THỦY SẢN AN GIANG 0

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tài CHÍNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU của các CÔNG TY VIỆT NAM (Trang 31 - 32)

Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp xuất khẩu thu được lợi từ việc tỷ giá tăng thì các doanh nghiệp nhập khẩu lại phải đối mặt với tình trạng lỗ hàng trăm triệu

đồng, nhất là các doanh nghiệp không có nguồn cân đối từ xuất khẩu, hoặc không có phương án phòng trừ rủi ro. Khi tỷ giá tăng, doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu về sản xuất hàng để bán ở thị trường trong nước sẽ bị thiệt, nếu chỉ có một số

loại nguyên liệu tăng giá thì ảnh hưởng không đáng kể, nhưng nếu nhiều loại nguyên liệu cùng đồng loạt tăng giá thì sẽ ảnh hưởng nhất định tới doanh nghiệp xuất khẩu. Nguyên, vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành, nên khi tỷ giá tăng lên tất yếu giá nguyên, vật liệu nhập khẩu sẽ tăng lên. Trong khi đó, giá

đầu ra sản phẩm nhiều khi đã bị khống chế, khó tăng, bởi doanh nghiệp đã ký hợp

đồng từ trước. Nếu vẫn phải giữ giá, thì doanh nghiệp sẽ giảm lợi nhuận, còn nếu tăng giá hay thay đổi hợp đồng thì sẽ ảnh hưởng tới uy tín cũng như việc mất đối tác, khách hàng.

Lấy ví dụ công ty thép Thái Nguyên trung bình một tháng, thép Thái Nguyên sẽ phải nhập khoảng 25.000 tấn phôi, mất khoảng 16,5 triệu USD, 20.000 tấn thép phế với giá trị nhập khoảng 10,8 triệu USD. Riêng than cốc, công ty nhập về 1 chuyến tàu 30.000 tấn với tổng giá trị khoảng 12 triệu USD và sẽ phải nhập thêm 2 chuyến nữa mới đủ nhu cầu cả năm.

Như vậy, chỉ tạm tính sơ sơ, lượng ngoại tệ phải chi trả cho 3 loại nguyên vật liệu trên đã là 39,5 triệu USD. Một đêm tăng tỷ giá, phút chốc, công ty thép Thái Nguyên sẽ phải mất thêm tới 54,905 tỷ đồng phát sinh. Doanh thu mỗi năm của doanh nghiệp này là khoảng 8.000 tỷ đồng. Và chỉ vì tỷ giá thay đổi, khoản chi phí phát sinh trên đã bằng 0,06% tới so với tổng doanh thu.

Trường đại học kinh tế TP HCM

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tài CHÍNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU của các CÔNG TY VIỆT NAM (Trang 31 - 32)