Xuất phát từ nhu cầu phòng ngừa rủi ro của doanh nghiệp mà các sản phẩm tài chính phái sinh đã ra đời nhằm giải quyết vấn đề này. Khi sử dụng các sản phẩm tài chính phái sinh, doanh nghiệp có thể tránh được những rủi ro trên. Qua đó, đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh được ổn định trên cơ sở những điều khoản trong hợp đồng phái sinh. Tuy nhiên bước đầu, việc đưa các sản phẩm này đến với doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.
Muốn sử dụng có hiệu quả sản phẩm phái sinh, doanh nghiệp cần phải:
Trước hết, doanh nghiệp cần có sựđồng thuận trong nội bộ, vì đa số các giao dịch phái sinh đều các giao dịch lớn, thời gian thực hiện dài (như các hợp đồng hoán
Trường đại học kinh tế TP HCM
Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải có sự tìm hiểu để có thể nắm được tính chất các sản phẩm phái sinh trước khi sử dụng. Ngoài ra, cần có sự chấp thuận của ban lãnh đạo cao cấp nhất của doanh nghiệp, thường là hội đồng quản trị khi quyết định sử dụng sản phẩm phái sinh.
Đồng thời, doanh nghiệp cần làm việc với ngân hàng để hiểu thêm các tình hình và xu hướng biến động của các yếu tố trên thị trường (lãi suất, tỷ giá, giá cả
hàng hóa...), xác định thời điểm sử dụng để mang lại hiệu quả cao nhất, tiết kiệm chi phí tài chính cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cơ cấu tài chính thực tại của các doanh nghiệp Việt Nam khá bất hợp lý và bất cân đối, rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá vẫn là vấn đềđáng quan ngại trong thời gian tới.
Bởi vậy, các doanh nghiệp được khuyến nghị rằng, trong bất kỳ điều kiện khó khăn nào, cũng cần cơ cấu lại một cách tổng thểở tất cả các khâu, xác định rõ hơn định hướng phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, sản phẩm chủ chốt,
đặt ra các nguy cơ rủi ro. Doanh nghiệp cũng cần cơ cấu lại tài chính. Kinh nghiệm cho thấy, hình thức cơ cấu lại tài chính cắt giảm chi phí có thể cắt giảm được (chi phí lương nhân công, chi phí trung gian) và cố gắng tìm nguồn tài chính giá rẻ và ổn
định, chấp nhận chuyển nhượng sở hữu doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy, vấn đề cắt giảm chi phí nhân sự của các doanh nghiệp tư
nhân, công ty cổ phần diễn ra thuận lợi hơn so với doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp dừng vay ngân hàng, đồng nghĩa với thu hẹp hay dừng sản xuất kinh doanh, cắt bớt hợp đồng kinh tế và do đó nhiều doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục cầm chừng sản xuất …
Đối với vấn đề mua bán – sáp nhập, ở Việt Nam dường như diễn ra khá khó khăn có khá nhiều quan điểm nhìn nhận tiêu cực về sáp nhập (theo nghĩa, sự mất mát, sự thôn tính…). Nhưng nếu nhìn ở góc độ ngược lại, việc chấp nhận bán công ty, chủ động tìm kiếm đối tác chiến lược cần được nhìn nhận và coi là chiến lược thoát ra trong quá trình cơ cấu lại tài chính doanh nghiệp. Đối tác chiến lược mới cũng sẽ là luồng gió mới thay đổi doanh nghiệp, những điều mới này sẽ không những làm cho doanh nghiệp thoát ra khỏi tình trạng rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá hiện
Trường đại học kinh tế TP HCM
thời mà cả trong tương lai là nâng cao giá trị doanh nghiệp, đảm bảo sự phát triển tốt hơn của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Kinh doanh xuất nhập khẩu bao giờ cũng là quá trình gian nan, vất vả, nhiều thử thách. Nó gian nan, vất vảở sự phức tạp riêng có của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, nhiều thử thách ở những nguy cơ rủi ro, tổn thất luôn tiềm ẩn trong từng khâu của quá trình thực hiện hợp đồng.
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn rủi ro, tổn thất tài chính trong kinh doanh xuất nhập khẩu, có thể khẳng định sự tồn tại khách quan hết sức đa dạng, phức tạp của rủi ro, tổn thất xảy ra khi thực hiện hợp đồng. Những biến động về giá cả, lãi suất tỷ giá tạo thành một môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng trở nên bất định.
Tuy vậy, kinh doanh xuất nhập khẩu vẫn là lĩnh vực kinh doanh đầy hấp dẫn nếu doanh nghiệp biết cách phòng ngừa, hạn chế rủi ro, tổn thất. Thực tế phức tạp,
đa dạng của rủi ro, tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu đòi hỏi phải có sự phối hợp tích cực giữa doanh nghiệp và nhà nước. Nhà nước cần quan tâm tới các giải pháp vĩ mô còn doanh nghiệp nên tập trung nhiều hơn tới các giải pháp vi mô mang tính chất nghiệp vụ, tổ chức, quản lý.
Rủi ro, tổn thất đã, đang và sẽ mãi tiềm ẩn song hành với quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. Do đó, không thể kể hết những rủi ro, tổn thất đã xảy ra và càng không thể dựđoán được chính xác những rủi ro, tổn thất sẽ xảy ra. Hy vọng rằng bài viết này đã đưa ra được bức tranh khái quát khá đầy đủ và toàn diện về rủi ro, tổn thất tài chính của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam và một số biện pháp hạn chế phòng ngừa hữu hiệu rủi ro, tổn thất tài chính có thể xảy ra. Qua đó, góp một phần dù là nhỏ bé trong việc nhìn nhận một vấn đề còn đang bỏ ngỏ, chưa
Trường đại học kinh tế TP HCM Tài liệu tham khảo
Tỷ giá- Nguồn gốc rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp_ THS. ĐINH THỊ THU HỒNG Nguồn số liệu Các ngân hàng thương mại http://cafef.vn/ http://www.asianbondonline.adb.com http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/vn http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=217 http://agro.gov.vn/news/nguonwmy.aspx http://www.acb.com.vn/tygia/chart/index.jsp http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn http://www.aquatexbentre.com/en/About-Us/ http://www.clfish.com/index.php http://www.bsc.com.vn/Overview.aspx?Symbol=ABT