Tìm hiểu sự biến động lãi suất tín dụng thông qua cơ chế điều hành lãi suất ở Việt Nam trong thời gian qua
Trang 2Đề tài: Tìm hiểu sự biến động lãi suất tín dụng thông qua cơ chế điều hành lãi suất ở
Việt Nam trong thời gian qua
Lời mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường tồn tại nhiều phạm trù kinh tế tài chính, trong đótín dụng và lãi suất tín dụng là một trong những phạm trù quan trọng Như chúng ta đãbiết, lãi suất là một trong những biến số được theo dõi một cách chặt chẽ trong nềnkinh tế Diễn biến của nó được đưa tin hàng ngày trên các phương tiện thông tin đạichúng Sự dao động của lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định của cá nhân,doanh nghiệp cũng như hoạt động của các tổ chức tín dụng và toàn bộ nền kinh tế
Từ việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản về tín dụng và lãi suất, thấy rõ tầmquan trọng của lãi suất, từ đó vận dụng vào thực tiễn ở Việt Nam cho thấy lãi suấtbiến động và được điều hành dưới hình thức các chính sách lãi suất trong từng thời
kỳ Chính sách lãi suất là một công cụ quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệquốc gia, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiếm chế lạm phát, lãi suất được sửdụng linh hoạt sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế Ngược lại lãi suất được giữ cốđịnh có thể kích thích tăng trưởng kinh tế, nhưng sang thời kỳ khác, có thể nó trởthành vật cản cho sự phát triển kinh tế
Với tầm quan trọng như vậy của sự biến động lãi suất, chúng tôi đã lựa chọn
phân tích đề tài: “Tìm hiểu sự biến động lãi suất tín dụng thông qua cơ chế điều
hành lãi suất ở Việt Nam trong thời gian qua”
Trang 3Phần 1 Cơ sở lí luận về lãi suất tín dụng 1.1 Những vấn đề chung về tín dụng
1.1.1 Sự ra đời và phát triển của tín dụng.
Tín dụng ra đời cùng với sự xuất hiện của tiền Quan hệ tín dụng đầu tiên vàthô sơ nhất phát sinh ngay từ khi chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã là tín dụng nặnglãi Khi đó xã hội bắt đầu phân chia giai cấp, chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và cóhiện tượng phân hóa giàu nghèo Những người đứng đầu các thị tộc, bộ lạc chiếmđược nhiều tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng Trong khi đó, đại bộ phận các giađình nông nô không có hoặc có rất ít tư liệu trên
Để duy trì cuộc sống bình thường trong xã hội, tất yếu phải diễn ra quá trìnhđiều hòa sản phẩm từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ kẻ giàu sang người nghèo Quá trìnhnày được thực hiện dưới hình thức vay mượn Do sản phẩm dư thừa dùng để cho vay
ít, mà số người cần vay thì nhiều, cho nên người cho vay thu lãi rất cao Vì vậy, quan
hệ tín dụng này được gọi là “tín dụng nặng lãi” Tín dụng nặng lãi phát triển và trởthành hình thức cho vay phổ biến trong chế độ chiếm hữu nô lệ và phong kiến
Khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành thì nền sản xuất tư bảnchủ nghĩa hàng hóa lớn cũng được mở rộng và phát triển Lúc này, tín dụng nặng lãikhông còn thích hợp với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa nữa Giai cấp tư bản
đã tự tạo lập cho mình một hình thức tín dụng mới – tín dụng tư bản chủ nghĩa
Tín dụng tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển từng bước đáp ứng nhu cầu vềvốn của các nhà tư bản, chủ thể kinh tế, nhà nước… với mức lãi suất thấp hơn Hơnnữa nó biểu hiện sự phân chia quyền lợi kinh tế một các bình đẳng giữa các bên thamgia vào quá trình thực hiện quan hệ tín dụng này
Ngày nay, do sự phát triển và hiện đại hóa nền kinh tế, đòi hỏi các quan hệ vàcác hình thức tín dụng trong kinh tế thị trường cũng phát triển đa dạng và phong phúphù hợp với yêu cầu nền kinh tế quốc dân và hội nhập kinh tế quốc tế
Lịch sử phát triển đã cho thấy tín dụng là một phạm trù kinh tế và là sản phẩmcủa nền kinh tế hàng hóa Nhưng chính nó là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tếhàng hóa phát triển
Trang 4+ Một số đinh nghĩa khác
- Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (người cho vay) chucấp tiền hay hàng hóa dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia(người đi vay)
- Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trịdưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật từ người sở hữu sang người sử dụng để sau mộtthời gian nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu
- Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay vàbên đi vay, trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trongmột thời gian nhất định, theo thỏa thuận bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điềukiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán
1.1.3 Đặc điểm của tín dụng
- Tín dụng mang tính chất hoàn trả
- Trong quan hệ tín dụng có sự tách rời giữa quyền sử dụng vốn và quyền sởhữu vốn Thực tế, nó chỉ thay đổi quyền sử dụng vốn tín dụng chứ không thay đổiquyền sở hữu vốn tín dụng Quyền sở hữu nguồn tài chính vẫn thuộc về người chovay và quyền sử dụng thuộc về người đi vay
- Lợi tức tín dụng là loại giá cả đặc biệt, thông thường, giá cả là biểu hiện bằngtiền của giá trị, lợi tức tín dụng là biểu hiện giá trị sử dụng trong một khoảng thời giannhất định
Trang 5- Thời hạn tín dụng được xác định do thỏa thuận giữa người cho vay và người
đi vay Người sở hữu vốn được nhận một phần thu nhập dưới hình thức lợi tức
1.1.4 Phân loại tín dụng
a Căn cứ vào đối tượng cấp tín dụng
+ Tín dụng hàng hoá: Đối tượng là hàng hoá, thể hiện qua quan hệ mua bánchịu hàng hoá (mua nợ)
c Căn cứ vào thời gian của tín dụng
+ Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn không quá 12 tháng, thườngđược dùng để cho vay bổ sung vốn lưu động của các doanh nghiệp và nhu cầu thanhtoán cho sinh hoạt cá nhân
+ Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng,dùng để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng
và xây dựng các công trình quy mô nhỏ của các doanh nghiệp và cho vay xây dựngnhà ở hoặc mua sắm hàng tiêu dùng có giá trị lớn của cá nhân
Trang 6+ Tín dụng dài han: Là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng, được sử dụng
để cho vay dự án đầu tư xây dựng mới, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn
d Căn cứ vào phạm vi phát sinh của các quan hệ tín dụng
+ Tín dụng trong nước: Tất cả các quan hệ tín dụng phát sinh trong phạm vilãnh thổ quốc gia như tín dụng của nhà nước, ngân hàng, tổ chức kinh doanh, cánhân…
+ Tín dụng quốc tế: Là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các quốc gia với nhauhoặc giữa một quốc gia với một tổ chức tín dụng quốc tế
e Căn cứ vào cơ chế đảm bảo của tín dụng
+ Tín dụng có đảm bảo: Là loại tín dụng được đảm bảo bằng các loại tài sảncủa khách hàng, bên bảo lãnh được hình thành từ vốn vay
+ Tín dụng không có đảm bảo: Dựa trên quan hệ và độ tin tưởng, được đảmbảo dưới hình thức tín chấp, cho vay theo chỉ định của Chính phủ và hộ nông dân vayvốn được bảo lãnh của các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương
f Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay
+ Tín dụng sản xuất: Là loại tín dụng cung cấp cho các doanh nghiệp và chủthể kinh tế khác để tiến hành sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
+ Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng cấp cho các cá nhân để đáp ứng nhu cầutiêu dùng
1.1.5 Vai trò của tín dụng
a Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển.
Nhờ nguồn vốn tín dụng, các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh khôngnhững đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh bình thường mà còn mở rộng sản xuất,cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, đảm bảo sự phát triển liên tục của sản xuất vàlưu thông hàng hóa
Trong quá trình hoạt động của các chủ thể kinh tế, tín dụng đã góp phần đẩynhanh quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, tạo điều kiện để duy trì mối liên hệgiữa sản xuất, lưu thông hàng hóa và tiêu dùng xã hội Chính vì vậy, tín dụng đã làmcho lưu thông hàng hoá được mở rộng
Trang 7Như vậy, tín dụng đã góp phần thúc đẩy sản xuất và làm lưu thông hàng hóaphát triển nhanh chóng, đó là điều không thể phủ nhận.
b Tín dụng là công cụ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước.
Nhà nước thường xuyên sử dụng tín dụng làm phương tiện cân đối thu chingân sách nhà nước, góp phần đảm bảo các nguồn lực tài chính để thực thi các chínhsách kinh tế - xã hội
Thông qua việc thay đổi và điều chỉnh các điều kiện và lãi suất tín dụng, nhànước có thể thay đổi được quy mô tín dụng hoặc chuyển hướng vận động của nguồnvốn tín dụng Nhờ đó mà có thể thúc đẩy hoặc hạn chế sự phát triển của một số ngànhphù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước
Nhà nước sử dụng tín dụng để điều tiết lưu thông tiền tệ, đảm bảo sự cân đốitiền hàng, ổn định giá cả hàng hóa Như vậy, tín dụng vừa là nội dung, vừa là công cụ
để thực thi chính sách tiền tệ quốc gia
c Tín dụng góp phần quan trọng vào việc làm giảm chi phí sản xuất và lưu thông.
Thông qua hoạt động tín dụng, vốn trong nền kinh tế được luân chuyển nhanh,tức là làm tăng nhanh tốc độ lưu thông tiền tệ Từ đó giảm khối lượng phát hành vàolưu thông, đồng nghĩa với việc giảm chi phí lưu thông tiền tệ
Giảm chi phí sản xuất, lưu thông của chính doanh nghiệp nhận vốn vay.Nguyên tắc của tín dụng buộc trách nhiệm hoàn trả, thúc đẩy người vay vốn sử dụngvốn tiết kiệm và có hiệu quả hơn
Bản thân chủ thể các quan hệ tín dụng phải tính toán cụ thể để hoạt động tíndụng đem lại lợi ích cao nhất và an toàn nhất Động lực canh tranh trong nền kinh tếthị trường thúc đẩy họ giảm đến mức thấp nhất chi phí kinh doanh, kể cả chi phí xử lýrủi ro
d Tín dụng là công cụ thực hiện chính sách xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.
Thông qua việc cho vay ưu đãi đối với các hộ nghèo, tổ chức kinh tế - xã hội,làm cho họ được đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất và tiêu dùng
Các hộ nông dân, cá nhân sử dụng tín dụng như một trong các phương tiện đểcải thiện và nâng cao mức sống của mình Thông qua việc vay vốn để đầu tư pháttriển sản xuất, nâng cao lợi nhuận và phân chia tỷ lệ giữa tích lũy và tiêu dùng hợp lý
Trang 81.2 Lãi suất tín dụng
1.2.1 Khái niệm lãi suất tín dụng
Lợi tức tín dụng là thu nhập mà người cho vay nhận được từ người đi vay vềviệc sử dụng lượng tiền vay trong một thời gian nhất định Như vậy thực chất của lợitức tín dụng là giá cả hàng hóa cho vay
Lãi suất tín dụng là sự cụ thể hoá của lợi tức tín dụng, nó được biểu hiện bằng
tỷ lệ giữa tổng số lợi tức thu được với tổng số vốn đã cho vay trong một thời gian nhấtđịnh
1.2.2 Các loại lãi suất tín dụng
a Phân loại theo nghiệp vụ tín dụng
+ Lãi suất huy động: Có thời gian và không có thời hạn Là lãi suất ngân hàngtrả cho người gửi ( lãi suất có thời hạn > không có thời hạn)
+ Lãi suất cho vay: Là mức lãi suất người cho vay phải trả cho ngân hàng choviệc sử dụng vốn vay của ngân hàng
b Phân loại theo giá trị thực
+ Lãi suất danh nghĩa: là loại lãi suất mà người cho vay được hưởng khi khôngtính đến sự biến động của giá trị tiền tệ
+ Lãi suất thực tế: Là mức lãi suất mà người cho vay được hưởng sau khi loạitrừ sự biến động của giá trị tiền tệ (VN: lâm vào lãi suất thực âm)
+ Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lam phát
c Phân loại theo tiêu thức quản lý vĩ mô của nhà nước
+ Lãi suất trần: cao nhất quy định với việc cho vay của các ngân hàng
+ Lãi suất sàn: Thấp nhất quy định với mức lãi suất huy động
+ Lãi suất cơ bản: NHTW đưa ra để định hướng sự thay đổi của mức lãi suất
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng
a Quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường:
Đường cung tiền biểu thị NHTW muốn giữ cung tiền tệ ổn định Khi NHTWmuốn kiềm chế lạm phát sẽ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ thông qua công cụlãi suất
Trang 9LS tăng, mức đầu tư giảm, mức cầu tiền tệ giảm các nhà doanh nghiệp và cácgia đình sẽ giảm lượng tiền gửi vào tài khoản của họ.
Ngược lại, khi NHTW lo sắp có nguy cơ suy thoái, sẽ tăng mức cung cầu tiền
tệ bằng việc bơm tiền vào lưu thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ LS có xuhướng giảm xuống
b Tỷ lệ lạm phát
Lạm phát tăng, không chỉ làm giảm độ lớn của cung mà còn kéo theo việc tăngthêm quy mô về cầu quỹ cho vay Bởi với LS danh nghĩa cho trước khi lạm phát dựtính tăng lên chi phí thực của việc vay tiền giảm xuống kích thích người ta đi vay dẫnđến LS tăng
c Chính sách vĩ mô của nhà nước
- Chính sách tài chính (gồm chi tiêu của chính phủ và thuế khoá):
Khi chi tiêu của chính phủ tăng trực tiếp đồng thời chính phủ giảm thuế, tăngtổng sản phẩm, tăng lượng cầu tiền tệ, LS tăng Ngoài ra thuế còn các tác động đếnmức sản lượng tiềm năng, chẳng hạn việc giảm thuế đánh vào thu nhập của đầu tưmới, tăng đầu tư, tăng cầu tiền tệ, LS tăng
- Chính sách tiền tệ:
NHTW thực hiện chính sách thị trường mở, điều hòa cung - cầu chứng khoán
có giá, thông qua các NHTM tác động vào việc cung ứng tiền tệ, cung ứng tín dụng
NHTW tăng (giảm) mức dự trữ bắt buộc ở các NHTM
- Chính sách thu nhập (chính sách về giá cả, tiền lương):
Nếu giá giảm (cung tiền tệ không thay đổi), giá trị của đơn vị tiền tệ theo giá trịthực tế tăng Điều này cũng giống như ảnh hưởng của một sự tăng lên trong cungtiền tệ khi mức giá được giữ cố định, LS tăng và ngược lại Khi tiền lương tăng, chiphí sản xuất tăng, lợi nhuận giảm, giảm nhu cầu đầu tư, cầu tiền tệ giảm, LS giảm
- Chính sách tỷ giá:
Tỷ giá ngoại tệ tăng, tăng giá hàng nhập khẩu, tăng chi phí đầu vào của các mặthàng nhập khẩu, giá hàng hoá trong nước tăng lên, lợi nhuận giảm, nhu cầu ngoại tệtăng, cầu tiền tệ giảm, LS giảm
Trang 10Mặt khác khi tỷ giá ngoại tệ tăng, lượng tiền cung ứng để đảm bảo cân đốingoại tệ cần chuyển đổi tăng lên, LS giảm.
d Rủi ro, kì hạn lãi suất
Rủi ro, trong quá trình cho vay và đi vay, khả năng thu hồi nợ rủi ro cao =>Lãisuất cao, rủi ro thấp => Lãi suất thấp
Khoản vay trong kì hạn càng dài => Lãi suất càng cao
e Một số nhân tố khác
Mức độ phát triên của thị trường tài chính
Mức độ cạnh tranh trong hoạt động cung cấp dịch vụ tín dụng
Tình hình biến động, khủng hoảng tài chính
Trang 11Phần 2 Thực trạng về sự biến động lãi suất tín dụng ở Việt Nam
2.1 Cơ chế điều hành lãi suất ở Việt Nam trong thời gian qua
2.1.1 Lãi suất ở thời kỳ thực thi cơ chế quản lý nền kinh tế theo phương thức quản lý kế hoạch hóa tập trung (trước năm 1988)
Đặc trưng cơ bản của lãi suất thời kỳ thực thi chế độ quản lý nền kinh tế theo
cơ chế kế hoạch hóa tập trung kéo dài, đó là áp dụng chính sách lãi suất bao cấp khánặng nề, lãi suất đựơc xây dựng thoát ly lãi suất của nền kinh tế thế giới Dẫn đến lãisuất thực thi trong thời kỳ này với tình trạng “lãi giả và lỗ thật” làm cho ngân hàngkhông thể bảo toàn vốn của mình do lạm phát tăng cao và lãi suất thực là số âm, vì tỷ
lệ lạm phát đã lớn hơn lãi suất danh nghĩa
2.1.2 Lãi suất thời kỳ nền kinh tế bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước
(từ năm 1988 đến 2006)
Nội dung cơ bản của Nghị định 53/HĐBT chủ yếu: Xóa hẳn mô hình ngânhàng một cấp và xây dựng mô hình ngân hàng hai cấp phù hợp với mô hình của ngânhàng các nước có nền kinh tế thị trường phát triển Trong đó Ngân hàng Nhà nước
VN thực hiện chức năng ngân hàng của các ngân hàng, quản lý hoạt động kinh doanhcủa các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế, còn ngân hàngthương mại, các tổ chức tín dụng, thực hiện chức năng kinh doanh trực tiếp về lĩnhvực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng trong nền kinh tế
Nhìn lại diễn biến của chính sách lãi suất qua từng thời kỳ, cho chúng ta thấynhững bước phát triển của mỗi thời kỳ tương xứng với sự phát triển của nền kinh tế.Quá trình tự do hóa lãi suất của Việt Nam được thể hiện tổng quát như sau:
a Cơ chế thực thi chính sách lãi suất cố định (1989 - 5/1992):
Đây là cơ chế lãi suất đã có từ trước nhưng có sự thay đổi căn bản, theonguyên tắc của việc xác định lãi suất là: Bảo toàn được vốn và có lãi, được áp dụng ở
Trang 12các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế Cơ chế lãi suất này được điều chỉnhtheo biến động của chỉ số giá, đặc biệt là lãi suất ngoại tệ được áp dụng theo mức lãisuất của thị trường tiền tệ quốc tế Thực tế vận hành trong một thời gian (1989-1992),
cơ chế lãi suất thời kỳ này đã bắt đầu phát huy tác dụng, là bước chuyển của cơ chế lãisuất thực âm sang cơ chế lãi suất thực dương
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) can thiệp ở mức độ cao và trực tiếp vào lãi suấtthông qua ấn định các mức lãi suất tiền gửi (LSTG) và lãi suất cho vay (LSCV) Cơchế lãi suất âm và mang nặng tính chất bao cấp được duy trì suốt thời kỳ này với:
- LSCV đối với doanh nghiệp nhà nước < LSCV đối với doanh nghiệpngoài quốc doanh;
- Lãi suất danh nghĩa < tỷ lệ lạm phát;
- LSCV ngắn hạn > LSCV dài hạn;
- LSTG tiết kiệm > LSTG của các tổ chức kinh tế
Tình trạng này làm cho lãi suất không thực hiện được chức năng vốn cócủa nó; lãi suất không còn là đòn bẩy kích thích nhu cầu gửi tiền của công chúng, pháthuy tính hiệu quả trong quá trình sử dụng vốn và đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng
b Cơ chế điều hành khung lãi suất (6/1992 - 1995):
Đặc trưng của cơ chế này là Ngân hàng Nhà nước điều hành cơ chế lãi suấttheo khung lãi suất, quy định rõ sàn lãi suất huy động và trần lãi suất cho vay đối vớinền kinh tế Các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng căn cứ khung lãi suấtcủa ngân hàng thương mại để đưa ra các lãi suất thích hợp cho mình, thực chất làbước chuyển đổi căn bản từ cơ chế lãi suất âm sang cơ chế lãi suất dương, đảm bảocho các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng kinh doanh có hiệu quả, đây là cơchế lãi suất khởi đầu cho quá trình tự do hóa lãi suất ở Việt Nam
NHNN đã có nhiều bước điều chỉnh trong điều hành chính sách lãi suất:
- Chuyển từ cơ chế lãi suất thực âm sang cơ chế lãi suất thực dương đểđảm bảo cho người dân gửi tiền và ngân hàng là người cho vay đều được lợi
- Xoá bỏ về cơ bản sự chênh lệch lãi suất cho vay giữa các thành phầnkinh tế, thay vì ấn định lãi suất cụ thể bằng quản lý lãi suất theo một khung, bao gồmlãi suất tối thiểu về tiền gửi và lãi suất tối đa về tiền vay
Trang 13- NHNN cho phép Ngân hàng thương mại (NHTM) được thoả thuận lãisuất với khách hàng
- Lãi suất đã bắt đầu được sử dụng như một công cụ của CSTT cùng với lãisuất tái cấp vốn được hình thành vào đầu năm 1991 khi hai Pháp lệnh ngân hàng cóhiệu lực
c Cơ chế điều hành lãi suất trần (1996 – 7/2000):
Nét cơ bản của cơ chế điều hành trần lãi suất, đó là Ngân hàng Nhà nước đãthay đổi căn bản cơ chế điều hành linh hoạt trần lãi suất, bước đầu đã thực hiện tự dohóa lãi suất huy động (lãi suất đầu vào của ngân hàng thương mại) và linh hoạt trần lãisuất cho vay (lãi suất đầu ra) Cơ chế lãi suất này đã góp phần duy trì sự tăng trưởngkinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định sức mua của VND trong sự tương quan của cácđồng tiền trong khu vực do có khủng hoảng tiền tệ năm 1997-1998 ở các nước ĐôngNam Á
NHNN tiếp tục ấn định mức lãi suất tái cấp vốn và có những đổi mới căn bản
về điều hành lãi suất:
- Thay vì qui định khung lãi suất tối thiểu về tiền gửi - lãi suất tối đa vềtiền vay, NHNN chỉ qui định các mức lãi suất “trần” theo thời hạn cho vay và khốngchế chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn bình quân là0,35%/tháng (4,2%/năm) để khắc phục tình trạng hầu hết các ngân hàng thương mạiđều có mức lợi nhuận cao trong khi các doanh nghiệp lại gặp khó khăn về tài chính(khi thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận ở giai đoạn trước)
- Đến cuối tháng 1/1998, NHNN xoá bỏ qui định chênh lệch lãi suất, chỉcòn qui định trần lãi suất cho vay Cùng với nới lỏng sự kiểm soát lãi suất, NHNNliên tục điều chỉnh trần lãi suất cho vay theo hướng giảm cơ cấu trần và mức khốngchế, đặc biệt trong năm các năm 1998, 1999
d Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ (8/2000 – 5/2002):
Nội dung của cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ là Ngân hàng Nhànước đã điều hành cơ chế lãi suất theo luật ngân hàng để thay thế cho cơ chế lãi suất
Trang 14trần Lãi suất cơ bản và biên độ được công bố định kỳ hàng tháng, trường hợp cầnthiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố điều chỉnh kịp thời
Đối với lãi suất cho vay bằng ngoại tệ, về cơ bản các ngân hàng thương mại,các tổ chức tín dụng được ấn định lãi suất cho vay trên cơ sở lãi suất thị trường quốc
tế và cung cầu vốn trong nước của từng loại ngoại tệ Theo cơ chế lãi suất này chothấy Ngân hàng Nhà nước VN đã quyết tâm đổi mới chính sách lãi suất theo hướng tự
do hóa và từng bước gắn lãi suất trong nước vào thị trường khu vực và thế giới
Vào tháng 8 năm 2000, NHNN đưa ra một cơ chế lãi suất mới trong đó lãi suấtcho vay nội tệ của ngân hàng được điều chỉnh theo lãi suất cơ bản do NHNN Tuynhiên, các ngân hàng không được tính lãi suất cho vay vượt quá lãi suất cơ bản +0,3%/tháng đối với vốn ngắn hạn và + 0,5%/tháng đối với vốn trung, dài hạn
Cơ chế giới hạn biên độ lãi suất so với lãi suất cơ bản về bản chất không khác
gì so với trần lãi suất áp dụng trước đây Tuy nhiên, trên thực tế mức trần (lãi suất cơbản cộng biên độ) được định ở mức cao hơn trần lãi suất theo cơ chế cũ rất nhiều
e Cơ chế lãi suất thỏa thuận (6.2002 – 2006):
Trong thực tế, cơ chế lãi suất này được Ngân hàng Nhà nước chuyển đổi từngbước bắt đầu từ tháng 5/2001 áp dụng cho hình thức vay bằng ngoại tệ, tiếp theo5/2002 là áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng trong nước.Nhìn một cách tổng quát thì quá trình thực thi cơ chế tự do hóa lãi suất ở VN bướcđầu đã có kết quả nhất định
Vào tháng 11/2001, trần lãi suất cho vay ngoại tệ được xóa bỏ, từ đó cho phépnhững người vay ngoại tệ trong nước có thể thương lượng lãi suất với các ngân hàngnội địa và ngân hàng nước ngoài Vào tháng 6/2002, lãi suất được tự do hóa hoàn toànvới việc các ngân hàng được phép xác định lãi suất cho vay trên cơ sở tự thẩm định vàthương lượng với khách hàng
Từ năm 2003, lãi suất cho vay cầm cố được điều chỉnh dần để đóng vai trò làlãi suất trần của thị trường liên ngân hàng Lãi suất tái chiết khấu được qui định làmsàn của thị trường liên ngân hàng
Trang 152.1.3 Cơ chế điều hành lãi suất của Việt Nam hiện nay
Trước vận động bất lợi của thị trường chứng khoán và lạm phát tăng cao, ngay
từ đầu năm 2008, NHNN thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, sử dụng đồng thời cáccông cụ lãi suất và hoạt động thị trường mở Từ giữa tháng 1-2008, dự trữ bắt buộc đãtăng thêm 1% với tiền gửi nội tệ và ngoại tệ từ không kỳ hạn tới dưới 12 tháng Tớigiữa năm 2008, NHNN tiếp tục điều chỉnh lãi suất cơ bản tăng lên
Nhằm hỗ trợ các đơn vị kinh doanh vượt qua khó khăn trong bối cảnh khủnghoảng tài chính khu vực, chính sách tiền tệ được mở rộng trong các năm, từ 1997 -
1999 So với giai đoạn này, chính sách tiền tệ trong năm 2008 sử dụng nhiều công cụvới cường độ điều chỉnh mạnh hơn Mức lãi suất thực dương cho thấy các liệu pháptiền tệ đã phát huy tác dụng ổn định kinh tế Chi phí lãi vay cao kết hợp với tăng giáđầu vào tạo ra áp lực lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2008.Chấp nhận chi phí đầu vào tăng cao, hạn chế mở rộng tín dụng là những dấu hiệu chothấy hệ thống ngân hàng thương mại cũng đang gặp khó khăn với vấn đề thanh khoản.Điều này có thể là kết quả của những khoản tín dụng chất lượng thấp đã cung cấptrong thời gian trước, với tỷ lệ không nhỏ dành cho các dự án bất động sản và đầu tưtài chính
Từ cuối năm 2008 tới nay, nguy cơ lạm phát leo thang tạm thời lắng xuống.Thay vào đó, mục tiêu tăng trưởng kinh tế dường như chịu ảnh hưởng nhiều bởi giaiđoạn kinh tế chao đảo trước đó Vì vậy, để từng bước phục hồi nền kinh tế, tạo đà chotăng trưởng GDP, Chính phủ chủ trương nới lỏng hơn CSTT và CSTK trên cơ sở bámsát theo dõi và phản ứng linh hoạt với diễn biến thị trường Với mục tiêu đó, NHNN
đã điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, vàtăng cường nguồn vốn huy động, đáp ứng nhu cầu mở rộng tín dụng của nền kinh tế
Cơ chế lãi suất thỏa thuận cho vay tiêu dùng được thực hiện đã có hiệu quá tíchcực trong việc kích cầu tiêu dùng trong dân cư cũng như việc tăng nguồn thu giúp cácngân hàng giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp NHNN cũng phối hợp cácbiện pháp điều tiết cung cầu ngoại tệ trên thị trường như bán ngoại tệ hỗ trợ nhu cầunhập khẩu các mặt hàng thiết yếu đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống, điều hoàngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng