1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Báo cáo biện pháp thi giáo viên giỏi môn ngữ văn 9

12 199 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Kết quả các bài kiểm tra, bài thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, thi học sinh giỏi các cấp môn Ngữ văn của trường THCS...tuy đã có chuyển biến nhưng khi viết bài nghị luận xã hội, học sinh

Trang 1

BÁO CÁO BIỆN PHÁP GIÁO DỤC THI GIÁO VIÊN GIỎI MÔN NGỮ VĂN 9

I.LÝ DO HÌNH THÀNH BIỆN PHÁP

1 Vai trò của biện pháp

Cấu trúc chương trình Ngữ văn THCS, thời gian dành cho tiết nghị luận xã hội không nhiều Với kiểu bài này phân phối chương trình chỉ có 04 tiết dạy Trong đó 02 tiết tìm hiểu lí thuyết, 02 tiết tìm hiểu về cách làm bài

Kiểu bài này đòi hỏi các em phải biết lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục,

có kiến thức đời sống và tìm những dẫn chứng thực tế để minh họa Trong khi

đó, tài liệu tham khảo về cách làm bài còn hạn chế

Dạng đề này thường yêu cầu viết một đoạn văn ngắn ( có giới hạn số câu) thời gian dành cho phần này khoảng từ 35 đến 40 phút, học sinh không thể viết quá dài nhưng cũng không được viết sơ sài, nghĩ gì viết đó mà phải nắm chắc phương pháp làm bài, xử lí yêu cầu của đề thi một cách linh hoạt, hiệu quả.Rất nhiều học sinh còn trong tình trạng không xác định được yêu cầu của đề thi

2.Thực tế vấn đề nghiên cứu tại đơn vị

Qua tìm hiểu thực tế, ta thấy việc dạy học văn nghị luận xã hội tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn bộc lộ khá nhiều hạn chế Kết quả các bài kiểm tra, bài thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, thi học sinh giỏi các cấp môn Ngữ văn của trường THCS tuy đã có chuyển biến nhưng khi viết bài nghị luận xã hội, học sinh còn gặp nhiều khó khăn, trong đó có kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống, học sinh vẫn bị trừ điểm bởi những lỗi mắc phải thuộc về kiến thức và kĩ năng Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này thuộc

cả về phía thầy cô và học sinh

2.1 Với giáo viên

Một số thầy cô tập trung nhiều thời gian và tâm huyết của mình vào việc dạy cách làm bài nghị luận văn học mà chưa chú trọng nhiều vào việc chưa chú trọng nhiều vào việc hướng dẫn các hoạt động học trong học kiểu bài viết đoạn văn nghị luận xã hội vì cho rằng phần này chỉ chiếm 3/10 điểm

Trang 2

Có những giáo viên còn lúng túng khi dạy kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống nhất là khi dạy cho đối tượng học sinh giỏi, khi tiếp cận với dạng

đề mở, với những đề bài mà vấn đề nghị luận còn là trìu tượng

Phương pháp dạy học của một số giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới, nặng về truyền thụ kiến thức khiến giờ học trở nên nặng nề

Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học của một số giáo viên còn chưa tích cực đổi mới phương pháp

2.2 Với học sinh

Vốn hiểu biết các vấn đề xã hội còn hạn chế Một số học sinh chưa có ý thức quan sát, tìm hiểu, suy nghĩ, nhìn nhận, đánh giá về các sự việc, hiện tượng đời sống một cách thường xuyên

Khả năng nhận thức vấn đề trước một sự việc, hiện tượng của một số học sinh còn hạn chế

Một số học sinh chưa hứng thú, say mê với việc học tập môn Ngữ văn nói chung

và thực hành làm kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống nói riêng

Có những học sinh dành nhiều thời gian cho bài nghị luận văn học chưa thật chú trọng nhiều đến bài nghị luận xã hội

3 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

“Hướng dẫn tổ chức các hoạt động học nhằm giúp học sinh học tốt kiểu bài văn nghị luận xã hội về một sự việc hiện tượng đời sống trong chương trình Ngữ văn 9” giúp học sinh khắc phục những biểu hiện trì trệ trong việc dạy học bộ môn

Đưa ra những biện pháp cụ thể để việc tổ chức hoạt động hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận xã hội trong các tiết học, bài học hiệu quả

Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh để các em có thể làm chủ bản thân, làm chủ tri thức, hứng thú và đam mê với môn học Hình thành được các phẩm chất, năng lực cho học sinh sau mỗi tiết học

II NỘI DUNG CỦA BIỆN PHÁP

1 Xác định những năng lực, phẩm chất cần hình thành và phát triển cho học sinh

Trang 3

Trong mỗi tiết học, bài học hình thành cho học sinh những năng lực, phẩm chất riêng biệt, không bài học nào giống bài học nào Vì vậy, khi thiết kế kế hoạch giảng dạy, giáo viên cần nắm chắc những năng lực và phẩm chất cần hình thành cho học sinh

2 Nhận diện đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

- Có đề về sự  việc, hiện tượng tốt cần ca ngợi, biểu dương

- Có đề về sự việc, hiện tượng không tốt cần lưu ý, phê phán, nhắc nhở

- Có đề cung cấp sẵn sự việc, hiện tượng dưới dạng một truyện kể, một đoạn tin để người làm bài sử dụng; có đề không cung cấp nội dung sẵn, mà chỉ gọi tên, người làm bài phải trình bày, mô tả sự việc, hiện tượng đó

- Mệnh lệnh đề thường là: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ …( Số câu, còn hay kết hợp với yếu tố Tiếng Việt)

3 Biện pháp hướng dẫn tổ chức các hoạt động học nhằm giúp học sinh học tốt kiểu bài văn nghị luận xã hội về một sự việc hiện tượng đời sống theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực

3.1 Tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực bằng việc hướng dẫn học sinh tự học

Giáo viên hướng dẫn, hỗ trợ học sinh tự suy nghĩ, khám phá vấn đề

Dạy học cá biệt hóa, tức là phải dạy cách học và tự học có hướng dẫn cho học sinh theo năng lực, trình độ riêng của các em.Ví dụ: Tổ chức cho học sinh học theo dự án bằng hướng dẫn học sinh tự học

Hướng dẫn học sinh tự học

3.2 Tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực bằng việc dạy học gắn liền với thực tiễn

Trang 4

Dạy học gắn liền với thực tiễn thông qua hoạt động trải nghiệm như: tham quan thực tế, ngoại khóa các vấn đề xảy ra trong cuộc sống: bạo lực, tình yêu học trò, các vấn đề về môi trường, giao thông, dịch bệnh…

Hoạt động trải nghiệm về môi trường

Dạy học gắn liền với thực tiễn thông qua xây dựng hệ thống câu hỏi để các

em biết vận dụng, gắn liền với thực tiễn cuộc sống

3.3 Tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực bằng việc kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra sự chuẩn bị bài của từng cá nhân sau khi giáo viên giao một nhiệm vụ

Kiểm tra sản phẩm hoạt động nhóm trong các nhiệm vụ Quan sát và kiểm tra thái độ, kỹ năng tham gia hoạt động học của học sinh

Xây dựng đề kiểm tra có liên quan tới các đến các vấn đề về sự việc hiện tượng trong xã hội khá nổi bật được quan tâm

3.4 Ứng dụng công nghệ thông tin và trang web google vào trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực

- Giáo viên có thể sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình thiết kế tổ chức dạy học cho học sinh thông qua các hoạt động học như: quan sát hiện tượng qua tranh ảnh, video thực tế

Trang 5

Học sinh truy cập trang Wed tự tìm thông tin trong giờ học

Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng trang web google để tra cứu thông tin, tìm hiểu tư liệu về bài học để vốn kiến thức phong phú và chọn lọc được những sự việc có tính chất tiêu biểu

3.5 Hướng dẫn học sinh ghi nhật ký tiết học và cách sử dụng nhật ký tiết học đó

Hướng dẫn mỗi học sinh chuẩn bị 1 cuốn sổ: Nhật ký Ngữ văn để ghi lại những thông tin hữu ích trong học tập bộ môn và biết cách sử dụng nó để khắc sâu thêm tri thức môn học, tra cứu thông tin trong môn học

Cuốn nhật ký Ngữ văn này có thể được chia thành các nội dung như: Nhật

ký về các sự việc tiêu biểu, các tấm gương tiêu biểu

3.6 Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh để góp phần phát huy năng lực, phẩm chất học sinh

Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nội khóa với chủ đề về an toàn giao thông, môi trường, phòng chống covid ngay trong trường học

Trang 6

Hoạt động ngoại khóa chủ đề dịch bệnh, môi trường

Tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoại khóa thì phạm vi hoạt động rộng hơn, các em thích thú với những điều mới mẻ chưa từng biết đến Vốn sống phong phú hơn rất nhiều

3.7 Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập.Rèn cho HS kĩ năng tạo lập văn bản – Viết đoạn văn

MÔ HÌNH ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ MỘT SỰ VIỆC,

HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

*Mở đoạn: Dẫn dắt, giới thiệu sự viêc, hiện tượng

*Thân đoạn:

- Giải thích: Khái niệm, thực trạng của hiện tượng

- Nguyên nhân: Chủ quan, khách quan

- Tác động/ Tác hại: Đúng, tốt, ý nghĩa-Lí lẽ- Dẫn chứng

- Giải pháp: Cần, nên,phải…, Tránh, phê phán Bài học cho bản thân và mọi người

*Kết đoạn:Khẳng định lại vấn đề Mở rộng, nâng cao ý nghĩa vấn đề.

Trang 7

Bài tập vận dụng : Viết đoạn văn 10 – 12 câu trình bày suy nghĩ của em về tình trạng học vẹt của nhiều học sinh

- Yêu cầu hình thức: Đúng kiểu bài nghị luân về một sự việc hiện tượng đời sống Đảm bảo số câu Không sai lỗi chính tả Diễn đạt mạch lạc

*Yêu cầu nội dung

+ Mở đoạn: Dẫn dắt nêu khái quát về vấn đề học vẹt Sơ lược nhận định, ý kiến

của em về vấn đề này

+ Thân đoạn:

- Giải thích: Học vẹt là gì? Học thuộc lòng từng câu từ nhưng lại không

hiểu ý nghĩa bài học Đây là cách học sai lầm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng học tập Thực trạng phổ biến tràn lan trong nhà trường ( ví dụ biểu hiện cụ thể )

- Nguyên nhân: Chủ quan: HS chưa tự giác; chưa ý thức tầm quan trọng

của việc học

Khách quan:Nhồi nhét kiến thức, nặng về lý thuyết…

- Tác hại: Không làm chủ kiến thức, chất lượng GD đi xuống; Hiệu quả

không cao; khả năng vận dụng, liên hệ thực tế kém, dễ chán nản, làm cho xã hội kém phát triển…

- Giải pháp: Tuyên truyền học sinh cần nâng cao kiến thức; xác định mục

tiêu học tập; cải cách điều chỉnh phương thức giảng dạy…

+ Kết đoạn:

Khẳng định lại quan điểm, ý kiến về học vẹt Bàn luận mở rộng vấn đề

4 Cách thức thực hiện

- Thực hiện trong các tiết dạy kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống

- Đánh giá hiệu quả của giải pháp từ đó điều chỉnh giải pháp cho phù hợp

5 Quy trình thực hiện giải pháp của bản thân

Trang 8

- Một là: Tìm hiểu các yêu cầu trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học

Hai là: Tìm hiểu về đối tượng học sinh và tìm hiểu về mục tiêu kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống

Ba là: Định hướng và xây dựng cách thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Bốn là: Vận dụng vào trong quá trình dạy học và kiểm tra sự tiến bộ của học sinh

III HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TRONG THỰC TẾ GIẢNG DẠY

1 Phạm vi áp dụng

- Lựa chọn thử nghiệm trên 1 vấn đề ( Viết đoạn văn 10 – 12 câu trình bày suy nghĩ của em về tình trạng học vẹt của nhiều học sinh.) với lớp thực nghiệm (9C) và lớp đối chứng (9D) Thấy rõ sự khác biệt giữa 2 lớp thực nghiệm và đối chứng thông qua bài làm và kết quả khảo sát trước tác động và sau tác động

- Áp dụng đồng bộ trên các lớp khối 9 Thu thập số liệu qua kết quả điểm từ

số lượng bài kiểm tra

2 Thời điểm áp dụng: Năm học 2020 - 2021

3 Hiệu quả của giải pháp

3.1 Với giáo viên và học sinh

- Giáo viên và học sinh đều nhận thức rõ vai trò, nhiệm vụ của mình trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của người học

- Học sinh tích cực hơn trong giờ học, các em chủ động tham gia hoạt động học, làm chủ kiến thức

- Giờ học sôi nổi hơn, hấp dẫn hơn Và từ đó tăng thêm niềm đam mê, yêu thích bộ môn Ngữ văn

3.2 Kết quả thông qua các số liệu điều tra

Khảo sát lớp thực nghiệm và lớp đối chứng khi cho làm đề:Viết đoạn văn 10

– 12 câu trình bày suy nghĩ của em về tình trạng học vẹt của nhiều học sinh.

Trang 9

* Kết quả trước tác động – qua bài kiểm tra khảo sát đầu học kì II:

Tổng số Điểm

8->9

Điểm 6.5->8

Điểm 5-><6.5

Điểm 3.5-><5

Điểm Dưới 3.5

Lớp thực

nghiệm

9C(36)

Lớp đối

chứng

9D(35)

Qua khảo sát cho thấy giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng kết quả tương đương nhau Vì vậy, 2 lớp có sự tương đồng và có thể sử dụng để đem ra so sánh.

* Kết quả sau tác động – qua bài kiểm tra giữa kì (Sau khi áp dụng biện pháp đối với lớp thực nghiệm, lớp đối chứng thực hiện dạy học theo truyền thống)

Tổng số Điểm

8->9

Điểm 6.5->8

Điểm 5-><6.5

Điểm 3.5-><5

Điểm Dưới 3.5

Lớp thực

nghiệm

9C

Lớp đối

chứng

9D

Qua khảo sát cho thấy giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng kết quả đã có

sự biến chuyển, thay đổi rõ rệt Vì vậy, ta có thể khẳng định biện pháp hiệu quả

rõ rệt khi áp dụng.

* Bảng thang đo hiểu biết và thái độ của học sinh về tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học ở các lớp năm học: 2020 – 2021:

Trang 10

Thái độ

Trước

và sau tác động

Rất tốt Tốt thườngBình Khôngtốt

Không biết chút nào

1 Em có nắm được vai

trò của mình trong hoạt

động học

2 Em tích cực, chủ động

tham gia hoạt động học

3 Em sáng tạo trong

hoạt động học

4 Sự gắn bó của em với

môn Văn khi được tích

cực tham gia hoạt động

học

Tổng số ý kiến

IV KẾT LUẬN ÁP DỤNG NỘI DUNG TRÌNH BÀY

1 Về phía giáo viên

Sau khi áp dụng biện pháp trên tại khối 9 trường THCS học kì 1năm học 2020- 2021, tôi nhận thấy giáo viên tích cực trong việc trao đổi với đồng nghiệp trong khối lớp để có những điều chỉnh phù hợp với đối tượng học sinh Mỗi một tiết học Ngữ văn giáo viên hướng dẫn học sinh viết đoạn văn kiểu bài văn nghị luận xã hội về một sự việc hiện tượng đời sống một cách sáng tạo và phù hợp với học sinh từng lớp học

Trang 11

Các buổi sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học đã góp phần định hình và thúc đẩy các giáo viên trong tổ nhóm chuyên môn sáng tạo và tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm của đồng nghiệp và chia sẻ những kinh nghiệm, đóng góp của cá nhân mình để hoàn thiện hơn tiết học, bài giảng

2 Về phía học sinh

Học sinh tích cực và chủ động hơn hẳn trong tiết học Các em chủ động bày tỏ quan điểm cá nhân của bản thân trước các vấn đề của xã hội cũng như vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống trong cuộc sống có liên quan đến bộ môn Ngữ văn

Tâm lý nặng nề khi viết đoạn văn nghị luận về kiểu bài văn nghị luận

về một vấn đề xã hội dần dần được tháo gỡ Trong các tiết học, học sinh được bày tỏ quan điểm và sự sáng tạo của học sinh dưới định hướng của giáo viên đạt được hiệu quả không nhỏ

3 Kiến nghị

3.1 Với tổ chuyên môn, đồng nghiệp và nhà trường

+ Thường xuyên tổ chức các cuộc tập huấn chuyên môn để giúp các đồng nghiệp trao đổi, học hỏi kinh nghiệm cùng giúp nhau tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng bài góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

+ Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo viên như tài liệu, sách tham khảo.Tổ chức một trang Web về chuyên môn cho các giáo viên trong nhà trường

để cùng trao đổi, học hỏi kinh nghiệm

3.2 Với Phòng giáo dục, Sở giáo dục

Phổ biến các sáng kiến, giải pháp, đề tài khoa học hay để các giáo viên cùng trao đổi kinh nghiệm và học tập

Trên đây là biện pháp:“Hướng dẫn tổ chức các hoạt động học nhằm giúp học sinh học tốt kiểu bài văn nghị luận xã hội về một sự việc hiện tượng đời sống” tôi đã áp dụng hiệu quả cho học sinh tại khối lớp 9, trường THCS Cao

Thắng, Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Trang 12

Biện pháp này lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi THCS cấp Thành phố, năm học 2020 – 2021 và chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó

Xác nhận của nhà trường Người báo cáo

Ngày đăng: 04/10/2021, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w