Vào cuối năm 1929 đầu năm 1930 những điều kiện cho sự ra đời của một đảng vô sản ở Việt Nam đã chín muồi. Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng Việt Nam, để thúc đẩy quá trình thành lập Đảng, tháng 31929, một số đồng chí trong Kỳ bộ Bắc kỳ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã họp ở nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) quyết định thành lập chi bộ cộng sản gồm 7 đồng chí. Đầu tháng 5 năm 1929, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên tại Hương Cảng Trung Quốc, đoàn đại biểu Kỳ bộ Bắc kỳ đưa ra đề nghị thành lập Đảng Cộng sản nhưng đề nghị đó không được chấp nhận. Vì vậy đoàn đại biểu Kỳ bộ Bắc kỳ đã rút ra khỏi Đại hội, trở về nước. Đến ngày 1761929, các đồng chí trong Kỳ bộ Bắc kỳ đã họp tại số nhà 312 phố Khâm Thiên (Hà Nội), tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng, cử ra Ban chấp hành Trung ương thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ và quyết định xuất bản báo “Búa Liềm” xúc tiến việc xây dựng tổ chức Đảng và các đoàn thể quần chúng.
Trang 1Giới thiệu Một số văn kiện của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
CHÁNH CƯƠNG VẮN TẮT, SÁCH LƯỢC VẮN TẮT
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ô 1
I Hoàn cảnh ra đời của chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt
Vào cuối năm 1929 đầu năm 1930 những điều kiện cho sự ra đời củamột đảng vô sản ở Việt Nam đã chín muồi
Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng Việt Nam, đểthúc đẩy quá trình thành lập Đảng, tháng 3-1929, một số đồng chí trong Kỳ
bộ Bắc kỳ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã họp ở nhà 5D phố HàmLong (Hà Nội) quyết định thành lập chi bộ cộng sản gồm 7 đồng chí Đầutháng 5 năm 1929, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Namcách mạng Thanh niên tại Hương Cảng Trung Quốc, đoàn đại biểu Kỳ bộ Bắc
kỳ đưa ra đề nghị thành lập Đảng Cộng sản nhưng đề nghị đó không đượcchấp nhận Vì vậy đoàn đại biểu Kỳ bộ Bắc kỳ đã rút ra khỏi Đại hội, trở vềnước Đến ngày 17-6-1929, các đồng chí trong Kỳ bộ Bắc kỳ đã họp tại số
nhà 312 phố Khâm Thiên (Hà Nội), tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng
sản Đảng, cử ra Ban chấp hành Trung ương thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ
và quyết định xuất bản báo “Búa Liềm” xúc tiến việc xây dựng tổ chức Đảng
và các đoàn thể quần chúng
Tháng 11-1929, các đồng chí trong Kỳ bộ và Tổng bộ Nam kỳ của Hội
Việt Nam cách mạng thanh niên quyết định thành lập An Nam Cộng sản
Đảng.
Ngày 1-1-1930 Đông Dương Cộng sản liên đoàn được thành lập, gồm
những đại biểu ưu tú của Tân Việt cách mạng Đảng (một tổ chức tiền thâncủa Đảng)
Sự kiện ba tổ chức cộng sản ra đời vào cuối năm 1929 và đầu năm 1930, khẳng định bước phát triển quan trọng của phong trào cách mạng Việt Nam
và sự thành lập Đảng Cộng sản ở nước ta đã chín muồi Tuy vậy, ở một nước
mà có ba tổ chức cộng sản sẽ không tránh khỏi sự phân tán về lực lượng và tổchức, không thể thống nhất về tư tưởng và hành động, lực lượng cách mạng
sẽ bị chia cắt Trách nhiệm của những người cộng sản lúc này là phải nhanhchóng thống nhất phong trào cộng sản ở Việt Nam
Quốc tế Cộng sản lúc này đã nhận thấy và chỉ rõ: “ Sự chia rẽ giữa cácnhóm cộng sản, và cuộc đấu tranh giữa các nhóm đó là nguy cơ tai hại nhấtcho toàn bộ phong trào cách mạng ở Đông Dương Nhiệm vụ quan trọng nhất
1 ô ĐCSVN, Văn kiện Đảng, To n t àn t ập, tập 2, Nxb CTQG, H, 2002 tr 2-5.
Trang 2và cấp bách nhất của tất cả những người Đông Dương là thành lập một Đảngcách mạng có tính chất giai cấp vô sản, nghĩa là một Đảng Cộng sản có tínhchất quần chúng ở Đông Dương Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức cộngsản duy nhất ở Đông Dương”2
Hội nghị Hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng sản ViệtNam đã họp ở bán đảo Cửu Long, Hương Cảng (Trung Quốc) vào mùa Xuânnăm 1930 Tham dự Hội nghị có các đồng chí Trịnh Đình Cửu, Nguyễn ĐứcCảnh (đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng), Nguyễn Thiệu và ChâuVăn Liêm (đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng) và dưới sự chủ trì của đồngchí Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản
Trong Hội nghị đồng chí Nguyễn Ái Quốc đề ra một số vấn đề lớn cầnthảo luận và thống nhất, trước hết là: “ Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thànhthật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản Đông Dương”3
Hội nghị đã thống nhất các nhóm cộng sản thành lập một đảng, lấy tên làĐảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3-2-1930 Hội nghị đã thông qua cươnglĩnh của Đảng bao gồm Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắntắt của Đảng và Lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tếCộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam gửi đến công nhân, nông dân, đồngbào, đồng chí cả nước nhân dịp thành lập Đảng Trong lời kêu gọi có đoạnviết: “Nhận chỉ thị của Quốc tế Cộng sản giải quyết vấn đề cách mạng nước
ta, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ và thấy có trách nhiệm phải gởi tới anh chị em
và các đồng chí lời kêu gọi này”4 …Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thànhlập Đó là Đảng của giai cấp vô sản Đảng sẽ dìu dắt giai cấp vô sản lãnh đạocách mạng An Nam đấu tranh nhằm giải phóng cho toàn thể anh chị em bị ápbức, bóc lột chúng ta Từ nay anh chị em chúng ta cần phải gia nhập Đảng,ủng hộ Đảng và đi theo Đảng…”5
II.Nội dung cơ bản của Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt
1.Chánh cương vắn tắt của Đảng
“ Tư bản bản xứ đã thuộc tư bản Pháp, vì tư bản Pháp hết sức ngăn trởsức sinh sản làm cho công nghệ bản xứ không thể mở mang được Còn vềnông nghệ một ngày một tập trung đã phát sinh ra lắm khủng khoảng, nôngdân thất nghiệp nhiều Vậy tư bản bản xứ không thế lực gì ta không nên nóicho họ đi về phe đế quốc được, chỉ bọn đại địa chủ mới có thế lực và đứnghẳn về phe đế quốc chủ nghĩa nên chủ trương làm tư sản dân quyền cáchmạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản
A/Về phương diện xã hội thì:
Trang 3b.Nam, nữ bình quyền…
c.Phổ thông giáo dục theo công nông hoá
B/Phương diện chính trị:
a.Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến
b.Làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập
c.Dựng ra chính phủ công nông binh
d.Tổ chức ra quân đội công nông
C/Về phương diện kinh tế:
a.Thủ tiêu hết các thứ quốc trái
b.Thâu hết sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng…) của
tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ công nông binh quản lý.c.Thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dâncày nghèo
d.Bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo
e.Mở mạng công nghiệp và nông nghiệp
f.Thi hành luật ngày làm tám giờ”
Chánh cương vắn tắt của Đảng đã chỉ rõ những điểm sau đây
Về mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam
Chánh cương vắn tắt đã xác định chủ trương làm tư sản dân quyền cáchmạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản chủ nghĩa Xác định nhưvậy xuất phát từ thực trạng và mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam là một xứthuộc địa, nửa phong kiến công nghiệp không phát triển “ Vì tư bản hết sứcngăn trở sức sinh sản, làm cho công nghệ bản xứ không thể mở mang được”6.Kinh tế nông nghiệp chiến ưu thế: Nông nghiệp ngày một tập trung đãphát sinh ra lắm khủng hoảng, nông dân thất nghiệp nhiều, tình hình đó đưađến mâu thuẫn ngày càng kịch liệt, giữa một bên là dân tộc ta, với một bên là
đế quốc Pháp, và tay sai của chúng Đánh giá hai giai cấp tư sản và địa chủ lànhững đối tượng cần xoá bỏ, nhưng Chánh cương vắn tắt có sự phân biệt tưbản bản xứ không có thế lực gì, ta không xét cho họ đi về phe đế quốc chủnghĩa, chỉ bọn địa chủ mới có thế lực và đứng hẳn về phe đế quốc chủ nghĩa
Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộngsản là một thể loại cách mạng vô sản ở các nước thuộc địa mà C.Mác, V.I.Lênin và ngay cả Quốc tế Cộng sản chưa nói đến Sau này đến đại biểu toànquốc lần thứ II của Đảng (1951) mới hoàn chỉnh tên gọi của thể loại này, vàđược gọi là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội.Mục tiêu chiến lược được đặt ra trong Chánh cương vắn tắt của Đảng đãlàm rõ nội dung của cách mạng thuộc địa nằm trong phạm vi của cách mạng
vô sản Giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội gắn liền
6 -Sđd, tr 2.
Trang 4mật thiết với nhau, thể hiện ở mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Đó là sự lựa chọn dứt khoát của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và của Đảng
Về nhiệm vụ cách mạng
Chánh cương vắn tắt nêu rõ những nhiệm vụ và mục đích cụ thể củacách mạng là: “ Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến”7 lànhiệm vụ cơ bản để giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày
“Dựng ra chính phủ công, nông, binh”8 Thâu hết sản nghiệp lớn (như côngnghiệp, vận tải, ngân hàng…) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao chochính phủ công nông binh quản lý, thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩalàm của công giao cho dân nghèo
Mục tiêu, nhiệm vụ do Chánh cương vắn tắt của Đảng đề ra bao hàm nộidung cả dân tộc và dân chủ, gắn liền cả nhiệm vụ chống đế quốc và phongkiến, chủ yếu là nhiệm vụ chống đế quốc và bè lũ tay sai, giành độc lập tự docho tổ quốc, còn nhiệm vụ đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến thực hiệnkhẩu hiệu: “ Người cày có ruộng” được tiến hành từng bước một cách thíchhợp nhằm tập trung mũi nhọn cách mạng vào bọn đế quốc và tay sai phảnđộng Đây là một quan điểm cách mạng sáng tạo của đồng chí Nguyễn ÁiQuốc và của Đảng ta trong việc giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc vàvấn đề giai cấp trong đường lối cách mạng của Đảng ta thể hiện trong Chánhcương vắn tắt của Đảng
Về phương pháp cách mạng
Chánh cương vắn tắt chỉ ra phương pháp giành thắng lợi của cách mạng
là bằng bạo lực cách mạng của quần chúng để đánh đổ chủ nghĩa đế quốcPháp và bọn phong kiến “làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập”, “lập rachính phủ công, nông, binh” và “tổ chức ra quan đội công nông”, chứ khôngphải bằng con đường cải lương thoả hiệp
c-Đảng phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày (công hội, hợptác xã) khỏi ở dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư bản quốc gia
d-Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, thànhniên, tân việt…để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp Còn đối với bọn phúnông, trung, tiểu địa chủ và tư bổn An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng
7 -Sđd, tr 2.
8 -Sđd, tr 2.
Trang 5thì lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập Bộ phận nào đã ra mặtphản cách mạng ( Đảng lập hiến…) thì phải đánh đổ.
e-Trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nàonhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường thoả hiệp, trong
khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải đồng tuyên truyền
và thực hành liện lạc với áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vôsản giai cấp Pháp
Sách lược vắn tắt chỉ rõ mấy điểm sau đây:
Về vai trò lãnh đạo của Đảng
Sách lược vắn tắt khẳng định cách mạng tư sản dân quyền phải do giaicấp công nhân lãnh đạo thông qua Đảng Cộng sản Sách lược vắn tắt xác địnhbản chất giai cấp của Đảng: “ Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp ”9.Đây là vấn đề cơ bản bao trùm toàn bộ công tác xây dựng Đảng, vì vậy Sáchlược chỉ rõ trách nhiệm của Đảng là “ phải thu phục cho được đại bộ phậngiai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”10
Về lực lượng cách mạng
Trên cơ sở phân tích làm rõ vị trí vai trò của các giai cấp trong xã hộithuộc địa nửa phong kiến ở nước ta Sách lược vắn tắt chỉ rõ: “ Đảng phải thuphục cho được đại đa số dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, làmthổ địa công nghiệp hoá, hiện đại hoá đánh trúc đại bọn địa chủ và phongkiến”11
Đây là một trong những nguyên tắc chiến lược của chủ nghĩa Mác-Lêninđược Nguyễn Ái Quốc và Đảng ta vận dụng thành công, ở một nước thuộc địanửa phong kiến, nông dân là một lực lượng động đảo, họ bị đế quốc và phongkiến áp bức và bóc lột nặng nề nhất, họ rất tích cực chống đế quốc và phongkiến Vì vậy, Nguyễn Ái Quốc và Đảng ta rất quan tâm đến việc xây dựngkhối liêm minh công nông vững chắc…động lực chính của cách mạng Đồngthời Sách lược vắn tắt còn chủ trương mở rộng lực lượng cách mạng.“Đảngphải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh Niên, TânViệt….để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp Còn đối với bọn phú nông,
trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản Cm thì phải lợi
dụng ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập”
Như vậy, đồng chí Nguyễn Ái Quốc và Đảng ta chủ trương đoàn kết tất
cả các giai cấp cách mạng, các lực lượng và các nhân sĩ yêu nước để đưa họvào hàng ngũ cách mạng Lực lượng cách mạng bao gồm công nhân, nôngdân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, do giai cấp công nhân lãnh đạo, dựa trên cơ sởliên minh công nông
9 - Sđd, tr.4.
10 - Sđd, tr.4.
11 Sđd, tr.4.
Sđd, tr.4.
Trang 6Bên cạnh đó, Sách lược vắn tắt còn chỉ rõ: “Trong khi liên lạc với cácgiai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của côngnông mà đi vào đường thoả hiệp”12
Điều đó thể hiện tính nguyên tắc trong khi liên minh với các lực lượngyêu nước và các tầng lớp trên Đồng thời cũng thể hiện tính linh hoạt trongSách lược cách mạng của Đảng
Về quan hệ quốc tế
Sách lược vắn tắt xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cáchmạng thế giới Cách mạng Việt Nam đoàn kết chặt chẽ với các dân tộc bị ápbức và giai cấp vô sản thế giới Sách lược vắn tắt ghi rõ: “trong khi tuyên
truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập phải đồng tuyên truyền vừa thực
hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sảngiai cấp Pháp”13 Như vậy, ngay từ khi ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam đãnêu cao chủ nghĩa quốc tế vô sản và mang bản chất quốc tế vô sản của giaicấp công nhân
III.Ý nghĩa lịch sử và giá trị hiện thực
1.Ý nghĩa lịch sử
Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt là cơ sở để Đảng chỉ đạo cáchmạng Việt Nam, đưa cách mạng Việt nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợikhác
Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt tuy ngắn gọn, cô đọng nhưngxúc tích, đã xác định đúng đắn ngay từ đầu những vấn đề cơ bản về đường lốicủa cách mạng Việt Nam
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, Đảng luôn xuất phát từChánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và thực tiễn cụ thể của từng giai đoạn
và thời kỳ cách mạng để xác định đường lối, chủ trương, chính sách cụ thểphù hợp để chỉ đạo cách mạng Việt Nam và đưa cách mạng Việt Nam từngbước giành thắng lợi
Sự ra đời của Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt đã chấm dứt thời
kỳ khủng hoảng đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Đáp ứng kịp thờiyêu cầu bức thiết của cách mạng nước ta…Đánh bại chủ nghĩa cải lương, chủnghĩa dân tộc hẹp hòi và tư tưởng điều hoà giai cấp của giai cấp tư sản đánhbại những tư tưởng phản động của thực dân Pháp và bè lũ tay sai Xác lậpvững chắc quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam và giai cấpcông nhân Việt Nam đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng Việt Nam
Đây là kết quả sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác-Lênin, đường lốicủa Quốc tế Cộng sản và kinh nghiệm cách mạng thế giới vào hoàn cảnh cụthể nước ta, là sự thể hiện tập trung tư tưởng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt
12 Sđd, tr.4.
13 Sđd,tr.4-5.
Trang 7Nam về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa
ở nước thuộc địa nửa phong kiến
Thực tiễn cách mạng Việt Nam hơn 75 năm qua đã chứng minh sự đúngđắn, sáng tạo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng Đây là cươnglĩnh đầu tiên của Đảng, cương lĩnh đó rất phù hợp với nguyện vọng thiết thacủa đại đa số nhân dân ta Vì vậy Đảng ta đã đoàn kết, tập hợp được nhưnglực lượng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình, còn các đảng pháicủa các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản hoặc cô lập Do đó quyền lãnh đạocủa Đảng ta-Đảng của giai cấp công nhân không ngừng củng cố và tăngcường
2.Giá trị hiện thực
Tư tưởng của Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt khẳng định: conđường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liềnvới chủ nghĩa xã hội Đi lên chủ nghĩa xã hội là quy luật phát triển tất yếu của
xã hội loài người Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn nắmvững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Vì vậy, đã giải quyết đúngđắn hàng loạt vấn đề chiến lược, sách lược của cách mạng đưa cách mạngnước ta đi thắng lợi này đén thắng lợi khác Con đường phát triển tất yếu củacách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đó là sựlựa chọn của chính lịch sử, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, và của nhân dân ta.Ngày nay, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, độc lập dân tộc gắn liền với chủnghĩa xã hội là quan điểm nhất quán, tư tưởng xuyên suốt của Đảng ta trongquá trình đổi mới Đại hội VI của Đảng khẳng định: đổi mới vì độc lập dântộc, vì chủ nghĩa xã hội, đổi mới để có chủ nghĩa xã hội nhiều hơn, tốt hơn.Tổng kết 20 năm đổi mới, Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định: Trong quátrình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trênnền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Qua 20 năm đổi mới chúng ta đã giành được nhiều thắng lợi, tuy nhiêncông cuộc đổi mới toàn diện đất nước vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội là một cuộc cách mạng sâu sắc toàn diện, triệt để trên tất cả cáclĩnh vực và còn nhiều gay go phức tạp, cần có thời gian phấn đấu lâu dài củatoàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta Đồng thời xây dựng xã hội chủ nghĩa là
sự nghiệp mới mẻ, chúng ta còn ít kinh nghiệm, kẻ thù phá hoại quyết liệt,tình hình khu vực, thế giới diễn biến phức tạp luôn tác động mạnh đến sựnghiệp đổi mới của nhân dân ta
LUẬN CƯƠNG CHÁNH TRỊ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG THÁNG 10 NĂM 1930 ó 14
14óĐCSVN, Văn kiện Đảng, To n t àn t ập, tập 2 (1930), NXB Chính trị quốc gia, H., 1998, tr88-103.
Trang 8I Hoàn cảnh ra đời của Luận cương chánh trị
Cao trào cách mạng của quần chúng những năm 1930-1931 đòi hỏiĐảng không những có mục tiêu chiến lược đúng, mà còn phải có phươngpháp cách mạng thích hợp Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng ngày 3-2-1930
đã thông qua “Chánh cương vắn tắt”, “Sách lược vắn tắt”- Cương lĩnh đầutiên của Đảng Cương lĩnh đã định hướng đúng đắn những vấn đề cơ bản củacách mạng Việt Nam, nhưng vì vắn tắt nên chưa có điều kiện hoàn chỉnh đầy
đủ mọi nội dung chi tiết Vì vậy, cần thiết phải có văn kiện mới chứa đựngđược lý luận đầy đủ hơn Luận cương chánh trị do đồng chí Trần Phú, uỷ viênBan Chấp hành Trung ương khởi thảo, trên cơ sở vận dụng lý luận của chủnghĩa Mác-Lênin, kinh nghiệm của cách mạng thế giới, kế thừa Chánh cươngvắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng, kết hợp với khảo sát thực tế phong tràocông nhân và nông dân Việt Nam, được Ban Chấp hành Trung ương lâm thờigóp ý kiến và thông qua tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ nhấttháng 10-1930 Luận cương chánh trị đã phân tích đánh giá tình hình thế giới,tình hình Đông Dương và xác định những vấn đề cơ bản, cốt lõi của cáchmạng Đông Dương
II Nội dung cơ bản của Luận cương chánh trị
A Tình hình thế giới và Đông Dương
1 Tình hình thế giới
Luận cương chánh trị đã phân tích và nhận định một số điểm nổi bật:
Sự tạm thời ổn định của chủ nghĩa tư bản đã chấm dứt, mà lại trở vàokhủng hoảng, đế quốc chủ nghĩa lại càng phải giành nhau thị trường rất kịchliệt, làm cho chiến tranh đế quốc sắp tới không sao tránh khỏi được
Kinh tế Liên bang Xô viết phát triển mạnh vượt hơn thời kỳ trước đếquốc chiến tranh, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thu được nhiều thắnglợi, cho nên các nước đế quốc càng căm tức, muốn đánh đổ Liên bang Xô viết
là thành trì cách mạng thế giới
Ở các nước đế quốc thì vô sản giai cấp tranh đấu kịch liệt (bãi công lớn ởĐức, ở Pháp, ở Ba Lan v v…), ở các thuộc địa phong trào cách mạng đang sôisục (nhất là Tàu và Ấn Độ ) Sở dĩ có phong trào cách mạng như thế là vì tưbản bị khủng hoảng và càng thẳng tay bóc lột quần chúng, làm cho mấy chụctriệu công nhân trong thế giới thất nghiệp và tình cảnh quần chúng công nôngrất khổ cực
Cách mạng vô sản và cách mạng thuộc địa đã phát triển lên trình độ rấtcao, có nơi đã sắp sửa cướp chính quyền Đông Dương đã tham gia vào phongtrào đấu tranh rầm rộ trên thế giới, mở rộng mặt trận công nông chống chủnghĩa đế quốc
Phong trào cách mạng thế giới có ảnh hưởng mạnh đến phong trào cáchmạng Đông Dương Phong trào cách mạng ở Đông Dương phát triển góp
Trang 9phần tăng cường sức mạnh cho cách mạng thế giới Vì vậy, cách mạng thếgiới và cách mạng Đông Dương có quan hệ chặt chẽ với nhau.
2.Tình hình Đông Dương
Luận cương chánh trị của Đảng chỉ rõ tính chất xã hội của ba nước ĐôngDương (Việt Nam, Lào, Cămpuchia) là một xứ thuộc địa Bởi vậy kinh tế củaĐông Dương bị phụ thuộc vào kinh tế Pháp Ở Đông Dương, đế quốc Phápkhông phát triển công nghiệp nặng, chúng chỉ mở những ngành rất cần dùngcho sự thống trị và bóc lột của Pháp Kinh tế Đông Dương vẫn là kinh tế nôngnghiệp, đế quốc Pháp duy trì bóc lột theo lối phong kiến kìm hãm sự pháttriển Chúng còn nắm quyền ngoại thương và ngân hàng, ra sức vơ vét của cảicủa nhân dân các nước Đông Dương
Trong xứ Đông Dương thuộc địa, thực dân Pháp cố giữ lối bóc lột phongkiến nặng nề, đồng thời đưa vào lối bóc lột tư bản chủ nghĩa, kết hợp hai lốibóc lột đó, cốt làm sao bỏ vốn rất ít mà lại thu lợi nhuận nhiều nhất
Ở Đông Dương, nông dân bị phá sản vì ruộng đất tập trung trong tay đếquốc và địa chủ, vì nạn địa tô cao, nạn cho vay nặng lãi, nạn sưu thuế nặng vànhiều Nông dân phải bản trước kết quả mùa màng của họ để lấy tiền nộp thuế
và nuôi sống gia đình Đế quốc Pháp liên hiệp với bọn địa chủ, bọn lái buôn
và bọn cho vay bản xứ bóc lột dân cày một cách rất độc ác Nông dân bị đóikhổ, bần cùng hoá nhưng vì công nghiệp không phát triển nên về căn bảnkhông có lối thoát cho nông dân trở thành công nhân
Giai cấp công nhân Đông Dương tuy chưa đông, nhưng bán sức lao độngcũng khó khăn vì bọn tư bản thực dân thuê mướn với giá rẻ mạt Công nhân
bị mất việc làm thường xuyên, lương không đủ ăn, bị cúp phạt mọi thứ, phảilàm việc với cường độ lao động cao, không có bảo hiểm xã hội, bị đánh chửithậm tệ, ốm đau, bệnh tật, chết non rất nhiều Người công nhân phải sống dựavào mảnh đất ở nông thôn mỗi khi bị chủ xa thải, thân phận người công nhângắn liền với thân phận người nông dân, cùng bị đế quốc, tư bản và địa chủđàn áp bóc lột, cùng chung số phận mất nước, mất quyền sống Vì vậy, côngnhân và nông dân đều có mối thù sâu sắc với đế quốc phong kiến Phong tràođấu tranh của công nhân và nông dân ngày càng lớn mạnh trở thành mộtphong trào độc lập với phong trào của các giai cấp khác
Tình hình trên dẫn đến mâu thuẫn giai cấp ở Đông Dương ngày càngkịch liệt: “Một bên thì thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ, một bên thìđịa chủ, phong kiến, tư bổn và đế quốc chủ nghĩa”15
B Tính chất và nhiệm vụ cách mạng Đông Dương
1 Cách mạng Đông Dương là cách mạng tư sản dân quyền, do giai
cấp công nhân lãnh đạo, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa
15 - Sđd, tr.90.
Trang 10Mục tiêu của cách mạng được Đảng xác định như vậy là hoàn toàn phùhợp vì khi giai cấp tư sản đã hết vai trò lịch sử, khi lịch sử đã trao quyền lãnhđạo cách mạng cho giai cấp vô sản, thì xu thế của cách mạng dân tôc, dân chủtất yếu phải tiến lên chủ nghĩa xã hội Đó là quy luật cách mạng của một nướcthuộc địa, nửa phong kiến trong thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tưbản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, mở đầu bằng thắng lợicủa Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.
Để đạt được mục tiêu trên, Luận cương chánh trị chỉ rõ: “ Trong lúc đầu,cuộc cách mạng Đông Dương sẽ là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, bởi
vì cách mạng chưa có thể trực tiếp giải quyết được những vấn đề tổ chức xãhội chủ nghĩa, sức kinh tế trong xứ còn rất yếu, các di tích phong kiến cònnhiều, sức mạnh giai cấp tương đương chưa mạnh về phía vô sản, và lại còn
bị đế quốc chủ nghĩa áp bức Vì những điều kiện ấy cho nên thời kỳ bây giờcách mạng chỉ có tính chất thổ địa và phản đế ”16 Luận cương khẳng định: “
Tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng Tưsản dân quyền cách mạng được thắng lợi, chánh phủ công nông đã dựng lênrồi, thì công nghiệp trong nước được phát triển, các tổ chức vô sản được thêmmạnh, quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản sẽ thêm kiên cố, sức mạnh giai cấptương đương sẽ nặng về phía vô sản Lúc đó sự tranh đấu sẽ thêm sâu, thêmrộng, làm cho cách mạng tư sản dân quyền tiến lên con đường cách mạng vôsản Thời kỳ này là thời kỳ cách mạng vô sản toàn thế giới và thời kỳ kiếntrúc xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô viết, xứ Đông Dương sẽ nhờ vô sản giaicấp chuyên chính các nước giúp cho mà phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn màtranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”17
2 Cách mạng tư sản dân quyền có hai nhiệm vụ chiến lược: chống đế quốc và chống phong kiến Hai nhiệm vụ ấy phải tiến hành khăng khít, không thể tách rời nhau
Xuất phát từ tính chất xã hội thuộc địa nửa phong kiến có hai mâu thuẫn
cơ bản: mâu thuẫn giữa dân tộc với đế quốc xâm lược và mâu thuẫn giữa nhândân chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến và từ đặc trưng ởmột nước thuộc địa phong kiến: đế quốc dựa vào giai cấp địa chủ phong kiến
để thống trị nhân dân, ngược lại giai cấp địa chủ phong kiến cấu kết với đếquốc để duy trì sự bóc lột của chúng, nên nhiệm vụ chống đế quốc và chốngphong kiến phải tiến hành đồng thời mới thắng lợi Luận cương chánh trịnhấn mạnh: “Sự cốt yếu của tư sản dân quyền cách mạng thì một mặt là phảitranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lốitiền tư bổn và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để, một mặt nữa làtranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn
16 - Sđd, tr.93.
17 - Sđd, tr 93, 94.
Trang 11toàn độc lập Hai mặt tranh đấu có liên lạc mật thiết với nhau, vì có đánh đổ
đế quốc chủ nghĩa mới phá được cái giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổđịa được thắng lợi, mà có phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đếquốc chủ nghĩa”18 Tư tưởng đó của Luận cương ngăn ngừa những khuynhhướng tách rời nhiệm vụ phản đế với nhiệm vụ phản phong, tách rời quyền lợidân tộc với quyền lợi giai cấp, tách rời độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội,những khuynh hướng đó không thể đưa cách mạng đến thắng lợi
3 Trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền phải lấy công nông làm động lực chính do giai cấp công nhân lãnh đạo
Trong thời đại mới, bất cứ một cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nào nếukhông có giai cấp công nhân tham gia và lãnh đạo thì không thể giành đượcthắng lợi triệt để Giai cấp công nhân Đông Dương tuy số lượng ít nhưng làlực lượng cách mạng nhất, có vị trí kinh tế, chính trị quan trọng trong xã hội.Bởi vậy, Luận cương chánh trị khẳng định: “ Vô sản giai cấp ở Đông Dươngphần nhiều do dân cày hoặc là thủ công thất nghiệp mà hóa ra, còn đương mới
mẻ chưa thoát khỏi những tư tưởng hẹp hòi, những hủ tục phong kiến và ítbiết chữ, cho nên sự giai cấp giác ngộ có bị trở ngại Tuy vậy, giai cấp ấy rất
là tập trung và mỗi ngày lại thêm đông và cách bóc lột áp bức theo lối thuộcđịa rất tàn nhẫn, thành thử vô sản giai cấp mau phá sự trở ngại ấy mà nổi lêntranh đấu càng ngày càng hăng hái để chống lại tư bổn đế quốc Vì vậy chonên vô sản giai cấp thành một động lực chánh và rất mạnh của cách mạng ởĐông Dương và lại là giai cấp lãnh đạo cho dân cày và quần chúng lao khổlàm cách mạng”19
Ở nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân chiến 90% dân số Nếu không cónông dân tham gia thì cách mạng không thể thắng lợi Sống trong một nướcthuộc địa nửa phong kiến, giai cấp nông dân bị đế quốc, phong kiến, tư sảnbóc lột một cách rất độc ác nên bị đói khổ, bần cùng hoá Họ rất hăng hái cáchmạng, nhưng không có hệ tư tưởng độc lập và không đại diện cho phươngthức sản xuất tiến bộ Nên nông dân không thể lãnh đạo cách mạng được, màchỉ là động lực chính của cách mạng cùng với công nhân Luận cương chỉ rõ:
“ Dân cày là hạng người chiếm đa số ở Đông Dương (hơn 90 phần 100(90%), họ là một động lực mạnh cho cách mạng tư sản dân quyền”20 Luậncương còn nhấn mạnh: “ Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dânquyền, vô sản giai cấp có đứng đầu và cùng với quần chúng dân cày mà tranhđấu để binh vực quyền lợi hàng ngày cho dân cày và để thực hành thổ địacách mạng cho triệt để, thì mới có thể giành quyền lãnh đạo cho dân càyđược”21
18 - Sđd, tr 94.
19 - Sđd, tr.97.
20 - Sđd, tr.97.
21 - Sđd, tr.97.
Trang 12Để bảo vệ vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với giai cấp nôngdân và các tầng lớp nhân dân lao động khác, Luận cương còn chỉ rõ phải kiênquyết chống chủ nghĩa cải lương của giai cấp tư sản dân tộc, chủ nghĩa quốcgia hẹp hòi của các tầng lớp tiểu tư sản và ảnh hưởng của nó trong quầnchúng.
4 Con đường giành thắng lợi của cách mạng tư sản dân quyền là khởi nghĩa vũ trang
Luận cương chánh trị vạch rõ lúc chưa có tình thế cách mạng thì Đảngđưa ra những khẩu hiệu “ phần ít” như tăng tiền lương, bớt giờ làm, giảmthuế, chống thuế, chống sinh hoạt đắt đỏ vv kết hợp với những khẩu hiệuchính trị như đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành độc lập dân tộc và ngườicày có ruộng…mà phát động và giác ngộ quần chúng Luận cương chánh trịnhấn mạnh: “ Không chú ý đến sự nhu yếu và sự tranh đấu hằng ngày củaquần chúng là rất sai lầm Mà nếu chỉ chú ý đến những sự nhu yếu hàng ngày
mà không chú ý đến những mục đích lớn của Đảng cũng là rất sai lầm”22.Khi có tình thế cách mạng phải đưa ra nhưng khẩu hiệu mới “khẩu hiệugiao tiếp” như: lập Xô viết, lập Hội đồng tịch ký ruộng đất, sản nghiệp donông dân kiểm soát, vũ trang cho công nông vv Đồng thời, Đảng phải tổchức và khuyếch trương hết cả các cách tranh đấu của quần chúng như bãicông, bãi công vừa thị oai, bãi công vừa võ trang thị oai, tổng bãi công bạođộng Bằng cách đó, Đảng sẽ xây dựng được lực lượng cách mạng, dùngkhởi nghĩa vũ trang của quần chúng để giành chính quyền Luận cương cònnhấn mạnh: “ Võ trang bạo động không phải là một việc thường, chẳng những
là theo tình thế trực tiếp cách mạng, mà lại phải theo khuôn phép nhà binh,cho nên cần phải chú ý Trong khi không có tình thế trực tiếp cách mạng cũng
cứ kịch liệt tranh đấu, nhưng kịch liệt tranh đấu ấy không phải là để tổ chứcnhững cuộc manh động hoặc là võ trang bạo động quá sớm, mà cốt là để huyđộng đại quần chúng ra thị oai, biểu tình, bãi công vv…để dự bị họ về cuộc
võ trang bạo động sau này”23
Để chuẩn bị một cuộc khởi nghĩa khi có tình thế cách mạng, Luận cươngphân tích, nguy cơ chiến tranh đế quốc ngày càng đến gần, phải làm chonhững khẩu hiệu chống chiến tranh ăn sâu trong quần chúng nhân dân như:biến chiến tranh đế quốc thành chiến tranh cách mạng, đánh đổ chủ nghĩa đếquốc và giai cấp bóc lột, bênh vực Liên bang Xô viết và phong trào cáchmạng thế giới vv Đồng thời tăng cường công tác vận động binh lính địch, tổchức đội tự vệ công nông
5 Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới
22 -Sđd, tr.101.
23 -Sđd, tr.102.
Trang 13Trong điều kiện mới, cách mạng và phản cách mạng đã hình thành haitrận tuyến rõ rệt trên phạm vi toàn thế giới, thì cách mạng Đông Dương phảiđứng vào trận tuyến của cách mạng vô sản thế giới, phải đoàn kết với các lựclượng cách mạng quốc tế Luận cương chánh trị nhấn mạnh: “ Vô sản ĐôngDương phải liên lạc mật thiết với vô sản thế giới, nhứt là vô sản Pháp để làmmặt trận vô sản “mẫu quốc” và thuộc địa, cho sức tranh đấu cách mạng đượcmạnh lên” và “…quần chúng cách mạng Đông Dương lại phải liên lạc vớiquần chúng cách mạng ở các thuộc địa và bán thuộc địa, nhất là ở Tàu và Ấn
Độ v.v ”24
Cách mạng Đông Dương do chính đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo,vừa mang tính chất giải phóng dân tộc, vừa có tính chất đấu tranh giữa haitrận tuyến cách mạng và phản cách mạng trên thế giới Là một bộ phận củaphong trào cách mạng thế giới, cách mạng Đông Dương một mặt nhận được
sự đồng tình, ủng hộ của cách mạng thế giới, mặt khác phải hết sức ủng hộ,giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ
Đảng là đội tiền phong của giai cấp vô sản, được vũ trang bằng lý luậnMác-Lênin và biết vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin một cách sáng tạo vào điềukiện cụ thể của Đông Dương, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn Về tổchức, Đảng lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm cơ sở, có kỷ luật nghiêmminh và tự giác, nội bộ đoàn kết nhất trí, Đảng được xây dựng và trưởngthành từ trong đấu tranh cách mạng, Đảng biết lấy đấu tranh cách mạng làmmôi trường rèn luyện, giáo dục đội ngũ của mình Đảng quan hệ mật thiết vớiquần chúng, trước hết là quần chúng công nông Đảng coi công nông là chỗdựa vững chắc của Đảng, là sức mạnh hùng hậu của cách mạng, nên Đảng hếtsức coi trọng xây dựng khối liên minh công nông Sự lãnh đạo của một Đảngnhư vậy là yếu tố quyết định nhất cho cách mạng Đông Dương đi đến thắnglợi
24 - Sđd, tr.103.
25 - Sđd, tr.100.
Trang 14Luận cương còn chỉ ra: muốn giành được thắng lợi, Đảng phải thuphục được đông đảo quần chúng lao động bằng cách tổ chức ra các đoàn thểcách mạng như công hội, nông hội…
Qua nội dung cơ bản nêu trên, có thể thấy Luận cương chánh trị khẳngđịnh lại nhiều vấn đề căn bản thuộc về chiến lược của cách mạng ĐôngDương mà Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt đã nêu Điều đó cho thấyĐảng ta rất coi trọng việc nghiên cứu lý luận Mác-Lênin, kinh nghiệm cáchmạng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, kinh nghiệm cách mạngcủa nhân dân ta, chú ý tìm hiểu tình hình thực tế, bước đầu suy nghĩ, tổng kếtvận dụng trong hoàn cảnh cụ thể của Đông Dương
III Ý nghĩa lịch sử và giá trị hiện thực
1 Ý nghĩa lịch sử
Luận cương chánh trị của Đảng khẳng định lại những vấn đề cơ bản củacách mạng Việt Nam do Cương lĩnh đầu tiên đề ra là đúng đắn, đồng thờiphân tích, bổ sung làm rõ một số nội dung quan trọng của cách mạng tư sảndân quyền như: “tính chất của cuộc cách mạng, phương pháp cách mạng, nộidung xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản Tuy vậy, Luận cương vẫncòn có những hạn chế nhất định đó là: chưa xác định được mâu thuẫn chủyếu, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của cách mạng, đánh giá chưa đúng vai tròcách mạng của giai cấp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc và một bộ phận củagiai cấp địa chủ, chưa đề ra được chiến lược liên minh dân tộc, giai cấp rộngrãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc và tay sai, song những hạn chế củaLuận cương đã được Đảng ta từng bước khắc phục Qua đó cần khẳng địnhrõ: những nội dung cơ bản của Luận cương chánh trị đã phản ánh sâu sắcnhững nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng sáng tạo vàođặc điểm, điều kiện của một nước thuộc địa nửa phong kiến Đây là đường lối
cơ bản, nhất quán, nền tảng của mọi chiến lược, sách lược của cách mạngViệt Nam Là ngọn cờ tư tưởng, lý luận chỉ đạo dẫn dắt Đảng ta giành thắnglợi vẻ vang trong hơn nửa thế kỷ qua Luận cương là cơ sở xây dựng niềm tincủa nhân dân ta vào Đảng, đồng thời còn là cơ sở để đấu tranh phê phánnhững nhận thức lệch lạc về lý luận Mác-Lênin, về bản chất giai cấp, về bạolực cách mạng, về mối quan hệ giữa quốc gia và quốc tế…đồng thời trực tiếpgóp phần làm bùng nổ cao trào cách mạng 1930-1931, cao trào cách mạngđầu tiên do Đảng lãnh đạo
2 Giá trị hiện thực
Nhiều nội dung cơ bản của Luận cương chánh trị tháng 10-1930 đến nayvẫn có giá trị to lớn, tiếp tục soi sáng sự nghiệp đổi mới đất nước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa Đặc biệt trong hoàn cảnh quốc tế và trong nước cónhững biến động lớn, thì sự kết hợp giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, kết hợp nguồn lực bên trong
Trang 15với nguồn lực bên ngoài, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, lý luận về vaitrò lãnh đạo của Đảng và những nguyên tắc xây dựng Đảng ngang tầm vớinhiệm vụ chính trị…cần được nghiên cứu, vận dụng phù hợp với tình hìnhcách mạng mới.
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG (6-1932)ó 26
I Hoàn cảnh ra đời Chương trình hành động
1 Hoàn cảnh quốc tế
Vào những năm 1929-1933, bóng mây đen của cuộc khủng hoảng kinh
tế đang bao trùm trên khắp thế giới, ảnh hưởng sâu sắc của nền kinh tế, xã hộicủa hệ thống tư bản chủ nghĩa Để bù đắp những thất bại của tư bản chínhquốc, đế quốc Pháp tăng cường vơ vét, bóc lột thuộc địa, trong đó có ViệtNam Chính sách tận thu trong bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho đời sốngvật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân thuộc địa và nhân dân ViệtNam càng lao đao, khốn khổ Từ đó làm cho mâu thuẫn xã hội, sự thay đổithái độ chính trị của các giai cấp ngày càng phân hoá sâu sắc
Trong khi đó, Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giớikhông ngừng lớn mạnh Công cuộc xây dựng đất nước Xô Viết theo conđường xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, thu được nhiều thành tựu to lớn
đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân lao động ở các nước thuộc địa vùng lên đấu tranhđòi độc lập tự do, cải thiện đới sống, chống áp bức bóc lột diễn ra quyết liệt.Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu lục Á, Phi, Mỹ -la tinh cóbước chuyển biến mới, báo hiệu những cuộc bão táp cách mạng sắp nổi lêntấn công vào dinh luỹ của chủ nghĩa tư bản
2.Tình hình trong nước
Từ cuối năm 1931, hoảng hốt trước cao trào cách mạng rộng lớn củaquần chúng, đế quốc Pháp và phong kiến tay sai đã dùng mọi âm mưu thủđoạn tàn bạo, độc ác nhằm dập tắt phong trào cách mạng và tiêu diệt Đảng ta
26óĐCSVN, Văn kiện Đảng, To n t àn t ập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, H., 1999, tr 1-29
Trang 16Sự khủng bố dã man của thực dân Pháp, làm cho cách mạng Việt Namgặp nhiều tổn thất, khó khăn, phong trào cách mạng Việt Nam tạm thời lắngxuống.
Sau cao trào 1930-1931, thực dân Pháp đã điên cuồng lùng sục, bắt bớ,giam cầm, kết án những người cộng sản và nhân dân yêu nước Hàng loạt các
tổ chức Đảng bị vỡ, hàng vạn người bị bắt, giam cầm và giết hại
Hệ thống nhà tù của thực dân Pháp, từ địa phương đến trung ương đầy
ắp tù chính trị Đồng thời, thực dân Pháp còn phối hợp với những tên đế quốc
có thuộc địa trong khu vực và các thế lực phản động quốc tế (Anh, Hà Lan,bọn phản động ở Trung Quốc) trục xuất, bắt bớ các chiến sỹ cộng sản yêunước đang hoạt động ở khu vực các nước đó
Tháng 6-1931, thực dân Pháp đã cấu kết với nhà cầm quyền Anh ởHương Cảng để bắt giam và âm mưu ám hại đồng chí Nguyễn Ái Quốc (lúc
ấy tên gọi là Tống Văn Sơ)…
Đi đôi với chính sách khủng bố, tàn sát, thực dân Pháp còn tăng cườngthực hiện những thủ đoạn mị dân, lừa bịp, sử dụng tay sai nhằm chia rẽ, làmmai một ý chí cách mạng của nhân dân ta
Về chính trị, tháng 6-1931, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa (Ray nô) sang ĐôngDương nghiên cứu tình hình và đề ra dự án cải thiện chế độ thuộc địa Năm
1932, Vua Bảo Đại được đưa về nước với chương trình cải cách: lập nội cácmới, cải tổ ngành tư pháp, giáo dục…Đồng thời, chúng còn đưa ra một sốchính sách mang tính hình thức nhằm tranh thủ lôi kéo các tầng lớp nhân dântrong xã hội làm cho tay sai cho chúng
Về kinh tế, chính quyền thực dân lập công ty kinh doanh công nghiệpcho tư bản bản xứ tham gia đấu thầu một số công trình thuỷ lợi, kiến trúc,giao thông có số vốn nhỏ
Về giáo dục, chúng tổ chức lại hệ thống cao đẳng Đông Dương vàtrường luật, đặt thêm các ngạch học ở Bắc và Trung kỳ, cấp thêm học bổngsang Pháp du học
Về xã hội, thực dân pháp tranh thủ và lợi dụng tôn giáo, lập các xứ đạoThiên chúa giáo, tỉnh hội Phật giáo ở Bắc kỳ và Trung kỳ, các chi hội Phậtgiáo, Thiên chúa giáo ở Nam kỳ và tạo điều kiện cho đạo Cao Đài phát triểnthế lực
Mặt khác, thực dân Pháp còn nuôi dưỡng bọn tay sai, mật thám, lập cácđảng phái phản động phá hoại phong trào cách mạng
Những chính sách và thủ đoạn thâm độc của đế quốc Pháp đã dẫn đến sựbiến động kết cấu giai cấp, xu thế chính trị trong xã hội Nổi lên là tâm lýhoang mang dao động xuất hiện ngày càng nhiều trong quần chúng, một bộphận đảng viên sợ hãi không dám tổ chức quần chúng đấu tranh, cá biệt có
Trang 17đảng viên không chịu đựng được cảnh tra tấn, tù đầy đã khai báo và đầu hàngđịch.
Trước sự tổn thất nặng nề của Đảng Cộng sản Đông Dương, Quốc tếCộng sản đã có kế hoạch tổ chức lại cơ sở đảng Năm 1932, theo Chỉ thị Quốc
tế Cộng sản, đồng chí Lê Hồng Phong và một số đồng chí khác về HươngCảng -Trung Quốc lập Ban lãnh đạo Trung ương Đảng Qua khảo sát tìnhhình thực tế cách mạng Việt Nam, tháng 6-1932, Ban lãnh đạo mới của Đảng
đã công bố Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương nhằm
ổn định tư tưởng cán bộ, đảng viên và quần chúng, giữ gìn và củng cố tổchức, khôi phục phong trào cách mạng
II Nội dung cơ bản Chương trình hành động
Chương trình gồm hai phần chính, trong đó đề cập đến nhiều nội dungcấp thiết liên quan đến củng cố và phát triển Đảng, khôi phục phong trào cáchmạng, đề ra những vấn đề chiến lược, sách lược và yêu sách cụ thể cho từnggiai cấp, từng tổ chức cách mạng nhằm siết chặt hàng ngũ những người cáchmạng, đoàn kết đấu tranh chống đế quốc và phong kiến tay sai
1 Phần thứ nhất: Những nhiệm vụ căn bản của cuộc cách mạng Đông Dương.
Trước hết Chương trình hành động đã tổng kết những thắng lợi của Đảng
và phong trào cách mạng của quần chúng công-nông trong hai năm sục sôicách mạng 1930-1931 Đảng nhận định mặc dù đế quốc Pháp ra sức khủng
bố, bắn giết, tù đầy và truy nã những người cộng sản, đánh phá phong tràocách mạng, nhưng chúng vẫn không tiêu diệt được cách mạng Đảng vẫngiương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, dìu dắt quần chúng đấu tranh quyếtliệt với kẻ thù Đồng thời, Chương trình hành động cũng nêu lên những tổnthất to lớn của cách mạng do địch điên cuồng khủng bố, trả thù hèn hạ, nhưngkhông vì thế mà hoang mang, hoảng hốt, bi quan thất vọng trước khó khăntạm thời Đảng chỉ rõ: “Trong trường đấu tranh giai cấp, việc thắng bại tạmthời là thường sự, mà chính nhờ đó mà quần chúng học đòi kinh nghiệm, chớcòn phần thắng lợi cuối cùng thời đã cầm chắc trong tay”27
Đảng căn dặn đảng viên chú ý học tập kinh nghiệm bổ ích nhất trongcông tác đã qua, quyết tâm sửa chữa các sai lầm như: “Công tác của Đảngtrong quần chúng không được sâu rộng như ý, nhất là công tác trong côngxưởng; phong trào đại khái còn có tính chất địa phương…Đảng dìu dắt quầnchúng ra đấu tranh, phản đế nhưng không sớm biết liên lạc cuộc đấu tranhđánh đế quốc để đoạt lại quyền độc lập với cuộc đấu tranh đánh đổ địa chủlấy lại đất đai”28 Thực chất sai lầm trên của Đảng là chưa biết chỉ đạo chiếnlược cụ thể trong giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược chống
27 Sđd, tr.11.
28 Sđd, tr.10.
Trang 18đế quốc và chống phong kiến nếu khắc phục được những sai lầm trên thì cuộcđấu tranh của Đảng và quần chúng nhất định sẽ giành thắng lợi to lớn hơn.Sau tổng kết hai năm lãnh đạo cách mạng, Chương trình hành động củaĐảng Cộng sản Đông Dương còn phân tích làm rõ hơn chính sách hai mặt cực
kỳ phản động và xảo quyệt của đế quốc Pháp và tay sai, những âm mưu thủđoạn mới của kẻ thù phá hoại phong trào cách mạng Đảng đã vạch rõ bảnchất phản động của chủ nghĩa cải lương, gồm các phe phái quốc gia cải lươngnhư Đảng Lập Hiến ở Nam kỳ, Bắc kỳ (Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh…).Chúng đã tiếp tay cho thực dân Pháp để khủng bố nhân dân ta, thoả hiệp với
kẻ thù phản bội dân tộc Vì thế: “ Nếu không bền chí hàng ngày vạch mặt chỉtrán bọn quốc gia cải lương…cho hàng triệu công nông thấy rõ cái vai tuồngphản động của chúng nó, thì không thể dắt lao động ra quyết chiến với quânthù, cuộc cách mạng điền địa và phản động cũng không thể thành côngđược”29
Đảng đã chỉ cho quần chúng thấy rõ, trong lúc khó khăn giai cấp tư sảndân tộc, tiểu tư sản, các đảng phái tay sai cho đế quốc, phong kiến tỏ ra biquan, chán nản, ngả sang phía kẻ thù, thì giai cấp công nhân luôn kiên trì theođuổi mục tiêu cách mạng, kiên trì lãnh đạo nhân dân lao động đứng lên đấutranh chống kẻ thù xâm lược
Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo cao trào cách mạng 1931và căn cứ vào tình hình tư tưởng của nhân dân, thái độ của giai cấp saucao trào cách mạng, Chương trình hành động khẳng định đường lối cáchmạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng ta đã đề ra
1930-từ chánh cương, Sách lược vắn tắt và Luận cương chánh trị (1930) là hoàntoàn đúng đắn: “ Kinh nghiệm hai năm đấu tranh dạy ta rằng con đường giảiphóng độc nhất chỉ là con đường võ trang tranh đấu của quần chúng thôi”30.Đồng thời, Chương trình hành động đã cụ thể hoá chánh cương, Sáchlược vắn tắt và Luận cương chánh trị (1930), thành 10 nhiệm vụ chủ yếu củacách mạng phản đế và điền địa (cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân)
Mười nhiệm vụ là:
“1-Đông Dương hoàn toàn độc lập về kinh tế và chính trị Đánh đổ áchthống trị của đế quốc Pháp; trục xuất cả lục quân, hải quân, không quân vàcảnh sát của đế quốc khỏi địa phận xứ Đông Dương của công nông
2-Đánh đổ triều vua ở Trung kỳ…đánh đổ bọn lý hào; tịch ký cả thảy tàisản của chúng
3-Thiết lập chính phủ cách mạng công nông theo hình thức Xô Viết và tổchức công nông cách mạng quân đội Phải võ trang cho cả thảy lao động; laođộng được hoàn toàn tự do tập võ bị
29 Sđd, tr.8.
30 Sđd, tr.10.
Trang 194-Giao lại cho nhà nước công nông (quốc hữu hoá) cả thảy ngân hàng xínghiệp, kỹ nghệ Pháp và ngoại quốc, cả thảy đồn điền, tàu hoả, tàu thuỷ và cơquan dẫn thuỷ nhập điền.
5-Tịch ký không bồi thường tất cả tài sản ruộng đất và rừng của đế quốc,
cố đạo, của địa chủ và lũ cho vay cắt họng, của nhà vua, lý hào chia đất đó lạicho công nhân nông nghiệp, cho bần nông và trung nông, chia công điền,công thổ lại cho dân cày
6-Thủ tiêu cả nợ nần của lao động; thủ tiêu các công trái, vì rằng nợ nầnquốc trái không khác nào dây xích bắt buộc dân nghèo làm nô lệ
7-Các dân tộc ở Đông Dương đều liên hiệp đệ huynh với nhau Để dânCao Miên, Ai Lao đều được quyền tự quyết
8-Ngày làm tám giờ, cải thiện hẳn điều kiện lao động Xã hội bảo hiểm
do nhà nước và chủ trả để ngừa đau bệnh, tuổi già, thất nghiệp, tàn tật…đểbảo hộ cho đàn bà có thai nghén, sinh nở Tự do tổ chức công hội giai cấp củathợ thuyền
9-Đàn bà được hoàn toàn bình đẳng về chính trị, kinh tế và pháp luật vớiđàn ông
10-Liên hiệp đệ huynh với công nông cách mạng Tàu, Ấn Độ”31
Mười nhiệm vụ trên do Chương trình hành động của Đảng đề ra vừaphản ảnh mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là đấutranh giành độc lập dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội, vừa chỉ ra mục tiêu,nhiệm vụ cụ thể trước mắt là đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ, quyền lợihàng ngày của quần chúng lao động Đây là chủ trương hoàn toàn phù hợpvới giai đoạn cách mạng hiện tại
2 Phần thứ hai: Con đường cách mạng tranh đấu
Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương tiếp tục khẳngđịnh ý chí quyết tâm của Đảng là: “ Lãnh đạo quần chúng nhân dân, hầuchuẩn bị võ trang bạo lực giải phóng”32 Nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, cầnphải tổ chức lại chắc chắn hơn các đoàn thể cách mạng, chuyển đổi hình thứcđấu tranh thích hợp thì mới chiến thắng kẻ thù Đặc biệt đối với Đảng: “ Phảigây dựng một đoàn thể bí mật, có kỷ luật nghiêm ngặt, cứng như sắt, vữngnhư đồng, tức Đảng Cộng sản để hướng đạo quần chúng trên con đường giaicấp chiến đấu”33
Để thực hiện thắng lợi con đường đấu tranh đánh đổ đế quốc và phongkiến, Chương trình hành động đề ra mục tiêu, yêu cầu chung của cách mạng
và mục tiêu yêu cầu cho công nhân, nông dân, binh lính, thiểu thương, dânnghèo thành thị, phụ nữ, thanh niên dân tộc thiểu số
31 - Sđd, tr.13.
32 - Sđd, tr.14.
33 - Sđd, tr.14.
Trang 20Những yêu cầu chung
1-Cho lao động được tự do tổ chức, tự do ấn hành, tự do ngôn luận, tự
do đi lại trong xứ và tự do xuất bản.
2-Bỏ những bộ hình luật riêng cho những người bản xứ Thả hết thảy tù chính trị phạm Bỏ ngay chính sách đàn áp và giải tán các toà án binh để xử chiến sỹ cách mạng Rút các quân tuần canh và đồn đóng trong làng Làm án bọn bắt vô cớ, tra tấn dã man, phát lưu và xử tử chiến sỹ cách mạng Thủ tiêu hội đồng đề hình.
3-Bỏ thuế thân, thuế ngụ cư, thuế phụ và các khoản thuế khác Đặt ra thuế luỹ tấn (thuế luỹ tiến), bọn giàu có thì phải nộp, còn dân nghèo thì được miễn.
4-Bỏ độc quyền rượu, thuốc phiện 34
Những điều yêu cầu của công nhân nam nữ và cu li
Sau khi phân tích nỗi thống khổ của anh chị em công nhân trong các nhàmáy, xí nghiệp, hầm mỏ…Chương trình hành động đề ra 6 mục tiêu đấu tranhđối với công nhân là:
1-Tự do tổ chức Công hội đỏ, công hội được tự do hành động Thợthuyền được tự do đình công Công nhân đàn bà cũng được quyền tổ chức vàocác công hội giai cấp như công nhân đàn ông… Ngày làm việc 8 giờ…
2-Cấm bớt tiền công…, cấm cúp lương, cấm trả tiền lương bằng phẩmvật…, công bằng nhau thì phải trả lương bằng nhau…, thợ được lĩnh thuốcthang không mất tiền
3-Cấm đánh chửi thợ Bỏ cai Cấm xét thợ khi ra sở và vào sở
4-Cấm đuổi thợ Lập quỹ thất nghiệp cứu tế do Nhà nước và bọn chủhãng phải chịu Đánh thuế các nhà ngân hàng, bọn chủ đồn điền, chủ nhàmáy, bọn quan cao chức để giúp thợ thất nghiệp
5-Bỏ quyền cưỡng bách định phán của bọn cảnh sát…Lập những ban uỷviên của công nhân bầu ra để kiểm soát điều kiện lao động, việc trả tiền lương
và mộ công nhân vào làm
6-Nghỉ hai tháng trước và hai tháng sau khi sinh đẻ, được lĩnh trọn tiềncông Trong các công xưởng lập ra nhà nuôi trẻ con…tổn phí do chủ chịu35.Chương trình hành động còn chỉ ra những mục tiêu yêu cầu riêng chocông nhân làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp (cao su, chè, cà phê…), gồm 4điều36
Những yêu cầu của nông dân, đàn ông và đàn bà
Chương trình hành động của Đảng đã tố cáo chính sách ruộng đất và cácthủ đoạn bóc lột nông dân của bọn đế quốc phong kiến, nêu lên nỗi thống
34 - Sđd, tr.15, 16.
35 Sđd, tr.16, 17.
36 Sđd, tr.17, 18.
Trang 21khổ, cùng cực của nông dân nước ta dưới thời Pháp thuộc: “ Một phần tư đấtcày cấy vào tay đạo tặc của đế quốc Pháp cùng cố đạo Bọn địa chủ, quan lại,
lý hào và lũ cho vay cắt họng trên phần nửa Chỉ còn có một phần năm chomười mấy triệu dân cày, đã thế mà phần lớn lại ở trong tay bọn phú nông bóclột”37 Vì vậy, “ Người tá điền cặm cụi tối ngày mà không đủ nuôi miệng”38.Thêm vào đó là sưu cao, thuế nặng, phải đóng góp trăm khoanh, nghìn khoảnnên nông dân phải bán cả ruộng đất để trả lãi, đành bỏ nhà cửa đi làm ăn kiếmsống mọi nơi Trên cơ sở phân tích tình cảnh cùng cực của giai cấp nông dân,Chương trình hành động của Đảng kêu gọi toàn bộ giai cấp nông dân đứnglên đấu tranh để đòi lại độc lập tự do và ruộng đất về tay dân cày Trước mắt,Đảng đề ra 9 điều mục tiêu, yêu cầu đối với nông dân:
1-Lập tức bỏ hẳn cái chế độ mướn đất dã man ngày nay…
2-Bỏ ngay các khoản công sưu, công ích…
3-Bỏ ngay hết những khoản nợ nần cắt họng…cấm không tịch ký đất của nông dân khi họ không có tiền trả nợ và nộp thuế.
4-Giao đất công điền lại cho nông dân Bầu các uỷ ban nông dân để tổ chức việc chia đất ấy.
5-Cho dẫn nước vào ruộng của nông dân không phải trả tiền…
6-Bỏ hết các thuế má nông dân đang chịu…
7-Chia các kho lúa của bọn địa chủ và bọn bóc lột cho nông dân đói khó…
8-Lập ra quỹ cứu tế đích thực cho nông dân theo lối hợp tác xã về đường buôn bán và tiêu thụ.
9-Bỏ các dân đoàn, bang tá vệ canh tuần 39
Những yêu cầu của binh lính và thuỷ thủ
Chương trình hành động nêu lên tình hình hết sức đắng cay của anh embinh lính đánh thuê trong quân đội Pháp: “ Cơm không đủ ăn, làm lụng chẳngkhác tù”40 Do đó, trách nhiệm của giai cấp công nhân phải giải thích cho anh
em binh lính hiểu đi lính cho Pháp là làm bia đỡ đạn cho đế quốc, không giúpích gì cho dân tộc Bởi vậy: “Anh em binh lính phải chen vai thích cánh vớicông nông, dấy lên quyết chiến với quân thù giai cấp, cho Đông Dương cáchmạng chóng thành công”
Đảng kêu gọi tất cả anh em binh lính bất luận dân tộc nào hãy đoàn kết
và đấu tranh cùng công nông đánh đổ đế quốc và tay sai Trong giai đoạncách mạng hiện tại phải thực hiện các mục tiêu yêu cầu đấu tranh của Đảng(gồm 4 điều yêu cầu cho binh lính và 4 điều yêu cầu cho thuỷ thủ)41
Trang 22Thực hiện các yêu cầu trên nhằm tăng thêm sức mạnh dân tộc sức mạnhđấu tranh của nhân dân, ủng hộ công nông chống kẻ thù chung của dân tộc là
đế quốc và phong kiến tay sai, nhanh chóng giải phóng dân tộc
Những yêu cầu của các hạng tiểu thương gia, hạng thủ công, người làm việc, các phần tử nghèo trong dân ở thành thị
Chương trình hành động phân tích hoàn cảnh sinh sống, làm việc, sinhhoạt của các tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, dân nghèo thành thị, tiểu thương,thợ thủ công, buôn bán nhỏ, cũng chịu đựng nặng nề bởi chính sách áp bức,bóc lột của thực dân Pháp Do đó, Đảng kêu gọi họ hãy đoàn kết với côngnông đứng vào hàng ngũ cách mạng: “ Chỉ có đấu tranh dưới quyền chỉ đạocủa Đảng Cộng sản thì tiểu tư sản mới chiến thắng nổi bọn đế quốc áp bức”42.Căn cứ vào điều kiện cụ thể, Đảng đề ra 4 mục tiêu, yêu cầu đấu tranh chotiểu tư sản, trí thức, dân nghèo thành thị, tiểu thương, thợ thủ công43 Trong đónổi lên các yêu cầu chính là: bỏ tất các khoản nợ cắt cố của bọn cho vay nặnglãi và bọn buôn gian bán lận, bỏ tất cả câc thuế vô lý; đánh thuế luỹ tiến vàobọn tư bản, nhà băng, bọn quan lại cao chức để giúp người bị thiệt hại trongcuộc khủng hoảng kinh tế do chủ nghĩa đế quốc gây nên; tự do buôn bántrong nước; không được bớt tiền lương, phụ cấp của công chức, lương ngườilàm việc ở Đông Dương phải bằng lương người Pháp; chống sa thải thấtnghiệp; được tự do lập hội công hội, hợp tác xã…
Cuộc giải phóng chị em lao động
Chương trình hành động đả phá tư tưởng coi thường phụ nữ của chế độphong kiến, đồng thời tố cáo đế quốc cấu kết với bọn phong kiến thực hiệnchính sách áp bức, bóc lột dã man với phụ nữ ở các nước thuộc địa Vì vậy,Đảng kêu gọi hết thảy phụ nữ từ thành thị đến nông thôn hãy tham gia đấutranh do Đảng lãnh đạo mới hy vọng giải phóng được mình Mặt khác, Đảng
là người đại diện trung thành và bảo đảm nhất cho quyền lợi phụ nữ, thựchiện tốt nhất quyền bình đẳng với nam giới Để thực hiện giải phóng phụ nữkhỏi áp bức, bóc lột của đế quốc, phong kiến, Chương trình hành động củaĐảng đã đề ra các yêu cầu: “ Bỏ hết các pháp luật và tục lệ hủ bại làm cho đàn
bà không được bình đẳng với đàn ông Bỏ cái chế độ áp bức của cha mẹ vớicon cái, của chồng đối với vợ Cấm tục năm thê bảy thiếp, vợ hầu vợ lẽ…”44
Những yêu cầu của thanh niên
Chương trình hành động đánh giá cao vai trò của thanh niên trong sựnghiệp giải phóng dân tộc Là lực lượng hăng hái, xung kích trong các cuộcbiểu tình, đình công chống lại ách áp bức bóc lột của bọn đế quốc và phongkiến Đảng kêu gọi thanh niên và tổ chức Cộng sản thanh niên Đoàn đứng lên
42 - Sđd, tr 24.
43 - Sđd, tr 24, 25.
44 - Sđd, tr 26.
Trang 23đấu tranh cùng toàn thể dân tộc, lật đổ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới dânchủ nhân dân Trong giai đoạn cách mạng hiện tại phải tích cực đấu tranh theomục tiêu yêu cầu sau:
1 Ngày làm 6 giờ cho công nhân thanh niên từ 16 đến 18 tuổi, 4 giờcho công nhân từ 14 đến 16 tuổi… không được bắt công nhân thanh niên làmviệc đêm và trong các xí nghiệp nguy hiểm và hại sức khoẻ
2 Mỗi năm nghỉ 6 tuần, được lĩnh cả lương và một tuần lễ nghỉ mộtngày Nhà nước phải lập quĩ cứu tế thất nghiệp cho thanh niên
3 Hết thảy con cái các nhà lao động được học cho tới 16 tuổi, bằngtiếng mẹ đẻ và không phải chịu học phí… Tổ chức các trường học nghề, báchnghệ giáo dục, do Nhà nước và bọn chủ chịu phí tổn
Những điều yêu cầu của các dân tộc thiểu số ở Đông Dương
Chương trình hành động của Đảng tố cáo chính sách chia để trị, pháhoại khối đại đoàn kết dân tộc của bọn đế quốc Chúng thả sức chiếm đoạt đấtđai của các dân tộc thiểu số ở miền núi, thẳng tay đàn áp, bắn giết, giam hãmcác dân tộc trong vòng dốt nát để dễ bề cai trị Mặt khác, chúng bảo tồn chế
độ phong kiến ở Đông Dương, duy trì chế độ tù trưởng, thông qua đó để tăngcường bóc lột các dân tộc thiểu số Để chống lại các âm mưu trên của bọn đếquốc, phong kiến, Đảng kêu gọi các dân tộc thiểu số đứng lên đấu tranh theocác mục tiêu yêu cầu sau:
“-Đánh đổ chính sách chia rẽ, chính sách gây oán sinh thù của đế quốcchủ nghĩa
-Chống sự cướp đất và cướp rừng!
-Bỏ hết các lệ làm công sưu và công ích cho bọn phong kiến…
Đánh đuổi hết các bọn phong kiến và bọn tù trưởng đã bán mình làm tôi
tớ cho đế quốc Bầu ra những uỷ ban nông dân”45
Kết luận
Trong phần kết luận, Chương trình hành động của Đảng Cộng sản ĐôngDương đã kêu gọi anh em lao động, công nhân, nông dân, binh lính, thanhniên, phụ nữ…hãy thực hiện những yêu cầu của Đảng, đồng thời tích cựctuyên truyền Chương trình hành động cho mọi tầng lớp nhân dân, đoàn kếtđấu tranh theo sự lãnh đạo của Đảng nhất định sẽ giành được thắng lợi: “ Anhchị em đồng tâm hiệp lực, kéo nhau vào những đoàn thể của ta, sắp đặt hàngngũ cho chỉnh tề, lo dự bị võ trang bạo động, kỳ đánh đổ được quân áp bức”46.Chương trình hành động của Đảng kêu gọi quần chúng nhân dân hãy noigương Cách mạng Tháng Mười năm 1917 ở Nga, noi gương công nông ởLiên bang XôViết đã xây dựng xong nền tảng của chế độ xã hội chủ nghĩa,
45 - Sđd, tr 27.
46 - Sđd, tr 28.
Trang 24hăng hái đấu tranh để xây dựng một xã hội mới ở Việt Nam không có ngườibóc lột người như ở Liên bang Xô viết Đồng thời, Chương trình hành độngcủa Đảng kêu gọi nhân dân ta đoàn kết ủng hộ Liên bang Xô viết, ủng hộcách mạng Trung Quốc và Ấn Độ Thực hiện khẩu hiệu:
“Đánh đổ đế quốc áp bức! Đông Dương hoàn toàn độc lập!
Đánh đổ phong kiến địa chủ! Chia đất cho dân cày!
Chính quyền Xô Viết công nông muôn năm!
Thế giới cách mạng muôn năm!”47
III Ý nghĩa lịch sử và giá trị hiện thực
1 Ý nghĩa lịch sử
Chương trình hành động của Đảng ra đời đã có tác dụng to lớn trong
việc ổn định tư tưởng, xây dựng quyết tâm cho toàn Đảng, toàn dân vững tinvào thắng lợi cuối cùng, kiên định với đường lối cách mạng của Đảng, biếtkhắc phục khó khăn đưa phong trào cách mạng phát triển đi lên
Từ năm 1932, dưới ánh sáng của Chương trình hành động, quần chúngcông nông và các tầng lớp nhân dân lao động ở nước ta đã sáng tạo ra cáchình thức tổ chức và hình thức đấu tranh thích hợp, làm cho phong trào cáchmạng dần dần nhen nhóm lại, các tổ chức đảng ở các địa phương dần đượcphục hồi và duy trì sự lãnh đạo liên tục
Các cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân, học sinh sinh viên, trí thức,tiểu tư sản thành thị tiếp tục bùng nổ mạnh mẽ Đến đầu năm 1935, hầu hếtcác tổ chức đảng và tổ chức quần chúng cách mạng được gây dựng với quy
mô lớn hơn, phong trào đấu tranh cách mạng của các tầng lớp nhân dân diễn
ra quyết liệt và mở rộng, sự liên lạc giữa Đảng với các cơ sở cách mạng trong
cả nước và ở Lào, Căm-pu-chia đã củng cố vững chắc Chương trình hànhđộng của Đảng là văn kiện chính để thảo luận trong các chi bộ đảng nhữngnăm 1932-1935, để chuẩn bị cho Đại hội lần thứ nhất của Đảng Đồng thời,Chương trình hành động còn là tài liệu quý để giai cấp công nhân, nông dân
và cấc tầng lớp lao động học tập, định hướng tư tưởng và hành động cáchmạng trong cuộc đấu tranh với bọn đế quốc, phong kiến
2 Giá trị hiện thực
Ngày nay, Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dươngvẫn là văn kiện có nhiều giá trị trong kho tàng lịch sử cách mạng của Đảng ta,một văn kiện đánh dấu sự trưởng thành của Đảng trong hoạch định đường lối
và phương pháp cách mạng, thể hiện tư duy lý luận sáng tạo đáp ứng tốt yêucầu thực tiễn Trong đó, nội dung bao trùm xuyên suốt văn kiện là tư tưởngđộc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đang tiếp tục toả sáng và pháthuy tác dụng trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủnghĩa của chúng ta hiện nay
47 - Sđd, tr 29.
Trang 25Chương trình hành động là sản phẩm trí tuệ sắc sảo, bản lĩnh chính trịvững vàng, tinh thần quyết tâm khắc phục khó khăn để đưa cách mạng pháttriển tiến lên của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, tiêu biểu là cốTổng Bí thư Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập Đó là những tấm gương mẫu mực
về phẩm chất chính trị và năng lực lãnh đạo của người đảng viên cộng sản đểlại cho các thế hệ sau noi gương học tập
48óĐCSVN, Văn kiện Đảng, To n t àn t ập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, H., 2002, tr90-96.
Trang 26tựu quan trọng, nhưng sau đó kẻ thù tập trung lực lượng đàn áp, phong tràodần dần lắng xuống, sau đó đi vào giai đoạn thoái trào.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào cách mạng Việt Nam từng bướcvượt qua thời kỳ khó khăn, thử thách, được khôi phục, phát triển đi lên, mộtcao trào cách mạng mới lại xuất hiện
Ở Việt Nam và Đông Dương từ năm 1932 trở đi, phong trào đấu tranhcủa giai cấp công nhân, nhân dân lao động từng bước được hồi phục Theothống kê của chính quyền thực dân, ở Đông Dương năm 1932 có 230 cuộcđấu tranh, năm 1933 có 240 cuộc xung đột giữa công nhân và giới chủ Riêng
ở Bắc Kỳ từ năm 1931 đến 1935 có tới 551 cuộc đấu tranh của giai cấp côngnhân Phối hợp với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, phong tràođấu tranh của các tầng lớp nhân dân ở thành thị và nông thôn không ngừngphát triển Phong trào đấu tranh trong cả nước phát triển lên một giai đoạnmới
Phong trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ, theo đó các tổ chức quầnchúng dần dần được khôi phục như Hội cấy, Hội gặt, Hội ái hữu…tuy hoạtđộng của các hội chưa sôi nổi như trong Cao trào cách mạng 1930-1931,nhưng có nhiều yếu tố mới, báo hiệu một cao trào cách mạng mới đang hình thành Cùng với sự khôi phục và phát triển phong trào cách mạng của quầnchúng, hệ thống tổ chức Đảng Cộng sản Đông Dương cũng từng bước đượcphục hồi
Được sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, một số đảng viên ở nước ngoài
và ở trong nước, cũng dần dần liên hệ móc nối với nhau, các tổ chức đảng dầnđược phục hồi và phát huy vai trò lãnh đạo đối với phong trào đấu tranh củaquần chúng Cuối năm 1933 đầu năm 1934 các xứ uỷ, tỉnh uỷ, huyện uỷ trongnước được khôi phục, phát huy ảnh hưởng trong phong trào quần chúng Các
tổ chức đảng ở Lào, Căm-pu-chia cũng được khôi phục và phát triển Thời kỳnày, Đảng đã kết hợp đấu tranh bí mật với đấu tranh công khai, lấy bí mật làmchính Đảng đã cử một số đảng viên tham gia tranh cử Hội đồng thành phố ởSài Gòn, Hội đồng Quản Hạt ở Nam kỳ năm 1935 một số đảng viên côngkhai đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, văn hoá chống lại các quan điểm duytâm, phản động của các thế lực phản động lúc bấy giờ
Sau khi Ban Chỉ huy ở ngoài nước của Đảng Cộng sản Đông Dươngđược thành lập (3-1934) đã liên hệ được với những cơ sở đảng trong nước đểhoạt động, các tổ chức cơ sở đảng được phát triển, củng cố, sự lãnh đạo củaĐảng được tăng cường
Tình hình thế giới
Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa, phụthuộc, giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản có bướcphát triển mới Thời kỳ này, Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế
Trang 27giới sau khi hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1925-1932), chuyểnsang thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1932-1937) Công cuộc xây dựngchủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đạt nhiều thành tựu to lớn tác động mạnh mẽ đếnphong trào cách mạng nhiều nước trên thế giới, trong đó có cách mạng ViệtNam Chủ nghĩa tư bản, thời kỳ này lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế rấtnghiêm trọng Nội bộ giai cấp tư sản bị phân hoá, đang xuất hiện chủ nghĩaphát xít, chuẩn bị phát động chiến tranh thế giới mới để thoát khỏi khủnghoảng Để giảm bớt gánh nặng cuộc khủng hoảng các nước tư bản tăng cườngbóc lột nhân dân trong nước và nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc.
Ở Việt Nam thực dân Pháp tăng cường đàn áp, bóc lột nhân dân ta, điều
đó càng thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân ta phát triển mạnh mẽhơn
Tình hình trong nước và trên thế giới thời kỳ 1932-1935 có nhiều diễnbiến nhanh chóng, phức tạp, đòi hỏi Đảng phải không ngừng củng cố, pháttriển đủ sức lãnh đạo đưa phong trào phát triển đi lên Trong điều kiện đó, lựclượng cách mạng, nhất là lực lượng vũ trang phải được xây dựng một cáchtoàn diện, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc Trước tình hình đó, Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng đã họp từ 27-3 đến 31-3-1935, đã thôngqua Nghị quyết chính trị của Đảng và nhiều nghị quyết quan trọng khác trong
đó có “ Nghị quyết về Đội Tự vệ”
II Nội dung cơ bản của Nghị quyết
Nghị quyết về Đội tự vệ được thông qua tại Đại hội lần thứ I của Đảngngày 28-3-1935, được đăng toàn văn trong Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 5,Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2002, từ trang 90 đến trang 97.Nghị quyết bàn về những tư tưởng quân sự đầu tiên của Đảng, đặt nền móng,
cơ sở cho xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng Quân đội nhân dân ViệtNam sau này Nội dung cơ bản của Nghị quyết bao gồm những vấn đề sau
1 Cách mạng vận động và khủng bố trắng
Thực chất nội dung này của Nghị quyết nói lên sự cần thiết, (tính tất yếukhách quan) tổ chức ra Đội tự vệ Về vấn đề này, Nghị quyết đã khái quátthành những nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, do bản chất, âm mưu, thủ đoạn đàn áp của kẻ thù phải tổ chức
ra Đội tự vệ Để áp bức, bóc lột, đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân
ta đế quốc và tay sai bên cạnh sử dụng những biện pháp chính trị mị dân,chúng còn sử dụng cả bộ máy bạo lực tàn bạo đẫm máu, chúng “luôn luôndùng hết phương pháp để làm nghiệt tinh thần cách mạng trong bóp, trong tùnhận chiến sỹ cách mạng trong vũng máu”49 Đặc biệt khi phong trào đấutranh của nhân dân càng phát triển, càng lên cao địch càng điên cuồng chốngphá, khủng bố trắng càng dữ dội hơn
49 - Sđd, tr 90.
Trang 28Thứ hai, để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ phong trào cách mạng, chống lại sự
đàn áp, khủng bố của kẻ thù, nhân dân đứng lên đấu tranh phải có tổ chức, cólãnh đạo, tất yếu phải tổ chức ra Đội tự vệ Đội tự vệ là một tổ chức cáchmạng làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc
Thứ ba, xuất phát từ truyền thống lịch sử Việt Nam, kinh nghiệm cách
tổ chức ra lực lượng vũ trang làm lực lượng nòng cốt cho toàn dân đánh giặc.Chỉ có như thế, dân tộc mới chiến thắng được các đội quân xâm lược đối vớinước ta Điều đó đã trở thành kinh nghiệm, truyền thống đấu tranh trong lịch
sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta
Kinh nghiệm cách mạng trên thế giới, nhất là kinh nghiệm của Liên Xô,Trung Quốc cho thấy, để chiến thắng kẻ thù của dân tộc, của giai cấp, thì giaicấp vô sản phải tổ chức, phát động toàn dân đứng lên đấu tranh, phải biết vũtrang toàn dân, trên cơ sở xây dựng lực lượng chính trị rộng khắp, xây dựnglực lượng vũ trang ngày càng hùng mạnh, làm nòng cốt cho toàn dân tiếnhành khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh cách mạng giành chính quyền, giảiphóng dân tộc
Từ truyền thống, kinh nghiệm của dân tộc, của các nước trên thế giớichứng minh rằng: trong cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, để bảo vệmình, chống áp bức, nô dịch của kẻ thù, quần chúng cách mạng và Đảng lãnhđạo, phải tổ chức ra đội vị tự vệ Trong điều kiện nước ta, “Đảng Cộng sản đã
có chủ trương và thực hành tổ chức tự vệ đội của công nông”50, là một tất yếukhách quan
2 Công nông tự vệ đội
Thực chất của nội dung này nói rõ mục đích, nhiệm vụ của Đội tự vệ.Sau khi khẳng định tính tất yếu khách quan tổ chức ra Đội tự vệ công nông,Nghị quyết chỉ rõ: Công nông cách mạng tự vệ đội tổ chức ra có mục đích:
a Đội tự vệ được tổ chức ở mọi nơi, ở đâu có quần chúng đều tổ chức ra
tự vệ đội để ủng hộ quần chúng hàng ngày, bảo đảm cho quần chúng có cuộcsống bình yên để làm ăn và mọi hoạt động xã hội diễn ra bình thường
50 - Sđd, tr.90.
Trang 29b Khi quần chúng nổi dậy đấu tranh với các thế lực áp bức, bóc lột,thống trị nhân dân (cả đấu tranh chính trị và đấu trang vũ trang) tự vệ đội cónhiệm vụ ủng hộ giúp đỡ quần chúng đấu tranh, làm nòng cốt trong các cuộcđấu tranh, đó là điều kiện cơ bản bảo đảm các cuộc đấu tranh giành thắng lợi.Đồng thời đội tự vệ còn có nhiệm vụ bảo vệ thành quả, phát huy thanh thế củacác cuộc đấu tranh của quần chúng.
c Đôi tự vệ lập ra có nhiệm vụ rất quan trọng là để bảo vệ các cơ quancách mạng Trước hết là bảo vệ các tổ chức đảng, khi cách mạng chưa thànhcông, chưa có nhà nước, khi đó tổ chức cách mạng duy nhất là các tổ chứcđảng hoạt động bí mật, lúc này kẻ thù tập truing đàn áp mọi phong trào cáchmạng, phá vỡ các tổ chức đảng, bắt bớ, giam cầm thủ tiêu các đảng viên cộngsản thì nhiệm vụ của đội tự vệ phải bảo vệ bằng được tổ chức đảng, đội ngũđảng viên Cách mạng phát triển ngày càng cao, các tổ chức cách mạng củaquần chúng lần lượt ra đời, cơ quan chính quyền các cấp ra đời, lúc này đội tự
vệ có nhiệm vụ nặng nề hơn bảo vệ các tổ chức cơ quan cách mạng, không đểcho kẻ địch thâm nhập, tấn công phá hoại cơ quan cách mạng (nhất là các cơquan đầu não) Đồng thời, với bảo vệ các cơ quan cách mạng, đội tự vệ phảibảo vệ các chiến sỹ cách mạng Thực chất là bảo vệ các đảng viên cộng sản,cán bộ cách mạng các cấp, những người từ nhân dân sinh ra, hoạt động trongphong trào cách mạng của quần chúng, đấu tranh bảo vệ quần chúng hàngngày
d Quân sự huấn luyện cho lao động cách mạng Để quần chúng biếtcách tổ chức đấu tranh chống lại kẻ thù, đội tự vệ phải huấn luyện cho quầnchúng lao động, làm cho cuộc đấu tranh ngày càng phát triển và giành đượcthắng lợi
Nghị quyết còn nhấn mạnh cần phải phân biệt giữa “công nông tự vệ độivới Du kích đội, và Hồng quân (quân đội) Vấn đề này Nghị quyết chỉ rõ: Dukích đội, Hồng quân không phải bao giờ muốn tổ chức thì tổ chức được ngay,nhưng Đội tự vệ nếu ở đâu có cách mạng vận động là ở đó có thể tổ chức rađược Đội tự vệ Xây dựng Đội tự vệ mạnh là cơ sở để xây dựng các đội Dukích, tiến lên xây dựng Hồng quân
Trong khi chỉ rõ mục đích, nhiệm vụ của Đội tự vệ, Nghị quyết chỉ ramột số điều cần đề phòng như sau:
Có quan điểm cho rằng “ tổ chức đội tự vệ chỉ tạm thời ngay trong cáccuộc đấu tranh, rồi giải tán sau các cuộc đấu tranh” là sai, hoặc cho rằng, “chỉ
tổ chức đội tự vệ thường trực mà không kéo quần chúng tham gia” thì cũng sai.Cũng không nên đòi hỏi chỉ khi nào “có súng, tạc đạn mới tổ chức Đội
tự vệ Bởi vì, Đội tự vệ chưa phải là Hồng quân, bảo vệ quần chúng, khôngphải luôn phải xung đột với địch Ngược lại cũng không nên cho rằng, “ tuyệtnhiên không cần binh khí” thì cũng là sai Phải có binh khí, thậm chí càng
Trang 30nhiều càng tốt để lúc thường huấn luyện cho đội viên, cho quần chúng, khixung đột với kẻ thù phải có binh khí để bảo vệ tính mạng của quần chúng, bảo
vệ cơ quan cách mạng và các chiến sỹ cách mạng
3 Quân sự huấn luyện quần chúng và cách mạng vận động
Thực chất nội dung này là nói về nhiệm vụ huấn luyện của Đội tự vệ chomình và cho quần chúng
Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới, Nghị quyết đãchỉ rõ: để thống trị, áp bức, bóc lột, chống phá phong trào cách mạng củanhân dân các dân tộc, kẻ thù thường dùng bạo lực phản cách mạng đẫm máu
để trừ diệt cách mạng Để chống lại và chiến thắng kẻ thù có bạo lực trongtay, yêu cầu cách mạng phải có lực lượng, phương tiện và phải được huấnluyện cách sử dụng vũ khí, phương tiện, cách đánh thích hợp Có huấn luyệntốt, mới tiến hành vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền và tiến hành chiếntranh cách mạng thắng lợi được
Nghị quyết bước đầu đưa ra nhiệm vụ huấn luyện quân sự của đội tự vệlà:
Trước hết, huấn luyện cho các đồng chí, cho các đội tự vệ công nông
biết sử dụng các binh khí thông thường như: súng lục, súng trận, liên thanh,tạc đạn; biết chiến thuật đánh nhau trong thành phố, chiến thuật du kích chiếntranh
Hai là, huấn luyện cho Đội tự vệ biết chức trách, nhiệm vụ chính trị của
mình
Ba là, huấn luyện cho những người ưu tú, trung kiên, trung thành với
cách mạng vào công tác cách mạng trong quân đội đế quốc, trong các tổ chứcphản động do kẻ địch lập ra
Bốn là, huấn luyện cho quần chúng cách mạng biết đánh địch cả về kỹ
thuật và chiến thuật
Trong quá trình huấn luyện quân sự cho quần chúng, cho các Đội tự vệphải đề phòng tư tưởng manh động, chỉ chăm lo sắm sửa vũ khí, phương tiện
mà quên công tác chính hàng ngày Huấn luyện quân sự là quan trọng, nhưngphải chú trọng hơn hết là thu phục quần chúng đi theo đường lối của Đảngcộng sản
4 Tổ chức đội tự vệ công nông thường trực
Thực chất nội dung này, Nghị quyết trình bày nguyên tắc tổ chức, bảnchất cách mạng các đội công nông thường trực
Nghị quyết khẳng định công nông cách mạng tự vệ đội dưới quyền chỉhuy thống nhất của Trung ương, Quân uỷ của Đảng Cộng sản; lấy các cơ sởcông nghiệp, các làng, xã làm cơ sở tổ chức ra các đội tự vệ Các đội tự vệđược tổ chức theo nguyên tắc:
Trang 31a Từ năm người đến chín người tổ chức thành một tiểu đội, mỗi tiểu đội
có một người chỉ huy, tiểu đội lớn có một chánh, một phó đội trưởng
b Ba tiểu đội tổ chức thanh một trung đội, mỗi một trung đội có mộtchánh, một phó đội trưởng và một người đại biểu của Đảng Cộng sản chỉ huy
c Ba trung đội thành một đại đội Đại đội có một chánh một, một phóđội trưởng và một người đại biểu của Đảng Cộng sản chỉ huy
d Cứ theo phép “tam tam chế” mà tổ chức lên tiểu đoàn, trung đoàn, đạiđoàn và tập đoàn
Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, cơ sở, tuỳ theo sự pháttriển của lực lượng, yêu cầu phát triển của cách mạng từ các đội tự vệ, chúng
ta sẽ tổ chức thành đội tự vệ thường trực Đội tự vệ thường trực bao gồmnhững người lao động nhiệt tình, cương quyết, cả trai, cả gái bất luận là dântộc, tôn giáo nào, những người từ 18 tuỏi trở lên đều được tham gia đội tự vệ.Phải luôn giữ vững tính chất cách mạng của Đội tự vệ Đội tự vệ luônmang bản chất cách mạng của Đảng Cộng sản, đó là bản chất giai cấp côngnhân, có kỷ luật nghiêm minh, kỷ luật nhà binh, luôn phát huy dân chủ về mọimặt của đội, nhất là dân chủ về quân sự Đội tự vệ luôn gắn bó với quầnchúng, được xây dựng trên cơ sở phát triển lực lượng cách mạng của quầnchúng
Đôi tự vệ phải đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của Trung ương, Quân uỷĐảng Cộng sản Đội tự vệ ở cơ sở phải đặt dưới sự lãnh đạo của đảng bộtương tương Các cấp bộ đảng cử ban chuyên trách, cử cán bộ của Đảng sanglãnh đạo đội tự vệ Đội trưởng và đại biểu Đảng phải thống nhất giải quyếtcác vấn đề của đội tự vệ, phải thống nhất sự phục tùng mệnh lệnh của thượngcấp và của Quân uỷ
5 Nhiệm vụ cần kíp của Đảng Cộng sản về mặt đội tự vệ công nông
Về nhiệm vụ cần kíp của Đảng Cộng sản về mặt Đội tự vệ công nông, Nghịquyết nêu những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là, ở cơ sở nào, làng, xã nào có tổ chức đảng, có phong trào quần
chúng ở đó phải tổ chức đội tự vệ Nhưng không phải tất cả đảng viên, đoànviên đều phải vào đội tự vệ Mỗi cấp bộ đảng phải cử ra một số đảng viênchuyên lo tổ chức đội tự vệ của công nông theo chủ trương của Đảng
Hai là, từ Trung ương Chấp uỷ, tới mỗi tỉnh uỷ, thành uỷ phải tổ chức
ngay Quân uỷ Quân uỷ này một bộ phận thì lo quân đội vận động, một bộphận thì lo từ tổ chức và chỉ huy đơn vị
Ba là, lãnh đạo đảm bảo đội tự vệ mật thiết liên lạc với quần chúng Đội
tự vệ phải lo bảo vệ, ủng hộ quần chúng hàng ngày, đồng thời sẵn sàng phốihợp, giúp đỡ quần chúng trong việc đấu tranh chống kẻ thù của dân tộc, giaicấp Thường xuyên chăm lo đội tự vê phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, trên cơ
sở đó xây dựng các đơn vị du kích, quân đội cách mạng của nhà nước
Trang 32III Ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực của Nghị quyết về đội tự vệ
1 Ý nghĩa lịch sử
Nghị quyết về đội tự vệ là văn kiện quân sự đầu tiên của Đảng Cộng sảnĐông Dương bàn về xây dựng lực lượng vũ trang, thể hiện sâu sắc tư tưởngquân sự đầu tiên của Đảng Nội dung của Nghị quyết Đội tự vệ thấm nhuầnsâu sắc tư tưởng quân sự của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm, truyền thống dân tộc, tinh hoa tư tưởngquân sự của các nước trên thế giới Nghị quyết đánh dấu bước trưởng thànhvượt bậc của Đảng trong lãnh đạo cách mạng Nghị quyết về đội tự vệ cùngvới Nghị quyết Chính trị, Nghị quyết Công nhân vận động, Nghị quyết Nôngdân vận động, Nghị quyết về Vận động binh lính, về Phụ nữ, Thanh niên vậnđộng v.v… hợp thành đường lối chiến lược của Đảng do Đại hội lần thứ I củaĐảng (3-1935) thông qua, đánh dấu sự phục hồi, trở lại giữ vị trí bá quyềnlãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng
Nội dung cơ bản của Nghị quyết về đội tự vệ do Đại hội I thông qua, cógiá trị to lớn, trực tiếp chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng quânđội nhân dân trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, kháng chiến chốngthực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược sau này
Dưới ánh sáng của Nghị quyết về đội tự vệ, Đảng và Nhà nước đã xâydựng lực lượng vũ trang ba thứ quân ngày càng hùng mạnh, làm nòng cốt chotoàn dân đánh giặc, góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đánh thắngnhững tên đế quốc to là Nhật, Pháp và Mỹ, giành những thắng lợi vĩ đại trongđấu tranh giành chính quyền (1935-1945) trong cuộc kháng chiến chống thựcdân Pháp xâm lược (1945-1954) và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứunước (1954-1975)
2 Giá trị hiện thực
Những nội dung cơ bản của Nghị quyết đội tự vệ đã đặt nền móng vữngchắc cho việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiến hành chiến tranhcách mạng của Đảng sau này
Ngày nay, tình hình trong nước, trên thế giới có nhiều biến đổi to lớn,song những giá trị của Nghị quyết vẫn được Đảng, Nhà nước và nhân dân tatiếp tục kế thừa, vận dụng và phát triển trong xây dựng lực lượng vũ trang bathứ quân, xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từngbước hiện đại, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong mọi điều kiện Thựctiễn đã và đang tiếp tục khẳng định giá trị hiện thực của những tư tưởng quân
sự đầu tiên của Đảng
Trang 33NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG LẦN THỨ 6 (11/1939),
Nhằm thoả mãn tham vọng to lớn về quyền lực chính trị và lợi ích kinh
tế của mình các tập đoàn đế quốc, phát xít đã lựa chọn con đường gây ra cuộcchiến tranh thế giới lần thứ II Mở đầu cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II làcuộc tấn công xâm lược Ba Lan của phát xít Đức ngày 1-9-1939 Ngày 3-9-
1939 chính phủ Anh, Pháp quyết định tuyên chiến với Đức, chính quyền Hoa
Kỳ tuyên bố trung lập nhằm thực hiện mưu đồ ích kỷ của họ Từ tháng 4-1940Đức tiếp tục tấn công xâm lược một loạt nước ở Tây Âu và Đông Âu NướcPháp cũng bị Đức thôn tính sau 1 tháng tấn công Các lực lượng yêu nước mànòng cốt là Đảng Cộng sản Pháp đã tổ chức kháng chiến chống phát xít Đức.Chính phủ Pháp phân hoá thành hai phái: phái tiến bộ do Đờ-gôn cầm đầu lậpchính phủ lưu vong để chống lại Đức; phái bạc nhược do Pê-tanh đứng đầu đãđầu hàng và cam tâm làm tay sai cho phát xít Đức, chúng đã ban hành cácchính sách cai trị phản động ở nước Pháp và các thuộc địa của Pháp
Phối hợp với các cuộc tấn công xâm lược của phát xít Đức ở châu Âu, ởchâu Á, phát xít Nhật đã đẩy mạnh các hoạt động xâm lược Trung Quốc vàcác nước Đông Nam Á
Ngày 22-6-1941 Đức xé bỏ Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau ký vớiLiên Xô bằng việc bất ngờ tiến công xâm lược Liên Xô, nhằm xoá bỏ nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới-vật cản lớn nhất trên con đường vươn lên
bá chủ thế giới của phát xít Đức Trước tình thế Tổ quốc lâm nguy dưới sựlãnh đạo của Đảng Cộng Sản, nhân dân Xô viết đã kiên cường chiến đấu ngănchặn bước tiến của quân đội phát xít Nhiều cuộc đọ sức kiên cường đã diễn
ra trên những chiến trường rộng lớn ở Liên Xô
51ó -ĐCSVN, Văn kiên Đảng, To n t àn t ập, tập 6, Nxb chinh trị quốc gia, H, 2000 tr 509- 567
- ĐCSVN, Văn kiên Đảng, To n t àn t ập, tập 7, Nxb chinh trị quốc gia, H, 2000 tr 20- 82; tr 96-136.
Trang 34Việc phát xít Đức gây chiến với Liên Xô đã làm thay đổi tính chất củacuộc chiến tranh thế giới lần thứ II: từ cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn đếquốc, phát xít với nhau nay chuyển thành cuộc chiến tranh giữa một bên làphe phát xít do Đức cầm đầu và một bên là phe dân chủ tiến bộ do Liên Xôlàm trụ cột.
Tháng12-1941 phát xít Nhật bất ngờ tiến công quân Mỹ ở Cảng TrânChâu (Ha-oai) làm cho chiến tranh lan rộng sang Châu Á Thái Bình Dương.Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân thế giới phát triển mạnh
mẽ, rộng khắp
Chiến tranh ngày càng lan rộng và ác liệt đã đặt loài người trước hiểmhoạ diệt vong của chủ nghĩa phát xít Hoà bình, độc lập, tự do trở thànhnguyện vọng thiết tha nhất, thành nhu cầu cấp bách của cả loài người, củanhiều quốc gia dân tộc Đó là một trong những động lực thúc đẩy phong tràocách mạng tiến bộ trên thế giới phát triển mạnh mẽ, trong đó nổi bật là nhữngthành tựu to lớn của công cuộc xây dựng CNXH, củng cố quốc phòng củanhân dân Liên Xô Đây cũng là một đặc điểm to lớn của tình hình thế giới lúcbấy giờ
Nhằm tăng cường sức mạnh của CNXH, ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơchiến tranh xâm lược của các tập đoàn đế quốc, phát xít trong những nămcuối thập niên ba mươi (thế kỷ XX) Đảng Cộng sản và nhân dân Liên Xô đã
nỗ lực phấn đấu giành được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực phát triểnkinh tế, khoa học kỹ thuật và củng cố quốc phòng, an ninh làm cho tiềm lực,sức mạnh của nhà nước XHCN không ngừng được tăng cường, đời sống nhândân không ngừng nâng cao niềm tin vào CNXH, ý chí quyết tâm bảo vệCNXH của nhân dân Xô Viết càng thêm vững chắc Đặc biệt để đối phó với
âm mưu tấn công xâm lược của bè lũ phát xít, Liên Xô đã gấp rút tăng cườnglực lượng quốc phòng, củng cố biên giới phía Tây và phía Đông, đồng thờitriệt để lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ các tập đoàn đế quốc, phát xít, tranhthủ triệt để thời gian hoà bình để tăng cường tiềm lực, sức mạnh của đất nước.Ngày 28-8-1939 Liên Xô ký với Đức Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau;ngày 17-9-1939 đưa quân vào giải phóng miền Đông Ba Lan để ngăn chặnquân Đức tiến công Tháng 8/1940 Liên Xô kết nạp các thành viên mới: Lít-
va, Lát-vi-a, Etô-nhi-a vào Liên bang Xô viết làm cho thế và lực của Liên Xôcàng thêm vững mạnh
Chính nhờ những nỗ lực to lớn nói trên đã tạo cho Liên Xô có đủ sứcmạnh cần thiết để đương đầu với các cuộc tiến công xâm lược trên quy môlớn của phát xít Đức, ngăn chặn và đánh bại bọn phát xít trên đất nước Liên
Xô và sau này đã tiêu diệt chủ nghĩa phát xít ngay trên sào huyệt của chúng.Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Liên Xô được sự ủng hộmạnh mẽ to lớn của các lực lượng cách mạng, dân chủ, tiến bộ trên thế giới:
Trang 35làn sóng biểu tình phản đối chủ nghĩa phát xít, phản đối chiến tranh xâm lượccủa chủ nghĩa phát xít, ủng hộ và bảo vệ Liên bang Xô viết dâng cao ở nhiềunơi trên thế giới.
Phối hợp với cuộc đấu tranh của nhân dân Liên Xô, các Đảng Cộng sản,đảng công nhân và các lực lượng hoà bình tiến bộ ở các nước bị chủ nghĩaphát xít, đế quốc xâm lược thống trị đã lãnh đạo nhân dân mình đấu tranhnhằm giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của bọn đế quốc, phát xít Thắnglợi đó góp phần làm suy yếu các tập đoàn đế quốc, phát xít và tạo thời cơ chocách mạng giành thắng lợi
Tháng 9-1940 Nhật xâm chiếm Đông Dương, thực dân Pháp đầu hàng vàcấu kết với phát xít Nhật thống trị và bóc lột, nhân dân Đông Dương sốngtrong cảnh “một cổ hai tròng” Sau khi đặt ách đô hộ lên các dân tộc ĐôngDương, phát xít Nhật đã thi hành một loạt các chính sách cai trị cực kỳ tànbạo: thẳng tay đàn áp bắn giết cán bộ, đồng bào ta; bắt nhân dân ta nhổ lúa đểtrồng đay, thầu dầu…phục vụ cho chiến tranh, làm cho đời sống của nhân dân
ta vốn đã cùng cực càng thêm nghẹt thở
Trước sự đàn áp, đè nén của kẻ thù, được sự lãnh đạo, hướng dẫn củanhững người cộng sản, những người yêu nước, nhiều cuộc khởi nghĩa đã liêntiếp nổ ra với quy mô rộng khắp: Khởi nghĩa Bắc Sơn (9-1940), Khởi nghĩaNam Kỳ (11-1940), Khởi nghĩa Đô Lương (1-1941)…Các cuộc khởi nghĩadiễn ra trong điều kiện chưa chín muồi, do vậy đều thất bại, nhiều cán bộ,đảng viên cộng sản và chiến sỹ yêu nước bị địch bắt và sát hại Nhưng cáccuộc khởi nghĩa đó đã báo hiệu một thời kỳ bão táp cách mạng mới sẽ nổ ra ở
xứ Đông Dương
Mặc dù bị kẻ thù đàn áp dữ dội, Đảng Cộng sản Đông Dương trong điềukiện hoạt động bí mật, bất hợp pháp vẫn giữ vững vai trò lãnh đạo của mình,làm cho phong trào cách mạng tiếp tục phát triển, nhất là khi lãnh tụ Nguyễn
Ái quốc về nước (2-1941) đã tiếp thêm sức mạnh cho phong trào
Trang 36Trước những biến đổi to lớn, mau chóng của tình hình thế giới và tìnhhình Đông Dương khi cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II nổ ra, Trung ươngĐảng Cộng sản Đông Dương đã kịp thời mở các Hội nghị Trung ương lần thứ
6 (11/1939), Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (11/1940), Hội nghị Trung ươnglần thứ 8 (5/1941) đề ra chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đối vớicách mạng Đông Dương Hội nghị Trung ương 6, họp từ ngày 6 đến ngày 8tháng 11 năm 1939 tại Bà Điểm, Hóc Môn, Gia Định, do Đồng chí NguyễnVăn Cừ, Tổng Bí thư của Đảng chủ trì Hội nghị Tham dự Hội nghị có cácđồng chí Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần Hội nghị đã bàn bạc và ranghị quyết về chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đối với cách mạng ĐôngDương trong tình hình mới Hội nghị Trung ương lần thứ 7 họp tại ĐìnhBảng, Từ Sơn, Bắc Ninh từ ngày 6 đến 9 tháng 11 năm 1940 Tham gia Hộinghị có các đồng chí Trường Chinh, Phan Đăng Lưu, Hoàng Văn Thụ, HoàngQuốc Việt, Trần Đăng Ninh Hội nghị đã bổ sung phát triển nhiều vấn đềtrong chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược mà Hội nghị Trung ương 6
II Nội dung cơ bản các nghị quyết
1 Nhận định, đánh giá tình hình thế giới và Đông Dương
Về tình hình thế giới:
Các nghị quyết đã phân tích sâu sắc các diễn biến của cuộc chiến tranhthế giới lần thứ II, qua đó vạch rõ bản chất, âm mưu thủ đoạn của tập đoàn đếquốc, phát xít, làm rõ mục đích, tính chất, hậu quả, nguyên nhân của cuộcchiến tranh, dự báo xu hướng, kết cục của cuộc chiến tranh
Nói về mục đích cuộc chiến tranh Nghị quyết Trung ương 6 khẳng địnhcác nước đế quốc đánh nhau nhằm chia lại thế giới; Về tính chất dó là “Mộtthứ chiến tranh cướp bóc, tối phản động, trái với công lý”52, thủ phạm trựctiếp gây ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II là phát xít Đức-Ý-Nhật Nghịquyết nhận định chiến tranh sẽ gieo đau thương tang tóc, gieo tai hoạ thảmkhốc cho loài người, đồng thời cũng đẩy nhanh sự diệt vong của chế độ tưbản Nghị quyết khẳng định sự tất thắng của các lực lượng cách mạng tiến bộ
52 -sđd,tr.510.
Trang 37trên thế giới Nghị quyết Trung ương 7, 8 tiếp tục phân tích làm rõ mục đích,tính chất của cuộc chiến tranh Đó là “cuộc xâu xé quyền lợi giữa hai phe đếquốc, đều vì mục đích tham lam muốn cướp giật và giành thuộc địa, thịtrường của nhau; đồng thời bên trong là cuộc tấn công cách mạng, bóc lộtnhân dân”53 Nghị quyết Trung ương 8 phân tích và chỉ ra những điểm khácnhau giữa cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II với cuộc chiến tranh thế giới lầnthứ nhất Nghị quyết dự đoán: “ Nếu cuộc đế quốc chiến tranh lần trước đẻ raLiên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa, thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ
đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà cách mạng nhiều nước thànhcông”54
Về phong trào cách mạng thế giới: các nghị quyết vạch rõ cuộc chiếntranh thế giới lần thứ II nổ ra và ngày càng lan rộng, ác liệt đã làm xuất hiệnthời cơ cách mạng cho nhân dân ở các nước tư bản đế quốc và các dân tộcthuộc địa vùng dậy bẻ xiềng xích tự giải phóng dân tộc mình Nghị quyếtTrung ương 8 chỉ rõ:“ Nếu cuộc đế quốc chiến tranh càng dữ dội, càng tiếntriển mau thì phong trào cách mạng càng do đó mà bành trướng mau lẹ Tuy
bị đế quốc thẳng tay đàn áp song không thể đè bẹp nổi phong trào, mà trái lạingày càng phát triển cả Âu, Á, Mỹ”55
Về tình hình Đông Dương
Nghị quyết Trung ương 6 phân tích đánh giá tình hình Đông Dương trênnhiều góc độ khác nhau Trước hết nghị quyết làm rõ vị trí của Đông Dươngtrong cuộc chiến tranh và các chính sách cai trị của thực dân Pháp đối với cácnước Đông Dương trong chiến tranh qua đó vạch trần tội ác tàn bạo của thựcdân Pháp đối với nhân dân Đông Dương Nghị quyết đã phân tích tình hình vàthái độ của các cấp, các đảng phái chính trị, các dân tộc trên cơ sở đó rút rakết luận hết sức quan trọng: phải “Bằng cách liên hiệp tất cả các dân tộc, cácgiai cấp, các đảng phái phản đế để đánh đổ đế quốc làm cách mạng giải phóngdân tộc”56
Nghị quyết Trung ương 7 tiếp tục phân tích làm rõ tình hình kinh tế,chính trị-xã hội của các dân tộc Đông Dương nhất là sau khi đế quốc Phápđầu hàng Đức, Nhật và cấu kết với phát xít Nhật để cùng đàn áp, thống trị vàbóc lột nhân dân các dân tộc Đông Dương, gây nên sự cùng cực của nhân dânĐông Dương, đồng thời làm bùng nổ các phong trào yêu nước chống đế quốc,phát xít ở Đông Dương Mặt khác, nghị quyết đã kiểm điểm, đánh giá làm rõthực trạng tình hình của Đảng và các tổ chức quần chúng
Trên cơ sở các nhận định, đánh giá tình hình Đông Dương của các nghịquyết Trung ương 6, 7, Nghị quyết Trung ương 8 đã có những đánh giá tổng
53 -sđd, tr.97.
54 -sđd,tr.100.
55 -sđd,tr.100.
56 -sđd, tr.533.
Trang 38quát về kinh tế, chính trị, xã hội của Đông Dương khi bị lôi cuốn vào cuộcchiến tranh thế giới lần thứ II Nghị quyết viết: “ Trong khi toàn thế giới đều
bị phá sản về trận cướp bóc của đế quốc, thì xứ Đông Dương càng bị giặcPháp lôi cuốn vào vòng chiến tranh mà làm cho kinh tế đổ nát, chính trị rốirắm và cách mạng phát triển”57 Nghị quyết vạch rõ chính sách cai trị tàn bạocủa Pháp ở Đông Dương trong thời kỳ này là:
Phát xít hoá tất cả bộ máy cai trị
Quân nhân hoá bộ máy thống trị Đông Dương
Thẳng tay bắn giết tù đày để đàn áp phong trào giải phóng Đông Dương.Đầu hàng Đức, Nhật Bản và Xiêm
Nghị quyết cũng vạch rõ âm mưu, tội ác của phát xít Nhật đối với cácdân tộc Đông Dương Chúng không chỉ có tham vọng thống trị về kinh tế,quân sự mà còn muốn nô dịch các dân tộc Đông Dương về tinh thần, văn hoá
Về phong trào cách mạng Đông Dương, Nghị quyết chỉ rõ mặc dù bị đếquốc, phát xít đàn áp liên miên và hết sức tàn bạo, phong trào cách mạng vẫnsôi nổi, mạnh mẽ, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (23-9-1940), khởinghĩa Nam Kỳ (22-11-1940), khởi nghĩa Đô Lương (13-1-1941)… các cuộckhởi nghĩa có ảnh hưởng to lớn đến phong trào các mạng Đông Dương:
“Những cuộc khởi nghĩa lại gây được một ảnh hưởng rộng lớn toàn quốc Đó
là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước tranhđấu bằng võ lực của các dân tộc ở một nước Đông Dương”58
2.Các chủ trương chính sách của Đảng Cộng sản Đông Dương
Từ việc phân tích đánh giá khách quan chính xác tình hình thế giới vàtình hình Đông Dương, các hội nghị Trung ương 6, 7, 8 đã xác định nhiệm vụ,mục tiêu trực tiếp trước mắt của cách mạng Đông Dương lúc này là đánh đổ
đế quốc, phát xít giành độc lập cho xứ Đông Dương Đảng coi đó là vấn đềsinh tồn của cách mạng, Nghị quyết Trung ương 6 viết: “ Bước đường sinhtồn của các dân tộc Đông Dương không còn có con đường nào khác hơn làcon đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận datrắng hay da vàng để giành lấy giải phóng độc lập”59 Nghị quyết Trung ương
8 cũng xác định “ Nhiệm vụ giải phóng dân tộc, độc lập cho đất nước là mộtnhiệm vụ trước mắt của Đảng ta và của cách mạng Đông Dương…Trong lúcnày quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới quyền lợi giải phóngcủa toàn dân tộc”60, “Cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại làmột cuộc cách mạng dân tộc giải phóng”61
Trang 39Các nghị quyết của Đảng cũng khẳng định rõ cách mạng Đông Dươngvẫn là cách mạng tư sản dân quyền, nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng tư sảndân quyền là phải đồng thời đánh đổ cả đế quốc và phong kiến, giành độc lậpdân tộc và ruộng đất cho dân cày Đó là một nguyên tắc chiến lược không hềthay đổi song phải biết vận dụng một cách khôn khéo, linh hoạt Nghị quyếtTrung ương 6 chỉ rõ: “Cuộc cách mệnh giải phóng dân tộc của mặt trận phản
đế là một kiểu của cách mệnh tư sản dân quyền…cách mệnh phản đế và điềnđịa là hai cái mấu chốt của cách mệnh tư sản dân quyền Không giải quyếtđược cách mệnh điền địa thì không giải quyết được cách mệnh phản đế Tráilại không giải quyết được cách mệnh phản đế thì không giải quyết được cáchmệnh điền địa-cái nguyên tắc chính ấy không bao giờ thay đổi được, nhưng
nó phải được ứng dụng một cách khôn khéo thế nào để thực hiện được nhiệm
vụ chính cốt của cách mệnh là đánh đổ đế quốc”62 Nghị quyết Trung ương 7tiếp tục khẳng định tính chất của cách mạng Đông Dương trong giai đoạnhiện tại phải bao gồm hai tính chất phản đế và phản phong Nghị quyết nhấnmạnh: “ Cách mạng phản đế và cách mạng thổ địa phải đồng thời tiến, khôngthể cái làm trước cái làm sau”63
Cùng với việc xác định nhiệm vụ, mục tiêu, tính chất của cuộc cáchmạng tư sản dân quyền ở Đông Dương, nghị quyết của Đảng còn nêu rõ cáckhẩu hiệu của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương và quyền lãnh đạocuộc cách mạng đó
Trong 25 khẩu hiệu mà Nghị quyết Trung ương 7 nêu ra thì khẩu hiệu
được đặt lên hàng đầu đó là: đả đảo đế quốc chủ nghĩa Pháp, Nhật và các thế
lực phản động ngoại xâm; đả đảo phong kiến bản xứ phản lại quyền lợi dân tộc.
Về quyền lãnh đạo cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương, Nghịquyết Trung ương 7 khẳng định giai cấp vô sản Đông Dương giữ quyền lãnhđạo thì cách mạng mới triệt để thành công Thực tế trên 10 năm qua giai cấp
vô sản Đông Dương đã giữ vững quyền lãnh đạo cách mạng và có đủ cơ sở đểtiếp tục giữ vững quyền lãnh đạo đó Nghị quyết Trung ương 7 còn chỉ ra điềukiện để chuyển cách mạng tư sản dân quyền lên cách mạng xã hội chủ nghĩa
đó là khi quyền thống trị của đế quốc phong kiến đã bị đánh đổ, chính quyềndân chủ chuyên chính được thành lập và có sự giúp đỡ của các nước vô sảnchuyên chính
Về Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế
Nghị quyết Trung ương 6 cho rằng Mặt trận dân chủ ngày nay không cònthích hợp nữa, do đó phải thành lập “ Mặt trận thống nhất dân tộc phản đếĐông Dương” để đoàn kết tập hợp lực lượng rộng rãi đấu tranh chống chiến
62 -sđd, tr.538.
63 -sđd, tr 68.
Trang 40tranh đế quốc, đánh đổ đế quốc Pháp và bọn tay sai giải phóng dân tộc Nghịquyết chỉ rõ nội dung và đặc điểm của Mặt trận thống nhất dân tộc phản đếĐông Dương “Là hình thức liên hiệp tất cả các dân tộc Đông Dương dưới nềnthống trị của đế quốc Pháp, đặt cả các giai cấp, các đảng phái, các phần tửphản đế muốn giải phóng cho dân tộc để tranh đấu chống đế quốc chiến tranh,chống xâm lược phát xít, đánh đổ đế quốc Pháp, vua chúa bổn xứ và tất cảbọn tay sai của đế quốc đòi hoà bình cơm áo, thực hiện nền độc lập hoàn toàncho các dân tộc Đông Dương với quyền dân tộc tự quyết”64, Mặt trận chủtrương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, chỉ tịch thu ruộng đất củanhững địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc và thay khẩu hiệu lập chính phủ
“Xô Viết công nông binh” bằng khẩu hiệu “Chính phủ Liên bang Cộng hoàdân chủ Đông Dương” Nghị quyết Trung ương 7 tiếp tục khẳng định sự cầnthiết phải lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế và xác định rõ các đoàn thểtrong mặt trận, hình thức mặt trận và hệ thống tổ chức của mặt trận, chươngtrình hoạt động của mặt trận, phương pháp tuyên truyền cổ động của mặt trận,các hoạt động tranh đấu và mở rộng mặt trận…
Nhằm phát huy mạnh mẽ tinh thần dân tộc trong việc đánh đổ đế quốcviệt gian tay sai giành độc lập tự do cho Tổ quốc, Nghị quyết Trung ương 8
đã đổi tên Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế thành Mặt trận Việt Nam độclập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh và chỉ rõ Đảng ta cùng Việt Minh hết sứcgiúp đỡ các tộc Miên, Lào tổ chức ra Cao Miên độc lập đồng minh, Ai Laođộc lập đồng minh để sau đó lập ra Đông Dương độc lập đồng minh Nghịquyết cũng xác định Mặt trận Việt Minh sẽ lấy Cờ đỏ sao vàng làm huy hiệu,
ra chương trình để hiệu triệu nhân dân Khẩu hiệu chính của Mặt trận là: phảnPháp-kháng Nhật-liên Hoa-độc lập Nghị quyết chỉ ra cách thức tổ chức mặttrận Việt Minh từ Trung ương đến các cơ sở trong đó nhấn mạnh trong khithành lập một cấp bộ Việt Minh phải hết sức coi trọng sự thống nhất về hànhđộng, hoạt động theo hệ thống ngang chứ không theo hệ thống dọc và sự liênhiệp các đoàn thể cứu quốc trong Việt Minh là sự thống nhất lực lượng để đấutranh giành độc lập, do đó phải tránh sự tranh giành quần chúng, tránh cáchành động sai lầm khác
Về lực lượng tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế, Nghị quyếtTrung ương 6 xác định: “ Lực lượng chính của cách mệnh là công nông dựavào tầng lớp trung sản thành thị, thôn quê và đồng minh trong chốc lát hoặctrung lập giai cấp tư sản bốn xứ, trung tiểu địa chủ”65 Trong đó nghị quyếtnhấn mạnh công nông là hai lực lượng chính của cách mạng, sự đồng minhchặt chẽ của công nông là vấn đề sống còn của cách mạng, không có sự đồngminh ấy thì cách mạng không thể thắng lợi được Nghị quyết còn chỉ rõ:
64 -sđd, tr.637.
65 -sđd, tr.539-540.