- Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối, tỷ giá hối đoái được chia thành: tỷ giá mở cửavà tỷ giá đóng cửa; tỷ giá giao ngay spot và tỷ giá kỳ hạn forwards.- Căn cứ vào chế độ quản lí tỷ
Trang 12 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 1
3 Kết cấu đề tài: 1
PHẦN 2: NỘI DUNG 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÍ THUYẾT 2
1 Một số khái niệm về lãi suất và tỷ giá 2
1.1 Khái niệm, phân loại và các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất 2
1.2 Khái niệm, phân loại và các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái 4
2 Tự do hóa tài chính 5
2.1 Sơ lược về tài chính kiềm chế 5
2.2 Tự do hóa tài chính 6
2.2.1 Khái niệm 6
2.2.2 Lộ trình tự do hóa tài chính 6
2.2.3 Vai trò của tự do hóa tài chính trong nền kinh tế 7
2.2.4 Những hạn chế của tự do hóa tài chính 8
CHƯƠNG II: TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH NÀY ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT, TỶ GIÁ VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY8 1 Quá trình tự do hóa ở Việt Nam từ năm 2000 8
2 Ảnh hưởng của tự do hóa tài chính đến biến động lãi suất của Việt Nam 12
2.1 Tổng quan tình hình lãi suất chủ chốt của Việt Nam giai đoạn 2000 đến 2012 13
2.2 Tự do hóa lãi suất từng bước từ năm 2000 đến nay 14
2.2.1 Giai đoạn từ 1/1996-7/2000 14
2.2.2 Giai đoạn từ tháng 8/2000 đến tháng 6/2002 14
2.2.3 Giai đoạn tháng 7/2002 đến tháng 06/2007 16
2.2.4 Giai đoạn nửa sau 2007 đến năm 2008 19
2.2.5 Giai đoạn từ năm 2009 đến 2012 21
2.3 Nguyên nhân biến động lãi suất mạnh trong giai đoạn 2000 – 2012 24
Trang 23 Biến động tỷ giá trong quá trình tự do hóa tài chính ở Việt Nam 25
3.1 Tình hình biến động tỷ giá giai đoạn 2000 – 2013 25
3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động tỷ giá ở Việt Nam 30
3.2.1 Định hướng điều hành kiểm soát tỷ giá của chính phủ 30
3.2.2 Tình hình biến động của các yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, nợ nước ngoài, đầu tư nước ngoài… 31
3.2.3 Diễn biến trên thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối và cung cầu ngoại tệ 33
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34
1 Đánh giá hiệu quả của chính sách lãi suất và tỷ giá của Việt Nam dưới tác động của tự do hóa tài chính 34
2 Kiến nghị 36
2.1 Về chính sách lãi suất 36
2.1.1 NHNN nên khống chế trần lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng 36
2.2.2 Tiến dần đến việc giảm lãi suất USD về ngưỡng 0%/năm 37
2.2.3 Tiến tới áp dụng trần lãi suất cho vay thay vì áp dụng trần lãi suất huy động 37
2.2.4 Xây dựng hệ thống ngân hàng có năng lực 38
2.2.5 Hướng tới chính sách lạm phát mục tiêu trong dài hạn (ITP) 38
2.2.6 Kết hợp với chính sách tỷ giá 38
2.3 Chính sách tỷ giá 39
2.3.1 Đa dạng hóa đồng ngoại tệ chủ đạo 39
2.3.2 Nên cân nhắc chuyển đổi sang chế độ tỷ giá linh hoạt và chính sách lạm phát mục tiêu
39 2.3.3 Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng tài chính 39
2.3.4 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản về chính sách quản lý ngoại hối và luật hóa các hoạt động trên thị trường ngoại hối 39
3 KẾT LUẬN 40
Trang 3PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi thực hiện chính sách mở cửa, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiếnđáng kể trong việc ổn định và phát triển trên cơ sở từng bước thâm nhập vào nền kinh tế thếgiới Việc chính thức gia nhập hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (năm 1995) kèm theo lànhững cam kết tham gia khu vực mậu dịch tự do châu Á (AFTA) và việc ký kết hiệp địnhthương mại Việt - Mỹ là những mốc sự kiện lịch sử quan trọng trong tiến trình gia nhập tổchức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam và sắp tới là việc ký kết hiệp định thươngmại xuyên Thái Bình Dương (TPP) Theo đà phát triển đó, Việt Nam sẽ phải mở cửa thịtrường ở hầu hết các lĩnh vực, trong đó có thị trường tài chính nơi mà tỷ giá và lãi suất đóngmột vai trò rất quan trọng Việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của quá trình mở cửa thị trườngnày đến sự biến động tỷ giá và lãi suất trở nên rất cần thiết nhằm đưa ra những giải pháp kịpthời cho những khó khăn cũng như định hướng cho một quá trình hội nhập an toàn và pháttriển của Việt Nam chúng ta
2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Đề tài: “ Khảo sát biến động của lãi suất/tỷ giá trong quá trình tự do hóa tài chính
ở Việt Nam” nhằm tìm hiểu về sự ảnh hưởng của quá trình tự do hóa tài chính đến biến
động lãi suất, tỷ giá ở nước ta thông qua việc phân tích xem xét quá trình và lộ trình tự dohóa tài chính tại Việt Nam, những mặt tích cực cũng như hạn chế trong giai đoạn từ năm
2000 đến nay, cụ thể là tìm hiểu biến động của lãi suất, tỷ giá và phân tích những nguyênnhân gây ra Từ đó, rút ra bài học cho tiến trình mở cửa thị trường tài chính của Việt Nam vàđưa ra một số giải pháp, kiến nghị trong thời gian sắp tới
3 Kết cấu đề tài:
Chương 1: Tổng quan lý thuyết
Chương 2: Tự do hóa tài chính và ảnh hưởng của quá trình này đến sự biến động Lãi suất/
Tỷ giá của Việt Nam
Chương 3: Kết luận và một số kiến nghị
Trang 4Với kiến thức còn hạn chế, đề tài chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót Rất mong nhậnđược sự góp ý của cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn Nhóm xin chân thành cám ơn.
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÍ THUYẾT
1 Một số khái niệm về lãi suất và tỷ giá
1.1 Khái niệm, phân loại và các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất.
1.1.1 Khái niệm về lãi suất
Lãi suất là giá cả mà người đi vay phải trả cho việc sử dụng vốn của người cho vay,trong một khoảng thời gian nhất định Nếu gọi số tiền vay là tiền gốc thì một tỉ lệ phần trăm
tính trên số tiền gốc mà người đi vay phải trả cho người cho vay được gọi là lãi suất.
1.1.2 Phân loại lãi suất.
Căn cứ vào giá trị thực tiền lãi thu được, lãi suất được chia thành:
- Lãi suất danh nghĩa: là loại lãi suất phải thanh toán Giả sử, một hộ gia đình gửi tiền
tiết kiệm 100 đôla vào ngân hàng với kì hạn 1 năm và mức tiền lãi là 10 đôla Vào cuốinăm số dư của họ là 110 đôla Trong trường hợp này, lãi suất danh nghĩa là 10%/năm
- Lãi suất thực: là loại lãi suất đo lường sức mua của tiền lãi nhận được, lãi suất thực
được tính toán bằng việc điều chỉnh lãi suất danh nghĩa có tính đến lạm phát Giả sử lạmphát của nền kinh tế là 10%/năm, như vậy số tiền 110 đôla vào cuối năm chỉ mua đượcmột số lượng hàng hóa tương đương 100 đôla ở đầu năm Trong trường hợp này, lãi suấtthực bằng 0
Căn cứ vào tính chất của các khoản vay, có thể chia lãi suất ra thành:
- Lãi suất tiền gửi ngân hàng: là loại lãi suất mà các ngân hàng trả cho các khoản tiền
gửi vào ngân hàng Lãi suất tiền gửi ngân hàng có nhiều mức khác nhau tùy thuộc vàocác loại tiền gửi: không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiết kiệm…Trật tự lãi suất tiền gửi được hìnhthành theo nguyên tắc: lãi suất tiền gửi có kỳ hạn > lãi suất tiền gửi không kỳ hạn
- Lãi suất tín dụng ngân hàng: là loại lãi suất mà người vay vốn phải trả cho ngân hàng
khi vay vốn từ ngân hàng Lãi suất tín dụng ngân hàng có nhiều loại tùy theo các loạihình vay: ngắn hạn, dài hạn; có tài sản đảm bảo, không có tài sản đảm bảo…Về nguyên
Trang 5tắc lãi suất tín dụng ngân hàng lớn hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng; lãi suất cho vay dàihạn lớn hơn lãi suất cho vay ngắn hạn; lãi suất cho vay tiêu dùng lớn hơn lãi suất cho vaysản xuất kinh doanh.
- Lãi suất chiết khấu: là lãi suất được các ngân hàng áp dụng khi cho khách hàng vay nợ
dưới hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá khi chưa đến kỳ hạn thanh toán Lãi suấtchiết khấu được tính theo tỉ lệ phần trăm trên mệnh giá của giấy tờ có giá và được khấutrừ ngay khi ngân hàng cho khách vay Vậy, lãi suất chiết khấu là loại lãi suất trả trước
mà người đi vay trả trước cho ngân hàng trước khi sử dụng tiền vay
- Lãi suất tái chiết khấu: Là lãi suất được ngân hàng trung ương (NHTW) áp dụng khi
cho các ngân hàng thương mại (NHTM) vay dưới hình thức chiết khấu các giấy tờ có giákhi chưa đến kỳ hạn thanh toán Lãi suất tái chiết khấu được tính theo tỉ lệ phần trăm trênmệnh giá của giấy tờ có giá và được khấu trừ ngay khi cho các NHTM vay
- Lãi suất tái cấp vốn: là dạng lãi suất cũng gần giống như lãi suất tái chiết khấu nhưng
đối tượng ở đây là các khoản cho vay của các NHTM, và sau đó họ bán lại các khoảnnày cho NHTW để đổi lấy lượng tiền mặt
- Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất cho vay giữa các ngân hàng thương mại trên thị
trường liên ngân hàng Lãi suất liên ngân hàng được hình thành theo quan hệ cung cầuvốn vay trên thị trường liên ngân hàng Lãi suất này chịu sự chi phối bởi lãi suất tái chiếtkhấu
- Lãi suất cơ bản: Là lãi suất được ngân hàng thương mại sử dụng để xây dựng lãi suất
kinh doanh Hiện có nhiều tranh luận về lãi suất cơ bản Mỗi quốc gia có quy định về lãisuất cơ bản khác nhau
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất thị trường
Cung – cầu trái phiếu và quỹ cho vay
Lãi suất thị trường được quyết định bởi quan hệ cung cầu trái phiếu và quỹ cho vay
Để xem xét lãi suất thiết lập như thế nào, người ta tập trung vào phân tích sự thay đổi cungcầu trái phiếu và quỹ cho vay
Trang 6- Đường cầu: Đường cầu trái phiếu phản ánh mối quan hệ giữa giá cả trái phiếu và số
lượng trái phiếu mà người cho vay mua
- Đường cung: Đường cung trái phiếu miêu tả khối lượng trái phiếu được cung cấp bởi
người đi vay tương ứng với các mức giá khác nhau
- Điểm cân bằng: Để xác định điểm cân bằng, chúng ta cho đường cung và đường cầu trái phiếu cũng như đường cung và đường cầu quỹ cho vay cắt nhau.
Sự thay đổi lãi suất thị trường:
- Các nhân tố cơ bản làm thay đổi đường cầu trái phiếu và quỹ cho vay gồm có: thu nhập
bình quân, lợi tức và lạm phát kì vọng, rủi ro, tính lỏng và chi phí thông tin
- Các nhân tố cơ bản làm thay đổi đường cung trái phiếu và quỹ cho vay gồm có: lợi
nhuận kì vọng của vốn đầu tư, chính sách thuế, lạm phát kì vọng và vay nợ của chínhphủ
1.2 Khái niệm, phân loại và các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
1.2.1 Khái niệm về tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là hệ số quy đổi của một đồng tiền nước này sang đồng tiền khác.Hay cách khác, tỷ giá hối đoái là giá cả đơn vị tiền tệ của một nước được biểu hiện bằngkhối lượng các đơn vị tiền tệ nước ngoài
1.2.2 Phân loại tỷ giá hối đoái
- Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, tỷ giá hối đoái được chia ra thành tỷ giá
mua vào và tỷ giá bán ra
- Căn cứ vào phương diện thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái được chia ra thành tỷ giá tiền
mặt và tỷ giá chuyển khoản
- Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối, tỷ giá hối đoái được chia thành: tỷ giá mở cửa
và tỷ giá đóng cửa; tỷ giá giao ngay (spot) và tỷ giá kỳ hạn (forwards)
- Căn cứ vào chế độ quản lí tỷ giá, tỷ giá hối đoái được chia ra thành tỷ giá chính thức và
tỷ giá thị trường
- Căn cứ vào mối quan hệ tỷ giá với chỉ số lạm phát, tỷ giá hối đoái được chia ra thành tỷ
giá danh nghĩa và tỷ giá thực
Trang 71.2.3 Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái
- Trong dài hạn: mức giá cả hàng hóa, hàng rào thương mại, sở thích hàng nội so với hàng
ngoại, năng suất lao động
- Trong ngắn hạn: sự thay đổi lãi suất tiền gởi ngoại tệ và tiền gởi nội tệ
Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ và yếu tốtâm lý thị trường cũng ảnh hưởng đến biến động tỷ giá hối đoái
2 Tự do hóa tài chính
2.1 Sơ lược về tài chính kiềm chế
Kiềm chế tài chính là khái niệm để chỉ luật và chính sách của chính phủ hoặc nhữngbiện pháp phi thị trường nhằm ngăn chặn các tổ chức trung gian tài chính của một kinh nềnkinh tế vận hành tối đa năng lực- Nhà nước kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của hệ thốngtài chính Các chính sách dùng trong việc kiềm chế tài chính bao gồm trần lãi suất, yêu cầu
về tỷ lệ thanh khoản, nhu cầu dự trữ cao của các ngân hàng, kiểm soát vốn, ngăn chặn giớihạn việc gia nhập khu vực tài chính, trần tín dụng hoặc những biện pháp hạn chế phân phốitín dụng, quyền sở hữu hoặc chi phối nhà nước đối với các ngân hàng Các nhà kinh tế họcthường tranh luận rằng kiềm chế tài chính sẽ ngăn cản việc phân phối hiệu quả nguồn vốn và
từ đó làm suy yếu sự phát triển kinh tế
Do kiềm chế tài chính dẫn đến việc phân phối kém hiệu quả ngồn vốn, làm tăng chiphí tài chính trung gian và tỷ lệ lãi từ tiết kiệm thấp, rõ ràng trên lý thuyết điều đó làm cảntrở sự phát triển Những phát hiện dựa trên kinh nghiệm về tính hiệu quả của việc xóa bỏkiềm chế tài chính, ví dụ tự do hóa tài chính đã ủng hộ quan điểm này
Những ảnh hưởng không tốt từ kiềm chế tài chính lên sự phát triển của nền kinh tếkhông hiển nhiên có nghĩa là những quốc gia nên lựa chọn chính sách phát triển thị trườngtài chính tự do và loại bỏ tất cả nguyên tắc và sự kiểm soát đã tạo nên kiềm chế tài chính.Nhiều nước đang phát triển đã giải phóng thị trường tài chính trải qua những cuộc khủnghoảng một phần vì những cú sốc bên ngoài do tự do tài chính gây ra Tự do tài chính có thểtạo ra bất ổn trong ngắn hạn và tăng trưởng trong dài hạn Đồng thời, do thị trường khônghoàn hảo và tính bất đối xứng của thông tin, việc xóa bỏ tất cả quy định tài chính công cộng
Trang 8có thể không tạo ra một môi trường tối ưu cho phát triển tài chính Một biện pháp thay thếđối với việc giám sát tài chính có thể là một hệ thống các quy định mới nhằm đảm bảo cạnhtranh và những quy định cũng như việc giám sát cẩn trọng.
Tự do hóa tài chính bao gồm tự do hóa tài chính trong nước và tự do hóa tài chính vớinước ngoài Tự do hóa tài chính trong nước là cho phép các tổ chức tài chính trong nước tự
do thực hiện các dịch vụ tài chính theo nguyên tắc thị trường, các thị trường tài chính trongnước được khuyến khích phát triển, các công cụ chính sách tiền tệ được điều hành theo tínhiệu thị trường Tự do hóa tài chính với nước ngoài bao gồm tự do hóa giao dịch vãng lai và
tự do hóa giao dịch vốn
2.2.2 Lộ trình tự do hóa tài chính
Nội dung của tự do hóa tài chính bao gồm: tự do hóa giá cả và tự do hóa thương mại;
tự do hóa hoạt động tài chính, tiền tệ; tự do hóa lãi suất, tỷ giá… Các nội dung trên có mốiquan hệ hữu cơ với nhau song không thể thực hiện đồng bộ mà cần xác định theo lộ trìnhthích hợp tùy tình hình mỗi nước Đối với các nước đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường
có thể đi theo lộ trình sau:
1) Tự do hóa giá cả
2) Tự do hóa nội thương
3) Tự do hóa ngoại thương
4) Tự do hóa đầu tư
5) Tự do hóa tỷ giá, lãi suất, các giao dịch trên các tài khoản vốn
Điều kiện của quá trình tự do hóa tài chính:
Trang 9- Nhà nước có vai trò làm phù hợp về mục tiêu, giải pháp của các chính sách kinh tế vĩ
mô
- Sự vững mạnh của các chế định tài chính và thị trường tiền tệ cùng sự phát triển của thị
trường vốn
- Phải có hệ thống thiết chế an toàn và giám sát tài chính.
- Hệ thống thanh toán ngân hàng, dịch vụ hỗ trợ thị trường được hiện đại hóa
- Năng lực điều hành chính sách tài chính, tiền tệ theo nguyên tắc thị trường được nâng
cao
- Có trình tự và lộ trình tự do hóa tài chính phù hợp.
2.2.3 Vai trò của tự do hóa tài chính trong nền kinh tế
Nhìn từ góc độ kinh tế, hoạt động dịch vụ tài chính cũng giống như các hoạt độngtrao đổi mua bán các hàng hoá và dịch vụ khác, có thể có những tác động tích cực đến thunhập và sự tăng trưởng của tất cả các đối tác tham gia Lợi ích của việc tự do hoá các hoạtđộng thương mại trong lĩnh vực dịch vụ tài chính có thể có được nhìn nhận trên một số giác
độ sau:
- Tăng thêm áp lực cạnh tranh làm cho khu vực dịch vụ tài chính hoạt động có hiệu quả và
ổn định hơn, đồng thời giúp các tổ chức tài chính nội địa có điều kiện cải thiện năng lựcquản lý
- Tăng thêm chất lượng các dịch vụ tài chính được cung cấp (do sự độc quyền bị loại bỏ).
Người tiêu dùng có thể được hưởng những sản phẩm dịch vụ mới, đa dạng, tiện ích vớichi phí và thời gian ít nhất
- Tự do hoá các dịch vụ tài chính đem đến nhiều cơ hội cho việc chuyển giao công nghệ
và làm giảm thiểu những rủi ro có tính hệ thống
- Tạo điều kiện cho việc thiết lập một chính sách kinh tế vĩ mô có hiệu quả hơn phù hợp
với những điều kiện trong một nền kinh tế mở, trên cơ sở đó thực hiện phân phối nguồnlực một cách có hiệu quả trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế kinh tế trong nước và thế giới
Trang 102.2.4 Những hạn chế của tự do hóa tài chính
Tiềm năng lợi ích của tự do hoá tài chính là rất lớn, tuy nhiên tự do hoá tài chínhcũng cố những hạn chế nhất thiết phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, đặc biệt trong điều kiện
xu thế tự do hoá tài chính cũng mới chỉ dừng lại ở những bước đi ban dầu Những hạn chếcủa tự do hoá tài chính thông thường được nhìn nhận trên hai giác độ:
- Thứ nhất, tự do hoá tài chính có thể làm tăng thêm khả năng gây ra khủng hoảng tài
chính nếu tiến trình tự do hoá được thực hiện một cách nôn nóng, sai trình tự hoặc thiếuđồng bộ trong các biện pháp quản lý vĩ mô ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế
- Thứ hai, tài chính thường được coi là công cụ quản lý chiến lược và là lĩnh vực đặc biệt
cần được nắm giữ bởi nhà nước để tập trung thực hiện những mục đích quan trọng củamột quốc gia Việc mở cửa thị trường tài chính có thể có nguy cơ làm xao nhãng hoặcthiếu tập trung trong việc điều hành để thực hiện những mục tiêu đó vì các tổ chức,doanh nghiệp nước ngoài sẽ không quan tâm đến một mục đích nào khác hơn là mụcđích lợi nhuận
Đặc biệt, trong điều kiện hệ thống tài chính nội địa có khả năng cạnh tranh kém, nềntài chính có nguy cơ bị thống trị bởi các tổ chức, doanh nghiệp tài chính nước ngoài thìquyền lực kiểm soát, khống chế và điều khiển thị trường tài chính của nhà nước sẽ dần bịthu hẹp lại, và do đó có thể phương hại đến mục tiêu chiến lược của quốc gia Hơn nữa, việc
mở cửa thị trường tài chính nếu không được chuẩn bị kỹ lưỡng có thể sẽ dẫn đến nhiều hiệntượng tiêu cực, thiếu lành mạnh như lừa đảo, phá sản, đổ vỡ gây thiệt hại đến lợi ích củangười tiêu dùng
CHƯƠNG II: TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH NÀY ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT, TỶ GIÁ VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY
1 Quá trình tự do hóa ở Việt Nam từ năm 2000
Trên bước đường hội nhập, Việt Nam đã từng bước mở cửa các thị trường, trong đó
có thị trường tài chính với quá trình tự do hóa của nó Lộ trình thực hiện tự do hóa tài chínhViệt Nam được tiến hành từng bước như sau:
Trang 11- Tự do hóa giá cả: những năm cuối thập niên 80 với nghị quyết của đại hội lần thứ 5 của
Đảng đã xóa bỏ nền kinh tế bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường.`
- Tự do hóa nội thương: đồng thời với tự do hoá giá cả, Việt Nam đã thực hiện hóa bỏ
ngăn sông cấm chợ, tự do hóa nội thương
- Tự do hóa ngoại thương: từng bước Việt Nam hòa nhập, thúc đẩy các hoạt động thương
mại trong khu vực và trên quốc tế
- Tự do hóa đầu tư: Việt Nam đã thực hiện thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài.
- Tự do hóa tỷ giá, lãi suất ,các giao dịch trên tài khoản vốn
Hiện nay Việt Nam đang thực hiện hoàn thiện bước xúc tiến cho các giao dịch trêncác tài khoản vốn, giúp cho tỷ giá và lãi suất được hình thành đúng nghĩa theo xu thế thịtrường Các công cụ được áp dụng cụ thể như sau:
1.1 Kiểm soát về thuế
- Trước năm 2003, nguồn thu từ thuế nhập khẩu của nước ta chiếm tỷ trọng tới 25% tổng
nguồn thu thuế cho đến năm 2003 Việt Nam gia nhập khu vực mậu dịch Asean (AFTA)
- Từ năm 2003 – 2006, thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan các nguồn hàng từ các nước
trong Asean vào Việt Nam và hưởng các ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu hàng hóa sangkhu vực này
- Hiện nay Việt Nam đã dần dần từng bước giảm thuế nhập khẩu còn khoảng từ 10 –
12.5% tỷ trọng nguồn thu thuế
Để chống đỡ vấn đề giảm nguồn thu từ thuế này, Việt Nam đang thực hiện cải cáchthuế, tăng thuế từ các nguồn thu trong nước như thuế thu nhập cá nhân, triển khai thu thuếbảo vệ môi trường, thuế tài nguyên…
1.2 Xóa bỏ kiểm soát lãi suất
- Những năm 1990 – 1995, Việt Nam áp dụng chính sách lãi suất áp đặt chống lạm phát.
Cứ mỗi 3 tháng, ngân hàng nhà nước (NHNN) áp khung lãi suất vào hoạt động kinhdoanh tiền tệ quy định rõ sàn lãi suất tiền gửi và trần lãi suất cho vay buộc các tổ chứctín dụng chấp hành và không được tự chủ hoàn toàn trong việc xây dựng chính sách lãisuất trong kinh doanh của mình
Trang 12- Năm 1996, NHNN đã bước đầu thực hiện tự do hóa lãi suất huy động (lãi suất đầu vào
của NHTM) và linh hoạt trần lãi suất cho vay (lãi suất đầu ra) khống chế biên độ giaođộng với biên độ chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào là 0.35%/tháng
- Năm 1998, theo quyết định 39/1998/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN, trần lãi suất cho
vay đã tăng thêm từ 1%/tháng lên 1.2%/tháng tạo cơ sở để các tổ chức tín dụng tăng lãisuất huy động vốn tương ứng, tạo điều kiện huy động vốn đủ đáp ứng nhu cầu cho vay,phát triển kinh tế xã hội
- Năm 2000, NHNN ban hành lãi suất cơ bản kèm biên độ làm căn cứ tham khảo cho các
NHTM Mức lãi suất này được NHNN quy định hàng tháng hoặc kịp thời tùy theo diễnbiến thị trường
- Năm 2002, thực hiện lãi suất thỏa thuận áp dụng với hình thức vay bằng ngoại tệ và sau
đó là hoạt động tín dụng trong nước Cho phép các ngân hàng được định lãi suất cho vay
và lãi suất huy động của mình
- Năm 2006, NHNN được củng cố dần vai trò trên thị trường liên ngân hàng, qua đó hình
thành lãi suất liên ngân hàng, tăng giảm dựa trên biến động của thị trường
- Năm 2008, lạm phát trở lại trên 20% khiến cuộc chiến lãi suất của các NHTM bùng dậy,
biểu hiện đầu tiên là sự leo thang của lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng vớicác kỷ lục 20%, 25% liên tục bị đánh đổ, và đỉnh điểm là mức 27%/năm… Các NHTMgia tăng dần lãi suất huy động để níu giữ nguồn vốn và tăng cường huy động vốn
Để chấm dứt cuộc chiến về lãi suất này, NHNN khống chế trần lãi suất đầu ra, quyđịnh NHTM không được phép cho vay quá 150% mức lãi suất cơ bản Chính sách này bị cácnhà tài chính phản bác vì NHNN đã áp dụng chính luật dân sự về cho vay nặng lãi – lấy điềukhoản của thị trường phi chính thức áp dụng cho thị trường chính thức trong khi 2 thị trườngnày có những chế định riêng Thời gian này lãi suất cơ bản có khi tăng đến mức 14% vàđược điều tiết giảm dần để thực hiện chống lạm phát
Từ những ảnh hưởng khủng hoảng trên thế giới, sản xuất kinh doanh trong nước rơivào khó khăn Đây là năm thứ hai trong quãng 8 năm qua lãi suất huy động đồng Việt Nam
Trang 13(VND) tương đối ổn định quanh 9%/năm, cũng là năm có chính sách cấp bù lãi suất kíchcầu của chính phủ.
- Năm 2010, NHNN đã ban hành thông tư số 07/2010/TT-NHNN cho phép các ngân hàng
được phép áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận với các khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầuvốn sản xuất kinh doanh và cho vay tiêu dùng thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụngthẻ tín dụng
- Năm 2011, trong bối cảnh lạm phát tăng cao, các mức lãi suất điều hành được điều chỉnh
tăng phù hợp với chính sách tiền tệ chặt chẽ để kiểm soát lạm phát và ổn định mặt bằnglãi suất thị trường
- Năm 2012, ngay từ đầu năm NHNN đã đưa ra lộ trình giảm lãi suất trung bình mỗi quý
1%/năm, tuy nhiên, trên cơ sở khả năng kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, kinh tế
vĩ mô từng bước cải thiện, hoạt động ngân hàng ổn định, thực hiện điều chỉnh nhanh vàmạnh các mức lãi suất điều hành của NHNN và lãi suất huy động tối đa bằng VND đểgiảm mặt bằng lãi suất cho vay, hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp
- Trong 9 tháng đầu năm 2013, trên cơ sở bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô và xu hướng
lạm phát tăng ở mức thấp, đánh giá về sự ổn định của thị trường ngoại hối và tỷ giá,NHNN nhận định khả năng để giảm mặt bằng lãi suất trong năm 2013 là không cònnhiều
Tóm lại, với việc thực hiện chủ động, linh hoạt, đồng bộ các biện pháp điều hànhtrong thời gian qua, NHNN đã thực hiện được mục tiêu quan trọng, đó là giảm mặt bằng lãisuất VND, góp phần hỗ trợ sản xuất kinh doanh, tăng trưởng tín dụng
1.3 Xóa bỏ tín dụng chỉ định và cải cách doanh nghiệp nhà nước
Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc xóa bỏ tín dụng chỉ định ưu đãi cho khu vựcdoanh nghiệp nhà nước (DNNN) Thời gian qua, nước ta tiến hành cải cách DNNN bằnghình thức cổ phần hóa và sáp nhập, giải thể các DNNN quá yếu kém Lộ trình kết thúc cổphần hóa là năm 2010, đồng thời với việc luật DNNN hết hiệu lực Nhưng cho tới hết năm
2010, còn khoảng 2000 DNNN chưa cổ phần hóa xong, không kể 1 bộ phận lớn là tập đoàn
Trang 14các lĩnh vực then chốt vẫn được chỉ định đi theo hướng DNNN Theo thực tế đánh giá thìviệc cải cách này chưa mang lại hiểu quả thiết thực về hiệu quả trong hoạt động kinh doanhcủa các doanh nghiệp mà chỉ mang tính hình thức, đổi tên chứ không đổi cách quản lý, kinhdoanh.
1.4 Điều chỉnh tỷ giá linh hoạt theo tín hiệu thị trường
Từ năm 1945 đến những năm 1970 – 1975 tỷ giá cố định được các quốc gia áp dụngdựa trên đồng tiền chủ chốt là USD NHNN phải có nguồn dự trữ USD đủ lớn để giữ giáUSD trên thị trường của mình ở một mức nhất định không vượt quá biên độ ấn định sẵn Sau
đó, các nước để cung cầu tự quyết định tỷ giá theo 2 hướng: thả nổi hoàn toàn và tỷ giá thảnổi có quản lý
Hiện nay Việt Nam đang thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý Các giao dịchngoại tệ được thực hiện trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng NHNN công bố tỷ giá liênngân hàng, quy định hành lang, biên độ giao động tỷ giá mà các NHTM hoạt động trong đó.NHNN là người kết nối sau cùng trong thị trường liên ngân hàng này và là trung gian khôngtrực tiếp mua vào bán ra mà thông qua NHTM Chính phủ rất thận trọng trong việc thựchiện chính sách tỷ giá thả nổi do nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu, đầu
tư hay vay nợ nước ngoài Vì vậy nên chính sách tỷ giá thả nổi vẫn đang cần phải có sự canthiệp trong chừng mực nhất định
Song song với các việc trên, Việt Nam cũng tiến hành hoàn thiện tự do hóa các dịch
vụ tài chính và tự do hóa từng bước các luồng vốn quốc tế… thông qua việc ký hiệp địnhkhung Việt Mỹ năm 2000 và gia nhập tổ chức thương mại WTO năm 2006
2 Ảnh hưởng của tự do hóa tài chính đến biến động lãi suất của Việt Nam
Quá trình tự do hóa tài chính ở Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2012 đánh dấu mộtbước phát triển mạnh mẽ trong cơ chế điều chỉnh lãi suất, sử dụng đa dạng các công cụ hiệnđại của NHNN Được trao quyền tự chủ về chi phí đầu vào và giá bán đầu ra cùng với chiếnlược kinh doanh năng động của mình, các ngân hàng thương mại đã duy trì mức thanhkhoản tốt nhất cho thị trường tiền tệ - tín dụng Các tổ chức tín dụng có điều kiện áp dụngcác tiêu chuẩn quốc tế cùng với các tiêu chuẩn riêng của từng ngân hàng để phân loại tốt
Trang 15hơn mức độ rủi ro của các khoản cho vay, từ đó đặt ra những mức lãi suất khác nhau để ápdụng cho các khoản vay vốn có độ rủi ro khác nhau Đó cũng là sự chuẩn bị cần thiết để hệthống ngân hàng Việt Nam hội nhập sâu sắc và toàn diện hơn với hệ thống chuẩn mực kinhdoanh ngân hàng của thế giới.
Thời gian qua, cơ chế lãi suất của Việt Nam dần dịch chuyển từ kế hoạch hóa tậptrung, tách biệt với mặt bằng lãi suất của kinh tế thế giới sang điều chỉnh linh hoạt, từngbước tự do hóa, hội nhập với hệ thống tài chính toàn cầu
2.1 Tổng quan tình hình lãi suất chủ chốt của Việt Nam giai đoạn 2000 đến 2012
Biểu đồ lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu và lãi suất cơ bản (Số liệu được lấy vàocuối mỗi năm, đơn vị tính %/năm)
Hình 1: Biểu đồ tổng quan các lãi suất chủ chốt giai đoạn 2000-2013 – “Nguồn: Ngân hàng
Trang 162.2 Tự do hóa lãi suất từng bước từ năm 2000 đến nay.
2.2.1 Giai đoạn từ 1/1996-7/2000
Cơ chế điều hành lãi suất trần được NHNN thực hiện bằng cách qui định lãi suất trầntheo thời hạn cho vay và khống chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay với lãi suất huy độngvốn bình quân mức 0.35%/tháng ( tương đương 4.2%/năm) Cuối năm 1998, qui định chênhlệch lãi suất được xóa bỏ, chỉ giữ lại qui định trần lãi suất cho vay, bước đầu thực hiện tự dohóa lãi suất huy động
cơ sở cho tổ chức tín dụng ấn định lãi suất cho vay bằng VND đối với khách hàng Theo đó,một cơ chế lãi suất mới trong đó lãi suất cho vay nội tệ của ngân hàng được điều chỉnh theolãi suất cơ bản do NHNN đề ra Tuy nhiên, các ngân hàng không được tính lãi suất cho vay
Trang 17vượt quá lãi suất cơ bản + 0,3%/tháng (3,6%/năm) đối với vốn ngắn hạn và + 0,5%/tháng(6,0%/năm) đối với vốn trung, dài hạn.
Cơ chế giới hạn biên độ lãi suất so với lãi suất cơ bản về bản chất không khác gì sovới trần lãi suất áp dụng trước đây Tuy nhiên, trên thực tế mức trần (lãi suất cơ bản cộngbiên độ) được định ở mức cao hơn trần lãi suất theo cơ chế cũ rất nhiều Hình 3 cho thấy lãisuất cho vay của ngân hàng luôn thấp hơn giới hạn biên độ cho phép Trước thời điểm ápdụng lãi suất cơ bản, lãi suất cho vay bình quân của bốn ngân hàng thương mại quốc doanh
đã kịch trần (0,85%/tháng ~ 10,2%/năm)
Từ tháng 8/2000, lãi suất cơ bản được đặt ở mức mà khi cộng với biên độ 0,3%/tháng
đã cao hơn hẳn lãi suất cho vay thực tế Như vậy, từ khi có cơ chế lãi suất cơ bản, các ngânhàng đã bắt đầu ấn định lãi suất trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng
Tự do hóa lãi suất USD
Tự do hóa lãi suất VND
Lãi suất tiền gửi VND (3 tháng)
Lãi suất cho vay ngắn hạn VND
Trần lãi suất cho vay ngắn hạn
Lãi suất cõ bản cộng biên ðộ
Lãi suất cõ bản
Hình 3: Từ trần lãi suất đến lãi suất cơ bản rồi tự do hóa lãi suất giai đoạn 1998-2002
“Nguồn: Tính toán từ cơ sở dữ liệu tài chính quốc tế IFS của IMF.”
Đến tháng 06/2001, trần lãi suất cho vay ngoại tệ được xóa bỏ, từ đó cho phép nhữngngười vay ngoại tệ trong nước có thể thương lượng lãi suất với các NHTM Vào tháng
Trang 186/2002, lãi suất được tự do hóa hoàn toàn với việc các ngân hàng được phép xác định lãisuất cho vay trên cơ sở tự thẩm định và thương lượng với khách hàng.
2.2.3 Giai đoạn tháng 7/2002 đến tháng 06/2007
Ngày 30/5/2002, NHNN ra quyết định Số 546/2002/QĐ-NHNN quy định về việcthực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng VND của tổchức tín dụng đối với khách hàng Tổ chức tín dụng xác định lãi suất cho vay bằng VNDtrên cơ sở cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm đối với khách hàng vay là các phápnhân và cá nhân Việt Nam, pháp nhân và cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
Bên cạnh đó NHNN tiếp tục công bố lãi suất cơ bản trên cơ sở tham khảo mức lãisuất cho vay thương mại đối với khách hàng tốt nhất của nhóm các tổ chức tín dụng đượclựa chọn theo quyết định của thống đốc NHNN Việt Nam trong từng thời kỳ để làm thamkhảo và định hướng lãi suất thị trường, phù hợp với quy định của luật ngân hàng; đồng thờichủ động áp dụng các biện pháp để kiểm soát biến động của lãi suất thị trường, đảm bảo yêucầu và mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ Đây thực sự là bước ngoặt lớntrong việc điều hành chính sách tiền tệ, ngày càng xích gần với quy luật thị trường hơn
Hình 4: Các lãi suất chủ chốt giai đoạn T7/2002-T6/2007-“Nguồn: Ngân hàng nhà nước”
Trang 19Mục tiêu chính của chính sách tiền tệ nói chung và chính sách lãi suất nói riêng ở giaiđoạn này là thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và bền vững trong môi trường hội nhập kinh tếquốc tế Trên cơ sở đó, NHNN đã thực hiện các giải pháp điều hành chính sách lãi suất theohướng thắt chặt, thận trọng.
Trong thời gian 2002 – nửa đầu 2007, NHNH đã thắt chặt lãi suất cơ bản mức độ nhẹ.Lần nâng lãi suất cơ bản đầu tiên vào tháng 7/2002, từ 7,2%/năm lên 7,44%/năm Đến tháng3/2003, NHNN quy định mức lãi suất cơ bản mới là 7,5%/năm Mãi cho đến tháng 2/2005,NHNN mới tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,2% lên thành 7,8%/năm Tháng 12/2005, NHNNthực hiện tăng lãi suất lớn nhất, từ 7,8%/năm tới 8,25%/năm Ngoài ra, trong điều kiệnnguồn cung ngoại tệ dồi dào, từ 01/03/2007, NHNN đã chính thức thực hiện bỏ trần lãi suấttiền gửi USD của pháp nhân tại tổ chức tín dụng Lãi suất tái cấp vốn và chiết khấu đượcNHNN duy trì tương đối ổn định trong 2002-2007 Lãi suất chiết khấu được điều chỉnh 5 lần
từ năm 2003 đến 2007, lần lượt là: 3%/năm – 3,5%/năm – 4%/năm – 4,5%/năm Đối với lãisuất tái cấp vốn, sau khi nâng mức lãi suất từ 4,8%/năm lên 6,6%/năm vào 2003, lãi suất táicấp vốn chỉ dao động trong khoảng 5 – 6,5%/năm trong cả giai đoạn Cũng liên quan đếnnghiệp vụ tái cấp vốn, năm 2007, NHNN hạn chế mức thấp nhất việc bơm tiền thông quacác kênh tái cấp vốn bằng cách không cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá, trừtrường hợp đặc biệt đối với các ngân hàng thực sự thiếu hụt vốn đảm bảo khả năng thanhtoán và thực hiện trong hạn mức được phân bổ việc cho vay chiết khấu
Trang 20Hình 5: Các lãi suất cho vay, huy động vốn, cơ bản giai đoạn 2002- 2007 – “Nguồn: Ngân
hàng nhà nước”
Với việc chính thức tự do hóa lãi suất thì lãi suất cơ bản do NHNN công bố chỉ còn
có tính chất tham khảo Lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng đã lập tức nhíchlên Các nhà hoạch định chính sách hi vọng lãi suất giờ đây sẽ phản ánh cung cầu vốn trênthị trường vốn, hơn nữa các ngân hàng hoàn toàn có thể cho các đối tượng kinh doanh nhỏhay nông dân vay với lãi suất phản ánh các chi phí cho vay và rủi ro Một điểm tích cực củachính sách tự do hóa lãi suất nữa là việc cải cách hệ thống ngân hàng theo định hướng thịtrường, nâng cao năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh, tiêu chuẩn an toàn và khả năng hộinhập với thị trường tài chính thế giới
Quyết định 546 ra đời trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang có sự tăng trưởng
ổn định, lạm phát thấp chỉ ở mức 0,8% trong năm 2001 và chỉ tăng lên 4% trong năm 2002.Sau khi quyết định 546 có hiệu lực, lãi suất huy động và cho vay có tăng lên, tuy nhiên điềunày phù hợp với nhu cầu vốn đáp ứng sự tăng trưởng của nền kinh tế trong giai đoạn này,CPI trong giai đoạn 2002-2007 gia tăng qua các năm
Trang 212.2.4 Giai đoạn nửa sau 2007 đến năm 2008
Hình 6: Các lãi suất chủ chốt giai đoạn T7/2007-2008 – “Nguồn: Ngân hàng nhà nước”
Bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng kinh tế tại Mỹ, sau đó lan rộng ra các nước trên thếgiới nói chung và Việt Nam nói riêng, giá cả hàng hóa liên tục tăng cao như: dầu lửa, vàng,nguyên vật liệu Kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm chạm, lạm phát tăng cao trên 2 con số,thị trường chứng khoản đổ vỡ, bong bóng thị trường bất động sản vỡ tung, nợ xấu các ngânhàng liên tục gia tăng Chính sách tiền tệ từ định hướng nới lỏng nửa sau năm 2007 chuyểnsang thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2008, sau đó chuyển dần sang nới lỏng một cáchthận trọng những tháng cuối năm 2008 Đi cùng với quá trình này là tần suất điều chỉnh cáccông cụ điều hành chưa từng có của Ngân hàng Nhà nước, tập trung ở các lãi suất chủ chốt,
tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Do biến động của lãi suất cho vay tăng cao quá sức chịu đựng của nền kinh tế ngày16/05/2008 NHNN ra quyết định 16/2008/QĐ-NHNN qui định các tổ chức tín dụng ấn địnhlãi suất kinh doanh (lãi suất huy động, lãi suất cho vay) bằng VND đối với khách hàngkhông vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN Việt Nam công bố để áp dụng trongtừng thời kỳ Lãi suất cơ bản được trả lại đúng chức năng của nó, trở thành một cơ sở để xácđịnh hành lang pháp lý cho lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại, thay vì xơ cứng