Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, cuộc sống của con người ngày càng được hiện đại hoá. Hoà nhịp với cuộc sống hiện đại ấy, con người ngày càng lánh xa dần những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình nói riêng, của nhân loại nói chung. Họ đọc nhanh, đọc vội những câu chuyện viết theo kiểu “mì ăn liền” nhưng lại thở dài ngao ngán trước kho tàng văn học dân gian với những áng sử thi, thần thoại đặc sắc. Và họ đâu biết rằng chính những áng sử thi, thần thoại đặc sắc ấy lại là những bài học có tác dụng bồi dưỡng thế giới quan, nhân sinh quan, bồi dưỡng tâm hồn tình cảm cho họ. Vâng Trở về với Văn học dân gian là trở về với dòng sữa ngọt ngào thơm mát, trở về với cái nôi đã nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta. Trở về với thuở bình minh của loài người là trở về với chính mình. Ở đó, ta bắt gặp chính ta. Một chút gì đó còn sót lại của tâm hồn. Một chút gì đó rất “riêng”, rất “người”. Và cũng chính ở đó, ta bắt gặp cái khát vọng, cái ý chí đấu tranh của con người trong buổi đầu chinh phục thiên nhiên để giành lấy sự sống. Ta bắt gặp những người anh hùng được xem là kiểu mẫu lí tưởng của thời đại. Ta bắt gặp cả những giọt nước mắt, để rồi ta nhận ra chính ta vẫn còn tồn tại giữa cuộc đời này với đúng nghĩa một con người. Quả vậy, đúng như lời của Bêlinxki “Thiên tài nghệ thuật của Hôme là một cái lò nung qua đó những tảng quặng thô sơ của truyền thuyết dân gian và thơ ca được nấu chảy ra thành những thỏi vàng nguyên chất”. Và những thỏi vàng nguyên chất ấy sẽ là những thỏi vàng có giá trị bất hủ, trường tồn và sáng mãi với thời gian. Trong quá trình tìm hiểu, chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Người viết mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN LỚP VĂN 3B
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
DẪN NHẬP 3
1 Lí do chọn đề tài 3
2 Lịch sử vấn đề 4
3 Phạm vi nghiên cứu 5
4 Phương pháp nghiên cứu 6
NỘI DUNG 7
I Giới thiệu chung 7
1 Vài nét về văn học Hi Lạp cổ đại 7
2 Tác giả Hômerơ 8
3 Tác phẩm 10
a Những cơ sở lịch sử xã hội của anh hùng ca Hômerơ 10
b Iliat 15
II Bài ca nhân đạo 16
1 Khái niệm nhân đạo 16
2 Nhân đạo trong Iliat 18
III Bài ca nhân đạo trong Iliat 20
1 Mẫu người anh hùng lí tưởng 20
a Người anh hùng trí tuệ……….20
b Người anh hùng đời thường……….26
2 Cách nhìn chiến tranh 34
a Thái độ khách quan 34
b Tình đồng loại 37
KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
Trang 3ấy lại là những bài học có tác dụng bồi dưỡng thế giới quan, nhân sinh quan, bồidưỡng tâm hồn tình cảm cho họ.
Vâng! Trở về với Văn học dân gian là trở về với dòng sữa ngọt ngào thơmmát, trở về với cái nôi đã nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta Trở về với thuở bìnhminh của loài người là trở về với chính mình Ở đó, ta bắt gặp chính ta Một chút gì
đó còn sót lại của tâm hồn Một chút gì đó rất “riêng”, rất “người” Và cũng chính
ở đó, ta bắt gặp cái khát vọng, cái ý chí đấu tranh của con người trong buổi đầuchinh phục thiên nhiên để giành lấy sự sống Ta bắt gặp những người anh hùng -được xem là kiểu mẫu lí tưởng của thời đại Ta bắt gặp cả những giọt nước mắt, đểrồi ta nhận ra chính ta - vẫn còn tồn tại giữa cuộc đời này - với đúng nghĩa một conngười
Quả vậy, đúng như lời của Bêlinxki “Thiên tài nghệ thuật của Hôme là một cái
lò nung qua đó những tảng quặng thô sơ của truyền thuyết dân gian và thơ ca đượcnấu chảy ra thành những thỏi vàng nguyên chất” Và những thỏi vàng nguyên chất
ấy sẽ là những thỏi vàng có giá trị bất hủ, trường tồn và sáng mãi với thời gian Trong quá trình tìm hiểu, chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót Người viếtmong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn
2 Lịch sử vấn đề
Iliat và Ôđixê từ lâu đã trở thành đề tài thu hút sự chú ý quan tâm của các nhà
nghiên cứu Có rất nhiều công trình nghiên cứu về hai thiên anh hùng ca có giá trị này
Đặc biệt khi nói đến chủ nghĩa nhân đạo trong trường ca Iliat, có rất nhiều ý khiến
quan tâm Qua tìm hiểu, người viết thấy nổi rõ lên là cuốn “Anh hùng ca của Hômerơ”
Trang 4của tác giả Nguyễn Văn Khoả Tác giả đã trình bày một cách có hệ thống, khoa họccác luận điểm, chứng minh, phân tích làm rõ vấn đề Tuy nhiên, tác giả chỉ mới đề cậpđến những khía cạnh chung nhất của vấn đề mà người viết quan tâm Chưa thực sự đưavấn đề trở thành một nội dung có tính chất riêng.
Ph m vi nghiên c uạm vi nghiên cứu ứu
Trong điều kiện cho phép, tiểu luận chỉ tập trung khai thác chủ nghĩa nhân đạo trong trường ca Iliat của Hômerơ
Ph ng pháp nghiên c uương pháp nghiên cứu ứu
Để khai thác chủ nghĩa nhân đạo trong trường ca Iliat, trên cơ sở những tài liệu tham khảo, người viết sử dụng phương pháp đọc tài liệu, phân tích, so sánh, tổng hợp
N I DUNGỘI DUNG
I Giới thiệu chung
1 Vài nét về văn học Hi Lạp cổ đại
Văn hoá và văn học cổ đại Hi Lạp có vị trí rất quan trọng trong lịch sử phát triểncủa nền văn minh tinh thần Phương Tây Nó đã mở đường cho triết học, thần thoại,anh hùng ca, kịch, thơ, văn và cả kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, âm nhạc ở Phương Tây.Đồng thời nó còn có một ảnh hưởng bao trùm đối với sự phát triển của lịch sử vănnghệ Phương Tây qua các thời đại Mác đã đánh giá và nhận xét: “Không có cơ sở vănminh Hy Lạp cổ đại, không có đế quốc La Mã thì không có Châu Âu ngày nay”
Văn học nghệ thuật Hy Lạp cổ đại sở dĩ phát triển rực rỡ là nhờ được xây dựng trên
cơ sở một nền văn minh hình thành khá sớm, đã được thừa nhận như là một trongnhững chiếc nôi của nền văn minh nhân loại nói chung Nền văn minh đó thường đượcgọi là nền văn minh Cret – Mixen, một nền văn minh tiêu biểu cho sức sống của nhânloại trong thời kì bình minh của lịch sử Nó đánh dấu sự chuyển tiếp của lịch sử loàingười từ thời tiền sử sang thời đại văn minh
Và một trong những bông hoa của vườn hoa văn học nghệ thuật ấy là anh hùng cacủa Hômerơ
Trang 5Như chúng ta đã biết, nền văn học Hy Lạp cổ đại hình thành và phát triển trongbảy, tám thế kỉ (khoảng từ thế kỉ IX đến thế kỉ I TCN1) và đã đạt được nhiều thành tựu
vô cùng rực rỡ Nó đã thể hiện đầy đủ bản chất chân thật của loài người trong buổi ấuthơ và nói như Mác: “Nó đã tạo nên một sự hấp dẫn vĩnh viễn như một giai đoạnkhông bao giờ tái diễn nữa.” (một đi không trở lại)
Trước khi có văn học viết, người Hy Lạp đã có một kho tàng thần thoại và truyềnthuyết vô cùng phong phú, có hệ thống và hoàn chỉnh, kết hợp nhuần nhị giữa chấthiện thực và chất lãng mạn, thấm đượm màu sắc triết lý và yếu tố thẩm mỹ, nó đã trởthành “một kho nguyên liệu” và là “mảnh đất nuôi dưỡng” nghệ thuật Hy Lạp sau này.Chính từ mảnh đất màu mỡ giàu giá trị nhân văn, ý nghĩa triết lý này, các ca sĩ dângian Hy Lạp đã xây dựng nên những bài ca bất tử về các vị thần, về các anh hùngthành bang Những bài ca ấy là cơ sở để Hômerơ sáng tác hai thiên anh hùng ca nổi
tiếng Iliat và Ôđixê – những thiên anh hùng ca được xếp vào loại bậc nhất thế giới.
Cũng từ nguồn đó, các nhà thơ sau Hômerơ đã cho ra đời các loại thơ tự sự, thơtrữ tình, các bi kịch và hài kịch mà đỉnh cao là những sáng tác của Etsilơ, Xôphôclơ,Ơripit, Arixtôphan…
Ra đời vào thời kì đang lên của nhà nước dân chủ chủ nô Aten, nền văn học HyLạp cổ đại đã đề cập đến những vấn đề lớn lao của con người và thời đại như: tự do,dân chủ, công lý, nhân đạo, vấn đề lý tưởng anh hùng, đề cao lý trí, đấu tranh chống lại
số mệnh… Các nội dung phong phú đó được thể hiện trong những hình thức nghệthuật điêu luyện, tạo nên những giá trị muôn đời bất hủ cho Hy Lạp, Phương Tây nóiriêng và cho toàn thể nhân loại nói chung và đồng thời đã làm nên cái gọi là “sự màunhiệm Hy Lạp” làm cho nhân loại đời sau mãi mãi kinh ngạc
2 Tác giả Hômerơ
Hai bản trường ca Iliat và Ôđixê là những tác phẩm văn học đầu tiên của nền văn
học Hy Lạp Có thể trước khi hai bản trường ca này ra đời, trên đất nước Hy Lạp đã cónhiều tác phẩm văn học thuộc các thể loại trường ca, thơ trữ tình Song, điều đáng tiếc
là những tác phẩm văn học đó đã bị mất đi hoặc chỉ còn lại những đoạn rời rạc Riênghai bản trường ca này là còn lưu giữ lại được tương đối hoàn chỉnh
Trang 6Vậy tác giả của hai bản trường ca đó là ai? Là Hômerơ – tên riêng của một thi sĩ
hay là tên chung của những aét hát rong mù? Iliat và Ôđixê có phải là của một tác giả
sáng tác hay đó là sáng tác của một tập thể những người aét?
Hai bản trường ca Iliat và Ôđixê theo dự đoán của nhiều nhà nghiên cứu ra đời
vào khoảng những thế kỉ đầu của thiên niên kỉ thứ nhất TCN (một số nhà nghiên cứucho rằng từ thế kỉ IX – VIII, một số khác từ VIII - VII) trên đất Iôni (Tiểu Á) Chắcchắn rằng đã có công sức của nhiều nghệ nhân dân gian đóng góp vào việc xây dựngnên hai bản trường ca đó Tuy nhiên, sự thống nhất trong cốt truyện và kết cấu chophép ta khẳng định rằng phải có vai trò của một cá nhân nghệ sĩ nào đó gia công sángtạo, chỉnh biên lại thì hai bản trường ca mới có được một cái dạng hoàn chỉnh như vậy.Nghệ nhân đó như chúng ta đã biết là Hômerơ
Hômerơ, theo truyền thuyết, là nhà thơ Hy Lạp sống vào khoảng thế kỉ IX, thế kỉ
VIII TCN, và là tác giả của hai thiên sử thi Iliat và Ôđixê Trong kí ức của nhân dân
Hy Lạp, Hômerơ là một nghệ sĩ mù và thông thái thường đi lang thang từ thành bangnày sang thành bang khác để kể truyện thơ của mình Hômerơ xuất thân trong một giađình bình dân, mồ côi cha từ sớm, được mẹ nuôi nấng, dạy dỗ Theo các nhà nghiên
cứu thì Hômerơ đã sáng tác anh hùng ca Iliat khi còn trẻ và anh hùng ca Ôđixê khi đã
về già
Vì không xác định được nơi sinh của Hômerơ nên ngay trong thời cổ đại đã có từbảy đến mười một thành bang ở Hy Lạp tranh nhau cái vinh dự là quê hương của nhàthơ Nhưng nói chung, người ta đi đến thống nhất ông sinh trưởng ở vùng Iôni (TiểuÁ) và căn cứ vào thực tế hai thiên anh hùng ca, tác giả của nó phải là người có vốnsống phong phú (truyền thuyết cho rằng ông đi đây đi đó nhiều với một người bạn
thương gia tên là Măngtex - tiền thân của Măngtô trong Ôđixê ), và không những thế
còn phải có một vốn kiến thức về văn học dân gian đáng kể Tác giả phải là người amhiểu những nỗi khổ đau và niềm vui sướng của con người cũng như là phải gần gũi vớinhững câu chuyện thần thoại, truyền thuyết dân gian, ca khúc sử thi trước đó… Cộngvới vốn sống, vốn kiến thức đó, ông còn phải là một thiên tài thi ca lớn, phải có cuộcđời chìm nổi mới có thể sáng tác nên những lời thơ “có cánh” như vậy
Trang 7Thật ra việc xác nhận hai bản trường ca Iliat và Ôđixê là của một người tên
Hômerơ sáng tác không phải là một vấn đề đơn giản Do chỗ không có tài liệu chínhxác về thời gian ra đời của tác phẩm, về tiểu sử của tác giả, hai bản trường ca mặc dù
có tính thống nhất hoàn chỉnh song cũng có những thiếu sót nên đã hình thành cái gọi
là “vấn đề Hômerơ” trong lịch sử văn học, một vấn đề đã gây ra nhiều tranh luận kéodài trong nhiều thế kỉ
Theo I.M Tơrônxki trong cuốn “những vấn đề của anh hùng ca Hômerơ”, bảndịch Iliat, viện hàn lâm khoa học Liên Xô, 1935 “Trường ca của Hômerơ chứa đựngnhiều điều vay mượn của những nhà thơ tiền bối và những điều vay mượn đó khôngcòn lại với chúng ta trong tình trạng nguyên vẹn của nó, cho nên mặc dù có phân tíchcũng không thể phát hiện ra điều gì chính xác được…”
Flasơlie trong “Lịch sử văn học Hy Lạp” thì cho rằng không thể nào phủ nhậnđược việc có một Hômerơ là tác giả chính của hai thiên trường ca vì nguồn cảm hứng
và cách viết trong thiên tài của trường ca Iliat là một Còn trong Ôđixê làm sao lại có
thể phủ nhận được rằng tác giả của những ca khúc đẹp đẽ về “Cuộc trả thù của Uylix”lại không phải là tác giả của những ca khúc đầy hấp dẫn của “Những câu chuyện kể ởlâu đài Ankinoôx”
Cuối cùng, nhà phê bình Nga Bêlinxki đã kết lại: “Thiên tài nghệ thuật của Hôme
là một cái lò nung qua đó những tảng quặng thô sơ của truyền thuyết dân gian và thơ
ca được nấu chảy ra thành những thỏi vàng nguyên chất”
Thiết nghĩ, dù tác giả của hai thiên sử thi mà “khó có tác phẩm nào so sánh được”
ấy là ai đi chăng nữa cũng không quan trọng bởi hơn bao giờ hết hai thiên sử thi ấy nócũng đã được đúc kết từ những tinh hoa của trí tuệ cổ đại Hy Lạp, của nền văn học dângian phong phú và của cuộc sống mãnh liệt giàu tính chiến đấu của người Hy Lạp Và
nó đã phản ánh được một thời đại ấu thơ nguyên thuỷ của loài người, một thời đại cósức hấp dẫn vĩnh viễn “một đi không trở lại”
3 Tác phẩm
a Những cơ sở lịch sử xã hội của anh hùng ca Hômerơ
Nền văn minh Cret
Trang 8Cret là một hòn đảo lớn nhất của Hy Lạp, nằm ở phía nam bán đảo Bancăng Crétnhư một chiếc cầu nối liền sự giao lưu văn hóa, kinh tế giữa khu vực Đông – Nam ĐịaTrung Hải với vùng Cận Đông, Ai Cập.
Những tài liệu khảo cổ mà các nhà khảo cổ học đã cho chúng ta biết vào nữa đầuthiên niên kỉ III TCN, Cret đã chuyển từ thời đại đồ đá sang thời đại đồ đồng Trongkhoảng thời gian từ năm 2500 đến 1700 TCN, nền văn minh ở đảo Cret phát triển khárực rỡ Những cung điện đầu tiên được xây dựng vào quãng đầu thiên niên kỉ II TCN ở
ba trung tâm chính trên đảo là Knốtxốt, Phaixtốt và Manlia Nền văn minh Cret pháttriển rực rỡ, nó có ảnh hưởng rất lớn đến các vùng lân cận: vùng đồng bằng của bánđảo Pêlôpônedơ và thành bang Mixen Nền văn minh Cret còn phát huy ảnh hưởngđến những vùng ven biển Tiểu Á Khảo cổ học còn cho chúng ta biết có một sự giaolưu gần gũi giữa nền văn minh Cret với nền văn minh Lưỡng Hà
Nghiên cứu thần thoại Hy Lạp chúng ta còn có thể tìm thấy ít nhiều dấu vết tươngứng với sự thật lịch sử đã được các nhà khoa học kết luận Truyền thuyết về nhà vuaMinôt ở Cret xây cung điện Labiranhtơ lắt léo, phức tạp để nhốt đứa con Minôtorơ -nửa người nửa bò của mình Truyện Minôt bị nhốt trong buồng tắm có ống dẫn nước ởcung điện của Côcalốt…Cho ta biết về trình độ văn minh trong việc xây dựng cungđiện Truyện Đêđan người Atenơ sang Cret xây cung điện cho vua Minôt…Chứng tỏgiữa Cret và bán đảo Hy Lạp đã có những quan hệ giao lưu
Cơ sở xã hội đã làm nảy sinh ra nền văn minh Cret là chế độ chiếm hữu nô lệ, mộtchế độ chiếm hữu nô lệ theo kiểu các vương triều lớn vùng Cận Đông Vào những thế
kỉ đầu của nửa sau thiên niên kỷ II TCN nền văn hoá Cret kết thúc thời kì phát triển.Cho đến cuối thiên niên II hoặc đầu thiên niên I TCN, nền văn hoá Cret suy tàn hẳn.Nguyên nhân tại sao thì các nhà khoa học chưa chứng minh được Có ý kiến cho rằng
đó là do một đợt di cư lớn của người Đôriêng vào thế kỉ XI TCN đã phá huỷ nền vănminh Cret Chúng ta có thể thấy được những ánh hào quang còn sót lại của nền vănminh Cret xưa kia qua câu chuyện của Uylix kể cho nhà vua Pênêlôp nghe về quêhương mình: “…Giữa biển rộng mênh mông tím ngắt là một mảnh đất đẹp đẽ và phìnhiêu, bốn bề sóng nước: đó là hòn đảo Cret, dân cư đông đúc, có chín mươi đô thị.Dân ở đây nói những tiếng khác nhau Ta thấy bên những người Akêen là những người
Trang 9Êtêôcrettơ dũng cảm, ba bộ lạc của người Đôriêng và những người Pêlagiơ thần thánh.
Trong số những đô thị đó thì Knốtxô là đô thị lớn nhất do vua Minốt trị vì…” (Ôđixê).
Nền văn minh Mixen
Vào những năm 2000 đến 1900 TCN, từ phương Bắc một tộc người thuộc hệ Ấn –
Âu di cư xuống bán đảo Hy Lạp Đó là những người Minien đóng vai trò mở đầu chocác đợt di cư kế tiếp của các bộ lạc tổ tiên của người Hy Lạp ở nửa thế kỉ sau Nhữngngười mà Hômerơ gọi là Akêen chính là một trong bốn nhóm bộ lạc sau này định cư ở
Hy Lạp, góp phần công sức vào việc xây dựng nền văn hóa Mixen Chủ nhân của đấtnước Hy Lạp cổ đại là người Pêlagiơ và Lêlegiơ Những người đã đồng hoá với nhữngngười di cư đến và bắt chước tiếng nói của họ, đưa yếu tố “Akênê” vào trong ngônngữ của mình Sau khi định cư ở bán đảo Hy Lạp, những bộ lạc Minien, Akêen đã toả
đi khắp vùng biển Êgiê, bờ biển Tiểu Á, vươn sang phía Tây Địa Trung Hải và ngượclên tận Hắc Hải tạo thành thế giới Hy Lạp cổ với phạm vi rộng lớn Vào khoảng thế kỉ
17 TCN, những người Akêen, Minien đã ở vào thời kỳ đồng thau Họ tiếp xúc với nềnvăn minh Cret Và nền văn minh này đã mở ra cho họ “một chân trời” mới Đó là quátrình “Cret hoá” Từ đây, nền văn minh Mixen ra đời
Từ thế kỉ XIV đến XII TCN, nền văn minh Mixen phát huy ảnh hưởng ra khắp HiLạp Từ 1450 TCN, những người Akêen đã chinh phục Cret và trở thành chủ nhân củacung điện Knôt-xốt Những người Akê-en đã đặt chân đến Tơroa, xuống đảo Síp, đến
bờ biển Siri, vào xứ Phêniki, vào Palextin…Ở những khu vực này hình thành một nềnvăn minh Síp-mixen Cũng trong thế kỷ XIV đến nửa đầu thế kỷ XIII TCN nhữngngười Akêen đã tiếp xúc với Ai Cập Ảnh hưởng và phạm vi hoạt động của Cret dầndần bị thu hẹp và thay thế bằng vai trò của người Akêen
Cơ sở xã hội đã làm nảy sinh ra nền văn minh Mixen là chế độ chiếm hữu nô lệ Đó
là một nhà nước theo kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ quân chủ chuyên chế ở PhươngĐông Đời sống xã hội gần như xoay quanh cung điện Nhà vua Anax là người nắmtrong tay mọi quyền hành Giúp việc cho nhà là giai cấp thư lại
Cơ sở xã hội – chính trị của nền văn minh cung điện, chỗ dựa của nhà vua là tầng lớpquý tộc quân sự có nhiều đặc quyền, đặc lợi Sự tồn tại của tầng lớp này cho phép
Trang 10chúng ta rút ra kết luận ở nhà nước Mixen đã có sự phân biệt khá sớm chức năng chiếntrận.
Nền kinh tế cung điện là sự kết hợp các công xã làng mạc với một nhà nước trungương chuyên chế Cầm đầu các công xã làng mạc ở nhà nước Mixen là Badilớt Ngoài
ra còn có một hội đồng bô lão Người dân ở công xã sản xuất trên ruộng đất của công
xã, thuộc quyền sỏ hữu tập thể của công xã Những người thợ thủ công cũng đượccông xã dành cho một phần đất Các thành viên của công xã phải làm những nghĩa vụcủa nhà vua và của công xã Ngoài hình thức sở hữu tập thể còn có sở hữu cá thể nghĩa
là quyền tư hữu ruộng đất Đặc quyền, đặc lợi của giới quý tộc quân sự và các quanchức của cung đình thể hiện ra về mặt kinh tế ở quyền tư hữu ruộng đất vào thế kỉ XIITCN, những người Mixen đã mở một cuộc viễn chinh lớn sang thành Tơroa, vây đánh
và cướp bóc các vùng lân cận, cuối cùng phá vỡ thành này
Cuối thiên niên kỉ II TCN, nền văn minh Mixen suy tàn Một cuộc di cư mới của
bộ lạc những người Đôriêng từ phía Tây Bắc tràn xuống bán đảo Hy Lạp, phá huỷnhững thành tựu văn hoá của người Akêen Những người Đôriêng đã xua đuổi nhữngngười Akêen ra khỏi vùng bán đảo Pêlôpônêdơ gây ra một cuộc đảo lộn lớn trong đờisống xã hội Họ đã kéo lùi xã hội Hy Lạp trở lại thời kì công xã thị tộc Từ đây, chấmdứt thời đại Mixen và mở đầu thời kì văn hóa Hy Lạp Do mối quan hệ gần gũi giữahai nền văn hoá Cret và Mixen nên người ta thường gọi chung hai thời kì văn hoá nàylàm một: Nền văn hoá Cret – Mixen
Thành Tơroa
Cuối thiên niên kỉ IV TCN trên đất Tơroa đã có những bộ lạc thuộc dân cư củacác hòn đảo trên biển Êgiê đến định cư Trong thiên niên kỉ III TCN, Tơroa trở thànhmột trung tâm chính trị và kinh tế quan trọng trên bờ biển Tây Bắc Tiểu Á Trong thờigian này nền văn hoá Tơroa đã phát triển khá cao, đã sử dụng đồ đồng, đã biết xây nhàbằng gạch thô trên nền đá Thành Tơroa được xây dựng trên ngọn đồi Hítxalích Thủlĩnh các bộ lạc Tơroa có quyền lực rất lớn, nắm giữ, thâu tóm trong tay nhiều báu vật.Cuối thiên niên kỉ thứ III TCN, thành Tơroa bị đánh phá, đốt cháy Vào khoảng năm
1800 đến1700 TCN, Tơroa chuyển sang thời kì đồng thau, sản xuất phát triển, chế độ
nô lệ dần hình thành Trong thiên niên kỉ thứ II TCN Tơroa là một đô thị chính của
Trang 11vùng ven biển đất Tiểu Á, vương triều tuy không lớn nhưng có một vùng đồng bằngphì nhiêu bao bọc
Khoảng năm 1600 TCN, dân cư, bộ lạc ở Tơroa tăng lên rất nhiều Điều này chophép xây dựng lại thành Tơroa với một quy mô to lớn hơn, vững chắc hơn Cũng trongthời gian này, vương triều Tơroa đã mở rộng giao lưu, trao đổi với đảo Cret, đảo Síp,với Hy Lạp Là một thành trì vững mạnh giàu có nên Tơroa có một ý nghĩa kinh tế –chính trị quan trọng Chính vì điều đó, Tơroa hay bị các nước láng giềng dòm ngó Vào quãng thời gian giữa thế kỉ XIV hoặc XIII TCN, thành Tơroa lại bị đốt cháy,tàn phá lần thứ hai, kí hiệu khảo cổ học gọi là thành Tơroa VI
Vào khoảng năm 1200 TCN, thành Tơroa lại bị đốt cháy và tàn phá lần nữa Kíhiệu khảo cổ gọi là thành Tơroa VIIA Các nhà nghiên cứu cho rằng thành Tơroa A là
gần gũi hơn cả với thành Tơroa mà Hômerơ đã miêu tả trong hai bản trường ca Iliat và Ôđixê, đồng thời có những nét phù hợp với những di vật của nền văn hóa Mixen.
Chính những người Akêen đã tiến hành cuộc viễn chinh phá hủy thành này
Nền văn hóa Hy Lạp – Thời đại Hômerơ
Thời đại Hômerơ hay “thời đại anh hùng ca” là một thuật ngữ ước lệ của sử học chỉgiai đoạn quá độ từ nền văn hóa Mixen chuyển sang nền văn hóa Hy Lạp Đó là giaiđoạn từ thế kỉ XI đến thế kỉ VII TCN
Sau cuộc viễn chinh của những người Akêen sang thành Tơroa vào thế kỉ XII TCNtiếp đến thế kỉ XI TCN là cuộc di cư lớn của những bộ lạc người Đôriêng xuống HyLạp Trong quá trình di cư đó, người Đôriêng đã phá hủy nền văn hóa Mixen, gây ramột sự đảo lộn lớn trong đời sống xã hội Cuộc di cư của những người Đôriêng cònchưa đến một sự phân bố lại dân cư Trên đất Hy Lạp lúc này có bốn bộ lạc phân bốtheo những khu vực sau:
* Những bộ lạc người Đôriêng: Ở phía nam Hy Lạp và vùng đồng bằngPêlôpômedơ rồi dần tràn xuống những hòn đảo phía Nam biển Êgiê, phát triển sangvùng bờ biển phía nam đất Tiểu Á
*Những bộ lạc người Akêen và Êôliêng ở Bắc và Trung Hy Lạp, cộng với mộtphần phía nam Hy Lạp, phát triển sang các đảo phía Bắc biển Êgiê và vùng đồng bằngTơroaát
Trang 12* Những bộ lạc người Iôniêng ở vùng đồng bằng Áttích, đảo Ơbê, phát triển sangnhững đảo vùng giữa Êgiê và miền Trung đất Tiểu Á.
Tuy có sự khác nhau ít nhiều giữa các bộ lạc nhưng trong quá trình giao lưu đã hìnhthành một mối liên hệ chung khá mật thiết giữa các bộ lạc đó
Cuộc di cư của những người Akêen, Iôniêng, Êôniêng đã đưa ánh sáng của nềnvăn hóa Mixen tới những vùng đất được định cư mới Còn những bộ lạc ngườiĐôriêng thì sau một thời gian đã buộc phải nâng mình lên trình độ văn minh chung của
xã hội, nhất là khi công cụ bằng sắt được sử dụng ở Hy Lạp Vì thế sau một thời giandài ngưng trệ, đất nước Hy Lạp bắt đầu phục hồi và phát triển Chế độ công xã thị tộcsuy yếu dần Những thủ lĩnh quân sự Badilớt mà ta quen gọi là “vua” vốn là nhữngngười đại diện cho thị tộc, được thị tộc tạo cho một sự toàn quyền nào đó để quản lý
và phân phối công việc biến chất dần dần thành một đẳng cấp quý tộc lợi dụng quyềnhành của mình để được phân phối và hưởng thụ nhiều hơn
Vào thế kỉ thứ XI TCN, khi những nhóm bộ lạc Akêen và Êôliêng di cư đến vùngđảo phía Bắc biển Êgiê và vùng Tây Bắc đất Tiểu Á đã xuất hiện những đô thị mới,nhà nước chiếm hữu nô lệ sơ khai của người Iôniêng như Milê
Cũng trong thế kỉ thứ VIII, những bộ lạc ở bán đảo Hy Lạp đã ở vào giai đoạncuối cùng của chế độ thị tộc, tức là giai đoạn cao của thời đại dã man trong khi đó ởTiểu Á vùng Iôni là nơi mà những bộ lạc Hy Lạp có điều kiện tiếp xúc sớm hơn vàtrực tiếp với nền văn hóa cổ điển của những nhà nước nô lệ ở phương Đông đã trởthành một khu vực tiến trước hơn cả Chính ở nơi đây (trong thế kỉ VI TCN) là cái nôinuôi dưỡng nền triết học, khoa học, nghệ thuật đầu tiên của văn hóa châu Âu Một thờiđại mới – thời đại văn minh – đang bước vào đời
Như vậy: anh hùng ca Hômerơ ra đời trên cơ sở lịch sử - xã hội đó Đó chính là
thời kì quá độ từ nền văn hoá Mixen chuyển sang nền văn học cổ điển Hy Lạp, từ dãman chuyển sang văn minh, từ chế độ công xã thị tộc chuyển sang chế độ chiếm hữu
nô lệ - một chế độ chiếm hữu nô lệ với các thành bang chứ không phải một chế độchiếm hữu nô lệ theo kiểu quân chủ chuyên chế phương Đông Đó cũng là thời kì đồnghóa bốn nhóm bộ lạc Hy Lạp để hình thành dân tộc Hy Lạp, dân tộc trong ý nghĩa banđầu sơ khai của nó Đó là những cơ sở lịch sử - xã hội của anh hùng ca Hômerơ
Trang 13ca Đề tài của Iliat được rút ra từ “truyền thuyết về cuộc chiến tranh thành Tơroa” một
cuộc chiến tranh có thật xảy ra vào thời kì nền văn hóa Mixen suy tàn và đã thông quavai trò của các aét, nó được kết hợp hòa đồng với những chuyện thần thoại, làm tăng
thêm vẻ đẹp hào hùng của sự kiện lịch sử Iliat của Hômerơ không thuật lại tất cả nội
dung của truyền thuyết đó mà chỉ mô tả những sự kiện xảy ra trong vòng 50 ngàytrong năm cuối cùng của cuộc chiến tranh Tơroa Mở đầu bản trường ca là lời giớithiệu:
“Hỡi các nữ thần, hãy ca lên cơn giận của Asin, cơn giận xiết bao tai hại đó đem đến cho người Akêen muôn vàn đau khổ và đưa bao nhiêu linh hồn quả cảm của những anh hùng làm mồi cho thần Hađec, còn thi hài của họ lại là thức ăn cho chó cho chim Chuyện xảy ra như vậy là theo ý muốn của thần Dớt, hỡi các nữ thần hãy ca lên từ lúc xảy ra cuộc tranh cãi làm chia rẽ người con trai của Atơrê, người che chở cho nhân dân mình, với Asin thần thánh”.
Bản trường ca kết thúc là lễ mai táng Hecto
Có thế tóm tắt Iliat một cách ngắn gọn như sau:
“Asin là một tướng lĩnh tài ba của Hy Lạp Chàng có sức mạnh phi thường, mìnhđồng da sắt, chạy nhanh như gió, toàn thân chàng chỉ có gót chân là nơi hiểm yếu Sứcmạnh phi thường và những chiến công hiển hách đã đem lại cho chàng một uy danhlừng lẫy Trong một cuộc họp của quân Hy Lạp, Asin đã cãi nhau với Agamemnông vìAgamemnông đã bắt mất nàng Brizêix xinh đẹp và chàng quyết định không tham giachiến trận Sự vắng mặt của Asin khiến quân Akêen suýt nữa bị chiến bại và khôngcòn cơ hội trở về Hy Lạp vì các chiến thuyền của họ đã bị Hecto - người dẫn đầu quânTơroa đốt cháy Trong tình hình khẩn cấp ấy, dù Asin đang giận hờn chàng vẫn chobạn mình là Patơrôclơ mượn áo giáp và vũ khí để ra trận Patơrôclơ bị Hecto giết chết,Asin đã vô cùng đau đớn trước cái chết của bạn mình Chàng quay lại chiến trường và
Trang 14đã giết chết Hecto Iliat đã được các nhà nghiên cứu phê bình đánh giá rất cao Họ cho rằng đó là tác phẩm mà “không có tác phẩm nào bằng” Flaxơlie cho rằng Iliat được
kết cấu như một vở kịch cổ điển và “với kết cấu đó, nhà thơ thiên tài đã giúp chúng ta
có một cái nhìn bao quát đối với chiến tranh thành Tơroa” Pôn Mazông cũng ca ngợi
nghệ thuật kết cấu của trường ca Iliat.
II Bài ca nhân đạo
1 Khái niệm nhân đạo
Nói đến “nhân đạo”, không thể không nói đến những thuật ngữ gần nghĩa có liênquan mật thiết là “nhân bản” và “nhân văn”
“Nhân bản” là lấy con người làm gốc Chủ nghĩa nhân bản là chủ nghĩa coi trọngcon người với thực thể hiện hữu của nó – sự sống còn và bản chất con người Như vậy,
có thể thấy “chủ nghĩa nhân bản” nhấn mạnh đến khía cạnh bản thể của con người
Về thuật ngữ “nhân văn” có thể hiểu theo từng từ tố: “nhân” là người, “văn” là vẻđẹp “Nhân văn” có thể hiểu như là những giá trị đẹp đẽ của con người Một tác phẩmvăn học có tính nhân văn là tác phẩm văn học thể hiện con người với những nét đẹpcủa nó, đặc biệt là những giá trị tinh thần như trí tuệ, tâm hồn, tình cảm, phẩm chất,nhân cách… Tác phẩm đó hướng đến khẳng định, đề cao vẻ đẹp của con người
“Chủ nghĩa nhân đạo” là vấn đề về con người Đó là lòng yêu thương, quý trọng và
ưu ái đến số phận con người, nhất là những số phận bị hắt hủi, đày đọa trong xã hội cũ,đồng thời mong muốn giải thoát, cứu vớt con người, mong mỏi cho con người đượcsung sướng, được hạnh phúc “Chủ nghĩa nhân đạo” nhấn mạnh đến khía cạnh đạo đứccủa con người
Những giá trị nhân đạo chủ nghĩa trong thời thơ ấu của xã hội loài người còn nhiềudấu vết của nền dân chủ nguyên thuỷ, là những giá trị nhân đạo chủ nghĩa nảy sinh từnhững điều kiện kinh tế - xã hội, tuyệt nhiên không phải là sự nảy sinh từ “thiên tính”,
từ bản chất lương thiện phổ biến, từ tình cảm muôn thuở của con người
Từ khi xã hội có sự phân hoá sâu sắc thành giai cấp đối lập, những giá trị nhân đạochủ nghĩa mới bắt đầu có được trong nhân dân lao động bị áp bức, bị bóc lột và nhữngnhà tư tưởng, những nhà nghệ thuật, những con người gần gũi, thông cảm với nỗi khổ
Trang 15đau của người dân, lên tiếng bênh vực đòi quyền sống, quyền được tôn trọng phẩmcách giá trị cho nhân dân lao động nói riêng và cho con người nói chung.
Chính hiện thực xã hội với tất cả các đường nét và góc cạnh gồ ghề của nó lànguồn thi hứng vô tận của những tâm hồn yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống thiết tha Chủ nghĩa nhân đạo bao giờ cũng là thước đo căn bản để đánh giá mọi giá trị vănhọc chân chính, và khi cuộc sống con người bị vùi dập, bị chà đạp thì thái độ trântrọng đối với con người càng đáng quý, càng có giá trị hơn
Chúng ta có thể kể đến một số nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn: Vichto Huygô, Nguyễn
Du, Tago, Shakespear, Gorki…Đó là những nhà nhân đạo chủ nghĩa với một trái timyêu thương vô bờ bến
Tóm lại: Chủ nghĩa nhân đạo là giá trị thẩm mĩ chung của cả xã hội loài người bởi
con người luôn có ý thức vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, xứng đáng với conngười hơn Chủ nghĩa nhân đạo lấy việc giải phóng con người, tạo điều kiện cho conngười phát triển hoàn mĩ làm lí tưởng; lấy hạnh phúc của con người làm nguyên tắccao nhất; lấy việc yêu thương con người, tôn trọng phẩm giá con người, tin tưởng ởkhả năng lớn lao của con người làm đặc trưng… Tất cả đã được phản ánh trong các tácphẩm nghệ thuật chân chính Và những trái tim nhân đạo mãi mãi bất tử cùng thờigian
“Văn học là nhân học”, là hướng về con người với tất cả những gì đẹp đẽ nhất Câunói của nhà văn Maxim Gorki càng khẳng định một lần nữa chức năng, nhiệm vụ caoquý của tác phẩm văn chương
2 Nhân đạo trong Iliat
Như chúng ta đã biết, Iliat là bản trường ca về cuộc chiến tranh diễn ra ở thành
Tơroa (còn có tên là thành Iliông ), giữa quân Hi Lạp và quân Tơroa
Cuộc chiến tranh Tơroa xảy ra vào giai đoạn cuối của nền văn hóa Mixen Đây là thời
kì trên đất Hi Lạp đã phát triển nền văn minh cung điện khá rực rỡ Nhà nước Mixen trung tâm của nền văn minh cung điện trong quá trình phát triển đã tiến hành nhiềucuộc chinh phạt, cướp bóc khắp khu vực Đông Nam Địa Trung Hải Cuộc viễn chinhTơroa là một trong những chiến công của những người Akêen còn lưu dấu lại trongtruyền thuyết Nhưng nền văn hóa Mixen đã bị những người Đôriêng thế kỉ XI TCN
Trang 16-phá hủy do những cuộc di cư của bộ lạc này Xã hội Hi Lạp bị kéo lùi lại chế độ công
xã thị tộc Tuy nhiên, theo bánh xe lịch sử, đất nước Hi Lạp sau một thời gian ngừngtrệ đã bắt đầu thoát khỏi cái “đêm dài trung cổ” Chế độ công xã thị tộc suy yếu Tronglòng các công xã thị tộc hình thành dần những mầm mống của một xã hội có giai cấp.Những thủ lĩnh quân sự được thị tộc trao cho một sự toàn quyền nào đó để quản lý vàphân phối công việc biến chất dần thành một đẳng cấp quý tộc lợi dụng quyền hànhcủa mình để phân phối và hưởng thụ nhiều hơn Sức sản xuất tăng, dân số tăng đòi hỏi
mở rộng với mối liên hệ bên ngoài trong thương nghiệp, trong chiến tranh và trong cảnghề “ăn cướp biển” Vấn đề được đặt ra để thỏa mãn những nhu cầu đó là phải cónhững người anh hùng, những vị thủ lĩnh trong chiến trận, trong những công việcchinh phục và những cuộc thám hiểm biển
Iliat là bộ sử thi ca ngợi sự nghiệp anh hùng có tính chất toàn dân của người Hi
Lạp trong chiến trận Đó là một sự thật hiển nhiên Nhưng có nhiều sự thật được đặt ra
trong tác phẩm khiến chúng ta không khỏi băn khoăn Đó là trường ca Iliat của
Hômerơ có phải mang tư tưởng lên án chiến tranh hay không? Có phải Hômerơ biểu lộmột mối thiện cảm đối với quân Hi Lạp hay không? Rất nhiều sự thật được đặt ra liênquan đến chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm Có một số nhà nghiên cứu cho rằng:
“ Chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc và rộng lớn của Hôme là ở tư tưởng lên án chiến tranh”Điều này liệu có quá chủ quan hay không? Có trái với tư tưởng của tác phẩm haykhông?
Rõ ràng mỗi người có một cách nhìn nhận khác nhau Nhưng theo người viết để
hiểu được chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc trong Iliat, người đọc cần phải xem xét tác
phẩm ở nhiều khía cạnh Trong bài tiểu luận này, người viết nhận thấy những khíacạnh mà có lẽ sẽ làm rõ hơn cho khuynh hướng tư tưởng của tác phẩm, đồng thờikhông trái với quan điểm của con người thời đại Hôme Khẳng định chủ nghĩa nhânđạo trong trường ca Iliat trước hết là khẳng định cái khát vọng, cái ý chí của con ngườimuốn thoát ra khỏi thời đại dã man để bước sang thời đại văn minh Và cái khát vọngnày đã được tác giả thể hiện trong việc xây dựng những mẫu người anh hùng lí tưởng,mẫu người anh hùng mang lý tưởng tập thể thị tộc, bộ lạc, lý tưởng của những conngười tràn đầy sức sống và nhiệt tình sôi nổi, khao khát lập chiến công vinh quang
Trang 17Bên cạnh người anh hùng chiến trận là người anh hùng đời thường Với những tâm tư,
tình cảm rất “thật”, rất “người” Khẳng định chủ nghĩa nhân đạo trong trường ca Iliat
còn là sự khẳng định ở thái độ khách quan của tác giả đối với chiến tranh, là sự cảmthông sâu xa đối với những đau khổ của con người do chiến tranh gây ra, là nỗi niềmxót xa cho số phận ngắn ngủi của đời người Khẳng định chủ nghĩa nhân đạo trong
trường ca Iliat còn là sự khẳng định ở việc đề cao con người, đề cao vị trí, vai trò của
con người trong cuộc sống, đưa con người thoát khỏi dần sự chi phối của thần linh.Trả con người trở về với cuộc đời thực của mình để tiến tới một xã hội văn minh hơn,tiến bộ hơn
Tóm lại, Anh hùng ca của Hômerơ đã thể hiện một chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc,
phong phú Đó là việc giải quyết mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, conngười với chiến tranh, con người với con người trong thuở ấu thơ của loài người Dùcon người đang còn ở nấc thang của lịch sử văn minh, còn rất ấu trĩ, dã man, song ở họvẫn ánh lên một khát vọng, ý chí, niềm tin, ước mơ vào một tương lai tươi sáng, một
xã hội văn minh hơn, tốt đẹp hơn
Đó chính là những giá trị rất cơ bản, rất quý báu của chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc
trong trường ca Iliat của Hômerơ – một con người có vốn sống phong phú và nhạy
cảm, một thiên tài kiệt xuất của Hi Lạp cổ Và những giá trị ấy được biểu hiện như thếnào? Người viết sẽ trình bày rõ ở phần sau
III Bài ca nhân đạo trong Iliat
1 Mẫu người anh hùng lí tưởng
a Người anh hùng trí tuệ
Hômerơ đã xây dựng thành công trong tác phẩm của mình hàng trăm nhân vật anhhùng Mỗi anh hùng có một đặc điểm riêng về ngoại hình, về tính cách, về hành độngnhưng họ lại gặp nhau ở một điểm chung: Đó là những anh hùng mang lý tưởng thờiđại Ấy là lý tưởng tập thể, thị tộc, bộ lạc Ấy là lý tưởng của con người tràn đầy sức
sống, nhiệt tình, sôi nổi, khát khao chiến công và vinh quang Có thể nói Iliat là bản
anh hùng ca chiến trận, bản anh hùng ca ca ngợi sức mạnh và lòng dũng cảm của conngười, ca ngợi ý chí quyết tâm chiến đấu giành vinh quang của những người anh hùngtrong bộ lạc ở cái thuở ấu thơ của loài người
Trang 18Ta bắt gặp trong bản trường ca ấy hơi thở của thời đại, hơi thở của sức mạnh trí tuệcon người trong buổi đầu sơ khai của nhân loại Đó là chàng Điômet dũng cảm, làMênelax kiêu hùng, là Uylix “trí tuệ sánh tựa thần linh”, là ông già Nexto khôn ngoan,giỏi tài ăn nói, là Hecto với “mũ trụ long lanh”, là Asin thần thành “chạy nhanh nhưgió”…Mỗi anh hùng vừa mang bản sắc riêng vừa mang đặc điểm của người anh hùngthời đại.
Và nổi bật nhất trong bản trường ca chiến trận Iliat là nhân vật Asin – nhân vật
chính của bản trường ca, là sự thể hiện tập trung nhất, cao đẹp nhất quan niệm vềngười anh hùng lý tưởng Đó là người anh hùng “hoàn hảo”, có sức mạnh trí tuệ phithường Asin được miêu tả như một vị thần Chàng “đẹp như một vị thần” Đó là mộtdũng tường mình đồng da sắt, toàn thân người chỉ có gót chân là nơi hiểm yếu Trongbản trường ca, tác giả đã giành cho Asin những lời đẹp đẽ nhất: “Asin thần thánh”,
“Asin sánh tựa thần linh”, “chàng Asin có mái tóc đẹp” Khi Patơrôclơ chết, Asin xuấttrận Lúc này trông chàng như một vị thần linh oai phong, lẫm liệt Nàng (Nữ thần Irit)
“còn tô điểm vầng trán của chàng bằng một vầng hào quang vàng rực và làm cho thânthể chàng tỏa ra một ngọn lửa chói ngời Cũng vậy, từ vầng trán cao của Asin, mộtvầng ánh sáng tỏa lên đến tận trời cao” Không những có hình dáng đẹp đẽ, Asin còn
có một sức mạnh phi thường Sức mạnh của chàng trước hết được thể hiện ở những vũkhí mà chàng làm chủ Vũ khí của Asin là những vũ khí do các thần làm ra Chiếckhiên của chàng là cả một công trình nghệ thuật của vị thần thọt chân trứ danhHêphaixtôx Chiếc khiên ấy “không một người Miếcmiđông nào mà lại không rùngmình sợ hãi Chẳng một ai khi đánh bạo nhìn vào những vũ khí đó mà lại không rùngmình run sợ”, áo giáp và mũ trụ sáng ngời lên “trông xa như một đám cháy lớn, nhưvầng đông khi mặt trời mới mọc”(khúc ca XVII) Còn ngựa của Asin thì là con đẻ củathần gió Dêphia Trong khúc ca II, sau khi liệt kê các tướng lĩnh và dũng sĩ từng bộ lạc
Hi Lạp tham dự cuộc chiến viễn chinh Toroa, nhà thơ nêu câu hỏi:
“… Còn giờ đây hỡi nữ thần Muy-dơ! Xin nàng nói cho ta rõ trong số những người vànhững chiến mã chạy nhanh đi theo những người con của Atơrê thì ai và chiến mã nào
là ưu tú nhất? ”
Trang 19“Chiến mã chạy nhanh nhất và ưu tú nhất là đôi ngựa cái của Ơmelơ, dũng sĩ ưu túnhất là Ajắc con của Têlamông…” nhưng : “Asin thật ra lại còn hơn chàng Ajắc nhiều.Còn những chiến mã chạy nhanh mà người con của Pêlê không chê trách được thườngcưỡi cũng vậy…” Chiến mã của Asin chính là con đẻ của thần Gió Những vũ khí đặcbiệt ấy, có nguồn gốc thần thánh ấy đã phần nào nói lên sức mạnh phi thường củaAsin Sức mạnh ấy thể hiện rõ ràng nhất, ấn tượng nhất đó là lúc Asin xuất trận Vì tứcgiận với Agamemnông, Asin đã rời bỏ chiến trường, không tham chiến Việc ấy đã trởthành một sự kiện lớn, chấn động cả 2 quân Thần Apôlông đã kịp thời loan báo tinnày cho quân Tơroa lúc đang thua chạy để kịp thời khích lệ tinh thần cho họ:
“Hỡi những người Tơ roa kẻ luyện thuần ngựa cái! Đừng bỏ trận địa lại cho nhữngngười Ácgốt! Da chúng không phải là đá cũng không phải là sắt để chống đỡ đượcđồng rạch da xé thịt khi chúng bị đâm Và Asin, con trai của Thêtidơ có mái tóc đẹp,Asin không chiến đấu Hắn đang ngồi bên những con thuyền để nung nấu một mốigiận hờn độc ác trong dạ” (khúc ca IV)
Sự kiện này được nhắc đi, nhắc lại trong bản trường ca Bởi Asin là linh hồn của quân
Hi Lạp Thiếu Asin, quân Hi Lạp sẽ chiến đấu ra sao? Mặc dù có lợi thế nhưng quânTơroa vẫn tỏ ra rất lo ngại: “Tôi e rằng những người Akêen có thể bắt chúng ta trảmón nợ ngày hôm qua Bởi vì bên những con thuyền của họ một dũng sĩ không hềchán ngấy cảnh chiến tranh vẫn còn ngồi đó Và tôi tin rằng chàng sẽ không từ bỏ vĩnhviễn cuộc giao tranh” (khúc ca XI) Rõ ràng, sức mạnh và tài năng của Asin luôn làmối lo lớn cho quân Tơroa
Vắng mặt Asin trên chiến trường, quân Hi Lạp liên tiếp gặp phải nhiều thất bại.Tuy nhiên chiến thắng của quân Tơroa, của người anh hùng Hecto được giải thíchbằng việc Asin không xuất trận: “Hỡi những người Ácgốt, liệu chúng ta lần này có bỏchiến thắng lại cho Hecto con của Priam để hắn cướp lấy chiến thuyền của chúng ta vàđoạt lấy vinh quang không? Nếu hắn nói năng và khoe khoang như hắn đã hành độngthì đó hoàn toàn chỉ vì Asin vẫn ngồi nghỉ bên những con thuyền trũng, lòng đầy tứcgiận” (khúc ca XIV)
Khi người bạn thân thiết của mình là Patơrôclơ bị quân Tơroa giết chết, Asin đãxuất trận Nếu trước đó không lâu, sự vắng mặt của Asin đã làm cho quân Tơroa nắm