Hệ số tương quan giữa lãi suất đi vay với lợi nhuận của doanh nghiệp gần bằng 0. Thế nhưng chỉ trong hai năm 2010- 2011, sự biến động lãi suất lại gây ảnh hưởng to lớn đến doanh nghiệp
LSDV
AQUATEXBENTRE -0.66
Một sự thay đổi tăng lên trong lãi suất cũng sẽ gây ra sự sụt giảm lớn cho lợi nhuận của doanh nghiệp.
. Để phục vụ kinh doanh, đầu tư, hầu như tất cả các doanh nghiệp đều phải sử
dụng vốn vay. Do đó, lãi suất tiền vay - chi phí sử dụng vốn - trở thành bộ phận cấu thành quan trọng trong chi phí sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp. Thực tế, việc sử dụng nợ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn mạnh hơn trong quá trình đầu tư. Ngoài ra, đây là một vấn đề mà CFO hoạch định một cấu trúc vốn mục tiêu với những lợi ích từ tấm chắn thuế. Lãi từ chứng khoán nợ mà một công ty chi trả là một chi phí được khấu trừ thuế. Khoản khấu trừ thuế của lãi từ chứng khoán nợ làm tăng tổng lợi nhuận của doanh nghiệp
Trường đại học kinh tế TP HCM
Tuy nhiên việc sử dụng quá nhiều nợ sẽ dẫn đến chi phí kiệt quệ tài chính lớn hơn phần bù trừ tấm chắn thuế, khi đó sẽđưa doanh nghiệp đến những rủi ro về tài chính. Khi lập kế hoạch kinh doanh và dự án đầu tư, lãi suất tiền vay đã được dự
tính. Song, có rất nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp tác động
đến lãi suất tiền vay. Thông thường khi lạm phát xảy ra, lãi suất tiền vay tăng đột biến. Do đó, những tính toán, dự kiến trong kế hoạch kinh doanh, đầu tư bị đảo lộn. Một rủi ro lớn đã xảy ra và ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh. Lượng tiền vay càng lớn, tác động tiêu cực của rủi ro này càng nghiêm trọng và có thể dẫn đến tình trạng phá sản doanh nghiệp nếu nó tồn tại trong một thời kỳ dài. CADOVIMEX đã duy trì một tỷ lệ Nợ/ Tổng tài sản khá cao trong những năm qua, điều này đã làm cho doanh nghiệp phải gánh chịu cú sốc lớn trong năm 2010- 2011 khi mà lãi suất biến động liên tục và tăng cao một cách kỷ lục dẫn đến việc thua lỗ hàng trăm tỷ đồng và đang đứng trước nguy cơ phá sản. Đây cũng là tình trạng chung cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong năm qua.
Theo một nguồn tin không được công khai, đến thời điểm này, số doanh nghiệp phá sản không còn là dăm chục ngàn như chín tháng đầu năm ngoái mà đã vượt qua số 200.000. Con số này cũng phù hợp với nhận định của một số chuyên gia nước ngoài: khoảng hơn 30% các doanh nghiệp Việt Nam đã lâm vào phá sản. Nền kinh tế suy trầm, sức mua giảm, các doanh nghiệp thu hẹp quy mô, hàng ngàn văn phòng, chi nhánh của các doanh nghiệp ở các đô thị lớn bị đóng cửa, công nhân mất việc làm, thị trường bất động sản đóng băng, kéo theo đó là những ngành công nghiệp liên quan như xi măng, sắt thép, vật liệu nội thất đều giảm.
Bên cạnh đó, còn tồn tại nhiếu nghịch lý xung quanh lãi suất đi vay:
Thực tế cho thấy, khi doanh nghiệp muốn vay vốn, ngân hàng sẽ dựa trên nhiều chỉ tiêu để đánh giá mức tín nhiệm của ngân hàng đối với doanh nghiệp. Những doanh nghiệp nào có vốn lớn, tài sản lớn sẽ rất dễ dàng vay với lãi suất thấp. Thậm chí, sau khi hạ lãi suất, nhiều ngân hàng còn hướng đến những công ty xuất nhập khẩu vì ở đó có nguồn thu ngoại tệ. Trong khi đó, đối với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, dù lãi suất cao hay thấp họ cũng không thể tiếp cận được vì đa số các
điều kiện về sổ sách, tài sản, thị trường của các doanh nghiệp này khó đáp ứng được mức tín nhiệm của ngân hàng vì vậy họ có thể bị “đánh rớt” ngay từ vòng thẩm định
Trường đại học kinh tế TP HCM
dự án. Với lãi suất cao, các doanh nghiệp cũng phải chật vật mãi mới vay được. Giờ
lãi suất giảm xuống thấp thì còn khó có thể tiếp cận hơn.
Trong khi các doanh nghiệp khu vực tư nhân đang phải gồng mình gánh chịu mức lãi suất vay vốn quá cao thì các doanh nghiệp và các dự án công lại đang được hưởng những ưu đãi với những nguồn vốn chi phí rẻ một cách tuyệt đối lẫn tương
đối. Đối với những dự án có nguồn vốn ngân sách thì xem như chi phí vốn tài chính bằng 0, trong khi chi phí vốn kinh tế lại không nhỏ.
Điều đáng nói, trong điều kiện lạm phát như hiện nay thì người dân đã phải nộp hai thứ thuế (một là, thuế theo nghĩa đen của nó và hai là, thuế lạm phát). Trong khi đó, đối với những doanh nghiệp hay dự án được bố trí từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ cũng được lợi không kém.
Những khoản vốn có được từ phát hành trái phiếu chính phủ trước đây có chi phí khá thấp (khoảng từ 10 – 11%/năm, do được nhân danh Chính phủ), đã tạo ra những đặc lợi không nhỏ cho các doanh nghiệp và các dự án công.
Điều này không những tạo môi trường cạnh tranh thiếu bình đẳng giữa các thành phần kinh tế mà còn tạo ra tâm lý ỷ lại nguy hiểm, làm giảm tính hiệu quả
trong phân bổ và sử dụng vốn đầu tư công, chưa nói đến khả năng lợi dụng những nghịch lý ưu đãi như thếđể tìm kiếm lợi ích cá nhân.
Một nghịch lý khác nữa là, mặc dù than vãn lãi suất quá cao nhưng các doanh nghiệp vẫn đi vay vốn. Họ là ai? Có ít nhất ba nhóm: một là, những doanh nghiệp vẫn còn những cái nhìn lạc quan rằng tình cảnh xám xịt này sẽ chóng qua đi nên chấp nhận thua lỗ (tất nhiên chưa đạt đến “điểm đóng cửa”).Hai là, những doanh nghiệp có lợi ích gắn với khu vực công, nơi có những ưu đãi vềđất đai, vốn và các cơ chế khác, và tính chung, chi phí hoạt động trung bình của nhóm này vẫn thấp, thậm chí còn có lợi ích gián tiếp khác lớn hơn; và ba là, những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cực kỳ rủi ro với kỳ vọng có lợi nhuận lớn mới có thể bù
đắp nổi chi phí vay vốn quá cao như vậy.
Với mức lãi suất đã ấn định, những dự án có suất sinh lợi kỳ vọng thấp hơn sẽ không hiệu quả nên không đi vay, trong khi những dự án có suất sinh lợi kỳ vọng cao hơn mới có khả năng vay. Suất sinh lợi kỳ vọng cao hơn hàm ẩn mức độ rủi ro lớn hơn trong khi không đảm bảo một suất sinh lợi thực tế cao. Những người đã vay
Trường đại học kinh tế TP HCM
vốn thì có động cơ tìm kiếm những dự án rủi ro cao trong khi ngân hàng cũng không thể giám sát và ngăn ngừa hết mọi khả năng sử dụng vốn của bên đi vay
được. Hiện tượng này được gọi là lựa chọn ngược hay lựa chọn bất lợi vốn dĩ tồn tại trong hầu hết các giao dịch có sự bất cân xứng thông tin giữa các bên. Nghịch lý này không chỉ phản ánh qua tình trạng méo mó lãi suất ở mức độ cao giữa các ngân hàng hiện nay mà hơn thế nó tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu và đe doạ tính bền vững của hệ thống ngân hàng.
Và điều nghịch lý nữa là trong bối cảnh như vậy của nền kinh tế thì lĩnh vực tín dụng vẫn là mảnh đất màu mỡ, các ngân hàng thương mại vẫn ung dung bởi cơ
chế lãi suất huy động và cho vay quá hấp dẫn. Hiện tại, với mức huy động vốn bình quân với lãi suất khoảng 14%/năm, trong khi đó lãi suất cho vay hiện nay, tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức bình quân là 16,23%/năm. Đặc biệt với lĩnh vực phi sản xuất là 18-22%/năm; lãi suất huy động USD bình quân là 4,65%/năm, cho vay là 6,83%. Sự chên lệch lãi suất này đã khiến cho một số doanh nghiệp tìm đến nguồn vay ngoại tệ. Tuy nhiên, ở phương diện nào đó, doanh nghiệp đang tự tích lũy rủi ro, cụ thểởđây là rủi ro về tỷ giá.