Phần 3 Tồn tại trong hoạt động lãi suất tín dụng ở Việt Nam Nguyên nhân và một số giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự biến động lãi suất tín dụng thông qua cơ chế điều hành lãi suất ở Việt Nam trong thời gian qua (Trang 25 - 30)

Nguyên nhân và một số giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng.

3.1 Một số tồn tại trong quá trình điều hành lãi suất tín dụng ở Việt Nam

- Mối liên hệ giữa các loại lãi suất thị trường và lãi suất Ngân hàng nhà nước còn lỏng lẻo, nhiều khi tách rời nhau, biến động chưa phù hợp với cơ chế lãi suất thị trường, vai trò điều tiết lãi suất thị trường của lãi suất trên nghiệp vụ thị trường mở còn rất hạn chế.

- Lãi suất chưa sát với lãi suất thị trường, từ đó lãi suất bình quân tính được chưa phản ánh được cung cầu vốn trên thị trường tại thời điểm công bố.

- Thị trường tiền tệ chưa phát triển và không đồng nhất làm cho hiệu lực và tốc độ truyền dẫn của chính sách tiền tệ tác động đến lãi suất thị trường bị hạn chế. Trong thực tế các quyết định thay đổi các mức lãi suất của Ngân hàng nhà nước tác động còn yếu và thời gian trễ khá lớn

- Thị trường nội tệ liên ngân hàng chưa được củng cố theo hướng tập trung các thông tin về giao dịch để phản ánh chính xác lãi suất thị trường, Ngân hàng nhà nước khó có thể thực hiện một cách hiệu quả vai trò là người cho vay cuối cùng và kiểm soát lãi suất thị trường.

- Còn quá nhiều lãi suất trong nền kinh tế, một số lãi suất chưa chính xác, chưa phản ánh đúng được cung cầu vốn trên thị trường vì thế tác dụng tham chiếu của nó còn bị hạn chế.

- Thông thường, tín phiếu kho bạc đóng vai trò rất quan trọng trên thị trường tiền tệ, lãi suất tín phiếu kho bạc được coi là lãi suất chuẩn và thấp nhất trên thị trường tiền tệ; tuy nhiên thực tế thời gian qua, lãi suất của tín phiếu Kho bạc chưa phù hợp với nguyên tắc này mà thường bằng hoặc lớn hơn lãi suất cùng kỳ hạn của NHTM, việc đấy thầu tín phiếu Kho bạc tại các phiên giao dịch tại Ngân hàng nhà nước chưa hoàn toàn đấu thầu lãi suất cho nên chưa phản ánh đúng lãi suất thị trường.

- Lãi suất cơ bản được công bố liên tục thoát ly lãi suất cho vay bình quân của các tổ chức tín dụng. Trong khi lãi suất cho vay của TCTD luôn luôn được điều chỉnh

phù hợp với quan hệ cung cầu vốn trên thị trường tiền tệ thì lãi suất cơ bản vẫn ổn định hoặc có thay đổi ở mức không đáng kể.

3.2 Nguyên nhân

- Tính độc quyền của các NHTM nhà nước và những ưu đãi trong cho vay chỉ định của Chỉnh phủ. Trong mảng tín dụng thì “bốn đại gia” NHTM nhà nước đã chiếm trên 70% thị phần nên chưa tránh được việc lãi suất bị các ngân hàng này chi phối. Trong khi đó, Chính phủ hạn chế việc tiếp cận thị trường ngân hàng của các Ngân hàng liên doanh và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam. Thêm vào đó, quá nhiều ưu đãi về lãi suất của Chỉnh phủ thông qua con đường cho vay chỉ định cũng làm mất đi tính thị trường của lãi suất.

- Các nguyên tắc xác định lãi suất thị trường chưa được tôn trọng, còn méo mó. - Áp lực từ phía ngân hàng trong việc huy động vốn là rất lớn. Ngân hàng bắt buộc phải tăng lãi suất do sự bùng nổ bất thường của thị trường bất động sản trong từng thời kỳ nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư.

- Chưa có định chế ràng buộc trách nhiệm đối với ngân hàng để xác định lãi suất bình quân. Vì chỉ quan tâm đến việc bảo đảm khả năng thanh khoản là chủ yếu nên vào những ngày không có nhu cầu giao dịch mà vẫn được yêu cầu phải chào lãi suất, các TCTD không tính toán kỹ và lãi suất đưa ra chưa mang tính thị trường.

- Tác dụng của lãi suất trong điều hành chính sách tiền tệ còn bị hạn chế do Chính phủ hàng năm khống chế lượng tiền cung ứng cho mục tiêu tín dụng.

- Lãi suất cơ bản chỉ mang ý nghĩa thông tin đối với các TCTD - Nợ khó đòi có xu hướng tăng.

- Các loại hình trung gian tài chính trên thị trường chưa phát triển.

- Các công cụ tài chính còn nghèo nàn, nhỏ bé về số lượng và thành viên tham gia giao dịch.

- Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị, ngành, các cấp trong việc thúc đẩy hoạt động của thị trường tiền tệ.

3.3 Một số giải pháp khắc phục tồn tại và nâng cao hiệu quả hoạt động

Trên đây ta đã thấy một số mặt chưa được trong hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM, để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong nền kinh tế nước ta hiện nay cần tập trung giải quyết các vấn đề còn tồn tại theo một số giải pháp sau:

- Tạo điều kiện phát triển thị trường tiền tệ, hoàn thiện cơ chế về huy động tiết kiệm của các TCTD bao gồm cả VND và ngoại tệ theo hướng làm rõ khái niệm về tiền gửi tiết kiệm, quy đinh mang tính nguyên tắc về thủ tục ủy quyền, rút tiền tiết kiếm, thừa kế, thủ tục rút tiền trong các trường hợp như mất sổ tiết kiểm, người gửi đã mất, trách nhiệm và quyền hạn của TCTD v.v… để tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD trong hoạt động huy động vốn

- Mỗi NHTM cần phải xây dựng cho mình một chính sách tín dụng riêng, xác định rõ chiến lược phát triển, xây dựng chiến lược kinh doanh trước mắt và lâu dài.

- Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị phù hợp với chiến lược khách hàng của từng NHTM, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Tăng cường cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế, đồng thời xây dựng nhiều phương thức cho vay mới, đa dạng phù hợp với nhiều loại khách hàng.

- Đối với vấn đề lãi suất, nhằm khắc phục những hạn chế trong cạnh tranh lãi suất cần thực hiện một số biện pháp sau: NHNN cần ban hành lãi suất sàn trong cho vay để đảm bảo thực thi công cụ lãi suất, đem lại môi trường kinh doanh bình đẳng hơn cho cả ngân hàng và doanh nghiệp. Đẩy mạnh kích cầu qua tín dụng ngân hàng, làm đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế, nâng cao tỷ suất lợi nhuận trong kinh doanh nói chung; từ đó mở rộng đầu tư cho tín dụng ngân hàng, khơi thông dòng chảy tiền tệ trong nền kinh tế.

- Về việc xử lý nợ xấu thì cần có giải pháp đồng bộ và hữu hiệu nhằm xử lý tốt nợ xấu của NHTM. Việc xoá bỏ nợ xấu không chỉ là nhiệm vụ của riêng hệ thống ngân hàng mà còn của cả nền kinh tế, nó không chỉ tuỳ thuộc vào các biện pháp của ngân hàng trung ương, NHTM, hay khách hàng vay mà còn tuỳ thuộc vào cả một hệ thống pháp lý đồng bộ, hoàn chỉnh, một môi trường kinh tế thuận lợi.

- Cần tập trung tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, thủ tục pháp lý: hoàn chỉnh, bổ sung thủ tục giấy tờ đối với những tài sản bảo đảm tiền vay để có thể bán, cho thuê...Đồng thời cần thực hiện phân loại tài sản "Có" trích lập và sử dụng dự phòng rủi

ro trong hoạt động ngân hàng; nâng cao chất lượng tín dụng của các khoản cho vay ngay từ những khâu đầu tiên của quy trình tín dụng.

- Để tăng hiệu quả của tín dụng chính sách của Nhà nước cần nhanh chóng tách bạch việc cho vay thực hiện chính sách với cho vay thương mại của các ngân hàng.

Các giải pháp trên tuy chưa phải là đầy đủ, tối ưu song cũng có thể để tham khảo nhằm khắc phục những vấn đề còn hạn chế và cũng là để nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng trong các NHTM.

Kết luận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ khi ra đời hệ thống NHTM Việt Nam cùng với hoạt động tín dụng của nó đã góp phần phát triển nền kinh tế Việt Nam một cách tích cực. Nó không những cung ứng vốn cho các doanh nghiệp tăng cường mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn có vai trò quan trọng trong việc tài trợ các dự án, chương trình xây dựng cơ bản, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của đất nước. Tín dụng đã đạt được một số thành tựu nhất định, chứng tỏ rõ nó là một bộ phận chủ yếu trong hệ thống tín dụng ở nước ta, đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển góp phần vào quá trình xây dựng đất nước đa đất nước đi lên theo con đường chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, trong nền cơ chế thị trường thì hoạt động tín dụng trong các NHTM vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết.

Trong quá trình làm bài tập còn có nhiều hạn chế và thiếu sót, rất mong cô và các bạn tham gia đóng góp để bài tập của nhóm thêm hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự biến động lãi suất tín dụng thông qua cơ chế điều hành lãi suất ở Việt Nam trong thời gian qua (Trang 25 - 30)