Ai Cập có tên chính thức là Cộng hòa Arập Ai Cập, là quốc gia nằm ở phía đông bắc châu Phi và trên bán đảo Xinai thuộc châu á. Ai Cập có biên giới với Libi ở phía tây, Xuđăng ở phía nam, Ixraen ở đông bắc. Kênh đào Xuyê cắt ngang qua lãnh thổ Ai Cập và nối Địa Trung Hải với Biển Đỏ. Diện tích của Ai Cập là 997.738km2. Hơn 90% diện tích Ai Cập là sa mạc, chỉ có chưa đầy 10% diện tích là đất sinh hoạt và trồng trọt. Khí hậu Ai Cập mang tính sa mạc, khô và nóng, biên độ nhiệt ngày đêm lớn. Nhiệt độ trung bình tháng 1 từ 110C đến 120C ở phía bắc, 150C đến 160C ở phía nam; tháng 7 từ 250C đến 260C ở phía bắc, 300C đến 340C ở phía nam.
Trang 1NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ TRONG VĂN HÓA CÁC NƯỚC KHU VỰC CHÂU PHI
AI CậP
I Giới thiệu về đất nước Ai Cập
Ai Cập có tên chính thức là Cộng hòa Arập Ai Cập, là quốc gia nằm ở phía đông bắc châu Phi và trên bán đảo Xinai thuộc châu á Ai Cập
có biên giới với Libi ở phía tây, Xuđăng ở phía nam, Ixraen ở đông bắc Kênh đào Xuyê cắt ngang qua lãnh thổ Ai Cập và nối Địa Trung Hải vớiBiển Đỏ Diện tích của Ai Cập là 997.738km2 Hơn 90% diện tích Ai Cập là sa mạc, chỉ có chưa đầy 10% diện tích là đất sinh hoạt và trồng trọt Khí hậu Ai Cập mang tính sa mạc, khô và nóng, biên độ nhiệt ngày đêm lớn Nhiệt độ trung bình tháng 1 từ 110C đến 120C ở phía bắc,
150C đến 160C ở phía nam; tháng 7 từ 250C đến 260C ở phía bắc, 300C đến 340C ở phía nam
Theo ước lượng năm 2005, dân số Ai Cập khoảng 77.505.756 người với mật độ dân số trung bình 77 người/km² Người Arập chiếm 99,9%dân số Ngôn ngữ chính thức của quốc gia là tiếng Arập Đạo Hồi là tôn giáo lớn nhất ở Ai Cập với số lượng tín đồ chiếm 90% dân số
Ai Cập là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, với hơn 5.000 năm lịch sử Về cơ bản, lịch sử nước này có thể được chia
ra thành những thời kỳ chủ yếu sau: thời kỳ các Pharaông (khoảng năm 3400 - 332 trước Công nguyên); thời kỳ Hy Lạp - La Mã (từ năm 332 trước Công nguyên - 642); thời kỳ phong kiến Hồi giáo (từ 642 - 1882); thời kỳ thực dân Anh đô hộ (từ 1882 -1952); kỷ nguyên Cộng hòa (từ
1952 đến nay)
II Những điều cấm kỵ trong đời sống văn hoá xã hội và lễ tết của người Ai Cập
1 Những điều cấm kỵ trong tôn giáo
Đạo Ixlam là quốc đạo của Ai Cập, tuyệt đại đa số người Ai Cập theo đạo Ixlam Do đó, giáo dân đạo Hồi của Ai Cập bị cấm ăn thịt lợn,không ăn động vật chết và huyết động vật, không ăn những động vật khi chưa niệm cầu Người Ai Cập cũng không thích ăn những món ănkho, có nước
Những người Ai Cập theo đạo Muslim không được uống rượu
Người Ai Cập căn cứ quy định của kinh Koran, nghiêm cấm hành vi thông dâm, kẻ thông dâm theo quy định của giáo hội phải chịu ném đáđến chết
Phụ nữ theo đạo Hồi bắt buộc phải đeo mạng che mặt khi vào các thánh đường Hồi giáo
Về hôn nhân, đạo Hồi cấm đàn ông lấy thím, lấy mợ của mình; không cho phép lấy con gái của các vợ của bố; không cho phép lấy mẹ vợ
và chị em gái của mẹ vợ
Trang 2Đất nước Ai Cập với phần lớn dân số theo đạo Ixlam nên theo phong tục hôn nhân truyền thống, nam nữ trước khi cưới hai bên khôngđược trực tiếp gặp nhau Chàng trai được phép nhờ người làm mối hoặc nhờ mẹ hay chị gái xem mặt cô gái, sau đó nói lại với mình Nếuchàng trai hài lòng thì nhờ người mang lễ vật tặng nhà gái coi như là đính hôn, sau đó chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới.
Với người Ai Cập theo đạo Hồi, lễ đính hôn kiêng tổ chức vào tháng Giêng
2 Những điều cấm kỵ trong văn hóa ẩm thực
Khi ăn uống, người Ai Cập không cho phép phát ra bất cứ một thứ âm thanh nào Thức ăn đã đưa vào miệng không được phép nhả ra Khi
ăn phải dùng tay phải bốc ăn, kiêng dùng tay trái vì theo quan niệm của đạo Hồi tay trái là tay dơ bẩn chỉ dùng vào việc vệ sinh cơ thể ăn bằngtay trái là cử chỉ khiếm nhã
Trong bữa ăn, việc cho thêm gia vị vào thức ăn là không nên vì nó đồng nghĩa với việc chê món ăn chủ nhà không ngon
Người Ai Cập thích ăn sôcôla và đồ ngọt, nhưng khi họ chế biến món ăn lại không bao giờ cho đường Họ thích ăn sống những thứ như càchua, salat mà không cho bất cứ loại gia vị nào vào ăn cùng
Đối với người Ai Cập, nếu trước khi ăn mà dùng khăn giấy lau sạch cốc, bát đĩa là ngầm ý nói rằng đồ dùng của họ không sạch sẽ Điềunày sẽ khiến họ rất khó chịu Người Ai Cập rất hiếu khách, thích khách ăn thật nhiều món ăn mà mình chế biến nhưng thể hiện qua lời mờichứ họ không gắp thức ăn cho khách
Theo quan niệm của người Ai Cập, khi ăn sẽ là bất lịch sự nếu ăn hết mọi thứ trong đĩa của mình Để dành lại đồ ăn trên đĩa là dấu hiệuthức ăn dồi dào và là lời khen tặng dành cho gia chủ
3 Những điều cấm kỵ theo quan niệm dân gian
Phụ nữ chửa lần đầu trước khi thấy phản ứng khác lạ của cơ thể, chỉ có thể nói chuyện với chồng và mẹ chồng của mình, không được chongười khác biết
Người Ai Cập thích màu xanh, màu trắng; kiêng màu đen và màu lam Người Ai Cập coi màu đen, màu lam là màu bất hạnh; màu xanh,màu trắng là màu sung sướng, hạnh phúc Do đó, người Ai Cập ngoài trang phục lễ tang ra, thường ngày họ không mặc trang phục màu đen vì
Trang 3người làm việc không cao, hay làm việc gì đó không khéo; "Chỉ khi lạc đà chui qua lỗ kim, họ mới có thể lên thiên đường" - chỉ một việc khôngthể làm được trong thực tại
ở Ai Cập, khi dùng hết kim, họ có thể mượn lẫn nhau Nhưng khi mượn kim, người Ai Cập không thể dùng tay của mình trực tiếp cầm kim mà phải qua vật trung gian thường là chiếc bánh bao Chủ nhân của chiếc kim khi cho mượn, cũng không dùng tay trực tiếp cầm kim đưa cho người mượn, mà cắm kim trên chiếc bánh bao đưa cho người mượn kim Lúc trả kim người trả cũng phải cắm kim vào chiếc bánh bao và đưa trả người
chủ
ở đất nước Ai Cập, từ 3 giờ chiều đến 5 giờ chiều hàng ngày không thể mua được kim Điều này có nguyên do từ một câu chuyện: Đó là từ thờirất cổ xưa, vào thời gian này hàng ngày, tiên nữ trên trời thường xuống trần gian, và mang theo một số vật dụng cần thiết cho loài người, nhưngkhông phải ai ai cũng được Các tiên nữ đích thân quan sát cảnh ngộ của từng người để thưởng, càng đầy đủ thì càng rộng rãi, càng khó khăn thìcàng chặt chẽ Cách làm như vậy khiến những người nghèo không hài lòng, người ta đồn rằng tầng lớp tiểu thương cung cấp kim chỉ cho các nàngtiên để cầu mong được nhiều phần thưởng của tiên nữ, nên quyết định không bán kim trong thời gian tiên nữ xuống trần gian Từ đó các cửa hàngtạp hóa ở khắp thành thị, nông thôn ở Ai Cập cứ đến thời gian này là không bán kim, điều này đã trở thành quy định bất thành văn được lưu truyềnđến ngày nay
4 Những điều cấm kỵ trong văn hóa ứng xử
Khoảng cách không gian khi giao tiếp cùng giới của người Ai Cập thường gần hơn so với người Mỹ và người châu Âu, vì vậy khi giaotiếp với họ đừng cố đứng lùi ra xa, nếu không có thể bị hiểu là kiêu căng Ngược lại, người khác phái ở Ai Cập lại đứng xa nhau hơn so với ở
Mỹ và người châu Âu
Không ngồi bắt tréo chân khi tiếp xúc với người Ai Cập, vì bàn chân theo quan niệm của họ là một bộ phận thấp kém nhất cơ thể, vì vậyhướng bàn chân hay để lộ đế giày vào người khác là một sự xúc phạm
Chạm hai ngón tay trỏ vào nhau (sát cạnh nhau) với người Ai Cập là dấu hiệu có hàm ý hỏi "bạn có muốn ngủ với tôi không?" Trongnhững trường hợp nhất định đó là cử chỉ khiếm nhã vì vậy khi đến đất nước này bạn phải chú ý sử dụng cử chỉ này đúng hoàn cảnh
Hút thuốc nơi công cộng ở Ai Cập là điều rất bình thường, nhưng nhớ mời thuốc những người có mặt nếu không muốn bị coi là bất lịch sự
Đa số người Ai Cập theo đạo Hồi Vì vậy, quan điểm và cách ăn mặc của người Ai Cập rất khắt khe, đặc biệt là với phụ nữ Du khách nữkhông nên mặc váy ngắn khi vào các đền đài, lăng tẩm Để tỏ lòng tôn trọng và yêu mến đất nước Ai Cập, nhiều du khách muốn được mặc trangphục giống người bản xứ, nhất là các bộ trang phục truyền thống - tuy nhiên ở Ai Cập - đó là một điều cấm kỵ
Ngón cái chỉ lên trên là cử chỉ xúc phạm người đối diện vì theo cách hiểu của người Ai Cập đó là cử chỉ tục tĩu
5 Lễ tết của người Ai Cập
Tết Đón gió: Ngày Tết Đón gió đúng vào ngày bắt đầu có mùa gió trên sa mạc, tức là vào ngày 15 tháng 4 hàng năm, báo hiệu sự bắt đầu của
những ngày nóng khô của mùa hạ Mọi người trút bỏ áo ấm, mặc áo mùa hè và cảm thấy vui vẻ, nhẹ nhõm trong lòng
Trang 4Vào ngày Tết Đón gió, khoảng 4 - 5 giờ sáng người ta đã thức dậy mặc những quần áo ngày Tết, vui vẻ đi chơi Ven bờ sông Nin, dưới chânKim tự tháp người ta đón từng làn gió ấm áp, ca vui hết mình; người ta còn ngồi xuống đất trong công viên, trên quảng trường và dưới các gốc câytrong từng thôn xóm để thưởng thức bữa ăn ngày Tết Món ăn truyền thống trong ngày Tết Đón gió là cá, tỏi, rau sống và trứng gà.
Người Ai Cập cổ coi cá là một thứ thánh thiện và may mắn Nếu thấy trên sông có cá thì có nghĩa là hạnh phúc đang đến với mọi người Trongngày lễ tết ăn một bữa cá thì cả nhà sẽ bình an, hạnh phúc, mọi sự sẽ được như ý nguyện
Họ còn cho rằng tỏi là thứ có thể đuổi trừ hạn, vì thế trong ngày lễ tết người ta treo tỏi ở trước cửa hoặc treo lên cổ trẻ con; bạn bè thân thuộcthì tặng nhau tỏi để chúc mừng một năm bình an, may mắn Ăn rau sống cũng có ý nghĩa của nó, người ta hy vọng cuộc sống luôn xanh tươi nhưmàu xanh của rau, mãi mãi tràn đầy sức sống
Trong ngày Tết mà ăn trứng gà, tặng người thân trứng gà đều tượng trưng cho sự may mắn Người ta còn nói, nếu không ăn trứng gà thì conngươi mắt sẽ bị lồi ra
Tết ngập bờ: Nhân dân Ai Cập từ đời nọ đến đời kia sinh sống trên hai bờ con sông lớn nhất thế giới - sông Nin Họ cho con sông đó là một vị
thánh minh hoặc gọi là con sông thiêng liêng Cứ hàng năm, vào ngày 17 hoặc 18 tháng 6, nước sông Nin bắt đầu có màu xanh lục tức là đã có hiệntượng nước sông sắp dâng tràn lên, thì nhân dân làm lễ ăn mừng gọi là ăn mừng "những đêm giỏ nước mắt" Đến gần cuối tháng 8, nước sông tràodâng ngập bờ, tràn lên đê, nhấn chìm cả đất đai hai bên bờ, mọi người lại tổ chức một lần ăn mừng nữa, chào đón nước sông Nin đem lại màu mỡcho ruộng đồng của họ Lần này những người ở xung quanh sông Nin vui mừng kéo về
Thời xưa lễ mừng được tổ chức rất long trọng, nhà vua cùng văn võ bá quan trong triều đình cùng nhiều chức sắc tôn giáo đều có mặt vui chơicùng dân chúng Khắp nơi trên đất nước người ta tụ tập tại một địa điểm nằm trên bờ sông Quan tư tế chôn pho tượng thần sông Nin bằng gỗxuống ven sông Nin Mọi người nhìn pho tượng với con mắt rất cung kính Sau đó ngài tư tế đọc văn tế, ngâm thơ ca tụng con sông và thần sông đểcầu nguyện những điều tốt đẹp và hạnh phúc Ngài tư tế nói sang sảng và ngâm thơ rất hay, đầy tính chất bi hùng Ngài vừa dứt lời tất cả mọi ngườiđều hát ca nhảy múa Người ta lại chôn thêm một pho tượng phụ nữ xinh đẹp xuống bãi sông để cho thần sông có vợ và người đẹp có chồng, chodòng sông tươi mát hòa đồng vĩnh cửu cùng con người
Ngày nay một người có uy tín trong cộng đồng sẽ thay mặt đứng ra làm chủ tế với những nghi lễ truyền lại từ thời xưa
ANGIÊRI
I Giới thiệu về đất nước Angiêri
Angiêri tên chính thức là Cộng hoà dân chủ Angiêri, là một nước Bắc Phi Angiêri là nước lớn thứ hai ở lục địa châu Phi Nước này cóchung biên giới với Tuynidi ở phía đông bắc, Libi ở phía đông, Nigiê phía đông nam, Mali và Môritani phía tây nam, Marôc về phía tây
Trang 5Angiêri thuộc trung tâm hệ thống núi Atlat và sa mạc Xahara Phía bắc có hai dãy núi chính là dãy Atlat ven biển và Atlat Xahara, đồng bằnggiữa núi; phần trung tâm và phía nam có các cao nguyên Angiêri có hoang mạc đá và hoang mạc cát Diện tích Angiêri khoảng 2.381.741km2.Khí hậu Angiêri khô cằn và nóng Angiêri có nhiều gió nóng ẩm , một loại gió nóng mang theo bụi và cát thường xuất hiện vào mùa hè Theo ước tính năm 2007 thì dân số Angiêri khoảng 32.930.091 người với mật độ dân số trung bình là 13 người/km² Ngôn ngữ chính thứccủa quốc gia là tiếng Arập Đạo Hồi là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất ở Angiêri
II Những điều cấm kỵ trong đời sống văn hoá xã hội của người Angiêri
Người Angiêri rất coi trọng chức vụ của mình, cho nên người nước ngoài phải gọi chức vụ, rồi mới đến họ và tên của người Angiêri, nếukhông sẽ bị hiểu là không tôn trọng họ
Hội họp ở Angiêri phải liên hệ trước, nhưng người Angiêri thường đến không đúng giờ Trong hội đàm kinh doanh không nên trao đổi cácvấn đề về chính trị
Theo phong tục của người Angiêri, hãy bắt tay khi gặp gỡ, có thể dùng một tay hay cả hai tay nhưng không nên vừa bắt tay vừa cúi đầu
Nữ giới Angiêri không chủ động đưa tay ra trước để bắt tay người khác phái
Người Angiêri rất coi trọng với người cao tuổi, nên khi nói chuyện với họ, không nên đội mũ, chống hai tay vào hông hay ngồi vắt chân.Tránh đút tay vào túi quần khi đàm thoại với người khác
Người Angiêri khi đi bộ, nam giới và nữ giới thường đi cạnh nhau, đôi khi nam giới có thể đi trước nhưng người ta thường tránh trườnghợp nữ giới đi trước, nam giới theo sau Tuy nhiên nam giới luôn là người mở cửa cho nữ giới
Để biểu lộ sự thân mật, người Angiêri có thể vỗ vào lưng, nhưng tránh xoa đầu, vỗ vào mông người khác Nói chung nên tránh đụng chạm
cơ thể với người khác
Người Angiêri khi ăn thường dùng tay phải, có thể dùng tay trái, nhưng hãy tránh dùng cả hai tay Hạn chế nói chuyện trong bữa ăn
Khi đến Angiêri, ở nơi công cộng, bạn được phép hút thuốc nhưng hãy tránh khạc nhổ, huýt sáo hoặc chửi rủa, miệt thị ai đó vì đó là những
cử chỉ khiếm nhã
Việc uống rượu hay say xỉn nơi công cộng ở đất nước này đều bị cấm
Có thể nhai kẹo cao su nhưng đừng ăn khi đi trên phố và đừng nhai kẹo cao su, đeo kính râm bên trong công sở Cũng nên tránh khiêu vũ hay trượtpatanh trên đường phố của Angiêri
Việc truyền đạo trên đường phố được chấp nhận, nhưng không được phép cầu nguyện công khai nơi công cộng mà chỉ được cầu nguyện ởnhững nơi chính quyền đã chỉ định
Tránh chải tóc, cắt tỉa móng chân, móng tay hay cười ầm ĩ chỗ đông người Cấm sơn vẽ bậy trên tường
Trang 6Không nên chụp ảnh người dân địa phương khi chưa có sự đồng ý của họ.
Không nên mặc trang phục giống trang phục quân đội của quốc gia Khi đến đất nước Angiêri, khi uống nước không nên uống trực tiếp từ chai,
mà hãy rót ra cốc
Như ở nhiều nước khác, ở Angiêri tư thế ngồi rất quan trọng Hãy giữ thẳng hai bàn chân trên mặt sàn, tránh ngồi nghiêng ngả hoặc gácchân lên bàn ghế cũng tránh hướng bàn chân hay đế giày vào người khác
Khi đối thoại với người Angiêri, không nên đứng quá gần họ
Khi ngồi tránh gõ chân xuống sàn nhà, hay ngồi lắc lư cẳng chân
ở Angiêri, nam giới sẽ bị coi là lố bịch nếu sử dụng son môi, sơn vẽ móng tay, để lộ các hình xăm, đeo khuyên tai, mặc quần áo giống nữ giới,tết tóc hay để tóc cuốn lọn dài
Phụ nữ Angiêri thường không lái xe ô tô, xe máy cũng như là xe đạp Người dân địa phương vẫn có thành kiến với phụ nữ hút thuốc, mặcquần áo hở hang, quần soóc, diện bikini
ở Angiêri, trong kinh doanh, việc tặng quà bằng tiền bị cấm Hãy mua hoa hoặc một món quà nào đó, tốt nhất là quà tặng mang từ nơi bạn đến
để tặng cho người Angiêri Cũng tránh tặng rượu hay các thức ăn chế biến từ thịt lợn vì phần đông dân số của đất nước này theo đạo Hồi
Tránh thu hút sự chú ý của người khác bằng cách nháy mắt, huýt sáo ở Angiêri
nơi công cộng hoặc trước mặt người khác vì đó là cử chỉ khiếm nhã
Dấu hiệu "OK", theo quan niệm của người Angiêri, với ngón cái và ngón trỏ làm thành vòng tròn, là một cử chỉ thô tục, nhất là khi ba ngón cònlại duỗi thẳng ra Vì vậy bạn hãy dùng dấu hiệu với ngón cái dựng lên để hàm ý "OK" thay vì dấu hiệu như trên
Người ở vùng núi Ulây thuộc Angiêri, khi kết hôn, cô dâu phải trốn đi một nơi khác để làm tốt các công việc chuẩn bị trước khi cưới hai ngày,trừ một số ít người thân nhất, còn thì phải tránh tất cả những người khác, không được cho họ biết nơi trốn của cô dâu
ANGÔLA
I Giới thiệu về đất nước Angôla
Trang 7Angôla là quốc gia ở Tây Nam Phi, giáp với Đại Tây Dương, Cộng hoà Côngô, Cộng hoà Dân chủ Côngô, Zămbia, Namibia Angôla có diệntích 1.246.700km2 Địa hình Angôla phần lớn là cao nguyên, độ cao trên 1.000m, phần phía tây cao 1.500 - 2.000m, cao nhất là núi Môku, vùngven biển có đồng bằng rộng không quá 200km.
Angôla có khí hậu xích đạo gió mùa, khô hanh ở miền Nam và dọc bờ biển tới Luanđa Nhiệt độ trung bình năm từ 15 - 290C Lượng mưatrung bình năm là 50mm ở miền Nam, 1.500mm ở các khu vực trung tâm
Theo thống kê tháng 7 năm 2006, dân số Angôla có khoảng 12.127.000 người với mật độ dân số trung bình khoảng 10 người/km2 Ngôn ngữchính thức của quốc gia là tiếng Bồ Đào Nha Tín ngưỡng bản xứ có số lượng tín đồ đông nhất cả nước, chiếm 47% dân số, đạo Thiên Chúa chiếm38% dân số, đạo Tin Lành chiếm 15% dân số
Đến Angôla, chúng ta có thể tìm thấy tất cả các nét đặc trưng của châu Phi, từ những cánh rừng nhiệt đới ở phía bắc, đồng bằng, những rừngcây bụi ở cao nguyên trung tâm cho đến sa mạc ở phía nam Đường bờ biển chạy dài với những bãi biển đẹp tuyệt vời, những hòn đảo nhỏ vànhững doi đất tự nhiên, với hệ động thực vật đẹp kì lạ và đa dạng, dành cho du khách những cơ hội thư giãn và thưởng thức cái đẹp quanh đó
II Những điều cấm kỵ trong đời sống văn hoá xã hội của người Angôla
Bắt tay khi gặp gỡ là hành động thông thường ở đây Nhưng khi tiếp xúc với người Angôla tránh đụng vào đầu, vào lưng của họ Đặc biệtkhông được vỗ vào mông người khác bởi đó là hành vi bất lịch sự Việc hôn má khi gặp nhau không hợp với phong tục địa phương
Trong giao tiếp, người Angôla có thể dùng một tay, hai tay để bắt tay, có thể vừa bắt tay vừa cúi chào nhẹ, nhưng tránh đút tay vào túi quầnkhi nói chuyện
Khoảng cách giao tiếp của người Angôla thường xa hơn so với các nước khác, khoảng một cánh tay, vì vậy nếu tiếp xúc với họ tránh đứngquá gần Trong giao tiếp, hãy giữ giao tiếp bằng mắt, nhìn vào người đối thoại khi nói chuyện Tuy nhiên người Angôla không có thói quen thu hút
sự chú ý hay yêu cầu ai đó làm việc gì bằng cách nháy mắt hoặc huýt sáo
ở quốc gia này, hỉ mũi nơi công cộng hay trước mặt người khác sẽ không gây phiền toái gì cho người khác Tương tự như vậy khi đi bộ vớingười khác giới, đi song song với họ, đi trước hay đi sau đều không gặp vấn đề gì Đàn ông là người mở cửa, phụ nữ là người vào nhà trước, tuynhiên không giống như nhiều quốc gia khác, ở đây nếu bạn giúp phụ nữ cởi áo khoác ngoài, sẽ bị coi là khiếm nhã
Không ngồi ngả nghiêng, gác chân lên các đồ vật trong nhà Đối với người Angôla hướng đế giày hay để lộ lòng bàn chân vào người khác làhành vi bất lịch sự Theo phong tục ở đây, khi gặp người lớn tuổi phải bỏ mũ ra chào
Khi ngồi bạn có thể đung đưa cẳng chân nhưng không nên giậm chân lên sàn nhà
Trang 8Theo phong tục của người Angôla, khi ăn, có thể dùng tay phải, tay trái hay cả hai tay để ăn nhưng không dùng tay trái để tặng hay chuyển quàcho người khác Người Angôla rất thích nói chuyện trong khi ăn Bạn có thể hỏi người đối thoại về chồng, vợ, thậm chí tuổi tác của họ, đàm luận
về thời tiết, thời trang, nghệ thuật, gia đình, tín ngưỡng, chính trị, ẩm thực, thể thao
Người Angôla cho phép hút thuốc lá nơi công cộng, nhưng cấm ăn uống trên đường phố
Có thể huýt sáo, hôn nhau, cho con bú nơi công cộng nhưng hành vi khạc nhổ và uống rượu say xỉn nơi công cộng, chửi rủa nơi đông người làcực kỳ khiếm nhã ở đất nước này
Đất nước Angôla không cấm việc phân phát ấn phẩm tôn giáo trên hè phố, tuy nhiên không nên thuyết giảng tôn giáo nơi đông người, còn việccầu nguyện công khai tại các khu vực không được chỉ định thì bị chính quyền địa phương cấm
Người Angôla rất khó chịu với hành vi nhai kẹo cao su hay đeo kính đen tại các trụ sở làm việc, bởi theo quan niệm của họ nó biểu hiện thái độkhông tận tâm với công việc
Không nên chải tóc, tỉa tót móng chân, móng tay nơi công cộng, đặc biệt người Angôla rất khó chịu với những người thích phô trương sự giàu
có của bản thân
Có thể đi chân không, đi dạo với vật nuôi, sơn vẽ trên tường nhưng đừng nhảy múa, trượt patanh trên hè phố
Đất nước Angôla nghiêm cấm xả rác bừa bãi
Theo phong tục truyền thống của người dân nơi đây, bất kể ai cũng không được tắm khỏa thân nơi công cộng
Có thể chụp ảnh nhà thờ, tượng đài, cầu cảng, tòa nhà trung tâm… Người dân địa phương cũng không cảm thấy phiền hà nếu bạn chụp ảnh họ
mà không xin phép Tuy nhiên không nên chụp ảnh nhà ga, sân bay, trạm xe buýt
Hành vi vẩy tàn thuốc lên sàn nhà với người Angôla là cực kỳ khiếm nhã, vì vậy nếu đến đất nước này bạn không nên có hành động như vậy.Đàn ông xăm hình đối với người Angôla là chuyện bình thường nhưng họ không thích đàn ông dùng son môi, đeo khuyên tai, để tóc lọn dài, tếttóc, phục trang giống phụ nữ, cởi trần, sơn vẽ móng chân, móng tay
Cấm đốt quốc kỳ, hủy hoại tiền tệ, cũng không nên phục trang giống quân sĩ trong quân đội
BÊNANH
I Giới thiệu về đất nước Bênanh
Trang 9Bênanh là quốc gia ở Tây Phi, có biên giới giáp với Tôgô, Buakina Faxô, Nigiê, Nigiêria, vịnh Ghinê Bênanh có diện tích là 114.760km2 Trảidài giữa sông Nigiê ở phía bắc và eo Bênanh ở phía nam, cao độ của Bênanh hầu như bằng nhau trên toàn đất nước Đa phần dân số sống tại nhữngđồng bằng ven biển phía nam, nơi có những thành phố lớn nhất nước Phía bắc đất nước đa phần gồm đồng cỏ và cao nguyên bán khô cằn.
Khí hậu Bênanh nóng và ẩm với lượng mưa khá nhỏ so với các nước Tây Phi khác, dù có hai mùa mưa (tháng 4 đến tháng 6 và tháng 9 đếntháng 11) Trong mùa đông gió bụi hatmattan có thể khiến nhiệt độ buổi đêm lạnh hơn
Theo ước tính năm 2005, dân số Bênanh có khoảng 7.460.000 người với mật độ dân số trung bình khoảng
66 người/km2 Ngôn ngữ chính thức của quốc gia là tiếng Pháp Tín ngưỡng bản xứ có số lượng tín đồ đông nhất, chiếm 70% dân số, đạo Hồichiếm 15% dân số, đạo Thiên Chúa chiếm 15% dân số
II Những điều cấm kỵ trong đời sống văn hoá xã hội của người Bênanh
Bắt tay là cử chỉ chào hỏi thông thường khi gặp nhau ở Bênanh, nhưng chú ý bắt tay tất cả mọi người khi đến và khi tạm biệt Khi bắt tay nếubạn muốn có thể dùng cả hai tay, hoặc vừa bắt tay vừa cúi chào nhẹ
Khoảng cách giao tiếp của người Bênanh thường gần hơn các nước khác trong khu vực, vì vậy nếu là du khách thì đừng cảm thấy khó chịu nếungười dân địa phương đứng rất gần bạn khi nói chuyện Giao tiếp bằng mắt phải thể hiện sự chân thành, cũng đừng bất ngờ nếu họ hôn má bạn.Theo phong tục của người Bênanh, khi ăn, nên dùng tay phải, không nên dùng tay trái hoặc cả hai tay, cũng không dùng tay trái để tặng haychuyển quà cho người khác
Khi được mời đến nhà người Bênanh thì phải bỏ mũ trước khi bước vào ở quốc gia này nhường phụ nữ vào nhà trước không phải là điều bắtbuộc trong nghi lễ giao tiếp
Không nên ngồi bệt trên sàn nhà Khi ngồi tránh ngồi nghiêng ngả, gác chân lên bàn, ghế, đồ vật, hướng đế giày vào người khác bởi đó là hành
vi khiếm nhã
Có thể hút thuốc lá, ăn uống trên hè phố, cũng chẳng có ai trách cứ nếu khạc nhổ hay chửi rủa nơi công cộng, cho con bú nơi đông người Tuynhiên không nên hôn nhau nơi công cộng hay biểu lộ tình cảm đôi lứa nơi đông người
Đất nước Bênanh cho phép nhảy múa trên đường phố, nơi công cộng, nhưng tránh trượt patanh trên hè phố
Khi đến đất nước Bênanh không nên chơi cờ bạc vì hoạt động cờ bạc bị chính phủ cấm
Người Bênanh không sử dụng ống nhòm, ngoại trừ tại các khu thể thao phức hợp, vì theo quan niệm của người dân đất nước này, sử dụng ốngnhòm là có hành vi mờ ám, không rõ ràng
Có thể chụp ảnh người dân địa phương mà không cần xin phép trước, tuy nhiên theo phong tục ở đây thì không được chụp ảnh sân bay, ga xelửa, bến xe buýt, nhà thờ, thánh đường Do Thái
Đàn ông Bênanh có thể xăm hình, nhưng họ rất khó chịu với những người đàn ông dùng son môi hay phục trang giống phụ nữ
Trang 10Hỉ mũi nơi công cộng hay trước mặt người khác là hành vi khiếm nhã.
Người Bênanh quan niệm khi nói chuyện với người lớn mà ngồi vắt chân là cực kỳ vô lễ
Đất nước Bênanh nghiêm cấm việc đốt quốc kỳ, tránh hủy hoại tiền tệ
Người Bênanh rất kỵ việc người dân bình thường ăn mặc giống như quân sĩ trong quân đội
BÔTXOANA
I Giới thiệu về đất nước Bôtxoana
Bôtxoana là quốc gia ở Nam Phi có biên giáp với Zămbia, Zimbabuê, Nam Phi, Namibia Bôtxoana có diện tích 581.730km2, trong đó 80%lãnh thổ thuộc hoang mạc Kalahari Trung tâm đất nước Bôtxoana là bồn địa Kalahari có khu vực đầm lầy Ôkavangô nổi tiếng về động vật hoangdã
khí hậu nhiệt đới Nhiệt độ trung bình tháng 1 từ 210C đến 270C, tháng 7 là 160C Lượng mưa trung bình từ
500 - 600mm/năm ở phía bắc và phía đông, dưới 250mm/năm ở Kalahari
Theo ước tính năm 2003, dân số Bôtxoana có khoảng 1.573.267 người với mật độ dân số trung bình khoảng 2,7 người/km² Ngôn ngữ chínhthức của quốc gia là tiếng Anh và Bantu Tín ngưỡng địa phương có số lượng tín đồ đông nhất, chiếm 55% dân số, đạo Cơ Đốc chiếm 27,5% dân
số, đạo Tin Lành chiếm 13,5% dân số, đạo Thiên Chúa chiếm 4% dân số
II Những điều cấm kỵ trong đời sống văn hoá xã hội của người Bôtxoana
Đừng ngạc nhiên nếu người dân đất nước này hôn má bạn khi gặp nhau lần đầu hay đứng quá gần bạn khi nói chuyện, đơn giản đây là phongtục địa phương Vì vậy bạn đừng phản ứng nếu không sẽ bị coi là không lễ độ Người Bôtxoana rất coi trọng giao tiếp bằng mắt khi nói chuyện, vìvậy hãy dùng cử chỉ mắt cho phải phép để không bị hiểu nhầm
Bắt tay là phong tục chào hỏi khi gặp nhau ở Bôtxoana nhưng chú ý bắt tay với tất cả mọi người khi đến và khi ra về, đừng bỏ qua người nào
Có thể dùng một tay, hai tay khi bắt tay hoặc vừa bắt tay vừa cúi chào nhẹ đều được
Trang 11Theo phong tục truyền thống của người Bôtxoana, khi ăn cơm nên ăn bằng tay phải, đừng dùng tay trái hay cả hai tay, tránh dùng tay trái đểtặng hay chuyển quà cho người khác, nếu không muốn bị coi là vô lễ.
Khác với nhiều nước, ở Bôtxoana có thể nói chuyện với người lớn trong tư thế ngồi vắt chân, nhưng không được đứng chống nạnh, thọc tayvào túi quần, đội mũ khi nói chuyện
Khi được mời làm khách ở nhà người Bôtxoana nên bỏ mũ, cởi giày trước khi vào nhà
Đối với người Bôtxoana sẽ không có rắc rối gì nếu bạn muốn nói chuyện trong khi ăn, bạn có thể hỏi người đối thoại về chồng hay vợ của họ,tuổi tác của họ, nói chuyện về thời tiết, nghệ thuật, du lịch, tín ngưỡng, chính trị nhưng tránh nói chuyện về giới tính
Đối với người Bôtxoana, hút thuốc lá, ăn uống trên hè phố là những hành động bình thường nhưng không nên khạc nhổ nơi đông người, hỉ mũinơi công cộng hay trước mặt người khác vì đó là những cử chỉ khiếm nhã
Có thể huýt sáo, hôn nhau ở nơi công cộng nhưng không nên chửi rủa nơi đông người vì người Bôtxoana cho hành vi đó là biểu hiện của sự vôvăn hóa
Đất nước Bôtxoana cho phép đeo kính đen bên trong trụ sở làm việc nhưng đừng nhai kẹo cao su trong văn phòng làm việc, muốn nhai kẹo cao
su hãy ra bên ngoài
Người Bôtxoana ưa sự kín đáo vì vậy họ không thích những người phô trương sự giàu có
Đất nước Bôtxoana nghiêm cấm xả rác bừa bãi, cấm sơn vẽ bậy trên tường, cấm cờ bạc, mại dâm
Khi hút thuốc lá, tránh vẩy gạt tàn thuốc lên sàn nhà Phụ nữ không nên hút thuốc nơi công cộng
Đàn ông Bôtxoana có thể để tóc lọn dài, cởi trần nhưng tránh dùng son môi, đeo khuyên tai, xăm hình, tết tóc, sơn vẽ móng chân móng tay, ănmặc giống nữ giới
Khi đi bộ, nam giới và nữ giới đi song song, nam đi trước nữ đi sau hay ngược lại đều được Nhưng nam giới nên mở cửa cho nữ giới, để nữgiới vào nhà trước, giúp họ cởi áo khoác ngoài
Đất nước Bôtxoana nghiêm cấm đốt quốc kỳ, hủy hoại tiền tệ
Đối với người Bôtxoana có thể giậm chân xuống sàn nhà, thoải mái ngồi bệt trên sàn nhà nhưng không nên gác chân lên bàn, ghế hay các đồvật trong nhà Khi ngồi, không nên để lộ lòng bàn chân hay đung đưa cẳng chân, người Bôtxoana cho đó là hành vi thiếu tôn trọng người đối diện
Để vẫy gọi ai đó cử chỉ đúng là đưa tay lên, lòng bàn tay hướng ra phía ngoài, các ngón tay vẫy lên, vẫy xuống Các kiểu vẫy gọi khác đềukhông đúng
Trang 12BUAKINA FAXÔ
I Giới thiệu về đất nước Buakina Faxô
Buakina Faxô là quốc gia nội lục ở Tây Phi, có biên giới giáp với Nigiê, Bênanh, Tôgô, Gana, Côt Đivoa, Mali Buakina Faxô có diện tích274.400km2 Địa hình Buakina Faxô chủ yếu là đồng bằng, với một ít đồi ở phía tây và đông nam
Buakina Faxô có khí hậu xích đạo điển hình với hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô Mùa mưa có lượng mưa đo được trung bình từ 600 đến900mm Còn vào mùa khô, gió hatmatan từ Xahara thổi tới mang theo hơi nóng Mùa mưa có thể kéo dài xấp xỉ khoảng bốn tháng, từ tháng 6 tớitháng 9 Mùa mưa ở miền Bắc ngắn hơn
Theo thống kê tháng 7 năm 2006, dân số của Buakina Faxô có 13.903.000 người với mật độ dân số trung bình khoảng 50 người/km2 Ngôn ngữchính thức của quốc gia là tiếng Pháp; 90% dân số nói tiếng thuộc họ Xuđăng Tín ngưỡng bản xứ có số lượng tín đồ đông nhất, chiếm 40% dân số,đạo Hồi chiếm 50% dân số, đạo Thiên Chúa chiếm 10% dân số
II Những điều cấm kỵ trong đời sống văn hoá xã hội của người Buakina Faxô
Bắt tay là phong tục chào hỏi thông thường khi gặp nhau, nhưng phải bắt tay với tất cả mọi người khi đến và khi ra về, không được bỏ quangười nào Khi bắt tay có thể dùng một tay, hai tay, vừa bắt tay vừa cúi chào đều được Đối với người lớn tuổi nên cúi chào họ Khi bắt tay, phụ nữBuakina Faxô thường không đưa tay ra trước, mà đàn ông phải là người chủ động đưa tay ra trước
Khoảng cách giao tiếp của người Buakina Faxô thường gần hơn các nước khác vì vậy đừng ngạc nhiên nếu họ đứng rất gần bạn khi nói chuyệnhay hôn má bạn, đơn giản đây là phong tục địa phương Người dân địa phương không có thói quen giao tiếp bằng mắt, vì vậy nếu thường xuyênnhìn thẳng vào mắt họ có thể bị coi là thô lỗ
Người Buakina Faxô có thể thoải mái ngồi bệt trên sàn nhà nhưng không được gác chân lên bàn, ghế hay giậm chân lên sàn Khi ngồi, có thểđung đưa cẳng chân nhưng không nên để lộ lòng bàn chân, hướng đế giày vào người khác bởi đó là hành vi thiếu tôn trọng người đối diện
Đầu được coi là bộ phận thiêng liêng trên cơ thể vì vậy có thể vỗ nhẹ vào lưng, mông, nhưng đừng đụng chạm vào đầu người khác
Khi nói chuyện với người lớn tuổi, người Buakina Faxô có thể ngồi vắt chân, không nhất thiết phải bỏ mũ, nhưng không được đứng chốngnạnh
Trang 13Theo phong tục của người Buakina Faxô khi ăn nên dùng tay phải, đừng dùng tay trái hay cả hai tay; tránh dùng tay trái để tặng hay chuyển quàcho người khác.
Có thể hút thuốc lá nhưng khi hút không được vẩy gạt tàn xuống nền nhà, cấm khạc nhổ, hỉ mũi và chửi rủa nơi công cộng bởi đó là hành vikhiếm nhã
Hôn nhau nơi công cộng thì được nhưng người Buakina Faxô không huýt sáo nơi công cộng
Đất nước Buakina Faxô không cấm phân phát ấn phẩm tôn giáo, truyền đạo trên hè phố, nhưng không nên cầu nguyện công khai tại những nơikhông được chỉ định
Theo quy định của đất nước Buakina Faxô thì không được dắt thú nuôi đi dạo trên các tuyến phố chính
Người dân đất nước này không thích những người phô trương, khoe khoang sự giàu có của bản thân
Đất nước Buakina Faxô nghiêm cấm xả rác bừa bãi, cấm sơn vẽ bậy trên tường, cấm tắm khỏa thân nơi đông người
Khác với những nước khác, ở Buakina Faxô chơi cờ bạc tự do nhưng cấm các hoạt động mại dâm
Đến đất nước Buakina Faxô có thể chụp ảnh người dân địa phương mà không cần xin phép họ, có thể chụp ảnh nhà thờ, thánh đường Do Thái,các cây cầu, tuy nhiên không được phép chụp ảnh sân bay, nhà ga, bến xe buýt, các tòa nhà công cộng
Theo phong tục của người Buakina Faxô, đàn ông nên là người mở cửa cho phụ nữ, tuy nhiên không nên giúp phụ nữ cởi áo khoác ngoài, bởi
có thể bị cho là có hành vi sàm sỡ
Khi đến đất nước Buakina Faxô bạn có thể tự do thoải mái đàm luận về các lĩnh vực như chính trị, tôn giáo, kinh tế, hỏi người Buakina Faxô
về tuổi tác, gia đình… nhưng không nên bàn luận các chủ đề thuộc về giới tính
Không nên phục trang giống binh sĩ trong quân đội, hoặc quần áo có màu sắc, dấu hiệu tương ứng với quốc kỳ
Con gái dân tộc Buxi của Buakina Faxô kết hôn rất sớm, nhưng đến khi trưởng thành tức là khi tổ chức lễ thành niên xong mới được tổ chứchôn lễ, động phòng với chồng Lễ chúc mừng cô gái thành niên được tổ chức rất long trọng, cô gái được xăm mặt xanh để nói lên cô gái đã trưởngthành Con trai thành niên được đánh dấu bằng con thú săn được đầu tiên Nếu anh ta không săn được con thú thì vẫn bị coi là trẻ con, không được
tổ chức đám cưới
CAMƠRUN
I Giới thiệu về đất nước Camơrun
Trang 14Camơrun, tên chính thức Cộng hòa Camơrun, là một nước cộng hòa nhất thể tại miền trung châu Phi Nằm bên vịnh Ginê, Camơrun giáp giớicác nước Nigiêria, Sat, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Côngô, Gabông và Ghinê xích đạo Diện tích của Camơrun là 475.400km2 Ven biểnCamơrun là đồng bằng thấp, phía tây nam có khối núi lửa, phía bắc có cao nguyên núi lửa, gần hồ Sat là đồng bằng, phần trung tâm Camơrun làsơn nguyên Ađamaua.
Phần lớn lãnh thổ Camơrun có khí hậu xích đạo, phía bắc là khí hậu cận xích đạo gió mùa Nhiệt độ trung bình năm của cả nước từ 22 đến
28oC, phía bắc từ 26 đến 33oC, vùng núi phía nam từ 19 đến 22oC
Theo điều tra năm 2003, dân số Camơrun đạt 15,746 triệu người với mật độ dân số trung bình 34 người/km², phần lớn là người Bantu Ngônngữ chính thức của quốc gia là tiếng Pháp, Anh Tín ngưỡng địa phương, đạo Kitô, đạo Hồi là những tôn giáo có số lượng tín đồ đông ở Camơrun
II Những điều cấm kỵ trong đời sống văn hoá xã hội và lễ tết của người Camơrun
1 Những điều cấm kỵ theo quan niệm dân gian
Người Mukhapô ở phía đông Camơrun trong vòng nửa năm sau khi kết hôn có rất nhiều điều phải kiêng kỵ: không được đốt lửa làm cơm trongbếp của mình, phải nấu trong bếp của mẹ chồng; phải tuyệt đối phục tùng mẹ chồng; không được đến nơi tổ chức nghi thức gieo hạt ngô; khôngđược sờ vào kho lương thực của bố chồng; tuyệt đối không được gặm xương trước mặt bố mẹ chồng; không được ăn cá, vịt và tôm Đến tháng thứsáu sau khi kết hôn, mẹ chồng sẽ làm bữa cơm thịnh soạn mời con dâu ăn, các cô em chồng tiếp thức ăn cho chị dâu, ăn cơm xong tất cả mọi điềukiêng kỵ đều được xóa bỏ, địa vị của cô con dâu trong nhà cũng được thay đổi từ đó
Đám tang ở Camơrun được xem như một dịp để tổ chức lễ lạt Lễ chôn cất được tiến hành vào buổi sáng, đó là một sự kiện long trọng đượctiến hành để thể hiện sự kính trọng đối với người đã khuất Buổi chiều thường được dành để cho bà con thân thuộc của người chết tụ họp với nhau.Các thành viên trong gia đình tụ họp mỗi người mang theo một ít rượu dừa hòa lẫn chung với nhau trong một bình lớn Sau đó, những người tham
dự cùng nhau uống thứ rượu được hòa chung đó như một cách biểu hiện sự đồng lòng của họ, vừa để tỏ lòng kính trọng người chết, vừa để xácđịnh cùng nhau rằng cuộc sống vẫn đang tiếp tục Trong tang lễ mọi người không được phép khóc mà phải thể hiện sự vui vẻ
Trong nền văn hóa truyền thống của người Bamileke của Camơrun, chỉ có tù trưởng và những nhân vật có địa vị cao mới được phép đeo mặt
nạ hình đầu voi trong các lễ hội và các dịp thờ cúng Ngoài ra không ai được phép đeo Con voi được coi là một trong những con thú hùng mạnhnhất của vùng đất này, là biểu tượng cho địa vị và của cải của các tù trưởng địa phương và các ông vua Trong một vài truyền thuyết, vị tù trưởng
có một quyền năng thần kỳ: có thể biến thành voi Vì vậy voi rất được tôn trọng, không ai được giết hoặc làm hại đến voi
Người Camơrun không thích màu đen, họ coi màu đen là điềm xấu vì vậy trong những dịp lễ tết, hội hè hoặc những ngày quan trọng họ tránhmặc màu đen
2 Những điều cấm kỵ trong văn hoá ứng xử
Trong giao tiếp, khi bắt tay, phụ nữ Camơrun không đưa tay ra trước
Trang 15Trong giao tiếp, người Camơrun có thể dùng một tay hoặc cả hai tay để bắt tay Nhưng họ không thích hành động vừa bắt tay vừa cúi chào.
lời mời của họ Nếu tặng quà cho người Camơrun nên tặng quà ở những chỗ riêng tư
Như ở nhiều nước khác, ở Camơrun tư thế ngồi rất quan trọng, đặc biệt là đối với phụ nữ Hãy giữ thẳng hai bàn chân trên mặt sàn, tránh ngồinghiêng ngả hoặc gác chân lên bàn ghế
Trong khi trò chuyện với người Camơrun tránh hỏi về tuổi tác của họ
Tránh dùng tay trái hay dùng cả hai tay khi ăn, hãy dùng tay phải Cũng tránh tặng quà hay chuyển đồ vật cho ai đó bằng tay trái
ở Camơrun, việc hút thuốc, uống rượu ở nơi công cộng là chuyện bình thường nhưng hành động khạc nhổ hay say xỉn nơi công cộng thì trái vớithuần phong mỹ tục
Có thể cười lớn nếu muốn nhưng không nên huýt sáo hay nháy mắt để thu hút sự chú ý hay yêu cầu ai đó làm việc gì
Để bày tỏ sự thân mật, có thể xoa đầu, vỗ vào lưng người khác, nhưng tuyệt đối tránh vỗ vào mông họ
Việc truyền đạo trên đường phố được chấp nhận, nhưng việc công khai cầu nguyện nơi công cộng thì không được ủng hộ
Tránh nhai kẹo cao su, đeo kính râm tại công sở, nhưng ở nơi công cộng thì không sao
Không nên khiêu vũ hay trượt patanh trên hè phố
Cấm sơn vẽ bậy trên tường
Cấm mặc trang phục giống quân đội
Không nên sử dụng ống nhòm ở nơi công cộng, ngoại trừ tại sân vận động
Đừng chụp ảnh người Camơrun khi chưa có sự đồng ý của họ Lưu ý không chụp ảnh sân bay, cầu, các tòa nhà công cộng
Nam giới sẽ bị coi là lố bịch nếu sử dụng son môi, sơn vẽ móng tay, để lộ các hình xăm, mặc quần áo giống nữ giới, để tóc cuốn lọn dài hay tếttóc Tuy nhiên việc đeo khuyên tai thì được chấp nhận
Hỉ mũi nơi công cộng hay trước mặt người khác không hề gây phiền hà cho ai cả, nhưng khi nói chuyện với người lớn tuổi, không nên đội mũ,chống hai tay vào hông hay ngồi lắc lư cẳng chân Cũng không nên đút tay vào túi quần khi nói chuyện với mọi người
Tránh chỉ ngón tay với thái độ thiếu thiện chí nơi công cộng
Về ngôn ngữ cử chỉ, ở Camơrun bạn có thể dùng các dấu hiệu hàm ý "OK" nhưng không nên dùng dấu hiệu chữ "V" với hàm ý chiến thắng
3 Lễ hội Lêla
Lễ hội Lêla của người Bali ở miền tây Camơrun được cử hành hàng năm Lễ hội được tổ chức trong tháng 12 và kéo dài 4 ngày liền Lễ hộinày là một sự kiện rất quan trọng đối với các thành viên trong cộng đồng người Bali Với những người Bali nào sống và làm việc xa gia đình đếnngày này cũng tìm mọi cách để trở về nhà tham gia lễ hội Đó là thời gian đoàn tụ gia đình và gặp gỡ bạn bè cũ để thắt chặt thêm tình bằng hữu Vị
tù trưởng là trung tâm của sự chú ý trong suốt những ngày diễn ra lễ hội Trong ngày đầu tiên ông ta cưỡi trên lưng ngựa đến con sông gần làng để
Trang 16hiến tế một con gà, dân làng xếp thành hàng đi theo ông ta Nếu tất cả mọi chuyện đều tốt đẹp thì các vị thầy bói sẽ khẳng định rằng các thần linh
đã hài lòng và lễ hội có thể bắt đầu Những ngày tiếp theo sẽ tràn đầy các màn nhảy múa, tiệc tùng và các cuộc thi bắn súng Mọi người đều diệnnhững bộ quần áo đẹp nhất của mình tham gia lễ hội
CAP VE
I Giới thiệu về đất nước Cap Ve
Cap Ve là quốc gia ở phía tây bờ biển Tây Phi, trên các đảo: Xao Tiagô, Fôgô, Maiô… Cap Ve có diện tích 4.033km2 Cap Ve gồm các đảo cónguồn gốc núi lửa, độ cao tới 2.829m
Cap Ve có khí hậu ôn hòa, mùa hè khô, ấm, mưa ít và thời tiết rất thất thường Nhiệt độ trung bình năm từ 220C đến 270C Lượng mưa trungbình năm từ 100 đến 300 mm
Theo ước tính năm 2005, dân số của Cap Ve có khoảng 418.000 người với mật độ dân số trung bình khoảng 106 người/km2 Ngôn ngữ chínhthức của quốc gia là tiếng Bồ Đào Nha Đạo Thiên Chúa là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất, chiếm 95,9% dân số
II Những điều cấm kỵ trong đời sống văn hoá xã hội của người Cap Ve
Bắt tay là thói quen giao tiếp thông thường khi gặp nhau của người Cap Ve, nhưng theo phong tục thì cấm phụ nữ chủ động đưa tay ra trước
mà nam giới phải chủ động đưa tay ra trước Nên bắt tay với tất cả mọi người khi đến và khi ra về Khi bắt tay có thể vừa bắt tay vừa cúi chàonhưng đừng dùng hai tay để bắt tay
Khoảng cách giao tiếp của người Cap Ve thường gần hơn các nước khác vì vậy đừng ngạc nhiên nếu người Cap Ve đứng gần bạn khi nóichuyện Họ cũng thường xuyên nhìn thẳng vào mắt bạn - đây là biểu hiện của sự thành thật, khi gặp nhau nhiều người sẽ hôn má bạn theo phongtục truyền thống ở đây, vì vậy bạn đừng né tránh nếu không sẽ bị coi là bất lịch sự
Khi nói chuyện với người Cap Ve có thể bàn luận về các lĩnh vực xã hội nhưng đừng hỏi tuổi tác của người Cap Ve vì theo quan niệm của họtuổi tác là bí mật riêng của bản thân
Khi đi bộ cùng nhau, nam giới và nữ giới Cap Ve có thể đi song song, nam đi trước nữ theo sau và ngược lại đều được Nhưng đàn ông nên làngười mở cửa cho phụ nữ bước vào nhà trước, giúp phụ nữ cởi áo khoác ngoài Khi vào nhà người Cap Ve phải bỏ mũ
Khi nói chuyện với người lớn tuổi, không đứng chống nạnh, đút tay vào túi quần nếu không muốn bị coi là vô lễ
Trang 17Khi được mời đến nhà người Cap Ve ăn cơm, có thể dùng tay trái hay tay phải để ăn nhưng không được dùng cả hai tay; cũng không dùng taytrái để tặng hay chuyển quà, đồ vật cho người khác
Đất nước Cap Ve cho phép hút thuốc, ăn uống trên hè phố nhưng đừng vẩy gạt tàn thuốc lên sàn nhà, khạc nhổ, huýt sáo, chửi rủa, hôn nhaucông khai nơi công cộng, cũng không nên cho con bú nơi công cộng vì đó là hành vi khiếm nhã
Có thể ngồi bệt trên sàn nhà hay gác chân lên bàn ghế, nhưng khi ngồi không nên để lộ lòng bàn chân, đung đưa cẳng chân hay giậm chân lênsàn nhà, người khác sẽ cho đó là hành vi thiếu tôn trọng họ
Có thể phân phát ấn phẩm tôn giáo, truyền đạo trên hè phố, nhưng không nên cầu nguyện công khai tại những nơi không được chỉ định
Có thể đeo kính đen bên trong trụ sở làm việc nhưng đừng nhai kẹo cao su trong văn phòng, nếu muốn nhai người Cap Ve khuyên bạn hãy rangoài
Đất nước Cap Ve cho phép trượt patanh trên đường phố nhưng không nên nhảy múa nơi công cộng Cũng không nên chải tóc, tỉa tót móng chân,móng tay nơi đông người
Khi đến Cap Ve, không nên xả rác bừa bãi Đất nước này rất nghiêm khắc vì vậy họ cấm mại dâm, cấm sở hữu các tài liệu khiêu dâm, cấm chơi
Đất nước Cap Ve nghiêm cấm đốt quốc kỳ, hủy hoại tiền tệ
Người Cap Ve coi số 13 là số không may mắn Trong yến tiệc không bao giờ 13 người ngồi cùng một bàn Mọi việc liên quan đến số 13 ngườidân đều tìm cách tránh
Đất nước Cap Ve cấm phục trang có các màu sắc, họa tiết giống như quốc kỳ, cấm phục trang giống binh sĩ trong quân đội
Theo phong tục của người Cap Ve, cấm đụng vào đầu, vỗ lưng, mông người khác, cũng không nên có các tiếp xúc vào cơ thể người khác cho
dù không có chủ định
Trang 18I Giới thiệu về đất nước Cộng hoà dân chủ Côngô
Cộng hòa dân chủ Côngô là một quốc gia ở Trung Phi Quốc gia này có biên giới với Cộng hòa Trung Phi và Xuđăng ở phía bắc; Uganđa,
Ruanđa, Burunđi, Tanzania ở phía đông; Zămbia và Angôla ở phía nam; Cộng hòa Côngô ở phía tây Diện tích của nước Cộng hòa dân chủ Côngô
II Những điều cấm kỵ trong đời sống văn hoá xã hội của người dân nước Cộng hoà dân chủ Côngô
Người Côngô kiêng đàm luận về phụ nữ sinh con Bởi vì họ cho rằng như vậy sẽ nguy hiểm đến sinh mạng của đứa trẻ sắp chào đời Đứa trẻsau khi sinh tuần thứ nhất, sản phụ phải ở trong phòng, không được bước chân ra ngoài, và phải đốt một đống lửa liên tục trong 7 đêm liền, khôngđược để tắt để tránh tai họa cho cả mẹ và con
Ăn uống là một tập tục xã hội quan trọng ở đây, và người ta thường xét đoán văn hoá của người khách qua cung cách ăn uống của họ Vì vậy,nếu gia chủ ăn bằng tay, bạn cũng làm như thế, nhưng chỉ được dùng tay phải để ăn, không dùng tay trái
Có thể hút thuốc thậm chí khạc nhổ nơi công cộng, nhưng việc ăn uống khi đi trên đường phố thì bị cấm
ở Cộng hòa dân chủ Côngô người ta cấm nữ giới hút thuốc nơi công cộng Họ cũng không có thiện cảm với nữ giới mặc váy ngắn, quần soóc haybikini Việc nam nữ nắm tay nhau khi đi trên phố cũng không được hoan nghênh, thậm chí là bị cấm Tương tự, nam giới và nữ giới cũng nên tránhbắt tay nhau khi gặp gỡ Tuy nhiên cũng giống như các nước khác, nam giới luôn là người mở cửa cho nữ giới
Khi nói chuyện với người lớn, không nên chống hai tay vào hông, không nên ngồi ngả nghiêng, lắc lư cẳng chân, nếu đội mũ thì phải bỏ ra
Trang 19Không nên say xỉn hay chửi rủa người khác, cũng không nên chải tóc, cắt tỉa móng chân, móng tay hay huýt sáo nơi công cộng
Người Côngô không hôn nhau nơi công cộng
Việc truyền đạo trên đường phố được chấp nhận ở Côngô, nhưng không được phép cầu nguyện công khai nơi công cộng
Trên hè phố, cho phép trượt patanh nhưng cấm khiêu vũ
Việc tắm khỏa thân là trái với thuần phong mỹ tục của người Côngô
Cấm xả rác, cấm sơn vẽ bậy trên tường, cấm các hình thức chơi cờ bạc
khi chưa có sự đồng ý của họ Cấm chụp ảnh sân bay, tượng tôn giáo
Nam giới tuyệt đối tránh sử dụng son môi, sơn vẽ móng tay, để lộ các hình xăm, đeo khuyên tai, mặc quần áo giống nữ giới, tết tóc hay để tóccuốn lọn dài
I Giới thiệu về đất nước Côt Đivoa
Cộng hòa Côt Đivoa hay còn gọi là Bờ Biển Ngà là một quốc gia nằm ở Tây Phi Quốc gia này có biên giới giáp với Libêria, Ghinê, Mali,Buakina Faxô, Gana và nằm bên cạnh vịnh Ghinê về phía nam Diện tích của Côt Đivoa là 322.463km2 Phía nam Côt Đivoa là đồng bằng, phíabắc là cao nguyên, phía tây là núi Đan
Côt Đivoa có khí hậu cận xích đạo phần lớn ở phía bắc và xích đạo ở phía nam Nhiệt độ trung bình từ 250C đến 30oC ở phía bắc, 270C đến
280C ở phía nam
Theo ước lượng năm 2005, dân số Côt Đivoa khoảng 17.298.040 người với mật độ dân số trung bình là 54 người/km² Ngôn ngữ chính thứccủa quốc gia là tiếng Pháp Đạo Hồi là tôn giáo có số lượng tín đồ lớn nhất, chiếm 38,7% dân số Côt Đivoa, tiếp theo là đạo Thiên Chúa chiếm20,8% và các tín ngưỡng tôn giáo khác
II Những điều cấm kỵ trong đời sống văn hoá xã hội của người Côt Đivoa
ở khắp nơi trên đất nước Côt Đivoa, đến đâu cũng trông thấy những bộ trang phục dân tộc đính vỏ trai nhỏ màu trắng, và thêu dệt các hình với
đủ màu sắc rực rỡ ở vùng tập trung người Cămnuphu, mỗi khi năm mới đến, nữ thanh niên phải có y phục và đồ trang sức làm bằng vỏ trai màutrắng mới được phép tham gia nhảy "múa Inxilung" trong ngày Tết Vào ngày Tết, nam thanh niên phải có vật trang sức làm bằng vỏ trai đeo trênđầu hoặc đeo ở thắt lưng Nếu không sẽ không được nữ thanh niên nói chuyện cùng
Người thừa kế ở các gia đình người Côt Đivoa phải không có bệnh tật và thói quen xấu Người mắc bệnh tâm thần phân liệt và nghiện rượu
thừa kế Người thừa kế hợp pháp không được bỏ quyền thừa kế
Trang 20Khi đến Côt Đivoa, phải tuyệt đối tránh nói đến những vấn đề có liên quan đến chính trị trừ khi đã có mối quan hệ tương đối gần gũi với người
đó Nếu có ai đó hỏi quan điểm của bạn về tình hình chính trị của Côt Đivoa, phải hết sức khôn khéo và thận trọng hoặc đơn giản hơn chỉ cần nóibạn không biết nhiều về những chuyện đang xảy ra nên không thể trình bày quan điểm về vấn đề này Tránh nói bất cứ điều gì được xem là chỉtrích đất nước Côt Đivoa, từ tập quán, truyền thống đến văn hoá, kinh tế hay chính trị, xã hội Tránh so sánh Côt Đivoa với nước bạn vì có thểkhiến người Côt Đivoa hiểu rằng mọi thứ ở nước bạn đều tốt hơn ở Côt Đivoa
Nam và nữ được phép nói chuyện thoải mái với nhau Mặc dù hiếm khi xảy ra những điều khó chịu, nhưng phải tránh nói tục nơi công cộng,tránh chỉ tay vào người bạn đang nói chuyện vì đó là những cử chí khiếm nhã
Trang 21I Giới thiệu về đất nước Cômo
Cômo là quốc gia nằm trên quần đảo Cômo thuộc ấn Độ Dương, có diện tích 1.862.000km2 Quần đảo Cômo gồm ba đảo chính: Cômo Lớn,Ăngjuăng, Môhêli Một số đảo ở Cômo là núi lửa còn hoạt động Xung quanh các đảo có những bãi san hô
Cômo có khí hậu nhiệt đới biển; mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 5 Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000 đến 3.000mm
Theo ước tính năm 2000, dân số Cômo có khoảng 578.000 người với mật độ dân số trung bình khoảng 295 người/km2 Ngôn ngữ chính thứccủa quốc gia là tiếng Cômo, tiếng Pháp, tiếng Arập Đạo Hồi là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất, chiếm 99,3% dân số
II Những điều cấm kỵ trong đời sống văn hoá xã hội của người Cômo
1 Những điều cấm kỵ theo tín ngưỡng tôn giáo
Phần lớn người dân đảo Cômo theo đạo Hồi nên họ có những quy định trong ăn uống Nguồn cung cấp thịt chủ yếu là thịt bò, thịt dê, cừu và
thịt gà Nhưng theo quy định của giáo pháp phải tụng niệm "nhân danh Chúa" rồi mới được chọc tiết Cấm không được ăn huyết động vật và thịtcác động vật chết tự nhiên Người Cômo kiêng ăn các thực phẩm làm từ thịt lợn Nghiêm cấm việc uống rượu
ở Cômo nghiêm cấm mọi loại tượng và việc sùng bái tượng Ngay cả những tượng các nhân vật trong công nghệ phẩm vắt bằng đất sét, các loạibúp bê làm đồ chơi cho trẻ em và các đồ chơi có động cơ bày trong tủ kính các cửa hàng… cũng bị liệt vào loại hàng cấm Họ cho rằng các loạitượng đó bày đặt ra là để quỳ lạy thờ Phật, mà sùng bái tượng Phật là trái ngược với đạo Ixlam, cho nên bất cứ ai cũng không được mang theotượng điêu khắc, tượng làm bằng nhựa, bằng đất sét, hoặc búp bê, v.v… nhập khẩu - nếu phát hiện ai dám đưa vào tức là phạm pháp, các loạitượng đều bị đập nát
2 Những điều cấm kỵ trong văn hoá ứng xử
Bắt tay là phong tục chào hỏi khi gặp gỡ của người dân đất nước này Khi bắt tay có thể dùng một tay, hai tay hay vừa bắt tay vừa cúi chào, tất
cả đều được Nhưng nên bắt tay với tất cả mọi người khi đến và khi ra về Khi bắt tay, đàn ông đảo Cômo thường chủ động đưa tay ra trước
Khi nói chuyện, người Cômo có thể ngồi vắt chân, đứng chống nạnh nhưng tuyệt đối không được đội mũ khi nói chuyện với người lớn tuổi Việc nam nữ Cômo nắm tay nhau đi dạo cũng không được hoan nghênh ở đất nước này Theo phong tục truyền thống của đất nước, khi đi bộ,
nữ giới tránh để nam giới đi theo sau Đàn ông thường là người mở cửa cho phụ nữ, họ cũng thường giúp phụ nữ cởi áo khoác ngoài
Trang 22Khi ăn, người Cômo dùng tay phải, không dùng tay trái hoặc hai tay để ăn, cũng tránh dùng tay trái để tặng hay chuyển quà, đồ vật cho ngườikhác Theo quan niệm của họ tay trái là tay dơ bẩn chỉ dùng vào việc vệ sinh cá nhân Trong bữa ăn có thể nói chuyện về các lĩnh vực kinh tế, vănhoá, xã hội, chính trị
Có thể ngồi bệt trên sàn nhà, nhưng đừng gác chân lên bàn ghế, đừng để lộ lòng bàn chân, hướng đế giày vào người khác nếu không người khác
có thể nghĩ là bạn không tôn trọng họ, vì theo quan niệm của họ đế giày là phần thấp kém nhất cơ thể
Người dân đảo Cômo không có thói quen thường xuyên nhìn thẳng vào mắt người nói chuyện, nếu làm như vậy họ có thể bị bối rối hoặc chorằng người đối diện có hành vi thô lỗ
Khi đến đất nước Cômo bạn có thể hút thuốc lá ở những nơi công cộng, nhưng đừng ăn uống trên đường phố
Người dân đảo Cômo có thể cho con bú nơi công cộng nhưng việc công khai hôn nhau nơi công cộng thì bị cấm
Nhiều người đi chân không, trượt patanh trên hè phố, nhưng đất nước Cômo cấm không được nhảy múa trên đường phố
Đất nước Cômo nghiêm cấm xả rác bừa bãi, sơn vẽ bậy trên tường
Đất nước Cômo cấm các hoạt động mại dâm, tàng trữ các ấn phẩm khiêu dâm, nhưng cờ bạc thì còn khá tự do
Không nên chụp ảnh người dân đảo khi chưa có sự đồng thuận của họ, tránh chụp ảnh sân bay, nhà ga, bến xe buýt
Đất nước Cômo cho phép đàn ông xăm hình, đeo khuyên tai, tết tóc, để tóc lọn dài, nhưng không nên dùng son môi và cấm sơn vẽ móng tay,móng chân, phục trang giống phụ nữ
Phụ nữ đảo thường không mặc quần dài, quần soóc hay áo tắm hai mảnh, họ thường mặc váy dài
Trang 23I Giới thiệu về đất nước Êtiôpia
Cộng hòa dân chủ liên bang Êtiôpia nằm ở phía đông bắc châu Phi Phía bắc giáp Êritrêa, phía đông bắc giáp Jibuti, phía đông giáp Xômalia,giáp Xuđăng ở phía tây, và phía nam giáp Kênya
Êtiôpia có khí hậu nhiệt đới gió mùa với sự khác biệt theo khu vực: vùng đông bắc là khí hậu sa mạc nhiệt đới và bán sa mạc nhiệt đới; phầncòn lại là khí hậu cận xích đạo Nhiệt độ trung bình năm từ 130C đến 180C
Theo ước tính năm 2006, dân số Êtiôpia có khoảng 74.800.000 người với mật độ dân số trung bình là
66 người/km2 Ngôn ngữ chính thức của quốc gia là tiếng Amharic, ngoài ra các bộ tộc còn nói tiếng Tigrinya, Ôrômô Thiên Chúa giáo là tôn giáo
có số lượng tín đồ đông nhất Êtiôpia, chiếm 50,3% dân số, đạo Hồi chiếm 32,9%, tín ngưỡng truyền thống chiếm 4,8%
Là một trong những vương quốc lâu đời nhất ở châu Phi, nhà nước phong kiến Êtiôpia hình thành trên cơ sở nhà nước chiếm hữu nô lệ ácxum vàocuối thế kỷ XIII - XIV Năm 1935, Êtiôpia bị Italia xâm chiếm Năm 1941, Êtiôpia giành được độc lập Tháng 2 năm 1974 trong nước diễn ra cuộccách mạng chống chế độ quân chủ phong kiến Ngày 12 tháng 9 năm 1974, vua Hailê Xêlátxiê I bị phế truất, Êtiôpia đổi tên nước là Êtiôpia xã hộichủ nghĩa Tháng 9 năm 1987, Êtiôpia đổi thành Cộng hòa dân chủ nhân dân Êtiôpia Năm 1993, Êritơria (lãnh thổ do Liên Hợp quốc sáp nhập vàoÊpiôpia năm 1952) đã tách ra khỏi nước này và tuyên bố độc lập Sau cuộc bầu cử năm 1995, Êtiôpia đổi tên nước như hiện nay
II Những điều cấm kỵ trong đời sống văn hoá xã hội của người Êtiôpia
Khi đi ra ngoài, người Êtiôpia tuyệt đối không mặc các trang phục màu vàng Bởi vì trang phục màu vàng chỉ được mặc trong đám tang.Người Êtiôpia thích màu sắc tươi tắn sặc sỡ, họ kiêng màu đen, cũng kiêng những hình hoa văn tượng trưng tôn giáo
ở Êtiôpia có một phong tục rất lạ Khi trong làng có khách tới thăm thì những người đàn ông ở đây sẽ mời khách thứ quý nhất của họ là sữa lạc
đà Đối với người dân ở đây lạc đà là niềm kiêu hãnh và tự hào của họ, chúng không thuộc về riêng ai mà là sở hữu chung của cả làng Vì thế sữalạc đà là thứ nước tiên, hơn hẳn các loại sữa dê, sữa bò, thậm chí sữa người Không những thế, để tỏ lòng tôn trọng khách cũng như nguồn tài sảnquý này, những người phụ nữ không được phép dắt lạc đà ra đồng cỏ và vắt sữa chúng Đó là công việc chỉ có những người đàn ông mới được làm
và cũng chỉ những người đàn ông mới được ăn thịt lạc đà
Trang 24Tại nhiều vùng của Êtiôpia, phụ nữ muốn đi chợ phải mài nhọn răng cửa hoặc nhuộm răng bằng màu tối nếu không thì phải ở nhà Trên khuônmặt phụ nữ Êtiôpia có những đường rạch Các đường rạch này cho biết họ thuộc bộ tộc nào, đồng thời làm tăng thêm vẻ đẹp của họ Những cô gáichưa chồng thì để ngực trần, phần dưới quấn một chiếc váy dài chấm mắt cá Các cô đeo những viên ngọc với nhiều màu sắc, những dải băng bằng
da hoặc vòng chân bằng kim loại Các chàng trai thì bôi bóng tóc bằng mỡ hôi, chỉ có nửa thân dưới được quấn một chiếc váy bằng vải bông, bênhông đeo một chiếc dao găm sắc, lưỡi cong, một vật bất li thân của những người đàn ông nơi đây
Văn hóa ẩm thực của người Êtiôpia rất đặc biệt Vì đa số đều coi Cơ Đốc giáo là quốc giáo nên số ngày ăn chay chiếm số lượng đáng kể trongnăm Trước lễ Phục sinh 40 ngày (thời kỳ đại trai), người dân ở đây mới có thể ăn thịt và các đồ tanh Đây là khoảng thời gian tuyệt vời đối vớinhững người nghiền ăn món thịt bò, đặc biệt là thịt bò sống Đối với những người ở đây, thịt bò ngon phải là loại thịt mềm còn nóng hổi từ nhữngcon bò vừa bị giết Có hai cách để ăn món thịt bò sống này Cách thứ nhất là thái thịt còn đang dính máu tươi thành những miếng vuông, dùng daonhỏ cắt lát thành miếng mỏng rồi trộn với bột ớt, để một lúc cho ngấm rồi ăn Cách thứ hai là băm nát thịt tươi trộn thêm gia vị ăn kèm với bánhInkila Trong bữa ăn gia đình, người Êtiôpia không dùng bàn ghế mà dùng một cái sọt đan bằng sậy, bên trên đậy cái nắp phẳng giống như một câynấm lớn Trên nắp sọt bày bánh Inkila, đĩa thịt sống, bột ớt, tương ớt Thông thường, họ ăn thịt bò trước rồi ăn bánh có phết tương ớt sau Khi ăn,nếu ai để rớt tương ớt ra sọt hoặc xuống đất sẽ bị coi là hành vi thiếu lịch sự Dùng thịt bò sống đãi khách là một trong những lễ nghi truyền thốngcủa người Êtiôpia Khi vào bữa ăn, nữ chủ nhân đưa đến trước mặt khách một đĩa đựng đầy thịt sống rồi gắp từng miếng đút cho khách Kháchchưa nuốt trôi miếng này chủ đã gắp miếng khác cho đến khi nữ chủ nhân cảm thấy đã bầy tỏ hết lòng hiếu khách mới thôi Cách tiếp đãi thịnh tìnhnày khiến khách không thể từ chối, bởi nếu không ăn khách sẽ bị coi là mất lịch sự với chủ nhân
Đối với người Amhara ở Êtiôpia, cha cố được phép cưới vợ nhưng không được phép ly hôn hoặc tái hôn
Trang 25I Giới thiệu về đất nước Gana
Gana, tên chính thức là Cộng hòa Gana, là một quốc gia tại Tây Phi Gana có biên giới với Côt Đivoa về phía tây, Buakina Faxô về phía bắc,Tôgô về phía đông, còn về phía nam là vịnh Ghinê Diện tích của Gana là 239.000km2 Đất nước này gần giống một hình chữ nhật Phần lớn lãnh thổGana là đồng bằng, cao từ 150 đến 200m
Gana có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, vì thế mà quanh năm, kể cả khi đang là mùa mưa, thời tiết cũng đều nóng bức ở vùng bờ biển ẩm ướtphía nam, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 cho đến tháng 6 và suốt tháng 9 cho đến tháng 10 Còn mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 và tháng 7 đến tháng
8 Nhiệt độ trung bình trong năm là vào khoảng 300C Vào mùa mưa thì giảm xuống khoảng 3 đến 4 độ Độ ẩm ở đây khá cao do nằm gần đườngxích đạo, thường vào khoảng 80% ở vùng trung tâm có mưa nhiều hơn và kéo dài lâu hơn so với những nơi khác ở phía bắc thời tiết nóng hơn vàkhô ráo hơn, mùa mưa ở đây rơi vào khoảng tháng 4 cho đến tháng 10 hàng năm Nhiệt độ trung bình ban ngày hiếm khi dưới 300C mà thườngtăng đến 350C hay thậm chí còn cao hơn nữa khi vào tháng 12 cho đến tháng 3 khi mà gió khô mang đầy cát thổi từ sa mạc Xahara vào đất liền Theo điều tra năm 2005, dân số Gana là 21.029.853 người với mật độ dân số trung bình là 87 người/km² Ngôn ngữ chính thức của quốc gia làtiếng Anh Đạo Cơ Đốc là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất, chiếm 64,1% dân số Gana, tín ngưỡng cổ truyền địa phương chiếm 17,6%, còn lạitheo đạo Hồi và các tôn giáo khác
Cuộc sống ở Gana luôn chuyển động không ngừng Người dân ở đây di tản nhà của họ mỗi ngày để chạy trốn khỏi cái nóng ngột ngạt và oibức Gana là ngôi nhà của nhiều dân tộc có nền văn hóa khác nhau, tất cả đều cùng tìm cách tồn tại và phát triển ở trong đất nước đang trên đườnghiện đại hóa
II Những điều cấm kỵ trong đời sống văn hoá xã hội của người Gana
Người Gana nhiệt tình hiếu khách Nếu một người không quen biết đối xử lễ độ với họ, mà không có ác ý, người đó sẽ được tất cả những gì mà
họ muốn Trong các bộ lạc ở Gana, mọi người đều có lòng tự trọng rất cao, quyết không cho phép người khác coi thường mình, và đặc biệt nhạycảm đối với những lời nói đùa và phê bình công khai của người khác
ở Gana, tội thông dâm phải chịu hình phạt rất nghiêm khắc, thậm chí phải xử tử hoặc lưu đày suốt đời
Trang 26Đối với phụ nữ, bắt tréo hai đùi khi ngồi là điều cấm kỵ lớn Nếu có người bắt tréo hai đùi ở tòa án của người Aken ở Gana, sẽ bị cho là có cửchỉ thô tục, miệt thị tòa án.
ở Gana, màu sắc cũng có đầy đủ ý nghĩa tượng trưng Màu vàng tượng trưng cho sự cao quý, trường thọ, giàu có, ấm áp, vinh quang, và sự táihiện của Thượng đế Màu trắng tượng trưng cho sự trong sạch, trinh tiết, đẹp đẽ, vui vẻ và thắng lợi Màu xanh tượng trưng cho sự mới mẻ, đôngcon, sức sống, khỏe mạnh Màu đen tượng trưng cho sự yếu ớt, do dự, ma quỷ, đau thương, chết chóc Màu đỏ thường dùng trong trường hợp đaubuồn, người thân qua đời, chiến tranh, quốc nạn và các tai nạn khác Màu lam tượng trưng cho tình yêu và sự dịu dàng, nữ tính Màu ghi tượngtrưng cho sự kém cỏi và xấu hổ Vì vậy khi sử dụng màu sắc người Gana rất cẩn thận, tránh sử dụng màu sắc không phù hợp trong các trường hợp dẫn tới hiểu lầm đáng tiếc
Làm việc ở Gana phải liên hệ trước và phải đến đúng giờ, không được đến muộn, nhưng không được ý kiến việc người Gana đến không đúnggiờ, thậm chí họ không đến, vì đây là tập quán của người Gana, vì vậy không được trách họ
Người Gana kiêng các số 7, 11, 13 và 17, cho rằng các số này không tốt, không may mắn
Khi người Gana ăn, một nét đặt trưng là họ ăn bốc bằng tay phải Tay trái là để sử dụng trong việc vệ sinh; còn tay phải là để ăn uống, bắt tay,v.v… Nếu giơ tay trái để đón taxi, thì tài xế sẽ nóng giận và không dừng lại
Trẻ con Gana được dạy không nhìn thẳng vào mắt người lớn vì như thế là thách thức và ngang bướng
Người tù trưởng ở các bộ tộc của đất nước Gana có quyền lực rất lớn trong bộ tộc Ông có một chiếc ghế ngồi bằng vàng tượng trưng choquyền lực Chiếc ghế được giữ gìn ở một nơi đặc biệt nhất của cả một vùng Có truyền thuyết cho rằng chiếc ghế là món quà của thiên thần ban cho
tù trưởng Nó là biểu tượng của chức vụ cao quý, cũng là linh hồn của mọi người Vì vậy cấm mọi người không được đụng vào chiếc ghế đó Nếu
ai dám đụng tay vào cái ghế, người đó sẽ bị trừng phạt, phải dùng máu của mình để lau trả những chỗ đã sờ tay vào Chỉ có tù trưởng mới đượcphép đụng vào chiếc ghế đó
Trang 27I Giới thiệu về đất nước Kênya
Cộng hòa Kênya là một quốc gia tại miền đông châu Phi, có đường xích đạo đi dọc qua miền trung nước này Phía đông gần với Xômalia, phíanam giáp liền với Tanzania, phía tây là Uganđa, còn phía bắc giáp với Yaitopya và Xuđăng, phía đông nam giáp với ấn Độ Dương Kênya có bờbiển dài 500km Nước Kênya còn có biệt danh là "giá chữ thập Đông Phi" và "Thiên đường các loài chim thú" Diện tích của Kênya rộng582.646km2 Miền Bắc chủ yếu là sa mạc, miền Nam và vùng bờ biển phía Đông đất đai mầu mỡ, tập trung phần lớn dân cư
Kênya có khí hậu á xích đạo Nhiệt độ trung bình tháng 1 là 140C đến 270C, tháng 7 là 120C đến 250C
Theo điều tra năm 2005, dân số Kênya có 31.138.735 người với mật độ dân số trung bình là 58,1 người/km² Ngôn ngữ chính thức của quốc gia
là tiếng Xoalihi, tiếng Anh Đạo Cơ Đốc là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất, chiếm 63,7% dân số, tín ngưỡng truyền thống chiếm 19%, đạoHồi chiếm 6%
Vào thế kỷ VII sau Công nguyên, người Arập lần lượt đến nơi đây buôn bán và định cư sinh sống, vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, người
Bồ Đào Nha xâm nhập vào vùng ven biển Vào năm 30 của thế kỷ X, vương quốc Zanzibi Xuđăng nới rộng và phát triển đến tận vùng duyên hảiKênya Năm 1890 phân chia cho nước Anh quản lý, sau này Anh đã tuyên bố Kênya là vùng đất quản lý lại chế độ thực dân Ngày 12 tháng 12năm 1963, Kênya tuyên bố độc lập và thành lập nên nước Cộng hòa Kênya vào năm sau, nhưng vẫn ở trong liên bang Anh
II Những điều cấm kỵ trong đời sống văn hóa xã hội của người Kênya
Người Kênya không đàm luận về chính trị trong nước và các phong trào chính trị trong những năm 50 của thế kỷ XX
Người Kênya cho rằng số 7 và bất cứ số nào có đuôi 7 đều là không may Vì vậy họ thường tránh các con số này
Người Kênya không dùng tay trái nhận quà vì họ cho rằng như thế là bất lịch sự
Không được tự tiện chụp hình người dân địa phương ở Kênya Nếu muốn chụp hãy xin phép họ trước
Lễ vật của người Chikhô ở Kênya có địa vị quan trọng trong hôn nhân Bất luận lễ vật có bao nhiêu, cũng bất kể nhà trai là nghèo hay giàu, mọingười đều kiêng đưa toàn bộ lễ vật một lần mà phải trao làm nhiều lần vì họ cho rằng đưa hết một lần sẽ không gặp may