1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÀI LIỆU THAM KHẢO GIỚI THIỆU TỈNH bắc NINH

16 41 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 603,5 KB

Nội dung

Bắc Ninh là một trong 13 tỉnh được vua Minh Mạng thành lập đầu tiên ở Bắc Kỳ (năm 1831). Nguyên là trấn Kinh Bắc thời vua Gia Long, được đổi thành trấn Bắc Ninh năm 1822. Địa bàn tỉnh Bắc Ninh khi ấy bao trùm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, một phần các tỉnh Hưng Yên, Lạng Sơn và thành phố Hà Nội ngày nay. Năm 1895 tách phủ Lạng Giang ra lập tỉnh Bắc Giang. Năm 1905 tách các huyện Đông Anh, Kim Anh, Đa Phúc nhập vào tỉnh Vĩnh Yên. Năm 1950 Bắc Ninh có 9 huyện: Gia Bình, Gia Lâm, Lương Tài, Quế Dương, Thuận Thành, Tiên Du, Từ Sơn, Võ Giàng, Yên Phong. Ngày 20041961 tách huyện Gia Lâm nhập vào Hà Nội. Ngày 05071961 hợp nhất hai huyện Quế Dương và Võ Giàng thành huyện Quế Võ.

Trang 1

BẮC NINH

Bắc Ninh là một tỉnh Việt Nam thuộc khu vực phía bắc của vùng đồng bằng sông Hồng và tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang Bắc Ninh là cửa ngõ phía đông bắc của thủ đô Tỉnh lỵ là thành phố Bắc Ninh nằm cách trung tâm Hà Nội 31 km về phía Đông Bắc Phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội ,

phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang , phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương ,

phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Thủ đô Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Trang 2

1 Lịch sử:

Bắc Ninh là một trong 13 tỉnh được vua Minh Mạng thành lập đầu tiên ở

Bắc Kỳ (năm 1831) Nguyên là trấn Kinh Bắc thời vua Gia Long, được đổi thành trấn Bắc Ninh năm 1822 Địa bàn tỉnh Bắc Ninh khi ấy bao trùm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, một phần các tỉnh Hưng Yên, Lạng Sơn và thành phố Hà Nội

ngày nay

- Năm 1895 tách phủ Lạng Giang ra lập tỉnh Bắc Giang

- Năm 1905 tách các huyện Đông Anh, Kim Anh, Đa Phúc nhập vào tỉnh

Vĩnh Yên

- Năm 1950 Bắc Ninh có 9 huyện: Gia Bình, Gia Lâm, Lương Tài, Quế Dương, Thuận Thành, Tiên Du, Từ Sơn, Võ Giàng, Yên Phong

- Ngày 20/04/1961 tách huyện Gia Lâm nhập vào Hà Nội

- Ngày 05/07/1961 hợp nhất hai huyện Quế Dương và Võ Giàng thành huyện Quế Võ

- Từ ngày 27/10/1962 đến ngày 6/11/1996 tỉnh Bắc Ninh hợp nhất với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc, sau đó lại tách ra như cũ từ ngày 1/1/1997

- Ngày 14/03/1963, hai huyện Tiên Du, Từ Sơn của tỉnh Hà Bắc hợp nhất thành huyện Tiên Sơn

- Bắc Ninh đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020

2 Hành chính

Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh gồm 01 thành phố, 1 thị xã và

06 huyện:

1 Thành phố Bắc Ninh: 13 phường và 6 xã

2 Thị xã Từ Sơn: 7 phường và 5 xã

3 Huyện Gia Bình: 1 thị trấn và 13 xã

4 Huyện Lương Tài: 1 thị trấn và 13 xã

5 Huyện Quế Võ: 1 thị trấn và 20 xã

6 Huyện Thuận Thành: 1 thị trấn và 17 xã

7 Huyện Tiên Du: 1 thị trấn và 13 xã

8 Huyện Yên Phong: 1 thị trấn và 13 xã

Tổng cộng Bắc Ninh có 126 xã, phường và

thị trấn

3 Điều kiện tự nhiên

- Địa hình của tỉnh này tương đối phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy bề mặt đổ về

sông Đuống và sông Thái Bình Vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3-7

m, địa hình trung du (hai huyện Quế Võ và Tiên Du) có một số dải núi độ cao phổ biến 300-400 m Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích, chủ yếu ở hai huyện Quế Võ và Tiên Du

- Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông) Có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông Sự chênh lệch đạt 15-16 °C

Trang 3

- Mùa mưa kéo dài từ tháng năm đến tháng mười hàng năm Lượng mưa trong mùa này chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm

- Diện tích: 822,71 km² (là tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước)

- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.400-1.600 mm

- Nhiệt độ trung bình: 23,3 °C

- Số giờ nắng trong năm: 1.530-1.776 giờ

- Độ ẩm tương đối trung bình: 79%

- Tọa độ: 21°00' - 21°05' Bắc, 105°45' - 106°15' Đông

4 Tài nguyên, khoáng sản

- Rừng: Chủ yếu là rừng trồng Trữ lượng ước tính 3.300 m³

- Khoáng sản: Nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng như đất sét làm gạch, ngói, gốm với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ

và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thành phố Bắc Ninh, đá cát kết trữ lượng 1 triệu tấn ở Thị Cầu, đá sa thạch ở Vũ Ninh trữ lượng khoảng 300.000 m³, than bùn

ở Yên Phong với trữ lượng 60.000-200.000 tấn

5 Dân số

- Theo điều tra dân số 01/04/2009, Bắc Ninh có 1.024.151 người

- Thành phần dân số:

+ Nông thôn: 74,1%

+ Thành thị: 25,9%

6 Kinh tế

- Bắc Ninh hiện nay là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất miền bắc cũng như của cả nước

+ Năm 2010, BN tăng trưởng 17.86% cao nhất từ trước đến nay và tính chung trong giai đoạn 2006-2010 Bắc Ninh tăng trưởng 15.3%

+ Năm 2011 trong bối cảnh kinh tế trong nước rất khó khăn, Bắc Ninh vẫn đạt tốc độ tăng trưởng lên đến 16.2%, một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước

+ Công nghiệp Bắc Ninh duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước trong những năm vừa qua Đến năm 2010,giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt trên 36.880,6 tỷ (so với giá cố định 1994), tăng 57,3% so với năm 2009 và trở thành tỉnh có qui mô công nghiệp đứng thứ 9 cả nước Năm 2011 Bắc Ninh tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng trên 70%, cũng là tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước, đạt giá trị 65 ngàn tỷ, vươn lên trở thành tỉnh có qui mô công nghiệp đứng thứ 6 cả nước sau TP HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu (tính cả dầu thô, khí đốt)

+ Bắc Ninh năm 2011 có tổng thu ngân sách đạt mốc 7 nghìn 100 tỷ,là năm đầu tiên Bắc Ninh đã ổn định ngân sách và là một trong 13 tỉnh đã có đóng góp ngân sách cho TW Năm 2011,GDP bình quân đạt 2125USD/1 người, là một trong những tỉnh dẫn đầu miền Bắc Năm 2011, BN cũng đạt kim ngạch xuất khẩu là 7.414 triệu USD và là một tỉnh xuất siêu, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 22.000 tỷ đồng

- Năm 2012, Bắc Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 2 ở Việt Nam

Trang 4

- Cơ cấu GDP CN&XD-DV-NN là 64.8%-24.2%-11% (2010)

- Hiện tại BN đã và đang xây dựng 15KCN tập trung qui mô lớn và hàng chục khu-cụm CN vừa và nhỏ Số vốn FDI của BN đứng thứ 7 cả nước và thứ 2 vùng KT trọng điểm phía bắc BN có tiếng với việc thu hút các nhà đầu tư lớn như Canon,SamSung,Nokia,ABB

- Bắc Ninh nằm trên 2 hành lang kinh tế Quảng Đông - Lạng Sơn - Bắc Ninh

- Hà Nội - Hải Phòng và Nam Ninh - Lào Cai - Quảng Ninh

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh)

- Ngày 13 tháng 4 năm 2006, Bắc Ninh khai trương hệ thống điện tử và công khai hệ thống thông tin đất đai, với sự trợ giúp của hãng Intel Cuối tháng 4 năm 2006 tỉnh đã đón chủ tịch tập đoàn Microsoft, ông Bill Gates, trong chuyến thăm Việt Nam hai ngày

7 Giao thông 7.1 Đường bộ:

- Có Quốc lộ 1A

- Cao tốc 1B (Hà Nội - Lạng Sơn)

- Cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh nằm trên đường quốc lộ 18 nối sân bay quốc tế

Nội Bài với Thành phố Hạ Long và cảng Cái Lân, Quảng Ninh

- Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh với tỉnh Hải Dương

- Quốc lộ 5 Hà Nội - Hải Phòng liền kề với Bắc Ninh

- Cao tốc quốc lộ 3 mới Hà Nội - Bắc Ninh - Thái Nguyên đang xây dựng

TL 282 đang được nâng cấp thành Quốc lộ 282 đoạn ( Quế Võ Gia Bình -Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh ) nối Quốc lộ 18 ( tại Quế Võ ) với Quốc lộ 5 ( Hà Nội - Hải Phòng ) tại Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội ( cách cầu vượt Thanh Trì khoảng 2km hướng nội thành)

- Cùng với quy hoạch vành đai 2, 3, 4 của Hà Nội đều đi qua hầu hết các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bắc Ninh tạo ra một mạng lưới giao thông đồng

bộ, liên hoàn giữa Hà Nội với Bắc Ninh, và giữa Bắc Ninh với các tỉnh lân cận

7.2 Bắc Ninh có hệ thống xe buyt khá phát triển với:

- Xe số 10, Hà Nội - Từ Sơn

- Xe số 10, Hà Nội - Trung Mầu ( giáp danh với xã Phật Tích - Tiên Du )

- Xe số 54, Hà Nội - Bắc Ninh ( khoảng 30 km nối Trung tâm Hà Nội với Trung tâm Bắc Ninh )

- Xe số 52, Công viên Thống Nhất - Lệ Chi ( giáp danh với huyện Thuận Thành - Bắc Ninh )

- Xe số 203, Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang

- Xe số 204, Hà Nội - Thị trấn Hồ ( Huyện Thuận Thành )

- Tuyến Bắc Ninh - Quế Võ - TX Chí Linh ( Hải Dương )

- Tuyến Bắc Ninh - Cầu Hồ - Lương Tài

- Tuyến Bắc Ninh - Cầu Hồ - TP Hải Dương

- Tuyến Bắc Ninh - Cầu Hồ - Kênh Vàng

- Tuyến Bắc Ninh - Yên Phong

- Tuyến Bắc Ninh - Đông Xuyên ( Yên Phong ) - TX Từ Sơn

- Tuyến Từ Sơn - Phật Tích - Thị trấn Lim

Trang 5

7.3 Đường sắt: Đường sắt quốc tế Hà Nội - Bắc Ninh - Hữu Nghị Quan , 7.4 Đường thủy:

- Qua sông Cầu, sông Thái Bình và sông Đuống nối ra sông Hồng;

- Các sông nhỏ như sông Ngũ huyện Khê, sông Dân, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê (nay không còn), sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình

7.5 Các khu công nghiệp Bắc Ninh:

 KHU CÔNG NGHIỆP TIÊN SƠN - Quy mô : 410ha

 KHU CÔNG NGHIỆP QUẾ VÕ 1 - Quy mô : 640 ha

 KHU CÔNG NGHIỆP QUẾ VÕ 2 - Quy mô : 270 ha

 KHU CÔNG NGHIỆP QUẾ VÕ 3 - Quy mô : 521,7 ha

 KHU CÔNG NGHIỆP YÊN PHONG 1 - Quy mô : 651 ha

 KHU CÔNG NGHIỆP YÊN PHONG 2 - Quy mô : 1200 ha

 KHU CÔNG NGHIỆP ĐẠI KIM - Quy mô : 742 ha

 KHU CÔNG NGHIỆP ĐẠI ĐỒNG – HOÀN SƠN - Quy mô : 572 ha

 KHU CÔNG NGHIỆP HANAKA - Quy mô : 74 ha

 KHU CÔNG NGHIỆP NAM SƠN – HẠP LĨNH - Quy mô : 1000 ha

 KHU CÔNG NGHIỆP THUẬN THÀNH 2 - Quy mô : 250 ha

 KHU CÔNG NGHIỆP THUẬN THÀNH 3 - Quy mô : Tổng diện tích quy hoạch là 1.000 ha

 KHU CÔNG NGHIỆP THUẬN THÀNH 1 - Đang được quy hoạch

 KHU CÔNG NGHIỆP GIA BÌNH - Quy mô : 300 ha

 KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - SINGAPORE ( VISIP ) - Quy

mô : 700 ha là hợp tác của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Singapore

 CỤM CÔNG NGHIỆP ĐÌNH BẢNG

 CỤM CÔNG NGHIỆP Hà Mãn-Trí Quả

 CỤM CÔNG NGHIỆP PHONG KHÊ

 CỤM CÔNG NGHIỆP TÁO ĐÔI - Lương Tài - Bắc Ninh

7.6 Làng nghề truyền thống

 Làng nghề đúc đồng truyền thống Quảng Bố-Lương Tài

 Làng Gỗ mỹ nghệ Hương Mạc

 Làng gò đúc đồng Đại Bái

 Làng tranh dân gian Đông Hồ

 Làng dệt Tam Tảo

 Làng dệt Hồi Quan

 Làng Gỗ mỹ nghệ Tam Sơn

 Làng gốm Phù Lãng

 "Làng" Giấy Phong Khê

Trang 6

 Làng Gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ

 Làng nghề sắt thép

 Làng Gỗ mỹ nghệ Mai Động

 Làng Gỗ mỹ nghệ Phù Khê

 Làng tơ tằm Vọng Nguyệt

 Làng đúc phế liệu

 Làng tre Xuân Lai

8 Văn hóa-xã hội, di tích lịch sử

- Bắc Ninh là "Vùng đất Văn hiến - Vùng đất địa linh nhân kiệt" được mệnh

danh là vùng đất khoa bảng với " Một giỏ ông Đồ - Một bồ ông Cống - Một đống ông Nghè - Một bè Tiến sỹ - Một bị Trạng nguyên - Một thuyền Bảng nhãn”.

- Cùng với Thủ đô Hà Nội, cố đô Huế, Bắc Ninh là địa phương thứ 3 xây dựng văn miếu có tầm cỡ, qui mô, trang trọng Văn miếu Bắc Ninh nổi tiếng với

677 vị đại khoa, chiếm 1/4 tổng số vị đại khoa của cả nước đã được vinh danh

- Văn miếu Bắc Ninh với những trang lịch sử văn hóa, giáo dục còn lưu giữ được cho đến ngày nay là những cứ liệu vô cùng giá trị của nền văn minh ở vùng Kinh Bắc, nơi có thành Luy Lâu cổ, nơi Sỹ Nhiếp lần đầu dạy người Việt học chữ

Chùa Dâu, Chùa Phật Tích là những nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam, nơi phát tích vương triều Lý Đền Đô, Chùa Dận Đền Phụ Quốc - Làng Tam Tảo Bắc Ninh nổi tiếng với các làn điệu quan họ, các làng nghề như làng tranh Đông Hồ, làng gốm Phù Lãng, gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, rèn sắt Đa Hội, đúc đồng Đại Bái, dệt Hồi Quan

- Các di tích lịch sử đáng kể có đền Đô, chùa Phúc Nghiêm Tự (chùa Tổ), đền Phụ Quốc, đình làng Đình Bảng,đình làng Tam Tảo v.v

9 Lễ hội

Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh diễn ra hơn 300 lễ hội lớn nhỏ khác nhau Một số lễ hội tiêu biểu được liệt kê dưới đây:

- Lễ hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du) được tổ chức vào 13 tháng giêng

hàng năm, tổ chức thi hát quan họ

- Lễ hội làng Tam Tảo - Phú Lâm - Tiên Du Được tổ chức vào ngày mồng

10 tháng 2 hàng năm, Kỷ niệm ngày sinh của ông bà Phụ Quốc Đại Vương Trần Quý và Minh Phúc Hoàng Thái Hậu Phương Dung Tưởng nhớ ớn hai vị tướng Đào Lại Bộ người có công giúp Thục Phán An Dương Vương đánh Triệu Đà xâm lược

- Lễ hội Đền Đô (Đình Bảng, thị xã Từ Sơn) để kỷ niệm ngày đăng quang của vua Lý Thái Tổ - 15 tháng 3 năm Canh Tuất 1010, và tưởng niệm các vị vua

nhà Lý

- Lễ hội Phù Đổng (của bốn xã trong đó có xã Phù Đổng huyện Tiên Du) ngày 9- tháng 4 để kỷ niệm vị anh hùng dân tộc Phù Đổng Thiên Vương

- Lễ hội Thập Đình (của mười xã thuộc hai huyện Quế Võ và Gia Bình) để

kỷ niệm trạng nguyên đầu tiên của Việt Nam tức Thái sư Lê Văn Thịnh và Doãn Công (Cao Doãn Công)

- Lễ hội Đền Cao Lỗ Vương ngày 10 - tháng 3 ở làng Tiểu Than(làng Dựng)

xã Vạn Ninh và làng Đại Than (làng Lớ) ở xã Cao Đức, huyện Gia Bình

Trang 7

- Lễ hội Đền Tam Phủ xã Cao Đức, huyện Gia Bình

- Lễ hội Đồng Kỵ ngày 4 - tháng Giêng

- Lễ hội Chùa Dâu ngày 8 - tháng 4

- Lễ hội Đình Châm Khê ngày 4 - tháng tám (âm)

Có câu:

Mùng bẩy hội Khám

Mồng tám hội Dâu

Mồng chín hội Gióng

Mồng mười hội Bưởi đâu đâu cũng về

10 Lịch một số lễ hội tiêu biểu ở Bắc Ninh

(Theo âm lịch[1])

Tháng giêng:

Mùng 4:

- Hội làng chóa làng chân lạc,xã dũng liệt,huyện yên phong

- Hội rước pháo, thi pháo, tế bánh dầy, diễn trò ôm cột, dô Ông Đám, múa hoa làng Đồng Kỵ ở phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn

- Hội xem hoa mẫu đơn, diễn trò "Từ Thức gặp tiên" ở chùa Phật Tích (Phật Tích - Tiên Du)

- Hội thi kéo co giữa nam và nữ làng Hữu Chấp ở xã Phong Khê, huyện Yên Phong

- Hội rước lợn ỷ và đuổi cuốc làng Trà Xuyên ở xã Khúc Xuyên, huyện Yên Phong

- Hội hát Quan họ làng Ó (Hội Ó) ở phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh Tối họp chợ âm phủ và bán gà đen

- Hội làng Vó (tức Quảng Bố) ở xã Quảng Phú, huyện Lương Tài có tục đánh cá làm gỏi để tế thần Đông Hải Đại Vương

Mùng 4-5: Hội đuổi cuốc ở làng Xuân Đài (Vạn Ninh, Gia Bình)

Mùng 6:

- Hội hát quan họ các làng Ném (Khắc Niệm) ở xã Khắc Niệm, TP Bắc Ninh

và Khu Khả Lễ ở phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh Từ năm 1999, làng Ném Thượng đã khôi phục tục "chém lợn tế thần"[2] theo sự tích một vị tướng cuối đời Lý[3]

- Hội rước chạ Khả Lễ, Bái Uyên ở xã Liên Bão, huyện Tiên Du

Mùng 6-7: Hội thi mã Đông Hồ ở xã Song Hồ, huyện Thuận Thành

Mùng 7:

- Hội hát Quan họ làng Đào Xá (4/1 âm lịch), làng Đống Cao(7/1 âm lịch), làng Châm Khê (28/1) xã Phong Khê, huyện Yên Phong

- Hội hát quan họ làng Hòa Đình (làng Nhồi) ở phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh

Mùng 5-7: Hội "Bách nghệ" làng Như Nguyệt ở xã Tam Giang huyện Yên

Phong Biểu diễn các nghề của tứ dân "Sĩ, nông, công, thương"

Mùng 6-15: Hội "chen" làng Nga Hoàng (Yên Giả Quế Võ) có diễn trò trai

gái, già trẻ chen nhau

Mùng 8-10:

Trang 8

- Hội Phú Mẫn ở thị trấn Chờ, huyện Yên Phong

- Hội hát Quan họ làng Bồ Sơn (Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh) có diễn trò đập nồi niêu Đậc biệt là hát quan họ dưới thuyền với khung cảnh Đình, Chùa,

Hồ nước

Mùng 9:

- Hội làng Tam Sơn ở xã Tam Sơn, Thị xã Từ Sơn

- Hội Đình làng Thôn Trà Lâm, xã Trí Qủa, Thuận Thành, Bắc Ninh

- Hội làng Trần ở phường Hạp Lĩnh, TP Bắc Ninh

Ngày 11-12: Hội thi đọc mục lục làng Phù Khê ở xã Phù Khê, thị xã Từ

Sơn.( Hiện nay không thấy lễ hội này còn xuất hiện)

Ngày 11-12: Hội làng Đông Mai, xã Trung Nghĩa, huyện Yên Phong với

đối đáp quan họ, chọi gà,đấu cờ,đốt pháo( nay không còn nữa) để tưởng nhớ bà thành hoàng làng là Dương Mai Công Chúa- Hứa Trinh Hoà là cung phi trong vương triều Lý Nam Đế, có công cùng ngài đánh đuổi quân ngoại xâm

Ngày 12-13: Hội Lim ở thị trấn Lim, huyện Tiên Du

Ngày 10-15:

- Hội làng Vân Đoàn (Đức Long, Quế Võ) có tục rước lợn đen (ông ỷ)

- Hội làng Đình Cả, Lộ Bao (Nội Duệ, Tiên Du) có tục "cướp chiếu", "tế trâu thui"

Ngày 13-15: Hội làng Thau (Kim Thao) ở xã Lâm Thao, huyện Lương Tài Nổi tiếng về thi đấu vật

Ngày 14-15:

- Hội đền Bà Chúa Kho, làng Cô Mễ ở phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh

- Hội làng Phù Lưu, thôn Phù Lưu, xã Trung Nghĩa, huyện Yên Phong Với những phong tục độc đáo: hát quan họ, hát đối đáp giao duyên, hội thi chọi gà, hội chơi cờ tướng, cờ người

- Hội làng Ngô Nội ở thôn Ngô Nội, xã Trung Nghĩa, huyện Yên Phong

Ngày 15: Hội Thôn Song Tháp, Đa Vạn - phường Châu khê,thị xã Từ Sơn

sát dòng sông Ngũ Huyện, Châu khê, Từ Sơn

Ngày 15-19: Hội làng Yên Phụ - Xã Yên Phụ, Huyện Yên Phong

Ngày 17-18: Hội làng Á lữ-Đại đồng thành-thuận thành-bắc ninh.Lăng và

đền thờ Kinh Dương Vương(cha của Lạc Long Quân) được dặt tịa kàng

Ngày 18-21: Hội chùa Tổ ở xã Thái Bảo, huyện Gia Bình

Ngày 22-25 : Hội làng Đông Yên, xã Đông Phong, huyện Yên Phong đay là

1 lễ hội lớn không thể bỏ qua

Ngày 27-28: Hội làng giấy Châm Khê - Phong Khê Thành phố Bắc Ninh

Tháng 2:

Mùng 4: Hội Đình Đông-Đình Đoài, xã Mão Điền, huyện Thuận Thành (hai

đình chung một hội)

Mùng 6:

- Hội Đình làng Dương Húc ( Đại Đồng - Tiên Du),lễ rước Thành hoàng có công dẹp giặc Ân giúp nước

- Hội đình Keo ở Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn

Trang 9

- Hội làng Nghĩa Chỉ ở Nghĩa Chỉ, Minh Đạo, Tiên Du

Mùng 6-12:

- Hội trình nghề ở Phương La Đông, Phương La Đoài (Tam Giang Yên Phong)

- Hội làng Tiêu Long, xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn

Mùng 7:

- Hội đền Đức Vua Bà (Thuỷ tổ Quan họ) làng Viêm Xá (Diềm) ở xã Hoà Long, huyện Yên Phong

- Hội làng hồi quan nơi thờ đức thánh tam quang o xã tương giang thị xã từ sơn

- Hội Chùa Đài hay còn gọi là chùa Kim Đài, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn

Mùng 7-15: Hội tranh cây mộc tất làng Long Khám ở xã Việt Đoàn, huyện

Tiên Du

Mùng 7-9:

- Hội làng Tiến Bào ở Tiến Bào, xã Phù khê, thị xã Từ Sơn

- Hội làng Nguyễn Thụ ở phường Đồng Nguyên, thị xã Từ Sơn

- Hội làng Lễ Xuyên ở phường Đồng Nguyên, thị xã Từ Sơn

- Hội làng Yên Lã ở phường Tân Hồng, thị xã Từ Sơn

- Hội chùa Tiêu ở xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn

Mùng 8-10: Hội làng Cẩm Giang ở phường Đồng Nguyên, thị xã Từ Sơn Mùng 10:

- Hội làng Vân Xá, Xã Cách Bi, Huyện Quế Võ, Thờ Lê Văn Thịnh( Thủ Khoa Đại Việt đầu tiên)

- Hội làng Dương Lôi (Đình Sấm) ở phường Tân Hồng, thị xã Từ Sơn để kỷ niệm ngày mất của bà Phạm Thị, thân mẫu Lý Công Uẩn

- Hội làng Tam Tảo ở Phú Lâm, huyện Tiên Du,Kỷ niệm ngày sinh của ông

bà Phụ Quốc Đại Vương TRẦN QÚY và Minh Phúc Hoàng Thái Hậu PHƯƠNG DUNG,người có công cứu mạng Lý Công Uẩn ( Lý Thái Tổ ).Tưởng nhớ ớn hai anh em vị tướng ĐÀO LẠI BỘ người có công giúp Thục Phán AN DƯƠNG VƯƠNG đánh Giặc Triệu Đà xâm lược

- Hội làng Đông Phù (Phú Lâm Tiên Du) có trò rồng rắn đuổi bệt

Mùng 10 - 12:

- Hội Làng Yên Mẫn, phường Kinh Bắc, Thành phố Bắc Ninh

Ngày 14: Hội chùa Hàm Long ở xã Nam Sơn, TP Bắc Ninh

Ngày 14-15: Hội chùa làng Nghiêm Xá ở xã Việt Hùng, huyện Quế Võ Ngày 12-16: Hội đình Đình Bảng (Đình Bảng Từ Sơn) có đón chạ Cẩm

Giang và thi đấu vật

Ngày 17: Hội làng Nghi An(Trạm Lộ-Thuận Thành)rước phật,đá bóng,bóng

chuyền,đánh đu,chọi gà,hát quan họ

Ngày 26: Hội làng Tiến Sĩ Kim Đôi ở xã Kim Chân, TP Bắc Ninh

Ngày 28: Hội chiến thắng Như Nguyệt ở xã Tam Giang, huyện Yên Phong

Tháng 3:

Trang 10

Ngày 03 tháng 3 AL: Giỗ tổ Phường Đậu: Thôn Trà Lâm, xã Trí Qủa,

Thuận Thành, Bắc Ninh (Nguyễn Thừa Quang)

Mùng 4 Hội làng Phúc Tinh ở xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn

Mùng 8:

- Hội Trang Liệt ở Phường Trang Hạ, thị xã Từ Sơn

- Hội Bính Hạ ở Phường Trang Hạ, thị xã Từ Sơn

- Hội Phù Lưu ở phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn

Mùng 10:

- Hội làng Đa Tiện (xã Xuân Lâm, huyện Thuận Thành)

- Hội đền thờ Nguyễn Cao làng Cách Bi xã Cách Bi

- Hội làng Tiểu Than- Lễ rước Lăng Mộ Cao Lỗ Vương (Vạn Ninh Gia Bình)

- Hội đền Cao Lỗ Vương ở làng Đại Than ở xã Cao Đức, huyện Gia Bình

- Hội "Thất thôn giao kiệt" làng Phú Mẫn ở thị trấn Chờ, huyện Yên Phong

- Hội làng Mẫn Xá, huyện Yên Phong

Ngày 14-16:

- Hội đình làng Từ Phong,Cách Bi, Quế Võ

- Hội đền Lý Bát Đế ở phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn

Ngày 18-20: Hội Đậu (Mộ Đạo Quế Võ) có thi thả diều, bơi chải

Ngày 24: Hội chùa Bút Tháp ở xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành

Tháng 4:

Mùng 1: Hội đền Phụ Quốc(Xóm miễu-Tam Tảo-Phú Lâm-Tiên Du-Bắc

Ninh)Kỷ niệm ngày mất của ông bà Phụ Quốc Đại Vương TRẦN QÚY và Minh Phúc Hoàng Thái Hậu PHƯƠNG DUNG - người có công cứu mạng Lý Công Uẩn ( Lý Thái Tổ )

Mùng 7: Hội Khám (Hội chùa Linh Ứng), làng Ngọc Khám ở xã Gia Đông,

huyện Thuận Thành

Mùng 8: Hội Dâu (Chùa Dâu) ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành Mùng 9: Hội làng Vó (Quảng Bố) ở xã Quảng Phú, huyện Lương Tài Mùng 10:

- Hội làng Bưởi (Đại Bái) ở xã Đại Bái, huyện Gia Bình

- Hội đền Thánh Tổ (Bồ Tát) ở Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh

Ngày 15: Hội đền Xà ở xã Tam Giang, huyện Yên Phong

Ngày 20: Hội đền Vân Mẫu ở phường Vân Dương, TP Bắc Ninh

Tháng 6:

Ngày 26 6: Kỷ niệm ngày sinh của Ngô Quang Dũng Vân Dương

-TP.Bắc Ninh

Tháng 8:

Mùng 1-7: Hội làng Phấn Động ở xã Tam Đa, huyện Yên Phong

Mùng 1-4: Hội Đình Châm Khê ở làng giấy Châm Khê - Phong Khê

Mùng 5: Hội làng Đông Xá ở xã Đông Phong, huyện Yên Phong

Mùng 7: Hội rước nước làng Thị Cầu ở phường Thị Cầu, thành phố Bắc

Ninh

Ngày 14: Hội rước nước đền Phả Lại ở xã Đức Long, huyện Quế Võ

Ngày đăng: 31/08/2021, 06:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w