Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 117 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
117
Dung lượng
652 KB
Nội dung
MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1: THỊ TRƯỜNG DA - GIẦY THẾ GIỚI VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNHDA - GIẦYVIỆTNAM 7 1.1 Tình hình thị trường, đặc điểm và xu hướng phát triển của ngànhDa - Giầy thế giới 7 1.1.1 Khái lược về thị trường Dagiầy thế giới. 7 1.1.2 Đặc điểm ngànhDagiầy thế giới 20 1.1.3 Xu hướng phát triển của ngànhDagiầy thế giới. 22 1.2 Tiềm năng phát triển của ngànhDa - Giầyviệtnam 25 1.2.1 Vị trí của ngànhDa – Giầytrong nền kinh tế Việt nam. 25 1.2.2 Những lợi thế và bất lợi của ngànhDa - GiầyViệt nam. 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNHDA - GIẦYVIỆTNAMTRONG THỜI KỲ ĐỔIMỚI 30 2.1 Động thái phát triển ngànhDa - Giầytrong những năm qua 31 2.1.1 Các nguồn lực ngànhDa - GiầyViệt nam. 33 2.1.2 Cơ cấu ngànhDa - GiầyViệt nam. 49 2.1.3 Tổ chức quản lý ngànhDa - GiầyViệt nam. 53 2.1.4 Thị trường và khả năng cạnh tranh của ngànhDa - GiầyViệt nam. 57 2.2 Đánh giá chung về thực trạng ngànhDa - GiầyViệtNam 63 CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGÀNHDA - GIẦYVIỆT 73 3.1 Bối cảnh mới - Những thách thức và cơ hội phát triển đối với ngành 73 3.1.1 Tình hình trong nước. 73 3.1.2 Tình hình quốc tế. 74 3.2 Những định hướng chủ yếu phát triển ngànhDa - GiầyViệtNam 78 3.2.1 Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi hình thức gia công sang xuất khẩu trực tiếp. 78 3.2.2 Kết hợp sức mạnh của Doanh nghiệp với sự hỗ trợ của Nhà nước. 79 3.3 Các giải pháp nhằm phát triển ngànhDa - GiầyViệtnamtrong những năm tới. 81 3.3.1 Đào tạo nguồn nhân lực 82 1 3.3.2 Đầu tư phát triển sản xuất nguyên phụ liệu trong nước 83 3.3.3 Đầu tư phát triển khoa học công nghệ và đổimới thiết bị 86 3.3.4 Đổimới tổ chức quản lý 90 3.3.5 Củng cố và mở rộng thị trường 98 3.3.6 Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước 106 KẾT LUẬN 110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112 PHẦN MỞ ĐẦU 1- Sự cần thiết của đề tài Quá trìnhđổimới trên đất nước ta đã tác động sâu sắc và mạnh mẽ tới các mặt của đời sống kinh tế - xã hội, tới các ngành kinh tế, ngành Công nghiệp Da - Giầy là một trong những ngành xuất khẩu có vị trí quan trọngtrong nền kinh tế quốc dân về nhiều mặt như: thu hút nhiều lao động trong xã hội và có điều kiện thuận lợi trong hợp tác Quốc tế, đồng thời có lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu và tiềm năng xuất khẩu lớn thu nhiều ngoại tệ về cho đất nước. Trong những năm qua, với những lợi thế của mình ngànhDa - GiầyViệtnamđã tiếp nhận một cách có hiệu quả sự chuyển dịch của ngànhDa - Giầy thế giới và đã có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên ngành còn bộc lộ nhiều nhược điểm như: Phát triển một cách tự phát, thiếu qui hoạch, mất cân 2 đối dẫn tới hiệu quả mang lại chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Đặc biệt, khi chuyển sang cơ chế thị trường, hoà nhập với thế giới và khu vực, ngànhDa - Giầy nước ta đang đứng trước thời cơ và thách thức lớn là làm thế nào để tồn tại và ngày càng phát triển trong cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Quá trình toàn cầu hoá kinh tế, sự hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực sẽ tạo cho ViệtNam nhiều cơ hội để xuất khẩu các mặt hàng của mình. Đó cũng là một thách thức lớn đối với Việt Nam, đặc biệt đối với ngànhDa - Giầy, khi Trung Quốc một cường quốc về sản xuất da thuộc và giầy ra nhập WTO. Các nước trong khu vực hơn hẳn ta về trình độ công nghệ cũng như kỹ thuật, nên đòi hỏi sản phẩm của ngành sản xuất ra phải có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và một điểm quan trọng hơn cả là phải hạ giá thành để tăng khả năng cạnh tranh trên trường Quốc tế. Nếu không khi hội nhập kinh tế khu vực và Quốc tế thì sản phẩm của ngành sẽ không có chỗ đứng ở ngay cả thị trường nội địa. Vì vậy, giá nhân công rẻ mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để cạnh tranh trên thị trường giầy và đồ da thế giới. Trong bối cảnh đó, để tồn tại và phát triển vững chắc, đòi hỏi chúng ta phải xây dựng và phát triển ngànhDa - Giầytrong điều kiện nền kinh tế hội nhập và phát triển là rất cần thiết, nhằm giúp ngành định hướng phát triển và khai thác có hiệu quả những nguồn lợi mà ngành công nghiệp mang lại. Do đó, tác giả chọn nghiên cứu đề tài : "Ngành Da - GiầyViệtNamtrongtiếntrìnhđổimới " nhằm góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra cho ngành, để ngànhDagiầyViệtnam ngày càng phát triển tương xứng với vị trí và tiềm năng của nó. 2- TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Cho đến nay, ngoài Qui hoạch tổng thể phát triển ngànhDa - Giầy đến năm 2010 của Bộ Công nghiệp - Tổng Công ty Da - Giầy mang tính chất quản lý. 3 Ngoài ra trong thời gian qua cũng có nhiều bài báo, bài viết đăng trên các tạp chí bàn về vấn đề này. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu tổng thể về phát triển ngànhDa - Giầy, những mặt còn tồn tại, những định hướng dài hạn và những giải pháp chiến lược. Chính vì vậy, sau những đánh giá về thực trạng phát triển ngànhDa - Giầy và phân tích những thách thức đối với ngành và cơ hội phát triển, luận văn sẽ cố gắng đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển ngànhDa - GiầyViệtNamtrong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phát triển không ngừng và nền kinh tế ViệtNam đang hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. 3- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Mục đích nghiên cứu là: Từ việc làm rõ thực trạng phát triển ngànhDa - Giầy hiện nay, những thách thức đối với ngành và cơ hội phát triển - luận văn đưa ra định hướng chiến lược và các giải pháp cơ bản để phát triển ngànhDa - Giầytrong những năm tới. 4- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1-Đối tượng Dưới góc độ kinh tế chính trị, luận văn nghiên cứu tình hình phát triển ngànhDa - Giầytrong nền kinh tế thị trường Việtnam đang từng bước hội nhập với khu vực và thế giới. 4.2 - Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình phát triển ngànhDa - Giầytrong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là từ nửa cuối thập niên 90 trở lại đây. Luận văn không đi sâu nghiên cứu mặt kỹ thuật, mà tập trung làm rõ các quan hệ kinh tế xã hội chi phối sự phát triển của ngànhDa - Giầy. 5- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 Vận dụng tổng hợp phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, trong đó có các phương pháp cụ thể: phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp lôgic, phương pháp thống kê toán học, phương pháp so sánh tổng hợp . 6- NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò và vị trí của ngànhDa - Giầytrong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Làm rõ thực trạng của ngànhDa - GiầyViệt Nam, những thành công, những tồn tại trong phát triển ngànhDa - Giầytrong những năm qua. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngànhDa - GiầyViệtNamtrong những năm tới. 7- BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm ba chương. CHƯƠNG 1: THỊ TRƯỜNG DA - GIẦY THẾ GIỚI VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNHDA - GIẦYVIỆTNAM CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNHDA - GIẦYVIỆTNAMTRONG THỜI KỲ ĐỔIMỚI CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGÀNHDA - GIẦYVIỆTNAM 5 CHƯƠNG 1: THỊ TRƯỜNG DA - GIẦY THẾ GIỚI VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNHDA - GIẦYVIỆTNAM 1.1 Tình hình thị trường, đặc điểm và xu hướng phát triển của ngànhDa - Giầy thế giới Hiện nay, ngànhDa - Giầy thế giới có thể chia ra làm một số khu vực chính như sau: Khu vực Châu Âu gồm các nước thuộc Tây Âu và các nước thuộc Đông Âu; khu vực Châu Mỹ gồm các nước thuộc Nam Mỹ và các nước thuộc Trung và Bắc Mỹ; khu vực Châu Á; khu vực Châu Phi và Châu Đại Dương. 1.1.1 Khái lược về thị trường Dagiầy thế giới Mỗi khu vực trên thị trường thế giới có một đặc điểm riêng và quá trình phát triển khác nhau. Thông qua thực trạng ngành công nghiệp giầy tại một số khu vực dưới đây phần nào sẽ cho ta thấy một cách nhìn tổng quan về thị trường Da - Giầy thế giới. * Mỹ 6 Mỹ là thị trường tiêu thụ giầy dép lớn nhất thế giới, nhưng ngành công nghiệp sản xuất giầy dép của nước này lại không phát triển một cách tương xứng. Một trong những nguyên nhân đó là do giá nhân công trong nước ngày càng cao. Do vậy, để tăng khả năng cạnh tranh, ngày càng nhiều nhà sản xuất giầy dép Mỹ dịch chuyển quá trình sản xuất ra nước ngoài, nơi có lực lượng nhân công dồi dào và chi phí lao động rẻ. Bắt đầu từ những năm cuối của thập kỷ 70 và những năm đầu thập kỷ 80, để tận dụng lợi thế cạnh tranh, các Công ty nổi tiếng về giầy thể thao của Mỹ như Nikee và Reebok đã sớm dịch chuyển sản xuất sang các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan . những quốc gia đang phát triển thời kỳ đó. Cùng với tốc độ công nghiệp hóa nhanh chóng ở Hàn Quốc, Nhật và Đài Loan vào cuối những năm của thập kỷ 80, giá nhân công tại các nước này không còn hấp dẫn, không còn là yếu tố để cạnh tranh nữa. Một lần nữa, các công ty này lại dịch chuyển quá trình sản xuất sang các nước Châu Á khác, nơi có nguồn nhân công với chi phí rẻ hơn để duy trì quá trình sản xuất và khả năng cạnh tranh, đó là Trung Quốc, Thái Lan, Inđônesia . Trong vài năm gần đây Mỹ vươn lên là thị trường nhập khẩu giầy dép lớn nhất thế giới về số lượng cũng như giá trị: Năm 1998 1999 2000 Nhập khẩu (triệu đôi) 1.476 1.615 1.745 Tăng trưởng hàng năm (%) 9,42 8,05 Năm 1998, Mỹ đã nhập khẩu 1476 triệu đôi, năm 1999 là 1615 triệu đôi và đến năm 2000 đạt 1745 triệu đôi, chiếm tới 15% thị trường nhập khẩu thế giới. Sau năm 2000 lượng giầy dép nhập khẩu sẽ chiếm trên 90% tổng số giầy tiêu thụ trên thị trường này. Các nước Châu á chiếm ưu thế trong việc cung cấp cho thị trường này. Trung Quốc dẫn đầu, chiếm khỏng gần 75% số lượng nhập khẩu của Mỹ, chủ yếu là sản phẩm giá rẻ. Braxin cung cấp sản phẩm giá trung bình, còn sản phẩm cao cấp phần lớn từ Italya và Tây Ban Nha. 7 Đối với thị trường Mỹ, tính đến trước tháng 12/2001 tuy Mỹ chưa dành cho Việtnam qui chế thương mại bình thường nhưng kim ngạch xuất khẩu giầy dép Việtnam vào thị trường này trong vài năm gần đây vẫn tăng lên nhanh chóng. Bảng1.1: Dự báo kim ngạch xuất khẩu giầy dép Việtnam sang Mỹ Đơn vị: Triệu USD Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2005 2010 Kim ngạch XK sang Mỹ 87,8 114,31 196,55 430 * 850 * Tỉ lệ tăng năm sau/năm trước(%) 29,9 72,4 30 16 Tỉ lệ so với toàn ngành (%) 5,98 7,26 10,65 14 13,7 Nguån: HiÖp héi Da giÇy ViÖt nam - 2003 (*) Dự báo với tốc độ tăng trưởng bình quân 2002-2005 là 30%/năm. (*) Dự báo với tốc độ tăng trưởng bình quân 2005-2010 là 16%/năm. Theo số liệu của hải quan Mỹ, các giá trị kim ngạch giầy dép Việtnam xuất khẩu sang Mỹ tăng một lượng đáng kể, năm 1997 đạt 85 triệu USD, năm 1998 đạt 114,9 triệu USD, năm 1999 là 145,8 triệu USD và năm 2000 đạt 124,5 triệu USD với khoảng 6 triệu đôigiầy dép, đứng thứ 14 các nước xuất khẩu giầy dép vào Mỹ. * Châu Âu Liên minh Châu Âu (EU) là thị trường lớn thứ hai trong danh sách các nước và khu vực nhập khẩu với số lượng được ước tính là 29% lượng nhập khẩu của thế giới năm 1998-1999 và cũng là nơi có ngành công nghiệp Da - Giầy phát triển từ lâu đời. Mặc dù trong những thập kỷ trước 90, EU đã có sự 8 tăng trưởng mạnh mẽ về sản xuất và tiêu thụ, nhưng từ đầu thập kỷ 90 thì việc cạnh tranh mạnh tại các nước có giá nhân công thấp đã kéo theo sự phá vỡ vị thế của các cơ sở sản xuất trong nước, mức tăng trưởng sản xuất bị suy giảm thay thế vào đó là sự tăng trưởng nhanh chóng của nhập khẩu từ các nước ngoài vào. Trong số các nước thuộc EU thì Italia là nước đứng đầu về sản xuất giầy dép, hàng năm Italia chiếm khoảng 50% tổng sản lượng sản xuất của EU và trên 50% xuất khẩu ra ngoài EU. Tây Ban Nha là nhà sản xuất đứng thứ chiếm 17%; tiếp đó là Pháp 14%, Bồ Đào Nha và Anh 10%, Đức 4%. Tổng thể 6 nước này chiếm khoảng 97% tổng khối lượng sản xuất của EU (20). Đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp giầy dép của EU là sản xuất giầy dép bằng da, hàng nămngành công nghiệp giầy khu vực này sản xuất khoảng 680 triệu đôigiầy dép da, chiếm hơn 60% tổng số lượng giầy dép của EU. Đối với mỗi chủng loại giầy dép lại có sự chú trọng khác nhau từ phía các nước thành viên: 90% giầy dép da được sản xuất tại Bồ Đào Nha,Đức, Italia. Trong đó, dép đi trong nhà được sản xuất tại Bỉ, Anh và Pháp với việc sản xuất phần lớn giầy dép bằng chất liệu tổng hợp. Hiện nay, EU đang rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân thương mại trongngành công nghiệp giầy. Tốc độ phát triển ngànhgiầy của EU chậm nếu không muốn nói là gần như không phát triển so với các khu vực khác. Nguyên nhân chính là bởi ngànhgiầyđòi hỏi một lực lượng công nhân tương đối lớn trong khi đó tiền công lại chiếm một tỉ trọng khoảng 20% trong giá trị sản phẩm, mà tiền lương trong khu vực lại rất cao. Vì vậy số lượng công nhân liên tục giảm trong vòng hơn 10 năm trở lại đây và kể từ năm 1995 cho tới 1999 số lượng công nhân giảm khoảng 28,44%. Bảng 1.2: Công nghiệp giầy dép của EU giai đoạn 2000 - 2002 Đơn vị tính: 1.000 đôi 2000 2001 2002 Chênh lệch Chênh lệch 9 tỉ lệ%( 3/2) tỉ lệ%( 4/3) 1 2 3 4 5 6 Sản xuất 907.986 889.000 845.000 - 2,10 - 4,95 Nhập khẩu 958.209 964.000 992.800 + 0,6 + 3,5 Xuất khẩu * 243.397 233.400 219.350 - 3,7 - 6,0 Số hữu hiệu 1.623.798 1.619.600 1.611.400 - 0,4 - 0,5 Nguồn: World Footwear 2002 * Xuất khẩu tới nước thứ 3 Để giữ vững sự cạnh tranh, một số nhà sản xuất của các nước thành viên như Eram (Pháp), Clarks (Anh), Ecolet(Đan Mạch) đã chuyển việc thiết lập cơ sở sản xuất sang các nước thành viên khác trong EU - nơi có lực lượng nhân công rẻ hơn như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Ngoài ra, nhiều nhà sản xuất trong cộng đồng đã chuyển hoạt động sang các nước đang phát triển có lực lượng nhân công rẻ. Đông nam á, Trung Quốc là những nơi được các nhà sản xuất lựa chọn đầu tiên, kế đó là Đông Âu và Bắc Phi. Một số nhà sản xuất lớn muốn duy trì hoạt động tại Châu Âu như Adidas và Puma nhưng trước những khó khăn về chi phí sản xuất, sự hấp dẫn về giá cả tại các nước có nhiều lợi thế hơn, họ đã buộc phải chuyển sản xuất sang vùng Viễn Đông nhằm duy trì sức cạnh tranh với các đối thủ lớn khác như Nikee và Reebok ( Những nhà sản xuất đã chuyển được việc sản xuất giầy thể thao của mình sang các nước vùng Viễn Đông). Việc phân phối các sản phẩm giữa các nước thành viên EU được thực hiện theo truyền thống từ nhà sản xuất tới các hệ thống bán lẻ độc lập. Điều này cho thấy các hệ thống bán lẻ này có mối quan hệ rất mật thiết với các nhà sản xuất. Khu vực giầy dép trong liên minh Châu Âu phụ thuộc nhiều vào ngoại thương quốc tế, 30 % sản phẩm của EU đã đuợc xuất khẩu sang nước thứ ba như: Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hồng Kông .Tuy nhiên trị giá xuất khẩu của EU bị giảm nhiều mặc dù có sự tăng nhẹ trong những năm gần đây. Ngược lại, nhập khẩu từ bên ngoài vào EU bất ngờ tăng lên trong thời kỳ những năm 1990 và 10