Mặc dù tỷ trọng giá trị các mặt hàng nông, lâm sản xuất khẩu Việt Nam hiện chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng chuỗi sản xuất - kinh doanh hàng nông, lâm sản vẫn chủ yếu theo “kiểu truyền thống”, nên người nông dân chưa thể thoát khỏi tình trạng “được mùa mất giá” hay “giá cao thì trồng, giá thấp thì chặt”.
Sở dĩ có tình trạng trên là do Việt Nam hiện chưa có công cụ giao dịch hàng hóa phái sinh, nên giá cả bất ổn, gây bất lợi cho hoạt động sản xuất và kinh doanh.Bởi thế, đáng lẽ, quy trình sản xuất hiện đại là: trước khi sản xuất phải có hợp đồng tiêu thụ, sau đó mới đến khâu lưu trữ và giao hàng nhằm chủđộng đầu ra
Trường đại học kinh tế TP HCM
cho sản phẩm, thì ở Việt Nam đang làm ngược: sản xuất trước, phân loại sau rồi mới đến giao nhận. Với cách thức này, gặp lúc giá nông, lâm sản thế giới diễn biến phức tạp, sản xuất, xuất khẩu sẽ bị lỡ cơ hội hoặc rủi ro do biến động giá.
Những nhân tố này tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu và đặt ra yêu cầu bức thiết phải có tổ chức giúp nhà sản xuất bảo hiểm được những rủi ro biến động giá và Sở Giao dịch hàng hóa là nơi thực hiện chức năng này. Ngoài ra,
đó còn là kênh giúp các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận trên sàn.
Tại Việt Nam, VNX đã chính thức hoạt động từ ngày 11-1-2011. Tuy nhiên, do thời gian hoạt động ngắn, các nhà tham gia sàn đang trong giai đoạn thăm dò nên tính chất vẫn sơ khai, hầu hết giao dịch vẫn là mua bán giao ngay, rất ít giao dịch tương lai.
Trên thế giới hiện có khoảng 70 sở giao dịch hàng hóa, riêng châu Á có 30 sở giao dịch, chủ yếu giao dịch phái sinh với các mặt hàng nông sản. Nhờ vậy, hàng hóa luôn ổn định giá và mức độ cạnh tranh cao hơn; nhà sản xuất được hỗ trợ nhiều hơn nhờ việc kết nối thành công giữa mua và bán; đồng thời, hàng hóa được chuẩn hóa về chất lượng và chủng loại.
Kênh đầu tư vào hàng hóa cơ bản tuy còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng trên thế giới nó đã ra đời từ lâu và ngày càng thể hiện vai trò của một kênh đầu tư
hiệu quả và hấp dẫn, nhất là trong thời buổi kinh tế bất ổn. Không chỉ là kênh đầu tư
có khả năng bảo toàn tài sản sản và tránh được lạm phát mà trong những năm gần
đây, giá cả hàng hóa cơ bản toàn cầu biến động mạnh tạo cơ hội tìm kiếm lợi nhuận với tỷ suất sinh lời lớn cho nhà đầu tư.
So với các kênh đầu tưở trong nước hiện nay như chứng khoán, BĐS, vàng hay ngoại tệ thì kênh đầu tư hàng hóa cho phép nhà đầu tư tham gia với tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao. Ngoài ra, với việc giao dịch phái sinh cho phép giao dịch ký quỹ
(mua – bán khống), nhà đầu tư có thể khuếch đại lợi nhuận của mình lên gấp nhiều lần kể cả khi giá tăng hay giảm.
Với lợi ích như vậy, việc sử dụng các sản phẩm phái sinh tại Việt Nam hiện nay lại rất nghèo nàn và ít được quan tâm
Trường đại học kinh tế TP HCM