Nguyên nhân biến động lãi suất mạnh trong giai đoạn 2000 – 2012

Một phần của tài liệu BIEN DONG LAI SUAT TI GIA TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH NÀYĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT, TỶ GIÁ VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY (Trang 27 - 28)

2. Ảnh hưởng của tự do hóa tài chính đến biến động lãi suất của Việt Nam

2.3Nguyên nhân biến động lãi suất mạnh trong giai đoạn 2000 – 2012

Bước vào thời kỳ tự do hóa lãi suất, nền kinh tế Việt Nam có tỷ lệ lạm phát thấp thậm chí có thời kỳ giảm phát nhẹ vào năm 2000 với tỷ lệ lạm phát được tính là 0,5% mặc dù tiền tệ và tín dụng tăng rất nhanh (30-40%/năm) và VND phá giá mạnh (khoảng 36%) trong giai đoạn 1997-2003. Lãi suất cũng dần được tự do hóa với việc lãi suất cơ bản được áp dụng thay cho trần lãi suất cho vay. Và từ năm 2002, các NHTM ở Việt Nam được phép đặt lãi suất cho vay và lãi suất tiết kiệm theo các điều kiện thị trường. Sau giai đoạn ổn định ở mức thấp này, lạm phát bắt đầu tăng trở lại với tỷ lệ 9,5% trong năm 2004 cao hơn rất nhiều so với mục tiêu 6% mà chính phủ đặt ra. Khi tiền tệ/tín dụng tăng thì lạm phát cũng tăng theo. Lo lắng về nguy cơ lạm phát trở lại, NHNN lại bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ khiến cho lãi suất tăng lên chút ít và giữ cố định tỷ giá từ năm 2004. Bộ tài chính và NHNN cũng tiếp tục can thiệp vào lãi suất bằng những biện pháp gián tiếp thay vì sử dụng chính sách tiền tệ.

Đồng thời việc quản lý cứng nhắc tỷ giá hối đoái kéo dài đến tận cuối năm 2008 cũng đã không giúp lặp lại thành công của việc giữ ổn định lạm phát trong giai đoạn 2000-2003. Lạm phát, sau khi giảm nhẹ trong năm 2006 đã lại tăng mạnh tới 12,6% trong năm 2007 và lên tới 20% trong năm 2008... Trước áp lực của lạm phát nên NHNN phải nâng các lãi suất chủ chốt hoặc thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho lãi suất tăng cao. Ngoài ra, do nguyên nhân còn do chính sách điều hành của NHNN chưa theo kịp với biến động của thị

trường, chính sách tiền tệ còn lỏng lẻo, chính sách quản lý tỷ giá cứng nhắc và thiếu linh hoạt.

Bên cạnh đó, sau khi gia nhập WTO các luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ mạnh vào Việt Nam, NHNN liên tục bơm tiền ra nền kinh tế làm cho đồng nội tệ mất giá, lạm phát tăng cao dẫn đến việc gia tăng lãi suất khi NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát

Một phần của tài liệu BIEN DONG LAI SUAT TI GIA TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH NÀYĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT, TỶ GIÁ VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY (Trang 27 - 28)