1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÀI LIỆU THAM KHẢO GIỚI THIỆU TIỂU THUYẾT LẠNH LÙNG của NHÀ văn NHẤT LINH

4 68 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 57 KB

Nội dung

Lạnh lùng, Đoạn tuyệt, Hai vẻ đẹp là những tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh. Đấu tranh cho quyền sống của con người, cho hạnh phúc cá nhân chống lại đại gia đình phong kiến với những ràng buộc của lễ giáo phong kiến khắc nghiệt, đó là chủ đề bao trùm khá nhiều tác phẩm của Tự lực văn đoàn.

Trang 1

LẠNH LÙNG

Lạnh lùng, Đoạn tuyệt, Hai vẻ đẹp là những tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh Đấu tranh cho quyền sống của con người, cho hạnh phúc cá nhân chống lại đại gia đình phong kiến với những ràng buộc của lễ giáo phong kiến khắc nghiệt, đó là chủ đề bao trùm khá nhiều tác phẩm của Tự lực văn đoàn

1 Tiểu thuyết Lạnh lùng đã chứng minh sự nhẫn nhục hy sinh, trọn đời thủ tiết của một người vợ trẻ không yêu chồng là một điều vô nghĩa, phi lý, trái với tự nhiên.

- Hoàn cảnh của nhân vật: Cô Nhung sau ngày cưới là hoàn toàn thuộc quyền sở

hữu của chồng và gia đình chồng người chồng chết đi thì người vợ phải tuẫn tiết thờ chồng cho đến hết đời, ngay cả trong trường hợp người vợ không có tình yêu với chồng

Cô Nhung đã có lúc muốn liều lĩnh vượt qua mọi hàng rào cấm kỵ của lễ giáo phong kiến, muốn sống theo “một quan niệm mới đặt nhân đạo trên luân thường” Nhưng rồi cuối cùng, người đàn bà yếu đuối này đành chịu khuất phục “sự đè nén của cái xã hội nhỏ quanh mình Nào là cha mẹ đẻ, nào mẹ chồng, nào họ hàng làng nước, bao nhiêu thứ bắt nàng không thể sống theo ý muốn của mình được Nàng biết rằng mọi người đã muốn cho nàng là một người đàn bà góa ở vậy thờ chồng thì nàng phải ở vậy thờ chồng”…

“nhưng thấy hiện ra rõ ràng trước mắt bốn chữ vàng Tiết Hạnh Khả Phong cùng với hai hàm răng long, mái tóc bạc, cái phần thưởng quý hóa ấy sẽ đến để kết liễu đời nàng, đời một người đàn bà góa trẻ, ở vậy thờ chồng, giữ được vẹn toàn tiếng thơm”

- Nguyên nhân:

+ Xã hội phong kiến không chấp nhận quyền sống của cái Tôi cá nhân, đó là một

xã hội phi ngã Giáo lý phong kiến đã trở thành một thứ khuôn vàng, thước ngọc, một tâm lý chung của xã hội, một dư luận đầy quyền uy của cộng đồng, nó ràng buộc thúc ép mọi cá nhân phải sống vào khuôn phép đã quy định Cái xã hội ấy không đếm xỉa đến tình yêu và hạnh phúc của người đàn bà “Tại gia tòng phu, xuất gia tòng phu, phu tử tòng tử”

→ Cả một cộng đồng xã hội, một nền luân lý khuôn mẫu đã coi rẻ hạnh phúc của con người cả mẹ chồng lẫn mẹ đẻ đều buộc Nhung phải chịu sự Lạnh lùng, đơn chiếc suốt đời để giữ tiếng thơm cho hai họ, cho làng nước người ta xem đó là bổn phận tự

Trang 2

nhiên không thể nào khác được của người đàn bà góa đương tuổi thanh xuân tràn đầy sức sống, khao khát mãnh liệt tình yêu và hạnh phúc

- Liên hệ: Ngô Tất Tố, Lỗ Tấn đã nhiều lần vạch trần tính chất giả dối, phi lý, phi

nhân bản của giáo lý phong kiến vợ chồng đã không yêu nhau mà lại bắt phải thủ tiết trọn đời thì đó là một sự phi lý, một sự chà đạp lên quyền sống của con người

Dẫn chứng: Trong tiểu thuyết Những ngày thơ ấu, Nguyên Hồng đã dũng cảm bênh vực cho người mẹ yêu thương của mình khi người mẹ bước đi bước nữa trước lúc đoạn tang chồng

Dẫn chứng: Ngay người anh họ chồng của Nhung, mới ngoài ba mươi mà đã có ba

vợ “Chàng lấy vợ cũng như người khác chơi cây cảnh, coi đó là thú vui tự nhiên và lịch sự”

+ Từ khi hệ tư tưởng tư sản xâm nhập vào Việt Nam, nhất là lúc phong trào Âu hóa, Vui vẻ trẻ trung dấy lên ở các thành thị, thì mấy chữ “Tiết Hạnh Khả Phong” đã bị Nguyễn Công Hoan xem là “Tiết Hạnh khả…nghi” rồi! (Một tấm gương) Vũ Trọng Phụng đã có lần đề vào tác phẩm của mình: “Kính tặng những bà đã chiếm những phần thưởng về Tiết Hạnh của báo Phụ nữ tân văn” Nhưng Vũ Trọng Phụng đã chứng minh rằng khá đông các bà ấy thuộc dạng mụ Phó Đoan – một mụ me Tây hai đời chồng, đa dâm, nhân tình của Xuân Tóc Đỏ nên được “bậc vĩ nhân của loài người” này xin hai chính phủ Nam Triều và Pháp quốc tặng cho cái bằng Tiết Hạnh Khả Phong…Xiêm la!

=> Trong tình hình xã hội như thế, cô Nhung cứ bị hai gia đình bắt hy sinh hạnh phúc cá nhân để giữ lấy cái “tiếng thơm”, để mong được bốn chữ “Tiết Hạnh Khả Phong” thì thực là phi lý và nực cười

2 Đấu tranh cho quyền sống của cá nhân, hạnh phúc cá nhân, cho sự hài hòa giữa con người xã hội và con người tự nhiên.

- Chế độ phong kiến kéo dài, những khát vọng đòi giải phóng tình cảm cá nhân, đấu tranh cho hạnh phúc của lứa đôi và cho con người tự nhiên chỉ được nói một phần trong văn học dân gian (truyện Trương Chi, truyện Hà Ô Lôi trong Lĩnh nam chích quái), trong truyện Kiều, Sơ kính tân trang), trong thơ Hồ Xuân Hương…những năm 20 và 30 của thế kỷ này, tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách cũng như Nửa chừng xuân,

Trang 3

Đoạn tuyệt, Lạnh lùng…đã kế tục cái truyền thống dân chủ và nhân đạo chủ nghĩa đó của văn học dân tộc

- Chú ý đến vẻ đẹp con người tự nhiên Hình ảnh người đàn bà tắm đêm trong

vườn lấp lánh ánh trăng hiện lên như một bức tranh đẹp, hài hòa về đường nét, màu sắc

và cảm xúc: “Nước mưa mát dội vào làm cho nàng có cảm tưởng được mặc một chiếc áo lụa mềm mỏng, êm mát Dưới bóng trăng, hai cánh tay tròn trĩnh của nàng đã trắng lại càng trắng hơn, mấy dòng nước từ từ chảy từ vai xuống bàn tay lấp loáng ánh sáng Một cơn gió thổi qua mơn man cánh tay như một cái hôn nhẹ nhàng Nhung rung mình nhắm mắt cúi đầu úp vào chậu thau, lấy tay vỗ nước lên trán lên má”

- Vẻ đẹp tâm hồn:

+ Nhất Linh miêu tả Nhung như một tâm hồn trẻ trung, tràn đầy sức xuân, khao khát tình cảm và hạnh phúc đầm ấm trong ba năm sống như một người đàn bà góa tiết hạnh, nàng là con người của bổn phận và nghĩa vụ, tâm hồn cứ cằn cỗi, héo mòn dần đi Nhưng từ khi bắt đầu yêu và được yêu, tâm hồn nàng bỗng trở nên phong phú và tinh tế, rộng mở và khoáng đạt hơn Khi người ta được sống thực cuộc sống của mình, không phải sắm vai tuồng giả dối giữa trường đời thì người ta mới lắng nghe được nhịp đập của cuộc sống bên ngoài và tận hưởng được cái thiên nhiên rực rõ đầy thanh sắc, cái thiên nhiên phóng khoáng, tự do

Dẫn chứng 1: Các nhân vật lãng mạn thường đắm mình trong thiên nhiên và Nhất Linh thường mượn hương thơm các loài hoa ban đêm để tả cái hương vị ngây ngất của tình yêu: “Hương thơm hoa huệ lẫn với hương thơm hoa lý, hoa lài tản mạn trong không khí thanh tịnh ban đêm, phảng phất quanh chỗ Nhung ngồi khiến Nhung tưởng như tóc nàng, áo nàng và cả da thịt nàng cũng đượm hương thơm mát”… “Nàng nghĩ đến những lúc ngồi với Nghĩa ngoài vườn tối, không khí nặng mùi thơm ngây ngất của các thứ hoa

nở ban đêm”

Dẫn chứng 2: Nhất Linh cũng tạo điều kiện cho Nhung từ cuộc đời tù đọng, tẻ nhạt, “không biết gì đến tình yêu” “của một người sư nữ” bay ra giữa cuộc đời cao rộng, sông nước bao la cuộc đời tự do, phóng khoáng: “Khi thuyền ra giữa sông, nhìn giải nước rộng rãi bao la chạy dài đến tận những dãy núi màu lam sẫm chắn ngang về mạn Hòa

Trang 4

Bình, Nhung ngây ngất lảo đảo như con chim ở lâu trong lồng được thả ra nơi ruộng đồng…”

Dẫn chứng 3: Nhung cũng mang cái tâm trạng lưỡng thế của các nhân vật lãng mạn cái thế giới tự do, bên ngoài, “cái thế giới sáng láng, đẹp đẽ” như trong mộng bao giờ cũng lấp lánh từ xa như một lời vẫy gọi nhung như một bông hoa hạnh nở vươn ra ngoài tường khi ngoài trời sắc xuân rực rỡ nhưng xã hội phong kiến không chấp nhận cuộc sống tự nhiên đó, nó cứ muốn câu thúc, ép buộc con người phải thu mình lại trong khuôn khổ chật hẹp của bốn bức tường lễ giáo Thế là muốn giữ được “danh giá, tiếng thơm” cho hai gia đình Nhung bắt buộc phải sống một cuộc đời giả dối “Chỉ có giả dối mới ổn thỏa được mọi đường…ổn cho chúng mình, chiều được thầy mẹ em, chiều được

mẹ chồng, chiều được hết thảy mọi người”

+ Trong quan niệm của nhà văn thì dù tiểu thuyết gì cũng phải “đi thật sâu vào sự sống” với tất cả những chuyển biến mong manh, tế nhị của tâm hồn bằng cách dùng những chi tiết về người và việc để làm hoạt động những nhân vật cùng hành vi, cảm giác

và ý nghĩa của họ

Dẫn chứng: Những chi tiết về tâm lý và sự việc trong Lạnh lùng đều tập trung nói lên sự đối lập giữa con người thật và con người giả dối, con người tự nhiên khao khát hạnh phúc và con người thu mình lại trong lễ giáo phong kiến có lúc Nhất Linh dường như tạo ra một sự phân thân, cho hai con người đó ngắm nhìn nhau, đối thoại với nhau:

“Tay nàng nắm chặt lấy những bức thư và cái gối bông nàng ôm ghì bên má ướt đẫm những nước mắt nàng thở dài một cái thật mạnh, quay mặt nhìn về phía tủ gương và ngắm nghía bóng mình như ngắm một người đàn bà khác Nàng nhìn vào hai con mắt long lanh ướt lệ của nàng trong gương, mỉm cười sung sướng” → Phải nói rằng Nhất Linh có tài sáng tạo những chi tiết phục vụ cho luận đề của mình Ví dụ: Nhung phải mượn cớ ra vườn thắp hương trên bệ thờ để đêm đêm gặp Nghĩa trong vườn tình tự

Ngày đăng: 14/07/2021, 22:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w