Đồn điền thanh hoá thời thuộc pháp

148 464 0
Đồn điền thanh hoá thời thuộc pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

mở đầu 1. Lý do chọn đề tài: 1. Của báu một nớc không gì quí bằng đất đai, nhân dân của cải đều do đó mà sinh ra [22, tr.50], Thanh Hoá là một tỉnh nằm ở địa đầu của Bắc Trung Kỳ có diện tích tự nhiên rộng lớn, diện tích canh tác phì nhiêu với những vùng đất phù sa do các con sông lớn nh sông Mã, sông Chu bồi đắp. Bao quanh lấy đồng bằng là vùng trung du với những khu đồi thấp, trãi rộng từ miền Tây Bắc đến Tây Nam của tỉnh. Đất Thanh Hoá xốp, dễ cày bừa hơn đất Bắc Kỳ, sản vật cũng khác mọi nơi. Dân số hơn một triệu ngời, phụ nữ xứ Thanh lại có thể đảm trách tất cả các công việc nặng nhọc trong nghề nông. Với tiềm lực kinh tế và những lợi thế riêng đó, Thanh Hoá không chỉ đợc sự quan tâm của Nam Triều, mà còn thu hút sự chú ý đặc biệt của chính quyền thực dân trong vấn đề đầu t kinh doanh nông nghiệp. Trong đó, việc lập và khai thác đồn điền có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà canh nông Pháp. Theo sau họ, những ngời Việt có thế lực và giàu có cũng bao chiếm đất đai lập trại, ấp sản xuất lơng thực. Trong quá trình khai thác đồn điền do, ảnh h- ởng khách quan của sự du nhập phơng thức sản xuất mới, cùng với mục đích chủ quan của các điền chủ mà bên cạnh yếu tố cổ truyền, là sự du nhập yếu tố t bản trong nông nghiệp. Việc nghiên cứu đề tài Đồn điền Thanh Hoá thời thuộc Pháp sẽ góp phần bổ sung kiến thức, t liệu về mảng kinh tế đồn điền, rất đợc chú trọng trong chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, vốn lâu nay cha đợc quan tâm nghiên cứu nhiều. Nhờ đó, chúng ta sẽ có cái nhìn khách quan hơn về sự chi phối và tác động của cuộc khai thác thuộc địa đối với tình hình kinh tế, xã hội Thanh Hoá nói riêng và Việt Nam nói chung. Mặt khác, từ năm 1951-1957 trên cơ sở các đồn điền đợc tiếp quản, đã thành lập nên các nông trờng. Chính sự kết hợp công-nông nghiệp đã hình thành những vùng chuyên canh mía, cam, . nhng sản xuất còn phân tán, qui mô hộ gia đình nhỏ bé. Trớc mắt, có thể có hiệu quả nhng lâu dài sẽ là trở ngại cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. Từ thực tế trên, chúng tôi nghĩ rằng nghiên cứu đồn điền thời Pháp thuộc là một việc làm cần thiết vì, ngoài những mặt hạn chế của nó, phơng thức kinh doanh mới này trong nông nghiệp cũng để lại một số kinh nghiệm về canh tác và chăn nuôi với qui mô lớn ở cả đồng bằng, trung du và miền núi. Đặc biệt là sự thành công trong việc trồng cà phê và chăn nuôi đại gia súc ở vùng trung du, sẽ có phần gợi ý trong việc tổ chức, quản lí trong sản xuất nông nghiệp, kinh nghiệm trong việc sử dụng đất, cũng nh việc tuyển chọn cây trồng vật nuôi sao cho phù hợp với khí hậu, đất đai và những lợi thế riêng của tỉnh nhà. Nhất là những cây trồng có giá trị xuất khẩu cao nh quế, cà phê Arabica, . Việc phát triển các đồn điền ở vùng trung du với hình ảnh một mũi may vắt, dính liền miền núi với châu thổ [70, tr.310], đã để lại kinh nghiệm trong quá trình phân bố lại dân c và mở mang diện tích canh tác. Mô hình sản xuất và phơng thức quản lý ở một số đồn điền lớn, có thể là những gợi ý tham khảo cho các nông trờng, trong việc thay đổi qui mô, hình thức sản xuất theo hớng kinh tế hàng hoá, đáp ứng nhu cầu của thị tr- ờng. Riêng đối với chúng tôi, việc thực hiện đề tài này sẽ giúp chúng tôi có điều kiện để nghiên cứu và giảng dạy tốt phần lịch sử địa phơng, dới thời Pháp thuộc. Đồng thời, chúng tôi cũng có thêm nguồn t liệu phong phú, khi giảng dạy phần lịch sử cận đại của dân tộc. Với tất cả những lý do trên, tôi đã chọn đề tài Đồn điền Thanh hoá thời thuộc Pháp (1900-1945) làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp 2 thạc sỹ khoa học lịch sử của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Đồn điền là một vấn đề đợc ngời Pháp hết sức quan tâm trong quá trình khai thác thuộc địa ở Thanh Hoá. Song cho đến nay vẫn cha có một ai hay một công trình nào nghiên cứu về vấn đề này một cách cụ thể, chi tiết. Dới thời thuộc địa, một số học giả khi nghiên cứu về địa lý, lịch sử, thực trạng kinh tế, xã hội của Thanh Hoá nói riêng và Việt Nam nói chung có đề cập đến vấn đề đồn điềnThanh Hoá. Trong đó, viết nhiều hơn cả là cuốn Le Thanh Hoa của Robequain. ông đã đi khắp các vùng trong tỉnh và có điều kiện tìm hiểu việc lập đồn điền của ngời Pháp, cách thức thuê nhân công và tiến hành sản xuất trong đồn điền, việc trồng cà phê ở đồn điền Yên Mỹ và điểm tên một số đồn điền lớn. Cuốn La Province de Thanh Hoa của Le Breton nhắc đến một số điền chủ ngời Việt và diện tích đồn điền của họ. Tác phẩm Kinh tế nông nghiệp Đông D ơng của Y.Henry đã thống kê tình hình sở hữu ruộng đất, ứng dụng sản xuất kinh doanh lúa ở một số huyện Thanh Hoá. Tác phẩm cũng điểm qua việc sử dụng nhân công trong đồn điền, một vài so sánh về tiền lơng của công nhân giữa các vùng. Tạp chí kinh tế Đông Dơng cũng có một số bài viết về đồn điền đất đỏ, cuộc khủng hoảng và các đồn điền cà phê Thanh Hoá, thí nghiệm chăn nuôi và trồng trọt ở trại giống Yên Định, . Qua đó, có thể thấy ngời Pháp rất quan tâm tới việc trồng cà phê ở Thanh Hoá. Có thời kỳ họ còn dự định xây dựng các đồn điền ở đây, thành một trong những trung tâm sản xuất cà phê lớn nhất Đông Dơng. Khi nghiên cứu vấn đề này, nguồn tài liệu giúp chúng tôi có cái nhìn tổng quát về đặc điểm chung của cuộc khai thác thuộc địa, việc lập đồn điền trong cả ba kỳ Bắc, Trung, Nam, các loại cây trồng và gia súc ở các đồn điền Thanh Hoá, chính là các cuốn sách, tạp chí nghiên cứu, các giáo trình sử học 3 đợc xuất bản từ sau cách mạng tháng Tám: Lịch sử Việt Nam cận đại của Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm; Tài liệu tham khảo lịch sử cận đại Việt Nam của tập thể tác giả Viện sử học; Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa của Nguyễn Văn Khánh; Giai cấp công nhân Việt Nam của Trần Văn Giàu; Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân dới triều Nguyễn của Trơng Hữu Quýnh, Đỗ Bang; Đồn điền của ngời Pháp ở Bắc Kỳ của Tạ Thị Thuý.v.v. Sự phối hợp của giới nghiên cứu sử học Thanh Hoá với các giáo s, viện nghiên cứu, các trờng đại học đã có những đóng góp thiết thực trong việc nghiên cứu lịch sử địa phơng, đợc phản ánh trong một số xuất bản phẩm: Địa chí Thanh Hoá; Địa chí Nông Cống; Lịch sử thanh Hoá tập 5 (1930 - 1954 ); Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá tập1 (1930-1954 ) ; Lịch sử Đảng bộ một số huyện; Sự kiện Đa Ngọc; Lịch sử phong trào công nhân và hoạt động công đoàn Thanh Hoá.v.v. Các tài liệu trên, khi viết về tình hình kinh tế thời Pháp thuộc, có đa ra các con số về diện tích đồn điền, nhắc tên những đồn điền lớn của các điền chủ ngời Pháp, ngời Việt và việc sử dụng nhân công trong các đồn điền ở các huyện. Đồng thời, qua thống kê số lợng công nhân, cho thấy công nhân đồn điền chiếm tỉ lệ lớn. Họ đã lên tiếng đòi quyền lợi, tuy không thực sự mạnh mẽ song cũng góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các tầng lớp nhân dân lao động, giành thắng lợi trong cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phơng trong tỉnh. Tựu trung lại, do ảnh hởng của các điều kiện lịch sử khác nhau mà vấn đề đồn điền trong nền kinh tế thuộc địa ở Thanh Hoá, mới chỉ đợc các xuất bản phẩm điểm qua. Để việc nghiên cứu đồn điền Thanh Hoá thời thuộc Pháp có hệ thống, cụ thể, chính xác, chúng tôi đã thu thập và khai thác một số tài liệu gốc từ các th viện lớn và các trung tâm lu trữ quốc gia. Đặc biệt việc đi điền dã, gặp gỡ các cán bộ lão thành, các công nhân cũ ở đồn điền, su tầm 4 hồi kí của các đồng chí đảng viên đã từng hoạt động trong đồn điền, giúp ích rất nhiều trong việc dựng lại bức tranh đồn điền một cách sát thực. 3. Đối t- ợng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tợng: Nghiên cứu các đồn điền của ngời Pháp và ngời Việt thời thuộc Pháp trên lãnh thổ tỉnh Thanh Hoá. 3.2. Nhiệm vụ: Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, dân c, lịch sử Thanh Hoá và những cơ sở pháp lý mới làm căn cứ cho việc lập đồn điền của thực dân PhápThanh Hoá. Tìm hiểu các chính sách thúc đẩy việc thành lập và khai thác đồn điền của chính quyền Pháp. Nhiệm vụ trọng tâm là nghiên cứu quá trình thiết lập đồn điền và việc khai thác đồn điền Thanh Hoá dới thời Pháp thuộc. 3.3. Phạm vi: 3.3. Phạm vi: Phạm vi thời gian : Từ năm 1900 cho đến năm 1945, tức là từ khi có tên những ngời chủ đồn điền đầu tiên ở Thanh Hoá, trong Niên giám Đông Dơng, cho đến khi Cách mạng Tháng Tám bùng nổ, các chủ đồn điền bỏ chạy. Phần lớn đồn điền thuộc quyền quản lý của chính quyền cách mạng. Số còn lại là những trại ấp nhỏ của ngời Việt phải thực hiện theo các yêu cầu của cách mạng, hệ thống đồn điền hầu nh tan rã. Phạm vi không gian: Đồn điền thời Pháp thuộc đợc phân bố nhiều nhất ở vùng trung du thuộc phía Tây của tỉnh, một số huyện đồng bằng và cả huyện miền núi cao. Đó là các huyện Hà Trung, Triệu Sơn, Nông Cống, Yên Định, Quảng Xơng, Thọ Xuân, Nh Xuân, Thạch Thành, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lạc, Thờng Xuân, Vĩnh Lộc, Tĩnh Gia, Hoàng Hoá, Nga Sơn. Tuỳ từng điều kiện cụ thể, mà số đồn 5 điền ở mỗi huyện nhiều, ít khác nhau. Hiện nay, đơn vị hành chính của các huyện có một số thay đổi, các đồn điền lớn đã đợc qui hoạch thành các nông trờng, những đồn điền nhỏ, dấu vết chỉ còn là các địa danh và trong một số hồi ức của một số ngời dân. Vì thế, chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu một số đồn điền lớn, theo đơn vị hành chính cũ. 4. Các nguồn t liệu và phơng pháp nghiên cứu: 4.1. Các nguồn t liệu: 4.1.1. T liệu thành văn: -Các sách lịch sử, địa lý, kinh tế thời Pháp. - Các tập san kinh tế, niên giám kinh tế Đông Dơng. - Các tài liệu nghiên cứu, giáo trình sử học. - Địa chí, lịch sử Đảng bộ tỉnh và một số huyện ở Thanh Hoá. - Hồi ký. Những tài liệu này đợc viết bằng tiếng Việt và một số đợc dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt. Nguồn t liệu, do chúng tôi khai thác tại Phòng địa chí Th viện Thanh Hoá, Th viện quốc gia, Th viện các trờng đại học, các Trung tâm lu trữ và Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thanh Hoá. 4.1.2. T liệu hiện vật: Khảo sát, điền dã một số địa phơng, nông trờng trớc đây là đồn điền. 4.1.3. T liệu dân gian: Lời kể của một số ngời đã từng làm cai, ký, công nhân, tá điền hoặc hoạt động cách mạng trong khu vực đồn điền. 4.2. Phơng pháp nghiên cứu: Bên cạnh phơng pháp truyền thống là phơng pháp lịch sử và lôgíc, chúng tôi còn sử dụng phơng pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu các nguồn t liệu khác nhau, để xác minh tính chân thực, chính xác của các số liệu, sự kiện. 6 Đặc biệt, trong quá trình làm đề tài nghiên cứu chúng tôi đã đi điền dã ở nhiều vùng khác nhau trong tỉnh, đến những nơi trớc đây từng là đồn điền của ngời Pháp, ngời Việt và cha cố. Chúng tôi có điều kiện tìm hiểu, quan sát địa hình, gặp gỡ, ghi chép những lời kể của các cụ già. Những ngời đã tham gia hoặc chứng kiến các sự kiện diễn ra ở các đồn điền. Công tác điền dã mang lại cho chúng tôi rất nhiều ý nghĩa, giúp chúng tôi lý giải nhiều điều về việc thiết lập và khai thác đồn điền của từng loại điền chủ khác nhau. Việc kết hợp giữa các phơng pháp nghiên cứu nguồn t liệu thành văn với công tác điền dã đã giúp chúng tôi có cái nhìn tổng quát, sâu sắc hơn về vấn đề đồn điền Thanh Hoá thời Pháp thuộc, trên cơ sở đó rút ra nhận xét khoa học. 5. Đóng góp của luận văn: -Luận văn dựng lại cơ bản hệ thống đồn điền Thanh Hoá thời Pháp thuộc. Với việc tổ chức trong nông nghiệp, bên ngoài yếu tố cổ truyền là yếu tố mới thuộc kinh tế t bản. - Luận văn góp phần bổ sung t liệu trong việc nghiên cứu lịch sử địa phơng, nhất là mảng kinh tế cha đợc chú trọng nhiều. - Bớc đầu nghiên cứu đồn điềnThanh Hoá với những đặc điểm của nó, sẽ góp phần cung cấp thêm t liệu cho việc nghiên cứu hệ thống đồn điền ở khu vực Bắc miền Trung. Thông qua việc nghiên cứu góp phần nhìn nhận về quá trình khai thác thuộc địa của Pháp theo tinh thần khách quan hơn. Đó là ngoài những mặt tiêu cực, hạn chế kinh tế đồn điền còn để lại một số kinh nghiệm trong việc sử dụng đất, mở rộng diện tích canh tác, phân bố lại dân c. Trong sự phát triển chung của cả nớc, hiện nay Thanh Hoá vẫn là một tỉnh lớn, đông dân, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ yếu. Tìm hiểu đồn điền thời Pháp thuộc sẽ là mô hình tham khảo cho sự phát triển theo hớng sản xuất hàng hoá với qui mô lớn. 7 6. Bố cục của luận văn: Luận văn có số lợng 150 trang, gồm: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận, trong đó có các bảng số liệu. Luận văn có sử dụng trên 70 tài liệu tham khảo, chủ yếu là tiếng Việt và một số đợc dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt. Phần phụ lục hơn 10 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm có 3 chơng: Chơng 1: Quá trình thiết lập đồn điền của thực dân PhápThanh Hoá. Chơng 2: Các chính sách thúc đấy việc thành lập và khai thác đồn điền của chính quyền Pháp. Chơng 3: Việc khai thác đồn điền và ảnh hởng của nó tới tình hình kinh tế, xã hội Thanh Hoá. chơng 1 8 quá trình thiết lập đồn điền của thực dân PhápThanh Hoá 1.1. Điều kiện tự nhiên, dân c và lịch sử Thanh Hoá. 1.1.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên. 1.1.1.1 .Vị trí địa lí và địa hình Nằm giữa Bắc bộ và Trung bộ, Thanh Hoá có dạng một hìnhtam giác, đỉnh là phần Tây huyện Mờng Lát, đáy là bờ biển vịnh Bắc Bộ. Phía Bắc tiếp giáp với các tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình và Sơn La, có một dãy núi trùng điệp chiếm phần lớn tỉnh Thanh Hoá, dùng làm địa giới giữa Bắc kỳ và Trung kỳ, chỉ có thể qua lại đợc ở đèo Tam Điệp. Con đờng cái quan từ Huế ra Hà Nội cũng phải qua con đèo này. Dãy núi kéo dài mãi cho đến tận bờ biển Đông [66, tr.773]. Phía Tây dựa lng vào đất Lào, có nhiều ngọn núi cao chênh vênh, vách dựng đứng. "ở giữa cái hình lòng chảo này, có những thung lũng giàu có không nơi nào sánh nổi. Đó là xứ sở của cây quế [53, tr.1]. Tại phía Nam, một dãy núi rất quan trọng cũng ăn ra đến tận biển, tạo thành một hàng rào giữa Thanh Hoá và Nghệ An. Vùng này cha hề đợc khai thác" [53, tr.3]. Sau cùng bị bao quanh mọi phía bởi núi non là vùng châu thổThanhHoá,do đất phù sa và di vật hữu cơ tạo thành. Những cánh đồng bao la màu mỡ trải rộng làm cho Thanh Hoá trở thành vựa lúa của Trung kỳ [66, tr.773]. Phía Đông của tỉnh, có đờng bờ biển dài 102km, gần bờ ở phía Bắc có đảo Hòn Nẹ, phía Nam có quần đảo Mê. Vị trí địa lý của Thanh Hoá kéo dài từ miền núi cao cho đến tận biển Đông. Đặc điểm này đã tạo nên sự phân hoá phức tạp các yếu tố tự nhiên cũng nh kinh tế, xã hội. Việc tiếp giáp với nhiều tỉnh, nhiều vùng giúp Thanh 9 Hoá có điều kiện giao lu trong nớc và quốc tế bằng đờng bộ, đờng thuỷ và đ- ờng hàng không. 1.1.1.2 Điều kiện tự nhiên Khí hậu Thanh Hoá mang tính chất trung hoà giữa khí hậu Bắc kỳ và Trung Kỳ. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với mùa đông lạnh ít ma, có sơng giá, sơng muối, mùa hè nóng, ma nhiều, thỉnh thoảng lại có những đợt gió Tây khô nóng. Mặt khác, do địa hình đa dạng, phức tạp nên Thanh Hoá có những vùng tiểu khí hậu riêng biệt. Đặc thù về khí hậu đó, là yếu tố thuận lợi để phát triển ở Thanh Hoá một nền nông nghiệp nhiệt đới là căn bản, nhng lại phong phú về sản phẩm của nền nông nghiệp cận nhiệt và ôn đới. Tuy nhiên, lợng ma ở Thanh Hoá rất thất thờng Nếu không có hệ thống thuỷ nông, thì mùa màng sẽ thất bát và hầu nh chỉ làm đợc một vụ [57, tr.5]. Mạng lới sông, suối Thanh Hoá khá dày đặc, bao gồm 5 hệ thống sông chính là: Sông Hoạt: Chảy qua vùng Hà Trung, Nga Sơn. Sông Mã-Sông Chu: Chảy qua vùng Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hoá. Sông Yên: Chảy qua vùng Nh Xuân, Tĩnh Gia, Nông Cống. Sông Lạch Bạng: Chảy trong huyện Tĩnh Gia. Sông Chàng: Là con sông duy nhất của Thanh Hoá chảy sang đất Nghệ An. Sông Mã là hệ thống sông lớn nhất tỉnh, bắt nguồn từ độ cao 1.000m ở vùng Điện Biên Phủ, sau đó chảy qua Lào và vào Thanh Hoá với chiều dài 242 km trên địa hạt của tỉnh, cuối cùng đổ ra biển bằng 3 cửa sông ở Lạch Sung, Lạch Trờng và cửa Hới. Phần lớn thời gian trong năm sông Mã rất ôn hoà, khiến cho tàu thuỷ đang chạy Nam Định-Vinh có thể quay ngợc lại đợc. Các cửa Lạch là nơi ẩn nấp tốt cho các thuyền buôn, thuyền câu dọc bờ và thuyền đi biển. Sông Mã cùng với hệ thống sông ngòi Thanh Hoá đã chuyên chở phù sa, bồi đắp nên vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn. Không chỉ cung 10

Ngày đăng: 27/12/2013, 20:25

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan