1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUẢN TRỊ rủi RO tài CHÍNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU của các CÔNG TY VIỆT NAM

50 941 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 739,67 KB

Nội dung

1 Trường đại học kinh tế TP HCM QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC CÔNG TY VIỆT NAM LỜI NÓI ĐẦU o Lý do chọn đề tài: - Kinh doanh xuất nhập khẩu không chỉ đóng vai trò là cầu nối cho giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và thế giới mà còn là động lực phát triển cho các lĩnh vực kinh tế trong nước và nâng cao sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế. - Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây đang diễn ra ngày càng sôi động và phức tạp, đặc biệt trong năm 2010 với kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 4 lần so với năm 2009. Trong 10 năm tới thương mại thế giới có thể sẽ mở ra những cơ hội và thách thức mới cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh những lợi ích nhận được từ thương mại hóa toàn cầu cùng với xu hướng hội nhập của phần lớn các quốc gia trên thế giới, các cá nhân và doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cũng đang phải đương đầu với rất nhiều khó khăn như giá cả leo thang, chi phí lớn, thị trường không ổn định, hệ thống thông tin thiếu minh bạch. Những điều đó buộc doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có khả năng nhạy bén trong việc nắm bắt những thông tin và cơ hội kinh doanh, đưa ra thị trường những sản phẩm tốt với giá cả cạnh tranh nhất. - Tuy nhiên, kinh doanh xuất nhập khẩu bên cạnh những mặt tích cực còn đem theo nhiều rủi ro, tổn thất khó dự đoán, lường trước gây ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Tuy nghiên, rủi ro và hạn chế rủi ro trong việc thực hiện các hợp đồng xuấ t nhập khẩu còn là phạm trù khá mới mẻ và chưa nhận được sự quan tâm thích đáng của các nhà nghiên cứu cũng nhu từ phía các doanh nghiệp. Do đó 2 Trường đại học kinh tế TP HCM nghiên cứu về rủi rocác biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro là việc làm vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn cao. o Mục tiêu nghiên cứu: Hạn chế rủi ro tài chính cho các công ty xuất nhập khấu Việt Nam o Phương pháp nghiên cứu Tổng hợp và phân tích các dữ liệu định tính kết hợp với các thống kê phân tích các dữ liệu định lượng nhằm làm các vấn đề cần nghiên cứu o Nội dung nghiên cứu: gồm 3 chương Chương 1: TỔNG QUAN Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường luôn mang trong mình nó những mầm mống rủi ro, tổn thất. Xu thế hội nhập kinh tế thế giới và làn sóng tự do hóa thương mại luôn ẩn chứa nhiều “sóng gió lớn” buộc doanh nghiệp phải đối mặt với sự mạo hiểm. Dù không mong muốn rủi ro vẫn tồn tại khách quan và luôn đe dọa các nhà kinh doanh. Tuy nhiên th ực tiễn cho thấy lĩnh vực kinh doanh nào có độ rủi ro càng cao thì càng có nhiều cơ hội đem lại tỷ suất lợi nhuận lớn và ngược lại. Do đó, hiện nay phổ biến quan điểm chấp nhận rủi ro, mạo hiểm. Nếu như kinh doanh nói chung luôn mang tính mạo hiểm thì mức độ rủi ro, mạo hiểm lại tăng lên bội phần trong môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhận diệ n lý thuyết, làm hơn các khái niệm rủi ro, tổn thất, thế nào là một chương trình quản trị rủi ro trong thực tiện, một số nghiên cứu lý thuyết về quản trị rủi ro chiến thuật đó là hành động theo quan điểm, kinh doanh chênh lệch giá, giảm chi phí giao dịch, sử dụng hợp đồng quyền chọn… Chương 2: THỰC TRẠNG RỦI RO CỦA CÁC CÔNG TY XUẤT KHẨU VIỆT NAM Đưa ra một s ố rủi ro tổn thất điển hình cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đó là rủi ro tổn thất số lượng, chất lượng của hàng hóa, do biến động lãi suất, do tỷ giá hối đoái. Bên cạnh đó là tác động của rủi ro, tổn thất đối với doanh nghiệp xuất nhập 3 Trường đại học kinh tế TP HCM khẩu: Cho đến nay, chưa có Bộ hoặc cơ quan chuyên ngành liên quan nào đưa ra được con số cụ thể, chính xác và đầy đủ về những thiệt hại do rủi ro phát sinh cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong giai đoạn 2007-2011, nhưng một điều chắc chắn là con số này rất lớn. Nhìn vào thực trạng kinh doanh xuất nhập khẩu những năm qua, có thể thấy rủi ro, tổn thất tài chính luôn thường trực, đe doạ tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Mặc dù đã có nhiều biện pháp được hình thành để đối phó với rủi ro, tổn thất nhưng rủi ro, tổn thất tài chính vẫn xảy ra do tính chất bất ngờ và không thể định lượng chính xác được của nó. Điều này càng buộc các doanh nghiệp luôn phải tìm tòi các biện pháp hạn chế một cách hữu hiệu nhữ ng rủi ro, tổn thất đang xảy ra ngày một phức tạp trong thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. Chương 3: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO Thực tại các biện pháp được áp dụng phổ biến là hợp đồng phái sinh và hàng hóa phái sinh. Thực trạng về các biện pháp hạn chế rủi ro tài chính áp dụng tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam : Theo nghiên cứu công ty bảo hiểm Thụy Sĩ (Swiss Re), Việt Nam là nhóm sợ rủi ro cao thứ nhì các nước châu Á Thái Bình Dương. Công ty tái bảo hiểm Thụy Sĩ (Swiss Re) đã tiến hành một cuộc điều tra quy mô lớn trên tổng số 13.800 khách hàng từ 20 - 40 tuổi tại các thành phố lớn của 11 nước châu Á Thái Bình Dương (Austraulia, Hongkong (Trung Quốc), Nhật Bản, Singapore, Indonesia, Malaysia và Việt Nam…) vào tháng 4 và tháng 5/2011. Tại Việt Nam, có 1.000 khách hàng ở TP.HCM và Hà Nội đã được trực tiếp phỏng vấn. Cuối cùng là một số kiến nghị tăng hiệu quả quản trị rủi ro : Các giải pháp từ nhà nước: Nếu sử dụng sai mục đích và không được giám sát chặt chẽ, các công cụ phái sinh, từ chỗ là công cụ phòng chống rủi ro sẽ mang đến những mầm hoạ khôn lường cho nền kinh tế. Do vậy, để tránh điều đó, cần xây dựng những trụ cột cơ bản đả m bảo việc triển khai các công cụ tài chính phái sinh được bền vững. Các giải pháp từ ngân hàng thương mại: Ngân hàng giữ vai trò tài trợ tín dụng và cung cấp các sản phẩm phái sinh cho các doanh nghiệp, bên cạnh đó giữa 4 Trường đại học kinh tế TP HCM Sở Giao dịch hàng hóa và hệ thống ngân hàng thương mại có mối quan hệ tương hỗ rất rõ: Sở Giao dịch hàng hóa ổn định minh bạch sẽ giúp cho hệ thống ngân hàng thương mại đa dạng hóa sản phẩm và kinh doanh hiệu quả, an toàn; đồng thời, khi hệ thống ngân hàng thương mại phát triển, sẽ củng cố cho Sở Giao dịch hàng hóa đảm bảo an toàn hệ thống, tăng trưởng mạnh về quy mô. Các giải pháp từ doanh nghiệp: Xuất phát từ nhu cầu phòng ngừa rủi ro của doanh nghiệp mà các sản phẩm tài chính phái sinh đã ra đời nhằm giải quyết vấn đề này. Khi sử dụng các sản phẩm tài chính phái sinh, doanh nghiệp có thể tránh được những rủi ro trên. Qua đó, đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh được ổn định trên cơ sở nhữ ng điều khoản trong hợp đồng phái sinh. Tuy nhiên bước đầu, việc đưa các sản phẩm này đến với doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Kết luận Kinh doanh xuất nhập khẩu bao giờ cũng là quá trình gian nan, vất vả, nhiều thử thách. Nó gian nan, vất vả ở sự phức tạp riêng có của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, nhiều thử thách ở những nguy cơ rủi ro, tổn thất luôn tiềm ẩn trong từng khâu của quá trình thực hiện hợp đồng. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn rủi ro, tổn thất tài chính trong kinh doanh xuất nh ập khẩu, có thể khẳng định sự tồn tại khách quan hết sức đa dạng, phức tạp của rủi ro, tổn thất xảy ra khi thực hiện hợp đồng. Những biến động về giá cả, lãi suất tỷ giá tạo thành một môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng trở nên bất định. Tuy vậy, kinh doanh xuất nhập khẩu vẫn là lĩnh vực kinh doanh đầy hấp dẫ n nếu doanh nghiệp biết cách phòng ngừa, hạn chế rủi ro, tổn thất. Thực tế phức tạp, đa dạng của rủi ro, tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu đòi hỏi phải có sự phối hợp tích cực giữa doanh nghiệp và nhà nước. Nhà nước cần quan tâm tới các giải pháp vĩ mô còn doanh nghiệp nên tập trung nhiều hơn tới các giải pháp vi mô mang tính chất nghi ệp vụ, tổ chức, quản lý. Rủi ro, tổn thất đã, đang và sẽ mãi tiềm ẩn song hành với quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. Do đó, không thể kể hết những rủi ro, tổn thất đã xảy ra và càng không thể dự đoán được chính xác những rủi ro, tổn thất sẽ xảy ra. Hy vọng rằng bài viết này đã đưa ra được bức tranh khái quát khá đầ y đủ và toàn diện về rủi 5 Trường đại học kinh tế TP HCM ro, tổn thất tài chính của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam và một số biện pháp hạn chế phòng ngừa hữu hiệu rủi ro, tổn thất tài chính có thể xảy ra. Qua đó, góp một phần dù là nhỏ bé trong việc nhìn nhận một vấn đề còn đang bỏ ngỏ, chưa được sự quan tâm của nhiều người. o Đóng góp của đề tài: Giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việ t Nam tìm ra hướng đi quản trị rủi ro tài chính cho công ty mình, thực trạng và giải pháp hiện nay cho các doanh nghiệp này. o Hướng phát triển của đề tài: Qua bài nghiên cứu này, có thể thấy rằng các doanh nghiệp xuấu nhập khẩu Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế trong hoạch định quản trị rủi ro tài chính cho doanh nghiệp mình, nên các tác giả có thể nghiên cứu bài viết này tiếp tục xây dựng một chương trình quản trị rủi ro tài chính cho các doanh nghiệ p không chỉ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mà còn tất cả các lĩnh vực khác. 6 Trường đại học kinh tế TP HCM Chương 1: TỔNG QUAN Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường luôn mang trong mình nó những mầm mống rủi ro, tổn thất. Xu thế hội nhập kinh tế thế giới và làn sóng tự do hóa thương mại luôn ẩn chứa nhiều “sóng gió lớn” buộc doanh nghiệp phải đối mặt với sự mạo hiểm. Dù không mong muốn rủi ro vẫn tồn tại khách quan và luôn đe dọa các nhà kinh doanh. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy lĩnh vực kinh doanh nào có độ rủi ro càng cao thì càng có nhiều cơ hội đem lại tỷ suất lợi nhuận lớn và ngược lại. Do đó, hiện nay phổ biến quan điểm chấp nhận rủi ro, mạo hiểm. Nếu như kinh doanh nói chung luôn mang tính mạo hiểm thì mức độ rủi ro, mạo hiểm lại tăng lên bội phần trong môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu. 1.1 Tổng quan về rủi ro 1.1.1 Rủi ro Trong đời sống và sản xuất hàng ngày, dù muốn hay không, ng ười ta vẫn phải gánh chịu những tổn thất do sự tác động của những rủi ro có thể phát sinh. Và các doanh nghiệp cũng vậy, để có thể thực hiện mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, các giám đốc tài chính phải cân nhắc giữa tỷ suất sinh lợi của các bản hợp đồng với rủi ro của nó. Để làm được điều đó các giám đốc tài chính cần hiểu về các rủ i ro mà doanh nghiệp mình có thể gặp phải. Ngoài những rủi ro hệ thống thì tùy theo đặc điểm của doanh nghiệp cũng như ngành nghề hoạt độngcác doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những rủi ro khác nhau: Rủi ro hệ thống: Rủi ro liên quan đến toàn bộ thị trường hoặc toàn bộ nền kinh tế. Rủi ro kế toán: Rủi ro liên quan đến những nghiệp vụ kế toán không phù hợp đố i với một giao dịch, có thể xảy ra khi quy trình và quy định kế toán thay đổi hay chưa được xây dựng. Rủi ro kinh doanh: Rủi ro liên quan đến một hoạt động đặc trưng của doanh nghiệp. 7 Trường đại học kinh tế TP HCM Rủi ro mô hình: Rủi ro liên quan đến việc sử dụng mô hình không đúng hoặc không phù hợp, hoặc trong mô hình tồn tại các sai số hoặc giá trị đầu vào không chính xác. Rủi ro pháp lý: Rủi rocác quy định và định hướng quy định hiện nay sẽ thay đổi, đem lại tác động bất lợi đối với doanh nghiệp. Rủi ro pháp lý có thể dẫn tới việc xem một số giao dịch hiện tại hoặc đang dự tính là bất hợ p pháp và cản trở sụ phát triển của các sản phẩm và giải pháp mới. Rủi ro quy mô: Rủi ro của một chiến lược phòng ngừa rủi ro trong đó nhà phòng ngừa rủi ro không biết mình sẽ sở hửu hoặc bán bao nhiêu đơn vị tài sản giao ngay. Rủi ro thanh khoản: Rủi ro liên quan đến một giao dịch do tình trạng thị trường chợ chiều, được thể hiện qua việc có ít các dealer và chênh lệch giá mua giá bán khá lớn. Rủi ro thanh toán: R ủi ro thường gặp trong các giao dịch thanh toán quốc tế, trong đó một công ty có giao dịch hai chiều với một đối tác khác và gặp rủi ro là khoản thanh toán của mình đã được chuyển đi trong khi chưa nhận được khoản thanh toán của bên kia, điều này có thể là do nguyên nhân phá sản, mất khả năng thanh toán hay lừa đảo. Rủi ro tín dụng: Rủi ro một bên tham gia một hợp đồng phái sinh OTC sẽ không chi trả khi được yêu cầu. Rủi ro tài chính: Bao g ồm rủi ro kiệt giá tài chính và những rủi ro doanh nghiệp phải đối mặt khi sử dụng các đòn bẩy tài chính trong kinh doanh Rủi ro kiệt giá tài chính: Rủi ro liên quan đến những thay đổi của các nhân tố như lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa hay chứng khoán tác động đến thu nhập của doanh nghiệp Ở đây, chúng ta sẽ chỉ tập trung vào những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải 1.1.2 Tổn thất Rủi ro là sự kiệ n may rủi về một hậu quả không có lợi, là sự tiến triển dẫn tới kết quả gây ra thiệt hại cho con người. Tuy nhiên, nó không tự thân phản ánh đầy đủ mức độ nghiêm trọng của rủi ro. Do đó, để đo lường và phản ánh mức độ nghiêm 8 Trường đại học kinh tế TP HCM trọng của rủi ro, cần xây dựng phạm trù tổn thất - hậu quả của rủi ro. Tổn thất là những thiệt hại vật chất, tinh thần có thể xác định được bằng cách định lượng trực tiếp hoặc gián tiếp mức độ thiệt hại. Tổn thất là hậu quả của rủi ro, nó phản ánh trạng thái đã bị thiệt hại, hư hỏng, mất mát c ủa đối tượng sau tác động của rủi ro. Tổn thất có thể tồn tại dưới dạng vật chất như giá trị, giá trị sử dụng bị mất mát, các chi phí phát sinh thêm trong hoạt động kinh doanh. Tổn thất cũng có thể tồn tại dưới dạng phi vật chất như mất uy tín kinh doanh, mất bạn hàng . Nhìn từ góc độ tài chính, khi nghiên cứu tổn thất, cần xét xem tổn thất đó có khả năng lượng hóa được thành tiền hay không. Có những tổn thất có thể tính toán trực tiếp được thành tiền như thiệt hại về tài sản, thua lỗ trong một thương vụ. Song có những dạng tổn thất, việc lượng hóa thành tiền phụ thuộc vào mức độ phát triển của đời sống kinh tế xã hội thông qua quan niệm chủ quan của con người. Do vậy, tổn thất là những thiệt hại, m ất mát về tài sản vật chất, tinh thần, cơ hội mất hưởng của con người do các nguyên nhân từ rủi ro gây ra. Tóm lại, từ khái niệm về rủi ro và tổn thất có thể dễ dàng nhận thấy rủi ro - tổn thất là hai phạm trù khác nhau. Tuy nhiên, chúng có quan hệ mật thiết với nhau do tồn tại quan hệ nhân quả giữa rủi ro và tổn thất. Rủi ro là nguyên nhân, tổn thất là hậu quả. Mối quan hệ này còn thể hiện ở chỗ cả rủi ro và tổn thất đều có liên quan chặt chẽ với một sự kiện bất lợi, không may mắn. Sự kiện này được phản ánh qua hai mặt: • Rủi ro phản ánh mặt chất của sự kiện, thông qua rủi ro xác định được nguyên nhân và tính chất nguy hiểm của sự kiện. • Tổn thất phản ánh về mặt lượng của sự kiện, nghĩa là tổn thất phản ánh mức độ thiệt hại, mất mát về vật chất và tinh thần khi sự kiện đã xảy ra. Do đó, cần nghiên cứu đồng thời rủi ro và tổn thất trong mối quan hệ biện chứng giữa chúng. Nghiên cứu rủi ro đồng thời phải nghiên cứu tổn thất bởi qua nghiên cứu tổn thất sẽ thấy được sự nguy hiểm, tác h ại và mức độ nghiêm trọng của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh. Ngược lại, nghiên cứu về tổn thất phải đồng thời nghiên cứu rủi ro để biết được nguyên nhân nào đã gây ra tổn thất. Vì vậy, nghiên cứu mối quan hệ mật thiết giữa rủi ro và tổn thất là điều kiện hết sức cần 9 Trường đại học kinh tế TP HCM thiết để đề ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro, hạn chế tổn thất trong kinh doanh. 1.2 Quản trị rủi ro 1.2.1 Khái niệm Quản trị rủi ro là xác định mức độ rủi ro mà một công ty mong muốn, nhận diện mức độ rủi ro hiện nay của công ty đang gánh chịu và sử dụng các công cụ phái sinh hoặc công cụ tài chính khác để điều chỉnh mức độ rủi ro thật sự mong muố n Mục tiêu của việc quản trị rủi ro là làm gia tăng giá trị công ty thông qua việc tránh đầu tư lệch lạc, giảm các chi phí đi vay, giảm thuế và chi phí phá sản, hay bằng cách đầu cơ và arbitrage 1.2.2 Quy trình xây dựng một chương trình quản trị rủi ro trong thực tiễn: Quy trình quản trị rủi ro tài chính Do những đổi thay không ngừng trên thị trường mà việc quản trị rủi ro cũng trở thành một quá trình biến hoá liên tục các phương pháp phòng chống rủi ro, dựa trên dự báo về mức độ biến động của giá cả, môi trường kinh doanh, điều kiện chính trị, kinh tế xã hội trong nước và quốc tế. Mặc dù vậy, quy trình quản trị rủi ro không thể bỏ qua những bước căn bản sau đây: 1. Nhận diện và phân loại rủi ro Mọi rủi ro trên thị trường đều xuất phát từ những thay đổi về giá cả thị trường như lãi suất, tỷ giá cũng như giá của các loại hàng hoá khác. Ngoài ra còn có một số rủi ro khác ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp như rủi ro về tín dụng, rủi ro trong hoạt động sản xuất, r ủi ro trong thanh khoản và rủi ro mang tính hệ thống tác động chung lên toàn thị trường. Những rủi ro trên đều có tính liên kết và tác động qua lại lẫn nhau nên khi thị trường đi xuống, sự cộng hưởng của chúng sẽ gây nên tổn thất khôn lường đối với doanh nghiệp. 2. Tính toán và cân nhắc các mức độ rủi ro và mức độ chịu đựng tổn thất khi rủi ro xảy ra 10 Trường đại học kinh tế TP HCM Đo lường rủi ro là một quá trình gồm 2 bước. Bước đầu tiên là tính toán mức thu lợi có thể đạt được hoặc quan trọng hơn cả trong quản trị rủi ro là tính toán mức tổn thất có thể chấp nhận được trong trường hợp xảy ra biến động xấu về giá cả trên thị trường. Nói cách khác, đo lường rủi ro chính là việc trả lời cho câu hỏi "Doanh nghiệp có thể chấp nhận tổ n thất đến mức độ nào?". Để có được câu trả lời thì việc tính toán khả năng và mức độ tổn thất phải được định lượng bằng những con số biết nói. Tuỳ theo độ nhạy cảm của từng loại công cụ đo lường, kết quả có được có thể tính bằng thời gian mất đi hoặc số tiền thiệt hại trên vốn hoặc lợ i nhuận. Chẳng hạn, việc sử dụng các công cụ phát sinh như Hợp đồng kỳ hạn (forwards), Hợp đồng tương lai (options) và Hợp đồng hoán đổi (swaps) sẽ giúp doanh nghiệp tính toán được mức độ tổn thất này bằng các con số chính xác khi thị trường biến động theo hướng ngược chiều với dự đoán. Chi phí bỏ ra khi sử dụng các công cụ này chính là cái giá mà doanh nghiệp phải trả nếu rủi ro xảy ra. Bướ c thứ hai của quá trình này là xác định các khả năng xảy ra tương ứng với từng mức độ biến động trên thị trường. Dựa trên những khả năng biến động về giá cũng như biên độ dao động giá, mức độ tổn thất cũng như mức thu lợi có thể được tính toán chi tiết và cụ thể trong từng trường hợp. 3. Áp dụng các chính sách, công cụ phòng chống thích hợp đối vớ i từng loại rủi ro Tuỳ thuộc vào mức độ và khả năng chấp nhận rủi ro, doanh nghiệp sẽ áp dụng những biện pháp phòng chống khác nhau nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Trên thực tế, doanh nghiệp có thể có một số chọn lựa. Một trong những chọn lựa đơn giản nhất là không làm gì cả bằng cách chủ động hoặc thụ động chấp nhận mọi rủi ro có thể xảy ra. Điều này hoàn toàn đúng với những khoản vay nhỏ vì chi phí để phòng chống có khi còn cao hơn việc chấp nhận mức thiệt hại nếu thị trường có biến động. Tuy nhiên, phương pháp này lại tỏ ra rất nguy hiểm đối với những khoản thanh toán bằng ngoại tệ hoặc khoản vay lớn vì chỉ một biến động nhỏ v ề lãi suất hoặc tỉ giá thì thiệt hại sẽ là một con số không thể thờ ơ. Khi đó, các công cụ phòng chống rủi ro đặc biệt tỏ ra hữu hiệu nhằm ngăn chặn một phần tổn thất có khả năng xảy ra hoặc ngăn chặn khả năng xảy ra rủi ro có thể lường trước. . tế TP HCM QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC CÔNG TY VIỆT NAM LỜI NÓI ĐẦU o Lý do chọn đề tài: - Kinh doanh xuất nhập khẩu không. THỰC TRẠNG RỦI RO CỦA CÁC CÔNG TY XUẤT KHẨU VIỆT NAM Đưa ra một s ố rủi ro tổn thất điển hình cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đó là rủi ro tổn thất

Ngày đăng: 25/12/2013, 12:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w