1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Báo cáo biện pháp thi giáo viên giỏi môn ngữ văn biện pháp sử dụng trò chơi môn ngữ văn

15 91 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 7,36 MB

Nội dung

Báo cáo biện pháp thi giáo viên giỏi môn ngữ văn biện pháp sử dụng trò chơi môn ngữ văn

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

., ngày 20 tháng 11 năm 2021

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY

Tên biện pháp: Một số trò chơi cho học sinh trong học tập môn ngữ Văn

Mã số dự thi:

I.Lý do chọn biện pháp

1 Thực trạng:

Việc dạy học môn ngữ văn THCS còn gặp nhiều khó khăn Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay việc dạy học phải hướng tới yêu cầu phát triển

phẩm chất , năng lực của học sinh Trong khi đó thực tế cho thấy học sinh có tâm lý ngại học , ít hứng thú với các môn KHXH

2 Nguyên nhân:

- Một số GV chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học , hình thức

tổ chức dạy học chưa đa dạng nên chưa tạo được sự hứng thú và tính tích cực

ở HS Mặt khác giáo viên chưa thực sự phát huy ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nên tiết học chưa thực sự sinh động và cuốn hút

-Thiết bị dạy học chưa phong phú : như tranh, ảnh minh hoạ, tài liệu tham khảo … cho giáo viên cũng như học sinh trong việc áp dụng đổi mới phương pháp dạy học tích cực

- Số HS TB, yếu kém thường có nhiều hạn chế như: chưa mạnh dạn, tự tin, chưa phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, và chưa hứng thú trong các hoạt động học tập Văn

- Tâm lý phụ huynh thường đầu tư và quan tâm đến các môn thuộc lĩnh vực KHTN và tiếng anh

3 Yêu cầu cần giải quyết: Là một GV dạy văn tại trường bản thân tôi luôn

trăn trở, sử dụng biện pháp nào trong dạy học để tạo hứng thú học tập môn Ngữ Văn cho tất cả đối tượng HS, vì có hứng thú thì mới yêu thích môn học sẽ giúp HS có ý thức học tập đạt kết quả cao, mới nâng cao được chất lượng Đồng thời phát huy tốt dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực hiện nay Một trong những biện pháp mà tôi thấy áp dụng có hiệu quả Đó là biện pháp “tổ chức trò chơi cho HS trong dạy học môn Ngữ Văn THCS”

II Mục tiêu

Trang 2

- Tạo hứng thú cho tất cả đối tượng học sinh trong học tập môn Ngữ Văn

- Huy động được đa số học sinh phát huy tính tích cực trong các hoạt động “Trò chơi học tập môn Ngữ Văn” được sử dụng như công cụ để dạy học,

là một hình thức học tập tích cực

- Đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp , hình thức dạy học

III NỘI DUNG, CÁCH THỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP

Để tổ chức trò chơi học tập môn Ngữ Văn thành công thì cần đảm bảo các điều kiện sau:

- Thứ nhất: Khi xây dựng và thiết kế trò chơi phải đảm bảo tính khả thi,

thực tiễn, vừa sức và hiệu quả, cụ thể:

+ Hình thức tổ chức trò chơi phải phù hợp với nội dung bài học, điều kiện thời gian mỗi hoạt động học, phù hợp với tâm lý của HS, mang ý nghĩa giáo dục và phù hợp điều kiện, phương tiện dạy học, cơ sở vật chất của nhà trường

+ Lựa chọn hệ thống câu hỏi trong trò chơi đa dạng, đảm bảo tính phân hóa, phù hợp với tất cả đối tượng HS, tránh bỏ rơi học sinh yếu kém, phát triển

tư duy, khả năng phản ứng nhanh của HS

- Thứ hai: Mục đích của trò chơi: Nhằm kiểm tra, củng cố, khắc sâu nội

dung bài học, hoặc tạo vấn đề để tiếp cận kiến thức mới, đồng thời tạo hứng thú học tập cho học sinh và tích hợp giáo dục những phẩm chất, bồi dưỡng và phát triển các năng lực theo định hướng đổi mới

- Thứ ba: Tổ chức trò chơi đảm bảo quy trình 3 bước:

Bước 1: Chuẩn bị trò chơi: Xác định đối tượng và mục đích, nội dung của trò chơi

Bước 2: Tiến hành trò chơi; tổ chức người tham gia trò chơi, cá nhân hoặc đội nhóm, thể lệ chơi gồm luật chơi và thời gian, nguyên tắc chơi

Bước 3: Kết thúc trò chơi: Đánh giá, nhận xét, khuyến khích sau cuộc chơi và những nội dung đạt được

- Thứ tư : Xác định thời điểm tổ chức trò chơi có thể thực hiện được

trong các hoạt động khởi động, hình thành kiến thức, HĐLT, HĐ vận dụng hoặc trong các hoạt động ngoại khóa : như CLB em yêu môn Văn học, Hoạt động trải nghiệm

Tuy nhiên, cũng không nên quá lạm dụng trò chơi học tập, biến cả tiết học thành tiết chơi hoặc tổ chức quá nhiều trò chơi trong tiết học dẫn đến nhàm chán khó thu hút được sự chú ý của học sinh

Sau đây tôi xin trình bày một số cách thức thực hiện trò chơi mà tôi đã thực hiện khá thành công trong quá trình dạy học mô hình THM (trước đây),

Trang 3

dạy học truyền thống tại các lớp do tôi trực tiếp giảng dạy và thực tập thể nghiệm, thao giảng giáo viên dạy giỏi…các hình thức dạy học như câu lạc bộ văn học trong những năm gần đây

Trò chơi 1:Trò chơi nhanh tay nhanh mắt

* Đặc điểm:

-Tổ chức trò chơi nhanh tay nhanh mắt nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác , khả năng nhanh nhạy phản ứng trước tình huống

-Trò chơi này tôi áp dụng trong các bài :Trả bài viết (6,7,8,9), bài Chương trình địa phương (6,7,8,9), bài chữa lỗi dùng từ

* Thực hiện

Để phục vụ trò chơi, GV cần sưu tầm một số đoạn thơ, đoạn văn ngắn hoặc cũng có thể lấy ngay trong những đoạn văn của HS trong các tiết trả bài

để các em tự phát hiện và sửa sai

Trò chơi này yêu cầu HS phát hiện ra lỗi sai chính tả hoặc lỗi diễn đạt được cố tình viết sai ở một đoạn văn, một đoạn thơ một cách nhanh nhất Sau khi phát hiện lỗi sai, học sinh sẽ sửa lại cho chính xác

- Cách 1: tại phòng học chức năng với giáo án điện tử được chiếu ở màn hình của lớp và các đoạn văn đã được đánh sẵn

- Cách 2: tại lớp học với đoạn văn, đoạn thơ đã được in sẵn trên giấy hoặc bảng từ loại nhỏ Cách này thường sử dụng đối với giáo viên không có kỹ năng soạn bài giảng điện tử Powerpoint vẫn có thể thực hiện được ngay trên lớp

Ví dụ: ta có đoạn văn đã được viết sai như sau:

“…Bầu trời xám xịt như sà sát xuống mặt đất Sấm rền vang, chớp lòe xáng rạch xé cả không gian Cây xung trước cửa sổ trút lá theo trận lốc, trơ lại cánh lá xơ sác, khẳng khiu Đột nhiên, trận mưa giông xầm xập đổ, gõ lên mái tôn loảng xoảng…”

Sửa đúng: “…Bầu trời xám xịt như sà sát xuống mặt đất Sấm rền vang, chớp lòe sáng, rạch xé cả không gian Cây sung trước cửa sổ trút lá theo trận lốc, trơ lại cánh lá xơ xác, khẳng khiu Đột nhiên, trận mưa giông sầm sập đổ,

gõ lên mái tôn loảng xoảng…”

Trò chơi 2: Trò chơi Tiếp sức

* Đặc điểm

Tổ chức trò chơi tiếp sức nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, sự nhanh nhẹn về thể chất cũng như tinh thần

Trang 4

Trò chơi này tôi áp dụng trong kiểu bài : như Hoạt động Ngữ văn: Thi làm thơ (bốn chữ, năm chữ, lục bát, bảy chữ, tám chữ) ở các khối (6,7,8,9) hoặc các bài Tổng kết phần văn, tiếng Việt, tập làm văn (6,7,8,9) hoạt động trải nghiệm

* Thực hiện

Để thực hiện trò chơi này, giáo viên thường chia lớp thành các đội Từng

HS trong đội lần lượt tham gia trò chơi Cứ HS này xuống thì HS khác lên thay thế sao cho đội của mình hoàn thành bài tập một cách nhanh nhất, chính xác nhất

Ví dụ 1: Hoạt động ngữ văn thi làm thơ, GV chia đội, cho HS thi đua nhau mỗi người làm một câu kế tiếp theo chủ đề nhất định, đội nào hoàn thành bài thơ nhanh nhất, đúng luật và hay nhất, đội đó dành chiến thắng

Ví dụ 2: Các bài tổng kết hoặc ôn tập, GV tổ chức thành 2,3 hoặc 4 dãy bàn điền vào bảng thống kê (Mỗi học sinh chỉ được điền một lần theo thứ tự đã quy định) Dãy bàn nào điền đúng và nhanh nhất thì dành chiến thắng

Ví dụ: Khi dạy bài :: Ôn luyện truyện ký Việt Nam (Ngữ Văn 8)

- Trong ph n l p b ng th ng kê các văn b n truy n ký Vi t Nam,ầ ậ ả ố ả ệ ệ

ta gi l i các ô: Tên các tác ph m, th t , tác gi , tác ph m, th lo i,ữ ạ ẩ ứ ự ả ẩ ể ạ năm sáng tác, phương th c bi u đ t, n i dung ch y u, đ c đi m nghứ ể ạ ộ ủ ế ặ ể ệ thu t Các ô n i dung khác b tr ng đ h c sinh dán th ki n th c.ậ ộ ỏ ố ể ọ ẻ ế ứ

TT Tác phẩm,

tác giả

Thể loại Năm sáng

tác

PTBĐ Nội dung

chủ yếu

Đặc sắc  Nghệ thuật

01 Tôi đi học

(Thanh Tịnh)

02 Trong Lòng Mẹ

(Nguyên Hồng)

03 Tức nước vỡ bờ

(Ngô tất Tố)

04 Lão Hạc

(Nam Cao)

Trò chơi 3: Tổ chức trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”

* Đặc điểm

Trang 5

Tổ chức trò chơi tiếp sức nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy …

Trò chơi này tôi áp dụng trong các bài :Từ trái nghĩa, đồng nghĩa, đồng

âm, thành ngữ, ca dao hay tục ngữ

*Chuẩn bị:

       Giáo viên có thể sử dụng máy chiếu hoặc dùng tranh ảnh tương ứng với nội dung

Đội nào trả lời chính xác, đội đó thắng cuộc và được thưởng một món quà

(Lưu ý: tùy theo điều kiện cụ thể, giáo viên hoặc người dẫn chương trình

có thể gợi ý để 02 đội có hứng thú khi tìm câu trả lời)

Ví dụ : khi bắt đầu đầu tiết học Tục ngữ về thiên nhiên lao động, sản xuất - Ngữ Văn 7

GV: Trình chiếu yêu cầu bài 1

          - Sau khi học xong bài “Tục ngữ về thiên nhiên lao động và sản xuất” giáo viên tổ chức trò chơi “Nhìn hình đoán tục ngữ” Từ hình ảnh gợi ý em hãy đọc chính xác câu tục ngữ tương ứng

          - Sau khi HS tìm ra câu tục ngữ ngữ GV có thể hỏi thêm: Ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì?

          - GV có thể nhận xét, bổ sung hoàn thiện câu trả lời của HS

          - Một số hình ảnh có thể dùng làm gợi ý trong bài này:

 

* Tiến hành: Tổ chức các đội chơi hoặc cho hoạt động cá nhân, sau khi

chiếu hình ảnh lên bảng, các đội chơi dành quyền ưu tiên trả lời bằng hình thức giơ tay

Trang 6

c) Kết thúc trò chơi

- Sau đó chốt lại kiến thức trọng tâm để vận dụng cho tiết học

Trò chơi 4: Tổ chức trò chơi “ Giải ô chữ”

* Đặc điểm:

       Trò chơi này khá quen thuộc và đã được áp dụng nhiều nhưng nó lại được sự đón nhận rất nhiệt tình và hứng khởi của các em học sinh Chính vì thế, nó mang lại hiệu quả cũng rất cao Trò chơi này thích hợp với một giờ văn học hoặc tiếng Việt Có thể áp dụng trò chơi này để vào bài hoặc dùng ôn tập ở cuối bài

*Chuẩn bị:

        - Giáo viên soạn ra một bảng ô chữ cùng các câu hỏi đi kèm tương ứng với kiến thức của các ô hàng ngang cần thực hiện Từ gợi ý của các ô hàng ngang, học sinh dần dần tìm ra nội dung của ô hàng dọc – Đây là ô chính mà nội dung của nó có tầm quan trọng đối với bài học mà học sinh cần nắm chắc

và ghi nhớ được

Hoặc GV có thể tô màu một số chữ trong từ hàng ngang để học sinh tìm từ khóa bằng cách ghép các chữ tô màu đã tìm được

- Bảng ô chữ này có thể chuẩn bị từ bảng phụ Để trò chơi mới lạ hơn, giáo viên có thể áp dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sile trò chơi trên Powerpoint

* Thực hiện

Với tinh thần xung phong GV cho lần lượt từng HS trả lời các câu hỏi tương ứng với các ô chữ

trong thời gian 1 phút, mỗi câu trả lời đúng thì được quyền mở ô chữ, HS nào giải được ô chữ nhanh nhất thì người đó thắng cuộc

Hệ thống câu hỏi:

Câu 1: Trần Hữu Trí tên thật của tác giả nào? ( Gồm 6 chữ cái)

- GV nhận xét ý thức tham gia, tác phong làm việc của các cá nhân, đồng thời tuyên dương khen ngợi và trao quà cho người chơi xuất sắc

Trang 7

Câu 2: Tác phẩm “ Những Ngày thơ ấu” của nhà văn Nuyên Hồng thuộc thể loại gì? ( Gồm 5 chữ cái)

Câu 3:Các nhà văn hiện thực phê phán thường hướng ngòi bút của mình

để phản ánh

cuộc sống của tầng lớp nào trong xã hội PK? ( Gồm 7 chữ cái)

Câu 4: Câu nói “ Không cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác” là lời của nhân vật nào?

( Gồm 7 chữ cái)

Câu 5: :Đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” được trích từ tác phẩm nào?

( Gồm 6 chữ cái)

Câu 6: nhân vật đã chọn cái chết như một sự giải thoát cho mình ? ( Gồm

6 chữ cái)

Câu 7: Câu văn “ Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm,

và gãi rôm ở sống lưng cho, mới th mẹ có một êm dịu vô cùng’ được trích từ

đoạn trích nào? ( Gồm 11 chữ cái)

* Kết quả ô chữ:

N A M C A O

H Ồ I K Y

Ô N G G I A O

T Ă T Đ E N

L A O H A C

T R O N G L O N G M E

IV HIỆU QUẢ THỰC HIỆN BIỆN PHÁP

1.Mức độ phù hợp với đối tượng HS và thực tiễn nhà trường

-Biện pháp này phù hợp với tất cả đối tượng học sinh và thực tiễn của trường tôi đã và đang trực tiếp giảng dạy

- Hiện nay thiết bị dạy học của trường tôi cũng như nhiều trường trên toàn huyện đã lắp đặt hệ thống ti vi thông minh kết nối INTERNET nên việc vận dụng tổ chức trò chơi trong các tiết dạy rất thuận lợi và các giáo viên thực hiện rất thành công

2.Mức độ đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH, KTĐG

Trang 8

- Việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học được thể hiện rõ nét hơn

-Phát huy tính tích cực, hứng thú cho học sinh, những phẩm chất và năng lực được phát huy nhiều hơn

- Giúp cho giáo viên nhìn nhận và đánh giá học sinh một cách toàn diện hơn : cả về kiến thức, năng lực, phẩm chất

3 Kết quả cụ thể

Điều tôi cảm nhận rõ nhất, ở mỗi tiết học có thực hiện trò chơi học tập, các em thực sự rất thích thú, hào hứng đón nhận một cách tự nhiên; nhiều em

đã mạnh dạn hơn, tự tin hơn và chủ động tiếp thu kiến thức, đa số HS có hứng thú, tích cực hơn trong mọi hoạt động học, huy động được nhiều đối tượng HS tham gia, các em đã yêu thích và có ý thức học tập môn Ngữ Văn, thông qua mỗi trò chơi đã bồi dưỡng, hình thành và phát triển các phẩm chất đồng thời kiểm tra đánh giá HS sau mỗi trò chơi, đáp ứng yêu cầu ĐMPPDH và KTĐG

Trong các tiết thực tập thể nghiệm, dạy minh họa nghiên cứu nội dung bài học có tổ chức trò chơi đều được các đồng nghiệp trong cụm, tổ, nhóm chuyên môn chia sẻ áp dụng khá thường xuyên Trong quá trình giảng dạy kết hợp nhuần nhuyễn các PPDH tích cực chất lượng kháo sát môn Ngữ Văn trường chúng tôi được nâng lên đáng kể ( xếp thứ 2 của huyện trong các kỳ thi

KS của phòng ) mặc dù chất lượng đầu vào của trường rất khiêm tốn

Hy vọng biện pháp tổ chức trò chơi gây hứng thú trong dạy học môn Ngữ Văn của tôi ngày càng được vận dụng nhiều ở các lớp học, các trường học

và được chia sẻ nhiều hơn ở các diễn đàn chuyên môn, đặc biệt trong xây dựng chương trình GDPT 2018

4.Khả năng phát triển/mở rộng/vận dụng của biện pháp:

Tôi thiết nghĩ tất cả các GV có thể vận dụng biện pháp này một cách linh hoạt, sáng tạo sao cho phù hợp với đối tượng HS và thực tiễn của trường mình

để dạy học các tiết học Không chỉ vậy, biện pháp này có thể vận dụng được cho các môn học khác

5 Minh chứng:

(1) Để kiểm chứng rõ hơn kết quả của việc áp dụng biện pháp này, năm học 2021-2022 tôi đã tiến hành phát phiếu khảo sát ý kiến của HS lớp 8C và lớp 9A do tôi trực tiếp giảng dạy kết quả như sau:

Lớ

p

 

Mức độ hứng thú

học

Tinh thần, thái độ làm

Rất

hứn

Hứng thú Không Tốt Khá Tb Yếu,Ké Tốt Khá Tb Yếu,

Trang 9

thú

hứng

Ké m

(2) Một số hình ảnh về thực tế trong một số tiết học có áp dụng trò chơi trong giảng dạy

(3)Biện pháp này đã được tôi vận dụng khi tham gia thi thực hành Hội thi GVDG Huyện năm học 2018 – 2019 tại Trường THCS Thanh Phong

– với bài Tổ chức “Hoạt động Ngữ văn: Thi kể chuyện” (Ngữ Văn 6)

cho đối tượng HS lớp 6 với thực tiễn của nhà trường THCS Thanh Phong Tiết dạy đã được các giám khảo đánh giá cao bởi tôi đã phát huy được vai trò hướng dẫn của mình, tạo môi trường học tập tích cực để tất cả các đối tượng

HS trong lớp thực sự được suy nghĩ, được làm việc, được thảo luận nhiều hơn ( 4) Con số thi chất lượng khảo sát do phòng tổ chức thi lớp tôi đảm nhận luôn đạt kết quả cao (xếp tốp 2 và 3 toàn huyện )

(5).Kịch bản một giờ dạy có sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi cho học sinh

Mặc dù giải pháp tổ chức trò chơi trong tiết học mà tôi áp dụng đạt được kết quả đáng mừng, tuy nhiên chắc chắn vẫn còn mang tính chủ quan, thậm chí không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của BGK để tôi có thể tiếp tục hoàn thiện giải pháp, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

HIỆU TRƯỞNG XÁC NHẬN NGƯỜI BÁO CÁO

Trần Thị Hải Anh Nguyễn Thị Kim Dung

Trang 10

Họ tên học sinh:

Lớp:

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA HỌC SINH

Câu 1: Em có hứng thú với các tiết học có tổ chức trò chơi học tập của thầy

(cô)

giáo bộ môn Ngữ Văn không?

A Rất hứng thú B Hứng thú

C Bình thường D Không hứng thú

Câu 2: Em có hứng thú với các tiết học không có tổ chức trò chơi học tập

của

thầy (cô) giáo bộ môn Ngữ Văn không?

A Rất hứng thú B Hứng thú

C Bình thường D Không hứng thú

Ngày đăng: 28/10/2022, 11:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w