Các giải pháp từ các ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tài CHÍNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU của các CÔNG TY VIỆT NAM (Trang 46 - 47)

Ngân hàng giữ vai trò tài trợ tín dụng và cung cấp các sản phẩm phái sinh cho các doanh nghiệp, bên cạnh đó giữa Sở Giao dịch hàng hóa và hệ thống ngân hàng thương mại có mối quan hệ tương hỗ rất rõ: Sở Giao dịch hàng hóa ổn định minh bạch sẽ giúp cho hệ thống ngân hàng thương mại đa dạng hóa sản phẩm và kinh doanh hiệu quả, an toàn; đồng thời, khi hệ thống ngân hàng thương mại phát triển, sẽ củng cố cho Sở Giao dịch hàng hóa đảm bảo an toàn hệ thống, tăng trưởng mạnh về quy mô.

Ngân hàng thương mại có thể đảm bảo cho sự tuần hoàn của hệ thống thanh toán Sở Giao dịch hàng hóa bằng các nghiệp vụ: quản lý tài khoản nhà đầu tư, tài khoản ký quỹ, quản lý tài sản ký quỹ của thành viên, nhà đầu tư; thực hiện thanh toán bù trừ cho các kết quả giao dịch; theo dõi đánh giá trạng thái của nhà đầu tư, ngăn ngừa rủi ro thanh toán; giám sát, đánh giá khả năng thực hiện hợp đồng, ngăn ngừa rủi ro do vi phạm hợp đồng...

Vì vậy, để góp phần vào việc giúp cac1`doanh nghiệp quản trị rủi ro được tốt hơn cũng nhưđể có thể phát triển được nghiệp vụ phái sinh đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường hiện tại và tương lai, các ngân hàng cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tại các ngân hàng thương mại, các nghiệp vụ phái sinh hiện nay rất ít, chủ yếu là mua bán kỳ hạn, quyền chọn ngoại tệ, hoán đổi lãi suất với quy mô và mức độ thực hiện thấp. Do đó, các ngân hàng thương mại cần phải phát triển các nghiệp vụ phái sinh đa dạng và phong phú hơn nhằm thu hút doanh nghiệp từ chính những tiện ích mang lại từ các dịch vụ này.

Trường đại học kinh tế TP HCM

Thứ hai, các ngân hàng thương mại cần hiện đại hóa đồng bộ công nghệ ngân hàng. Các nghiệp vụ phái sinh là những nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, nên đòi hỏi các ngân hàng phải trang bị hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ mới có thể thu thập, xử lý, phân tích thông tin nhanh chóng, chính xác, hiệu quả, từđó mới có thể hạn chế rủi ro cho chính các ngân hàng và tư vấn được cho các khách hàng của mình.

Thứ ba,để các doanh nghiệp hiểu được lợi ích của các công cụ phái sinh và sử dụng rộng rãi các nghiệp vụ này như một công cụ để hạn chế rủi ro trong hoạt

động kinh doanh do biến động của thị trường, các ngân hàng cần đẩy mạnh quảng cáo, giới thiệu, tư vấn các nghiệp vụ phái sinh cho các doanh nghiệp.

Thứ tư, các ngân hàng phải nhanh chóng đào tạo được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Chìa khóa của mọi sự thành công là yếu tố con người, các ngân hàng cần phải có đội ngũ nhân viên am hiểu những kiến thức về tài chính, pháp lý, đặc biệt là kỹ thuật định giá và giao dịch các công cụ tài chính phái sinh. Công tác đào tạo và tái đào tạo phải được tiến hành thường xuyên, liên tục; cả ở trong nước và nước ngoài; cả về lý thuyết lẫn thực hành. Có như vậy, mới giúp

được đội ngũ nhân viên hiểu và triển khai được các nghiệp vụ một cách linh hoạt, tránh gây ra rủi ro cho chính các ngân hàng.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tài CHÍNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU của các CÔNG TY VIỆT NAM (Trang 46 - 47)