nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam
Theo nghiên cứu công ty bảo hiểm Thụy Sĩ (Swiss Re), Việt Nam là nhóm sợ
rủi ro cao thứ nhì các nước châu Á Thái Bình Dương. Công ty tái bảo hiểm Thụy Sĩ
(Swiss Re) đã tiến hành một cuộc điều tra quy mô lớn trên tổng số 13.800 khách hàng từ 20 - 40 tuổi tại các thành phố lớn của 11 nước châu Á Thái Bình Dương (Austraulia, Hongkong (Trung Quốc), Nhật Bản, Singapore, Indonesia, Malaysia và Việt Nam…) vào tháng 4 và tháng 5/2011. Tại Việt Nam, có 1.000 khách hàng ở
TP.HCM và Hà Nội đã được trực tiếp phỏng vấn.
Cuộc điều tra này nhằm tìm hiểu và so sánh về thái độ chấp nhận rủi ro của khách hàng trong toàn khu vực, bằng cách sử dụng chỉ sốđánh giá mức ưa chuộng mạo hiểm của Swiss Re (CAFRI). Cuộc điều tra này cũng xem xét đến nhu cầu bảo hiểm và cách thức mua bảo hiểm của đối tượng.
Xét về tổng thể, nhóm người từ 20-40 tuổi tại Việt Nam rất sợ rủi ro. So với các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, họ là nhóm ít dám mạo hiểm nhất với những rủi ro liên quan đến sức khỏe và lối sống. Họ cũng sợđương đầu nhất với rủi ro tài chính
Xếp hạng cao nhất là 1, thể hiện khách hàng tại thị trường nước đó sẵn sàng nhất chấp nhận rủi ro tổng hợp, và rủi ro trong từng khía cạnh cụ thể.
Trường đại học kinh tế TP HCM
Việt Nam lại gần như không được quan tâm và rất sơ sài. Các dịch vụ phái sinh trong ngân hàng như swaps, forward, future, option... chính là những công cụ chống rủi ro tài chính đã được phép sử dụng tại Việt Nam, nhưng số doanh nghiệp dám làm chỉ tính trên đầu ngón tay. Tuy nhiên, các sản phẩm công cụ phái sinh hiện nay tại các ngân hàng còn ít, chưa thu hút được các doanh nghiệp sử dụng. Vì thế, thu nhập từ các công cụ phái sinh còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng. Đơn cử số liệu về thu nhập và lợi nhuận từ công cụ phái sinh của 3 ngân hàng thương mại hàng đầu hiện nay để có thể thấy được thực tế này.
Năm Chỉ tiêu
BIDV Vietinbank Vietcombank
TriệuVNĐ % TriệuVNĐ % TriệuVNĐ %
Tổng thu nhập 7.794.275 6.648.680 5.763.393 2007 Thu từ các công cụ phái sinh 19.11 0,24% 4.256 0,06% 0 Tổng lợi nhuận 2.028.246 1.529.085 3.192.119 Dịch vụ phái sinh 8.829 0,04% -6.464 0 0 0 Tổng thu nhập 7.570.430 8.694.253 10.991.219
2008 Thu tcụ phái sinh ừ các công 363.288 4,79% 74.764 0,86% 52.492 0,04%
Tổng lợi nhuận 2.368.018 2.436.388 3.525.877
Dịch vụ phái sinh 237.93 10,04% -120.042 0 52.492 1,4
Tổng thu nhập 9.687.959 5.428.316 9.286.804
2009 Thu tcụ phái sinh ừ các công 91.272 0,94% 200.587 3,70% 6.42 0,06%
Tổng lợi nhuận 3.605.469 1.678.289 5.004.374 Dịch vụ phái sinh -171.695 0 -289.517 0 -288.777 0 Tổng thu nhập 11356125 14819402 16013983 2010 Thu từ các công cụ phái sinh 152482 1.34% 25788 0.17% 218977 1.37% Tổng lợi nhuận 4625568 4598038 5479183 Dịch vụ phái sinh -43381 0 -309469 0 -182996 0
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại)
Việc ứng dụng các công cụ chống rủi ro tài chính tại Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn và vướng phải sự ngập ngừng e ngại của doanh nghiệp Nguyên
Trường đại học kinh tế TP HCM nhân chủ yếu là do:
• Trách nhiệm
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, tại Việt Nam rất nhiều công ty được thành lập có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, trừ một số doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài còn lại đại đa số
các doanh nghiệp đều chưa chia hình thành bộ phận quản trị tài chính và chức danh giám đốc tài chính.
Trong nhiều doanh nghiệp, những nhiệm vụ, chức năng của giám đốc tài chính và bộ phận quản trị tài chính đã mặc nhiên giao cho một phó giám đốc và kế
toán trưởng làm thay. Thế nhưng, trớ trêu thay, theo Điều lệ kế toán trưởng các doanh nghiệp quốc doanh còn đang có hiệu lực, kế toán trưởng lại không có những chức năng nhiệm vụ của giám đốc tài chính. Thậm chí, trong luật kế toán cũng vậy. Do đó, có khá nhiều việc kế toán trưởng làm cũng không được mà không làm cũng không được.
Sự “làm thay tự nguyện” này chính là một trong những nguyên nhân tạo ra một “khoảng trống về quản trị tài chính” trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là sự nhầm lẫn chức năng giữa bộ phận kế toán và bộ phận tài chính doanh nghiệp, không chỉ có trong nhận thức của các chủ doanh nghiệp mà cả trong tư duy của không ít nhà làm luật. Chẳng hạn, cho đến nay, trong hệ thống văn bản pháp quy về kế toán chưa có một văn bản nào quy định về giám đốc tài chính.
Trong một số công ty liên doanh, khi tồn tại song song hai chức danh giám
đốc tài chính và kế toán trưởng, nếu giám đốc tài chính là người nước ngoài và kế
toán trưởng là người Việt Nam thì thông thường kế toán trưởng chỉ tồn tại trên hình thức.
Những doanh nghiệp thường xuyên có các dự án tính bằng vài trăm triệu USD và chỉ với những biến động nhỏ của thị trường tiền tệ, họ sẽ phải chịu những tổn thất không nhỏ về vốn. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp trên đều biết là sẽ gặp rủi ro, nhưng do công ty họ chưa có chính sách nên họ không dám làm. Tư
Trường đại học kinh tế TP HCM
quyết định hoán đổi lãi suất, nếu lãi suất cao hơn thì không được ban thưởng gì, nhưng nếu lãi suất xuống, thì không những uy tín mà “sinh mạng chính trị” của lãnh
đạo cũng lung lay theo.
Điều này từ sâu xa là do việc phân định trách nhiệm trong doanh nghiệp. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện không cho người lãnh đạo quyền và chính sách thoảđáng, rõ ràng. Một số công ty đa quốc gia họ có chính sách quản lý rủi ro rất cụ
thể. Họ luôn khoanh vùng cho một vị trí lãnh đạo được chịu rủi ro tài chính đến mức bao nhiêu và nếu tới bao nhiêu thì lãnh đạo phải làm các giao dịch phòng chống. Còn ở Việt Nam thì chưa có.
Với các doanh nghiệp đa quốc gia, được phân chia quản lý theo vùng, họ
thường hiểu rõ rủi ro nào nên chấp nhận và bao giờ họ cũng biết bảo vệ vốn của mình bằng các công cụ chống rủi ro.
• Chính sách, cơ sở pháp lý:
Đứng về phía chính sách, vẫn còn những lực cản với nghiệp vụ phái sinh. Đó là chuyện dài kỳ về các quy định thuế chưa rõ ràng. Ví dụ như chuyện đánh thuế nhà thầu với nghiệp vụ hoán đổi giữa hai đồng tiền hiện chưa rõ. Cách tính loại thuế này
đang là một khó khăn bởi ngân hàng và doanh nghiệp sẽ không biết được thuế
mình phải trả là bao nhiêu (vì lãi suất thả nổi chạy liên tục theo từng ngày). Hiện, ở
Việt Nam chưa có quy định cụ thể bằng văn bản nào về thuế nhà thầu cho sản phẩm hoán đổi lãi suất. Chưa kểđến chuyện xảy ra việc ngân hàng và doanh nghiệp đều
đùn đẩy nhau nghĩa vụ trả loại thuế này.
Trong khi đó, các nước khác không đánh thuế với sản phẩm phái sinh vì đó mới là công cụ phòng chống rủi ro cho doanh nghiệp, chứ không phải một kênh kinh doanh của ngân hàng.
Trong vài năm trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép các ngân hàng thương mại được thực hiện nhiều nghiệp vụ mới như quyền chọn ngoại hối, quyền chọn vàng, hoán đổi lãi suất. Tuy nhiên cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ phái sinh còn chưa đầy đủ, ngoại trừ chỉ có giao dịch hoán đổi lãi suất đã có quy chế của ngân hàng nhà nước là Quyết định số 1133/2003/QĐ-ngân hàng nhà nước, ngày 30/09/2003. Mặc dù hiện nay tất cả các ngân hàng thương mại đều được thực hiện
Trường đại học kinh tế TP HCM
nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ, tuy nhiên chỉ được thực hiện quyền chọn giữa ngoại tệ và ngoại tệ, còn quyền chọn giữa ngoại tệ và VND thì phải được sự cho phép từ
phía ngân hàng nhà nước. Trên thực tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường chuyển đổi ngoại tệ ra VND để phục vụ hoạt động đầu tư sản xuất trong nước mà hầu như không chuyển đổi từ ngoại tệ ra ngoại tệ. Đây cũng là trở ngại lớn đối với các ngân hàng thương mại làm cho doanh số giao dịch quyền chọn rất thấp.
• Ba là, thiếu kiến thức, hiểu biết về công cụ phái sinh.
Sản phẩm phái sinh trong phòng chống rủi ro là một sản phẩm khá mới và phức tạp đối với thị trường Việt Nam. Đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại phải có hệ thống thông tin dự báo tỷ giá quốc tế nhanh, chính xác, cập nhật liên tục; phải có công cụ đo lường và cảnh báo rủi ro tỷ giá, lãi suất; đội ngũ các nhà quản lý, các giao dịch viên chuyên nghiệp, Thực tế có nhiều ngân hàng thương mại được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được. Đối với các doanh nghiệp thì việc hiểu biết các công cụ
phái sinh để phòng chống rủi ro còn nhiều hạn chế.
Và chỉ khi thị trường biến động, mọi người mới hốt hoảng đi tìm cách phòng chống thiệt hại với đồng tiền của mình. Muốn phát triển, nhưng bản thân ngân hàng cũng không thể bắt buộc doanh nghiệp phải áp dụng nghiệp vụ này. Bởi có những khi giữa phòng chống với không phòng chống, chưa chắc cái nào tốt hơn. Ví dụ với khoản vay nhỏ, nếu thị trường biến động sẽ không ảnh hưởng nhiều tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhưng nếu doanh nghiệp vay vài trăm triệu USD, thì lãi suất dù tăng hay giảm chút ít cũng sẽ khiến số tiền sẽ khác hoàn toàn. Vì vậy, lời khuyên với các doanh nghiệp là nếu có những khoản vay, hoặc khoản tiền phải thanh toán với khối lượng lớn, phải tìm đến các công cụ chống rủi ro.
• Nguyên nhân cuối cùng , thiếu nhu cầu thực sự từ phía khách hàng.
Đây là vấn đề cốt lõi, vì trước đây tỷ giá USD/VND thường xuyên ổn định tại mức trần so với giá ngân hàng nhà nước công bố, khách hàng không quan tâm tới vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, sang năm 2007 và đầu năm 2008, thị
Trường đại học kinh tế TP HCM
Mỹ, tỷ giá USD/VND giảm xuống giao dịch tại mức sàn. Nguyên nhân là do lượng lớn ngoại tệ từ các hoạt động đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài, kiều hối đổ vào các ngân hàng thương mại làm xuất hiện dư thừa ngoại tệ do mất cân đối cung cầu. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề rủi ro tỷ giá,
đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành thuỷ sản, dệt may, cà phê... và các ngành sản xuất, xuất khẩu khác. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có thói quen hay nói chính xác hơn là chưa quan tâm tới phòng chống rủi ro
đối với các hoạt động ngoại tệ của mình.
Hàng năm các doanh nghiệp Việt Nam đều phải vay ngoại tệ hàng trăm triệu USD hoặc EUR để đầu tư vào các dự án lớn, các doanh nghiệp này sau khi vay ngoại tệ thường bán số ngoại tệ này chuyển sang VND để tiến hành hoạt động đầu tư dự án, đến kỳ trả nợ họ phải mua lại số ngoại tệ đó bằng VND. Trong thời gian tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, rõ ràng sẽ có sự biến động về cả lãi suất cho vay và cả tỷ giá hối đoái. Nếu sử dụng công cụ phái sinh như hoán đổi lãi suất hoặc công cụ kỳ hạn hay quyền chọn về ngoại tệ thì các doanh nghiệp sẽ bảo hiểm
được rủi ro lãi suất trong trường hợp nếu lãi suất vay là thả nổi và khi lãi suất thị
trường đã tăng lên như hiện nay hoặc bảo hiểm được rủi ro tỷ giá khi ngoại tệ có xu hướng giảm xuống vào thời điểm doanh nghiệp bán ngoại tệ. Trong suốt 3 thập kỷ
vừa qua, các công cụ tài chính mới đã làm thay đổi cơ bản cục diện nền kinh tế và tài chính thế giới.
Ngày nay, thế hệ những công cụ tài chính đầu tiên đã được phổ biến rộng khắp và trở thành công cụ hữu ích cho những nhà quản lý tài chính, những Giám
đốc ngân hàng, hay các công ty bảo hiểm. Chúng ta đã rất quen thuộc với quyền chọn, cổ phiếu ưu đãi, các loại trái phiếu chuyển nhượng, các tiêu chí thị trường để đánh giá hoạt động, các thị trường hàng hoá và tài chính mới, tư nhân hoá… Hầu hết các khái niệm, công cụ và sản phẩm đều đã được đơn giản hoá, thay đổi và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như năng lực của các mạng lưới ngân hàng.
Điều gì đã giúp cho các công cụ tài chính mới này trở nên phổ biến nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới chỉ trong vòng vài năm? Đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nền kinh tếđang phát triển đòi hỏi một lượng đầu tư khổng lồ và
Trường đại học kinh tế TP HCM
những kiến thức, kinh nghiệm để cải tiến hệ thống tài chính lạc hậu. Ngoài ra, những cải tiến trong công nghệ thông tin, hệ thống truyền thông cũng đóng góp một phần không nhỏ trong quá trình phát triển các công cụ tài chính này.
Hơn bao giờ hết, sự xuất hiện của hàng loạt các công cụ tài chính mới (CDOs, Credit and climate derivatives, defeasance structures, netting networks,... )
đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội trong việc nâng cao năng lực quản lý tài chính ở các ngân hàng, bảo hiểm, doanh nghiệp.