Người đã trựctiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức để thành lập Đảng Cộng sản

Trang 8

Việt Nam… Đây là cả một quá trình phát triển từ nhận thức lý luận đến việckết hợp sáng tạo lý luận Mác-Lênin vào thực tiễn phong trào cách mạng thếgiới và thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Rõ ràng là Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin không chỉ từnhận thức lý luận mà còn từ hoạt động thực tiễn cách mạng và không chỉdừng lại đó, Người còn đưa lý luận đó vào thực tiễn cách mạng Nhờ vậy màNgười sớm đến được với chủ nghĩa Mác-Lênin Mùa thu năm 1920, khôngphải chỉ có một mình Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là người Việt Namduy nhất được đọc Sơ thảo những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địacủa Lênin, nhưng chỉ có Người là duy nhất tìm thấy con đường cách mạngđúng đắn để giải phóng cho dân tộc ta và các dân tộc bị áp bức khác

Như vậy, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã đến và nhận thức đượcchủ nghĩa Mác-Lênin không phải trên cơ sở kinh nghiệm chủ nghĩa hay giáođiều sách vở mà trên cơ sở của sự thống nhất nhuần nhuyễn giữa lý luận cáchmạng và hoạt động thực tiễn cách mạng của Người

Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng ta và chủ tịch Hồ ChíMinh luôn đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, biết vận dụng

lý luận Mác-Lênin vào tình hình thực tế đất nước để từ đó đề ra đường lối,chính sách đúng đắn Vì vậy, cách mạng Việt Nam đã giành được nhữngthắng lợi to lớn trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa

xã hội Khẳng định vai trò to lớn của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với phongtrào cách mạng nước ta, Hồ Chí Minh viết: “Chủ nghĩa Mác-Lênin đối vớichúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái

“cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soisáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội vàchủ nghĩa cộng sản”

1.2.2 Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về mối quan hệ biện chứng giữa lý luận cách mạng và thực tiễn cách mạng.

Hồ Chí Minh tiếp thu những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác Lênin để chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam, Người nắm vững nhữngnguyên lý triết học mácxít để làm cơ sở lý luận cho những phương pháp cách

Trang 9

-mạng đúng đắn Người hiểu rất sâu sắc vai trò của lý luận đối với thực tiễn.Trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, Người luôn nhắc nhở cán

bộ, đảng viên phải nắm vững lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin để chỉ đạo thựctiễn phong trào cách mạng Người nhắc nhở lại lời dạy của Lênin là: “Không

có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng” và “chỉ có mộtĐảng có lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có thể làm tròn được vai tròchiến sĩ tiên phong”

Muốn có lý luận, con người phải dựa vào hoạt động thực tiễn, dựa vàothực tế trong lịch sử, dựa vào những kinh nghiệm đã đúc rút được trong quátrình hoạt động thực tiễn Qua đó, con người đối chiếu, so sánh, phân tích,tổng hợp và khái quát thành lý luận

Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Người viết: “Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét,

so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành lý luận”

Lý luận phản ánh đúng đắn bản chất của các sự vật, hiện tượng, các quátrình trong tự nhiên và xã hội sẽ giúp chúng ta nắm được quy luật vận động củacác sự vật và hiện tượng Như vậy, Hồ Chí Minh không những làm rõ khái niệmtriết học về lý luận, mà còn làm rõ nguồn gốc, con đường hình thành và vai tròcủa lý luận Người cũng nói rõ, chính lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin là sựtổng kết kinh nghiệm của phong trào công nhân từ trước đến nay của tất cả cácnước Nó là: “Khoa học về các quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội, khoahọc về cách mạng của quần chúng bị áp bức và bị bóc lột, khoa học về sự thắnglợi của chủ nghĩa xã hội ở tất cả các nước ”

Vì vậy, chủ nghĩa Mác-Lênin là ngọn đuốc soi đường, là nền tảng tưtưởng cho phong trào cách mạng của giai cấp vô sản các nước Nhữngnguyên lý phổ biến của lý luận Mác-Lênin xác định phương hướng và định raphương pháp hành động đúng đắn cho Đảng Cộng sản và phong trào côngnhân ở nước ta thực hiện thành công cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng, lý luận Mác-Lênin là “kimchỉ nam”, nó “chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế” Vì vậy, Người luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên muốn làm tốt thì phải nắm vững

Trang 10

lý luận, vì “không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”.

Về mối quan hệ giữa kinh nghiệm và lý luận, Người cho rằng, kinhnghiệm là vốn quý Trong hoạt động thực tiễn, con người cần phải rút kinhnghiệm, nắm được kinh nghiệm và cần có nhiều kinh nghiệm để chỉ đạo hànhđộng Con người không có kinh nghiệm, sẽ không có cơ sở, điều kiện để tổngkết, đúc rút lý luận Nhưng, nếu chỉ dừng lại ở trình độ kinh nghiệm thì chưa đủ.Bởi vì, kinh nghiệm mới chỉ phản ánh từng mặt, từng bộ phận, chưa đi sâu vàobản chất và tìm ra quy luật vận động của các sự vật, hiện tượng Kinh nghiệmchỉ có vai trò trong một phạm vi hẹp Trong “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ ChíMinh đã nói với cán bộ, đảng viên rằng: “ kinh nghiệm của họ tuy tốt, nhưngcũng chẳng qua là từng bộ phận mà thôi, chỉ thiên về một mặt mà thôi”

Vì vậy, đòi hỏi cán bộ, đảng viên không được dừng lại ở trình độ kinhnghiệm, tuyệt đối hoá kinh nghiệm dẫn đến coi thường lý luận, không học lýluận, lý luận kém Muốn làm việc tốt, cán bộ cần phải nâng cao tri thức lýluận, nắm vững lý luận Người nói: “Có những cán bộ, những đảng viên cũ,làm được việc, có kinh nghiệm Cố nhiên, những anh em đó rất quý báu choĐảng Nhưng họ lại mắc phải cái bệnh khinh lý luận Họ quên rằng: nếu họ

đã có kinh nghiệm mà lại biết thêm lý luận thì công việc tốt hơn nhiều” Như vậy, cần phải kết hợp hài hoà giữa việc tích lũy kinh nghiệm và

lý luận Vai trò của kinh nghiệm và lý luận được Người dùng hình tượng sosánh như hai con mắt: “Có kinh nghiệm mà không có lý luận, cũng như mộtmắt sáng, một mắt mờ”

Hồ Chí Minh không những khẳng định vai trò của lý luận mà còn khẳngđịnh vai trò của hoạt động thực tiễn Người chỉ rõ lý luận ra đời trên cơ sởhoạt động thực tiễn xã hội Chính hoạt động thực tiễn của con người là cơ sở,nguồn gốc để con người đúc rút thành kinh nghiệm và tổng kết, khái quátthành lý luận Thực tiễn luôn vận động, biến đổi Vì vậy, lý luận cũng phảiđược bổ sung, phát triển phù hợp với điều kiện mới, hoàn cảnh mới Ngườichỉ rõ: “Lý luận luôn luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra

từ trong thực tiễn sinh động”

Lý luận ra đời hướng dẫn con người cải tạo lại hoàn cảnh, cải tạo tự

Trang 11

nhiên, cải tạo xã hội khi lý luận đó được vận dụng vào thực tiễn hoạt độngcủa quần chúng Bởi vì, suy cho cùng thì lý luận không phải vì lý luận, mà lýluận vì mục đích cải tạo hiện thực, cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội Thực tiễn

là mục đích của nhận thức, của lý luận Người nói: “Lý luận cốt để áp dụngvào công việc thực tế Lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luậnsuông”

Chỉ có trên cơ sở vận dụng lý luận vào thực tiễn mới khẳng định được lýluận đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp với thực tiễn Một học thuyếtđúng khi nó thể hiện được sức mạnh của mình trong hoạt động thực tiễn xãhội, thúc đẩy tiến bộ xã hội Một chủ trương đúng, một chính sách đúng sẽ cóvai trò định hướng cho hoạt động thực tiễn, mang lại hiệu quả thiết thực.Ngược lại, chủ trương và chính sách không đúng, không phù hợp với thựctiễn sẽ cản trở hoạt động thực tiễn, cản trở tiến bộ xã hội

Vì vậy, hoạt động thực tiễn có vai trò là cơ sở duy nhất, là tiêu chuẩn đểkiểm tra lý luận đúng hay sai Để làm rõ vấn đề này, Hồ Chí Minh nhấnmạnh vai trò của thực tiễn Người khẳng định: lý luận sau khi ra đời “rồi lạiđem nó chứng minh với thực tế Đó là lý luận chân chính”

Như vậy, tính đúng đắn của lý luận không phải được chứng minh bằng

lý luận, mà phải dựa trên cơ sở hoạt động thực tiễn xã hội

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, Hồ Chí Minh luôn yêu cầucán bộ, đảng viên vừa phải học tập và nắm vững lý luận để chỉ đạo hoạt độngcách mạng đi đúng hướng, vừa phải đi sâu, đi sát hoàn cảnh, điều kiện thực tếkhách quan Điều kiện thực tế khách quan của mỗi quốc gia, dân tộc, mỗivùng, mỗi địa phương, có những đặc điểm khác nhau Vì vậy, nắm vững lýluận phải dựa trên cơ sở vận dụng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nướcmình, địa phương mình Cán bộ, đảng viên phải chống tư tưởng quan liêu, xaquần chúng, xa thực tế

Về mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn, Hồ Chí Minh luônđứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng Người luôn coi sựthống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác -Lênin, là phương châm hành động của những người mácxít Muốn cách mạng

Trang 12

thành công, đòi hỏi những người mácxít phải nắm vững nguyên tắc về sựthống nhất giữa lý luận và thực tiễn Cán bộ, đảng viên cần phải chống tưtưởng tuyệt đối hoá vai trò lý luận, hạ thấp, coi thường vai trò của thực tiễndẫn đến xa rời thực tiễn cách mạng, ra rời quần chúng, giáo điều trong suynghĩ và hành động Mặt khác, phải chống tư tưởng coi thường lý luận, tuyệtđối hoá vai trò kinh nghiệm, dẫn đến lười học lý luận, yếu kém về lý luận,hành động mò mẫm, tự do, tuỳ tiện.

Để thấy rõ tầm quan trọng về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.Người khẳng định: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc

cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin” Mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng cần phảithấy rõ nguyên tắc này và xem nó là phương châm hànhđộng của mình

Hồ Chí Minh không những thấy rõ lý luận phải gắn liền với thực tiễn,phù hợp với thực tiễn, chống lý luận suông, giáo điều chủ nghĩa, mà còn thấy

rõ thực tiễn đòi hỏi phải có nhu cầu hướng dẫn của lý luận Người khẳngđịnh: “Thực tế không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng”.Thực tiễn không có lý luận soi đường là thực tiễn thiếu định hướng.Hành động không có lý luận soi đường là hành động mò mẫm, tự do, tuỳ tiện,

xa rời quy luật khách quan

Chính hoạt động thực tiễn xã hội là cơ sở, là mục đích của nhận thức,của lý luận Lý luận hình thành lại là kim chỉ nam soi đường cho hoạt độngthực tiễn Đó là mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn Trong hoạtđộng thực tiễn xã hội, chống tư tưởng coi thường lý luận, “coi khinh lý luận”,tuyệt đối hoá kinh nghiệm thực tiễn dẫn đến bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa

Tuyệt đối hoá vai trò lý luận hoặc tuyệt đối hoá vai trò thực tiễn đều lànhững khuynh hướng tư tưởng cực đoan sai lầm Người đòi hỏi cán bộ cáchmạng muốn làm việc tốt phải nắm vững sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn,coi đó là nguyên tắc, là phương châm trong suy nghĩ và hành động của mình

1.2.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiếp thu và vận dụng sáng tạo lý luận

Mác - Lênin, chống chủ nghĩa giáo điều

Để giải quyết tốt mọi nhiệm vụ của cách mạng đặt ra Đảng ta phải nắm

Trang 13

vững nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin về sự thống nhất giữa lý luận vàthực tiễn Hồ Chí Minh thấy rõ cán bộ, đảng viên của Đảng cần được học tập

lý luận, hiểu lý luận và biết vận dụng lý luận để giải quyết các công việc củacách mạng Người đã đặt ra câu hỏi với cán bộ, đảng viên là vì sao phải họctập lý luận

Người cho rằng, một Đảng mạnh là một Đảng phải có lý luận tiềnphong hướng dẫn Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm kim chỉ nam chohành động của mình, nên đã lãnh đạo cách mạng thu được những thắng lợi to

lớn và căn bản Nhưng mặt khác, vì trình độ lý luận thấp kém, cho nên, đứngtrước nhiệm vụ cách mạng ngày càng mới và phức tạp, trong việc lãnh đạoĐảng ta không khỏi lúng túng, không tránh khỏi sai lầm khuyết điểm; “Đảng tacòn có nhiều nhược điểm mà một trong những nhược điểm lớn là trình độ lý luậncòn thấp kém” Vì vậy công tác tổ chức học tập lý luận, nâng cao trình độ lý luậncho cán bộ, đảng viên là công việc cần thiết và thường xuyên của Đảng

Đảng ta tổ chức học tập lý luận cho cán bộ, đảng viên là để “nâng caotrình độ lý luận của Đảng đặng giải quyết sự đòi hỏi của nhiệm vụ cáchmạng và tình hình thực tế của Đảng ta, để Đảng ta có thể làm tốt hơn công táccủa mình, hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ cách mạng vĩ đại của mình” Muốnthế phải nâng cao trình độ lý luận chung của Đảng, phải tổ chức học tập lý

luận trong Đảng, trước hết là trong những cán bộ cốt cán của Đảng

Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh: “Lý luận phải liên hệ với thực tế” Lýluận rất cần thiết, nhưng học tập, tiếp thu lý luận mà không liên hệ và vậndụng vào thực tiễn thì không có kết quả

Cán bộ, đảng viên học tập nâng cao trình độ lý luận là cốt để áp dụngvào thực tế Khi học tập lý luận thì nhằm mục đích: “Học để vận dụng chứkhông phải học lý luận vì lý luận”

Người làm cách mạng phải nắm vững lý luận cách mạng để hiểu rõ mọihoàn cảnh khó khăn phức tạp, xác định rõ mâu thuẫn nảy sinh và phát triển đểgiải quyết đúng đắn các vấn đề cách mạng đặt ra

Cán bộ, đảng viên tiếp thu và nắm vững lý luận là nắm cái gì?

Hồ Chí Minh chỉ rõ: Học tập chủ nghĩa Mác-Lênin là học tập cái tinhthần xử trí mọi việc, là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác-

Trang 14

Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế ở nước ta Tiếp thu

lý luận Mác-Lênin là tiếp thu những nguyên lý, quy luật chung nhất Từ đó, chúng ta vận dụng, soi sáng vào điều kiện cụ thể của nước mình.

Vì vậy, học tập và vận dụng lý luận Mác-Lênin vào thực tiễn cáchmạng nước ta là tiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo trong hoàn cảnh, điềukiện cụ thể của Việt Nam, phù hợp với đặc điểm riêng của Việt Nam Hồ ChíMinh nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “chúng ta phải học tập chủ nghĩa Mác-Lênin để phân tích và giải quyết các vấn đề cụ thể của cách mạng nước ta,cho hợp với điều kiện đặc biệt của nước ta”

Chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết khoa học và cách mạng, là nền tảng

tư tưởng cho Đảng ta làm cách mạng Nhưng, chủ nghĩa Mác-Lênin khôngphải là hệ thống lý luận khép kín, hoàn chỉnh tuyệt đối, mà nó là hệ thống lýluận mở, luôn được bổ sung và phát triển qua thực tiễn cách mạng sinh động Người còn căn dặn cán bộ, đảng viên học tập và tiếp thu lý luận Mác-

Lênin là tiếp thu cái tinh thần chung, nguyên lý chung, phương pháp luậnchung để định hướng trong suy nghĩ và vận dụng vào thực tiễn cho phù hợpvới hoàn cảnh đặc biệt của nước ta Chống tư tưởng học thuộc lòng câu chữ,sách vở mà không hiểu ý nghĩa, nội dung các nguyên lý chung, các quy luậtchung đó Người nhắc nhở: “Không phải học để thuộc lòng từng câu từngchữ, đem kinh nghiệm của các nước anh em áp dụng một cách máy móc”.Học tập lý luận Mác-Lênin mà chỉ nắm câu chữ, thuộc câu chữ mà không

hiểu sâu sắc nội dung, nguyên lý, quy luật để vận dụng vào thực tế cho phù hợp đó là bệnh giáo điều sách vở, xa thực tế Học kinh nghiệm của nước

khác, địa phương khác, ngành khác mà không phân tích, tiếp thu tinh thầnchung, đem áp dụng một cách dập khuôn máy móc, đó cũng là giáo điều

Người kiên quyết phê phán những cán bộ, đảng viên có tư tưởng lệchlạc trong việc học tập và tiếp thu lý luận Mác-Lênin Người phê phán nhữngcán bộ, đảng viên học tập lý luận theo kiểu học thuộc lòng sách vở, thuộcđược nhiều câu, đọc được nhiều sách lý luận rồi cho mình là giỏi lý luận, kiêucăng, tự mãn Những người như vậy là giáo điều chủ nghĩa, xa rời thực tếkhách quan Họ không phải giỏi lý luận mà thực chất là yếu kém về lý luận, lý

Trang 15

luận suông Do đó, họ thường có biểu hiện lời nói không đi đôi với việc làm.

Trong bài Đạo đức cách mạng, Người đã chỉ rõ: Có đồng chí thuộclòng một số sách vở về chủ nghĩa Mác-Lênin Họ tự cho mình là hiểu biết chủnghĩa Mác-Lênin hơn ai hết Song khi gặp việc thực tế, thì họ hoặc là máymóc, hoặc là lúng túng Lời nói và việc làm của họ không nhất trí Họ họcsách vở Mác-Lênin, nhưng không học tinh thần Mác-Lênin Học để trang sức,chứ không phải để vận dụng vào công việc cách mạng

Người đã chỉ rõ những khuyết điểm của cán bộ ta Người nói: Từ trướctới nay, Đảng ta đã cố gắng liên hệ chặt chẽ chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tếcách mạng Việt Nam Cán bộ và đảng viên ta nói chung đều có phẩm chấtcách mạng tốt đẹp Nhưng chúng ta còn nhiều khuyết điểm như: bệnh chủ

quan, chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa kinh nghiệm

Người mong muốn đào tạo đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng từ thế

hệ này sang thế hệ khác luôn nắm vững những nguyên lý phổ biến của chủnghĩa Mác-Lênin về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, để vận dụng vàothực tế cách mạng Việt Nam một cách sáng tạo

Hồ Chí Minh không những là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, là nhà vănhóa lớn mà còn là người có tư tưởng triết học duy vật biện chứng sâu sắc

Người đã vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận Mác-Lênin trong thực tiễncách mạng Việt Nam Hồ Chí Minh vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa lýluận cách mạng và thực tiễn vào phong trào cách mạng một cách đúng đắn.Người đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi to lớn, đưađất nước ta đi lên con đường chủ nghĩa xã hội phù hợp với xu thế của thời đại

Chương 2 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG CÔNG TÁC LÝ LUẬN

Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 2.1 Tính tất yếu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất

Trang 16

giữa lý luận và thực tiễn trong công tác lý luận

2.1.1 Vận dụng tư tưởng thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nhằm khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều

Tư tưởng về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn mà Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta như một biện pháp cơ bản nhằm ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều

Trên trang bìa của tác phẩm “Đường cách mệnh” - cuốn sách lý luậnđầu tiên dùng để huấn luyện cho thanh niên cách mạng nước ta, năm 1927lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trích ghi luận điểm của V.I.Lênin: “Không có lý luậncách mệnh thì không có cách mệnh vận động… Chỉ có theo lý luận cáchmệnh tiền phong, đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiềnphong”

Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn được Hồ Chí Minh hiểu trên tinhthần biện chứng: thực tiễn cần tới lý luận soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo, hướngdẫn, định hướng để không mắc phải bệnh kinh nghiệm, còn lý luận phải dựatrên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phải luôn liên hệ với thực tiễn, nếukhông sẽ mắc phải bệnh giáo điều Nghĩa là thực tiễn, lý luận cần đến nhau,nương tựa vào nhau, hậu thuẫn, bổ sung cho nhau

Hồ Chí Minh cho rằng, để quán triệt tốt nguyên tắc thống nhất giữa lýluận và thực tiễn nhằm khắc phục bệnh kinh nghiệm thì trước hết cần khắcphục bệnh kém lý luận, bệnh khinh lý luận Bởi lẽ, kém lý luận, khinh lý luận

nhất định sẽ dẫn tới bệnh kinh nghiệm Hơn nữa, không có lý luận thì trong hoạt động thực tiễn người ta dễ chỉ dựa vào kinh nghiệm, dễ dẫn tới tuyệt đối

hóa kinh nghiệm, cho kinh nghiệm là yếu tố quyết định thành công trong hoạtđộng thực tiễn Nếu không có lý luận hay trình độ lý luận thấp sẽ làm chobệnh kinh nghiệm thêm trầm trọng, thêm kéo dài

Thực tế cho thấy, ở nước ta có không ít cán bộ, đảng viên "chỉ bo bogiữ lấy kinh nghiệm lẻ tẻ Họ không hiểu rằng lý luận rất quan trọng cho sựthực hành cách mạng Vì vậy, họ cứ cắm đầu nhắm mắt mà làm, không hiểu

rõ toàn cuộc của cách mạng" Những cán bộ ấy quên rằng, “kinh

nghiệm của họ tuy tốt, nhưng cũng chẳng qua là từng bộ phận mà thôi, chỉ

Trang 17

thiên về một mặt mà thôi Có kinh nghiệm mà không có lý luận cũng như mộtmắt sáng một mắt mờ” Thực chất là họ không hiểu vai trò của lý

luận đối với thực tiễn Theo Hồ Chí Minh, lý luận có vai trò hết sức to lớn đốivới thực tiễn, lý luận “như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng

ta trong công việc thực tế Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt màđi” “Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò

trong đêm tối vừa chậm chạp vừa hay vấp váp” Làm mò mẫm

chính là biểu hiện của bệnh kinh nghiệm Kém lý luận, khinh lý luận khôngchỉ dẫn tới bệnh kinh nghiệm mà còn dẫn tới bệnh giáo điều Bởi lẽ, do kém

lý luận, khinh lý luận nên không hiểu thực chất lý luận, chỉ thuộc câu chữ lýluận và do đó cũng không thể hiểu được bản chất những vấn đề thực tiễn mớinảy sinh Do đó, không vận dụng được lý luận vào giải quyết những vấn đề

thực tiễn mới nảy sinh Nếu có vận dụng thì cũng không sát thực tế không phùhợp với thực tiễn.Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng luôn nhắc nhở rằng, có lý luận rồi thì phải kết hợp chặt chẽ với kinh nghiệm thực tế, liên hệ với thực tiễn nếu không lại mắc phải bệnh lý luận suông, tức bệnh giáo điều Người khẳng định: “Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn).Thực hành cũng như cái đích

để bắn Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên”

Như vậy cũng có nghĩa là lý luận suông, lý luận sách vở thuần túy

“Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế Lý luận mà không áp dụng vàocông việc thực tế là lý luận suông Dù xem được hàng ngàn, hàng vạn quyển

lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựngsách” Do đó, khi vận dụng lý luận vào thực tiễn phải xuất phát từ

thực tiễn, nếu không cũng mắc phải bệnh giáo điều Như vậy, lý luận chỉ có ýnghĩa đính thực khi được vận dụng vào thực tiễn phục vụ thực tiễn, đóng vaitrò soi đường, dẫn đắt, chỉ đạo thực tiễn Đồng thời, khi vận dụng lý luận vàothực tiễn thì phải phù hợp điều kiện thực tiễn Rõ ràng, thống nhất giữa lýluận và thực tiễn ở Hồ Chí Minh phải được hiểu là, thực tiễn - lý luận, lý luận

- thực tiễn luôn hòa quyện, thống nhất với nhau, đòi hỏi nhau, cần đến nhau,tạo tiền đề cho nhau phát triển

Hồ Chí Minh không để lại những tác phẩm chuyên khảo về sự thốngnhất giữa lý luận và thực tiễn, nhưng ở nhiều bài viết, bài nói Người luôn luôn

Trang 18

đề cập tới nguyên tắc cơ bản này bằng nhiều cách nói, cách viết, cách diễn đạtkhác nhau nhằm giúp cán bộ, đảng và quần chúng nhân dân dễ nhớ, dễ hiểu,

dễ vận dụng Cả cuộc đời của Người là tấm gương sáng về việc quán triệtnguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Một trong những biểu hiệnsinh động ấy là, trong hoạt động cách mạng Người luôn luôn sâu sát thực tế,gắn bó với cơ sở, gần gũi với nhân dân

Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ, Đảng viên rằng, quán triệt tốt

nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là góp phần trực tiếp ngăn

ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều Để làm tốt điều này thì một mặt, phải ra sức học tập, nâng cao trình độ lý luận cũng như chuyên môn

nghiệp vụ Mặt khác, phải có phương pháp học tập đúng đắn, học phải đi đôivới hành, lý luận phải liên hệ với thực tế Nếu không, chưa khắc phục đượcbệnh kinh nghiệm thì đã mắc phải bệnh giáo điều, bệnh sách vở Người chỉ rõ,

“Lý luận rất cần thiết, nhưng nếu cách học tập không đúng thì sẽ không cóhiệu quả Do đó, trong lúc học tập lý luận, chúng ta cần nhấn mạnh: Lý luậnphải liên hệ với thực tế” [19, tr.496] Điều quan trọng nữa theo Người là phải

chống giáo điều ngay trong học tập chủ nghĩa Lênin

Theo Hồ Chí Minh, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là “phải học tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin, học tập lập trường, quan điểm và phương pháp của

chủ nghĩa Mác-Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy

mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta” [19, tr.497] “Học tập chủ nghĩa Mác- Lênin là học tập cáitinh thần

xử rí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình, là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta Học để màlàm” [20, tr.292]

Hồ Chí Minh cũng căn dặn cán bộ, đảng viên “học tập lý luận thì nhằm mục đích để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lý luận, hoặc để tạo cho mình một cái vốn lý luận để sau này đưa ra mặc cả với Đảng”[19, 498]

Như vậy, học tập chủ nghĩa Mác-Lênin không phải vì chủ nghĩa

Mác-Lênin, cũng không phải vì học tập thuần túy, càng không phải học tập vì mục đích cá nhân nhằm có cái để mặc cả với tổ chức Học tập trước hết là để

làm người, rồi mới làm cán bộ và phụng sự Tổ quốc, nhân dân, giai cấp Chonên người cán bộ, đảng viên phải có thái độ học tập đúng đắn mới có thể khắcphục được bệnh giáo điều trong nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác-Lênin Tưtưởng này của Hồ Chí Minh cho tới nay vẫn giữ nguyên ý nghĩa lý luận và

Trang 19

thực tiễn đối với chúng ta Người cũng lưu ý rằng, “không nên coi chủ nghĩaMác-Lênin là kinh thánh, là những công thức có sẵn, cứng nhắc” [18, tr.247].

Có như vậy thì việc nghiên cứu, học tập vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin mới

có hiệu quả

Cùng với việc chống giáo điều trong học tập chủ nghĩa Mác-Lênin thìcòn phải chống giáo điều trong vận dụng lý luận cũng như kinh nghiệm củanước khác, ngành khác Người căn dặn cán bộ, đảng viên: "Không chú trọngđến đặc điểm của dân tộc mình trong khi học tập kinh nghiệm của các nướcanh em, là sai lầm nghiêm trọng, là phạm chủ nghĩa giáo điều [19, tr.449] Đểchống cả hai loại giáo điều này, theo Hồ Chí Minh thì biện pháp cơ bản làphải gắn lý luận với thực tiễn cách mạng nước nhà Học phải đi đôi với hành,

lý luận phải liên hệ với thực tiễn cách mạng, khi vận dụng kinh nghiệm và lýluận phải xuất phát từ thực tiễn nước nhà Người cũng nhấn mạnh rằng, cùngvới việc chống bệnh giáo điều thì phải đề phòng, ngăn ngừa chủ nghĩa xét lại.Bởi lẽ, nếu không có quan điểm đúng đắn trong việc quán triệt nguyên tắcthống nhất giữa lý luận và thực tiễn thì người ta dễ nhấn mạnh thái quá nhữngđặc điểm dân tộc để phủ nhận những giá trị phổ biến của chủ nghĩa Mác -Lênin "Nhưng nếu quá nhấn mạnh đặc điểm dân tộc để phủ nhận giá trị phổbiến của những kinh nghiệm lớn, cơ bản của các nước anh em, thì sẽ mắc sailầm nghiêm trọng của chủ nghĩa xét lại” [19, tr.449] Đồng thời, Người cònnhắc nhở cán bộ, đảng viên phải biết dùng lý luận đã học được để tổng kếtkinh nghiệm thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công tác “… công việc gì bất

kỳ thành công hoặc thất bại, chúng ta cần nghiên cứu cội rễ, phân tách thật rõ

ràng rồi kết luận Kết luận đó sẽ là cái chìa khóa phát triển công việc và đểgiúp cho cán bộ tiến tới" [17, tr.243] Người còn nhấn mạnh: “ cần phảinghiên cứu kinh nghiệm cũ để giúp cho thực hành mới, lại đem thực hànhmới để phát triển kinh nghiệm cũ, làm cho nó đầy đủ dồi dào thêm" [17,tr.417] Đó chính là quá trình tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, đúc rút kinhnghiệm để bổ sung, hoàn thiện, phát triển lý luận Làm được như vậy cũng cónghĩa là làm cho lý luận cần được “bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ

Trang 20

trong thực tiễn sinh động” [19, tr.496] Đồng thời, thực tiễn mới sẽ được chỉđạo, soi đường, dẫn dắt bởi lý luận mới Cứ như vậy, lý luận luôn được bổsung, hoàn thiện, phát triển bởi những kết luận mới được rút ra từ tổng kết thực tiễn Còn thực tiễn luôn được chỉ đạo, soi đường dẫn dắt bởi lý luận đã

được bổ sung bằng những kinh nghiệm thực tiễn mới Đây là biểu hiện sinhđộng của việc quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn ở HồChí Minh “Làm như thế theo Người là tổng kết để làm cho nhận thức củachúng ta đối với các vấn đề đó được nâng cao hơn và công tác có kết quảhơn" [19, tr.498]

Qua những nhận định ở trên, chúng ta thấy rằng, để quán triệt tốtnguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nhằm ngăn ngừa, khắc phụcbệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều có hiệu quả thì phải không ngừng họctập lý luận, nâng cao trình độ lý luận Khi có lý luận thì phải vận dụng vàothực tiễn, phải biết tổng kết thực tiễn để làm giàu lý luận bằng những kinhnghiệm thực tiễn mới Chỉ thông qua quy trình như vậy thì lý luận mới gắnvới thực tiễn, mới không trở thành giáo điều Đồng thời thực tiễn mới sẽ đượcchỉ đạo bồi lý luận sẽ không bị mò mẫm, vấp váp, hay chệch hướng Như vậythì bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều cũng không còn chỗ đứng

Tư tưởng Hồ Chí Minh về thống nhất giữa lý luận và thực tiễn như mộtbiện pháp cơ bản để ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáođiều có ý nghĩa hết sức to lớn hiện nay, khi mà chúng ta đang tìm lời giải đápcho nhiều vấn đề thực tiễn đổi mới đặt ra Bởi lẽ, để tìm lời giải cho nhữngvấn đề đó chúng ta phải tìm ở cả trong chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh cũng như ở chính thực tiễn đổi mới hiện nay ở nước ta Nghĩa là phảibằng phương pháp, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh tổng kết những vấn đề thực tiễn hôm nay một cách có lý luận

2.1.2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất lý luận và

thực tiễn nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam

Nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam đòi hỏiphải nhận thức sâu sắc và vận dụng linh hoạt tư tưởng Hồ Chí Minh về sựthống nhất giữa lý luận và thực tiễn qua những nội dung sau:

Trang 21

Thứ nhất, về vấn đề học tập và vận dụng kinh nghiệm của các nước xã

hội chủ nghĩa khác

Về vấn đề này Hồ Chí Minh viết: “muốn giải quyết tốt những vấn đề

đó, muốn đỡ bớt mò mẫm, muốn đỡ phạm sai lầm, thì chúng ta phải học tậpkinh nghiệm của các nước anh em và áp dụng những kinh nghiệm đó mộtcách sáng tạo” [19, tr.496] Người nhấn mạnh tính sáng tạo trong học tập vàvận dụng những kinh nghiệm nước ngoài, bởi “nước ta có những đặc điểmriêng của nước ta” Nguyên tắc lý luận liên hệ với thực tế đòi hỏi phải có sựkết hợp biện chứng giữa việc chú trọng đặc điểm riêng của dân tộc với giá trịphổ biến trong kinh nghiệm các nước Theo Người: “không chú trọng đến đặcđiểm của dân tộc mình trong khi học tập kinh nghiệm của các nước anh em, làsai lầm nghiêm trọng, là phạm chủ nghĩa giáo điều Nhưng nếu quá nhấnmạnh đặc điểm dân tộc để phủ nhận giá trị phổ biến của những kinh nghiệm

lớn, cơ bản của các nước anh em, thì sẽ mắc sai lầm nghiêm trọng của chủnghĩa xét lại…Chúng ta phải khắc phục bệnh giáo điều đồng thời phải đềphòng chủ nghĩa xét lại” [19, tr.499]

Vì vậy, học tập và vận dụng lý luận Mác-Lênin vào thực tiễn cáchmạng nước ta là tiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo trong hoàn cảnh, điềukiện cụ thể của Việt Nam, phù hợp với đặc điểm riêng của Việt Nam Hồ ChíMinh nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “chúng ta phải học tập chủ nghĩa Mác-Lênin để phân tích và giải quyết các vấn đề cụ thể của cách mạng nước ta,cho hợp với điều kiện đặc biệt của nước ta”

Chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết khoa học và cách mạng, là nền tảng

tư tưởng cho Đảng ta làm cách mạng Nhưng, chủ nghĩa Mác-Lênin khôngphải là hệ thống lý luận khép kín, hoàn chỉnh tuyệt đối, mà nó là hệ thống lýluận mở, luôn được bổ sung và phát triển qua thực tiễn cách mạng sinh động

Lý luận Mác-Lênin cũng không phải là những khuôn mẫu cứng nhắc ở cáclĩnh vực cụ thể cho tất cả các nước và các dân tộc ở các thời đại khác nhau.Chính vì vậy, Hồ Chí Minh đã nhắc lại lời dạy của Lênin rằng: Lý luận cáchmạng không phải là giáo điều, nó là kim chỉ nam cho hành động cách mạng;

Ngày đăng: 20/06/2016, 22:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2005), Nhiệm vụ và giải phá ptăng cường công tác tư tưởng trong tình hình hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiệm vụ và giải pháp"tăng cường công tác tư tưởng trong tình hình hiện nay
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốcgia
Năm: 2005
3. Nguyễn Đức Bình (2011), “Về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số 829 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về công tác lý luận trong giai đoạn hiệnnay”," Tạp chí Cộng sản
Tác giả: Nguyễn Đức Bình
Năm: 2011
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toà nquốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn"quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
5. Nguyễn Khoa Điềm (2002), “Nghiêm túc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương V về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới”, Tạp chí Cộng sản, số 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiêm túc triển khai thực hiện Nghịquyết Trung ương V về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trongtình hình mới
Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm
Năm: 2002
7. V.I.Lênin: Toàn tập (2006), tập 6, Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: V.I.Lênin: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
8. V.I.Lênin: Toàn tập (2006), tập 29, Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: V.I.Lênin: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
9. C.Mác - Ph.Ăngghen: Toàn tập (2006), tập 20, Nxb Chính trị quốc gia.10. Đường cách mệnh… Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác - Ph.Ăngghen: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia.10. Đường cách mệnh…
Năm: 2006
10. Hồ Chí Minh: Toàn tập (1996), tập 2, Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
11. Hồ Chí Minh: Toàn tập (1996), tập 5, Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
12. Hồ Chí Minh: Toàn tập (1996), tập 6, Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
13. Hồ Chí Minh: Toàn tập (1996), tập 8, Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
14. Hồ Chí Minh: Toàn tập (1996), tập 9, Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
15. Hồ Chí Minh: Toàn tập (1996), tập 10, Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
16. Hồ Chí Minh: Toàn tập (1996), tập 12, Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
2. Hoàng Chí Bảo (2003), Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học xã hội, số 1(59) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w