1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại thế kỷ XXIV ở sáng tác của các tác giả tiêu biểu

92 191 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 200,61 KB

Nội dung

Khái niệm: Chủ nghĩa yêu nước biểu hiện quan điểm tích cực về quê hương của một cá nhân hay tập thể, trong đó quê hương có thể là một vùng, một thành phố nhưng thường gắn với khái niệm quốc gia. Nó gồm những quan điểm như: tự hào về thành tựu hay văn hóa của quê hương, mong muốn bảo vệ những đặc điểm đó, đồng hóa mọi thành viên của quốc gia. Chủ nghĩa yêu nước được thể hiện qua các nội dung: bảo vệ đất nước, xây dựng đất nước, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc.  Bảo vệ tổ quốc Căm thù giặc sâu sắc, ý chí chiến đấu, quyết thắng. Chủ nghĩa yêu nước trong văn học giai đoạn này theo sát lịch sử đấu tranh của dân tộc, phản ánh những vân đề trọng đại, ảnh hưởng lớn đến vận mệnh quốc gia. Chính vì thế, chủ nghĩa yêu nước luôn gắn liền với tư tưởng “trung quân ái quốc” như một tất yếu của lịch sử xã hội phong kiến.

Trang 1

Trường: Đại học Thủ Dầu Một

Lớp: D14NV01

Họ và tên: Lê Thúy An

Môn: Văn học trung đại GVHD: Lê Sỹ Đồng

MỤC LỤC Văn học trung đại thế kỷ X-XIV

Hoàn cảnh lịch sử 02

Tư tưởng – Văn hóa – Xã hội 03

Chủ nghĩa yêu nước 04

Chủ nghĩa nhân đạo 14

Nghệ thuật 25

Chu Văn An – bài thơ Miết Trì 42

Văn học trung đại thế kỷ XV – XVII Hoàn cảnh lịch sử 50

Tư tưởng – Văn hóa – Xã hội 51

Chủ nghĩa yêu nước 53

Chủ nghĩa nhân đạo 60

Nghệ thuật 72

Phùng Khắc Khoan – bài thơ Tự thuật (kỳ 1) 90

Trang 2

Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo trong văn học

thế kỷ X-XIV ở sáng tác của các tác giả tiêu biểu

Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, dường như không có thế kỷ nào không có người Việt nổi dậyđấu tranh đòi lại độc lập Có những cuộc nổi dậy thắng lợi và người Việt thay nhau xưng Đế,xưng Vương hơn 60 năm liền Thời Tiền Lý Nam Đế Lý Bôn (571-602), Triệu Việt VươngTriệu Quang Phục (548-570), Hậu Lý Nam Đế Pht Tử (571-602) Vào đầu thế kỷ X, xungđột giữa người Việt và phong kiến phương Bắc ngày càng gay gắt, tạo thành thời kỳ NamBắc phân tranh Họ Khúc, họ Dương, họ Kiều,… nối nhau nắm quyền tự trị và kết thúc bằngchiến công của Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, độc lậpđược vãn hồi

Sau 70 năm kể từ khi Ngô Quyền xưng vương (939) đến lúc Lý Công Uẩn lên ngôi(1009), trải qua các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, đất nước trải qua cơn tao loạn, vì sự tranhquyền giữa 12 sứ quân và âm mưu xâm lược của nhà Tống Đinh Bộ Lĩnh có công dẹploạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập ra nhà Đinh (924-979) Tháng 10 năm 979, chacon Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại, Vệ vương Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi

Lê Hoàn nhiếp chính Các đại thần thân cận của Đinh Tiên Hoàng nổi dậy nhưng bị LêHoàn nhanh chóng đánh dẹp Thấy triều đình Hoa Lư rối ren, nhà Tống bên Trung Quốcchuẩn bị cho quân tiến vào đánh chiếm Đại Cồ Việt Trước tình hình đó, Thái hậu DươngVân Nga cùng tướng Phạm Cự Lạng và các triều thần tôn Lê Hoàn lên ngôi Năm 981, LêHoàn đánh bại quân xâm lược ở Ải Chi Lăng và trên sông Bạch Đằng lần thứ 2

Đến năm 1009, Lý Công Uẩn được tôn làm Hoàng đế (Lý Thái Tổ) Sau khi cácthế lực phiến quân bị đánh dẹp, ông dời kinh đô từ Hoa Lư về thành Đại La, đơiỉ tênthành Thăng Long (1010), mở đầu thời kỳ Đại Việt rực rỡ trong lịch sử dân tộc Côngcuộc xây dựng đất nước về nông nghiệp, đặc biệt là văn hóa, giáo dục, sự nghiệp chốngTống, bảo vệ tổ quốc

Nhà Trần lên ngôi (1226), tiếp tục phát triển mọi mặt trong sự nghiệp xây dựng đấtnước về kinh tế, văn hóa, giáo dục, pháp luật, đặc biệt lừng lẫy với 3 lần đánh quân Mông– Nguyên (1258, 1285, 1287) Nhìn chung, triều Trần có thể chia ba thời kỳ: thời thứ nhất

từ Thái Tông đến Nhân Tông là thời xây dựng và chống Mông-Nguyên, thời thứ hai

từ Anh Tông đến Hiến Tông (có thượng hoàng Minh Tông) là thời kế tục, thời thứ ba

từ Dụ Tông (sau khi thượng hoàng Minh Tông mất) tới khi kết thúc là thời suy tàn Năm 1400, Quý Ly phế truất Thiếu Đế rồi tự xưng làm vua, giành lấy ngôi nhà Trần, lập

ra triều đại nhà Hồ Nhà Trần chấm dứt, kéo dài 175 năm với 13 đời hoàng đế

Trang 3

II TƯ TƯỞNG - VĂN HÓA - XÃ HỘI

Sự phát triển của các học thuyết Nho- Phật- Lão trong giai đoạn đầu tiên của chế độ

phong kiến Việt Nam đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành, phân chia đẳng cấp trong

xã hội, đạc biệt là thời Lý- Trần

- Ở thời Trần, đạo Phật vẫn còn ảnh hưởng rất sâu sắc đến đời sống tinh thần của dân tộc nhưng vị trí độc tôn của nó đã dần phải nhường chỗ cho Nho giáo Nội dung thi

cử là kinh sách của đạo Nho

Thực tế này đã dẫn đến việc hình thành một tầng lớp Nho sĩ tham gia ngày càng nhiều vào công việc triều chính, lấn át dần vị trí của các nhà sư tham gia triều chính trong giai đoạn trước đó

Do đạo Nho phát triển, nho sĩ trở thành giai cấp được trọng vọng và trở thành lực lượng chính trong công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc, góp phần nắm giữ, thiết chế kỷ cương,

ca ngợi, bảo vệ uy quyền phong kiến và đấu tranh chống nạn ngoại xâm

- Về giáo dục, nghệ thuật:

+ Việc giáo dục đã được quan tâm từ rất sớm Năm 1070, Lý Thánh Tông lập Văn Miếu ởquốc đô Thăng Long Năm 1075, Lý Nhân Tông mở khoa thi tam trường và năm 1076 mởQuốc Tử giám chuyên lo việc giảng thuật Nho giáo Ðến đời Trần, các kỳ thi Nho giáo được tổ chức thường lệ và có quy mô rộng rãi hơn thời Lý

+Tiếp thu những thành tựu rực rỡ của văn nghệ dân gian, các ông vua thời Ðinh, Tiền Lê,

Lý, Trần đã nối tiếp xây dựng một nền văn nghệ cung đình giàu bản sắc dân tộc Ca múa nhạc cung đình ở các triều Lý- Trần đều bắt nguồn từ ca múa nhạc dân gian

 Trong bối cảnh lịch sử này, học thuật, tư tưởng và đời sống xã hội có những nét riêng

Tư tưởng truyền thống hội nhập với ba tư tưởng lớn Nho, Phật, Đạo cùng tồn tại, đời sốngtinh thần người Việt thời kỳ này có nhiều nét mới

Ở Nho giáo, con người tìm ra những điều tích cực cho tổ chức xã hội, tìm ở Phât giáo sự lýgiải cho vũ trụ và nhân sinh, Đạo giáo góp phần làm “mềm hóa” những lễ giáo cực đoancứng nhắc

Đời sống con người gặp nhiều khó khăn, nhưng trải qua các cuộc chiến tranh chính nghĩa đãtôi rèn thêm bản lĩnh dân tộc Chiến thắng oanh liệt giúp con người có thêm sự lạc quan,niềm tin và quyết tâm cao độ trong việc xây dựng đất nước

Nền văn học của đất nước Việt Nam đã hình thành và bước đầu phát triển trong khung cảnh

xã hội và đời sống như vậy.Văn học trung đại Việt Nam thế kỷ X-XIV là giai đoạn đầu củavăn học cổ Việt Nam Ở giai đoạn này, nền văn học đang trong quá trình xây dựng và đã đạtđược sự phát triển tương đối toàn diện, đồng thời đặt nền móng cho văn học viết Việt Nam.Những tác giả, tác phẩm tiêu biểu giai đoạn này đã có nhiều đóng góp quan trọng về nộidung và nghệ thuật cho văn học trung đại thế kỷ X-XIV

Trang 4

III CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC

Khái niệm: Chủ nghĩa yêu nước biểu hiện quan điểm tích cực về quê hương của một cá

nhân hay tập thể, trong đó quê hương có thể là một vùng, một thành phố nhưng thường gắn vớikhái niệm quốc gia Nó gồm những quan điểm như: tự hào về thành tựu hay văn hóa của quêhương, mong muốn bảo vệ những đặc điểm đó, đồng hóa mọi thành viên của quốc gia

Chủ nghĩa yêu nước được thể hiện qua các nội dung: bảo vệ đất nước, xây dựngđất nước, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ và phát huy những giátrị tốt đẹp của dân tộc

Bảo vệ tổ quốc

- Căm thù giặc sâu sắc, ý chí chiến đấu, quyết thắng

- Chủ nghĩa yêu nước trong văn học giai đoạn này theo sát lịch sử đấu tranh của dântộc, phản ánh những vân đề trọng đại, ảnh hưởng lớn đến vận mệnh quốc gia Chính vìthế, chủ nghĩa yêu nước luôn gắn liền với tư tưởng “trung quân ái quốc” như một tất yếucủa lịch sử xã hội phong kiến

Chúng ta đã từng thấy dõng dạc vang lên trong bài thơ thần của Lý Thường Kiệt làtiếng nói đầu tiên như âm vang từ khí thiêng sông núi dội về: đất nước Việt Nam do vuaNam làm chủ Nước là của vua, vua là tượng trưng cho chủ quyền của nước:

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên phân định tại Thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Ngữ đẳng hành khan thủ bại hư

Dịch nghĩa

Sông núi nước Nam vua Nam ởRành rành định phận ở sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời

Nam quốc sơn hà là một kiệt tác văn chương, thể hiện chân thực nhất, tâm huyết và

ý chí của người Việt ở cái thuở ban đầu thời tự chủ Khẳng định sự tồn tại khách quan, thiêng liêng của chủ quyền, lãnh thổ nước Nam,; chống lại tư tưởng bá quyên, thái độ kỳ thị Hoa Di, vai trò độc tôn của Hoàng đế Trung Hoa Và cảnh cáo quân giặc sẽ thất bại vàthể hiện niềm tin chiến thắng của quân ta

Hịch tướng sĩ là tiếng nói căm thù giặc quyết không đội trời chung với giặc Nguyên –Mông Nó là khúc tráng ca chứa chan tinh thần yêu nước, biểu lộ khí phách của anh hùng

Trang 5

Trần Quốc Tuấn quyết chiến quyết thắng quân xâm lược, nguyện xả thân trên chiếntrường để bảo vệ Tổ quốc Đại Việt:

“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”

Nêu gương trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước:

“Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than, báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay để cứu nạn cho nước Kính Đức một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thái Sung…”

Tâm trạng của tác giả trước họa xâm lăng và mối quan tâm của tác giả đối với các tỳtướng dưới trướng:

“Các ngươi ở lâu dưới trướng, nắm giữ binh quyền, không có mặc thì ta cho áo; không

có ăn thì ta cho cơm Quan thấp thì ta thăng tước; lộc ít thì ta cấp lương Đi thủy thì ta cho thuyền; đi bộ thì ta cho ngựa Lâm trận mạc thì cùng nhau sống chết; được nhàn hạ thì cùng nhau vui cười.”

Phê phán thái độ thờ ơ vô trách nhiệm của các tỳ tướng:

“Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm.”và vạch ra hậu quả tai hại của nó “…chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến trăm năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu,

mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng ?”

Xác định nhiệm vụ của các tỳ tướng trong tình thế khó khăn của đất nước và khẳng địnhlập trường quan hệ bạn thù:

“Nay ta chọn lọc binh pháp các nhà hợp thành một tuyển, gọi là Binh Thư Yếu Lược Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời ta dạy bảo, thì trọn đời là thần tử; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời ta dạy bảo thì trọn đời là nghịch thù.”

Hịch tướng sĩ sáng ngời hào khí Đông-A, nó có tác dụng khích lệ, động viên tướng sĩquyết chiến quyết thắng giặc Nguyên- Mông

Trang 6

- Hay tác phẩm Cảm hoài của Đặng Dung – một danh tướng thời Hậu Trần, nói lênniềm đau xót của người anh hùng lỡ vận chí lớn chưa thành, thù nước chưa trả mà tóc đãbạc, nhưng không buông xuôi tuyệt vọng hay sờn lòng Ở đó vẫn sừng sững hình tượngmột con người nuốt hận nhiều, hàng đêm mài gươm dưới bóng trăng:

Phiên âm:

Thế sự du du nại lão hà

Vô cùng thiên địa nhập hàm ca

Thời lai đồ điếu thành công dị,

Vận khứ anh hùng ẩm hận đa!

Trí chủ hữu hoài phù địa trục,

Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà

Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,

Kỷ độ long tuyền đái nguyệt ma

Dịch thơ (Tản Đà dịch)

Việc đời man mác, tuổi già thôi!

Đất rộng trời cao chén ngậm ngùi Gặp gỡ thời cơ may những kẻ, Tan tành sự thế luống cay ai!

Phò vua bụng những mong xoay đất, Gột giáp sông kia khó vạch trời

Đầu bạc giang san thù chưa trả, Long Tuyền mấy độ bóng trăng soi

Chiến đấu anh dũng, chiến bại không nản, mài gươm mài chí chờ thời, quyết báoquốc thù, đó là lòng yêu nước với ý chí sắt đá, luồng tâm tư vượt ra ngoài khuôn khổ trởthành suy tư cá nhân tiêu biểu cho cả một thế hệ trong một giai đoạn lịch sử

- Sự nghiêp chiến đấu bảo vệ đất nước tất yếu phải kiên trì đến cùng cho lí tưởng ấy.Trong thơ trung đại Việt Nam dường như vẫn còn khí thế mạnh mẽ của cái múa giáo đầythách thức của Phạm Ngũ Lão (1255-1320) trong bài thơ Thuật hoài

Thuật hoài

Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,

Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu

Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu

Dịch thơ

Múa giáo non sông trải mấy thâu

Ba quân hùm khí nuốt Sao ngưu Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.

Nhà thơ thường tập trung miêu tả hào khí Ðông A bằng những hình ảnh đẹp đẽ, kỳ vĩcùng với ý thức trách nhiệm của mỗi người công dân trong công cuộc chiến đấu chungcủa toàn dân tộc

Trang 7

Nợ công danh như một gánh nặng mà kẻ làm trai nguyện trả, nguyện đền bằng xươngmáu, tài thao lược và lòng dũng cảm.

Sự mất còn của non sông đã đặt gánh nặng lên vai con người thời cuộc với thử thách nặngnề: giết giặc cứu nước Vậy nên trong Thuật hoài Phạm Ngũ Lão đã xây dựng được hìnhtượng một con người tràn đầy khí thế, tầm vóc

Bài thơ Quốc tộ (Vận nước) của Thiền sư Pháp Thuận (915-990).

Phiên âm:

Quốc tộ như đằng lạc,

Nam thiên lý thái bình.

Vô vi cư điện các

Xứ xứ tức đao binh.

Dịch thơ (Đoàn Thăng):

Vận nước như mây quấn, Trời Nam mở thái bình.

Vô vi trên điện các, Chốn chốn dứt đao binh.

Vô vi là một thuật ngữ trong Đạo đức kinh của Lão Tử, là một triết thuyết của Đạo Lão Vô vi không có nghĩa là không làm gì cả, mà có nghĩa là thuận theo tự nhiên, không làm trái với tự nhiên

Khổng Tử viết trong Luận Ngữ: “Vô vi nhi trị giả, kỳ Thuấn dã dư?” (vô vi mà thịnh trị,

đó là vua Thuấn chăng?) Thuấn và Nghiêu là hai vị vua hiền Ở thời Nghiêu và Thuấn,thiên hạ an lạc, ra đường không ai nhặt của rơi, ban đêm không phải đóng cửa, ngườingười ấm no, vua nhàn nhã ngồi mà cai trị, chả phải khó nhọc gì

Vô vi mà thịnh trị là vì bậc thánh nhân có đức thịnh, nên cảm hoá được nhân dân, không phải làm gì hơn Thiền sư họ Đỗ dùng chữ Vô vi ở đây với đầy đủ các nghĩa của

chữ này

Trang 8

Nghĩa là ở chính cái ngai vàng mà nhà vua đang ngự, ở chính nơi điện các này của nhà vua mà thực hiện được vô vi, mà đạt được đến vô vi, thì hiển nhiên “xứ xứ dứt binh đao”

thiên hạ sẽ thái bình, đất nước sẽ vững bền như dây mây quấn quýt

Năm 1010, với hoài bão mở mang nghiệp lớn, đất nước thuận lợi phát triển kinh tế - xãhội, vua Lý Thái Tổ nhận thấy kinh đô Hoa Lư địa thế hiểm trở chỉ thích hợp cho việcdựng thành đắp lũy kiên cố, chông sự tấn công của kẻ thù; không thích hợp với đà pháttriển mở mang cơ nghiệp của đất nước

Nhà vua chứng minh ưu thế mọi mặt của thành Đại La và khẳng định đây là địa điểm tốtnhất để đặt kinh đô mới:

“Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hưởng nhìn sông dựa núi Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi.”

Nhà vua dựa vào thuyết phong thủy để phân tích và chứng minh lợi thế và vẻ đẹp muônmặt của thành Đại La về địa lí, văn hóa, đầu mối giao lưu, điều kiện sống của dân cư và

sự phong phú, tốt tươi của cảnh vật

Có thể khẳng định thành Đại La đủ điều kiện tối ưu để trở thành kinh đô mới của ĐạiViệt Chứng cớ nhà vua đưa ra có sức thuyết phục rất lớn vì được cân nhắc kĩ càng trênnhiều lĩnh vực, Trên cơ sở đó nhà vua khẳng định:

“Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thánh địa Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”

Chiếu dời đô phản ánh ý chí tự cường và khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất,lớn mạnh của dân tộc Đại Việt Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì trên thuận ýtrời, dưới hợp lòng người, có sự kết hợp hài hòa giữa lí với tình

Có khi, đó là niềm khát khao được xây dựng một đất nước thịnh vượng hòa bình muônđời:

Xã tắc hai phen bon ngựa đá Non sông nghìn thuở vững âu vàng

(Xuân nhật yết Chiêu lăng- Trần Nhân Tông)

Trang 9

Niềm tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Hào khí Đông A trong lịch sử chống xâm lược của dân tộc vang lên hùng tráng mà tha

thiết qua khúc ca khải hoàn Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải, ca ngợi khí

phách, thể hiện niềm tự hào trước những chiến công vang dội của dân tộc:

Đoạt sóc Chương Dương độCầm Hồ Hàm Tử quanThái bình tu trí lựcVạn cổ thử giang sơn

Trần Quang Khải, một võ tướng, một nhà thơ, tự hào về những chiến công đem lại thái bình và khảng định giang sơn vững bền muôn thuở Bài thơ làm sống dậy một không gian trận mạc chiến trường, đao kiếm với ngựa thét quân reo ngất trời tráng khí Chương Dương, Hàm Tử nằm trong hệ thống chiến thắng mở màn có ý nghĩa chiến lược cho cuộc phản công thắng lợi, mạnh và nhanh, cường độ lớn và tốc độ phi thường đã tạo cho lời thơkhí thế hùng tráng, thiêng liêng Đồng thời thể hiện niềm tin vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước vững bền

Không ít tác phẩm nói lên niềm tự hào và lòng yêu mến đối với đất nước Việt, dân tộcViệt “ địa linh nhân kiệt” đó là nhận thức chung của các tác giả

Truyện Bạch trĩ được trích từ Lĩnh Nam chích quái lục có đoạn viết:

“Hùng Vương sai sứ thần đang cho nhà Chu giống chim bạch trĩ, nhưng ngôn ngữ bấtthông…”

“Cắt tóc để tiện vào rừng, vẽ mình để làm hình rồng, khi lặn lội dưới nước thì giao long không dám động đến, chân cong để tiện trèo cây, cày dao, đốt lửa, gieo lúa; đầu trần để khử nóng bức; ăn cau trầu trừ ô uế và làm cho răng đen” và “…ngôn ngữ bất thông, Chu Công sai người dịch mới hiểu”

 Đoạn này chứng minh từ thời Hùng Vương, người Việt đã có tiếng nói riêng từ thuở khaithiên lập địa, ông cha ta không chỉ lập ra đất nước và còn làm nên bản sắc văn hóa riêng,phong tục tập quán riêng

Trong bài thơ Hành dịch đăng gia sơn của Phạm Sư Mạnh:

Hành dịch đăng gia sơn

Trang 10

Hải phố thiên mông đồng,

Hiệp môn vạn tinh chiên

Phản chưởng điện ngao cực,

Vãn Hà tẩy tinh chiên

Chí kim tứ hải dân,

Trường thuyết cầm Hồ niên

Nhân đi việc quan, lên chơi núi quê nhà

Ngô Quyền diệt Hoằng Thao

Nhớ xưa Trùng Hưng Ðế,

Làm đất chuyển trời chao

Cửa biển nghìn thuyền đậu,

Non ải vạn cờ đào

Trở tay định bờ cõi,

Kéo sông rửa tanh hôi

Nhân dân nay còn kể,

Chuyện thắng Hồ năm nào.

 Thể hiện tâm thế vững vàng an nhiên trước cảnh đất nước lập lại hòa bình, nonsông gấm vóc đang từng bước được xây dựng trong khí thế hăm hở của muôn dân, ai nấy

đều mang trong mình niềm tự hào khôn tả về truyền thống đấu tranh kiên cường của

dân tộc.

- Các nhà thơ càng tự hào hơn nữa về những chiến tích oanh liệt của dân tộc:

Lâu Lãi hang sâu hơn đáy giếngChi Lăng ải hiểm tựa trời caoNgựa leo, gió lướt ngoảnh đầu lạiCửa khuyết trời tây mây ráng treo

(Ải Chi Lăng- Phạm Sư Mạnh)

- Các tác giả thường khai thác đề tài sông Bạch Ðằng với cảm hứng ca ngợi đầy sảng khoái, tự hào:

Ánh nước chiều hôm màu đỏ khéTưởng rằng máu giặc vẫn chưa khô

(Bạch Ðằng giang- Trần Minh Tông)

Đất nước đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử chiến đấu và xây dựng Trương Hán Siêu là

một trong những tác giả có ý thức sâu sắc nhất về điều này Và niềm yêu mến Tổ quốc của ông thường gắn với niềm tự hào về sự nghiệp của bao thế hệ.

Trang 11

Bài Bạch Đằng giang phú được làm cuối đời Trần, lúc mà chế độ phong kiến nhà Trần đang dần dần đi vào con đường suy thoát, nhưng giữa cảm hứng bi tráng của bài phú, vẫn vút lên một khí thế hào hùng của dân tộc, niềm say sưa và tự hào không gì che giấu nổi trước những chiến công

Tinh thần thượng võ ở thời trung cổ không phải là không có những nét đẹp và khi nó đi vào thơ phú của Trương Hán Siêu để được hoà quyện với lòng tự hào dân tộc, nó đã làm nên bức tranh tuyệt đẹp, cái đẹp của sự hào hùng:

Thuyền bè muôn đội

Tinh kì phấp phới

Tì hổ ba quân

Giáo gươm sáng chói

Trận đánh thư hùng chửa phân

Chiến luỹ Bắc Nam chống đối.

Nhà thơ say sưa với trận đánh lịch sử như chính là đang sống với chiến cuộc, những nét bút tung hoành thể hiện một sự cảm khái cực độ:

Khác nào

Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay

Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.

Và nếu như ở Thuật hoài, niềm tự hào của Phạm Ngũ Lão bốc đầy hùng khí thì ở Bạch Đằng giang phú, niềm tự hào đã chín một cách đằm thắm và vĩnh hằng, gắn với sự tồn tại của tự nhiên:

Đến nay sông nước tuy chảy hoài

Mà nhục quân thù khôn rửa nổi

Sông nước chảy hoài, dòng chảy của tự nhiên, của lịch sử, của thời gian, dòng chảy ấy không xoá đi mà mãi mãi lưu lại âm vang của hào khí Đông A, cũng như lưu lại vết nhục của quân thù và niềm tự hào của mỗi người dân chúng ta

Tinh thần đoàn kết giữa hai anh em vua Trần phản ánh tinh thần đoàn kết chung

lòng của toàn dân tộc Trần Minh Tông đã có lời thơ rất thiết tha đối với khối liên kết

bền vững của cả dân tộc trong bài thơ Nghệ An hành điện:

Trang 12

Phiên âm:

Sinh dân nhất thị ngã bào đồng,

Tứ hải hà tâm sử khốn cùng.

Tiêu tướng bất tri Cao Tổ ý,

Vị Ương hư phí nhuận thanh hồng.

Dịch nghĩa

Hết thảy sinh dân đều là người ruột thịt của ta,

Nỡ lòng nào để cho bốn biển khốn cùng.

Tướng quốc họ Tiêu không hiểu ý của Cao Tổ,

Tô điểm đỏ xanh cung Vị Ương chỉ là tiêu phí vô ích.

 Đó chính là tiếng lòng mong mỏi về sự thống nhất hàng ngàn tấm lòng trong thiên

hạ về một mối để cùng chung sức xây dựng đất nước

Để làm nên đại sự ấy, muôn dân Đại Việt phải chung sức đồng lòng, quân thần triều đìnhtrên dưới phải biết khoan thư sức dân, thuận theo ý nguyện của dân, hành sự thuận lẽ tựnhiên

Trước những thành tựu mà cả nước đã đổ bao mồ hôi xương máu mới có thể đạt được,

Trần Minh Tông không giấu nổi niềm tự hào về truyền thống đoàn kết chung sức, trên

dưới một lòng của toàn dân tộc mà viết nên bài thơ này

Bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc.

Tháp Báo Thiên là một danh thắng của thành Thăng Long xưa Vì thế, chùa vàtháp được nhiều danh sĩ làm thơ ngâm vịnh Thiền sư Minh Không thời Lý, trên đường vềKinh đô bằng cách đi thuyền ngược sông Nhị Hà, từ xa đã nhìn thấy tháp và cảm khái

bằng câu thơ mang đầy vẻ tự hào: "Tằng tằng bảo sái nhập vân yên (Tầng tầng bảo tháp quyện khói mây)".

Nhà thơ Phạm Sư Mạnh (đỗ thái học sinh (tiến sĩ) đời vua Trần Minh Tông) đời Trần

cũng có bài thơ vịnh Đề Báo Thiên tháp thể hiện sự ngưỡng mộ đối với những giá trị vật

chất và tinh thần mà cha ông để lại, đồng thời nói lên niềm tự hào của mình cũng như vẽnên quy mô to lớn, hùng vĩ của tháp:

Phiên âm

Trấn áp Đông Tây củng đế kì

Khuy nhiên nhất tháp độc nguy nguy

Sơn hà bất động kình thiên trụKim cổ nan ma lập địa chuỳ…

Dịch thơ:

Trang 13

Trấn áp Đông Tây giữ đế đô

Hiên ngang ngọn tháp đứng trơ trơ

Non sông vững chãi tay trời chống Kim cổ khôn mòn đỉnh tháp nhô…

 Tháp Báo Thiên được người đời ví như “kỳ khí” của đất nước Bảo vệ được kỳ khícủa quốc gia, cây bút chống trời không lay chuyển, ngọn dùi cắm đất không thể hao mòn,đất trời muôn thuở là của ta, Phạm Sư Mạnh đã nhấn mạnh điều này qua hai câu kết củabài thơ:

Ngã lai dục thù đề danh bút

Quản lĩnh xuân giang tác nghiễn trì

( Ta tới đây những muốn dầm ngòi bút để đề thơ

Phải chiếm cả dòng sông xuân để mài mực thơ.)

Quả thật phải lấy nước của cả dòng sông mới mài đủ mực để diễn tả nguồn thi hứng dồidào về đất nước, về nền văn hóa dân tộc

 Đất nước thống nhất và thanh bình với những văn vật, công trình đẹp đẽ đậm đà bản sắc văn hóa như vậy là do ông cha xây dựng nên, thế hệ sau cần có trách nhiệm bảo

vệ, giữ gìn và tôn tạo để lại cho đời sau

- Non sông đất nước vốn đã hùng vĩ tráng lệ, được làm nên thêm bởi bàn tay và khối

óc con người, các sản vật thêm phong phú, đời sống nhộn nhịp:

Ví dụ:

Trong bài phú “Thiên Hưng trấn”, Nguyễn Bá Thông đã viết về tài sản của đất nước:

Biền, nam, quát, bách,

Kỷ, tử, dự, chương

Đậu, ngô rườm rà chất đống;

Dâu, gai bát ngát thành hàng

Xương, ngà, lông, da tràn miền lân cận;

Vàng, bạc, châu, báu đầy chốn biên cương

Thuyền bè dây chạc, đường lối chim muôn;

Trang 14

Quan ngang khách tạm, rộn rịp người sang

Thật chỗ ấy là phủ ngoài nhà nước, nhưng là nơi muôn vật kho tàng

Hay trong bài thơ Hoạ Đại Minh sứ đề Nhị Hà, Phạm Sư Mạnh viết :

Phiên âm

…Ngọc Nhị hàn quang tẩm quảng dã

Tản Viên tễ sắc chiếu Thăng Long

Văn Lang thành cổ sơn trùng điệp

Ông Trọng từ tiền vân đạm nồng.

Dịch thơ:

Ánh ngọc Nhĩ Hà tràn ruộng bãi,

Màu xanh Núi Tản sáng Thăng Long.

Văn Lang thành cổ non trùng điệp, Ông Trọng đền thiêng khí đượm nồng.

Đất nước đã trải qua hàng nghìn năm chiến đấu và xây dựng, nhiệm vụ của các thế

hệ tiếp nối là phải biết bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc: bảo vệ các di

sản văn hóa, những văn vật cổ kính mang đậm giá trị tinh thần

Thăng Long đời Trần không phải chỉ là mảnh đất xây dựng và sáng tạo thơ ca, nghệthuật mà còn phải đánh giặc và đã đánh giặc rất giỏi Triều Trần được thành lập đúngvào lúc các dân tộc châu Á và châu Âu đang đứng trước một mối đe dọa cực kỳ nguyhiểm: nạn xâm lược bành trướng dữ dội của đế chế Mông Cổ Nhưng qua ba lần xâmlược, chủ trương bành trướng của Mông - Nguyên đều thất bại

 Bảo vệ đất nước cũng là đang bảo vệ các danh lam thắng cảnh khỏi cuộc càn quét

dữ dội của kẻ thù Giữ lại nét đẹp văn hóa, yếu tố tinh thần cho đời sống con cháu maisau

Thăng Long đã xứng đáng là Thủ đô anh hùng của đất nước anh hùng Người dân ThăngLong đã biểu lộ và chứng minh phẩm giá cao quý và lẽ sống thiêng liêng của dân tộc:

“Tất cả vì độc lập và chủ quyền dân tộc”

Như vậy cảm hứng yêu nước trong thơ trung đại Việt Nam đã thể hiện ở nhiều khía cạnhphong phú và sâu sắc Đất nước, dân tộc là nỗi niềm khắc khoải không nguôi trong tâmhồn con người Việt Nam nói chung và các thi sĩ nói riêng Vậy nên, ở mỗi nhà thơ cócách khai thác, cảm nhận khác nhau song lại là vẫn sự thống nhất và làm nên một cảm

Trang 15

hứng yêu nước lớn Chính cảm hứng ấy đã làm nên cái độc đáo riêng và giá trị của thơViệt Nam thời trung đại.

IV CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO

Khái niệm: chủ nghĩa nhân đạo là tấm lòng nhân ái, đồng cảm trước những số

phận trong cuộc đời, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người, tố cáo các thế lựctàn ác chà đạp con người, đấu tranh cho hạnh phúc, nhân quyền con người

- Chủ nghĩa nhân đạo gắn liền với chủ nghĩa yêu nước, bởi vì khi tác giả khẳng địnhgiá trị của con người trong việc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc thì các tác giả cũng thể hiệnđồng thời niềm tin tưởng ở phẩm chất con người và khả năng của dân tộc

Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú và đa dạng, biểu hiện ở

lòng yêu thương người; phê phán đấu tranh với những thế lực chà đạp lên quyền sống củacon người; ca ngợi vẻ đẹp, tài năng con người; thể hiện sự đồng cảm với số phận bất hạnhcủa con người

Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo củangười Việt Nam, từ cội nguồn văn học dân gian, vừa chịu ảnh hưởng tư tưởng nhân văntích cực vốn có của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo

Truyền thống nhân đạo của người Việt biểu hiện qua lối sống “thương người như thểthưởng thân”, qua những nguyên tắc ứng xử tốt đẹp giữa người với người, qua nhữngnguyên tắc đạo lý… Tư tưởng nhân văn của Phật giáo là từ bi, bác ái; của Nho giáo là họcthuyết nhân nghĩa, tư tưởng thân dân; của Đạo giáo là sống thuận theo tự nhiên, hòa hợpvới tự nhiên

Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại thế kỷ X –XIV trước hết được thể hiện qua tấm lòng yêu thương, trân trọng cuộc sống con người.

Thời Lý, trước sự phát triển thịnh vượng của Phật giáo đã có những bài thơ nói lên niềmcảm thông trước vận mệnh con người, bày tỏ thái độ sống lạc quan, khuyên con người nênhướng đến những giá trị thiết thực của cuộc sống, đừng vì chuyện tương lai mà lo nghĩ.Dòng thời gian vẫn mãi vô tình trôi Dù chấp nhận hay không vẫn vậy Nếu nhận thấyđược bản chất con người là vô ngã (không có cái gì là trường tồn, bất biến), thế sự vôthường, họ sẽ bớt đi sự khổ đau, bi lụy Trong bài thơ “Thị đệ tử”, Vạn Hạnh Thiền sưnói:

Nhậm vận thịnh suy vô bố uý

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô

Trang 16

(Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi

Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông.)

Mở đầu bài thơ tưởng như tâm trạng bi ai của tác giả luyến tiếc vô thường chóngvánh nhưng kết thúc là sự minh triết đầy vẻ thư thái của một con người bản lĩnh Conngười đã vượt lên những được-mất, vinh-nhục, hơn-thua, tốt-xấu Đi giữa dòng đời màkhông lụy thế, đó là tinh thần “tùy duyên bất biến” (Tùy Duyên là tùy hoàn cảnh, phươngtiện, thời tiết mà thay đổi các chi tiết cho thích hợp, còn Bất Biến là không được thay đổinhững gì nòng cốt như giới luật, kinh điển, đạo hạnh) của Thiền tông, của Phật giáo

Hình ảnh “hạt sương treo đầu ngọn cỏ” truyền đạt trọn vẹn tính vô thường tạm bợcủa kiếp người, cuộc đời, đồng thời cũng hàm súc diệu nghĩa hơn thường trong lòng thựctại Điều đó càng được thể hiện rõ nét qua hình ảnh đẹp lung linh của cành mai trong

“Cáo tật thị chúng” của Thiền sư Mãn Giác:

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

(Xuân ruổi trăm hoa rụng

Xuân tới, trăm hoa cười

Trước mắt việc đi mãi

Trên đầu già đến rồi

Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua, sân trước một nhành mai)

Lối tư duy mới mẻ bắt nguồn từ vị trí đang là của bản thân, tác giả dẫn ta đến mộtthực tại không ai phủ nhận được

Năm tháng trôi nhanh, cuộc đời chóng vánh, loay hoay đã hết kiếp người Nhà sư muốnthuyết giảng về quan niệm sinh hóa của nhà Phật, lời thơ biểu hiện sức sống dồi dàokhuyên con người nên biết khắc phục cái già yếu, chết choc, sống lạc quan, an nhàn đểvươn lên một cuộc sống tươi xanh sống động

 Tình yêu thương con người được thể hiện qua những bài thơ Thiền trong văn học

Lý – Trần, lời thơ hướng con người đến những điều thiện, sự lạc quan, nhàn nhã, vui vẻtrong cuộc sống

Trang 17

Chủ nghĩa nhân đạo khẳng định giá trị con người, ca ngợi vẻ đẹp tài năng của con người, đề cao vai trò của con người.

Con người thời kỳ này mong muốn đạt đến một cuộc sống bình dị ý nghĩa và hài hòa cùngmạch sống dân tộc Con người có thể mặc sức tung hoành mà không rơi vào chấp niệm

Như Tuệ Trung thượng sĩ trong Phật tâm ca:

“Hành diệc thiền, tọa diệc thiền

Nhất đóa hồng lô hỏa lý liên”

(Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền Trong lửa lò hồng một đóa sen)

Chất nhân văn trong thơ Thiền đời Trần không chỉ đề cao sức mạnh tự lực, tự cường của con người mà còn đẹp trong suy nghĩ, hành động Tuệ Trung cũng kéo người đọc ra khỏi cách nghĩ thông thường, khuôn sáo Ông kêu gọi hãy tự thắp lên ngọn đuốc của chính mình, giác ngộ chân lý, đừng dựa vào cửa ngõ nhà người khác:

“Phật Tổ đáo đầu câu bất lễ

Thu quang hiểu giản ngọc sùng vinh”

(Tụng cổ)

(Phật tổ cũng chẳng cần lễ bái Ánh sáng mùa thu nơi khe sớm tự trong sáng như ngọc)

Tự nhiên mà không kém phần thanh thoát Thật là những ý nghĩ, hành động hết sức

độc đáo, mới mẻ Điều đó càng tôn lên vẻ đẹp của con người thời này Như bài Ngẫu tác của Trần Thánh Tông:

“Tự thị quyện thì tâm tự tức

Bất quan nhiếp niệm, bất quan thiền”

(Lúc mệt mỏi rồi tâm tự tắt Chẳng cần nhiếp niệm, chẳng cần thiền)

Thiền gia luôn biết che giấu lòng nhân ái hiền hậu, nồng nàn một cách tinh vi, khéoléo đằng sau bề ngoài lạnh lùng, giễu cợt Đó chính là tấm lòng của nhà thơ đối với con người, cuộc sống Thơ Thiền đời Trần đã phản ánh vẻ đẹp đầy chất nhân văn ấy trong tư tưởng ca ngợi con người đẹp trong ý chí, suy nghĩ và hành động

Bên cạnh đó, con người thời này còn đẹp ở thái độ, cách sống được thể hiện trong thơ Thiền Tiểu biểu là thái độ sống ung dung tự tại Nhiều lần trong thơ Thiền ta bắt gặp hìnhảnh con người sống phóng khoáng, trong sáng Đó là hình ảnh ngư ông ngủ say để thuyền

tự do vượt sóng, ông chài quên cái công việc độ nhật của mình để hòa nhập tâm hồn làm

một với cảnh vật (Ngư nhàn – Không Lộ)

Trang 18

Ngư ông thuỵ trước, vô nhân hoán,

Quá ngọ tỉnh lai, tuyết mãn thuyền

(Ông chài ngủ say tít không ai gọi,

Quá trưa tỉnh dậy, tuyết xuống đầy thuyền.)

Chủ nghĩa nhân đạo gắn liền với chủ nghĩa yêu nước, chính vì thế tinh thần nhânđạo trong văn học thời kỳ này gắn liền với nhận thức sâu sắc về vai trò của nhân dân Quýtrọng con người, thơ văn thời Trần thường nhấn mạnh việc “khoan thư sức dân” Sử HyNhan trong bài “Trảm xà kiếm phú” đã viết: “… Ta thường nghe rằng: vật sở dĩ quý là dongười.”

Nguyễn Sưởng ( ông sống cùng thời với Trần Quang Triều (1287-1325)) viết trong bài

thơ Bạch Đằng giang rằng:

Thùy tri vạn cổ Trùng Hưng nghiệp,

Bán tại quan hà bán tại nhân

(Mấy ai biết sự nghiệp muôn thuở đời Trùng Hưng,

Một nửa nhờ địa thế núi sông, một nửa do con người.)

Địa thế hiểm trở là yếu tố quan trọng làm nên chiến thắng của quân ta tại sông BạchĐằng Tuy nhiên để làm nên chiến thắng oanh liệt ấy, ngoài việc biết phân tích thuận lợicủa địa thế, cần phải có sách lược chiến đấu hoàn hảo, sự đoàn kết đồng lòng của hàngvạn con người

Trương Hán Siêu trong Bạch Đằng giang phú thì cho rằng non sông hiểm trở là nhân tốquan trọng, đồng thời nhân tố ấy phụ thuộc vào con người:

Tuy nhiên:

Từ có vũ trụ,

Đã có giang san

Quả là: trời đất cho nơi hiểm trở,

Cũng nhờ: nhân tài giữ cuộc điện an!

Địa thế trời ban chỉ là phụ, chủ yếu là nhờ tài năng của con người:

Giặc tan muôn thuở thanh bình,

Bởi đâu thoát hiểm cốt mình đức cao.

Trang 19

Chủ nghĩa nhân đạo thể hiện sự đồng cảm với những số phận bất hạnh.

Càng về sau, nhà Trần không tránh khỏi con đường suy thoái Một số nhà nho tiết tháochán nản lui về cảnh sống ẩn dật trong một tâm trạng đầy uất hận, nặng nỗi niềm trăn trở,day dứt như quan tư đồ Trần Nguyên Đán khi nghĩ về nhân dân sống trong cảnh mất mùađói kém, mà mình thì chẳng giúp ích được gì trong bài thơ

Thơ của họ bộc lộ rõ nỗi đau của kẻ sĩ chân chính bất lực trước tình cảnh khốn cùng củaquần chúng

Hạn rồi qua lụt đã bao phen

Thương nỗi đồng điền lúa chẳng lên

Ðống sách hóa ra chồng giấy nát

Bạc đầu luống những phụ dân đen

(Nhâm dần lục nguyệt tác- Trần Nguyên Ðán)

Câu thơ “Thương nỗi đồng điền lúa chẳng lên” nói lên sự thương xót cho tình cảnh khốn

khó của người nông dân Nguyện vọng cả đời là dùi mài kinh sử đem tài năng để cứu dângiúp nước, nhưng đến gần cuối đời – khi màu tóc đã phai, nhìn cảnh muôn dân đói khổ,

cơ cực trăm bề, tác giả tự trách bản thân đã phụ niềm hy vọng của muôn dân “Bạc đầu luống những phụ dân đen”.

Không chỉ đau thương, phẫn uất, các nhà thơ còn bộc lộ niềm mong ước, khát vọng cứudân giúp đời của kẻ sĩ chân chính, ví dụ trong câu thơ của Nguyễn Phi Khanh:

Ví làm ống bễ lò rèn được

Thổi thấu lòng người khắp chín châu

Càng khát khao hy vọng, họ càng rơi vào cảnh bế tắc, tuyệt vọng cho nên, thơ của họchứa đựng những tình cảm bi quan, tiêu cực:

Trước mắt mọi chuyện đều đáng lo

Hết bệnh sao bằng bệnh vẫn mang

Trang 20

(Nguyễn Phi Khanh)

Trong bài thơ Thu nhật khởi hữu cảm (trích), ông đã nói lên tâm sự của mình trước

thế cuộc:

THU NHẬT HIỂU KHỞI HỮU CẢM

Đình ngoại tảo sầu khan lạc diệp,

Thiên biên sái lệ sổ chinh hồng

Ô hô thế đạo hà như ngã?

Tam phủ di biên phú Đại đông!

Dịch thơ (Bùi Văn Nguyên dịch)

NGÀY THU SÁNG DẬY CẢM XÚC NÊN THƠ

…Sân trước quét sầu, nhàn lá rụng,

Trời xa ngăn lệ, đếm chim hồng

Than ôi, thế sự nên sao đặng?

Thơ cũ ba lần đọc Đại đông!

Nhưng thơ ông không thấy cái bất lực buông xuôi, mà vẫn có cái khảng khái, chí

khí của con người có sức mạnh nội tâm để chiến thắng hoàn cảnh Trong bài Ngẫu tác (Ngẫu nhiên làm thơ), ông cho rằng mọi sự trên đời đều là do con người ta thể hiện,

con người ta đều có thể tìm thấy sự “thoả thích” tuỳ theo bản thân mình:

Càn khôn hình trước giai ngô đạo Phi dược cao thâm khả toại nghi

(Vật hữu hình trong trời đất đều do ta biểu hiện Chim bay trên trời cao, cá nhảy dưới vực sâu đều có thể thoả thích)

Tâm trạng đó nói lên cái đạo lý làm người của Nguyễn Phi Khanh, dù trong hoàncảnh khó khăn nhất vẫn giữ vững chí khí, vẫn lạc quan chờ đợi, tin tưởng vào một ngàymai thay đổi

Trang 21

Nội dung đồng cảm với những số phận bất hạnh còn thể hiện qua tác phẩm tiêu

biểu thể hiện nội dung này là bài thơ Ai phù lỗ của Huyền Quang:

Khoá huyết như thành dục ký âm,

Cô phi hàn nhạn tái vân thâm.

Kỷ gia sầu đối kim tiêu nguyệt,

Lưỡng xứ mang nhiên nhất chủng tâm.

Dịch:

Chích máu thành thư muốn gởi lời,

Lẻ loi nhạn lạnh, ải mù khơi.

Đêm nay mấy kẻ sầu trăng nhỉ?

Xa cách, nhưng lòng chỉ một thôi.

Bài thơ là nỗi lòng thương cảm sâu xa của Thiền gia thi sĩ đối với tên giặc bị bắt.Nhà thơ hiểu được tâm trạng nhớ quê nhà, nhớ người thân của tù nhân và ghi lại nhữngdòng thơ đầy xúc động Thật hiếm gặp những bài thơ như thế trong văn chương đời Trần

- Nguyễn Phi Khanh khi nói lên nỗi đau xót của mình đối với hiện trạng của xã hộiphong kiến vẫn không tỏ ra tuyệt vọng Ông đã nói lên ý chí phấn đấu để cải thiện hoàncảnh Trong bài “Xuân hàn” ông viết:

An đắc thử thân như thác lược, Như phong khư biến cửu châu tâm

(Mong sao thân này được như cái ống bễ,Thổi ngọn gió hoà khắp lòng người chín châu.)Năm qua đi, mà thế sự còn nhiều điều trái với lòng mình mong muốn Hàng ngày nhìn núi xa về phía quê nhà, ngâm dòng Quốc Phong ở Thi Kinh, bộc lộ tâm sự của ngườilưu lạc, đồng cảm với những kiếp người đồng cảnh có tài nhưng không thể đem ra xây dựng đất nước:

Thư hoài

Trang 22

Niên lai thế sự dữ tâm vi

Nhất vọng gia sơn phú Thức Vi

Thủy quốc thiên hàn kinh tuế mộ

Mộc lan hoa lão vũ phi phi

Tả nỗi lòng

Mấy nay bối rối việc đời

Lòng quê canh cánh gửi lời thơ ngâm

Bến sông trời rét cuối năm

Mộc lan già rụng theo tầm mưa bay

Chu Văn An dấn thân vào con đường công danh không phải vì giấc mộng vinh hoaphú quý mà là vì khát khao được cống hiến sức mình cho lý tưởng trị bình an dân củangười trí thức yêu nước, tiếc thay việc đời thường không theo ý người, trước tình hình suy

vi của nhà Trần cuối thế kỷ XIV, ông không thể thực hiện được những dự định bản thân

ấp ủ Đó cũng là nỗi khổ tâm lớn nhất của ông Thế nhưng, tự ông vẫn hiểu được rằng,lòng nhiệt tình của ông vẫn chưa nguội lạnh, tất cả được thể hiện qua hai câu thơ cuối củabài thơ Miết Trì:

Thốn tâm thù vị như hôi thổ, Văn thuyết tiên hoàng lệ ám huy

(Lòng đâu đã nguội như tro đất,

Nghe đến tiên hoàng lệ muốn sa.)Trần Nguyên Đán đã phản ánh thực trạng khủng hoảng của xã hội phong kiến cuối thế kỷ XIV, ông đau xót viết rằng:

Dễ nhìn thấy ở Trần Nguyên Đán là tâm trạng về dân về nước Rất nhiều bài thơ đã diễn

tả tâm trạng này.Tìm lại trong sử sách, có thể thấy rằng thời kì lịch sử mà Trần NguyênĐán từ lúc sinh ra cho đến lúc qua đời là thời kì nhà Trần đang rơi vào tình trạng khủnghoảng suy tàn Nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên tiếp do bão to, lụt lớn, vỡ đê, hạnhán bởi chính quyền nhà Trần không còn chăm lo đến thuỷ lợi, đê điều và các chính sáchkhuyến nông tích cực khác; quan trọng hơn là do giai cấp thống trị tăng cường vơ vét tiềncủa, thóc gạo của nhân dân

Trong một số bài thơ gửi tặng nhạc phụ, Nguyễn Phi Khanh đã nói lên nỗi khổ của nhândân trong cảnh đói kém, mất mùa lại còn bị tham quan ô lại vơ vét:

Trang 23

“Đạo huề thiên lí xích như thiêu,

Điền dã hưu ta ý bất liêu !

Lại tư võng cổ hồn đa kiệt,

Dân mệnh cao chi bán dĩ tiêu”

(Thôn cư cảm sự kí trình Băng Hồ tướng công)

Mênh mông đồng lúa đỏ như thiêu,

Ngoài nội kêu than xiết nỗi sầu

Lưới tham quan lại vơ hầu kiệt,

Mạch sống dân gian cạn mỡ dầu

(Đào Phương Bình dịch)

Hay trong bài Thù Đạo Khê Thái Học "Xuân Hàn" Vận (Đáp lại bài thơ “Cái rét

mùa xuân” của Thái Học Đạo Khê), Nguyễn Phi Khanh viết:

Liên cừ vạn tính giai ngô dữ,

Tị ốc thùy gia diện diện hàn

(Chỉ xót thương cho muôn họ đều là đồng bào của ta,

Dưới những mái nhà chen chúc của ai kia, khuôn mặt nào cũng rét buốt.)

Đời sống của nhân dân thời kì này cực kì khốn khó, đói kém, mất mùa liên tục xảy ra.Quan Tư đồ Trần Nguyên Đán đau xót kể lại rằng:

“Niên lai hạ hạn hựu thu lâm

Hòa cảo miêu thương hại chuyển thâm”

(Nhâm Dần lục nguyệt tác).

(Năm nay mùa hè bị hạn, mùa thu lại bị lụt,

Trang 24

Lúa khô mạ thối, tai hại càng nhiều.”

Hoặc:

“Vạn quốc dân sinh phí đỉnh ngư,

Sóc Yên đông Biện dĩ khâu khư.”

(Dạ qui chu trung tác).

(Người dân muôn nước như cá trong vạc nước sôi

Đất Yên phương bắc, đất Biện phương đông đã thành gò đống)

Lời thơ không chỉ nói lên sự cảm thương trước tình cảnh đói khổ của muôn dân,

mà ở một khía cạnh sâu kín trong lòng, ông đã ngầm bất mãn với việc làm của một bộ

phận tham quan trong triều, ngầm phê phán hành động vô nhân đạo của những kẻ chỉ biết bóc lột sức lao động, vơ vét tiền của nhân dân

Thêm vào đó, tình trạng mua quan, bán tước vẫn đang tồn tại, mặc dù tệ nạn này bị cácnhà làm sử phê phán từ lâu Ông ngậm ngùi than rằng:

Cửu nguyệt đối cúc canh ngự chế thi vận

(Hơi đồng hôi tanh sử xanh đã bình nay vẫn còn)

(Đồng xú kim do hãn sử bình)

Trong thời kì này, giai cấp thống trị đua nhau đem đất ruộng và nô tì cúng đường cho nhàchùa Điều đó làm cho đất sản xuất ngày càng thu hẹp, lực lượng sản xuất cũng bị giảm

đi Không những thế, việc xây dựng chùa chiền, Phật tháp đã làm nhọc sức dân, tốn nhiều

tiền của Trong bài Bảo Nghiêm tháp, Trần Nguyên Đán đã mỉa mai và bày tỏ sự đồng

cảm với nỗi vất vả của nhân dân:

Nhất tiếu vô ưu trang thất bảo,

Long xà đôi trúc dịch dân lao

(Cười cho sự vô lo, đem thất bảo điểm tô lên tháp,

Trang 25

Chạm trổ rồng rắn làm dân phải mệt nhọc)

Trần Nguyên Đán luôn luôn ước mơ một xã hội có nhiều người tài được trọng dụng, hiền

sĩ được gánh vác trách nhiệm Thế nhưng giai cấp thống trị lại bảo thủ, cố chấp, khôngbiết sử dụng hiền tài Điều đó làm cho Trần Nguyên Đán thất vọng, ngậm ngùi, chỉ biếtgửi tâm trạng mình vào câu thơ trong bài:

“Nhất bôi cưỡng túy thù giai tiết,

Bất quản liêm hà bạch lộ linh.”

(Cửu nguyệt hữu nhân lai phỏng đồng tác)

(Một chén gượng say để đáp lại tiết vui,

Chẳng ngại gì lau sậy có móc trắng rơi)

Thời Lý đã dùng một loại thơ trầm lặng và trang nghiêm (không vui, không buồn,không sợ, không đau, không yêu, không ghét)” (Lê Văn Siêu, Văn học Việt Nam thời Lý)

để thể hiện chủ nghĩa nhân đạo Trong khi thơ thời Trần lại đi dần vào cảm thức riêng củamỗi nhà thơ, kể cả những niềm bi cảm kín đáo về nhân sinh, về thế sự luôn biến đổi…

Có được nhân sinh quan đẹp đẽ, ấm áp tình người này có lẽ là nhờ sự bắt gặp giữa

lòng Thương người như thể thương thân của dân tộc với tư tưởng từ bi bác ái của Phật và học thuyết nhân nghĩa của Khổng – Mạnh Chủ nghĩa nhân đạo đã chi phối các bộ phận

văn học thời đại này, cho dù đó là văn học của các nhà Nho hay văn học được sáng táctheo cảm hứng Phật giáo, cảm quan Thiền học; đồng thời còn ảnh hưởng đến các giaiđoạn sau của văn học trung đại Việt Nam

Văn học thời kỳ này đã nêu được mối quan hệ giữa con người với con người, con ngườivới cuộc sống Đây là những nguyên tắc đạo lý làm người, là thái độ ứng xử tốt đẹp trongcác mối quan hệ giữa con người với nhau, là khát vọng về hạnh phúc, về quyền sống củacon người, là lòng thiết tha vun đắp những giá trị nhân bản ngày càng hoàn thiện hơn Vềgóc độ này, văn học trung đại Việt Nam giai đoạn thế kỷ X – XIV đã được các tác giả đềcập đến tuy không nhiều bằng giai đoạn văn học sau

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI

THẾ KỶ X - XIV

I TÍNH QUY PHẠM VÀ BẤT QUY PHẠM

Trang 26

Trước hết là tính quy phạm – đặc điểm nổi bật của văn học trung đại, là sự quy định chặtchẽ theo khuôn mẫu

Tính quy phạm là tính chất mẫu mực, khuôn sáo được thể hiện qua một số hệ thống phứctạp và phương pháp các quy ước về nội dung và hình thức của tác phẩm, các cách thứcmiêu tả, biểu hiện mà người viết phải tuân thủ nghiêm ngặt trong quá trình sáng tác.Bất quy phạm là việc phá vỡ các tính chất quy phạm đã được quy ước do tư tưởng phóngtúng và năng lực sáng tạo của người nghệ sĩ Nguyên nhân sâu sa dẫn đến việc bứt phánhững chuẩn mực này là do xã hội phong kiến suy thoái, mỗi nho sĩ có một cách nhìnkhác nhau dưới những góc độ khác nhau Nhưng điểm chung nhất là họ muốn thoát khỏiràng buộc mang tính lỗi thời Con người có nhu cầu giải phóng Điều này rất phù hợp vớiquá trình vận động và quan điểm của con người

Tính chất quy phạm chính là biểu hiện của chữ “Lễ”, là những khuôn phép mang tính chấtquy ước

Tính quy phạm văn học trung đại có nguồn gốc sâu xa từ ý thức sùng cổ, tập cổ, tôn trọngcác chuẩn mực mà xã hội đã quy định, thể hiện qua ý thức phục tùng các nguyên tắc, luật

lệ nghiêm ngặt của xã hội trọng lễ Không chỉ dừng lại ở đó, tính quy phạm trong văn họctrung đại còn bắt nguồn từ ý thức tuân thủ những quy định chặt chẽ trong nội dung vàhình thức thi cử

- Biểu hiện của tính quy phạm

+ Đề tài: phải phù hợp với tính chất cao quý, có tính chất uyên bác, thâm sâu đề tài có

tính chất tập cổ, được lấy từ các tác phẩm văn chương mang tính mẫu mực của TrungQuốc như: “Kinh thi”, “Li tao”, “thơ Đường”…Loại đề tài này thường đề cập tới cảnh núisông hùng vĩ, chùa chiền u tịch, đêm trăng chiều gió, tài tử giai nhân… phát biểu nhữngquan niệm về chính trị, đạo đức, triết học, thẩm mĩ dựa trên nền tảng học thuyết Nho giáothể hiện quan niệm về cuộc đời, quốc gia đại sự, thế thái nhân tình, là quan hệ vua tôi, chacon, quân dân, là đạo lí làm người theo lí tưởng cao cả, quán triệt quan điểm “Tề gia, trịquốc, bình thiên hạ”

Ví dụ: Thời nhà Lý, khi được vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước, Thiền sư Pháp Thuận đã

trả lời bằng bài thơ “Quốc tộ”

Quốc tộ

Quốc tộ như đằng lạc,

Nam thiên lý thái bình

Trang 27

Vô vi cư điện các,

Xứ xứ tức đao binh

Bản dịch

Vận nước như mây quấn,

Trời Nam mở thái bình.

Vô vi trên điện các,

Chốn chốn dứt đao binh

(Đoàn Thăng dịch)

Tính quy phạm được thể hiện ở chỗ, tác giả mượn thuật ngữ “Vô vi” trong Đạo đức kinh của Lão Tử, là một triết thuyết của Đạo Lão Vô vi không có nghĩa là không làm gì

cả, mà có nghĩa là thuận theo tự nhiên, không làm trái với tự nhiên Đạocũng chính là bản

nguyên của vũ trụ Nhưng với Nho giáo của Khổng Tử thì vô vi được hiểu như là hệ

quả của một nền chính trị tốt đẹp và ngược lại, một nền chính trị tốt đẹp, phải đạt tới vô

vi! Khổng Tử viết trong Luận Ngữ: “Vô vi nhi trị giả, kỳ Thuấn dã dư?” (vô vi mà thịnh

trị, đó là vua Thuấn chăng?)

- Nội dung bài thơ: Vua lấy ý nguyện của dân làm ý nguyện của mình, nỗi khổ củadân cũng là nỗi khổ của mình Tìm cách hoá giải những xung đột nội bộ của một quốcgia, liên kết nhân tâm lại với nhau Muốn cho đất nước được yên bình, Vua phải biết cách

áp dụng phương pháp, nguyên lý tu dưỡng vô vi nơi triều đình của mình Một vấn đềchính sự lớn lao như thế, vẫn có thể rất nhẹ nhàng, nếu như thuận theo lẽ trời, thuận theolòng người Ngày Nghiêu tháng Thuấn, điều ấy chẳng phải gắng sức khổ công, cũng tựnhiên phải đến, như một quy luật tất yếu của muôn đời vậy!

Ví dụ: Thời nhà Trần có tác phẩm “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo

- Tính quy phạm thể hiện qua: Lấy các điển tích xưa nói về những tấm gương trungthần nghĩa sỹ nguyện bỏ mình vì nước để đánh thức lòng yêu nước, ý chí chiến đấu củacác tướng sĩ Qua đó đề cập đến những vấn đề quốc gia đại sự, an nguy của xã tắc, ý thứccon người đối với việc bảo vệ đất nước

- Nội dung tác phẩm: Khơi gợi lòng căm thù giặc, khuyên răn bày tỏ thiệt hơn,nghiêm khắc cảnh cáo nhằm khơi dậy ý thức về trách nhiệm, bổn phận của tướng sĩ đốivới giang sơn xã tắc, khuyên quân sĩ đề cao tinh thần cảnh giác trước quân thù, kêu gọitướng sỹ luyện tập Binh thư, tất cả đều hướng tới cái đích kêu gọi đồng tâm hiệp lực tiêudiệt quân xâm lược, đối phó với kẻ thù, bảo vệ đất nước

“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm quên ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xẻ thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù Dẫu cho trăm thân này phơi

Trang 28

ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, cũng nguyện xin làm.”… “Nay ta chọn lấy binh pháp của các danh gia, soạn làm một quyển, gọi là Binh thư yếu lược Các ngươi hãy chuyên chú luyện tập theo sách này, vâng lời ta dạy, thì mới phải đạo thần tử, bằng khi bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, suốt đời sẽ là kẻ nghịch thù.”

+ Biểu hiện ở quan điểm văn học: văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí; ở tư duy nghệ thuật: nghĩtheo kiểu mẫu nghệ thuật theo công thức; ở thể loại văn học với quy định chặt chẽ về kếtcấu; ở cách sử dụng thi liệu: các điển tích, điển cố, thi văn liệu lấy từ sử sách, từ thánhkinh hiền truyện Trung Quốc trở thành mô típ quen thuộc Do tính quy phạm, văn họctrung đại thiên về ước lệ, tượng trưng

+ Thể loại: có những thể loại xuyên suốt, quy định rõ số câu, chữ

Ví dụ:

 Thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, thất ngôn trường thiên

 Ngũ ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú, ngũ ngôn trường thiên

Tuân thủ chặt chẽ các quy định sau:

 Quy định về thanh: các tiềng ở vị trí 2, 4, 6 vần Bằng – Trắc đan xen nhau

 Quy định về niêm: các cặp câu được quy định có sự tương ứng vầ cấu trúc thanh, ở cáccặp câu 1-8, 2-3, 4-5, 6-7

 Quy định về đối:

Có hai cách đối: đối ý, đối cấu trúc Hay còn gọi là: nội đối (đối trong câu), ngoại đối(đối trên dưới)

 Quy định về vần:

 Vần lưng: là từ gieo vần nằm ở lưng chừng của câu ( không phải ở cuối câu )

 Vần chân: từ gieo vần ở cuối câu

 Vần liền: là vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ

 Vần cách: là vần được gieo không liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ

Ví dụ: bài thơ Thu thành vãn vọng của Nguyễn Phi Khanh.

Mộc lạc đô thành cửu nguyệt thiên,

Tà dương tráo địa tiệt vân yên.

Ly hồng viễn viễn nghênh phong trận,

Khích nguyệt quyên quyên cách thụ huyền.

Phiên âm

Sơn vũ liêu liêu trú mộng hồi,

Vi lương nhất tuyến khởi đình hòe

Yến tầm cỗ lũy tương tương khứ,Thiền yết tân thanh đoạn tục lai

Điểm thủy khê liên vô tục thái,

Trang 29

Xuất ly dã duẩn bất phàm tài.

Thê ngô tĩnh cực hoàn thành lãn,

Án thượng tàn thư phong tự khai

Dịch thơ

Trại vắng non phơi tỉnh giấc ngày,

Trước sân hòe mát gió lung lay.

Ve vui nắng mới kêu bầy lại,

Én nhớ nhà xưa rủ bạn bay

Dưới suối phô thanh sen điểm sắc, Đầu rào vượt tục trúc khoe hay.

Cành ngô phượng đậu lâu nên biếng,

Sách nát trên yên tùy gió vầy

Hòe, hoa sen, cành trúc, cành ngô phượng đậu là những hình ảnh mang tính biểu tượng,

tượng trưng cho khí tiết phong thái người quân tử được Chu An sử dụng để bày tỏ tấm lòng vì nước vì dân, một lòng hướng về đại nghiệp Sơ hạ - thoáng đọc tiêu đề bài thơ chúng ta, tưởng hẹp hóa ra rộng Hẹp xét trong thời điểm: tháng mạnh hạ - (tháng tư âm lịch); rộng về không gian (bao quát từ cuối xuân sang hè); con người và cảnh vật; nhân tình thế thái thơ như thế là phản ánh thực trạng xã hội đời Trần Dụ Tông Một xã hội hôn thiên án địa – mờ mịt – dân chúng khổ sở - loạn nổi khắp nơi

- Tóm lại, do tính quy phạm, văn học trung đại thiên về ước lệ tượng trưng Để thực

hiện được các yêu cầu trên, văn học trung đại thời kỳ này rất chuộng thi pháp ước lệ Ước

lệ bao gồm ba tính chất:

 Tính uyên bác và cách điệu hóa cao độ

 Tính sùng cổ

 Tính phi ngã

Ước lệ: là quy ước thẩm mỹ chung của cộng đồng, trở thành một đặc trưng thi pháp của

văn học Đặc trưng thi pháp này hình thành từ bối cảnh lịch sử xã hội phong kiến và cảm quan thẩm mỹ của tầng lớp nghệ sĩ Hán học

+ Tính chất ước lệ: uyên bác, ý tại ngôn ngoại, câu chữ tài hoa điêu luyện , thể hiện mộtnội dung, một triết lý, tư tưởng sâu xa thâm thúy mang giá trị nghệ thuật sâu sắc Tínhchất này chứng tỏ văn chương trung đại mang tính bác học, cao siêu đối lập với vănchương bình dân

Thi nhân thường sử dụng nhiều điển cố, điển tích, văn liệu, thi liệu phong phú chứng tỏkiến thức sâu rộng, thông suốt kinh sử

Trang 30

Ví dụ: Cáo tật thị chúng - Mãn Giác thiền sư

CÁO TẬT THỊ CHÚNG

Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đáo bách hoa khai

Đừng bảo Xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một nhành mai.

- Đây không phải là bài thơ vịnh mai, vì nó không ca vịnh tỷ hứng, ký thác trên cơ

sở đặc tính tự nhiên của bông mai Nhành mai của sự ngộ đạo bất sinh bất diệt của MãnGiác không giống với nhành mai trắng tinh khiết nở trong tiết xuân sớm, giữa tuyết trắng

và băng giá biểu thị cho sự thanh khiết tinh thần và nhân cách trong sáng của sĩ phuthường gặp trong thơ vịnh mai

- Thời gian tuần hoàn, hoa nở rồi hoa tàn, rồi lại nở, rồi lại tàn, chỉ có đối với conngười những việc đã qua không bao giờ quay lại nữa, thế sự thay đổi không ngừng, chỉngồi nhìn thế sự trôi qua trước mắt mà bỗng chốc tuổi già đã đến Tuy nhiên dù thời cuộc

có chao đảo chừng nào, hoàn cảnh sống có bần cùng thế nào, vẫn thấy một cành mai nởrộ- cành mai đại diện cho phẩm chất thanh cao bất diệt của người quân tử

- Bài thơ gợi mở cho người thấy khoảng thời gian xuân tàn, có hình ảnh hoa mai nở

rộ - hình ảnh ước lệ quen thuộc trong thơ cổ, tác giả muốn thuyết giảng quan niệm sinhhóa của nhà Phật, lời thơ mang ý nghĩa lớn lao, biểu hiện sức sống dồi dào, luôn khắcphục cái già yếu, chết chóc, vứt bỏ mọi phiền muộn lo âu, để vươn đến một cuộc sốngtươi xanh, sống động

- Tính sùng cổ: do quan niệm thời gian phi tuyến tính, con người có xu hướng tìm

về quá khứ hoạc lấy quá khứ làm chuẩn mực cho cái đẹp, lẽ phải,lấy chân lý của quá khứlàm kim chỉ nam, lấy lời dạy của cố nhân làm khuôn mẫu học tập

- Các tác giả của văn học trung đại luôn vay mượn nhiều điển cố, điển tích củanhững bậc thánh hiền đưa vào tác phẩm để thể hiên lòng ngưỡng mộ và tăng sức thuyếtphục cho tác phẩm

Ví dụ:

- Người đọc không lấy làm lạ là một kiệt tác như Dụ chư tỳ tướng hịch văn (Hịch

tướng sĩ) của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, để khích lệ lòng yêu nước của các tướng sĩ dưới quyền xông lên đánh quân xâm lược, tác giả lại nêu lên những tấm gương trung thần nghĩa sĩ ở sách vở Trung Quốc như Kỷ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Vương Công

Kiên…để làm các tướng sỹ ngộ ra lý tưởng sống ở đời, việc trước mắt phải đề phòng Từ

Trang 31

việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, Trần Quốc Tuấn xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân

- Hay trong bài thơ “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu

Tính sùng cổ thể hiện ở việc Trương Hán Siêu nhắc lại hai vị minh quân anh dũng cùngnhau xông pha chiến trường bảo vệ tổ quốc Bằng thái độ nhiệt tình và hiếu khách, các bôlão kể cho khách nghe về chiến công Trùng Hưng nhị thánh (Trần Thánh Tông và TrầnNhân Tông) bắt Ô Mã, về trận Ngô chúa phá Hoằng Thao, là những chiến thắng oanh liệtcủa quân dân ta trên sông Bạch Đằng

Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới,

Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói,

Trận đánh được thua chửa phân,

Chiến lũy bắc nam chống đối

Bài phú vừa chứa chan niềm tự hào dân tộc, vừa thấm thía nỗi niềm hoài cổ, vừa thể hiện triết lí về sự biến thiên và xoay vần của Tạo hoá Trở lại chiến trường xưa, nơi ghi dấu bao chiến công hiển hách vào thời điểm cuối mùa thu, tác giả thấy khung cảnh thiên nhiên tuy không có gì thay đổi nhưng đã đượm vẻ lạnh lẽo, hoang vu, vì vậy mà động lòng hoài cổ:

Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu.

Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô.

Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu.

Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,

Tiếc thay dấu vết luống còn lưu !

- Tính chất phi ngã: làm tiêu biến cái tôi và đề cao cái ta, tức cái chung, cái cộng

đồng, tính chất cá nhân bị che lấp, con người được đạt trên cơ sở của giai cấp, dòng tộc,địa vị xã hội, con người phân chia thành hai loại: người quân tử và kẻ tiểu nhân Tronggiai đoạn này xuất hiện các lối như thuật hoài, cảm hoài, cảm tác,…

Ví dụ: Tác giả phát biểu những cảm nhận, những tư tưởng, quan điểm cho cả một thế hệ,

một giai cấp

Bài thơ Cảm hoài của Đặng Dung: Hai câu đề nói ngay tâm trạng "việc đời mờ tối, tuổi thì đã già, không biết làm sao, cứ say hát tràn" Thực (câu 3 & 4) giải thích tâm trạng của

người anh hùng "không gặp được thời vận, sự nghiệp không thành, cứ ôm hoài mối hận

trong lòng" Luận (câu 5 & 6) nói rộng tâm trạng hơn "là người có ý chí lớn lao muốn phò vua dẹp giặc nhưng không có cách nào thực hiện được" Kết (câu 7 & 8) kết lại tâm trạng

"thù chưa trả, tuổi đã già, song vẫn cương quyết giữ vững ý chí diệt giặc đến cùng"

Vô cùng thiên địa nhập hàm ca

Trang 32

Thời lai đồ điếu thành công dị,

Vận khứ anh hùng ẩm hận đa

Trí chúa hữu hoài phù địa trục,

Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà

Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,

Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma

Bản dịch của Tản Đà

Việc đời man mác, tuổi già thôi!

Đất rộng trời cao chén ngậm ngùi Gặp gỡ thời cơ may những kẻ, Tan tành sự thế luống cay ai!

Phò vua bụng những mong xoay đất, Gột giáp sông kia khó vạch trời

Đầu bạc giang san thù chưa trả, Long Tuyền mấy độ bóng trăng soi

- Nếu bài thơ tả cảnh thiên nhiên, nhà thơ sẽ xuất hiện rất khiêm nhường như mộtnét chấm phá mong manh trong thơ:

Ví dụ: Bài thơ Phúc Hưng viên của Trần Quang Khải Thượng tướng Trần Quang Khải

về hưu lúc tuổi già và nghỉ ngơi tại tư dinh của ông, có vườn riêng tên gọi "Phúc hưngviên" Bài thơ này đại ý tả cảnh nhàn nhã thời thanh bình

Phúc Hưng viên

Phúc Hưng nhất khúc thủy hồi hoàn,

Trung hữu bình viên sổ mẫu khoan

Mai ổ tuyết tiêu châu bội lỗi,

Trúc đình vân quyển bích lang can

Thử lai yêu khách kiêu trà uyển,

Vũ quá hô đồng lý dược lan

Nam vọng lang yên vô phục khởi,

Đồi nhiên nhất tháp mộng thiên an

Dịch thơ (Ngô Tất Tố dịch)

Lượn quanh bến Phúc, nước theo vời,

Vài mẫu vườn quê khá thảnh thơi,

Tan tuyết, bờ mai châu kết nụ,

Quang mây, đình trúc ngọc đâm chồi

Nắng lên, mời khách pha chè thưởng,

Mưa tạnh, sai đồng giở thuốc coi

Xa ngóng ải Nam, im khói lửa,

Trên giường nghiêng ngửa nhẹ hồn mai

Hình ảnh con người xuất hiện khá mờ nhạt dường như chỉ thấp thoáng đằng sau cảnhvườn Chỉ điểm qua một vài hành động nhỏ như: pha trà, ngắm cảnh,… nhà thơ đã pháclên bức tranh hài hòa về cuộc sống thường nhật

Trang 33

II Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị.

- Khuynh hướng trang nhã: là đề cao cái đẹp về mặt hình thức và nội dung.

- Đặc điểm biểu hiện

+ Đề tài: hướng tới cái cao cả, trang trọng hơn là những cái đời thường bình dị, nói về tổ

quốc, những tư tưởng lớn, ca ngợi những anh hùng chiến thắng của dân tộc, nói về sựhùng vĩ của thiên nhiên

Ví dụ: Trong bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu có đoạn viết để ca ngợi

chiến thắng của dân tộc:

Hội nào bằng hội Mạnh Tân : như vương sư họ Lã,

Trận nào bằng trận Duy Thuỷ : như quốc sĩ họ Hàn.

Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng,

Bởi đại vương coi thế giặc nhàn.

Tiếng thơm còn mãi, bia miệng không mòn.

Con người làm nên chiến thắng trên sông Bạch Đằng ở đây là những tấm gương trungnghĩa, những tài năng lỗi lạc Việc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mở hội nghịtướng sĩ, vương hầu ở bến Bình Than giống như vương sư Lã Vọng, người đời Ân, đãgiúp vua Vũ hội quân các nước chư hầu ở Mạnh Tân diệt được vua Trụ tàn ác ; tựa nhưbậc quốc sĩ Hàn Tín, người đời Hán, đã giúp Lưu Bang đánh tan quân Tề ở Duy Thuỷ

- Trong thời đại Lý – Trần, Phật giáo đã gắn liền với sự thăng trầm nhục vinh củađất nước Sự đóng góp của Thiền sư Vạn Hạnh dưới triều Lý đã thể hiện rõ truyền thốngyêu nước của Phật giáo Việt nam Vua Lý Nhân Tông đã khẳng định chí hướng cao cả,luôn vươn đến lý tưởng sống lớn lao của thiền sư Vạn Hạnh qua bài kệ "Truy tán VạnHạnh thiền sư":

Trang 34

Giữ mình hợp pháp sấm ra ngoài lời

Quê hương Cổ pháp danh ngời

Tháp bia đứng vững muôn đời Đế đô

 Cả cuộc đời bảo vệ non sông đất nước Vạn Hạnh Thiền sư đã cống hiến cho nềnđộc lập tự chủ của nước nhà Tư tưởng hành đạo của Ngài là phụng sự dân tộc trong tinhthần từ bi và trí tuệ:

THỊ ĐỆ TỬ

Phiên âm

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô

Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô

Nhậm vận thịnh suy vô bố uý

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô

Dịch nghĩa

Thân như ánh chớp có rồi khôngCây cỏ xuân tươi thu não nùngMặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi Kia kìa ngọn cỏ giọt sương đông

+ Hình tượng nghệ thuật: hướng tới vẻ tao nhã, mĩ lệ hơn là vẻ đẹp đơn sơ, mộc mạc

Ví dụ: Với cái nhìn bằng đôi mắt của một bậc giác ngộ, các Thiền sư đã xem cuộc đời

vốn là như huyễn, cho nên đối với sự còn mất của vạn vật trong vũ trụ cũng là thường

tình Vẻ tao nhã, khoáng đạt trong cách sống, cánh nhìn đời đã được nhà sư Huyền Quang gợi mở qua việc ông đánh giá sự nở tàn của hoa cúc khoe sắc cùng sương gió

bao năm vẫn thế:

CÚC HOA (Kỳ 3)

Phiên âm:

Vương thân vương thế dĩ đô vương

Toạ cửu tiên nhiên nhất tháp lương

Tuế vãn sơn trung vô lịch nhật

Cúc hoa khai xứ túc trùng dương

Trang 35

Dịch nghĩa:

Quên mình quên hết cuộc tang thương

Ngồi lặng đìu hiu mát cả giường

Năm cuối trong rừng không có lịch

Thấy hoa cúc nở biết trùng dương

(Trích Thiền Sư Việt Nam)

+ Ngôn ngữ nghệ thuật: là chất liệu ngôn ngữ cao quý, cách diễn đạt trau chuốt, hoa mĩhơn là thông tục tự nhiên, gần với đời sống

Ví dụ: Nhà nho Chu Văn An khi lui về quê cũng đã viết bài thơ Thôn Nam sơn tiểu khế

tràn ngập những vần thơ ca ngợi thiên nhiên, cũng như Trần Quang Thiều, ngôn ngữ thơChu An thể hiện sự cao khiết, thanh bạch trong tâm hồn bộc lộ tâm tình tiêu dao, phóngkhoáng tự tại, mang cốt cách của thiền sư, của đạo sĩ:

“Nhàn thân nam bắc phiến vân khinh,

Bán chẩm thanh phong thế ngoại tình.

Phật giới thanh u, trần giới viễn,

Đình tiền phún huyết nhất oanh minh”.

(Thân nhàn tựa áng mây trôi,

Gió trăng nửa gối việc đời nhẹ tênh

Cõi trần xa, cõi Phật thanh,

Sân hoa máu đỏ, chim oanh líu lường)

(Thơ văn Lý – Trần, tập 3, tr.57)

Hay những bài thơ của nhóm Bích Động thi xã chủ yếu là những dòng thơ với ngôn từ

hoa mĩ ca ngợi thú vui nhàn tản, ca ngợi thiên nhiên, xem thường danh lợi, vừa mang ý vị Thiền đạo, vừa mang chất phóng nhiệm của Lão Trang Trần Quang Triều với những bài

thơ thanh thoát, giàu tình cảm, tinh tế, phóng khoáng tài hoa như Đề gia lâm tự:

ĐỀ GIA LÂM TỰ

Tâm khôi oa giác mộng,

Bộ lý đáo thiền đường

Xuân vãn hoa dung bạc,Lâm u thiền vận trường

Vũ thu thiên nhất bích,

Trang 36

Trì tịnh nguyệt phân lương.

Khách khứ tăng vô ngữ,

Tùng hoa mãn địa hương

ĐỀ CHÙA GIA- LÂM

Nguội ngắt lòng danh lợi,

Am thiền rảo gót qua

Xuân chầy hoa mỏng mảnh,Rừng thẳm ve ngân nga

Mưa tạnh da trời biếc,

Ao trong ánh trăng ngà

Khách về sư biếng nói,Thông rụng nức mùi hoa

HUỆ CHI - HOÀNG LÊ

III Tiếp thu và dân tộc hóa văn học nước ngoài

Về ngôn ngữ: các tác phẩm được sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm Về thể loại, văn họcvay mượn những thể loại của văn học Trung Quốc để sáng tác, bao gồm vận văn, biềnvăn và tản văn:

+ Vận văn có các thể thơ cổ phong, thơ luật Đường (bát cú, tứ tuyệt), từ khúc, ca,ngâm cùng với sự ra đời của nhiều bài thơ nổi tiếng : Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt),Thiên Trường vãn vọng (Trần Nhân Tông), Thuật hoài ( Phạm Ngũ Lão), Cảm hoài(Đặng Dung);

+ Biền văn thì mượn các thể như hịch, phú, cáo với các tác phẩm gắn liền với lịch

sử nước nhà Thiên đô chiếu (Lý Thái Tổ), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn);

+ Tản văn thì mượn các thể chiếu, chế, biểu, tấu, tự, bạt, bi ký, sử ký, luận thuyết,các thể truyện…tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến là Lĩnh Nam chích quái lục (Trần ThếPháp), Việt Điện u linh tập (Lý Tế Xuyên), Đại Việt sử ký (Lê Văn Hưu), Đầm Nhất Dạ,

Hà Ô Lôi,

Tất cả các thể loại được sử dụng trong văn học Lý – Trần đều là những thể loạicủa văn học Trung Quốc Khi vay mượn để sáng tác, các tác giả đã tuân thủ một cáchnghiêm ngặt theo những yêu cầu có tính quy phạm của từng thể loại đó Trong các thểloại trên, về số lượng và chất lượng thì vận văn nổi trội hơn tản văn; các thể loại trữtình đạt nhiều thành tựu hơn thể loại tự sự

Trang 37

Ví dụ: thuyết lý đạo Phật được tìm thấy trong tác phẩm Cư trần lạc đạo phú (TrầnNhân Tông), Cáo tật thị chúng (Mãn Giác thiền sư), Thị tật (Nhà sư Quảng Nghiêm), Thị

Trên phương diện hình thức, biểu hiện đó trước hết là văn tự Nếu ban đầu văn học

Lý – Trần sử dụng chữ Hán thì từ đầu thế kỷ XIII, các tác giả còn sử dụng chữ Nôm đểsáng tác Việc chữ Nôm ra đời và được sử dụng đã chứng tỏ ý thức độc lập dân tộc ngàycàng được khẳng định, nâng cao; văn hoá, văn hiến đã phát triển, đang cố gắng để thoátkhỏi sự lệ thuộc văn hoá phương Bắc

Về điển cố, điển tích, văn liệu, thi liệu, bên cạnh sự vay mượn của văn học Trung Quốcthì văn học Lý – Trần còn sử dụng văn thi liệu của Việt Nam, lấy ngay đề tài ở Việt Nam

để viết về cuộc sống con người Việt Nam, ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước ViệtNam, phần nào biểu lộ niềm tự hào dân tộc

Chẳng hạn, hình ảnh giếng ngọc hay nhìn thấy trong thơ ca Trung Quốc xưa đượcvận dụng thành tứ thơ mới trong bài thơ “Xuân đán” của Chu Văn An

Lòng như giếng cổ không xao sóng Thân với mây đơn mãi như ngàn.

Đây là những câu thơ giàu ý nghĩa với nhiều hình ảnh gợi tả của ông Núi ngàn tượngtrưng cho Đạo lí hay lẽ phải muôn đời mà một sĩ phu yêu nước không thể nào li khai.Mây luôn luôn nhớ về hốc núi Chạy trốn như Khuất Nguyên là chỉ thấy một chiều Saukhi cáo hưu, ở ẩn nhưng “mỗi lần có hội hè quan trọng, Chu Văn An lại đến Ngọ Môn Báiyết, như để gián tiếp nhắc nhở vua nghĩ tới những điều lễ nghĩa.” Quả là một phong cáchsống đáng khâm phục “Giếng cổ” không xao sóng lại là một tứ rất mới trong thi cađương thời Dùng hình ảnh này để nói lên cái tâm như nhất đầy ắp chính khí của kẻ sĩ hếtlòng phù dân giúp nước quả thật là rất hàm súc

Hoặc bài thơ Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông là một trong những ví

dụ tiêu biểu cho cái nhìn mới của các nhà thơ đời Trần đối với cuộc sống bình dị củangười lao động:

Trang 38

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên

Bán vô bán hữu tịch dương biên

Mục đồng địch lý ngưu quy tận

Bạch lộ song song phi hạ điền

Về thể loại, văn học thời kỳ này chưa có dấu hiệu gì về dân tộc hoá hình thức thểloại văn học như ở văn học giai đoạn sau

TÁC GIẢ: CHU VĂN AN (THẾ KỶ X – XIV)

I Tiểu sử Chu Văn An

Thầy Chu Văn An (1292 - 1370), tên chữ là Linh Triệt, hiệu là Tiều Ẩn, người thôn Văn,

Xã Quang Liệt, nay là Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội Ông thi đậu Thái học sinhnhưng không ra làm quan mà ngồi dạy học Ông mở trường dạy học trên một cánh đồngtại làng Huỳnh Cung, giáp với thôn Văn Học trò của ông rất đông, nhiều người thành đạtnhư Phạm Sư Mạnh, tể tướng đời Trần Dụ Tông, Lê Bá Quát làm thượng thư

Ông dạy học rất nghiêm, lấy mình làm gương mẫu cho học trò noi theo Tể tướng Phạm

Sư Mạnh, Thượng thư Lê Bá Quát, những khi về trường thăm thầy, được thầy khuyênbảo, khen chê đều rất phấn khởi

Tài đức của Chu Văn An đến tai nhà vua Trần Minh Tông (1300 - 1357) mời ông

ra làm tư nghiệp trường Quốc Tử Giám (như phó giám đốc trường đại học) và dạy thái tửhọc Thái tử Vượng lúc đó mới khoảng 5 - 6 tuổi Cho nên ông giảng dạy ở Quốc TửGiám là chính 10 tuổi, thái tử Vượng lên ngôi (Trần Hiếu Tông) Vượng mất, Dụ Tông(1336 - 1369) lên nối ngôi khi mới 8 tuổi

Trang 39

Thầy Chu Văn An là người điềm đạm, ít nói, nhưng tính tình rất thẳng thắn Đời Trần DụTông (1341–1369), nhà vua mải mê chơi bời, bỏ bê việc nước, bọn quyền thần thì lộngquyền, nhiều kẻ làm trái phép nước Nhìn tình cảnh các trung thần nghĩa sĩ bị hãm hại,các quan ngự sử chuyên việc can vua giờ chỉ biết ngồi im ăn lộc, (ai có ý định can vua,gia đình phải phát tang làm ma sống rồi mới vào triều) Thầy Chu Văn An đã dâng sớ xinchém đầu bảy gian thần (Thất trảm sớ ấy không còn, ngay đương thời cũng ít người đượcđọc nên không biết ông xin chém những ai) Sớ dâng lên nhưng không được Dụ Tông trảlời, ông liền trả lại áo mũ, từ quan về quê Dù thế, thất trảm sớ đã gây chấn động dư luận,nói như người xưa: làm kinh động quỷ thần, và trở thành biểu tượng chói sáng của thái độtrí thức trước thời cuộc, của bản lĩnh thầy Chu Văn An.

Chu Văn An ở nhà ít lâu, rồi đi chơi đây đó Đến vùng Chí Linh, Hải Dương thấy thắngcảnh đẹp, ông liền dựng nhà ở núi Phượng Hoàng, thuộc làng Kiệt Đắc Ông lấy hiệu làTiều Ẩn và mở trường dạy học, sống một cuộc đời thanh đạm

Sau đó, Dương Nhật Lễ cướp ngôi nhà Trần Hoàng tử Phủ con Trần Minh Tôngđánh tan được bọn Nhật Lễ, lên ngôi (Trần Nghệ Tông) Chu Văn An từ Chí Linh chốnggậy ra mừng vua Trần Nghệ Tông (1320 - 1394) muốn mời ông ra tham dự việc triềuchính nhưng ông từ chối Hiến Từ hoàng thái hậu đã nói một câu chí lí: "Người ấy là bậccao sĩ, thanh thiết, nhà vua không thể bắt làm bầy tôi được đâu " Vua thưởng cho mũ

áo, ông nhận và lạy tạ nhưng đem về cho người khác Ông vui sống với học trò ở núiPhượng Hoàng, rồi mất năm Thiệu Khánh thứ nhất đời Trần Nghệ Tông vào khoảng cuốitháng 11-1370 (thọ 78 tuổi) Trần Nghệ Tông sai quân đến tế, ban tặng tên thụy là VănTrinh, ít lâu sau có lệnh cho tòng tự ở Văn miếu (theo Đại Việt sử ký toàn thư)

Theo Phan Huy Chú, thầy Chu Văn An có hai tập thơ, tập thơ Hán có tên "Tiểu ẩnthi tập" còn tập thơ Nôm có tên "Tiểu ẩn quốc ngữ thi tập", và một bộ giáo trình Tứ thưthuyết ước Theo tên sách ta có thể biết đây là tập giáo trình đầu tiên bàn về bốn quyểnsách qui định trong chương trình giảng dạy: Đạ học, Trung Dung, Luật Ngữ và Mạnh Tử.Tiếc thay tập giáo trình này đã bị nhà Minh lấy mất Nếu còn bộ sách, chúng ta sẽ hiểu cụthể quan điểm của ông Nhưng hiện nay chỉ còn 12 bài chữ Hán, đây là thơ Chu Văn Anviết khi lui về ở ẩn tại núi Phượng Hoàng, Chí Linh, Hải Dương

Chu Văn An quan tâm đầy đủ cả hai mặt trí dục và đức dục, học và hành Ông là ngườichủ xướng 4 quan điểm sau:

 Cùng lý: bàn cãi cho biết lý lẽ của sự vật

 Chính tâm: luôn luôn giữ lòng mình cho chính, không làm điều gì trái với lươngtâm

 Tịch tà: chống lại tà thuyết, những điều nhảm nhí

Trang 40

 Cự bí: đấu tranh vượt mọi khó khăn, chống lại những sự việc làm hại đến nhântâm.

Chu Văn An là một nhà giáo tài đức trọn vẹn, có đóng góp to lớn với đất nước vàđạo học Có thể coi ông là nhà giáo dục học đầu tiên của Việt Nam vì có nhiều trò giỏi vànhững công trình biên soạn lớn Bốn câu thơ sau đây của Đặng Minh Khiêm (nhà vịnh sửđời Lê) có lẽ đã tóm tắt được một phần cuộc đời và con người của ông Tạm dịch như sau:

Sớ thất trảm xong rồi, treo mũ từ quan

Trên núi Chí Linh tiên sinh đã vẹn tiết của mình rất thong thả,

Phong thái trong sạch và tiết tháo cứng rắn của tiên sinh từ nghìn xưa cũng hiếm có

Lòng ngưỡng mộ tiên sinh của các sĩ phu ngun ngút như đỉnh núi Thái Sơn

II Phân tích bài thơ Miết Trì

MIẾT TRÌ

Thủy nguyệt kiều biên lộng tịch huy,

Hà hoa hà diệp tĩnh tương y,

Ngư phù cổ chiểu long hà tại?

Vân mãn không sơn hạc bất quy!

Lão quế tùy phong hương thạch lộ,

Nộn đài trước thủy một tùng phi

Thốn tâm thù vị như hôi thổ,

Văn thuyết tiên hoàng lệ ám huy

Dịch nghĩa: AO BA BA

Trăng nước bên cầu đùa giỡn bóng chiều hôm,

Hoa sen, lá sen, lặng lẽ tựa vào nhau

Cá bơi ao xưa, rồng ở chốn nào?

Mây đầy núi vắng, hạc chẳng thấy về!

Mùi quế già bay theo gió làm thơm ngát con đường đá,

Rêu non đẫm nước che lấp cánh cửa thông

Ngày đăng: 02/03/2021, 22:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w