1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Báo cáo biện pháp thi giáo viên giỏi môn ngữ văn, tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn ngữ văn

16 27 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 155,5 KB

Nội dung

Báo cáo biện pháp thi giáo viên giỏi môn ngữ văn, tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn ngữ văn

Trang 1

BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY

“ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG

DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN 9”

I CƠ SỞ LÍ LUẬN:

Nghị quyết hội nghị lần II BCH TW Đảng khoá VIII nêu rõ: Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học; phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên Do đó tạo hứng thú cho HS trong học tập là góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ trọng tâm này trong giáo dục

Căn cứ theo KH số 01/KH-THCSNH ngày 06/09/2022 về tổ chưa hội thi GVG cấp trường năm học: 2022-2023

Luật Giáo dục, Điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Như vậy, muốn học tốt bất cứ môn nào thì người học nhất định phải yêu thích môn học đó Nhưng để thật sự yêu thích môn học thì việc đầu tiên người học phải có nhận thức đúng đắn về nó Nhất là môn văn, càng ngày càng khó , ngại và khổ Đòi hỏi học sinh phải có sự thích thú say mê, nhiệt tâm để đọc nhiều, giành nhiều thời gian suy nghĩ, mở rộng vốn hiểu biết, thâm nhập thực tế cuộc sống Giáo viên tuy có ý thức đổi mới phương pháp dạy học nhưng nhìn chung vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng của phương pháp dạy học trước đây Điều này gây tác động không nhỏ đến việc tiếp

Trang 2

nhận tri thức một cách thụ động của học sinh Học sinh chưa phát huy được

sự chủ động, sáng tạo Dạy văn không chỉ là truyền thụ kiến thức mà còn phải hay, phải lôi cuốn học sinh, làm cho học sinh thích thú, say mê học tập

II CƠ SỞ THỰC TIỄN:

Một thực tế ai cũng phải công nhận là hiện nay là học sinh THCS việc chọn nghề, chọn khối đã bắt đầu định hình nên đó là lí do các em “xa dần” với môn Văn Bên cạnh đó, mặc dù là môn học chính nh ưng với các em, việc học Văn chưa xuất phát từ sự say mê, hứng thú thực sự Các em chỉ học mang tính thụ động, đối phó Vì vậy mà những kiến thức nhận được từ bài học Văn ở các em chỉ hời hợt, ít đọng, chóng quên

- Trong quá trình giảng dạy, tôi đã thu thập thêm một số nguyên nhân khiến học sinh học tập chất lượng chưa cao:

+ Học sinh hầu hết bằng lòng với mức điểm trung bình đối với bộ môn văn, dành nhiều thờ gian, sự đầu tư cho các môn tự nhiên, anh văn

+ Một phần kiến thức quá nặng và đôi khi không còn phù hợp, không mang tính thời sự nên phần nào không kích thích niềm đam mê học văn của các em

+ Ý thức tự giác học tập ở các em không có

+ Gia đình chưa thật sự quan tâm Nhất là không coi trọng các môn xã hội, trong đó có môn Ngữ văn

+ HS lười học, không chịu đầu tư suy nghĩ, phát biểu xây dựng bài trong giờ học, khâu chuẩn bị bài còn hời hợt, tiếp thu bài chậm

- Một số GV còn lúng túng trong phương pháp giảng dạy, không biết làm thế nào để tạo sự hứng thú cho HS trong học tập và nắm bắt được những kiến thức trọng tâm của bài học một cách nhẹ nhàng và sinh động nhất

Trang 3

- Một số giáo viên chưa có phương án câu hỏi gợi mở để những học sinh trung bình, yếu được tham gia vào tiết học Các em gần như bị đứng ngoài cuộc, cả lớp chỉ vài ba em trả lời Học sinh im lặng trước câu hỏi hoặc trả lời miễn cưỡng không hứng thú Những lời phát biểu, ý kiến học sinh đưa ra chưa được sự động viên khuyến khích, bị phủ nhận tức thì hoặc lời nhận xét

“đúng”, “sai” mà chưa có sự lí giải thấu đáo có sức thuyết phục

- Trên cơ sở đó, việc giúp HS ham thích học môn Ngữ văn, nắm bắt được những kiến thức cơ bản của bài học, là một yêu cầu cấp thiết mà mỗi GV trong tổ Ngữ văn chúng tôi cần phải nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo trong giảng dạy để đạt được hiệu quả cao

Từ những thực tế đó, tôi đã nghiên cứu “Một số giải pháp tạo hứng thú chọc sinh trong dạy học môn Ngữ văn 9 ”

III CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

Tất cả những vấn đề tôi đã trình bày trên cũng chỉ là định hướng nghiên cứu Để thấy được kết quả cụ thể, bản thân tôi đã tiến hành áp dụng:

“Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Ngữ văn 9

” năm học 2021-2022

1 Đa dạng các hình thức dạy học

a Vẽ tranh và tự thuyết minh tranh

Sau khi tự đọc, tự tìm hiểu văn bản ở nhà, học sinh vẽ theo ý tưởng của mình, minh hoạ một hình ảnh nào đó mình tâm đắc (nên cho một tổ vẽ một tranh) Học sinh tự cử một bạn viết lời thuyết minh cho tranh vẽ của tổ Qua thực tế vận dụng, học sinh rất thích hình thức hoạt động này

* Ví dụ : Sau khi tìm hiểu xong văn bản “Đoàn thuyền đánh cá”(Ngữ văn 9), giáo viên cho bốn tổ lần lượt dán tranh lên bảng và thuyết minh cho tranh vẽ của tổ (Đã chuẩn bị trước ở nhà)

+ Tổ 1: Vẽ cảnh đoàn thuyền ra khơi

+ Tổ 2 và tổ 3: Vẽ cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển

Trang 4

+ Tổ 4: Vẽ cảnh đoàn thuyền trở về

b Đóng vai nhân vật, diễn xuất một đoạn trong truyện

* Ví dụ 1: Hai em học sinh đóng vai ông Sáu và bé Thu (Chiếc lược ngà-Nguyễn Quang Sáng) diễn xuất đoạn truyện :bé Thu nhận ông Sáu là cha

* Ví dụ 2: Cho học sinh đóng vai nhân vật anh thanh niên hoặc cô kĩ sư, hoặc là bác lái xe kể tóm tắt văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long

2 Xây dựng hệ thống câu hỏi hỏi hợp lí

* Xây dựng một số câu hỏi gợi mở

Không phải mọi câu hỏi mà giáo viên đưa ra học sinh đều trả lời ngay mà các em còn phải suy nghĩ Giáo viên phải có cách gợi mở, dẫn dắt suy nghĩ cho học sinh bằng các câu hỏi gợi mở ( như thêm dữ kiện để học sinh dễ trả lời, thay đổi trật tự kết cấu câu hỏi)

* Ví dụ :

? Hình ảnh Vũ Nương giữa dòng sông lúc ẩn lúc hiện nói lời vĩnh biệt “ Đa

tạ tình chàng thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa” và “bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất” để lại cho em cảm nghĩ gì?

Giáo viên gợi :

- Cảm nghĩ gì về số phận “Người con gái Nam Xương”?

- Cái giá phải trả của Trương Sinh?

- Tình cảm tác giả dành cho nhân vật?

3 Vận dụng các phương pháp dạy học hợp lí

3.1 Phương pháp vấn đáp gợi tìm

Bản chất của phương pháp này là sử dụng một hệ thống câu hỏi để gợi học sinh tìm tòi suy nghĩ nhằm đạt được những mục tiêu của bài học Giáo viên không trực tiếp đưa ra kiến thức mà hướng dẫn học sinh tư duy từng bước để tự hoàn thành kiến thức

Các bước tiến hành : Ví dụ khi tìm hiểu khổ cuối bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt:

Trang 5

* Bước 1 : Xác định yêu cầu cần đạt sau khi vấn đáp

VD : Tình cảm của cháu dành cho bà, rộng hơn là tình yêu đất nước, tình cảm cội nguồn

* Bước 2 : Xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với việc tìm hiểu nội dung đó

Ví dụ :

?1 Cháu đã đi xa là cháu ở nơi nào? cuộc sống nơi đó có gì khác nơi quê nhà ? (câu hỏi tái hiện, so sánh)

? 2 Câu hỏi ở cuối bài thơ có tác dụng gì ? (câu hỏi phân tích giá trị nghệ thuật)

- Không chỉ dừng lại ở ý nghĩa bề mặt câu chữ, thày nên gợi cho học sinh ý nghĩa sâu xa hơn được tác giả kín đáo gửi gắm

? 3 Đằng sau nỗi nhớ bà, nhớ bếp lửa quê nghèo lam lũ, người đọc còn tìm thấy ở đây một nỗi niềm,một tình cảm sâu xa nào ở người cháu ?

- Đó là tình cảm thuỷ chung, gắn bó với cội nguồn dù quê hương, đất nước còn nghèo

GV : Như vậy, từ tình yêu nỗi nhớ bà và một bếp lửa cụ thể, Bằng Việt đã gợi cho ta tình yêu cội nguồn, tình yêu quê hương, tổ quốc

Để học sinh tiếp tục rộng mở cánh cửa tâm hồn, có sự đồng điệu với tác giả, giáo viên có thể thêm câu hỏi giả định:

? 4 Nếu một ngày nào đó, em cũng rời làng quê đến một nơi phồn hoa xa xôi, thì bài thơ này sẽ có ý nghĩa gì với em ?

Câu hỏi 1 : ưu tiên cho học sinh yếu, trung bình yếu

Câu hỏi 2 : dành cho học sinh trung bình trả lời

Câu hỏi 3 : nên gọi học sinh khá giỏi

Câu hỏi 4 : dành cho các đối tượng học sinh

Nghĩa là, với mỗi mức độ của câu hỏi cần xác định nên gọi đối tượng nào trả lời để các loại đối tượng đều được tham gia Các em học yếu, trung

Trang 6

bình, khá, giỏi đều được phát huy vai trò của mình trong việc tham gia xây dựng bài Tất nhiên, nêu học sinh yếu, trung bình muốn được trả lời các câu hỏi khó hơn cũng nên khuyến khích các em Nên xây dựng những câu hỏi mang tính chất tư duy, cảm thụ, khái quát, giảm những câu hỏi phát hiện để học sinh được phát triển năng lực tư duy, cảm thụ

3.2 Phương pháp giảng bình

Giảng giải để làm rõ hoặc mở rộng kiến thức khó trong văn bản Nếu bình giảng được phát huy đúng lúc, đúng chỗ sẽ có tác dụng hỗ trợ, gây lòng tin và hứng thú thẩm mĩ cho người học Thậm chí lời bình hay còn góp phần rèn kĩ năng cảm thụ văn chương, kĩ năng biết nghe những lời hay ý đẹp, từ đó làm nảy sinh nhu cầu viết hay của người học trong những bài tự luận văn học

- Nhưng lời bình giảng ấy không mang tính áp đặt mà chỉ với tư cách làm một người bạn cùng tham gia đọc - hiểu, tranh luận với học sinh, qua đó giúp các em lĩnh hội được giá trị đa chiều của tác phẩm ( hướng dẫn chứ không làm thay, cảm thụ thay)

Để học sinh được phát huy năng lực cảm thụ cùng hứng thú với tác phẩm, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự biết bình các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật có giá trị Điều này rất cần thiết giúp cho học sinh viết văn tốt hơn

* Ví dụ: Hướng dẫn học sinh bình về lẽ sống “lặng lẽ dâng cho đời” trong

bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

Gợi :

- Nhà thơ Thanh Hải sắp từ giã cõi đời nhưng vẫn không ngừng khát khao cống hiến cho cuộc đời Em có cảm nghĩ gì về lẽ sống ấy, hãy nói cho các bạn cùng nghe?

- Em có thể dùng câu bộc lộ cảm xúc đánh giá về lẽ sống ấy? Hoặc đưa ra một hình ảnh so sánh để làm đẹp hơn lẽ sống ấy?

Trang 7

Học sinh đưa ra lời bình:

- HS 1: Lẽ sống ấy thật tuyệt đẹp biết bao!

- HS 2: Ông như một con tằm trước khi chết vẫn cố gắng nhả những sợi tơ đẹp cho đời và bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” ông để lại trước khi về nơi cát bụi là sợi tơ tuyệt đẹp ấy

3.3 Thảo luận nhóm

Việc thảo luận nhóm là cần thiết,là một biện pháp D-H tích cực nhằm mục đích tạo diều kiện cho HS:

- Phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp XH

- Phát triển kỹ năng nhận thức kiến thức môn học

- HS mạnh dạn chủ động giải quyết vấn đề do được sự hỗ trợ của các thành viên trong nhóm và sự khuyến khích của GV

Với môn học ngữ văn hoạt động nhóm là môi trường thuận lợi để giúp các học sinh có cơ hội trao đổi, học hỏi với nhau, tự khẳng định mình, cũng như là dịp để các em rèn luyện khả năng diễn đạt, trình bày trước tập thể Thông qua hoạt động này, giúp các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn

+ Bước 1: Mỗi học sinh trong nhóm đều đưa ra ý kiến trên phiếu học tập của mình (để mọi đối tượng học sinh đều được tham gia )

+ Bước 2: Nhóm trưởng tập trung các phiếu và điều hành nhóm

+ Bước 3: Các nhóm đi đến thống nhất, cử đại diện trình bày

Các nhóm tranh luận cuối cùng đi đến thống nhất

Giáo viên là người chốt lại bằng đáp án chuẩn

+ Bước 4: Sau khi có đáp án các nhóm cần chấm chéo (để tạo sự hào hứng cho học sinh)

Ví dụ: Ngữ văn 9-Tuần 6- Tiết 29-30 Văn bản: KIỀU Ở LẦU NGƯNG

BÍCH

- Tại sao tác giả để Thuý Kiều nhớ Kim Trọng trước rồi mới nhớ đến cha mẹ? Điều đó có hợp lí không ? Vì sao?

Trang 8

- Với cách đặt vấn đề này chắc chắn HS sẽ thảo luận rất sôi nổi và nó thể hiện rõ cá tính, quan điểm, suy nghĩ của mỗi thành viên trong nhóm , từ đó

GV sẽ có cách giải quyết vấn đề một cách thấu tình đạt lý khi có những ý kiến không đồng nhất với nhau

- Thúy Kiều nhớ Kim Trọng trước rồi mới nhớ cha mẹ là điều hợp lý vì: hoàn cảnh, không gian, sự cô đơn, trống vắng lẻ loi nên nhớ đến người yêu

là lẽ thường tình Mặt khác Thúy Kiều đã chấp nhận hy sinh tình yêu của mình, tuổi thanh xuân của người con gái “ tài sắc vẹn toàn’’ để cứu cha và

em là một hành động của một người con hiếu thảo nên nàng nhớ Kim Trọng trước là hết sức hợp lý…

3.4 Trò chơi

- Trò chơi là một hoạt động bổ trợ cho việc dạy Ngữ văn Hoạt động này

thiên về chơi nên nó xoá đi sự nặng nề Tổ chức trò chơi theo nhóm còn giúp tăng cường hoạt động làm việc nhóm, từ đó phát triển kỹ năng cho học sinh như kỹ năng ứng xử, kỹ năng nhận biết, kỹ năng giao tiếp

- Để tránh việc ồn ào làm ảnh hưởng đến việc của lớp khác tôi cho học sinh lên học tại phòng hội trường với những bài nào có tổ chức trò chơi

- Giáo viên: Đọc và tìm hiểu nội dung bài học để lựa chọn trò chơi cho phù hợp với tiết dạy Hướng dẫn thể lệ, cách thực hiện trò chơi (tuỳ thuộc vào từng trò chơi để đưa ra luật chơi)

- Học sinh: Nắm chắc thể lệ trò chơi do giáo viên đưa ra để tuân thủ thực hiện một cách nghiêm ngặt và đúng quy tắc Nếu là trò chơi mang tính chất tập thể thì đòi hỏi mỗi thành viên phải có tinh thần trách nhiệm và ý thức cao khi tham gia chơi

Ví dụ: Trò chơi : Thi đối đáp

Ngữ văn 9 -Tuần 9-Tiết45: TỔNG KẾT TỪ VỰNG

Chia lớp làm 2 đội Số người mỗi đội bằng nhau Lần lượt từng cặp đôi

ra thi đấu Đội A, từng người đưa ra một từ để hỏi một người đối diện ở đội

Trang 9

B Người tương ứng bên đội B phải nhanh chóng nói ra từ đồng nghĩa của

từ đó Sau đó một người bên phía đội B đưa ra một từ để hỏi người đối diện bên đội A và người bên đội A phải tìm từ đồng nghĩa với nó Trò chơi cứ thế tiếp tục cho đến khi có đội không tìm được đáp án hoặc đáp án sai ,thi loại trực tiếp

Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm Giáo viên làm trọng tài cho cuộc thi đấu Đội nào có tổng số điểm nhiều hơn sẽ thắng

- Giáo viên có thể chuẩn bị quà sẵn và trao cho đội chơi thắng (có thể là một gói kẹo hoặc đồ dùng học tập…) Phần thưởng cho đội thắng cuộc cũng có thể là được quyền đưa ra yêu cầu đối với đội thua (có thể là nhảy cóc, bắt chước vịt đi ,hoặc bắt chước tiếng kêu của các con vật ….)

4 Nghệ thuật sư phạm khi hướng dẫn học sinh

4.1 Khi đặt câu hỏi

Giáo viên phải thể hiện được sự băn khoăn thực sự trước một vấn đề đặt

ra từ tác phẩm Thể hiện được sự băn khoăn thực sự trước một vấn đề đặt ra

từ tác phẩm và khao khát nhận được câu trả lời từ các em Từ giọng hỏi, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt… đều phải thể hiện được điều đó

4.2 Khi nghe học sinh trả lời

- Không nên nghĩ rằng thày ở tầm cao, luôn thâu tóm được tất cả mà phải “

luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”.

- Luôn có sự trân trọng, biết ơn, đồng cảm chân thành trước những câu trả lời, những ý hiểu độc đáo sáng tạo của các em (Tránh nồng nhiệt thái quá như kịch)

* Ví dụ :

+ Câu trả lời của em rất sáng tạo, cô cảm ơn em!

+ Em có một cách hiểu thật mới mẻ

Trang 10

- Học sinh nói chưa đúng, giáo viên nên nhẹ nhàng tỏ ý tiếc và nhờ những

bạn khác giúp đỡ bạn chứ không nên phủ nhận bằng các từ “sai rồi!”, “Em

chậm hiểu quá !”…

- Khuyến khích những cách hiểu, cách cảm mới mẻ sáng tạo về nhân vật, về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm…

Như chúng ta đã biết, đọc một tác phẩm mỗi người đều có thể đưa ra một cách giải mã cho riêng mình Nhưng muốn hiểu theo nghĩa nào thì đều phải xuất phát từ văn bản, phải căn cứ vào hình tượng, câu chữ cụ thể của bài thơ, áng văn Nếu như ý hiểu của học sinh phù hợp và thể hiện sự sáng tạo mới mẻ thì giáo viên cần đón nhận, khuyến khích, tạo hứng thú cho các em, khơi gợi nhu cầu thích khám phá, được khám phá

Với 3 câu thơ :

“ Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc”

(Nói với con – Y Phương)

Học sinh có nhiều ý hiểu khác nhau:

- Người đồng mình sống mạnh mẽ như sông như suối vượt qua mọi ghềnh thác

- Người đồng mình sống như sông như suối chảy về biển, chỉ biết cho, không biết nhận

- Người đồng mình tâm hồn trong trẻo, vô tư hồn nhiên như sông như suối, không ngại gì gian khó

Giáo viên nhận xét : những cách hiểu của các em đều đúng vì các em đã cảm nhận được qua hình ảnh so sánh đó một tâm hồn, cách sống của người miền Núi thật đẹp, phong phú, khoáng đạt, tràn đầy niềm tin…

4.3 Giải quyết những tình huống

Ví dụ: Khi học sinh đưa ra những câu hỏi bất ngờ:

Ngày đăng: 28/10/2022, 11:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w