Đánh giá về tác động của rủi ro, tổn thất đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tài CHÍNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU của các CÔNG TY VIỆT NAM (Trang 32 - 35)

xuất nhập khẩu Việt Nam

Cho đến nay, chưa có Bộ hoặc cơ quan chuyên ngành liên quan nào đưa ra

được con số cụ thể, chính xác và đầy đủ về những thiệt hại do rủi ro phát sinh cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong giai

đoạn 2007-2011, nhưng một điều chắc chắn là con số này rất lớn.

™ Với những diễn biến phức tạp của tỷ giá, hoạt động của các doanh nghiệp,

đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực sự rơi vào khó khăn. Các doanh nghiệp Việt Nam liên tục gặp những tác động từ độ nhạy cảm giao dịch (VND lên giá nên các doanh nghiệp xuất khẩu thua lỗ khi chuyển đổi USD sang VND còn khi VND mất giá nhiều so với các loại ngoại tệ thì các doanh nghiệp lại phải tốn chi phí quá lớn khi phải nhập khẩu từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh) mặt khác lại gánh chịu độ nhạy cảm kinh tế cao do giá cả hàng Việt Nam khi VND lên giá trở nên kém tính cạnh tranh hơn.

Giờ đây tỷ giá đã trở thành một nguồn rủi ro mà các doanh nghiệp cần phải tốn nhiều công sức để xem xét phòng ngừa. Đấy là chúng ta còn chưa tính đến khả

năng nhiều đồng tiền như EUR và CNY sẽ còn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong hệ

thống đồng tiền thanh toán chính của các doanh nghiệp VN, khi ấy, độ nhạy cảm của các doanh nghiệp với biến động tỷ giá giữa các đồng tiền chính với nhau cũng sẽ trở thành một vấn đề phải quan tâm (mà biến động giữa các đồng tiền mạnh như

EUR so với USD thì lớn hơn rất nhiều so với cặp USD/VND.

™ Bên cạnh tỷ giá thì tình trạng lãi suất cao như hiện nay cũng ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế vĩ mô và đến các doanh nghiệp trong nước:

1) Làm mất năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất trong nước: doanh nghiệp nước ngoài chỉ vay USD với lãi suất khoảng 1%/ năm và vay Euro khoảng 3%/ năm. Trong khi doanh nghiệp Việt Nam vay với lãi suất trên 20%/ năm, thì làm sao cạnh tranh nổi?

2) Làm cho các doanh nghiệp nhà nước biếng nhác sản xuất kinh doanh. Nhiều lãnh đạo các doanh nghiệp Nhà Nước có suy nghĩ: Trong thời buổi khủng

Trường đại học kinh tế TP HCM

hoảng kinh tế toàn cầu, làm lỗ sợ bị “quở”, thôi thì cứ gửi ngân hàng lấy lãi cho chắc cú, chỉđể lại ít vốn sản xuất kinh doanh cầm chừng.

3) Một số doanh nghiệp được nhà nước ưu đãi về vốn để thu mua nông sản,

đầu năm gửi ngân hàng lấy lãi đầu kỳ 4%/ năm + quà thưởng ( khoảng từ 3% đến 5%/ năm ). Các doanh nghiệp này mua ngay xe hơi sang về chạy. Đến cuối năm, thu mua nông sản không đạt chỉ tiêu nhưng vẫn có lời (nhưng café bị thương lái TQ thu mua gần hết vụ)

4) Một số ngân hàng tung ra sản phẩm: gửi tiền 1 năm, không được rút trước hạn, lấy lãi đầu kỳ 4%/ năm + quà thưởng( khoảng từ 3% đến 5%/ năm ) thu hút vốn ngắn hạn của các doanh nghiệp đã nêu ở mục 2 và 3 để đưa vào cho vay trung, dài hạn ( bất động sản, chứng khoán ), làm mất ổn định kinh tế vĩ mô.

Thêm vào đó, quà thưởng thường là tiền nhận ngoài sổ sách ( khoảng từ 3%

đến 5%/ năm ) có thể làm xuất hiện nhiều tiêu cực trong cán bộ Nhà nước.

™ Ngoài ra, sự biến động giá cả của các mặt hàng nguyên liệu cơ bản được nhận

định có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và sự ổn định vĩ

mô của nền kinh tế.

™ Tất cả những yếu trên đã, đang và sẽđặt các doanh nghiệp vào tình trạng hết sức khó khăn, đem theo những tác động tiêu cực cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Tác động dễ thấy nhất và cũng thường xuyên nhất là doanh nghiệp bị thua lỗ

trong thương vụ đó. Rủi ro xuất hiện bao giờ cũng gây ra tổn thất thiệt hại, tổn thất

đến lượt nó lại kéo theo các chi phí không dự kiến phát sinh trong khi doanh thu thu về không đổi. Khi đó thua lỗ là tất yếu.

Một tác động chủ yếu nữa của rủi ro, tổn thất đối với doanh nghiệp là những thiệt hại về uy tín doanh nghiệp. Tác động này nhiều hay ít còn phụ thuộc vào cách xử lý rủi ro, tổn thất của doanh nghiệp.. Thiệt hại về uy tín dẫn đến mất quan hệ bạn hàng, mất thị trường.

Tác động thứ ba các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp là gián đoạn, đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc trưng của các doanh nghiệp Việt Nam là yếu kém về năng lực tài chính và công tác tìm kiếm thị trường. Do đó, chỉ cần trục trặc trong thực hiện một hợp đồng xuất nhập khẩu, hoạt động kinh doanh có thể bị gián

Trường đại học kinh tế TP HCM sang khu vực khác.

Tóm lại, nhìn vào thực trạng kinh doanh xuất nhập khẩu những năm qua, có thể thấy rủi ro, tổn thất tài chính luôn thường trực, đe doạ tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Mặc dù đã có nhiều biện pháp được hình thành để đối phó với rủi ro, tổn thất nhưng rủi ro, tổn thất tài chính vẫn xảy ra do tính chất bất ngờ và không thể định lượng chính xác được của nó. Điều này càng buộc các doanh nghiệp luôn phải tìm tòi các biện pháp hạn chế một cách hữu hiệu những rủi ro, tổn thất đang xảy ra ngày một phức tạp trong thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.

Trường đại học kinh tế TP HCM

Chương 3: ĐỀ XUT CÁC BIN PHÁP QUN TR RI RO

3.1 Các biện pháp được áp dụng 3.1.1 Hợp đồng phái sinh

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tài CHÍNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU của các CÔNG TY VIỆT NAM (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)