1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP CHO HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược của các CÔNG TY VIỆT NAM HIỆN NAY

24 514 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 491 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Mọi tổ chức đều lập kế hoạch hoạt động. Đối với doanh nghiệp, công tác này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì hoạch định là thực hiện chức năng đầu tiên trong hệ thống các chức năng quản trị. Chưa bao giờ hai từ chiến lược được các doanh nghiệp Việt Nam nhắc đến nhiều như thời gian gần đây. Nào là chiến lược phát triển, chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing, chiến lược nhân sự… Có thể nói, doanh nghiệp Việt đã bắt đầu nhìn xa hơn, hướng đến những mục tiêu dài hơi hơn so với cung cách làm ăn truyền thống là trồng cây ngắn ngày, chụp giựt, đánh nhanh, rút gọn. Tuy vậy, nếu so với các tập đoàn nước ngoài thì phần lớn doanh nghiệp Việt vẫn chưa hoạch định được những chiến lược công ty, chiến lược kinh doanh theo đúng nghĩa. Các nhà quản trị Việt Nam hiện nay có rất nhiều điều kiện tốt để hoạch định một chiến lược tốt cho công ty, doanh nghiệp của mình. Song song đó, họ còn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, rủi ro khi hoạch định chiến lược. CHƯƠNG I HOẠCH ĐỊNH 1.1 Khái niệm Hoạch định - là một quá trình ra quyết định mang tính lien tục, có sự cân nhắc, tính toán trên cơ sở dự báo thông qua việc phân tích môi trường kinh doanh. - là nội dung cơ bản của hoạt động quản trị. - là một quá trình liên quan đến tư duy và ý chí của con người, bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu và địnhchiến lược, chính sách, thủ tục và các kế hoạch chi tiết để đạt mục tiêu. - có tính liên tục và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các loạt hành động và quyết định. - là những quyết địnhhiện tại với hy vọng đạt được các kết quả mỹ mãn ở tương lai. Yêu cầu của hoạch định - có căn cứ khoa học, nắm vững các đòi hỏi của các qui luật khách quan, dựa trên những thông tin xác thực và đảm bảo chất lượng. - có tính thống nhất, không mâu thuẫn. - đúng thẩm quyền và đúng lúc. - nội dung phải chi tiết, rõ rang, dễ hiểu. - đúng quy trình. 1.2 Phân loại Dựa theo các tiêu chí khác nhau, các nhà nghiên cứu phân ra các loại hoạch định khác nhau - Theo mức độ cụ thể + Hoạch định cụ thể: là những kế hoạch xác định những mục tiêu rõ ràng. + Hoạch định định hướng: là những kế hoạch linh hoạt. chỉ đưa ra những định hướng chung - Theo thời gian + Hoạch định dài hạn: > 3 năm + Hoạch định trung hạn: 1-3 năm + Hoạch định ngắn hạn: < 1 năm - Theo phạm vi ảnh hưởng + Hoạch định chiến lược - là một quá trình nhận xét, phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án khả thi trên cơ sở xác định mục tiêu của doanh nghiệp. - Một chiến lược kinh doanh tốt là chiến lược trong đó một công ty có thể chiếm được lợi thế chắc chắn so với đối thủ cạnh tranh với chi phí thấp nhất có thể chấp nhận được + Hoạch định tác nghiệp - là những hoạch định liên quan đến việc triển khai các chiến lược trong những tình huống cụ thể và những thời gian ngắn. - chủ yếu là đề ra các biện pháp, chương trình hành động ngắn hạn, sử dụng các nguồn lực đã được phân bổ. So sánh Hoạch định chiến lượcHoạch định tác nghiệp Hoạch định chiến lược Hoạch định tác nghiệp Thời gian (thời hạn) Thời gian dài (Vài năm) Thời gian ngắn (vài ngày, vài tháng) Phạm vi Rộng Hẹp Mục tiêu Mục tiêu chung, mang tính định hướng Mục tiêu cụ thể, rõ ràng, chi tiết 1.3 Tầm quan trọng của hoạch định Hoạch định có thể không chính xác nhưng vẫn có ích cho các nhà quản trị vì nó gợi cho nhà quả trị sự hướng dẫn, giảm bớt hậu quả của những biến động, giảm bớt tối thiểu những lãng phí… - nhằm giúp cho các quản trị viên khác nắm rõ được mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể trong công tác của mình. - phối hợp các hoạt động trong DN một cách hiệu quả hơn. - giúp các nhà quản trị tư duy có hệ thống để tiên liệu các tình huống quản trị; sẵn sàng ứng phó và đối phó với những thay đổi của môi trường bên ngoài. - Hướng các hoạt động tập trung vào chính sách và mục tiêu của doanh nghiệp; phát triển các tiêu chuẩn kiểm tra nhằm kiểm tra các hoạt động của doanh nghiệp đi đúng với mục tiêu. CHƯƠNG II NHỮNG THÁCH THỨC TRONG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CỦA CÁC CÔNG TY VIỆT NAM Kinh doanh luôn gắn liền với may rủi. Chiến lược kinh doanh càng táo bạo, cạnh tranh càng khốc liệt thì khả năng thu lợi càng lớn đồng thời những thách thức càng nhiều. Theo Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách trường Đại học quốc gia Hà Nội Nguyễn Đức Thành, nền kinh tế Việt Nam bước năm đầu tiên của thập niên mới 2011 – 2020 với nhiều bất ổn và rủi ro. Do vậy, nếu không có những điều chỉnh hợp lý kịp thời thì những bất ổn này và rủi ro này sẽ có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế trong trung và dài hạn. 2.1 Kinh tế Mọi biến động của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có mối tương quan chặt chẽ với biến động kinh tế thế giới. Do đó, kinh tế thế giới biến động có ảnh hưởng đến hoạch định của các doanh nghiệp Việt Nam. Khi có biến động về Kinh tế - Chính trị - Pháp luật, doanh nghiệp Việt Nam đa phần không điều chỉnh kịp thời các hoạt động hoạch định thích hợp để có thể thích nghi và phát triển tốt. Sự thay đổi của môi trường kinh tế làm cho các kinh nghiệm không còn phù hợp. Các nhà quản trị Việt Nam thường dùng những dữ liệu, kết quả thực hiện trong quá khứ của doanh nghiệp hoặc của doanh nghiệp khác trong và ngoài nước để dự kiến các hoạt động sẽ xảy ra trong tương lai. Hiện nay, tình trạng lạm phát, suy thoái là các yếu tố kinh tế mà không một quốc gia nào có thể kiểm soát nổi. Xét cho cùng, chính những biến động của lãi suất và hoạt động tín dụng là nguyên nhân dẫn đến các rủi ro thuần túy và suy đoán của các doanh nghiệp. 2.2 Chính trị - Pháp luật Có thể xem Chính trị - Luật pháp là rất quan trọng vì việc ban hành các chính sách, luật lệ mới có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của doanh nghiệp. Sự ổn định hay không ổn định về chính trị, sự thay đổi luật pháp và chính sách quản lý vĩ mô có thể gây sức ép lớn lên doanh nghiệp. Khiến quá trình hoạch định chiến lược trở nên khó khăn, trì trệ, thậm chí không khả thi … Pháp luật là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó. Điều này gây ra những hạn chế nhất định đối với các doanh nghiệp như hạn chế về mặt hàng, quy mô kinh doanh, các loại thuế… Việc tác động qua lại giữa môi trường pháp luật trong nước, môi trường pháp luật ngoài nước và môi trường pháp luật quốc tế tạo ra vô số những cơ hội mới song cũng gây nên không ít những khó khăn, chướng ngại vật mới cho kinh doanh Ngày 12/5, Bộ Công thương ban hành Thông tư số 20 với hàng loại các quy định khắt khe về hồ sơ nhập khẩu ô tô như giấy uỷ quyền là nhà nhập khẩu, phân phối chính hãng hoặc đại lý chính hãng loại ôtô đó, đồng thời phải có giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng do Bộ Giao thông vận tải cấp… Thông tin này khiến hầu hết các DN kinh doanh ô tô theo hình thức thương mại choáng váng. Nguy cơ đứng trước bờ vực phá sản bởi không thể đáp ứng được các yêu cầu khăt khe này khiến các DN đứng ngồi không yên. Sự thiếu đồng bộ về chủ trương, chính sách là nguyên nhân khiến công nghiệp ô tô Việt Nam không phát triển được. Chính phủ có kế hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô, mong muốn người Việt Nam được tăng nhu cầu sử dụng ô tô nhưng lại có hàng loạt chính sách hạn chế sử dụng. Kinh tế và chính trị là hai nhóm yếu tố có liên quan mật thiết với nhau. Chính trị ổn định là điều kiện cho kinh tế phát triển và ngược lại, kinh tế phát triển là yếu tố quan trọng góp phần làm cho chính trị ổn định. Mặt khác thể chế và đường lối chính trị quyết định đường lối các chính sách kinh tế. Chính trị ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trước hết là thông qua kinh tế. 2.3 Văn hóa – xã hội Giữa doanh nghiệp và xã hội có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. 2.4 Yếu tố tự nhiên 2.5 Cạnh tranh Khả năng cạnh tranh (competitiveness) là thuật ngữ được dùng để nói đến các đặc tính cho phép một hãng cạnh tranh một cách có hiệu quả với các hãng khác nhờ có chi phí thấp hoặc sự vượt trội về công nghệ và kỹ thuật trong so sánh quốc tế. Các doanh nghiệp của Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và yếu kém. Khả năng của các doanh nghiệp Việt Nam thích ứng với cạnh tranh vẫn còn kém; khả năng đối phó với cạnh tranh chưa tốt. Theo VCA, trong năm 2010 cục Quản lý Cạnh tranh đã chủ động phát hiện, khởi xướng điều tra 26 vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, trong khi chỉ có hai trường hợp doanh nghiệp chủ động gửi đơn yêu cầu cục điều tra, xử lý. 2.6 Nguồn nhân lực Đội ngũ chủ doanh nghiệp, giám đốc và cán bộ quản lý doanh nghiệp còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý. Số lượng doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp, giám đốc giỏi, trình độ chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt chưa nhiều. Một bộ phận lớn chủ nghiệp và giám đốc doanh nghiệp tư nhân chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế - xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh, đặc biệt là yếu về năng lực kinh doanh quốc tế. Từ đó, khuynh hướng phổ biến là các doanh nghiệp hoạt động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức trên các phương diện: Quản lý tổ chức, chiến lược cạnh tranh, phát triển thương hiệu, sử dụng máy tính và công nghệ thông tin. Một số chủ doanh nghiệp mở công ty chỉ vì có sẵn tiền vốn và thích kinh doanh, trong khi đó thiếu kiến thức và kỹ năng về kinh doanh, vì vậy đã dẫn đến rủi ro và thất bại. Trường hợp doanh nghiệp, công ty phát triển nhờ vào tư duy chiến lược của một cá nhân, nhưng đến một quy mô mà bản thân người ấy không thể tự mình trực tiếp triển khai mọi công việc thì tư duy chiến lược của một cá nhân không còn phát huy hiệu quả. Khảo sát gần đây của Thạc Sĩ Vũ Thế Dũng: trên 200 doanh nghiệp thuộc bốn ngành tại TP.HCM và Hà Nội cho thấy hầu hết đều có lập kế hoạch kinh doanh như một công cụ hoạch định. Nhưng phần lớn chỉ là hình thức, kế hoạch kinh doanh bị quên lãng ngay sau khi viết. . dành nhiều thời gian, công sức cho việc hoạch định chiến lược. Muốn cải thiện tình hình hoạch định chiến lược của các công ty Việt Nam, trước nhất chúng. nhằm kiểm tra các hoạt động của doanh nghiệp đi đúng với mục tiêu. CHƯƠNG II NHỮNG THÁCH THỨC TRONG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CỦA CÁC CÔNG TY VIỆT NAM Kinh doanh

Ngày đăng: 22/12/2013, 16:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w