Tình hình biến động tỷ giá giai đoạn 2000 – 2013

Một phần của tài liệu BIEN DONG LAI SUAT TI GIA TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH NÀYĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT, TỶ GIÁ VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY (Trang 28 - 33)

3. Biến động tỷ giá trong quá trình tự do hóa tài chính ở Việt Nam

3.1Tình hình biến động tỷ giá giai đoạn 2000 – 2013

Hình 11: Đồ thị về tình hình biến động tỷ giá USD/VND từ 2000-2013 – “Nguồn: cơ sở dữ liệu CEIC”

Với sự ra đời của đồng tiền chung Châu Âu (EUR), được sử dụng trên khắp Châu Âu (EU). Việt Nam đã sử dụng cơ chế neo tỷ giá theo đô la Mỹ (USD) và có điều chỉnh. Đồng thời, tỷ giá Việt Nam được gắn với một rổ tiền tệ trong đó có EUR được nâng lên. Tỷ giá nội tệ được ép giá cao hơn giá trị thực khiến VND được định giá cao hơn USD từ 10%-20%.

Nhìn vào biểu đồ ta thấy trong giai đoạn từ 2000-2007, tốc độ tăng tỷ giá đều đặn qua các năm, năm 2000 tỷ giá là 14.514 thì đến năm 2003 tỷ giá tăng 7,79% lên mức15.646. Tốc độ gia tăng tỷ giá cụ thể hàng năm như sau: năm 2001 so với năm 2000 tăng 3,9%, năm 2002 so với năm 2001 tăng 2,1% , năm 2003 so với năm 2002 tăng 1,5%.

Hình 12:Đồ thị về tình hình biến động tỷ giá USD/VND từ 2003-2006 – ‘Nguồn: Ngân hàng nhà nước”

Từ năm 2003-2007, tốc độ gia tăng hàng năm biến động ít hơn và đều đặn hơn, trung bình ở mức từ 0,8%-0,9%. Do đó, giai đoạn năm 2003-2007 tỷ giá tăng từ 15.646 lên 16.114, với tốc độ gia tăng là 2,9%. Năm 2007, chính phủ thực hiện chính sách tỷ giá khuyến khích xuất khẩu, do sự gia tăng ồ ạt của luồng tiền FII vào Việt Nam, nguồn cung USD đã tăng mạnh. Trên thực tế vào nửa đầu năm 2007 và từ tháng 10/2007 đến tháng 3/2008, thị trường ngoại hối Việt Nam đã có dư cung về USD khiến cho tỷ giá giảm xuống sàn biên độ (biên độ: 0.75%-1%, tỷ giá niêm yết tháng 3/2008: 15.960 VND), dẫn đến VND đã lên giá trong giai đoạn này.

Trong năm 2008, tỷ giá đã có những biến động mạnh do lạm phát tăng cao trong nửa đầu năm và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã bắt đầu tác động tới nền kinh tế Việt Nam vào nửa cuối năm 2008. Từ giữa năm 2008, cùng với sự suy thoái kinh tế, luồng FII vào Việt Nam đã bắt đầu đảo chiều, tốc độ tăng tỷ giá năm 2008 so với năm 2007 là 5,3%. Năm 2009, sự mất giá danh nghĩa của VND so với USD diễn ra cho đến cuối năm, tỷ giá chính thức VND/USD đã tăng 5,6% so với cuối năm 2008. Tình trạng nhập siêu kéo dài và ngày càng tăng từ tháng 3 đến cuối năm. Tỷ giá NHTM là tỷ giá giao dịch phải nằm trong biên độ giao động do NHNN công bố, tỷ giá này đã tăng mạnh so với 3 tháng đầu năm 2008.

Hình 13: Đồ thị về tình hình biến động tỷ giá USD/VND từ 2007-2009. “Nguồn: Ngân hàng nhà nước”

Thêm vào đó, chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế đã khiến cho nhu cầu về USD càng tăng để phục vụ việc nhập khẩu vàng. Giá vàng và USD đều đã tăng mạnh. Người dân đẩy mạnh mua ngoại tệ trên thị trường tự do, giá USD trên thị trường chợ đen ngày càng tăng lên. Do khan hiếm nguồn cung USD, các doanh nghiệp cũng phải nhờ đến thị trường chợ đen hoặc phải cộng thêm phụ phí khi mua ngoại tệ tại các NHTM. Tâm lý hoang mang mất lòng tin vào VND làm tăng cầu và giảm cung về USD đã đẩy tỷ giá thị trường tự do tăng lên hàng ngày. Tâm lý hoang mang mất lòng tin vào VND làm tăng cầu và giảm cung về USD đã đẩy tỷ giá thị trường tự do tăng lên hàng ngày. Người dân lo ngại thực sự về khả năng phá giá tiền VND, sau khi một số báo cáo của các định chế tài chính được công bố. Và đến ngày 26/11/2009, NHNN đã buộc phải chính thức phá giá VND 5,4%, tỷ lệ phá giá cao nhất trong một ngày kể từ năm 1998 để chống đầu cơ tiền tệ và giảm áp lực thị trường, đồng thời thu hẹp biên độ giao động xuống còn +/-3%. Có thể nói, tình hình thị trường ngoại hối trong năm 2009 có thể đã trầm trọng hơn nếu không có sự sụt giảm nhu cầu ngoại tệ do thu nhập từ đầu tư. Nguyên nhân là các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài chuyển ra khỏi Việt Nam giảm (trong năm 2009 ước tính -3 tỷ USD, so với -4,4 tỷ USD năm

hơn 6 tỷ USD. Ngoài ra, FDI giải ngân ước đạt 10 tỷ USD và FII chảy ra khỏi Việt Nam vào đầu năm nhưng cũng có dấu hiệu đảo chiều vào cuối năm.

Từ năm 2010-2013, xu hướng tỉ giá vẫn tiếp tục tăng, năm 2010 tiếp tục chứng kiến các xu hướng tương tự trên thị trường ngoại hối như trong năm 2009. Do các áp lực vẫn tiếp tục tăng cao dù NHNN đã có nhiều nỗ lực vào cuối năm 2009, đến ngày 11/2/2010, NHNN đã phải tăng tỷ giá chính thức từ 17.872VND/USD lên 18.544 VND/USD, tương đương với việc phá giá 3,7%. Cùng với việc nâng tỷ giá này, NHNN đã thực hiện hàng loạt các biện pháp hành chính nhằm giảm áp lực lên thị trường ngoại hối như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ, mở rộng đối tượng cho vay ngoại tệ, chấm dứt việc giao dịch vàng trên các tài khoản ở nước ngoài của các NHTM và các tổ chức tín dụng, đóng cửa các sàn vàng và tăng lãi suất cơ bản lên 8%/năm. Kết quả là, trong sáu tháng đầu năm 2010 tín dụng ngoại tệ đã tăng 27% trong khi tín dụng VND chỉ tăng 4,6%. Đồng thời, kiều hối và các khoản giải ngân FDI, ODA và FII đều tăng lên trong hai quý đầu của năm 2010 so với cùng kỳ năm 2009 khi còn khủng hoảng. Tất cả các yếu tố trên đã góp phần tăng cung và giảm cầu ngoại tệ, nhờ đó giảm khoảng cách giữa tỷ giá thị trường tự do và tỷ giá chính thức trong quý II và nửa đầu quý III/2010.

Hình 14: Đồ thị về tình hình biến động tỷ giá USD/VND từ 2010 đến nay -“Nguồn: Ngân hàng nhà nước”

Trong những tháng cuối năm 2011, thị trường ngoại hối chứng kiến sự tăng lên nhanh chóng của cầu về ngoại tệ do:

- Nhu cầu mua ngoại tệ để trả các khoản vay đáo hạn của các doanh nghiệp tận dụng chênh lệch lãi suất trong hai quý đầu năm 2011

- Nhu cầu nhập khẩu tăng cao vào cuối năm cộng thêm nhu cầu nhập khẩu vàng nhằm kiếm lời từ sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế

- NHNN thắt chặt tín dụng ngoại tệ, lãi suất tiền gửi ngoại tệ tăng cao, lên trên 5%/năm; và hoạt động đầu cơ gia tăng.

- Thêm vào đó, cung ngoại tệ giảm sút do các doanh nghiệp không muốn bán ngoại tệ cho ngân hàng khi họ lo lắng về khả năng NHNN sẽ tiếp tục phải phá giá VND.

Kết quả của sự dư cầu ngoại tệ là tỷ giá thị trường tự do bắt đầu tăng từ tháng 9/2010 lên 20.500 VND/USD vào giữa tháng 10 và lên đến mức kỷ lục là trên 20.623 VND/USD vào cuối tháng 11, với tốc độ gia tăng năm 2011 là 11% so với năm 2010. Đối mặt với tình trạng này, NHNN đã phải thực hiện một loạt các biện pháp hành chính như tuyên bố tăng cung ngoại tệ cho việc nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu cho sản xuất, thắt chặt việc trao đổi cũng như nhận gửi và cho vay bằng vàng và tăng hạn ngạch nhập khẩu vàng để làm dịu tình hình căng thẳng trên thị trường vàng. Đồng thời, lãi suất cơ bản cũng được tăng lên 9%/năm vào tháng 11.

Giai đoạn 2010-2011 cho thấy NHNN đã chủ động hơn so với những năm trước. Cụ thể, NHNN đã đi trước thị trường vào tháng 8/2010 khi các áp lực thị trường còn tương đối thấp. Đồng thời,NHNN đã tiến hành phá giá một lần với mức độ lớn hơn (tháng 2/2011) nâng tỉ giá từ . Những động thái này cho thấy NHNN đã bớt cứng nhắc và đã vận động theo thị trường tốt hơn. Tuy nhiên, NHNN vẫn sử dụng rất nhiều biện pháp hành chính thay vì tạo môi trường cho thị trường tự vận hành.

Giai đoạn năm 2011-2013, NHNN đặt mục tiêu không điều chỉnh tỷ giá quá 2-3%. Để hạn chế "đôla hóa" trong nền kinh tế và kiểm soát tăng trưởng tín dụng ngoại tệ ở mức hợp lý, góp phần ổn định thị trường ngoại hối, NHNN đã ban hành thông tư số 03/TT- NHNN ngày 08/3/2012 thu hẹp các trường hợp được vay vốn bằng ngoại tệ. Theo đó, khách hàng chỉ được vay ngoại tệ nếu có đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh để trả nợ vay, những trường hợp khác phải có sự chấp thuận bằng văn bản của NHNN. Đến

cuối năm 2012, tỷ giá và thị trường ngoại hối tiếp tục ổn định, giá USD mua vào tại các NHTM giảm trung bình 1% so với cuối năm 2011, chênh lệch tỉ giá chính thức và tỉ giá trên thị trường tự do được thu hẹp, tỉ lệ đôla hóa (tiền gửi ngoại tệ trong tổng phương tiện thanh toán giảm xuống 13,2% từ mức 15,8% vào cuối năm 2011). Các tổ chức kinh tế và cá nhân đẩy mạnh bán ngoại tệ cho các NHTM, tạo điều kiện để NHNN mua một lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối nhà nước.

Bước sang năm 2013, NHNN tiếp tục quản lý thị trường ngoại hối và điều hành tỉ giá chặt chẽ theo tín hiệu thị trường, phù hợp với các cân đối vĩ mô và cán cân thanh toán quốc tế, thực hiện các biện pháp tăng dự trữ ngoại hối nhà nước và chống đôla hóa. Nhờ đó, thị trường ngoại tệ 8 tháng đầu năm giữ được sự ổn định, tỷ giá dao động trong biên độ cho phép.

Tóm lại, trong 2 năm qua, các giải pháp của NHNN về điều hành tỉ giá đã góp phần rất quan trọng trong việc ổn định thị trường ngoại tệ và tăng dự trữ ngoại hối nhà nước.Từ giữa năm 2012, cán cân thương mại của Việt Nam đã được cải thiện theo hướng giảm nhanh tình trạng nhập siêu, riêng giá trị xuất siêu trong tháng 8/2013 đạt 600 triệu USD, quy mô dự trữ ngoại hối có thời điểm đã đạt 2,8 tháng nhập khẩu, trong khi thông lệ quốc tế là 12 tuần nhập khẩu. Với những nổ lực như trên, tốc độ tăng tỉ giá qua các năm từ 2011-2013 chỉ dao động sấp xỉ 1% đúng như mục tiêu đã đề ra.

Một phần của tài liệu BIEN DONG LAI SUAT TI GIA TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH NÀYĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT, TỶ GIÁ VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY (Trang 28 - 33)